Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nghiên cứu và đề xuất mô hình chuẩn trao đổi thông tin số quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử cho tỉnh vĩnh phúc và đánh giá thực nghiệm theo chuẩn trao đổi thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.41 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
__________*_________

TỔNG QUAN
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất mô hình chuẩn trao đổi thông tin số quản lý
đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử cho tỉnh Vĩnh Phúc và đánh giá thực
nghiệm theo chuẩn trao đổi thông tin


Mục lục


Danh mục bảng biểu


Danh mục từ viết tắt
Cụm từ viết tắt
NQ-CP
UBND
Bộ Lao động – TB&XH

Ý nghĩa
Nghị quyết-Chính Phủ
Ủy ban nhân dân
Bộ lao động – Thương bình và Xã hội


1. Mở đầu
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, tỉ lệ gia đình hộ nghèo và cận
nghèo còn khá cao và hầu như trải rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố. Đặc biệt một số tỉnh


tập trung cao số gia đình nghèo làm cho kinh tế ở đó còn nhiều khó khăn.
Các vùng có nhiều hộ nghèo thì những thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà
nước cũng như phương thức phát triển kinh tế rất khó được cập nhật thường xuyên.
Không có thông tin cần thiết dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng trực tiếp tới
người dân như học sinh không được tới trường, bệnh tật không được chữa trị, kinh tế gia
đình không phát triển… đi kèm với việc ảnh hưởng tới đất nước làm tăng tỷ lệ gia đình
hộ nghèo, giảm sút sự phát triển kinh tế…
Ngày nay trong quá trình cả xã hội đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, thì những vấn đề giải quyết vấn đề nghèo khó cho người dân là vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên đất nước ta mới trong tình trạng thoát nghèo, vì thế mà tỉ lệ hộ nghèo ở
một số tỉnh vẫn còn ở mức cao, và cần giúp đỡ giải quyết, với những chính sách của
Đảng và nhà nước.
Việc lưu trữ những tài liệu cho việc quản lí hộ nghèo là vô cùng cần thiết và quan
trọng, nó phục vụ cho công tác quản lí, lưu trữ tài liệu được tốt hơn, lâu dài hơn, cũng
như việc bình xét, lựa chọn trở nên dễ dàng, đẩy đủ, và minh bạch hơn. Tuy nhiên việc
lưu trữ trên giấy tờ gây ra những khó khăn nhất định:
 Bảo quản nhiều tài liệu có thể bị mất mát, hoặc bị hỏng,… nên quá trình bảo
quản trở nên công phu.
 Việc tìm kiếm tài liệu trở nên mất thời gian
 Trao đổi thông tin giữa các vùng, giữa các xã, quận, huyện,tỉnh… trở nên khó
khăn, mất thời gian,…
 Chính vì vậy cần một hệ thống, giúp cho việc quản lí thông tin, trao đổi thông tin
trở nên dễ dàng hơn
Trong phạm vi đề tài, chúng em lựa chọn đề tài Nghiên cứu và đề xuất mô hình
chuẩn trao đổi thông tin số quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử cho tỉnh
Vĩnh Phúc và đánh giá thực nghiệm theo chuẩn trao đổi thông tin với những lí do:
• Nơi đây giao thông còn chưa phát triển, đường bộ đi lại còn nhiều khó khăn.
• Việc liên lạc thông tin giữa các vùng cần được hiện đại hóa, nên cần được đầu tư
và phát triển



• Tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ cao, theo thống kê, năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc còn
3,6% hộ nghèo, là một trong những tỉnh có số hộ nghèo khá cao so với cả nước.
Chính vì những lí do trên, tỉnh Vĩnh phúc cần có một hệ thống để giúp quản lí thông
tin hộ nghèo, phục vụ cho công tác, trao đổi, giúp đỡ phát triển được thuận lợi, và đem lại
hiệu quả cao nhất.
Dự án đầu tiên sẽ được ứng dụng cho tỉnh Vĩnh Phúc, vì đây là một tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo khá là cao so với các tỉnh khác. Dự án này được xây dựng trong một thời gian
ngắn và phạm vi nhỏ nên có thể có những sai xót mong mọi người đóng góp cho dự án
này được tốt hơn.


2. Mục đích của đề tài
Việc quản lý thông tin truyền thống đang tỏ ra nhiều nhược điểm như: Quy trình phức
tạp; Lưu trữ hồ sơ khó khăn; Tra cứu thông tin và thống kê báo cáo bằng phương không
được thuận tiện;… Từ đó đề tài mong muốn xây dựng một mô hình trao đổi thông tin số
để giải quyết những khó khăn hiện nay trong việc quản lý hộ nghèo.
Xây dựng hệ thống thông tin số quản lý hộ nghèo cung cấp môi trường làm việc giao
tiếp điện tử hiện đại, trực tuyến hỗ trợ các cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện,
xã sử dụng trong các công việc:
• Lưu trữ, quản lý thông tin của tất cả các hộ nghèo trong toàn tỉnh.
• Tổng hợp, báo cáo số liệu về biến động hộ nghèo theo nhiều tiêu chí khác
nhau, hỗ trợ kết xuất dữ liệu ra các định dạng file excel, pdf, word… nhằm
phục vụ công tác điều tra, phân tích, dự báo và giúp các cấp quản lý đưa ra các
chính sách giảm nghèo một cách kịp thời và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống còn mở rộng tính năng để cung cấp thông tin về chính sách,
các hỗ trợ đối với hộ nghèo. Từ đó giúp cho các hộ nghèo tiếp cận thông tin nhanh
chóng, chính xác về các ưu đãi dành cho hộ nghèo như:
• Giúp người dân tiếp cận với các chính sách và nắm được tiêu chuẩn xét duyệt
hộ nghèo.

• Đưa các thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hộ gia
đình nghèo và cận nghèo trên toàn nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng.
• Các định hướng phát triển kinh tế để thoát nghèo (giới thiệu phương pháp canh
tác, các hộ gia đình tiêu biểu thoát nghèo nhờ làm kinh tế, các chương trình
giúp nhà nông thoát nghèo...)
• Cung cấp các thông tin về các chương trình học bổng cho con em các gia đình
hộ nghèo. Cung cấp mẫu đăng kí xin học bổng cho những con em gia đình nào
đủ điều kiện nhận học bổng.
• Giải đáp các thắc mắc, nhận các phản hồi về quá trình thực hiện các chính sách
của chính quyền địa phương dành cho hộ nghèo.


3. Điều kiện hộ nghèo
Ngày 19/11/2015, căn cứ vào luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001 và nghị quyết
76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến năm 2020, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết
số 79/NQ-CP ngày 04/11/2015 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2015 và theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó có điều
1 và điều 2 có xác định về điều kiện hộ nghèo áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2020.
3.1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016-2020
Các tiêu chí về thu nhập
a. Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
3.1.1.

b. Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a. Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh;
thông tin;
3.1.2.

b. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận
các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ
em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố
xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
3.2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho

giai đoạn 2016-2020
Hộ nghèo
a. Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
3.2.1.

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu
hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b. Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;


- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu
hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo
a. Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng
đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản.

3.2.2.

b. Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình
a. Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng
đến 1.500.000 đồng.
3.2.3.

b. Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng
đến 1.950.000 đồng.


4. Khảo sát thực tế
Khảo sát thực tế được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Sau đây là cụ thể đối tượng
điều tra và các bước tiến hành điều tra được thực hiện trong năm 2015.
4.1. Đối tượng điều tra
Hộ gia đình trong cuộc điều tra này là đối tượng của việc xây dựng và thực hiện các
chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, vì vậy có thể được xác định khác với các cuộc
điều tra thống kê khác. Hộ gia đình trong cuộc điều tra này bao gồm:
-

-

-

Những người cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong năm 2015 (Bao gồm
cả Hộ gia đình di cư đến sống tại địa phương từ 6a tháng trở lên, đã đăng ký tạm
trú, tạm vắng (KT3) sẽ được đưa vào điều tra).

Những người có chung quỹ thu chi (mọi khoản thu nhập của thành viên đều được
đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ
ngân sách đó)
Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng không sống tại địa
phương từ 6 tháng trở lên sẽ không được đưa vào điều tra.

4.2. Các bước tiến hành tổng điều tra
4.2.1. Tổ chức truyên truyền
Tuyên truyền, rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đợt tổng điều tra trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ở cấp cơ sở để người dân biết, tham gia thực
hiện.
Phương thức tuyên truyền: Bản tin truyền hình, phát thanh; hội nghị cán bộ; hệ thống
phát thanh xã/phường, thôn/xóm, bản tin niêm yết tại địa điểm công cộng xã/phường,
thôn/xóm.
4.2.2. Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án khảo sát
Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra (gọi tắt là Ban chỉ đạo) cấp tỉnh, huyện, xã với sự
tham gia của các ngành, đoàn thể, bao gồm cả thành viên cơ quan thống kê cùng cấp;
Thành lập tổ giám sát ở cấp tỉnh, huyện. Tổ giám sát tỉnh gồm các thành viên của
tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo. Nhiệm vụ của tổ giám sát là tập huấn nghiệp vụ
khảo sát cho điều tra viên, hướng dẫn điều tra viên trong quá trình khảo sát, đôn đốc tiến
độ và nghiệm thu phiếu khảo sát của điểm được phân công phụ trách;
Tổ chức lực lượng điều tra viên bao gồm cán bộ cấp xã, thôn, bản, trưởng thôn,
trưởng bản, cán bộ các đoàn thể,...( Lựa chọn điều tra viên theo các tiêu chuẩn sau: Có
kinh nghiệm điều tra khảo sát; am hiểu về đánh giá đặc điểm hộ gia đình; thông thuộc địa


bàn khảo sát; đủ sức khoẻ làm việc; tại các vùng có đồng bào dân tộc, điều tra viên phải
biết tiếng dân tộc)
Xây dựng phương án khảo sát: Cấp tỉnh xây dựng biểu mẫu phiếu điều tra; in, ấn
toàn bộ biểu mẫu phiếu điều tra (trừ phiếu C); tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất

cấp chuyển cấp huyện thống nhất điều tra; phân công giám sát viên theo dõi, đôn đốc
công tác điều tra tại cấp huyện, xã được phân công.
4.2.3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
Cấp tỉnh tập huấn cho giám sát viên của tỉnh, huyện, xã và một số điều tra viên;
Giám sát viên của tỉnh, huyện tập huấn cho điều tra viên cấp xã, thôn; Để đảm bảo chất
lượng tập huấn phiếu khảo sát, công tác tổ chức tập huấn sẽ được chia cụm theo đơn vị
cấp huyện.
4.2.4. Tổ chức thực hiện tổng điều tra
Sau khi các địa phương kết thúc tập huấn nghiệp vụ cho giám sát viên và điều tra
viên, đồng thời trên cơ sở kế hoạch triển khai tổng điều tra khảo sát của cấp huyện,
UBND cấp xã xây dựng chi tiết phương án triển khai thực hiện trên địa bàn, nhận phiếu
khảo sát, tài liệu hướng dẫn, mẫu biểu tổng hợp kết quả điều tra và hướng dẫn cho cán bộ
điều tra thực hiện tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; tổ chức chỉ đạo, tổ
chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo ở thôn/khu dân cư theo đúng quy trình hướng
dẫn.
Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra:
- Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo ban hành theo
Quyết định 09/2011/QĐ-TTg được tổng hợp, báo cáo theo mẫu biểu kèm theo Thông
tư 21/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH.
- Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo ban hành theo
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg được tổng hợp, báo cáo theo mẫu biểu quy định của Bộ
Lao động – TB&XH.


5. Thống kê số hộ nghèo tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm gần đây, nhìn chung số lượng các hộ nghèo và cận nghèo đã có xu
hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao. Dưới đây là các thống kê số hộ nghèo và hộ cận
nghèo trong các năm gần đây và chi tiết năm 2016:
5.1. Thống kê số hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Vĩnh Phúc các năm gần đây
Bảng . Số hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Vĩnh Phúc các năm gần đây


Năm

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Số hộ cận nghèo

2013

277976

13696

12717

2014

284477

10317

10866

2015

290339

14412


12357

2016

302833

11901

12106

Biểu đồ .

Thống kê hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Vĩnh Phúc các năm gần đây

5.2. Thống kê chi tiết số hộ nghèo, cận nghèo và tỉ lệ cuối năm 2016 tỉnh Vĩnh

Phúc
Bảng .

Số hộ nghèo, cận nghèo và tỷ lệ năm 2016
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ cuối năm
2016

STT

Huyện, thành, thị

Tổng số hộ
trên địa bàn

cuối năm
Số lượng (hộ gia đình)
2016
Hộ cận
nghèo

A
1

B
Huyện Lập Thạch

Tỷ lệ (%)

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

1

2

3

4 = 2/1(%)

5 = 3/1(%)

38.583


1.9371

1.881

5.02

4.88


2

Huyện Sông Lô

26.828

1.361

1.566

5.07

5.84

3

Huyện Tam Dương

30.985

845


1.182

2.73

3.81

4

Huyện Tam Đảo

22.781

3.033

1.649

13.31

7.24

5

Huyện Yên Lạc

40.573

1.610

1.773


3.97

4.37

6

Huyện Vĩnh Tường

58.943

1.661

1.976

2.82

3.35

7

Huyện Bình Xuyên

33.677

873

878

2.59


2.61

8

Thành phố Vĩnh Yên

26.755

340

462

1.27

9

Thị xã Phúc Yên

23.708

446

534

1.88

2.25

Tổng


302.833

12.106

11.901

4.00

3.93


Kết luận và khuyến nghị
Qua việc tìm hiểu quá trình, thủ tục đăng ký hộ nghèo, quản lý hộ nghèo ở tỉnh
Vĩnh Phúc, chúng ta thấy được vẫn còn rất nhiều bất cập. Những bất cập này đã mở
ra cơ hội cho việc sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý hộ nghèo. Hệ thống giúp
cho quản lý các hộ nghèo dễ dàng và từ đó cho đối tượng nghèo được tiếp cận các
chính sách ưu đãi hỗ trợ hơn.
Nước ta vẫn còn khá nhiều các hộ nghèo tập trung ở các tình miền núi và nông
thôn bởi vậy xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu
xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định hướng XHCN.


Tài liệu tham khảo
[1] Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011- 2015:
/>itemid=26285
[2] Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai

đoạn 2016 – 2020:
/>[3] Hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm:
/>itemid=28443
[4] Hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ nghèo tỉnh
Vĩnh Phúc:
/>


×