Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Giáo Dục Trải Nghiệm Di Sản Cho Học Sinh Tiểu Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.39 KB, 42 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG

XÂY DỰNG CLB GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG;
GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

Bắc Giang, 12/10/2012


MỤC TIÊU LỚP TẬP HUẤN
Học xong khóa tập huấn này, GV có khả năng:
• Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS
và GD KNS cho HS phổ thông.
• Hiểu được ND, PP GD KNS cho HS.
• Có kĩ năng thiết kế hoạt động và thực hiện các
hoạt động GD KNS cho HS trong trường học.
• Nghiêm túc, tự tin trong quá trình thực hiện GD
KNS cho HS


NỘI DUNG TẬP HUẤN
- Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập
huấn
- Quan niệm về KNS
- Mục tiêu, nguyên tắc, ND GD KNS cho HS
trong trường phổ thông
- Phương pháp GD KNS cho HS trong nhà
trường phổ thông
- GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL



PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
• Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo PP cùng
tham gia. Có nghĩa là trong quá trình tập huấn,
GV sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào
các HĐ tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ,
ý kiến, kinh nghiệm về KNS và GD KNS của
bản thân,…để thông qua đó, với sự hướng dẫn,
giúp đỡ của BCV, GV sẽ cùng nhau xây dựng
và chiếm lĩnh được các ND tập huấn.


MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI
DUNG GD KNS CHO HS PHỔ
THÔNG


MỤC TIÊU GD KNS
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái
độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình
thành cho HS những hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói
quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền,
bổn phận của mình và phát triển toàn diện về
thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức


NGUYÊN TẮC GD KNS

(Nguyên tắc 5 chữ T)






Tương tác
Trải nghiệm
Tiến trình
Thay đổi hành vi
Thời gian


NGUYÊN TẮC GD KNS
• Tương tác: KNS không thể được hình thành
qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c
cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và
với nhau trong quá trình GD
• Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các
tình huống để trải nghiệm & thực hành
• Tiến trình: GD KNS không thể hình thành
trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có
cả quá trình:
nhận thứchình thành thái độ thay đổi HV


NGUYÊN TẮC GD KNS
• Thay đổi hành vi: MĐ cao nhất của GD
KNS là giúp người học thay đổi hành vi

theo hướng tích cực.
• Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt
đ/v trẻ em.


Quan niệm về KNS
Nhiệm vụ
• Mỗi người hãy nêu tên một KNS mà mình
biết.


Kĩ năng sống
- KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho
cuộc sống hàng ngày của con người.
- Bản chất của KNS là KN làm chủ bản thân và KN XH
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và
làm việc hiệu quả.
- Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống.
- KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và XH, giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp


Nội dung GD KNS cho HS








Tự nhận thức
Xác định giá trị
Kiểm soát cảm xúc
Ứng phó với căng thẳng
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Thể hiện sự tự tin


Nội dung GD KNS cho HS








Giao tiếp
Lắng nghe tích cực
Thể hiện sự cảm thông
Thương lượng
Giải quyết mâu thuẫn
Hợp tác
Tư duy phê phán



Nội dung GD KNS cho HS








Tư duy sáng tạo
Ra quyết định
Giải quyết vấn đề
Kiên định
Quản lí thời gian
Đảm nhận trách nhiệm
Đặt mục tiêu


KỸ NĂNG GIAO TIẾP

 Nội dung và ý nghĩa
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc, trao đổi thông tin, suy nghĩ,
tình cảm giữa con người với con người. Giao tiếp là một
dạng hoạt động cơ bản và quan trọng của con người.
- Kĩ năng truyền và nhận thông tin là một nội dung quan
trọng của KN giao tiếp. Người truyền tin phải rõ ràng,
chính xác và dễ hiểu. Người nhận tin cần biết lắng nghe
một cách tích cực để hiểu rõ vấn đề, khuyến khích người
truyền tin và thể hiện sự tôn trọng họ.
- Giao tiếp có thể bằng lời và không bằng lời, có thể trực

tiếp hoặc gián tiếp qua thư từ, điện thoại, email ...


KỸ NĂNG GIAO TIẾP
- Biết cảm thông, chia sẻ với người khác cũng là
nội dung của KN giao tiếp.
KN giao tiếp giúp cho các mối quan hệ giữa
người với người trở nên tốt đẹp, gần gũi hơn.
Biểu hiện hành vi của kỹ năng giao tiếp
Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lắng nghe tích cực,cảm
thông, chia sẻ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, ...


Thảo luận nhóm
Kĩ năng giao tiếp: để giao tiếp có hiệu quả cần
có và nên tránh vấn đề gì?
Yêu cầu
- Các nhóm tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
- Thời gian chuẩn bị 5 phút


Để quá trình giao tiếp có hiệu quả
thì mỗi người cần






Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi giao tiếp

Tự đặt mình vào địa vị của người khác
Chăm chú lắng nghe khi đối thoại
Lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với người nghe
Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét
mặt ... phù hợp
• Chân thành, cầu thị, luôn tìm ra những điểm tốt, điểm
mạnh của người khác đề học tập


KỸ NĂNG GIAO TIẾP
• Những điều cần tránh trong giao tiếp
- Tự hào, nói về mình quá nhiều
- Tranh cãi với bạn đến cùng
- Nói mỉa mai, châm biếm
- Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết nhiều
- Dùng những từ không hay
- Lơ đãng, không chú ý vào câu chuyện


Kỹ năng kiên định
Tính kiên định: Là kỹ năng thực hiện được những gì mình
muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự
tôn trọng có xem xét với tới quyền v nhu cầu của người khác vơi
nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là tình
kiên định theo chiều hướng tích cực ví dụ như: một cô gái từ chối
sự tán tỉnh của người bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn
tuổi hơn, hoặc một em bé thuyết phục mẹ để tiếp tục được đi học.
Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ
thuộc.
- Tính hiếu thắng: Luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản

thân, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi
người phục tùng mình, bất kể điều đúng hay sai.
- Tình phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi
quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quên mất quyền và
nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý.


Các yếu tố chính của kiên định
- Biết rõ bạn muốn gì và cần gì.
- Có thể nói lên điều mình muốn và cần.
- Tin rằng mình có giá trị.
- Có gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và sự an toàn của
mình.
Lưu ý
- Kỹ năng kiên định là có thể rèn luyện được.
- Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin.
- Kiên định giúp bạn cảm thấy sự thoải mái khi ứng phó với các
tình huống.
- Quyền được thể hiện thái độ kiên định: Quyền được bảo vệ
nhân cách và lòng tự trọng của mình mà không vi phạm vị quyền
của người khác.


Thể hiện thái độ kiên định
Tính kiên định
- Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác
- Lắng nghe ý kiến của người khác
- Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác
- Tự trọng và tôn trọng người khác
- Xử lý cảm xúc của mình

- Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình.
- Nói không và giải thích lý do
- Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến
quyền của người khác.


Thái độ hung hăng
Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể điều
gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người
khác.
Buộc người khác làm điều họ không muốn.
Nói lớn tiếng và thô lỗ.
Ngắt lời người khác.
Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên.


Thái độ phục tùng.
- Yên lặng vì sợ người khác giận.
- Tránh xung đột.
- Đồng ý khi trong lòng không muốn.
- Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên.
- Chiều theo những việc mình không muốn.
- Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra.
- Mơ hồ về ý nghĩa và điều mình muốn.
- Biện mình hành động của mình là vì người khác.
- Không có thái độ kiên quyết.


Kỹ năng ứng phó với tình huống căng
thẳng

Cảm xúc là một phần hiển nhiên của cuộc sống.
Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng
thẳng thì căng thẳng lại là một nhân tố tích cực bởi vì
chính những sức ép sẽ ép buộc cá nhân đó phải tập
trung vào công việc của mình và ứng phó một cách
thích hợp. Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có sức mạnh
huỷ diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không
giải toả nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó.
Do đó, thanh thiếu niên cần phải có khả năng nhận
biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như
biết cách ứng phó với nó.


×