Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Chuyên Đề Tiếng Anh Một Số Phương Pháp Khuyến Khích Học Sinh Luyện Nói Tốt Tiếng Anh Trong Giờ Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 46 trang )

TRUONG HOANH PRIMARY SCHOOL


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH
NÓI TIẾNG ANH TỐT TRONG GIỜ HỌC

• A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
* Tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay:
Như chúng ta đã biết Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đã trình Chính phủ sẽ đổi mới toàn
bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ...Việc dạy
ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên
tuần.


Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý
nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GDĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong
cách dạy của chính mình. Thực hiện đề án của Bộ GDĐT các trường tiểu học đang tập trung đổi mới chương
trình dạy và học tiếng Anh nhằm tạo khả năng tư duy,
sáng tạo phong phú của các em và phát triển khả năng
học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú
cho cả GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập
môn tiếng Anh.


Quan tâm tới phương pháp dạy - học của bậc tiểu học
đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc
học lên các cấp học sau này. Để HS tiểu học học tốt môn


tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để hs phát triển
khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các giờ học và cấp
học sau này. Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp
dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh tiểu học trẻ còn
ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa vào tâm
lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như
một trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy
– học tiếng Anh. Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc tiểu học
cũng như quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi xin đưa ra
một số phương pháp khuyến khích học sinh luyện nói
tốt tiếng Anh trong giờ học.


1. Lấy học sinh làm trung tâm.
2. Tổ chức các trò chơi trong tiết học.
3. Rèn kỹ năng phát âm.
4. Tập cho học sinh phản xạ nhanh bằng tiếng Anh.
5. Thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giờ học.
6. Phát huy phương pháp thảo luận cặp, nhóm.
7. Tổ chức “đôi bạn nói tiếng Anh” hoặc “nhóm bạn nói tiếng
Anh”
8. Giúp HS thoải mái trong giờ học.
9. Nắm bắt, hiểu tâm lý của HS.
10. Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình.
11. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh.
12. Tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh.
13. Các bước luyện nói TA cho HS


• B. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

• 1. Thuận lợi:
• - Được sự quan tâm của lãnh đạo PGD-ĐT. Nhất là trong
năm học này Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện đã tổ chức
cuộc thi giao lưu tiếng Anh các cấp và tổ chức Câu lạc bộ
tiếng Anh nằm kích thích sự học hỏi, hỗ trợ nhau trong học
tập, chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh
cho những học sinh yêu thích tiếng Anh và tạo điều kiện
cho các em gặp gỡ, mạnh dạn, tự tin để giao lưu tiếng Anh,
nhằm nâng cao chất lượng học tập và có thể sử dụng tiếng
Anh và thực hành những kỹ năng ngôn ngữ được học một
cách tự nhiên, hào hứng và còn tạo thêm môi trường học tập
bám sát thực tế cho học sinh tiếp thu sau những giờ học
căng thẳng .


- Bên cạnh đó là sự quan tâm của Lãnh đạo nhà
trường, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh.
- Nhà trường có phòng học tiếng Anh riêng với
các thiết bị phục vụ cho việc học tiếng Anh như
máy Laptop, máy Cassette, băng đĩa, đặc biệt là
bảng tương tác và các thiết bị phục vụ cho việc
rèn kỹ năng nghe như thiết bị Active Sound.


• 2. Khó khăn:
• - Do ở tiểu học, môn tiếng Anh cũng là một môn học khó
và mới lạ với học sinh nên đa số các em cũng chưa thực
chú tâm vào việc học. Các em gặp khó khăn trong việc tiếp
cận và nắm bắt ngôn ngữ mới, từ đó có ảnh hưởng không ít
đến chất lượng dạy và học.

• - Hầu hết học sinh ở vùng nông thôn, phát âm nặng tiếng
địa phương nên khi nói, các em phát âm tiếng Anh không
chuẩn, thường có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách
Việt hóa, thường bỏ qua các âm cuối như “s’, “t” …điều
này làm cho ngôn ngữ giao tiếp của các em chưa chuẩn
xác. Vì thế nên học sinh thường có mặc cảm, tự ti, rụt rè,
ngại giao tiếp, ngại nói tiếng Anh trước đông người.


- Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh còn quan niệm
rằng học tiếng Anh ở bậc tiểu học là còn quá sớm hoặc
xem nhẹ môn học này, họ chỉ tập trung đầu tư cho con
em học hai môn Toán và Tiếng Việt.
- Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất và đồ dùng dạy
học riêng cho môn tiếng Anh.


• C. NỘI DUNG
• Để HS tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là
vận dụng được kiến thức đã học để HS phát triển khả năng
giao tiếp tiếng Anh tốt trong giờ học và các cấp học sau
này. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp
dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh tiểu học trẻ còn
ham chơi, hiếu động. Dựa vào tâm lý này, GV phải luôn
luôn tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động dạy học, hãy
làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò chơi hay
nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy- học tiếng Anh
để gây hứng thú, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt
động học tập một cách tự nguyện, tích cực, giúp HS mạnh
dạn, tự tin nói tiếng Anh trước lớp, rèn luyện kĩ năng nghe

hiểu, phản xạ nhanh trong giao tiếp tiếng Anh. Sau đây là
một số phương pháp khuyến khích hs nói tiếng Anh tốt
trong giờ học.


• I. Lấy học sinh làm trung tâm:
• Cách dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung
tâm” nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh
để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ
vừa học .Với phương pháp này, học sinh sẽ là người tự
khai phá tri thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và
cung cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá
trình học, cũng tự phải tìm hiểu, giáo viên chỉ đóng vai trò
làm “trọng tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của giáo viên lúc
này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho học sinh.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học sinh sẽ phải
tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia vào việc học, vận
dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi học sinh sẽ
phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc
lập sử dụng ngữ liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài
vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy.


- Trong các hoạt động đó trò chơi được xem là phương pháp hữu
hiệu nhất để lôi cuốn sự chú ý, duy trì khả năng tập trung ở HS,
tạo ra không khí học tập vui vẻ, thư giản và có nhiều cơ hội để
giao tiếp, thông qua hoạt động “vui học” HS lĩnh hội kiến thức
một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Warm-up (khởi động) cho giờ học tiếng Anh hiệu quả sẽ giúp
HS bước vào bài học tiếng Anh một cách thoải mái và tự nhiên

nhất. Học tiếng Anh với niềm yêu thích và vui vẻ, giúp hiểu sâu
nội dung bài học cũng như tăng thêm hứng thú lâu dài khi học
ngôn ngữ này.
- Một giờ học tiếng Anh sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết
cách làm cho bài học trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được
học sinh của mình, đặc biệt là với các học sinh hiếu động tiểu
học. Một trong những điều đầu tiên người giáo viên có thể làm là
chuấn bị thật tốt cho hoạt động “Warm-up" (khởi động). Trên
thực tế, một giờ học có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc
phần lớn vào việc HS được warm-up như thế nào.
- Việc bắt đầu một giờ học tiếng Anh bằng cách cho học sinh
tham gia vào các trò chơi mang tính vận động sẽ gây hứng thú,
tạo tinh thần thoải mái và phấn chấn để bước vào bài học mới.


• Sau đây là một số hoạt động trò chơi hiệu quả trong tiết
dạy như sau:
• II. Các trò chơi:
• 1. Who is a millionaire?
• 2. Lucky number
• 3. Magical hat
• 4. The bee find the words
• 5. Snatch the picture.
• 6. Slap the board
• 7. Chinese whisper
• 8. Guess the mime
• 9. Feeling bags
• 10. Chain game…..
• - Cụ thể qua tiết dạy TA 4 U16. L1 P1-2 Let’s go to the
bookshop.



Unit 16:

Let’s go to the bookshop
Lesson 1: Part 1&2 (page 40)


• Nhằm khởi động (warm up) tiết học. GV đã tổ chức
trò chơi Lucky number.
- Với vài câu hỏi có nội dung liên quan tới chủ đề của
bài học mới và ôn lại kiến thức cũ. Điều này sẽ giúp
cho HS định hình được chủ để của bài học mới.
• Phần Point and say.
2

3

5

6


Let’s go to the……
I want to……

Great idea!

Sorry. I’m busy.



bakery/ buy some bread

supermarket/ buy some food
chocolate

pharmacy/ buy some medicine

sweetshop/ buy some


• Lời đề nghị ai đó đi đến cửa hàng sách cần mua một
vài quyển sách. Hay đi đến cửa hàng bánh, cần mua
một ít bánh mì..... và đáp lại lời đề nghị. HS sử dụng
lời đối thoại:
• A: Let’s go to the bookshop/ bakery...
• I want to buy some books/some bread.
• B: Great idea. Or Sorry, I’m busy.
• Qua phần Point and say với Game Who is millionaire?


Câu hỏi (Câu yêu cầu)
A) Đáp án

C) Đáp án

B) Đáp án

D) Đáp án



• Trong phần này HS sử dụng ngữ liệu đã học và mạnh
dạng, tự tin nói tiếng Anh trước lớp và luyện HS phản
xạ nhanh nói tiếng Anh, chọn một áp án đúng nhất,
đồng thời khích lệ sự cố gắng để giành phần thắng về
mình.
• Phần Interview chúng ta sử dụng vật thật, hoặc một số
câu hỏi gợi ý để củng cố kiến thức đã học. Hoạt động
này là thực hành tự do, sử dụng ngữ liệu, cấu trúc đã
học HS thực hành theo cặp, nhóm để khuyến khích
HS mạnh dạn, tự tin giao lưu tiếng Anh với nhau.


• III. Rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh:
• - Phát âm chuẩn và hay là một yếu tố quan trọng và
cần thiết trong giao tiếp. Nó giúp người nghe không
chỉ hiểu được nội dung mà còn nắm bắt được tình
cảm, trạng thái của người nói. Vì vậy, trước khi dạy
học sinh phát âm từ vựng hoặc câu, chúng tôi luôn
nghiên cứu, tìm hiểu kĩ cách phát âm, kiên trì luyện
tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em thói quen
phát âm đúng và phải phát âm đúng. Tuy nhiên,
chúng ta chú ý không tạo tâm lí lo lắng cho học sinh
khi phát âm sai vì điều này sẽ ảnh hưởng đến động cơ
học tập của học sinh.


• - Trong quá trình dạy, nếu học sinh gặp khó khăn khi

phát âm một yếu tố nào đó, chúng ta không ép các em

phải đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà yêu cầu cả
lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó, học sinh
tiếp tục luyện đôi, lúc đó chúng ta sẽ giúp đỡ những
học sinh gặp khó khăn.
• - Ngoài ra, một yếu tố cũng không kém phần quan
trọng giúp học sinh nói tiếng Anh chuẩn nữa là
thường xuyên dành thời gian cho học sinh nghe băng,
đĩa để các em bắt chước giọng bản địa và tự rèn
luyện, cải thiện giọng nói và đọc tiếng Anh của mình.
• * Một số trường hợp phát âm tôi nhận thấy là khó mà
học sinh hay mắc lỗi, thậm chí học sinh bỏ qua khi
nói và cách thức tôi thường rèn luyện để giúp các em
nói đúng và hay hơn:


• a) Tập cho học sinh có thói quen đọc nối giữa các từ trong
câu, điều này giảm bớt sự rời rạc, khô khan và ê a khi nói.
• Ex: It’s a pen.

There is a cup

Look at the board.

Stand up
• b) Nhắc nhở các em trong một số trường hợp không bỏ qua
âm cuối của từ, điều này tạo nên sự chuẩn xác cũng như
giúp người nghe dễ phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa.
• Ex:

bat [bæt] , bad [bæd]


watch [wɔt∫], wash [wɔ∫]

book [bʊk], pen [pen]


c) Đối với hình thức số nhiều, tôi lưu ý các em cách đọc.
-S đọc là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh/t/, /p/, /k/, /s/, /f/,
/θ/ như: cassettes, kites, notebooks…
-S đọc là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu
thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/ như: robots, bat,
tables………
-S đọc là /iz/ khi đứng sau những âm như /s/, /z/, /sh, /tch/, /t
Ex: pencil, cases, oranges….
-d) Ngoài ra, một số âm khó phát âm, ngay đối với cả học sinh
nhỏ ở bản ngữ, tôi luyện các em:
+ Âm r là âm khó, chú ý môi thầy cô, chu môi ra, sau đó mở
tròn miệng: r r r
+ Âm /th/ chỉ cho học sinh đặt lưỡi giữa hai hàm răng, cắn nhẹ
đầu lưỡi khi đọc âm này. Ex: this, that, these…..
+ Âm /l/ bắt đầu đặt lưỡi sau đầu răng trên.


• e) Phát âm chính xác cũng chưa đủ để diễn đạt một ý tưởng hoặc một
câu nói nào đó bằng tiếng Anh. Vì vậy, tôi cũng đặc biệt lưu ý các em
thể hiện được dấu nhấn, ngữ âm, ngữ điệu, nhịp điệu, bởi đây là
những yếu tố rất quan trọng và biểu lộ được sắc thái biểu cảm của
người nói. Thông thường trong tiếng Anh, dấu nhấn thường đặt vào
những từ mang ý nghĩa quan trọng trong câu.
• + Lên giọng ở cuối câu đối với câu hỏi Yes-No questions :

Ex: - Is this a book?

- Are you hungry?
• + Hạ giọng ở cuối câu đối với câu hỏi Wh-Questions (What, Where,
When, How, Who...).
• Ex:
• - What is this?
• - Where are you from?
• - What are these?


×