Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

các công nghệ truyền hình di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.14 KB, 6 trang )

Các công nghệ truyền hình di động
Ngày nay có nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng để cung cấp các dịch vụ truyền hình di
động. Điều này có được là do rất nhiều nhóm nhà cung cấp dịch vụ khác nhau như các nhà khai thác dịch
vụ thông tin di động, các nhà khai thác phát thanh và truyền hình truyền thống và các nhà khai thác vô
tuyến băng rộng đang tìm kiếm phương thức để phân phối dịch vụ truyền hình di động như là các dịch vụ
đa phương tiện. Các nhà khai thác di động có mạng bao phủ diện rộng hầu khắp trên thế giới có điều kiện
thuận lợi phát triển cung cấp các dịch vụ truyền hình di động. Trong khi đó các nhà khai thác dịch vụ
phát thanh và truyền hình truyền thống cũng mở rộng, phát triển các mạng truyền hình quảng bá mặt
đất để cung cấp các dịch vụ truyền hình di động. Chính vì điều này một số lượng lớn công nghê truyền
hình di động được cung cấp trên các mạng quảng bá mặt đất như DVB - H, T-DMB hay ISDB - T. Tất nhiên
cũng có một số nhà khai thác lựa chọn xây dựng sử dụng công nghệ vệ tinh hoàn toàn mới để triển khai
dịch vụ truyền hình di động như S-DMB, DVB-S. Các nhà khai thác băng rộng cũng không ngừng gia tăng
cung cấp các dịch vụ dựa trên nền IPTV và có các mạng, công nghệ phân phối dịch vụ Internet băng rộng
kết hợp đồng thời với dịch vụ truyền hình di động. Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại băng rộng cũng
phát triển công nghệ gửi streaming media cho phép cung cấp dịch vụ truyền hình di động trên hệ thống
cơ sở hạ tầng của họ đến điện thoại di động.
Theo thống kê gần đây nhất hiện nay trên toàn thế giới đã có hơn 120 nhà khai thác khai trương dịch vụ
truyền hình di động, trong số đó có tới 90% dựa trên các mạng thông tin di động.
Do vậy có nhiều công nghệ truyền hình di động khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia các công nghệ
cung cấp dịch vụ truyền hình di động theo 3 hướng chính đó là:

- Công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ tế bào, chủ yếu dựa trên nền mạng 3G (CMB,MBMS,
BCMCS) trong đó nội dung được truyền qua kênh truyền dữ liệu của mạng di động.

- Công nghệ truyền hình di động dựa trên các mạng quảng bá vệ tinh hoặc mặt đất (DVB-H, T-DMB, DVBS…) trong đó nội dung được truyền trên kênh vô tuyến phát riêng.

- Công nghệ truyền hình di động dựa trên mạng băng rộng không dây (UWB, Wimax, WiBro…) trong đó nội
dung được tuyền thông qua mạng Internet băng rộng không dây.


Hình 2 cho thấy sự phân loại các công nghệ truyền hình và phương thức truyền tín hiệu khác nhau



Hình 2. Phân loại các công nghệ truyền hình di động
Qua các phân loại thống kê, ta thấy hiện nay có hai phương pháp chính để phát tín hiệu truyền hình di
động. Phương pháp thứ nhất là phát qua mạng tế bào với tương tác 2 chiều và phương pháp thứ hai là
phát qua mạng quảng bá dành riêng, 1 chiều hoặc 2 chiều phụ thuộc vào loại hình dịch vụ mà nhà cung
cấp phát triển. Mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm riêng:

- Phát tín hiệu truyền hình qua mạng tế bào có ưu điểm là sử dụng được cơ sở hạ tầng mạng đã được thiết
lập, do đó sẽ giảm chi phí triển khai. Đồng thời, nhà khai thác đã có sẵn thị trường truy nhập tới các thuê
bao hiện tại, các thuê bao này chỉ cần đăng ký dịch vụ truyền hình di động mà họ muốn sử dụng. Bên
cạnh đó, với khả năng tương tác 2 chiều trực tiếp thông qua mạng di động, các thuê bao có thể lựa chọn
được các nội dung, tương tác trực tiếp so với không có tương tác trực tiếp hoặc sử dụng kênh tương tác
ngược là kênh truyền dữ liệu thông qua mạng di động như các mạng dịch vụ truyền hình di động kênh
phát riêng như DVB-H (DVB-T2), T-DMB, ISDB-T… Nhược điểm chính khi phát tín hiệu truyền hình qua
các mạng tế bào 3G hoặc 3G+ là vấn đề băng thông hạn chế, điều này có thể làm giảm chất lượng các
dịch vụ thoại truyền thống. Tốc độ dữ liệu cao của truyền hình di động có thể làm giảm khả năng cung
cấp của mạng tế bào. Hơn nữa để thu được tín hiệu truyền hình di động máy đầu cuối cũng cần phải xem
xét (các vấn đề như kích thước màn hình, cường độ tín hiệu thu, công suất pin và khả năng xử lý là các
vấn đề cần xem xét khi thiết kế máy thu). Nhiều nhà cung cấp dịch vụ 3G đang cung cấp dịch vụ video


theo yêu cầu và dòng truyền tải video. Các dịch vụ này phát ở chế độ unicast với dung lượng truyền dẫn
giới hạn và được xây dựng trên nền các công nghệ sử dụng hệ thống tế bào như GSM, WCDMA hoặc
CDMA2000. Các công nghệ sử dụng để phát truyền hình bao gồm phát unicast (CMB) và phát đồng thời
broadcast, multicast hoặc unicast (MBMS). CMB dựa trên công nghệ truyền file đa phương tiện đến thiết
bị di động thông qua dịch vụ truyền tải dòng đơn hướng thời gian thực. CMB dựa trên công nghệ truyền
dịch vụ chuyển mạch gói trên mạng di động PSS. CMB thường hoạt động trên luồng dữ liệu với tốc độ
128kbit/s đến thiết bị điện thoại di động. MBMS dựa trên công nghệ truyền file broadcast và multicast
đa phương tiện. MBMS được thiết lập bởi dự án hiệp hội 3GPP để phát các dịch vụ truyền hình di động
qua mạng GSM và mạng WCDMA. MBMS hoạt động với băng thông 5 MHz WCDMA, hỗ trợ 20 kênh

dịch vụ truyền tải dòng quảng bá thời gian thực, song song, mỗi dịch vụ có tốc độ 128 kbit/s, trên kênh
vô tuyến có băng thông 5 MHz. Tạ Việt Nam, ngay sau khi chính thức triển khai công nghệ 3G vào đầu
năm 2009, các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đã cung cấp các dịch vụ đa phương tiện
dành cho người dùng trong đó có dịch vụ truyền hình di động. Dịch vụ truyền hình di động cho phép các
thuê bao di động có thể xem các kênh truyền hình trực tiếp (Live TV) và các nội dung thông tin theo yêu
cầu (ca nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc, video clip…) ngay trên màn hình máy điện thoại di động.

- Các hệ thống truyền hình di động dành riêng được thiết kế để tối ưu hoá sự phân phát tín hiệu truyền
hình di động. Các hệ thống này có thể phát trên mặt đất (DVB-H, DVB-T2 T-DMS, ISDB-T, DAB-IP,
MediaFLO), phát qua vệ tinh (S-DMB, ISDB-S, DAB) hoặc kết hợp cả mặt đất và vệ tinh. Những ưu điểm
chính của các hệ thống truyền hình di động dành riêng là nội dung truyền hình di động được truyền dựa
trên các kênh phát sóng dành riêng nên có thể được phát quảng bá tới nhiều người sử dụng đồng thời,
khả năng di chuyển của thuê bao với tốc độ cao, chất lượng hình ảnh tốt, số lượng kênh phong phú hơn
so với cung cấp trên nền tảng mạng di động 3G. Dịch vụ truyền hình di động dựa trên kênh phát sóng
riêng cũng không chịu tác động của như nghẽn mạng của mạng tế bào. Nhược điểm của các hệ thống
này là yêu cầu đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng mạng và các lựa chọn nội dung bởi người sử dụng bị hạn
chế thông qua kênh tương tác ngược là kênh truyền dữ liệu của các mạng di động.


Hình 3. So sánh các công nghệ truyền hình di động
Hình 3 cho thấy so sánh công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G và các hệ thống truyền
hình di động dựa trên mạng dành riêng. Công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G chỉ có
thể cung cấp cho một số lượng người sử dụng nhất định nhưng với khả năng tương tác 2 chiều trực tiếp,
rất nhiều tính năng cho người sử dụng so với các công nghệ truyền hình di động dựa trên mạng dành
riêng. Khi mạng di động chỉ cung cấp các dịch vụ Unicast thì số lượng người sử dụng đồng thời không cao
bởi năng lực cung cấp của hệ thống nhưng khi chuyển sang cung cấp các dịch vụ Multicast và Broadcast
thì khả năng cung cấp các dịch vụ cho số lượng người sử dụng đồng thời tăng lên rõ rệt.

Các tiêu chuẩn đối với Mobile TV
Mobile TV có khoảng trên 30 loại khuôn dạng file âm thanh gồm dạng các file đơn giản có

đuôi .wav, .mpg, Real, QuickTime, Windows Media 9 và các khuôn dạng file khác. Video có khoảng 25
khuôn dạng khác nhau từ các file video không nén đến file nén có khuôn dạng MPEG-4, MPEG-4AVC/H.264. Video có thể có một dải rộng độ phân giải, kích thước khung và tốc độ. Các tiêu chuẩn
được sử dụng làm nền tảng chung cho việc phân phát các dịch vụ Mobile TV. Các tiêu chuẩn có thể
khác nhau dựa trên công nghệ nhưng đã đạt được sự thống nhất chung. Điều này đòi hỏi các nhóm
phải làm việc cùng nhau. Các nhóm này bao gồm các nhà thiết kế chip, các nhà chế tạo để vận hành hệ
thống, các nhà thiết kế phần mềm ứng dụng, các nhà thiết kế và sản xuất máy đầu cuối, các nhà phát
triển phần mềm, cộng đồng quảng bá tín hiệu truyền hình, các nhà khai thác mạng 3G, và các nhà khai
thác tín hiệu truyền hình quảng bá qua vệ tinh. Ngoài ra, việc tiêu chuẩn hoá cũng liên quan đến ngành
công nghiệp chế tạo nội dung để thiết kế nội dung âm thanh và video cho các máy đầu cuối di động;


ngành công nghiệp di động tế bào để thiết lập các hệ thống truyền dẫn tín hiệu truyền hình di động và
nhiều ngành công nghiệp khác. Các tiêu chuẩn Mobile TV được tổng kết trong khuyến nghị ITU-R
BT.1833, ngoài các tiêu chuẩn trong khuyến nghị này, còn có các công nghệ truyền hình di động đã
được tiêu chuẩn hoá và được triển khai ở nhiều nước trên thế giới như công nghệ VSB tiên tiến, hệ
thống quảng bá đa phương tiện di động ở Trung Quốc (CMMB).

Tiêu chuẩn ITU
Tổ chức ITU cũng nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho quá trình mã hóa, giải mã, xử
lý và hiển thị hình ảnh, âm thanh cho dịch vụ truyền hình di động. Một số tiêu chuẩn này tương thích
hoàn toàn các tiêu chuẩn của ISO/IEC, bao gồm:

- ITU-T Recommendation H.263: "Video coding for low bit rate communication" định dạng mã hóa
H.263;

- ITU-T Recommendation T.81: "Information technology – Digital compression and coding of continuoustone still images – Requirements and guidelines" tương thích tiên chuẩn ISO/IEC 10918-1:1993;

- ITU-T Recommendation H.264: "Advanced video coding for generic audiovisual services" tương thích
hoàn toàn tiêu chuẩn ISO/IEC 1449610:2009;


- ITU-T Recommendation G.722.2: “Wideband coding of speech at around 16 kbit/s using Adaptive
Multi-Rate Wideband (AMR-WB)” định dạng mã hóa thích ứng đa tốc độ băng rộng;

- ITU-T Recommendation J.247: “Objective perceptual multimedia video quality measurement in the
presence of a full reference” khuyến nghị phương pháp đo kiểm chất lượng hình ảnh dựa trên các
phương pháp của NTT, OPTICOM, Psytechnics, Yonsei và PSNR.
 Nhận xét:
Các tiêu chuẩn của tổ chức ITU liên quan đến các định dạng, mã hóa và giải mã hình ảnh và âm
thanh được sử dụng trong công nghệ truyền hình di động qua 3G cũng như tiêu chuẩn chất lượng hình
ảnh.
ITU không đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến giao thức điều khiển, truyền dữ liệu, cấu trúc hệ
thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động.

Kết luận :
Những nội dung mà bạn vẫn thường thấy trên chiếc TV truyền thống giờ được
thu nhỏ lại, chuyển đổi cho phù hợp. Người xem được thưởng thức các chương trình
TV tương tác theo sở thích với hệ thống nội dung phù hợp với chiếc điện thoại di động
và các thiết bị thông minh khác. Do đó, từ các dịch vụ cho tới cách thưởng thức Mobile
TV đều rất khác biệt so với TV truyền thống.Bên cạnh đặc tính di động, Mobile TV còn
mang lại rất nhiều tiện ích như: video theo yêu cầu, các dịch vụ truyền hình truyền


thống khác. Vì vậy, Mobile TV có vai trò quan trọng trong xu hướng cá thể hóa nội dung
truyền hình.
Mobile TV có những ưu điểm vượt trội so với truyền hình thông thường với khả
năng chống nhiễu cao, chất lượng trung thực ít bị ảnh hưởng bởi nhiều đường truyền,
tránh được hiện tượng bóng hình thường gặp ở truyền hình tương tự hơn nữa tính di
động của nó khá cao. Chẳng hạn, người dùng có thể sử dụng dịch vụ truyền hình di
động trên thiết bị của mình ngay cả khi ngồi trên các phương tiện giao thông như ô tô,
tàu hỏa, xe bus … mà chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh không hề bị suy giảm.

Với thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi là sức hút lớn của khán giả nhất là những người trẻ
đam mê công nghệ, bận rộn trong cuộc sống lựa chọn hình thức xem truyền hình qua
Mobile TV. “Một điểm đặc biệt nữa là đối với dịch vụ xem truyền hình qua di động,
người dùng có thể yêu cầu được xem theo các chương trình tại những khoảng thời
gian theo sở thích”



×