MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
1
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động Công chứng
1
2. Quản lý nhà nước về hoạt động Công chứng
2
3. Thực trạng quản lý nhà nước về Công chứng
3
3.1. Những thành tích đạt được
3
3.1. Những hạn chế cần sớm khắc phục
4
KẾT LUẬN
6
MỞ ĐẦU
Hiện nay, các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, đất đai… đã phát triển
mạnh mẽ, đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, cả trong nước và cả với nước ngoài.
Nhiều giao dịch dân sự, thương mại đòi hỏi phải được công chứng để tạo chứng cứ có
sức thuyết phục cao. Việc công chứng được yêu cầu thực hiện một cách chính xác
theo đúng pháp luật nhưng phải nhanh chóng kịp thời, thuận tiện cho người dân. Việc
xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng
các hợp đồng, giao dich của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được
đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa
các tổ chức hành nghề công chứng. Thực tế này cho thấy vấn đề quản lý Nhà nước về
công chứng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tuân theo pháp luật của
hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta. Để rõ hơn về hoạt động này em xin đi
vào tìm hiểu vấn đề: Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động công chứng.
Khái niệm: Công chứng được giải thích tại Điều 2 Nghị định số 75/2000/NĐ –
CP như sau:
Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng
được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương
mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc
khác theo quy định của Nghị định này.
Đặc điểm của hoạt động công chứng:
- Hoạt động công chứng đảm bảo an toàn pháp lí cho các hợp đồng, giao dịch;
- Hoạt động công chứng tạo lập các văn bản có giá trị chứng cứ;
- Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp;
- Hoạt động công chứng chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước.
2
2. Quản lý của nhà nước về hoạt động Công chứng.
Ở cấp trung ương, việc quản lý hoạt động công chứng được thực hiện bởi Bộ tư
pháp, cụ thể: theo quy định tại điều 17 Nghị định 75 thì nhiệm vụ quyền hạn của Bộ
tư pháp trong việc quản lý nhà nước về công chứng như sau: soạn thảo, trình cơ quan
có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng, chứng thực; ban
hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật đó;
Hướng dẫn chỉ đạo về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực; Bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng, chứng thực; ban hành và hướng dẫn việc sử dụng thống nhất
các sổ công chứng, các sổ chứng thực; Quy định và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp
đồng, giao dịch, mẫu nội dung lời chứng; kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động
công chứng, chứng thực theo thẩm quyền; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng,
chứng thực theo thẩm quyền; Hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ; thực
hiện hợp tác quốc tế về công chứng, chứng thực; Đào tạo nghề công chứng; Bổ
nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; Cấp thẻ công chứng viên; Phát hành niêm giám
công chứng viên; Triển khai việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công
chứng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 điều 22 Nghị định 04/2013/NĐ-CP thì Bộ
Tư pháp còn có các nhiệm vụ, quyền hạn khác như: Trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công
chứng đến năm 2020 và hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy hoạch sau khi được phê
duyệt; Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
đối với công chứng viên; Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng
trong việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin về đất, nhà giữa các cơ quan đăng ký
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà với tổ chức hành nghề công chứng; Các nhiệm
vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý nhà nước về công chứng ở địa phương được giao cho Sở tư pháp
của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Điều 19 của Nghị định 75 quy định như sau: Sở
tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng
3
trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Chỉ đạo hoạt động công
chứng, chứng thực; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực theo thẩm
quyền; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người thực hiện chứng thực của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra hoạt động của Phòng Công chứng
và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Quyết định thành lập, giải thể Phòng Công
chứng; quyết định thẩm quyền địa hạt cho từng Phòng Công chứng; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công chứng; định biên chế cho
từng Phòng Công chứng; bảo đảm trụ sở làm việc, phương tiện, cơ sở vật chất cần
thiết khác cho hoạt động của Phòng Công chứng; Tổng hợp tình hình và thống kê số
liệu về công chứng, chứng thực trong địa phương gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6
tháng và hàng năm.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng của Việt Nam ở nước ngoài được
thực hiện bởi Bộ ngoại giao, ở trong nước thì được phân làm hai cấp là cấp trung
ương và cấp địa phương do Bộ tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Công chứng ở
nước ngoài thì được thực hiện bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và việc
quản lý hoạt động công chứng của cơ quan này được thực hiện bởi Bộ ngoại giao.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 75/2000/NĐ – CP của Chính phủ về công
chứng, chứng thực (sau đây gọi là Nghị định 75) quy định thẩm quyền của Bộ ngoại
giao đối với hoạt động quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực của Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài như sau: Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về công chứng; tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; Tổng hợp tình
hình và thống kê số liệu về công chứng của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
3. Thực trạng quản lý nhà nước về Công chứng.
3.1. Những thành tích đạt được
Tính đến nay trên cả nước đã có có 724 Văn phòng Công chứng được thành lập
4
tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên
được bổ nhiệm hoạt động tại các Văn phòng công chứng. Cùng với 156 Phòng Công
chứng với hơn 458 công chứng viên, các Văn phòng Công chứng và các công chứng
viên hoạt động tại đây đã dần tạo thành một mạng lưới các tổ chức hành nghề công
chứng ngày càng được mở rộng và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
công chứng của nhân dân. Bên cạnh các Phòng Công chứng vốn đã là truyền thống và
có “uy tín”, nhiều Văn phòng Công chứng cũng đã khẳng định được niềm tin và thu
hút được một số lượng khách hàng khá đông đảo. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất
cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn củng cố và phát triển phải cải tiến,
đổi mới, vươn lên khẳng định vị trí, thương hiệu của mình trong xã hội. Sự hài lòng
của người dân và độ an toàn trong giao dịch chính là thước đo chủ trương xã hội hóa
hoạt động công chứng.
Cùng với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, việc “công chứng hóa”
hoạt động chứng nhận các giao dịch, hợp đồng nhằm tăng cường bảo đảm an toàn
pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của người dân cũng được quan tâm đặc biệt.
Thực hiện Luật Công chứng, Nghị định 04/2013/NĐ-CP, nhiều Sở Tư pháp đã chủ
động xây dựng, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Đề án phát triển tổ
chức hành nghề công chứng ở địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
căn cứ vào tình hình phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang
bước chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch từ Uỷ ban nhân dân sang
cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Đến nay, hầu hết các địa phương trên cả
nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cũng đang trong quá
trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động
đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương
quan tâm và dần đi vào nền nếp.
3.2. Những hạn chế cần sớm khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng cần phải thừa nhận rằng: một trong
những yếu kém cần khắc phục trong công tác công chứng là hoạt động quản lý nhà
nước đối với công tác này ở nhiều địa phương còn mờ nhạt, chưa đi vào chiều sâu:
5
- Ở nhiều địa phương, Sở Tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò
quản lý nhà nước trên địa bàn. Thậm chí có nơi băn khoăn không biết mình quản lý
nhà nước đối với Văn phòng Công chứng như thế nào, đối với công chứng viên hoạt
động tại Văn phòng công chứng ra sao; nhiều nơi chỉ tập trung chỉ đạo đối với hoạt
động của Phòng Công chứng... Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn
đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư
pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động
hành nghề mà thường gửi thẳng các kiến nghị, thắc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua
Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác
tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương, dẫn đến tình trạng địa
phương thì không nắm được tình hình, còn Bộ lại quá tải, phải giải quyết cả các hoạt
động đơn lẻ, sự vụ.
- Việc xã hội hóa công chứng: bên cạnh những kết quả, cũng đã bắt đầu xuất
hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức
hành nghề công chứng với nhau(Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng). Thậm
chí, tuy chưa phải là phổ biến, nhưng đã có hiện tượng “công chứng dạo” như phản
ánh của một số địa phương (tức là tình trạng công chứng viên bỏ dấu vào túi đi đến
các cơ quan, tổ chức để thực hiện công chứng)… trong khi Luật công chứng đã quy
định rõ việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Hoặc đã có tình trạng cá nhân góp vốn vào
Văn phòng công chứng yêu cầu được tham gia “quản lý”, “điều hành” Văn phòng
công chứng dẫn đến xung đột, Văn phòng công chứng phải tạm dừng hoạt động như
báo chí phản ánh, trong khi Luật Công chứng đã quy định rõ Văn phòng công chứng
do công chứng viên thành lập và người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công
chứng là Trưởng Văn phòng công chứng, Luật không quy định việc các cá nhân “góp
vốn” vào các Văn phòng công chứng. Điều đó cho thấy, vai trò quản lý nhà nước rõ
ràng đã bị buông lỏng, lúng túng hoặc chưa theo kịp với tình hình. Cần quán triệt một
cách rõ ràng rằng, chủ trương xã hội hóa phải đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước,
xã hội hóa càng mạnh, quản lý nhà nước càng phải tăng cường.
6
- Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định
hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt
động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn cũng như khó khăn cho việc quản
lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Đặc biệt,
cần quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Đề án phát
triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn để có cơ sở thành lập và phát triển
các tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý. Hiện nay, tuy đã có rất
nhiều địa phương ban hành Đề án, tuy nhiên, nhiều Đề án còn chung chung, chưa rõ
được chủ trương phát triển và chưa vẽ được bản đồ phát triển tổ chức hành nghề công
chứng ở địa phương, cũng cần phải được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh
đó, để tăng cường bảo đảm an toàn cho các hợp đồng, giao dịch của người dân, đồng
thời để Phòng tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng
thực, các Sở Tư pháp cũng cần sớm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ
vào tình hình phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để hoàn tất từng
việc chuyển giao thẩm quyền chứng nhận các giao dịch, hợp đồng sang cho tổ chức
hành nghề công chứng thực hiện. Mặc dù Bộ Tư pháp đã có chỉ đạo quyết liệt về vấn
đề này, tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển giao theo điểm 8 Thông tư 03 ở các địa
phương, bên cạnh nhiều thuận lợi, cũng vẫn còn gặp khó khăn ở một số nơi, do chưa
thống nhất nhận thức về vấn đề này.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên ta thấy được nhà nước đã đặt ra những quy định
nhằm quy định việc quản lý của mình đối với hoạt động công chứng, chứng thực. Nhà
nước đã quản lý từ trong nước đến tận những hoạt động công chứng của các cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài, từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đã đạt được thì còn rất nhiều những vấn đề thiếu sót mà phát luật
chưa quy định để điều chỉnh, do đó để hoạt động quản lý của mình được thực hiện
một cách thống nhất và hiệu quả thì việc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động công
chứng, chứng thực luôn được đặt lên hàng đầu
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật công chứng 2006;
2. Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
3. Nghị định 75/2000/NĐ – CP của Chính phủ về Công chứng, chứng thực;
4. Thông tư 03/2008/TT – BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp
bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do Bộ Tư
pháp ban hành;
5. />-chung-chung-thuc/79708.vtv
6. />
8