Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Viễn thông ACOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.35 KB, 96 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
VIỄN THÔNG ACOM

NGUYỄN ANH TUẤN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN MINH DUỆ

HÀ NỘI 2012
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

MỤC LỤC


Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH ................... 4
1.1- Khái niệm về Hiệu quả kinh doanh............................................................... 4
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh................................................................. 7
1.3. Phân loại của hiệu quả kinh doanh................................................................ 8
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả kinh doanh. ................................................ 11
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.......................................... 20
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến KQKD của doanh nghiệp ................................ 22
1.6.1. Các nhân tố bên trong .................................................................... 22
1.6.2. Các nhân tố bên ngoài. .................................................................... 26
1.7. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SX kinh doanh ..... 28
Tóm tắt chương 1 .............................................................................................. 31
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PTHT VIỄN THÔNG ACOM ..... 32
2.1- Những nét khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Viễn
thông Acom....................................................................................................... 32
2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty ................ 32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng
viễn thông ACOM............................................................................................. 33
2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty Acom.............. 35
2.2- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Acom ................................... 37

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 2 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 3 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty................................................. 37
2.2.2. Đặc điểm về lao động của Công ty: ................................................. 37
2.3. Phân tích tình hình thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Acom.......... 38
2.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào...................................................... 38
2.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu ra (kết quả).......................................... 44
2.3.3. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Acom ............ 51
2.4. Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của Công ty Acom ............................ 64
2.4.1. Kết quả đạt được:............................................................................ 64
2.4.2. Những tồn tại: ................................................................................. 65
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 67
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ACOM ................................................................................. 68
3.1. Định hướng kinh doanh và phát triển dịch vụ: ............................................ 68
3.1.1. Cơ sở hoạch định phương hướng mục tiêu. ..................................... 68
3.1.2. Mục tiêu đến năm 2013................................................................... 69
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Acom... 69
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBNV. .................... 70
3.2.2. Giải pháp 2: Giảm chi phí ............................................................... 72
3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường công tác huy động vốn và thu hồi vốn ..... 76

3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường quản lý chất lượng công trìnhError! Bookmark not de
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 787
KẾT LUẬN..................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 899

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 3 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 4 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản
thân tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn theo đúng quy
định và trung thực, nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
HỌC VIÊN

Nguyễn Anh Tuấn

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 4 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 5 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI CÁM ƠN
Với tất cả tình cảm, lòng chân thành và kính trọng, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý- Trường Đại
học Bách khoa Hà nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Đặc biệt, Em xin chân thành cám ơn Giảng viên
PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực
hiện Luận văn tốt nghiệp.
Em xin cám ơn tới toàn thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư
và Phát triển hạ tầng Viễn thông Acom đã tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!

Hà nội, tháng 03 năm 2012
Học viên

Nguyễn Anh Tuấn

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 5 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 6 of 126.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Công ty Acom

Diễn giải
: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Viễn thông
Acom

CP

: Cổ phần

PTHT

: Phát triển hạ tầng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

QTKD

: Hiệu quả kinh doanh

HQKD


: Hiệu quả kinh doanh

KD

: Kinh doanh

NSLĐ

: Năng suất lao động

CBNV

: Cán bộ nhân viên

NVL

: Nguyên vật liệu

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 6 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 7 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

: Các số liệu tài chính của Công ty Acom

40

2

Bảng 2.2

: Phân tích tình hình biến động lao động của Công ty Acom

43

3

Bảng 2.3

: Phân tích chỉ tiêu doanh thu cua Công ty Acom

44


4

Bảng 2.4

: Doanh thu các nhóm hàng của Công ty Acom

45

5

Bảng 2.5

: Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty Acom

49

6

Bảng 2.6

: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu

52

7

Bảng 2.7

: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận theo chi phí


54

8

Bảng 2.8

: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh

55

9

Bảng 2.9

: Bảng phân tích Hiệu quả sử dụng vốn cố định

57

10

Bảng 2.10

: Bảng phân tích Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

58

11

Bảng 2.11


: Bảng phân tích số vòng quay của vốn lưu động

59

12

Bảng 2.12

: Bảng phân tích số ngày của một vòng quay vốn lưu động

60

13

Bảng 2.13

: Bảng phân tích doanh thu bình quân một lao động

61

14

Bảng 2.14

: Bảng phân tích mức sinh lời của một lao động

62

15


Bảng 3.1

: Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận của công ty đến năm 2013

69

16

Bảng 3.2

: Kết quả đạt được sau khi giảm chi phí

75

17

Sơ đồ 3.1

: Sơ đồ nhân quả trong quản lý chất lượng

81

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 7 of 126.

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 8 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở
một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh
mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các
doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt
của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi
một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định
bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt
là trong điều kiện kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư, các chủ doanh
nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản
phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi Sản xuất caí gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?, còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích
thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới
mong thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ
doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi
phí thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) nói rộng ra
vừa là hiệu quả kinh doanh, vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng
khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn
rình rập...
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh doanh là
yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh
nghiệp đây là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết


LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 8 of 126.

- 1-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 9 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nó không những phải có kiến thức, năng lực, mà cần có kinh nghiệm thực
tế, trải nghiệm, sự nhạy bén với thị trường.
Trước những khó khăn đó của doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Nguyễn Minh Duệ, Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Hạ tầng Viễn Thông ACOM”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp việt nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của của Công
ty Acom trong những năm gần đây, chỉ ra những kết quả đạt được và chưa
được, những hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Acom
3. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khinh doanh của Công ty Acom
qua những năm qua.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh
của Công ty Acom và chủ yếu xem xét, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu về
báo hoạt động kinh doanh của Công ty Acom trong giai đoạn 2009-2011.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, tổng hợp, so sánh, phân
tích, loại trừ dựa trên các chỉ tiêu, tiêu chí về hiệu quả kinh doanh và
phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu.
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 9 of 126.

- 2-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 10 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

4. Kết cấu luận văn: Gồm 3 chương
- Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
- Chương 2 : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty
cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Viễn thông Acom
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Viễn thông Acom


LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 10 of 126.

- 3-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 11 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1- Khái niệm về Hiệu quả kinh doanh
Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh
doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả
kinh doanh và sự hình thành phát triển của nghành quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người ta có thể chia các quan điểm thành các nhóm cơ bản sau
đây:
Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được
trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Theo quan
điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh và với
các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không
đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra
cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh
doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.

Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này
nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng lại chỉ xét đến phần kết quả và chi
phí bổ sung.
Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Quan điểm
này đã phản ánh được mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì
nó gắn được kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản
ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 11 of 126.

- 4-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 12 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

luôn vận động, nên quan đIểm này chưa biểu hiện được tương quan về về
lượng và chất giữa kết quả và chi phí.
Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối
quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh
được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Quan điểm này đã chú ý đến

sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh,
đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan
hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và
quản lý của doanh nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế, xã hội
với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với
hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện cả về
mặt định tính lẫn định lượng, không gian và thời gian. Về mặt định tính,
mức độ hiệu quả kinh doanh và những nỗ lực của doanh nghiệp phản ánh
trình độ quản lý của doanh nghiệp, đồng thời gắn với việc đáp ứng các mục
tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Về mặt định lượng,
hiệu quả kinh doanh là biểu thị tương quan giữa kết quả mà doanh nghiệp
thu được với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu kết quả đó. Hiệu quả
kinh doanh chỉ có được khi kết qủa đạt được cao hơn chi phí bỏ ra. Mức
chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Cả
hai mặt định tính và định lượng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, trong đó hiệu quả về lượng phải gắn với mục tiêu kinh tế,
chính trị, xã hội, môi truờng nhất định. Do vậy chúng ta không thể chấp
nhận việc các nhà kinh tế tìm mọi cách để đạt được mục tiêu kinh tế cho dù
phải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí đánh đổi mục tiêu chính trị, xã
hội, môi trường để đạt được mục tiêu kinh tế.
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 12 of 126.

- 5-

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 13 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được
trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, không được làm giảm sút hiệu quả kinh
doanh của từng giai đoạn, từng thời kỳ, chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều
đó đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà
bỏ đi lợi ích lâu dài. Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều
này thường không được tính đến là con nguời khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên không có kế hoạch, thậm chí khai thác sử dụng bừa bãi, làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ môi trường. Cũng không
thể quan niệm rằng cắt bỏ chi phí và tăng doanh thu lúc nào cũng có hiệu
quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi
trường, tạo cân bằng sinh thái, đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Như vậy, có thể hiểu “hiệu quả kinh doanh” là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ tổ chức và
quản lý nói chung để đáp ứng các nhu cầu xã hội và đạt được các mục tiêu
mà doanh nghiệp đã xác định. Hiệu quả kinh doanh biểu thị mối tương
quan giữa kết quả mà doanh gnhiệp đạt được với các chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra đẻ đạt được kết quả đó và mối quan hệ giữa sự vận động của
kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó trong những điều kiện
nhất định.
Tóm lại, “hiệu quả kinh doanh” phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực…) vào hoạt động sản xuất kinh
doanh để có được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD


Footer Page 13 of 126.

- 6-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 14 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Từ khái niệm này, có thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả
kinh doanh là:
H

=

K

C

Trong đó:
- H: Hiệu quả kinh doanh
- K: Kết quả nhận được
- C: Chi phí yếu tố đầu vào
Tỷ lệ này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và

mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực.
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu
quả kinh tế của hoạt động kinh doanh phản ánh được tình hình sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá. Sở dĩ như
vậy vì ở khái niệm này cho ta thấy hiệu quả sản suất kinh doanh được xác
định bởi mối tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đầu ra và chi phí bỏ
ra để có được kết quả đó mà hai đại lượng này đều khó xác định.
Về kết quả, chúng ta ít khi xác định được chính xác kết quả mà doanh
nghiệp thu được. Ví dụ như kết quả thu được của hoạt động kinh doanh
chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị đồng tiền- với những thay đổi trên thị
trường của nó.
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 14 of 126.

- 7-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 15 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Về chi phí cũng vậy việc xác định đại lượng này không dễ dàng. Vì
chi phí cũng chịu ảnh hưởng của đồng tiền hơn thế nữa có thể một chi phí

bỏ ra nhưng nó liên quan đến nhiều quá trình trong hoạt động kinh doanh
thì việc bổ xung chi phí cho từng đối tượng chỉ là tương đối, và có khi
không phải chỉ là chi phí trực tiếp mang lại kết quả cho doanh nghiệp mà
còn rất nhiều chi phí gián tiếp như: giáo dục, cải tạo môi trường, sức khoẻ...
có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chi
phí đó rất khó tính toán trong quá trình xem xét hiệu quả kinh tế.
1.3. Phân loại của hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện
dước các dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể
hiệu quả theo hướng nào đó. Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các
tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh.
Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ
đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu
quả doanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp. Hiệu
quả tài chính phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận
được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.
Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư. Biểu hiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận mà
mỗi doanh nghiệp đạt được. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả này là lợi
nhuận cao nhất và ổn định.
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu kinh tế xã hội tổng hợp
xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế quốc dân mà doanh
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 15 of 126.

- 8-


Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 16 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nghiệp mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp
vào phát triển xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động...
“Hiệu quả tài chính” là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các
nhà đầu tư, còn “hiệu quả kinh tế quốc dân” là mối quan tâm của toàn xã
hội mà đại diện là nhà nước. Hiệu quả tài chính được xem xét theo quan
điểm doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét theo quan điểm toàn
xã hội. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là mối
quan hệ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân với
lợi ích tập thể và toàn xã hội. Đó là quan hệ thống nhất có mâu thuẫn.
Trong quản lý kinh doanh không những cần tính hiệu quả tài chính doanh
nghiệp mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp đem
lại cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên
cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các
doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đó chính là tiền đề
cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để doanh nghiệp quan tâm đến
hiệu quả kinh tế xã hội nhà nước phải có chính sách đảm bảo kết hợp hài
hoà lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân.
b) Hiệu quả chi phí xã hội
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và
thị trường kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị
trường để giải quyết các vấn đề then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất như

thế nào? Sản xuất cho ai?
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong
điều kiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ
chức quản lý lao động quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 16 of 126.

- 9-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 17 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

với chi phí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của
mình với giá cao nhất. Tuy vậy khi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ
chỉ có thể bán sản phẩm của mình theo giá thị trường nếu chất lượng sản
phẩm của họ là tương đương. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí
xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá
trị đặt tất cả các doanh nghiệp với một mức chi phí khác nhau trên cùng
một mặt bằng trao đổi, thông qua mức giá cả thị trường.
Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗi doanh
nghiệp chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thì hao phí lao động xã
hội thể hiện dưới dạng cụ thể:
- Giá thành sản xuất.
- Chi phí sản xuất.

Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn. Đánh giá
hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá tổng hợp các chi phí trên
đây, và cần thiết đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.
c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện
mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo
bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ
số giữa kết quả và chi phí.
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục
tiêu cơ bản:
- Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt
động kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 17 of 126.

- 10-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 18 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong
việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực

hiện một phương án quyết định nào đó. Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được
bao nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra
thực hiện phương án hay quyết định kinh doanh phương án đó không. Vì
vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù
một phương án lớn hay một phương án nhỏ đều cần phải tính hiệu quả
tuyệt đối.
d) Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn
mà người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu
dài. Lợi ích trong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian
ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả dược xem xét đánh giá trong một
khoảng thời gian dài. doanh nghiệp cần phải xem xét thực hiện các hoạt
động kinh doanh sao cho nó mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài
cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,
không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của
doanh nghiệp.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần quán
triệt một số quan điểm sau:

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 18 of 126.

- 11-

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 19 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát
và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả nền kinh tế xã hội, của ngành, của
địa phương và cơ sở. Hơn nữa trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh
giá hiệu quả kinh doanh phải coi trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực,
các khâu của quá trình kinh doanh và phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ,
các tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo
mục tiêu đã xác định.
- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế
xã hội của ngành, của địa phương của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ
có như vậy, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh
nghiệp mới có đủ cơ sở khoa học thực hiện, đảm bảo lòng tin của người lao
động, hạn chế rủi ro, tổn thất.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh
giá hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá hiệu quả một mặt phải
căn cứ vào số lượng hàng hoá đã tiêu thụ và giá trị thu nhập của những
hàng hoá đó theo giá cả thị trường, mặt khác phải tính toán đủ chi phí đã
chi ra để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đó. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả
về hiện vật và giá trị đó là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ngoài
ra còn đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tính toán đúng đắn hợp lý lượng

hàng hoá mua vào cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Điều đó còn cho
phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về hàng
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 19 of 126.

- 12-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 20 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

hoá và dịch vụ theo cả giá trị và hiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trị
hàng hoá mà thị trường cần.
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu kinh tế tổng hợp mà còn là
nhiệm vụ cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị truờng, người ta thường sử
dụng một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.Hệ thống chỉ tiêu này cho ta thấy rõ kết quả về lượng của phạm trù
hiệu quả kinh tế, hiệu quả đạt được cao hay thấp sau mỗi chu kỳ kinh
doanh.
a) Hiệu quả kinh tế tài chính
Khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta
thường quan tâm trước hết tới lợi nhuận. Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối, là mục
tiêu và là thước đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức:
P = D – (Z +TH + TT)
Trong đó:
P : Lợi nhuận của doanh nghiệp trong 1 kỳ kinh doanh
D : Doanh thu tiêu thụ trong 1 kỳ kinh doanh
Z : Giá thành sản phẩm trong 1 kỳ kinh doanh
TH: Các loại thuế phải nộp sau mỗi kỳ
TT : Các loại tổn thất sau mỗi kỳ kinh doanh
Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy
nhiên bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả kinh
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 20 of 126.

- 13-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 21 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

doanh. Bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lực nào và do đó
phải so sánh kết quả ấy với chi phí tương ứng để tìm được mối tương quan
của kết quả và hoạt động tạo ra kết quả đó. Trong hoạt động sản xuất ở một
doanh nghiệp liên doanh cũng như các hoạt động kinh doanh của các công
ty khác người ta so sánh với chi phí và vốn kinh doanh với doanh thu để
phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

b) Tỷ suất lợi nhuận
Người ta thường hay sử dụng chỉ tiêu doanh lợi để biểu hiện mối quan
hệ lợi nhuận và chi phí kinh doanh thực tế hoặc lợi nhuận với nguôn tài
chính (vốn kinh doanh) để tạo ra nó đồng thời cũng thể hiện trình độ, năng
lực kinh doanh của nhà nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu :
P'R

=

P
R

Trong đó:
P

: Lợi nhuận

R : Doanh thu
P’R : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết: cứ trong một đồng doanh thu sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 21 of 126.

- 14-

Nguyễn Anh Tuấn



Header Page 22 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :
P'C

=

P
C

Trong đó:
P

: Lợi nhuận

C : Chi phí
P’C : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. Đại lượng này cho biết cứ một
đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh :
P'K

=

P
K


Trong đó:
P

: Lợi nhuận

K : Vốn kinh doanh
P’K : Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh còn gọi là tỷ suất hoàn vốn
kinh doanh cho biết: cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Người ta cho rằng các chỉ tiêu này là thước đo mang
tính quyết định khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 22 of 126.

- 15-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 23 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

c) Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
- Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu vốn hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ,
kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là chỉ
tiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉ tiêu này được xác định qua công thức tỷ suất
hoàn vốn kinh doanh ở trên, nhưng ở đây có thể đưa ra một số công thức
được coi là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và từng bộ phận của đồng vốn.
- Mức doanh lợi của vốn cố định (P’KCĐ ):

P'KCĐ

P
KCĐ

=

Trong đó:
P

: Lợi nhuận

KCĐ : Vốn cố định
P’KCĐ: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một
đồng vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi
nhuận.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Pvlđ)
P'VLĐ

=


P
KLĐ

Trong đó:
P

: Lợi nhuận

KLĐ

: Vốn lưu động

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 23 of 126.

- 16-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 24 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Mức doanh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đợn vị vốn lưu động
tham gia vào hoạt động kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
trong kỳ.
- Số vòng quay của vốn lưu động (Vv):

VV

=

R
KLĐ

Trong đó:
R

: Doanh thu thuần

KLĐ : Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ ra trong hoạt động
kinh doanh thì có khả năng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Số ngày một vòng quay vốn lưu động ( Slđ)
SLĐ

=

365
VV

Trong đó:
Vv: Số vòng quay của vốn lưu động
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HLĐ)
HLĐ

=


KLĐ
R

Trong đó:
KLĐ: Vốn lưu động bình quân
R

: Doanh thu thuần

d) Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong hoạt động của
doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của doanh
LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 24 of 126.

- 17-

Nguyễn Anh Tuấn


Header Page 25 of 126.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động và hiệu
quả tiền lương.
- Năng suất lao động (Wlđ )
Năng suất lao động bình quân một năm (WLĐ) được tính theo công thức :

WLĐ

=

Q
L

Trong đó :
Q: Tổng sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
L : Số lao động bình quân một năm.
- Mức sinh lợi bình quân một lao động
P’L

=

P
L

Trong đó:
P’L : Bình quân lợi nhuận do một lao động tạo ra.
P

: Lợi nhuận

L

: Số lượng lao động tham gia.

Mức sinh lợi bình quân của một lao động cho biết, mỗi lao động được
doanh nghiệp sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho

doanh nghiệp.
e) Chỉ tiêu hiệu quả chính trị – xã hội
Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất lượng như đã xem xét ở
trên. Ở phạm vi doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất.
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
là những mặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò

LUẬN VĂN THẠC SỸ QTKD

Footer Page 25 of 126.

- 18-

Nguyễn Anh Tuấn


×