Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân xã mộc bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.36 KB, 112 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


DANH MỤC ĐỒ THỊ

3


DANH MỤC CÁC HỘP

4


DANH MỤC VIẾT TẮT

-

Từ viết tắt
SXNN
NN
SL
CC
CN- TTCN
TM - DV


XD
BQ
GTSX
XDCB
UBND
PV
CB
TC- CĐ- ĐH
ĐVT
QML
QMN
TV

Viết đầy đủ
Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp
Số lượng
Cơ cấu
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại – Dịch vụ
Xây dựng
Bình quân
Giá trị sản xuất
Xây dựng cơ bản
Ủy ban nhân dân
Phỏng vấn
Cán bộ
Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
Đơn vị tính
Quy mô lớn

Quy mô nhỏ
Ti vi

5


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp, là hoạt
động kinh tế chủ yếu của đa số hộ gia đình ở nông thôn. Ở xã Mộc Bắc cũng
vậy, bò sữa là vật nuôi đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ gia đình nhưng
chăn nuôi bò sữa đòi hỏi người dân có trình độ kỹ thuật cao trong khi các hộ
dân ở đây chủ yếu chăn nuôi bằng kinh nghiệm là chính điều này làm cho
chăn nuôi bò sữa tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chăn nuôi bò sữa ở hộ gia đình có sự
tham gia của cả vợ và chồng, để công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao nhất
và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động kinh tế nói chung và quản lý
rủi ro ở nông hộ nói riêng, cần thiết phải nghiên cứu vai trò của giới trong
quản lý rủi ro.
Đề tài: “Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”
Mục tiêu cụ thể


Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của giới đối với quản
lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân.



Phân tích vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.




Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân.



Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại
các hộ nông dân xã Mộc Bắc, sự tham gia của nam giới và nữ giới đối với quản
lý những rủi ro đó và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý
rủi ro trong chăn nuôi bò sữa.
Phạm vi nghiên cứu
6


Nghiên cứu tập trung vào vai trò của giới trong quản lý rủi ro con
giống, dịch bệnh, kỹ thuật, tài chính, thị trường tại các hộ chăn nuôi bò sữa
trên địa bàn xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Để thuận tiện cho
việc điều tra và xử lý số liệu, nghiên cứu giả định trong các hộ chăn nuôi bò sữa
người vợ và chồng nắm giữ vai trò chính trong chăn nuôi và quản lý rủi ro, các
con trai, con gái của hộ nắm vai trò không đáng kể. Số liệu thứ cấp được thu
thập từ năm 2012 – 2014, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng
12/2015.
Để đạt được mục tiêu của đề tài tôi đã tiến hành thu thập các thông tin sơ
cấp và thứ cấp. Thông tin thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, tạp chí,
website, báo cáo của UBND xã Mộc Bắc, thông tin sơ cấp được thu thập bằng

phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách quản lý chăn nuôi bò sữa của
xã, điều tra chọn mẫu 60 hộ chăn nuôi bò sữa trong đó có 40 hộ quy mô nhỏ
chăn nuôi dưới 10 con, 20 hộ quy mô lớn chăn nuôi từ 10 con trở lên bằng mẫu
phiếu điều tra soạn thảo sẵn theo nội dung khảo sát, có sự chỉnh sửa, bổ sung
cho phù hợp với thực tế địa phương. Số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại,
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell và sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh để phân tích, mô tả thông tin, đưa ra các nhận xét và
đưa ra kết luận. Kết quả nghiên cứu của đề tài như sau:
(1) Chăn nuôi bò sữa của xã Mộc Bắc đang ngày càng phát triển, số hộ
chăn nuôi bò sữa và số con bò mỗi hộ nuôi tăng nhanh qua các năm, năm 2012
số hộ chăn nuôi bò sữa là 34 hộ với 140 con, đến tháng 6/2015 con số đó là 84
hộ với 636 con bò tăng 50 hộ với 496 con bò, trong giai đoạn này đàn bò tăng
mạnh nhất trong giai đoạn 2013 – 2014, đây là giai đoạn xã đã hoàn thành quy
hoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cùng với các chính sách khuyến
khích người dân phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều hộ tham gia chăn nuôi cũng như mở rộng quy mô nuôi.
Trong năm vừa qua trên địa bàn xã xuất hiện khá nhiều rủi ro, chủ yếu là
rủi ro về dịch bệnh, thị trường, thức ăn, tuy nhiên với sự quản lý chặt chẽ của

7


chính quyền địa phương và kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm của người dân
những rủi ro này luôn được kiểm soát chặt chẽ.
(2) Chuồng trại chăn nuôi của các hộ đa số đã được kiên cố hóa, phương
thức chăn nuôi có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tận dụng sang bán công nghiệp và
công nghiệp. Những rủi ro chính xuất hiện ở các hộ điều tra là rủi ro về con
giống (31,7%) dịch bệnh (70%), thức ăn (35%), kỹ thuật (25%), tài chính
(41,7%), thị trường (100%). Đây là những rủi ro thường gặp trong chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng.

(3) Nam giới là người đóng vai trò chính trong quản lý rủi ro chăn nuôi
bò sữa của hộ, vai trò của nữ giới được biết đến chủ yếu là tham gia các công
việc chăm sóc, nuôi dưỡng hàng ngày và cùng bàn bạc với chồng trong các
quyết định quản lý rủi ro. Tỷ lệ nam giới đóng vai trò chính trong quản lý rủi
ro con giống là 76,7% cao hơn nữ giới 61,7%, dịch bệnh 68,3% gấp hơn 2,7
lần nữ giới , kỹ thuật 70% gấp hơn 3,8 lần nữ giới, tài chính 68,3% cao hơn
nữ giới 43,3%, thị trường 65% gấp hơn 2,4 lần so với nữ giới.
(4) Các yếu tố chính ảnh hưởng đến vai trò của giới trong quản lý rủi ro
chăn nuôi bò sữa là trình độ học vấn, kinh nghiệm chăn nuôi, sự tham gia vào
các lớp tập huấn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: khả năng tiếp cận vốn,
khả năng tiếp cận thông tin, văn hóa, phong tục tập quán và yếu tố chủ quan.
(5) Các giải pháp đề xuất tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức về bình đẳng giới, năng cao kiến thức chuyên môn cho cả hai giới
trong đó quan tâm nhiều hơn đến nữ giới, nâng cao vị thế, tiếng nói, sự tự tin
cho nữ giới và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực cho nữ giới.
Cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị với Nhà nước, chính
quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể về công tác chỉ đạo và công tác tuyên
truyền nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới nói chung và nâng cao vai trò của
giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi nói riêng.

8


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể
cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là một trong hai ngành
sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là khu vực sản xuất chủ yếu đảm
bảo việc làm và đời sống cho xã hội.Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu

đời trong phát triển nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông - lâm
nghiệp và thuỷ sản ở mức 47,5% (Tổng cục thống kê,2014). Được sự hỗ trợ
tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanh
nghiệp, lực lượng nông dân cả nước, kết quả phát triển toàn ngành nông
nghiệp đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành cứu cánh trong thời kì
nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp, đóng vai
trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, tận
dụng những lợi thế về khí hậu, đất đai, lực lượng lao động dồi dào giàu kinh
nghiệm sản xuất, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng ở
nước ta đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế của mình, theo báo
cáo kinh tế - xã hội năm 2014 của tổng cục thống kê tổng đàn bò sữa cả nước
là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2013 và có xu hướng tiếp tục tăng.
Nhận biết được thế mạnh này Đảng và Nhà nước đã đưa nhiều chính
sách hỗ trợ để phát triển chăn nuôi bò sữa như chính sách về vốn, con giống,
thú ý,…, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung, quy
mô lớn, cách xa khu dân cư, có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi, ngân
hàng, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và liên kết giữa hộ chăn nuôi bò sữa
với các hộ trồng cỏ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động trong nông
nghiệp, tăng giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
Đi kèm với những thuận lợi đó còn rất nhiều những khó khăn thách
thức mà ngành phải đối mặt. Chăn nuôi chịu nhiều tác động của điều kiện tự
9


nhiên, khí hậu cũng như giá cả thị trường đó là những rủi ro cản trở sự phát
triển của ngành chăn nuôi. Rủi ro trong chăn nuôi rất khó lường trước, nguyên
nhân rủi ro chủ yếu là do dịch bệnh, biến động giá cả thị trường, thiếu nguồn
thức ăn chăn nuôi, người dân thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro, …
Rủi ro gây ra những thiệt hại lớn về vốn, giảm thu nhập, lợi nhuận, ngưng trệ

sản xuất và đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp ở đây chính là hộ nông dân.
Đa số chăn nuôi ở nước ta còn nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình có sự
tham gia của cả gia đình. Phụ nữ được coi là phái yếu, bên cạnh việc tham gia
sản xuất họ còn phải gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc con cái nên họ
thường đảm nhận những công việc đơn giản hơn như các khâu cho ăn và vệ
sinh chuồng trại, chăn thả, bán sản phẩm trong khi người chồng thường đảm
nhận việc chọn giống, quyết định quy mô nuôi, xây dựng chuồng trại hay việc
mua sắm vật tư chăn nuôi,… sự phân công lao động như vậy cho thấy việc
quản lý rủi ro của hộ do cả vợ và chồng đảm nhận. Do đó, việc nghiên cứu,
đánh giá đúng vai trò của nam và nữ trong quản lý rủi ro là rất cần thiết, góp
phần để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro.
Mộc Bắc là xã thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nằm ven đê sông
Hồng là vùng có vị trí địa lý và tài nguyên thích hợp cho phát triển chăn nuôi
bò sữa quy mô lớn. Chăn nuôi bò sữa ở xã đã xuất hiện từ năm 2002 nhưng
gần đây mới phát triển. Ngày 26/4/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban
hành Quyết định số 409/QĐ-UBND về “Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa
tỉnh Hà Nam năm 2014 – 2015” và đã được phê duyệt, trong đó nêu rõ lấy xã
Mộc Bắc huyện Duy Tiên làm trung tâm phát triển bò sữa của tỉnh, khuyến
khích nông hộ mở rộng quy mô nuôi theo hình thức tập trung, quy mô lớn,
nằm ngoài khu dân cư. Việc khuyến khích này đem lại cho người dân nhiều
thuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, rủi ro rình rập, đòi hỏi hộ
phải có khả năng làm chủ, quản lý rủi ro để có thể gặt hái được thành công.
Hộ chăn nuôi phản ứng với rủi ro theo nhiều cách khác nhau như:
chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi khác, sản xuất cầm chừng hay là thu hẹp

10


quy mô… Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc chăn nuôi kém hiệu quả, người
dân lo sợ rủi ro không dám đầu tư. Cái mà hộ cần là cách đối mặt với rủi ro,

khắc phục đến mức thấp nhất thiệt hại từ rủi ro để đem lại hiệu quả cao trong
chăn nuôi.
Do vậy, đề tài “Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi
bò sữa tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” được
chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của giới và các yếu tố ảnh hưởng đến
vai trò của giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của giới trong công tác quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa
của hộ, góp phần đạt được mục tiêu bình đẳng giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Mộc Bắc và những
rủi ro mà các hộ chăn nuôi bò sữa đang gặp phải, vai trò của giới và các yếu tố
ảnh hưởng đến vai trò của giới trong việc quản lý rủi ro, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Hệ thống hóa cơ sở Lý luận và thực tiễn về vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân.



Phân tích vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các
hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro
trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh

Hà Nam.



Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong
chăn nuôi bò sữa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

11




Đối tượng điều tra
- Hộ gia đình có cả vợ và chồng cùng tham gia chăn nuôi bò sữa trong

xã Mộc Bắc là đối tượng điều tra chính của đề tài.
- Cán bộ quản lý, phụ trách bò sữa tại xã.


Đối tượng nghiên cứu
- Các rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân trong xã và sự

tham gia của nam giới và nữ giới trong quản lý rủi ro những đó.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong
chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân trong xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu



Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tập trung vào vai trò của vợ và chồng đối với quản lý

những rủi ro chính như: rủi ro con giống, dịch bệnh, kỹ thuật, tài chính, thị
trường tại các hộ chăn nuôi bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họ
đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa.
Để thuận tiện cho việc điều tra và xử lý số liệu, nghiên cứu giả định trong
các hộ chăn nuôi bò sữa người vợ và chồng nắm giữ vai trò chính trong chăn
nuôi và quản lý rủi ro, các con trai, con gái của hộ nắm vai trò không đáng kể.


Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2012 đến năm 2014, số liệu sơ cấp

thu thập năm 2015, thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 7/ 2015 đến
tháng 12 /2015


Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
12


2.1.1 Lý luận về giới và vai trò của giới
a. Khái niệm về giới

Giới và giới tính là hai thuật ngữ đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên,
trong thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái
niệm này hoặc cho rằng cả hai không có gì khác biệt hoặc chỉ muốn nói đến
hai nhóm người: phụ nữ và nam giới.
Khái niệm về giới lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh vào những năm 60
và ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ 20 (UNDP, 1997).
Giới là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm, quyền
lợi mà xã hội định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các kiểu
phân chia nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận đến các nguồn lực.
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm
khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội
xác lập nên. Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn
hóa và kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do đó vai
trò của giới có sự biến động và thay đổi theo không gian và thời gian (Trần
Thị Quế, 1999 và Nancy J.Hafkin, 2002).
Theo SEAGEP (2001)


Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thái
độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá
trình học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có

thể thay đổi được.
• Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể
thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt
sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính.
Như vậy:
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ sinh học.
Sự khác biệt này liên quan đến tới quá trình tái sản xuất con người và di
truyền nòi giống.


13


Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
các kì vọng liên quan đến nam và nữ.
b. Đặc trưng cơ bản của giới
- Do dạy và học mà có: Từ khi trẻ sinh ra đã được dạy dỗ để làm con
trai hay con gái theo chuẩn mực, khuôn mẫu trong xã hội. Cùng với thời gian,
trẻ bước đầu có nhận biết thì tự chúng bắt đầu bắt chước hoặc học làm con gái
hay làm con trai.
- Đa dạng: Những khác biệt trong quan niệm xã hội giữa nam giới và
nữ giới liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống như công việc, vị thế, mức
thù lao, tính cách…
- Luôn thay đổi: Những quan niệm xã hội về phụ nữ và nam giới bị tác
động của nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị. Những yếu tố này thay đổi
thì một số quan niệm về giới cũng thay đổi.
- Có thể thay đổi được: Khác với giới tính không thể thay đổi được,
giới có thể thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi trong
nhận thức và chuẩn mực xã hội.
c. Sự khác nhau giữa giới và giới tính
Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữa
nam giới và phụ nữ, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội
do các nhóm xã hội con người tạo ra. Những quan niệm về giới luôn nảy sinh
từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã hội khác
nhau (Nguyễn Đức Truyến và Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2000).
Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính
để giải thích sự khác biệt về giới.



Giới và giới tính

Giới
Giới tính
Giới mô tả chúng ta thể hiện nam tính Giới tính mô tả chúng ta là nam hay
hoặc nữ tính
nữ

14


Giới là:
Giới tính là

Được xây dựng nên bởi xã hội
• Sinh học – đó là những đặc
– nó là những vai trò, trách
tính thể chất đã có từ khi chúng
nhiệm và hành vi mong đợi ở
ta sinh ra.
nam và nữ trong một văn hóa
• Phổ biến – những đặc tính về
hoặc xã hội cụ thể.
tình dục giống nhau trên toàn

Văn hóa – những yếu tố của
thế giới – nam giới có dương vật
giới khác nhau giữa các nền văn
và phụ nữ có âm đạo ở tất cả các
hóa và bên trong các nền văn

nước
hóa.
• Bạn được sinh ra với giới tính

Những vai trò về giới là được
của bạn – điều này không thể
học tập – chúng phát triển và
thay đổi.
thay đổi theo thời gian.

(Nguồn: Peter Chown, 2008)
Nam giới được coi là phái mạnh, trụ cột của gia đình. Với tính cách
mạnh mẽ, quyết đoán, năng động,… nam giới thích hợp với những công việc
nặng nhọc, tham gia vào cộng đồng nhiều hơn nữ giới, trong khi nữ giới được
coi là phái yếu, với bản tính dịu dàng, mềm yếu, tỷ mỉ,… thiên chức của phụ nữ
là làm mẹ, chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, họ thích hợp với những công việc
nội trợ và ít tham gia vào cộng đồng hơn là nam giới.


Sự khác biệt về giới được thể hiện ở các khía cạnh:

Vai trò: Cả nam giới và phụ nữ đóng nhiều vai trò trong xã hội và các
vai trò này là khác nhau theo giới. Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng
xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm
và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong
một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó. Đó cũng là các mối quan hệ
giữa phụ nữ và nam giới: ai nên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng
tiếp cận nguồn lực và các lợi ích (Trần Mai Hương và cộng sự, 2004).
Phụ nữ thường thực hiện một lúc nhiều vai trò trong khi nam giới
thường tập trung chủ yếu vào vai trò sản xuất.


15


Phụ nữ thường làm phần lớn các công việc tái sản xuất, họ cũng làm
nhiều loại công việc cộng đồng. Nam giới thường là người lãnh đạo và ra
quyết định, phụ nữ thường là người thừa hành.
Phụ nữ và nam giới ngay cả khi làm cùng một việc thì vẫn có thể thực
hiện theo các cách khác nhau.
Sự phân công lao động: Sự phân công lao động theo giới đề cập đến
công việc khác nhau của nam giới và phụ nữ trong gia đình, trong sản xuất và
trong cộng đồng. Công việc của phụ nữ thường được trả lương thấp và bị coi
thường, trong khi nam giới được giao công việc có tầm quan trọng về mặt xã
hội tương đối cao hơn (Nguyễn Thị Nghĩa và Bùi Thị An, 2002).
Sức khỏe: Phụ nữ phải cáng đáng gánh nặng công việc nhiều hơn nam
giới, ít có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến hậu quả là họ thường phải làm việc quá
sức, điều này có nhiều tác động lên sức khỏe và thể chất, mặt khác còn do yếu
tố di truyền bẩm sinh và vấn đề chăm sóc sức khỏe khác nhau giữa các giới.
Tâm sinh lý: Nam giới có tâm lý cứng cỏi, mạnh mẽ, hành động dựa
vào lý trí… trong khi phụ nữ thì dịu dàng, tình cảm…
Quan niệm xã hội: Khi sinh ra, con người không mang những đặc
tính giới. Những đặc tính giới chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động ở
gia đình và ngoài xã hội.
d. Vai trò của giới
Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam
giới thực tế đang làm. Thông thường đây cũng là những công việc mà xã hội
trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà.
Phụ nữ và nam giới đóng vai trò khác nhau trong ba mặt:
Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch
vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu

nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt
động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham

16


gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn
nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Vai trò sản xuất
của giới trong nông nghiệp liên quan đến việc ra quyết định sản xuất - kinh
doanh (sản xuất sản phẩm và dịch vụ gì và bao nhiêu, dùng công nghệ gì và
như thế nào?), quá trình sản xuất kinh doanh ai điều hành và như thế nào?)
quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh (ai quyết định điều gì và quyết
định như thế nào khi xảy ra rủi ro hay có cơ hội), quá trình sản xuất thành quả
kinh doanh.
Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy
dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc
chăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ,
chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc
sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao
động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi
được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh
tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công
việc tái sản xuất.
Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch
vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai;
nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động
cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công
việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh
thần của cộng đồng.


e. Nhu cầu giới, bình đẳng giới và công bằng giới

17


* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát
từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu
cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình.
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều
kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong
phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại
của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra
từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu
giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay
do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể.
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của
phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những
lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo
hướng bình đẳng.
* Bình đẳng giới được hiểu là nam giới và nữ giới có cùng vị thế bình
đẳng trong xã hội, cùng hưởng những điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả
năng của mình, cùng có cơ hội như nhau để tham gia, đóng góp và hưởng lợi
từ công cuộc phát triển.
Bình đẳng giới mang lại lợi ích cho cả nam và nữ. Nó khác với những
quan tâm chỉ của phụ nữ, hay những quan tâm cho riêng phụ nữ. Bình đẳng
giới thể hiện ở chỗ trao quyền và tạo đà phát triển cho cả nam và nữ. Trao
quyền không có nghĩa là rút quyền của người này trao cho người kia mà là
phát huy quyền của mỗi người, phát huy quyền tập thể, phát huy sức mạnh
tinh thần và sự tự tin của mỗi cá nhân.

* Công bằng giới là nói về cách ứng xử công bằng, là những hành động
và các quy định nhằm điều chỉnh bất bình đẳng để khắc phục những bất lợi để
phụ nữ được làm việc trong những điều kiện bình đẳng với nam giới. Công
bằng giới là cách thức, là công cụ để đạt được bình đẳng giới.

18


2.1.2 Lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro
2.1.2.1 Rủi ro
a. Các quan niệm khác nhau về rủi ro
Theo tác giả Allan Willett trong sách “The Economic theory of risk and
insurance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951: “Rủi ro
là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”.
Trường phái truyền thống cho rằng: rủi ro được xem là sự không may
mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều
không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Khác với trường phái truyền thống, trường phái hiện đại quan niệm: rủi
ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa
mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con
người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn
chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho
tương lai.
Đoàn Thị Hồng Vân (2002) cho rằng rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát
hư hại đó là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc
chắn… hay là sự tổn thất về tài sản, lợi nhuận thực tế so với dự kiến.
Các quan điểm trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng hai
vấn đề:

- Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc.
- Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi.
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người không có khái niệm
hoặc không liên quan đến thì họ không có rủi ro. Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro
với người đi đường nhưng người ở trong phòng đóng kín cửa, không bị ảnh

19


hưởng thì không có rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năng
ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng.
Trong thực tế người ta thường nhầm lẫn giữa rủi ro và sự không chắc
chắn. Sự không chắc chắn là tình trạng các biến cố có khả năng xảy ra và xác
xuất của nó không biết trước.
Phân biệt rủi ro và sự không chắc chắn: P. H. Callkin và cộng sự của
ông (1983) nói rằng F. H. Knight (1921) đã phân biệt giữa rủi ro (risk) và sự
không chắc chắn (Uncertainty). Theo Knight, rủi ro tồn tại khi người sản xuất
biết vùng kết quả (Outcome) có khả năng xảy ra và xác suất của vùng kết quả
đối với quyết định của anh ta. Ngược lại sự không chắc chắn xảy ra khi các
kết quả hoặc sự kiện (event) xảy ra và xác suất của chúng không biết được.
b. Đặc điểm của rủi ro


Rủi ro thường xuất hiện phổ biến trong các hoạt động kinh tế. Những biến
động bất lợi về sản xuất, kinh doanh như lãi suất tăng, thu nhập giảm…



Khó dự đoán được thời gian xảy ra và thiệt hại mà rủi ro gây ra.




Rủi ro rất đa dạng và khó lường trước.



Có thể đo lường được tần xuất xảy ra rủi ro trong một đơn vị thời gian
Con người có thể nhận thức và phòng tránh được rủi ro, giảm thiểu
thiệt hại từ rủi ro nếu có biện pháp phòng trừ, khắc phục tốt.
c.

Nguyên nhân của rủi ro

Nguyên nhân khách quan:
Rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau do thiên nhiên gây ra
như: lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh…
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ một mặt làm tăng
năng suất chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho
cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác luôn tồn tại mặt trái
của nó, đó là việc áp dụng công nghệ không phù hợp điều kiện hoàn cảnh…

20


Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên. Rủi ro loại này
có thế gây nên thiệt hại ở phạm vi rất rộng và thường ảnh hưởng tới mọi
thành viên trong xã hội chẳng hạn như: khủng hoảng kinh tế, biến động cung
cầu lớn, chiến tranh, trộm cắp…
Nguyên nhân chủ quan:
Do lỗi bất cẩn của con người, hoặc do lỗi của người thứ ba.

Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người
những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều
tài sản, làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đời sống
kinh tế xã hội.
c. Phân loại rủi ro

Có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro. Tuy nhiên, trong nông
nghiệp rủi ro thường được chia thành những loại sau:
 Rủi ro động và rủi ro tĩnh

Rủi ro động là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng xảy ra tổn thất
vừa có khả năng kiếm lời.
Rủi ro tĩnh là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không
tổn thất chứ không có khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với
một khả năng xấu, khả năng tổn thất nên người ta gọi là rủi ro thuần tuý (hay
rủi ro thuần). Rủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xảy ra đối với cả ba đối
tượng: tài sản, con người, trách nhiệm.
 Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

Xét về tính chất hậu quả của rủi ro có thể chia rủi ro thành hai loại:
Rủi ro tài chính: có thể tính toán và xác định được hậu quả bằng tiền.
Rủi ro phi tài chính: không thể tính toán và xác định hậu quả bằng tiền.
Theo Hardaker (1997), Bộ Nông nghiệp Mỹ (1999), World Bank
(2002), Rasaswami (2003) Rủi ro trong nông nghiệp được chia thành những
loại sau:
21





Rủi ro trong sản xuất: Xuất phát từ những bất lợi không thể lường trước được

như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,…
• Rủi ro về thị trường: Những biến động bất lợi khó lường trước về giá cả thị
trường đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nghiệp.
• Rủi ro về kỹ thuật: Là những rủi ro xuất phát từ việc áp dụng các kỹ thuật mới
nhưng không đem lại hiệu quả.
• Rủi ro về con người: những sự việc không mong muốn xảy ra với con người
như bệnh tật, tai nạn lao động làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
• Rủi ro về thể chế chính sách: Những quy định của nhà nước, chính quyền địa
phương không phù hợp dẫn đến những rủi ro trong sản xuất.
• Rủi ro trong tài chính và tín dụng: Là những rủi ro gây ảnh hưởng đến mặt tài
chính của doanh nghiệp như khả năng trả nợ và thanh toán vì một lý do nào
đó như lãi vay tăng, thu nhập giảm…
2.1.2.2
Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa và những rủi ro gặp phải trong
chăn nuôi bò sữa
a. Chăn nuôi bò sữa
Nhắc tới chăn nuôi bò sữa, mọi người sẽ nghĩ ngay đến nghề chăn nuôi
đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao và yêu cầu về kỹ thuật là tương đối phức tạp.
Cũng như một số động vật khác, bò sữa cần một lượng dinh dưỡng để duy trì
cuộc sống (hô hấp, hoạt động tim mạch, vận động,...) ngoài ra, bò sữa cần một
lượng dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng, nuôi thai và sản xuất sữa. Chúng ta
hãy thử hình dung: hàm lượng vật chất khô (các chất đạm, đường, mỡ,
khoáng...) trong sữa trung bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vật
chất khô). Như vậy, một con bò sữa (giả sử nặng 400kg) có sản lượng sữa
trung bình 4000 kg/chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra một lượng vật
chất khô 480kg, nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với khối lượng cơ thể bản thân nó.
Điều đó muốn nói lên rằng, việc cung cấp thức ăn đầy đủ, với chất lượng tốt cho
bò sữa quan trọng biết chừng nào. Chúng ta không thể có nhiều sữa, sữa chất

lượng tốt khi chỉ cho bò ăn rơm lúa hoặc các thức ăn kém phẩm chất.
Thức ăn của bò sữa rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp,
công nghiệp chế biến cũng là nguồn thức ăn rất có giá trị nuôi bò sữa. Việc
22


tận dụng các nguồn thức ăn này kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật để xử lý, bảo quản cho phép chúng ta hạ giá thành sản phẩm và nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa một cách đáng kể.
Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để bò đẻ càng nhiều càng tốt, tốt
nhất là năm một. Chỉ khi bò chửa, đẻ ta mới có sữa, có bê con. Như vậy,
ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh, vấn đề
đặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời, phối tinh với chất lượng tốt, đúng
kỹ thuật, đúng thời điểm, để làm sao bò cái sớm có chửa lại sau khi đẻ, tức là
rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Muốn vậy, không nên coi phát hiện động dục là
một công việc tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà là công việc có chương trình, có kế
hoạch. Để nâng cao hiệu quả, cần có quyển sổ theo dõi động dục và các diễn
biến quá trình sinh sản của từng con bò cái: ngày đẻ, đẻ như thế nào (đẻ dễ
hay khó), ngày động dục, ngày phối, phối loại tinh gì, ai phối…
Cuối cùng Vắt sữa là một công việc nặng nhọc, bò sữa cho ra nhiều sữa
khi nó ở trong trạng thái thoải mái, bò sữa cũng có “tình cảm” với người nuôi
nó. Chính vì vậy, ngoài việc cần tuân thủ các quy định kỹ thuật vắt sữa như
đúng giờ giấc, vệ sinh vắt sữa, cố định nơi vắt sữa, người vắt sữa... chủ nuôi
hoặc những người hàng ngày trực tiếp chăm sóc, cho bò ăn nên đảm nhiệm
công việc vắt sữa.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa:
Giống và cá thể: Giống là yếu tố cơ bản, không có giống tốt thì nhất
định không có sản lượng sữa cao. Các giống bò địa phương hiện nay do chưa
cải tạo nên sản lượng sữa thấp. Trong cùng một giống cùng điều kiện nuôi
dưỡng, sản lượng sữa cũng không giống nhau, có con cao con thấp do quá

trình sinh trưởng, phát dục, kết cấu về giải phẫu, tổ chức các cơ quan khác
nhau, đặc biệt là tuyến vú.
Thức ăn: Trong khi tiết sữa nếu thiếu thức ăn, bò sữa sẽ huy động
nguồn dinh dưỡng trong cơ thể trong quá trình tạo sữa, nhưng không được

23


lâu, cơ thể sẽ gầy sút và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng sau này. Nếu lượng
thức ăn dư thừa bò sẽ béo lên.
Chăm sóc quản lý: Chăm sóc quản lý không những ảnh hưởng đến sản
lượng sữa mà còn ảnh hưởng đến bệnh tật, tỷ lệ sinh sản, tính tình… tất cả
đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản lượng sữa.
Kỳ cho sữa: Trong một kỳ cho sữa thường tháng thứ 2 có sản lượng sữa
cao nhất sau đó sản lượng sữa giảm dần. Trong một đời con bò sữa lượng sữa
đạt cao nhất lúc 4 – 8 năm tuổi.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa như: kỹ thuật
vắt sữa, tuổi đẻ lứa đầu, tháng có thai, tầm vóc của bò sữa, động dục, tỷ lệ đẻ,
sẩy thai, ảnh hưởng do dùng thuốc…
Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn
nhưng cũng là một nghề góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cao
cho nhiều hộ dân.
b.

Những rủi ro thường gặp trong chăn nuôi bò sữa
Rủi ro phải nhắc đến đầu tiên trong chăn nuôi bò sữa đó là rủi ro về con

giống. Để mua được một con giống đẹp, tốt người chăn nuôi phải bỏ ra từ 70
– 85 triệu đồng, nhưng do nguồn cung giống chưa ổn định, hộ chăn nuôi chưa
có kinh nghiệm chọn giống nên ban đầu mua con giống nhiều hộ gặp phải rủi

ro, điển hình như bò bị yếu chân sau, bò không đủ tiêu chuẩn nuôi lấy sữa,
mắc bệnh… Những con bò này buộc phải bán thịt, như vậy rủi ro về con
giống không đạt yêu cầu gây ra thiệt hại rất lớn về tài chính đối với người
chăn nuôi.
Tiếp theo là rủi ro về nguồn thức ăn cho bò. Bò sữa muốn cho nhiều
sữa cần có một lượng lớn thức ăn (đa phần là thức ăn xanh) để duy trì cơ thể
và sản xuất sữa, các hộ chăn nuôi bò sữa phải trồng cỏ để cho bò ăn, tuy nhiên
vào mùa khô hạn nguồn thức ăn xanh thường thiếu trầm trọng, người chăn nuôi
phải bổ sung thêm cỏ tự nhiên và các nguồn thức ăn khác nhưng vẫn còn thiếu,

24


việc thiếu thức ăn sẽ làm bò gầy yếu, tiết sữa kém, chất lượng sữa không đạt
tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến việc thu mua sữa đầu ra và thu nhập của hộ.
Dịch bệnh là loại rủi ro đặc trưng trong chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi bò sữa nói riêng. Bò sữa là động vật “nhạy cảm” và “khó tính” nếu như
không được chăm sóc cẩn thận thì bò rất dễ mắc bệnh, các bệnh điển hình
thường xuất hiện đó là viêm vú do vệ sinh vú khi vắt sữa không tốt, bệnh này
gây ra thiệt hại rất lớn đối với chất lượng sữa, nếu bệnh nặng bò mẹ cần xem
xét loại thải, ngoài ra còn bệnh lở mồm long móng, cảm nóng khi nhiệt độ
môi trường nuôi quá cao, bệnh do ký sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ…
Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao,
nhưng khi nuôi ở các hộ nông dân đa số các hộ nuôi dựa vào kinh nghiệm
chăn nuôi truyền thống, chưa qua đào tạo bài bản, do đó mà tỷ lệ rủi ro về kỹ
thuật có khả năng xảy ra tương đối cao. Rủi ro kỹ thuật xảy ra khi bà con chăn
nuôi không nắm được những kỹ thuật như kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồng
trại, cho ăn, phòng trừ bệnh, vắt sữa hoặc áp dụng những kỹ thuật mới nhưng
không phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ… dẫn đến xảy ra những rủi ro
khác như bò mắc bệnh.

Hộ chăn nuôi đầu tư vào sản xuất bằng vốn đi vay, các nguồn vay có
thểtừ các ngân hàng, quỹ tín dụng chính thống và phi chính thống, hoặc vay
nặng lãi, Rủi ro về tài chính thể hiện thông qua việc hộ không có đủ khả năng
để trả vốn và lãi vay, hay hộ không vay được vốn để đầu tư sản xuất nguyên
nhân của rủi ro này có thể do hộ đầu tư sản xuất thất bại, không có thu nhập
hoặc rất ít.
Bảo quản sữa tươi cũng là một khâu quan trọng dễ gặp phải rủi ro vì
sữa dễ bị nhiễm khuẩn, đa số hộ chăn nuôi sau khi thu sữa sẽ xuất ngay cho
đơn vị thu mua, tuy nhiên rủi ro về bảo quản xảy ra ngay ở khâu vắt sữa do
thùng chứa sữa không đảm bảo vệ sinh, không đủ tiêu chuẩn để chứa sữa vận
chuyển đến nơi thu mua dẫn đến sữa sau khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn,

25


×