Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Liên kết sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh tại xã hiệp thuận huyện phúc thọ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.87 KB, 100 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình Quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

DN

Doanh nghiệp

NTG

Người thu gom

NSX

Người sản xuất



Lao động

ĐH

Đại học




Cao đẳng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

HPN

Hội phụ nữ

HND

Hội nông dân

MTX

Măng tây xanh


CNH- HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng


PHẦN TÓM TẮT
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu về các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ MTX của các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ , thành
phố Hà Nội. Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng, nội dung và các yếu tố ảnh
hưởng đến liên kết của quá trình sản xuất và tiêu thụ MTX.Từ đó đưa ra những định
hướng, giải pháp đối với vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ MTX của xã.
Trước khi nghiên cứu thực tiễn, tìm hiểu và góp phần hệ thống hoá cơ sở lý
luận về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong đó, khái niệm liên
kết được hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây.
Đồng thời, từ khái niệm về liên kết, các đặc điểm, vai trò và ý nghĩa về liên kết, tác
giả đã khái quát lên về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và cho
phát triển sản xuất- tiêu thụ MTX nói riêng.
Trong quá trình tiến hành, đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ
caaos và thứ cấp, phương pháp xử lí số liệu và phân tích thông tin. Phương pháp mô
tả dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trong xã, thực trạng sản xuất và tiêu thụ
MTX trong xã, đồng thời mô tả được những hộ không tham gia liên kết của từng giai
đoạn, từng chuỗi cung ứng bằng việc mô tả theo cách thức tham gia liên kết. Phương
pháp thống kê so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu với nhau qua đó thấy được ảnh
hưởng của mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ MTX.
Quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Xã Hiệp Thuận, Với diện tích đất tự nhiên là 647,15ha, diện tích đất nông

nghiệp là 446,29 chiếm 68,96% diện tích đất tự nhiên( số liệu năm 2014), thu nhập
của người nông dân chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vốn là xã có truyền
thống làm vụ đông nên nông dân đã chủ động đưa những giống cây có giá trị kinh tế
cao vào gieo trồng. Cây MTX đang có bước dịch chuyển về diện tích, năng suất, sản


lượng, giá trị. Diện tích MTX bình quân của xã có sự thay đổi từ năm 2012 đến 2014.
Năm 2014 tăng 1,5ha so với năm 2012. Quy mô mở rộng làm cho năng suất và sản
lượng cũng được cải thiện qua các năm. Nhưng hầu hết năng suất trung bình vẫn ở
khoảng 30kg/ha. Năng suất bình quân tăng qua các năm, sản lượng thay đổi phụ thuộc
vào năng suất và diện tích qua các năm. Giá bán những năm gần đây có chiều hướng
biến động tăng lên . Cụ thể như hiện tại giá MTX mà người nông dân đang bán có khi
lên cao nhất là 90 nghìn đồng/kg măng loại I và 35 nghìn đồng/kg măng loại III.
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ MTX tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ,
Thành phố Hà Nội đã diễn ra rất nhiều mối liên kết. Có nhiều tác nhân tham gia như
NSX, hộ thu gom, HTX, công ty, đại lý cửa hàng….. Mỗi tác nhân có vai trò riêng
trong khâu liên kết.
Liên kết ở các khâu cung ứng giống, phân bón, BVTV, vốn, chuyển giao công
nghệ kỹ thuật, tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức thoả thuận miệng, thiếu tính pháp lý,
ràng buộc lỏng lẻo, do vậy hiệu quả kinh tế của liên kết đem lại không cao. Sự phân
chia lợi ích giữa các tác nhân chưa đồng đều, chưa có sự chia sẽ rủi ro, trong đó người
sản xuất luôn chịu thiệt thòi nhất như lợi nhuận thấp, bị ép giá, nguy cơ rủi ro luôn
rình rập do thời tiết khí hậu, điều kiện tự nhiên.
Sản xuất MTX tại xã HiệpThuận thời gian qua đã được một số kết quả nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế như: chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, coi trọng
đối với liên kết, còn nhiều sự bất cập trong công tác khuyến nông, thị trường tiêu thụ
còn nhỏ lẻ, manh mún, trình độ người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa
thực sự phát triển…
Để hoàn thiện và tăng cường mối liên kết giữa các khâu trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ thì các chủ thể tham gia liên kết cần làm tốt vai trò của mình và

khuyến khích các nhà giúp đỡ tạo điều kiện cho các mối liên kết được hoàn thiện hơn.
Đồng thời cần thực hiện tốt các giải pháp chung và giải pháp cụ thể đã đề ra.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Sản xuất
nông nghiệp đã cung cấp lương thực, thực phẩm, cho sự phát triển xã hội, đồng
thời là yếu tố đầu vào đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Bên
cạnh đó, nó còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại
tệ cao, đảm bảo phát triển đất nước bền vững (Trịnh Thị Thùy, 2014). (Có thể nói
hàng hoá nông nghiệp nước ta rất dồi dào và đa dạng, tuy nhiên chất lượng sản
phẩm còn thấp, mẫu mã bao bì không hấp dẫn, ít có thương hiệu và không đồng
đều. Đồng thời hàng hóa nông nghiệp cũng phải chịu sự canh tranh gay gắt của
các doanh nghiệp hùng mạnh nước ngoài và trình độ sản xuất của chúng ta còn
thấp, sức sản xuất còn yếu. Với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi
muốn phát triển tốt, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị
trường thì các chủ thể trong nền kinh tế phải biết tìm cách liên kết với nhau.
Rau an toàn có vai trò quan trọng, là loại thực phẩm không thể thiếu trong
đời sống hằng ngày. Rau cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của còn người: Chất xơ, Vitamin, axit hữu cơ... Hiện nay thị trường
rau an toàn không ổn định, chưa có thương hiệu, chưa tạo được lòng tin cho người
tiêu dùng. Mối liên kết giữa sản xuất - tiêu thụ rau an toàn chủ yếu do nông dân và
tư thương thực hiện, mà chưa tổ chức thành hệ thống với các mối liên kết ràng
buộc trách nhiệm lợi ích giữa người sản xuất và các doanh nghiệp chặt chẽ. Vì vậy,
sản xuất rau an toàn chưa bền vững, điều này đặt ra cho ngành hàng rau an toàn
một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết.



Hà Nội, thủ đô của đất nước, thành phố lớn nhất Việt Nam nên nhu cầu về
rau rất lớn, thu hút được nhiều đối tượng tham gia vào sản xuất và kinh doanh
rau, quả an toàn. Đó là các HTX sản xuất rau an toàn; các công ty, doanh nghiệp sản
xuất, chế biến rau quả; các siêu thị, cửa hàng phân phối rau quả. Tuy nhiên, quy mô
sản xuất rau quả còn nhỏ, phân tán, chưa có nhiều vùng sản xuất rau quả tập trung.
Thông tin thị trường còn hạn chế, nhất là các yêu cầu về nhu cầu sản phẩm của đối
tác, quy định cụ thể đối với từng mặt hàng và thiếu thông tin về khả năng cung ứng
của các đơn vị sản xuất. Mặt khác, còn thiếu sự liên kết giữa các nhân tố người sản
xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng.
Được đánh giá là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng măng
tây xanh đang ngày càng phổ biến, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất thích hợp
với thực phẩm sạch như cây măng tây xanh. Loại “rau vua” này đang được nhiều
nước trên thế giới ưa chuộng, đơn hàng xuất khẩu luôn dồi dào nên nông dân có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhưng, do là cây trồng mới, sản lượng
chưa nhiều, lại phân bổ rải rác ở nhiều địa phương nên việc tập hợp số lượng
nhiều cho tiêu thụ, xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Hiệp Thuận là xã nằm ở phía Nam huyện Phúc Thọ giáp 3 huyện, 8 xã, có
công trình phân lũ đập đáy, quốc lộ 32, tỉnh lộ 421 chạy qua. Diện tích đất tự nhiên
724,15ha. Nắm được nhu cầu thị trường và vai trò của cây măng tây xanh hiện nay
HTX Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội đã đề ra mô hình trồng trồng
các loại rau sach và an toàn trên toàn xã và nổi bật hơn cả là “ HTX măng tây
xanh, rau sạch Bảo Khánh” đang là hướng đi mới , chủ lực cho sự phát triển kinh tế
tại xã Hiệp Thuận trong thời gian gần đây. Nhưng do HTX mới thành lập nên còn
gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường, kinh nghiệm sản xuất .Một hạn
chế nữa là liên kết giữa nông dân và thương lái hay người thu gom, các công ty chế
biến tiêu thụ vẫn chưa hiệu quả và lỏng lẻo. Bên cạnh đó,vai trò của Nhà nước,


chính quyền địa phương, các nhà khoa học chưa thật sự rõ nét trong quá trình sản

xuất chế biến và tiêu thụ măng tây xanh.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Liên kết
sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh tại xã Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ
thành phố Hà Nội” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2
1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh tại xã Hiệp
Thuận huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội, phân tích những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh, từ đó giải đề xuất một số giải
pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh trong thời gian
tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

-

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản nói

-

chung và măng tây xanh nói riêng.
Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh tại xã Hiệp Thuận

-

huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh


-

tại xã Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ măng tây xanh tại xã Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.2
-

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến các mối liên kết trong
sản suất - tiêu thụ măng tây xanh trên địa bàn xã Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ
thành phố Hà Nội. Mối liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người

-

sản xuất với các tác nhân khác, ….
Đối tượng điều tra khảo sát là hộ nông dân, cơ quan quản lý trên địa bàn


1.2.3
-

-

-

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại tại xã Hiệp Thuận- huyện

Phúc Thọ- Thành phố Hà Nội
Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011- 2014
Các số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 7/2015 đến 12/2015
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7/2015 đến 12/2015
Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ
măng tây xanh, và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và tiêu thụ măng tây
xanh tại Hiệp Thuận huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1

Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận chung về liên kết
2.1.1.1 Khái niệm liên kết


Liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ
kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận
thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể
hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây là một số quan điểm về liên kết:
Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức
bách khoa thì “liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh
tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng
có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước”. Mục tiêu là tạo ra mối liên
kết ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến
hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên
kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung và bảo vệ lợi ích cho nhau.

David W. Pearce ,1999 trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng liên kết thị
trường chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường
là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có
hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều này
thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006 cho rằng: “Liên kết chính là những
phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết phát triển ngày
càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế, tất cả các mối
quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa trên
nhũng hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định gọi là liên kết”.
Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì liên kết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các
chủ thể trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác
lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.
Theo quyết định số 38/1989/QĐ- HĐBT ngày 4 tháng 4 năm 1989 của Hội
đồng bộ trưởng về liên kết trong sản xuất lưu thông và dịch vụ và các văn bản của


nhà nước thì liên kết được hiểu là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn
vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có
liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo
hướng có lợi nhất
Như vậy liên kết là sự phối hợp của hai hay nhiều chủ thể nhằm phản ánh
mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế…trên cơ sở tự nguyện
nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ có thể diễn ra và thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có
nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế mà không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
2.1.1.2.Mục tiêu của liên kết
Liên kết nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng

kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân
công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác nhiều hơn tiềm
lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên
kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước (Lê Thu Hương, 2009).
Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng
cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế
của nhau, tạo cho nhau những khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết nhằm mục đích giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh
và quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý,
công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư,
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin v.v… Các hoạt
động này được ghi thành hợp đồng kinh tế .
Liên kết còn tạo ra lợi nhuận tối đa và ổn định nhằm tăng cường sức mạnh
trên thị trường ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là sợi dây nhằm gắn
kết các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách


quan thúc đẩy các chủ thể “tự nguyện” liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi
ích cho nhau. Để đạt được lợi nhuận tối đa và ổn định giữa các chủ thể tham gia
liên kết cần nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá quá trình lưu thông, tiêu
thụ sản phẩm,mở rộng thị trường để mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
2.1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Để các chủ thể tham gia liên kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững các
liên kết phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên kết
phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng
Dù liên kết dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì đây chính là mục tiêu
của mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Yêu cầu của hoạt động liên kết ấy phải
đảm bảo để sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng được phát
triển, doanh thu ngày càng tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

Liên kết phải nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày
càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại lợi nhuận cho các chủ
thể trên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận
(Đỗ Minh Thư, 2014).
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữa các
bên tham gia liên kết
Liên kết giữa các chủ thể tham gia được thực hiện một cách thuận lợi, trôi
chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao khi được xây dựng trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng và cùng chịu trách nhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại
và rủi ro. Chỉ khi tự nguyện tham gia, các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng
lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan hệ bền chặt. Tất cả các hình thức liên
kết, hợp tác, tổ chức kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát
từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa là


tiến hành trên cơ sở gò bó, gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công,
kém hiệu quả ((Đỗ Minh Thư, 2014).
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham
gia liên kết
Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết với nhau,
là chất dính với nhau trong quá trình liên kết. Các bên tham gia liên kết với nhau
thoả thuận tiến hành hợp tác, liên kết để tìm thấy những lợi ích lâu dài. Khi lợi ích
kinh tế của một hoặc một số chủ thể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng,
thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt hay phá vỡ tổ chức liên kết, mối liên kết đã được
thiết lập. Để có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định của liên kết như: phân chia
lợi nhuận, phổ biến thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phí giá cả… cần được tiến
hành thoả thuận, bàn bạc một cách công khai, minh bạch và đảm bảo công bằng
trên cơ sở những đóng góp của các chủ thể tham gia liên kết.
Sự phát triển của liên kết làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,
mức độ tập trung hoá ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tế ngày càng xích

lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn. Liên kết là sợi dây, là chất nhựa gắn bó các chủ
thể liên kết với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường. Hoạt
động liên kết là nhằm phát triển, tìm kiếm, khai thác ngày càng nhiều nguyên liệu
cho sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng, tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản
phẩm, rút ngắn và đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng và
phát triển thị trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển và
mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao (Phan Xuân Dũng, 2007).
Tuỳ thuộc loại hình tổ chức và yêu cầu của sản xuất kinh doanh, mức độ liên
kết giữa các thành viên có thể theo từng loại công việc, từng bước của công nghệ
sản xuất, theo từng loại sản xuất hoặc theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn
hoá cũng như cung ứng, sản xuất, bảo quản, tiêu thụ…
2.1.1.4. Phương thức và hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ


Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết cho
thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể rấ đa dạng,
gồm các hình thức chủ yếu là liên kết dọc và liên kết ngang và liên hiệp hóa sản
xuất.
a.


Cơ chế liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Mua bán tự do trên thị trường

Mua bán tự do trên thị trường là hình thức giao dịch trực tiếp giữa người mua và
người bán. Người mua thấy được số lượng và chất lượng hàng hoá mình cần, còn
người bán thì thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền mặt đáp ứng yêu cầu
sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện trên thị trường theo quan hệ
cung cầu. Bất kỳ bên mua hoặc bên bán hàng hoá nào, nếu thoả thuận được với
nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị trường có vai trò định giá (Đỗ Minh

Thư, 2014).
Thị trường tự do phản ánh quan hệ cung cầu của thị trường do đó trong một số
trường hợp thị trường tự do không cho hiệu quả khi nó gây ra các khó khăn trong
điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân.


Hợp đồng bằng lời nói (Thoả thuận miệng)

Hợp đồng miệng là sự thoả thuận bằng lời nói của hai bên cùng thực hiện một
hoặc một số hoạt động, công việc nào đó. Thoả thuận miệng cũng được hai bên
thống nhất về nội dung như số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm… nhưng nó được
thực hiện trên cơ sở niềm tin, độ tín nhiệm giữa các đối tác thường có quan hệ thân
thiết hay bạn hàng tin cậy. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thoả thuận
trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá. Hợp đồng miệng
có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ và các
giám sát kỹ thuật. Do đó hợp đồng miệng thường lỏng lẻo và có tính pháp lý thấp
hơn so với hợp đồng văn bản.


Hợp đồng văn bản


Hợp đồng văn bản là sự thoả thuận của các tác nhân tham gia liên kết và được
thể hiện dưới dạng văn bản. Liên kết theo hợp đồng được hiểu là quan hệ mua bán
được thiết lập từ trước khi nó xảy ra giữa người mua và người bán về giá bán,
chất lượng, số lượng của sản phẩm, những dịch vu được cung cấp như kỹ thuật, tài
chính… Khi ký kết hợp đồng hai bên sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm thi hành hợp
đồng, tạo ra sự ổn định trước những biến đổi của thị trường và việc chia sẻ lợi ích,
rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng tín dung,

trung tâm khoa học kỹ thuật… và hộ theo các hình thức:
Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá.


Bán vật tư mua lại sản phẩm.

Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết bị,
nguyên liệu đầu vào, vay vốn…
Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó hộ được sản
xuất trên diện tích đó hoặc thuê, bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp tạo sự gắn kết
bền vững giữa hộ và doanh nghiệp.
b.


Các phương thức trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Liên kết dọc
Liên kết theo chiều dọc (Vertical integration) là liên kết giữa các tác nhân

trong cùng một ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận
hoặc một số công đoạn nào đó. Liên kết theo chiều dọc là liên kết được thực
hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Kiểu liên kết theo
chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất đến phân phối
thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường các tác nhân tham gia vừa
có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời là người cung cấp sản
phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của


liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm
giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.



Liên kết dọc trong sản xuất:

Khâu liên kết:
-

Cung ứng vật tư
Dịch vụ đầu vào

Cửa hàng
đại lý, công
ty, doanh
nghiệp

HỘ SẢN XUẤT,
NÔNG DÂN
Cơ chế liên kết :
-

Ký hợp đồng
Thỏa thuận trực tiếp thông qua
chính quyền địa phương

Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý,
công ty, doanh nghiệp… với nông dân. Người nông dân có tư liệu sản xuất (đất đai,
sức lao động) họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức ăn… khi
được thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý, công ty… sẽ đứng ra ký hợp
đồng hoặc thoả thuận trực tiếp với người nông dân hoặc thông qua chính quyền
địa phương. Qua hình thức này các nhà cung cấp các đầu vào để ngời nông dân có

vật tư đầu vào và họ sẽ sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này các nhà cung
cấp vật tư sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và doanh thu được lợi nhuận
cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có đầu vào để sản
xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng… vật tư đầu vào. Khi liên kết này
được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người nông dân sẽ
chủ động về các nguồn đầu vào và sẽ yên tâm để sản xuất.


Doanh
nghiệp,
trung tâm
nghiên
cứu,các
trường đại
học,Hội
nông dân,
hội phụ nữ

Khâu liên kết:
ứng vật tư, bán vật tư
vốn, kỹ thuật, công nghệ

-

Cơ chế liên kết:
-

Hộ, doanh
nghiệp trực tiếp
sản xuất , kinh

doanh

Hợp đồng kinh tế
Sự thỏa thuận

Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản
trong liên kết này diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là các hộ,
doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các trung tâm, viện
nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng, nhà chuyển giao tiến bộ cho doanh
nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông
dân cung ứng trước vật tư để sản xuất, từ đó chủ động nguồn nguyên liệu và bán
thành phẩm cho doanh nghiệp. Liên kết này phần lớn được thể hiện qua hợp đồng
kinh tế,một phần là sự thoả thuận ngầm định nghĩa các bên tham gia nhằm đảm
bảo lợi ích hài hoà giữa các bên tham gia liên kết.
Bán vật tư, mua lại sản phẩm: phổ biến nhất là liên kết giữa các doanh
nghiệp bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm. Thực hiện
tốt công tác này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây chủ động nguồn
nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Còn nông dân
có vốn, vật tư để sản xuất và yên tâm khi có đầu ra cho sản phẩm.
khâu liên kết:

Hợp Tác Xã

-

Khâu làm đất
Thủy lợi
Chăm sóc
Hộ nông dân, tổ liên kết
sản xuất


Cơ chế liên kết:
-

Hợp đồng
Thỏa thuận miệng


Liên kết trong khâu cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đây
là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các tác nhân là tổ chức (hợp tác
xã dịch vụ), cá nhân cung cấp dịch vụ nông nghiệp với người nông dân. Khi sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, ngoài những tư liệu sản xuất chủ
yếu (đất đai, sức lao động…) hộ nông dân còn cần các dịch vụ phục vụ cho khâu sản
xuất khác như: khâu làm đất, khâu chăm sóc, thuỷ lợi.
Khi thực hiện mối liên kết này, các tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ đứng
ra ký các hợp đồng hoặc thoả thuận liên kết với người dân để cung cấp các dịch vụ
đầu vào để người nông dân thực hiện tốt khâu sản xuất. Như vậy, thông qua mối
liên kết này, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ cho người nông dân và
thu lại thu nhập cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có
dịch vụ đầu vào để sản xuất với cam kết từ nhà sản xuất mang lại như đảm bảo
chất lượng, đứng đầu vào sản xuất trong cá dịch vụ đầu vao. Khi liên kết này được
thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, nhất là trong thời
đại hiện nay.

Khâu liên kết:
Nhà khoa học

-


Chuyển giao kỹ thuật

Cơ chế liên kết:
-

Ký hợp đồng
Thỏa thuận

Người nông dân


Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học với
người nông dân, giữa nhà khoa học (trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên
gia…) với cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, giữa cán bộ kỹ thuật của doanh
nghiệp với nông dân. Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học, cán
bộ kỹ thuật sẽ chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho người dân. Khi đã được chuyển
giao khoa học kỹ thuật người nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản xuất nhằm tạo
ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Thông qua liên kết đó
người ta ký hợp đồng hoặc thoả thuận với hộ nông dân thông qua địa phương với
các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Khi liên kết
theo hình thức này người nông dân sẽ phải trả chi phí hoặc không phải trả cho đơn
vị tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó.
Trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khoa học và
tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, mạng lưới cộng tác viên cấp cơ sở, nguồn vốn xây dựng
mô hình và nhân rộng trong sản xuất để tạo nguồn hàng hoá nông sản trong quá
trình hội nhập. Vì thế cần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân để lên
kết nhằm mang lại hiệu quả.


Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm


Tiêu thụ nông sản luôn là nổi lo của người nông dân mỗi khi vào chính vụ. Mỗi năm
cứ vào lúc chính vụ thu hoạch, được mùa nông dân chưa kịp vui mừng thì đã lo về
tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của mình. Chính vì thế, nhu cầu liên kết trong khâu
tiêu thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm sản
xuất của hộ nông dân.


Trong mối liên kết này người sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ
sở tiêu thụ sản phẩm… Hộ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua tổ chức chính
quyền) ký kết hợp đồng hoặc thoả thuận miệng vơi các cam kết về số lượng, chất
lượng… để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn
nhiệm vụ của mỗi đơn vị, tổ chức thu mua sẽ phải thu mua hết số lượng như đã
cam kết với người dân. Mỗi bên liên kết đều mạng lại lợi ích cho nhau, người dân
được hưởng là được tiêu thụ hết sản phẩm mà mình làm ra với giá cả ổn định,
giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì người thu gom, doanh
nghiệp cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất, chế biếnkinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này cơ bản là vậy nhưng ngoài ra nó
còn phát sinh nhiều vấn đề. Ví dụ như trong việc tiêu thụ thì gắn vào trước đó
trong khâu sản xuất thì tổ chức đơn vị tiêu thụ có thể ứng trước một phần chi phí
đầu vào và để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình. Hay họ sẽ
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân… Nói chung, kèm theo mỗi nội
dung liên kết thì sẽ kèm theo nó những lợi ích chi phí mà mỗi bên nhận được và bỏ
ra.


Liên kết ngang
Liên kết theo chiều ngang (Horizontal integration) là liên kết diễn ra giữa

các tác nhân hoạt động trong cùng một ngành. Liên kết theo chiều ngang là hình
thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt

động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung.
Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh
nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên
nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên
kết theo chiều ngang là hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, hiệp
hội…và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.




Liên kết ngang trong sản xuất
HTX
HỘ NÔNG DÂN
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

HTX
HỘ NÔNG DÂN
DOANH NGHIỆP KHÁC

Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn,
chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh.
Nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải tổ chức được "hành
động tập thể" theo quy trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn. Quy trình
sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân được thiết lập trên cơ
sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng
hóa… Đây chính là các yếu tố để nông dân xây dựng hành động tập thể. Hàng hóa
nông sản cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để
làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản
phẩm nông sản trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ
cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mô hình liên kết ..

Trong mối liên kết này thay vì cạnh tranh gay gắt lẫn nhau ,người sản xuất
thực hiện các khâu trao đổi vật tư, phân bón, làm đất, thu hoạch.. Các hộ sản xuất
liên kết với nhau hỗ trợ, góp vốn trao đổi lỹ thuật để cùng nhau thực hiện sản xuất
dưới cơ chế hợp đồng liên kết hoặc thỏa thuận miệng.


Liên kết trong tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề khó khăn đối với nông dân sau quá trình sản
xuất hàng hóa, để giả quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tiêu thụ như
tồn đọng hàng hóa, không tìm được nơi tiêu thụ ổn định… Liên kết giữa người thu
gom với người thu gom thông qua thỏa thuận miệng hay hợp đồng liên kết.


Ngoài 2 hình thức liên kết trên, Liên hiệp hoá sản xuất: Là kiểu liên kết ở
mức độ cao theo cả chiều dọc và chiêu ngang theo một tổ chức thống nhất. Sự liên
kết này vừa làm chủ thị trường vừa làm chủ dây chuyền sản xuất, nó thể hiện ở các
hình thức: xí nghiệp liên hiệp ngành, liên hiệp các xía nghiệp ngành (Phạm Thị
Minh Nguyệt, 2006).
2.1.2 Khái quát về măng tây xanh
2.1.2.1. Lịch sử hình thành, du nhập măng tây xanh vào Việt Nam
Măng tây xanh là một loại cây trông lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi
non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp có tên gọi là ASPARAGUS có nguồn gốc
từ phía tây Châu Âu nên người Việt Nam gọi là măng tây, trên thực tế măng tây
được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức
Pháp và vào những năm 1970 ở miền Nam đã trồng ở nhiều địa phương nhưng do
vào thời điểm đó người Việt Nam chưa có điều kiện để hiểu biết về giá trị của cây
măng tây xanh nên chỉ thường dung một ít để làm cây cảnh chưa chú trọng vào
việc phát triển để làm thực phẩm cao cấp.
Nhưng tới thời kì hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế nước ta đã có hàng

trăm các nhà hàng khách sạn và thực khách đã biết đến giá trị dinh dưỡng của cây
măng tây xanh cũng như giá trị chữa bệnh của cây măng tây xanh nên nhu cầu tiêu
dung sản phẩm măng tây xanh ngày một cao
2.1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất măng tây xanh


Chọn đất trồng cây măng tây xanh
Cây măng tây xanh là một loài cây sống lâu năm có bộ rễ phát triển mạnh
nên đất trồng cây măng tây xanh phải chọn đất kỹ càng tuyệt đối không để bị ngập
úng, đảm bảo ánh nắng toàn phần trong 7-8 giờ trong ngày, nếu trồng cây măng
tây ở nơi bóng rợp thì hiệu quả không cao thậm chí còn không cho năng suất, đất


trông măng tây phải ổn định trong thời gian dài 10- 15 năm. Đất trồng cây măng
tây có thể đất thịt nhẹ, đất cồn, đất phù xa ven song hoặc đất đỏ b azan yêu càu đất
phải tơi xốp và có tầng canh tác dày trên 1m có độ PH 6.5- 7.5. Không trồng cây ở
những nơi có chất độc hại hoặc bị ô nhiễm diosin đất đã trồng cây cao su, trồng
thuốc lá vì chồi non rất dễ bị nhiễm
Khi làm luống yêu cầu mặt luống phải rộng 120-150cm, cao 40-60cm để
thoát nước tốt và tạo tầng đất dày cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh. Trên mặt luống
cách mép 30 cm đào hố vuông 30cm sâu 30cm và khoảng cách giữa các hố là 60cm.


Chọn giống và ươm giống
Người dân trồng măng tây phải dùng hạt F1 nhập khẩu có nguồn gốc rõ
ràng minh bạch và có bảo hành cho người trồng để tránh thiệt hại về kinh tế.
Hạt măng tây là loại hạt rất cứng cân xử lí trong nước pha 3 sôi 2 lạnh
khoảng 60- 700C ủ trong thời gian 6 tiếng với dung dịch kích thích phát triển rễ,
ban đêm phải cho thắp bóng 10- 20W để giữ nhiệt độ( nếu trời mùa đông)
Hằng này phải quan sát loại bỏ những hạt nép nổi, sau 2 đến 3 ngày quan sát

thấy hạt đã hút nước trương to hơn bình thường thì vớt ra chà sạch mùi chua và
nước nhớt, đem ngâm thêm 3- 6h trong nước có dung dịch khử nấm bệnh và côn
trùng, sau đó để khô ráo trong 30 phút, tiếp theo hạt phait được trải đều trên mặt
1-2 lớp vải thun để tưới phun sương chế phẩm khử nấm bệnh
Sau khi đã làm xong gấp lớp vải lại cho vào bao ni lông đem bọc lại giữ độ
ẩm 30- 50% và giữ nhiệt độ 30 0C , tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột làm hạt bị sốc,
giảm tỷ lệ nảy mầm, sau từ 3- 5 ngày hạt bắt đầu nứt mầm dung bang phíp nhỏ để
riêng vào khay đưa ra cho vào bầu, dung đũa hoặc vật cứng nhỏ chọc lỗ ở bầu đất
sau 0,5cm dung nhíp gắp nhẹ nhàng hạt đưa vào bầu và lấp hạt. Sau 5-7 ngày gieo


hạt, cây giống sẽ mọc lên, phải thường xuyên xáo đất , nhổ cỏ dại, bón NPK loãng,
phun chế phẩm kích thích rễ để cho bộ rễ phát triển nhanh chóng.


Thu hoạch
Chỉ sau 1 đêm có thể cao 10 đến 20cm, việc thu hoạch măng tây xanh khá
đơn giản có thể dung dao cắt ngang mặt đất, lưu ý thu hoạch trước 7h sang trước
khi măng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sau khi có sản lượng lớn thì cần tổ chức
thu hoạch từ đêm. Khi cây măng cao khỏi mặt đất 20 đến 25cm chúng ta có thể thu
hoạch.

Hình ảnh vườn măng tây xanh và măng tây xanh của các hộ thu gom
Yêu cầu khi đã thu hoạch phải thu liên tục, không để cách ngày năng suất
măng sẽ giảm đồng thời cây măng bị lên ngồng chất lượng kém. Sau khi thu hoạch
xong phải đem ngay vào nơi thoáng mát, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,
nhanh chóng tiến hành sơ chế, rửa sạch đất cát nhưng không để ướt đầu măng dễ
bị thôi do nước, phân loại chất lượng, sau đó sấy sạch, dung dây không có hóa chất
độc hại bó chặt đưa vào thùng cát tong, hàng hóa phải được giao trước 10 giờ sau
khi thu hoạch



2.1.3 Nội dung nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh
Mỗi một ngành nghề gồm nhiều công đoạn khác nhau, được thực hiện bở
những tác nhân nhất định. Mỗi tác nhân có thể là các pháp nhân độc lập hoặc các
bộ phận phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng đều thực hiện và hoàn thành một số
chức năng và tạo ra những sản phẩm nhất định.
2.1.3.1 Các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh.
Tham gia quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói chung và măng tây
xanh nói riêng gồm có các tác nhân sau: cá nhân, hộ gia đình, đơn vị, tổ chức kinh
tế thuộc các thành phần kinh tế tự nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để
đạt được lợi ích chng và lợi ích riêng cho mình. Trong sản xuất và tiêu thụ cói có
thể chia ra thành các loại tác nhân sau:
Tác nhân là các hộ gia đình tham gia trong sản xuất, thu gom măng tây
xanh:
Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia cung ứng đầu vào, tiêu thụ, hỗ trợ kỹ
thuật như tổ hợp tác, hiệp hội, doanh nghiệp…
Tác nhân là các tổ chức như các tổ chức tín dụng, ngân hàng, hội phụ nữ, hội
nông dân. Họ tham gia với tư cách là các tác nhân bổ trợ cho người sản xuất,
người thu gom, doanh nghiệp vay vốn.
Ngoài những tác nhân liên kết trên chúng ta còn thấy những tác nhân tham
gia hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh như trạm
khuyến nông, đại lý phân bón, cửa hàng bán măng tây xanh.
2.1.3.2 Nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh
a. Liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh


Liên kết dọc trong sản xuất



Trong quá trình sản xuất măng tây xanh, kinh nghiệm chưa cao, nguồn kinh
phí cho sản xuất còn hạn hẹp nên gặp rất nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ, hợp tác
của các ban ngành đoàn thể trong địa phương và các doanh nghiệp bên ngoài.
-

Liên kết giữa HTX – Nông Dân

HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP

Hộ nông dân, Tổ liên kết, hợp tác xã trồng măng

HTX nông nghiệp đã góp phần không nhỏ trong chuỗi hoạt động cung ứng
các dịch vụ như vật tư, tưới tiêu, bảo quản, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất măng tây xanh, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp (DN) để đầu tư
sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông
dân , Hợp tác xã trồng măng trong địa phương. Thông qua hợp đồng kinh tế
HTXNN phụ trách làm đất bằng máy cày công suất cao, hệ thống kênh mương tưới
tiêu theo tiêu chuẩn quy định, mạng điện cao áp hay mạng điện dùng trong sản
xuất cho toàn bộ hệ thống quy hoạch trồng măng tây xanh giúp các đơn vị sản
xuất tiết kiệm công lao động, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng măng càng
ngày cang tăng.
Cán bộ khuyến nông trong HTXNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất măng tây xanh. Luôn luôn theo sát tình hình sản xuất măng tây xanh
tại địa phương giúp các đơn vị trồng măng giải quyết những vấn đề khó khăn đang
gặp phải. Theo định kỳ mỗi tháng cán bộ khuyến nông cùng cán bộ bảo vệ thực vật
tổ chức gặp mặt các đơn vị trồng măng để trao đổi kinh nghiệm , giải đáp thắc mắc
của các đơn vị trồng măng.



-

Liên kết giữa doanh nghiệp – Nông dân

Doanh nghiệp

Hộ nông dân, Tổ liên
kết, hợp tác xã trồng
măng

Doanh nghiệp cung cấp hạt giống cây giống, cung ứng phân bón cho hộ nông
dân và các đơn vị sản xuất măng tây xanh thông và qua hợp đồng kinh tế giữa 2
bên. Hộ nông dân, đơn vị sản xuất măng tây xanh cam kết phải bán thành phẩm
cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đảm bảo thu mua cho hộ nông dân, đơn vị
sản xuất tránh tình trạng tồn đọng dẫn tới hư hỏng, hạt giống, cây giống doanh
nghiệp cung ứng cho đơn vị sản xuất phải đủ tiêu chuẩn. Gía cả sẽ được 2 bên thỏa
thuận ở hợp đồng trước khi kí kết. Trong bản hợp đồng liên kết quy định rõ bên
nào vi phạm phải bồi thường cho bên đối tác theo từng mức vi phạm.
Mối liên kết này giúp giảm thiểu rủi ro khi cung cầu chênh lệch quá lớn, đôi
khi người nông dân sẽ mất giá vì cầu thị trường lên cao nhưng vẫn phải bán cho
doanh nghiệp với mưc giá quy định nhưng ngược lại khi cầu thị trường giảm mạnh
nhưng doanh nghiệp bắt buộc vẫn phải mua với mức giá quy định.
-

Liên kết giữa hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thể - hộ nông dân

Với những khó khăn trong sản xuất măng tây xanh mà nông dân đang gặp phải
vấn đề tài chính có sức ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất, mức độ canh tranh
của hộ trồng măng. Hội nông dân, hội phụ nữ không trực tiếp tham gia vào quá



×