Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

phát triển bền vững làng nghề chạm khắc gỗ la xuyên, xã yên ninh, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.51 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ
LA XUYÊN, XÃ YÊN NINH, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ
LA XUYÊN, XÃ YÊN NINH, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH


Tên sinh viên

:

Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lớp

:

Niên khóa

:

Giảng viên hướng dẫn :

HÀ NỘI

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
La Xuyên là một làng nghề mộc nổi tiếng, có bề dày lịch sử hơn 1000
năm. Sức sống của làn nghề này là ở tài năng “thiên bẩm” và biết nương tựa
theo sự thay đổi của xã hội để tồn tại và phát triển. Phát triển làng nghề La
Xuyên ngày càng bền vũng hơn về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường là
mục tiêu cấp thiết và quan trọng trong việc đóng góp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đảm bảo an ninh đời sống xã hội dân làng và bảo tồn những giá trị
văn hóa truyền thống làng nghề, đặc biệt đi đôi với việc bảo vệ môi trường
sống xung quanh.Vì thế đề tài “ Phát triển bền vững làng nghề chạm khắc gỗ
La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” được thực hiện

nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế làng nghề và các vấn
đề về bảo vệ môi trường và xã hội, đồng thời phản ánh thực trạng sản xuất,
thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề, quảng bá sản phẩm. Từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PTBV làng nghề về mọi
mặt.
Tiến hành thực hiện đề tài, tôi sẽ từng bước giải quyết bốn mục tiêu
chính, cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBV làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên;
+ Tìm hiểu lịch sử và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
bền vững làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên;
+ Đánh giá thực trạng PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên những
năm gần đây trên phương diện Kinh tế -Xã hội- Môi trường;
+ Những kết quả đạt được, khó khăn, cơ hội và thách thức đang đặt ra
trong PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên thời gian tới;
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển

i


bền vững làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy:
Với sự hoạt động bền vững trong nhiều năm qua, nghề chạm khắc gỗ
La Xuyên đã tạo ra hiệu quả cao về Kinh tế Xã hội của làng nghề:
Hiện nay số hộ thuần nông rất ít, chỉ chiếm 17% tổng số hộ, số hộ làm
nghề tăng nhanh 1600 hộ tham gia hoạt động kinh doanh làm nghề. TTCN trở
thành ngành chính của làng nghề chiếm 80% cơ cấu kinh tế, nâng tỷ trọng
dịch vụ lên 75% và tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25% toàn xã; đóng
góp không nhỏ vào chuyển dich cơ cấu lao đọng của toàn xã.
Phát triển nghề và làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH; Theo nguồn từ
UBND xã Yên Ninh làng nghề La Xuyên là một trong ba làng nghề có giá trị
sản xuất cao nhất, chiếm 10% giá trị sản xuất của 27 làng nghề trong huyện.
Phát triển nghề và làng nghề kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác
như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước.v.v.. Sự
phát triển nghề và làng nghề góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao của người dân, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy phát triển
ngành dịch vụ du lịch của làng nghề nói chung và của huyện Ý Yên và tỉnh
Nam Định nói chung. Sự phát triển nghề và làng nghề góp phần duy trì, bảo
tồn di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Sự phát triển làng nghề truyền thống La Xuyên ở nông thôn đã và đang
nhận được sự quan tâm của Chính phủ, song sự phát triển còn chậm, hiệu quả
chưa cao, môi trường sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo ổn định, chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của các địa phương nước ta. Vì vậy, việc xây dựng
các giải pháp nhằm phát triển nhanh, mạnh, bền vững làng nghề truyền thống,
bảo vệ môi trường, ổn định kinh tế xã hội trong phát triển làng nghề La
Xuyên phục vụ cho hoạt động du lịch là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tôi
nghiên cứu đề tài này để làm rõ thực trạng phát triển bền vững của làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên.

ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU..................................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung:...............................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:...............................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu............................................................................................3
1.3.1. Đối tượng:........................................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA
XUYÊN, XÃ YÊN NINH, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH.....................................................................6
2.1. Một số vấn đề chung về phát triển bền vững.........................................................................6
2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững........................................................................................6
2.1.2. Quan niệm về phát triển bền vững ở Việt Nam...............................................................7
2.2. PTBV làng nghề chạm khắc gỗ................................................................................................9
2.2.1. Một số vấn đề chung về làng nghề chạm khắc gỗ............................................................9
2.2.2. Nội Dung PTBV làng nghề chạm khắc gỗ........................................................................13
2.3. Kinh nghiệm PTBV làng nghề truyền thống...........................................................................18

iii


2.3.1. Kinh nghiệm PTBV làng nghề truyền thống ở một số nước trên thế giới.......................18
2.3.2. Tình hình và kinh nghiệm PTBV làng nghề chạm khắc gỗ ở một số vùng trong nước,
làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên...........................................................................................20
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU..................................24
3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................24
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................................................25
3.1.3. Đặc điểm các hộ điều tra...............................................................................................29
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................30
3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.......................................................................30

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................................30
3.2.3. Phương pháp sử lý số liệu và phân tích thông tin..........................................................32
3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài...............................................................33
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................................35
4.1. Khái quát tình hình sản xuất PTBV làng nghề chạm khắc gỗ.................................................35
4.1.1. Lịch sử hình thành và tình hình chung trong PTBV làng nghề........................................35
4.1.2. Thực trạng phát triển làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên...............................................37
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV làng nghề chạm khác gỗ La Xuyên..................................63
4.2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................63
4.2.2. Dân cư và lao động........................................................................................................64
4.2.3. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................................64
4.2.4. Nguyên liệu đầu vào......................................................................................................65
4.2.5. Thị trường......................................................................................................................65

iv


4.2.6. Đường lối chính sách.....................................................................................................66
4.2.7. Các nhân tố khác............................................................................................................66
4.3. Thành tựu, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong PTBV làng nghề chạm
khắc gỗ La Xuyên.........................................................................................................................67
4. 3.1. Thành tựu.....................................................................................................................67
4. 3.2. Khó khăn.......................................................................................................................69
4.3.3. Thuận lợi........................................................................................................................70
4.3.4. Cơ hội............................................................................................................................72
4.3.5. Thách thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới.................................................74
4.4.Quan điểm và định hướng PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên......................................76
4.4.1.Quan điểm PTBV làng nghề chạm khắc gỗ......................................................................76
4.4.2. Định hướng PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên....................................................80
4.4. Giải pháp PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên...............................................................82

4.4.1. Đảm bảo nguồn nguyên liệu và giải pháp phát triển ưu tiên theo nhóm sản phẩm......82
4.4.2. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm...............................................................83
4.4.3. Giải pháp hỗ trợ vốn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghể.............84
4.4.4. Giải pháp quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường và đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng làng
nghề.........................................................................................................................................85
4.4.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực............................................................................85
4.4.6. Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.........................................87
4.4.7. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho làng nghề.............................................................88
4.4.8. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề chạm khắc gỗ truyền thống........88
4.4.9. Phát huy vai trò của hiệp hội nghề và làng nghề............................................................89

v


PHẦN V............................................................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................91
5.1. Kết luận.................................................................................................................................91
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................................93
5.2.1 Đối với Nhà nước............................................................................................................93
5.2.2 Đối với HTX Yên Ninh......................................................................................................93
5.2.3 Đối với người sản xuất....................................................................................................94
TÀI LIỆUTHAM KHẢO.......................................................................................................................95
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................97

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PTBV


: Phát triển bền vũng

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

NLĐ

: Người lao động

CSXS

: Cơ sở sản xuất kinh doanh

NTM

: Nông thôn mới

CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT

: Cơ sở hạ tầng

KCN

: Khu công nghiệp

UBND


: Ủy ban nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

CN

: Công nghiệp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

GTSX

: Giá trị sản xuất

vii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Phân bố các làng nghề gỗ năm 2009:...............................................................21
Bảng 3.1: Diện tích đất sử dụng của xã Yên Ninh qua các năm........................................25
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của làng La Xuyên qua các năm.............................26
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của một số xưởng SX.......................27
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất TTCN ở một số thôn trong xã Yên Ninh...................................28
Bảng 4.1: Chủng loại và số lượng sản phẩm của làng La Xuyên qua các năm..................38
Bảng 4.2: Khảo sát nguồn nguyên liệu và sản phẩm, thị trường gỗ La Xuyên..................40
Bảng 4.3: Lượng nguyên liệu gỗ sử dụng tại làng nghề khảo sát (m3/ cơ sở):.................40

Bảng 4.4: Lao động và lương tại các cơ sở sản xuất của làng nghề La Xuyên:..................41
Bảng 4.5: Cơ cấu lao động tham gia vào nghề của làng qua các năm..............................43
Bảng 4.6: Số cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ La Xuyên năm 2015........................46
Bảng 4.7: Một số doanh nghiệp, công ty tiêu biểu của làng nghề La Xuyên:....................48
Bảng 4.8: Tình trạng nhà xưởng và vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất...........................51
Bảng 4.9: Phân bố các công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình làng nghề La Xuyên...............52
Bảng 4.10: Một số sản phẩm của làng nghề chạm khắc gỗ La xuyên..............................56
Bảng 4.14: Cơ cấu tiêu thụ của một số sản phẩm của La Xuyên qua các kênh tiêu thụ. . .58
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của sản xuất đồ gỗ tới môi trường làng nghề.............................61

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có 54 dân tộc cư trú trên khắp các vùng lãnh thổ.
Mỗi dân tộc đều sở hữu những truyền thống riêng (sản xuất,
văn hóa, sinh hoạt, tổ chức hội hè đình đám…). Sự riêng biệt đó
đã trở thành những “tài nguyên” có thể tạo ra những sản phẩm
du lịch độc đáo có sức cuốn hút mạnh mẽ với du khách trong và
ngoài nước. Việt Nam hiện có khoảng hơn 2000 làng nghề
truyền thống, nhiều làng nghề có hơn100 tuổi gắn liền với
truyền thống văn hóa của các dân tộc khác nhau. Trong đó có
khoảng trên 300 làng. Làng nghề gỗ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Hiện có khoảng 300.000 lao động đang làm việc tại các làng nghề.
Hàng năm số lượng làng nghề tăng khoảng 5%. Điều này tạo cơ hội việc làm
cho nhiều người lao động tại vùng nông thôn. Tính bình quân, tổng doanh thu từ
các làng nghề gỗ đạt khoảng 1,5 tỉ đô la/năm. Các làng nghề hiện nay cung cấp
trên 80% tổng đồ gỗ nội thất và xây dựng cho thị trường nội địa (HRPC 2009
nghề chế biến gỗ (làng nghề gỗ), với gần 50% số làng nghề này tập trung tại

vùng Đồng bằng Sông Hồng như làng nghề Chàng Sơn-Thạch Thất , Hà Nội;
Đồng Kỵ- Từ Sơn Bắc Ninh; Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội); Liên Hà (Đan
Phượng - Hà Nội); Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Nội)…
Nằm ở đồng bằng sông Hồng, Nam Định cũng là một trong những tỉnh có
nhiều làng nghề. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Định được mệnh danh là “đất
trăm nghề”. Nơi đây đã và đang tồn tại phát triển hàng trăm làng nghề từ xa xưa
từng nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam Hạ. Nam Định hiện đang sở hữu nhiều làng
nghề có lịch sử hàng trăm năm, được giữ gìn qua nhiều thế hệ . Theo thống kê
của Sở Công thương tỉnh Nam Định hiện có 124 làng nghề thủ công, trong đó,

1


có 13 làng nghề mộc và chạm khắc gỗ. La Xuyên là một làng cổ, thuộc xã Yên
Ninh, huyện Ý Yên, có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hoá trong vùng Sơn
Nam Hạ. Ngoài canh tác nông nghiệp, La Xuyên còn có nghề chạm khắc gỗ nổi
tiếng. Cộng đồng cư dân nơi đây đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn
hoá vật thể, bao gồm những công trình gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, như đình,
đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, cùng những nghi thức nghi lễ gắn liền các di tích ….
Cùng với sự phát triển của các làng nghề, cuộc sống người dân có nhiều khởi
sắc, song cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, như vấn đề quy hoạch làng
nghề, xử lý môi trường, tổ chức tuyên truyền du lịch làng nghề để giới thiệu sản
phẩm... để làng nghề có thể phát triển bền vững... Với truyền thống là một làng
nghề lâu đời (nghìn năm tuổi), La Xuyên đa hình thành các KCN và đang góp
phần làm đổi mới quê hương đất nước.
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương và sự nỗ lực vươn lên của các chủ thể sản xuất kinh doanh, làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển
của làng nghề không chỉ mang lại những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng

kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ liên quan phát triển, mà còn góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; thiết thực góp phần bảo
tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Tuy nhiên, sự
phát triển của làng nghề còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là quá trình xây dựng nông thôn
mới. CSHT tại làng nghề chưa gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; quá
trình chuyển đổi công nghệ diễn ra chậm chạp; trình độ lao động chưa đồng đều;
nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, thị trường tiêu thụ còn hạn chế và chưa
ổn định; tiềm năng du lịch chưa được phát huy triệt để; nhiều tiêu cực và mặt
trái của sự phát triển quá “nóng” đã phát sinh và đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi
trường ngày càng nghiêm trọng.

2


Do vậy việc nghiên cứu phát triển bền vững làng nghề truyền thống gắn
liền với việc bảo vệ môi trường hiện nay là rất quan trọng, nhằm đánh giá thực
trạng và giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã và bảo vệ môi trường trên địa bàn
xã là hết sức cần thiết. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững
làng nghề trong thực tiễn, phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mà cụ thể là phát triển làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên.
Xuất phát từ thực tế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển bền vững làng
nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, xã Yên
Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBV làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên.
- Tìm hiểu lịch sử và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên.
- Đánh giá thực trạng PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên những
năm gần đây trên phương diện Kinh tế -Xã hội- Môi trường.
- Những kết quả đạt được, khó khăn, cơ hội và thách thức đang đặt ra
trong PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên thời gian tới.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền
vững làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
1.3.1. Đối tượng:
- Nghiên cứu tình hình PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, các góc

3


độ Kinh tế -Xã hội- Môi trường trong quá trình giữ gìn và phát triển làng nghề
truyền thống.
- Nghiên cứu các chủ thể sản xuất kinh doanh, các nhà bán buôn bán lẻ,
các công ty, doanh nghiệp, các xưởng sản xuất,…trên địa bàn xã, thị trường sản
xuất và tiêu dùng, thị trường xuất khẩu…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La
Xuyên trên các phương diện Kinh tế- Xã hội- Môi trường.
- Những thuận lợi , khó khăn, cơ hội và thách thức, giải pháp PTBV làng
nghề chạm khắc gỗ La Xuyên.



Phạm vi về không gian: Các số liệu được thu thập và nghiên cứu trên địa

bàn làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, xã Yên Ninh, Ý Yên, Nam Định.
 Phạm vi về thời gian:
- Tiến hành từ ngày 28/08/2015 – 18/12/2015.
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong những năm gần đây: 2012- 2014
- Số liệu mới được tra năm 2015.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Lịch sử làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên và những nhân tố ảnh hưởng
đến PTBV làng nghề truyền thống?
- Tình hình PTBV làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên những năm gần đây
trên các phương diện Kinh Tế- Xã hội- Môi trường như thế nào?
- Vai trò và hiệu quả kinh tế của làng nghề mang lại cho các hộ sản xuất
kinh doanh trên địa bàn làng xã?
- Trong quá trình sản xuất PTBV làng nghề có những khó khăn, thuận lợi,
cơ hội, thách thức gì?
- Kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, phương hướng PTBV làng nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên trong thời gian tới?

4


5


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA XUYÊN, XÃ YÊN NINH,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Một số vấn đề chung về phát triển bền vững

2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
PTBV là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường";
"Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo
đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ
gìn đa dạng sinh học". (Quan điểm phát triển trong Chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội 2001-2010 của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ IX).
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự
đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định
với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân
dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh
nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất
lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có
cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế

6


khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã
hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và
giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản
sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật
chất và tinh thần.

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn
chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi
trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và
cải thiện chất lượng môi trường.
2.1.2. Quan niệm về phát triển bền vững ở Việt Nam
Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời
sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong
cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của
bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất
ổn trong xã hội.
Cho tới nay quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế có được sự thống
nhất chung và mục tiêu để thực hiện PTBV trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Tại
Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới
nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm
về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh:
Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những
giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu
tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển.
Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho
mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được

7


định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm

tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu
bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp.
Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt được mục tiêu phát
triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế,
xã hội và môi trường.
Thứ nhất, bền vững kinh tế. Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt
được những nội dung sau:
- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có
thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập
thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều
kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có
biểu hiện phát triển bền vững nền kinh tế.
- Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu
người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững.
- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được
bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp
nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi
quốc gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập,
các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền
vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các
giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao
quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.

8


Thứ ba, bền vững về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,...
đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều
kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó,
chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm
sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng
của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá
kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
2.2. PTBV làng nghề chạm khắc gỗ
2.2.1. Một số vấn đề chung về làng nghề chạm khắc gỗ
2.2.1.1. Nghề chạm khắc gỗ
a. Khái niệm
Nghề chạm khắc gỗ có ở nhiều nước trên thế giới với phong cách khác
nhau, ở nước ta chạm khắc gỗ là một nghề mang tính cổ truyền của nhân dân ta.
Nó được hình thành và phát triển qua nhiều thời đại và kinh nghiệm được truyền
từ đời này sang đời khác để chế tác các sản phẩm từ gỗ mang những nét đặc
trưng về văn hoá dân tộc, với việc sử dụng nguyên liệu, thủ pháp chạm khắc có
tính truyền thống riêng. Trong nghề chạm khắc gỗ, phần lớn dùng công cụ thủ
công như chàng tách, các loại đục... , tạo ra các bức văn hoa, phù điêu, lèo, bệ tủ
chè, bệ sập, tượng người, con giống...
Nghề chạm khắc gỗ là nghề dân giã nhưng cũng là nghề mỹ thuật tạo ra
những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng hàng ngày, vừa có giá trị thẩm mỹ góp
phần nâng cao giá trị sử dụng của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ngoài những sản phẩm chạm khắc gỗ thuần
tuý bằng đục, chạm nhiều loại sản phẩm mộc chạm khắc được kết hợp với khảm
xà cừ hay công nghệ trang sức bằng sơn mài rất đặc sắc. Các sản phẩm chạm
khắc gỗ rất đa dạng và phong phú, phần lớn là những đồ dùng hay những đồ vật
trang trí không gian nội thất có tính thẩm mỹ đặc biệt tạo ra sự trang trọng mà

9



con người dễ cảm nhận được. Hiện nay nghề chạm khắc gỗ để sản xuất hàng hoá
là các vật dụng như giường, tủ, bàn nghế cũng như các mặt hàng khác có giá trị
văn hoá đang có xu hướng phát triển tương đối mạnh tại một số làng nghề và
nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước.
b. Quá trình phát triển nghề chạm khắc gỗ
Nghề chạm khắc gỗ trong các giai đoạn lịch sử trước đây:
Nghề chạm khắc gỗ là nghề truyền thống của dân tộc. Nó được phát triển
qua nhiều thời đại đặc biệt là từ đời nhà Lý đến nay còn lưu truyền lại nhiều tác
phẩm chạm khắc có giá trị. Nhiều đình chùa, miếu cổ được chạm trổ rất tinh vi,
những hoa văn trang trí, những con rồng, phượng. Nhiều kho tượng phật bằng
gỗ được bàn tay tài hoa của nghệ nhân sáng tạo rất độc đáo có giá trị lịch sử và
thẩm mỹ cao. Có thể nói sản phẩm chạm khắc gỗ ở Việt Nam có nét tương đồng
với Trung Quốc. Do sự giao lưu văn háo giữa hai dân tộc. Từ xa đến nay chúng
ta đều tiếp thu từ Trung Quốc về mẫu mã bằng nhiều cách sau đó phát triển
thành những sản phẩm có những nét riêng độc đáo.
Những cung điện nguy nga của các vua chúa trong các triều đại đều
phải sử dụng nhiều nghệ nhân chạm khắc gỗ trong kiến trúc cũng như trong
trang trí nội thất. Nghề chạm khắc gỗ cũng được sử dụng nhiều trong các công
trình kiến trúc dân dã, trong các đồ mộc cỏ truyền như: Sập gụ, tủ chè, tủ tam
sơn, tủ bán nguyệt hay tủ chùa, sa lông cổ hay bàn thờ…
Nghề chạm khắc gỗ hiện nay:
Ở nhiều nước trên thế giới có nghề chạm khắc gỗ nhưng cách thể hiện, những
đặc sắc, những nét truyền thống của mỗi nước đều khác nhau, nó thể hiện được
bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi nước. Nghề chạm khắc gỗ của nước ta
mang phong cách Á Đông và có đặc điểm riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Hiện
nay, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá thành phần, khôi phục
các nghề thủ công truyền thống nên nghề chạm khắc gỗ ở nước ta đang được
Nhà nước khuyến khích phát triển. Tại các làng nghề truyền thống như: La


10


Xuyên, Đồng Kỵ, Vạn Điểm,... Hầu hết dân làng từ những cụ già 60- 70 tuổi
đến các cháu bé 10- 12 tuổi đều tham gia làm nghề. Nhiều sản phẩm tinh sảo cổ
truyền như: sập, tủ chè, tủ chùa... đến các pho tượng tiên, tượng phật, tượng con
giống, những bức phù điêu, cuốn thư... được sản xuất nhiều để phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Hồng Kông,
các nước Đông Âu…
Sản phẩm mộc chạm khắc ngày nay có nhiều nét cải biến về đường nét,
hoa văn, kiểu dáng, liên kết... để phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng nhưng những thay đổi đó chỉ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chứ
không được làm mất đi chuẩn mực đặc sắc và truyền thống vốn có của những
sản phẩm chạm khắc truyền thống đó.
2.2.1.2. Làng nghề truyền thống và làng nghề chạm khắc gỗ
Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân
cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên
địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một
hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập
hợp từ thể hiện một không gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc
một số dòng tộc nhất định sinh sống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một
số nghề sản xuất phi nông nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen
nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những
làng ở nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và thu nhập so với nghề nông.
Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ
lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và
phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”. Những nghề

truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một dòng họ, một làng,

11


một vùng. Trong những làng nghề truyền thống, đa số người dân đều hành nghề
truyền thống đó.
Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật và
công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.
Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được
tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề
thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là
nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự
liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và
đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Làng nghề truyền thống chạm khắc gỗ ở La Xuyên nằm trong vùng văn
hoá cổ, người La Xuyên luôn mang trong mình dòng máu nghề nghiệp cha
truyền con nối, từ thơ ấu, họ đã được làm quen với tiếng bào, tiếng đục, tiếng
chàng... Xóm làng quần tụ trên 100 hộ, với trên 5.000 nhân khẩu, trong đó, có
gần 4.000 lao động (bao gồm cả người dân nơi khác đến học và làm nghề). Đây
là nguồn nhân lực dồi dào, là tiềm năng phát triển của làng nghề hiện nay.
2.2.1.3. Những tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống
Làng nghề được công nhận (theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:
(1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
(3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống
theo quy định. Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận; nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sác văn hóa dân tộc;

12


nghề gắn bó tên tuổi với nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Đối với
những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1), (2) của tiêu chí công nhận làng nghề nêu
trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định thì
cũng được công nhận là LNTT.
LNTT chạm khắc gỗ La Xuyên được công nhận là một trong số các làng
nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của cả nước. Theo giai thoại, gia phả
của một số dòng họ, nghề mộc ở làng La Xuyên thịnh đạt cho tới ngày nay đã
hơn 1.000 năm lịch sử. Với truyền thống lịch sử lâu đời, các sản phẩm của làng
nghề chạm khắc mộc La Xuyên đã tạo ra những đặc điểm riêng của sản phẩm
làng nghề. Đồ gỗ của làng nghề La Xuyên đã và đang tạo được chỗ đứng vững
trên thị trường hiện nay. Gần đây, La Xuyên nổi lên như một trong những làng
nghề được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm.
2.2.2. Nội Dung PTBV làng nghề chạm khắc gỗ
2.2.2.1. PTBV làng nghề chạm khắc gỗ đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Có sự liên kết cộng đồng, hợp tác tương trợ trong sản xuất giữa các hộ
kinh doanh, các doanh nghiệp, các công ty với tinh thần cạnh tranh lành mạnh.
- Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thủ công kết hợp với nửa cơ khí
có sự thống nhất và hoà đồng giữa công nghiệp phát triển thành thị với TTCN ở
nông thôn.
Những sản phẩm từ gỗ đơn chiếc được chế tác bằng phương pháp thủ công
với chất liệu, công nghệ truyền thống và những bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp
đặc sắc của cộng đồng (có thể từng hộ kinh tế gia đình, từng nghệ nhân). Các
sản phẩm từ gỗ hàm chứa những tri thức dân gian hoặc tri thức địa phương, đáp

ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.
- Về quy mô: mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất
ở làng nghề hiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động,
linh hoạt trong sản xuất, tương thích giữa quy mô, năng lực sản xuất và trình
độ quản lý.

13


- Có thương hiệu cho các mặt hàng và loại hình sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
- Phát triển làng nghề bền vững đảm bảo ổn định đời sống kinh tế, văn
hóa xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề,
bảo vệ môi trường và khắc phục, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, không khí, ô
nhiễm do tiếng ồn…
- Lao động nông nghiệp và ngành nghề TTCN gắn kết chặt chẽ với nhau:
nông dân vừa làm nông nghiệp vừa tranh thủ làm TTCN và ngành nghề TTCN
mặc dù tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn.
Bảo tồn làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống còn đặt ra yêu cầu bảo lưu
và giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển
bền vững, đó là:
- Vốn kinh tế (đất đai, nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ sản xuất);
- Vốn văn hóa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, công nghệ truyền
thống, bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp và người nắm giữ các bí quyết nghề
nghiệp.v.v.);
- Vốn xã hội (sự liên kết cộng đồng, sự hợp tác tương trợ, chữ tín giữa các
thành viên trong cộng đồng, các chính sách của nhà nước, địa phương quan tâm,
hỗ trợ trong PTBV làng nghề).
 PTBV làng nghề chạm khắc gỗ dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày
càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, công

nhân và các nghệ nhân trong các xưởng sản xuất, xây dựng địa phương, đất
nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt
nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Thứ hai, coi phát triển kinh tế làng nghề là nhiệm vụ trung tâm của giai
đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm năng lượng để phát triển bền vững, kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và

14


bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế,
xã hội và môi trường đều cùng có lợi".
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một
yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con
người gây ra, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong
đánh giá phát triển bền vững làng nghề chạm khắc gỗ.
Thứ tư, quá trình phát triển làng nghề phải bảo đảm đáp ứng một cách
công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống
của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng
trong làng nghề và các cùng lân cận có cơ hội bình đẳng để phát triển, được
tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi
ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp
cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái
tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản
xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài
hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công

nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng
rãi trong phát triển làng nghề chạm khắc gỗ, trước mắt cần được đẩy mạnh sử
dụng ở lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tác dụng lan truyền mạnh, có khả
năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành liên quan và lĩnh vực sản xuất khác.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính
quyền, các bộ, ngành và địa phương làng nghề La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý
làng nghề La Xuyên của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng
đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia lao động làng
nghề có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội

15


×