Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chuẩn phân tích quy trình hoạch định cs trao học bổng đh KTQD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 14 trang )

Môn:
CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
Đề tài: “Hãy xác định một vấn đề chính sách mà bạn quan tâm và vận dụng quy
trình hoạch định chính sách để phản ánh quá trình lập chính sách để giải quyết
các vấn đề nêu trên”

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Họ và tên
Nguyễn Thị Xuân Mỹ
Nguyễn Hà Cẩm Tú
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Lê Thảo Linh
Phạm Thị Thu Hiền
Phạm Thúy Nga
Đào Thu Hà

Mã sinh viên
11142880
11144890
11143146
11142422
11141466
11143015


11141114


Đề bài: “Hãy xác định một vấn đề chính sách mà bạn quan tâm và vận dụng quy
trình hoạch định chính sách để phản ánh quá trình lập chính sách để giải quyết
các vấn đề nêu trên”
Tên đề tài: Phân tích quy trình hoạch định chính sách: “Cấp học bổng cho sinh
viên hệ chính quy đại học Kinh tế Quốc dân”

Mục lục

Mở đầu
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế
như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các
nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội
nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, Đảng ta luôn xác định và yêu cầu: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt
Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có
khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn
năng lực nội sinh
Hiện nay, Việt Nam có số người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số chiếm tỷ lệ
75,2% là nước đang ở giai đoạn dân số vàng, nhưng số lao động qua đào tạo có bằng
chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm tỷ lệ chỉ 17,9% (nông thôn 11,2). Cho thấy chất lượng
nhân lực ở nước ta còn thấp, cơ cấu lao động bất hợp lý, mất sức cạnh tranh trên thị
trường lao động.
Những hạn chế chủ yếu mà nguồnnhân lực Việt Nam đang gặp phải có thể kể đến
như:



Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền,
địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội,
gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu
cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị
đó.
Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn
cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và
khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ
sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả.
Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là
công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong môi trường
làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu
của lao động Việt Nam.
Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác,
đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với
các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia.
Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều, nhưng một trong những nguyên
nhân phải kể đến vô cùng quan trọng đó là: “Tình trạng nhiều sinh viên có kết quả
học tập kém” dẫn đến việc yếu cả về kiến thức lý thuyết và kỹ năng làm việc thực tế.
Trường đại học Kinh tế Quốc dân nhận thấy đây là vấn đề vô cùng cấp thiết, đã và
đang không ngừng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của tình trạng này để tìm hướng giải
quyết ngay khi sinh viên còn đang trong quá trình học tập tại trường.
I.

Phân tích chính sách

1. Vấn đề chính sách

 Tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học KTQD có kết quả học tập kém

Biểu hiện
Theo kết quả thống kê sinh viên xét tốt nghiệp ra trường, số sinh viên có bằng xuất
sắc chiếm khoảng 10%, số sinh viên có bằng giỏi chiếm khoảng gần 40% còn lại hơn
50% là số sinh viên có bằng khá và trung bình.
Về thực trạng của sinh viên hiện nay kỹ năng mềm còn hạn chế, kiến thức cơ bản
chưa vững. Do vậy chất lượng của sinh viên có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất
khoảng 20% là các sinh viên tích cực, chăm chỉ trong học tập và có thái độ nghiêm
túc; Nhóm thứ 2 khoảng 30% là các sinh viên học bình thường; Nhóm thứ 3 khoảng
50% là sinh viên học đối phó và lười học.


Sinh viên có biểu hiện: chán học, thường ngủ trong lớp, không chăm chú nghe giảng,
không làm bài tập, học theo kiểu đối phó,… đã dẫn đến kết quả kém trong các bài
kiểm tra.
Những môn của ngành kinh tế như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Xác suất thống kê,
Kinh tế lượng, Nguyên lý thống kê, sinh viên đạt được điểm thường không cao, có
những lớp có điểm kiểm tra giữa kỳ chiếm hơn 80% là dưới 5. Chưa kể đến những
môn chính trị như Nguyên lý chủ nghĩa mác – lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường
lối cách mạng của ĐCS thì tỷ lệ này còn có thể là kết quả điểm tổng kết cuối kỳ. Giáo
dục thể chất cũng gặp phải tình trạng tương tự, có những sinh viên đã học đến năm 4
nhưng không thể ra trường vì chưa qua được thể dục.
Một vài cựu sinh viên NEU cho biết nếu bị nợ môn phải học đến năm thứ 4, thứ 5,
không ít sinh viên tỏ ra chán chán nản với ngành nghề đang được đào tạo, một số sinh
viên còn bỏ học và quyết định đi làm nghề khác.
Hậu quả
Nguồn nhân lực Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào nhưng bất hợp lý. Cơ cấu nhân
lực không phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng thất
nghiệp.

Hiện nay cả nước có 412 trường ĐH,CĐ tính bình quân mỗi tỉnh, thành phố có
khoảng 6,6 trường ĐH,CĐ; cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số
95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng. Tính đến 3 tháng
đầu năm 2016 đã có 225.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp.
Một trong những điểm đáng chú ý là tình trạng dư thừa trong khối ngành kinh tế, thừa
nhưng vẫn thiếu vì doanh nghiệp chỉ cần nhân lực có trình độ cao.
Kết quả khảo sát của Viện Nhân lực ngân hàng - tài chính cho thấy trong hai năm
2012 và 2013 có 30.000 - 32.000 SV ngành tài chính - ngân hàng ra trường, nhưng
chỉ khoảng một nửa trong số đó được nhận vào làm việc trong các ngân hàng.
Ngành kế toán cũng vướng vào thực trạng thừa nhân lực nên SV ra trường thất
nghiệp ngày càng tăng. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của VietnamWorks cho thấy
thị trường nhân lực VN tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nguồn
cung nhân lực ngành kế toán tăng 69% so với cùng kỳ. Tỷ lệ cạnh tranh trong ngành
này vô cùng khắc nghiệt, trung bình cứ một hồ sơ nộp vào vị trí ngành kế toán sẽ phải
cạnh tranh với 98 hồ sơ khác.
Trong bối cảnh cạnh tranh việc làm khốc liệt như vậy, yếu tố đầu tiên được xét đến
chính là bằng cấp, bảng điểm. Các doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng tuyển dụng nhân
lực thật sự chất lượng, vì thế sẽ có một bộ phận sinh viên có bằng khá hay trung bình
sẽ mất đi cơ hội việc làm. Chưa kể đến, một số doanh nghiệp lựa chọn thuê người
nước ngoài để đảm nhận những chức vụ quan trọng như quản trị rủi ro, quản lý, đầu
tư.


Vậy câu hỏi đặt ra là hơn 50% sinh viên tốt nghiệp với bằng khá và trung bình sẽ làm
gì?
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
nhận định, có tới 70-80% sinh viên ra trường học chuyên ngành Kinh tế làm lẫn việc
của nhau. Khác với ngành Kỹ thuật, sinh viên học Quản trị Kinh doanh có thể làm
được Kế Toán và ngược lại, bởi họ có nền tảng kiến thức tương đương.

Điều này cho thấy không chỉ sinh viên bằng khá và trung bình mà mọi sinh viên đều
đứng trước nguy cơ phải làm trái ngành. Hiện nay, có khá nhiều người làm trái ngành,
nghê, và phần lớn ở lĩnh vực kinh tế.Trong đó, một số trường hợp do chọn nhầm
ngành nghề mình không yêu thích, không phù hợp. Số còn lại vì họ đã cụ thể hoá công
việc mình làm dựa trên những kiến thức tổng hợp được học.
“Các ngành kinh tế nói chung thường học khá nhiều kiến thức, từ marketing, quản trị,
kinh tế vi mô, luật đến kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp… Khi ra trường, tùy theo
hoàn cảnh mà cá nhân có thể chọn một ngành cụ thể để theo đuổi. Đây không phải
chọn nhầm nghề”, một cựu sinh viên KTQD cho biết.
Tuy nhiên trong đó, cũng có một bộ phận không nhỏ phải đổi hoàn toàn sang làm
nghề khác,cử nhân đi làm công nhân là thực trạng không còn hiếm. Có những khu
công nghiệp có tới hàng nghìn công nhân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bên ngoài:
-

-

Chương trình học vẫn mang nặng tính lý thuyết và có rất nhiều môn học không
còn thích hợp nữa, bởi thế sinh viên phải học những thứ họ cảm thấy vô bổ,
không giúp ích họ khi ra làm thực tế.
Phương pháp dạy học vẫn lấy người thầy làm trung tâm mà nhẽ ra phải là
người trò làm trung tâm, không kích thích được tính sáng tạo của sinh viên.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, không tạo ra môi trường học tập năng
động cho sinh viên, những hoạt động ngoại khóa còn mang tính phong trào,
không thực sự thu hút sự quan tâm của sinh viên.

Nguyên nhân bên trong:
-


-

Không có phương pháp học tập phù hợp: Ở bậc THPT, học sinh thường được
thầy cô dẫn dắt nhiều hơn nhưng học đại học thì khác. Vì số lượng sinh viên
đông nên các thầy cô không thể quan tâm đến từng người. Đồng thời học đại
học theo phương pháp tín chỉ, phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải tự học là
chủ yếu. Điều này khiến cho nhiều sinh viên không tìm ra được phương pháp
học tập phù hợp, dần dần mất phương hướng và có tâm lý chán nản, học không
vào, thậm chí là mặc kệ đến đâu thì đến.
Mải mê lao vào những thú vui: Khá nhiều sinh viên thường chỉ học khi kỳ thi
gần kề còn trong quá trình học thì chỉ mải mê vui chơi và không chịu học tập.
Chính môi trường mới với nhiều trò vui chơi giải trí đã kéo một học sinh chăm


-

-

chỉ, học giỏi thành một sinh viên lười biếng với kết quả học tập… không thể tệ
hơn.
Mạng xã hội phát triển: Sống trong thời đại truyền thông, Facebook, Twitter,
Tumblr… dường như đã “ngốn” hết thời gian của bạn. Sáng ngủ dậy vào
Facebook, đi chơi check in Facebook, chụp ảnh up Facebook, viết status một
ngày chục cái đăng Facebook, trước khi học phải vào Facebook cập nhật thông
tin và ngồi vẩn vơ đến tận khi đi ngủ.
Bận rộn kiếm tiền: Nhiều sinh viên gia đình khó khăn nên đã lựa chọn cách đi
làm thêm để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Vì vậy nên thời gian học sẽ hạn hẹp.
Mặt khác đi làm thêm mệt mỏi nên khả năng tập trung học hành cũng bị giảm
sút. Bên cạnh đó, một số bộ phận gia đình có điều kiện nhưng muốn đi làm
thêm để tiếp thu kinh nghiệm hoặc vì tiêu xài quá đà nên nợ chồng nợ chất,

“khủng hoảng vì tiền” dẫn tới phân tâm, lo lắng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hậu quả kể trên, nhưng phải nói đến một
nguyên chính là: “Sinh viên vì muốn trang trải thêm cho cuộc sống, đi làm thêm
quá nhiều nên không cân đối được thời gian học tập.” Đây là nguyên nhân mặc dù
dẫn đến nhiều hệ quả xấu, nhưng trong đó, vẫn chứa khá nhiều mặt tích cực về những
nỗ lực của sinh viên
Để giải quyết tình trạngtrên, nhà trường đã đề ra quyết định cấp học bổng khuyến
khích đối với sinh viên hệ chính quy nhằm giúp đỡ các sinh viên có điều kiện sinh
hoạt, học tập, giảm thời gian đi làm, giảm gánh nặng từ phía gia đình, khuyến khích
sinh viên học tập đạt được kết quả tốt.
2. Cây vấn đề



3.

Thách thức và cơ hội của chính sách:
Thách thức:
- Chính sách mà nhà trường đưa ra phải đứng trước rất nhiều thách thức
- Nhà trường phải xây dựng đội ngũ cán bộ theo dõi, tổng hợp cũng như
sắp xếp thống kê kết quả học tập của sinh viên
- Xã hội ngày càng phát triển, nên chính sách cũng cần có được giá trị học
bổng phù hợp xứng đáng với kết quả học tập, nỗ lực của sinh viên cũng
như mức sống trung bình của họ.
- Quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường Đại học Kinh tế quốc
dân bằng 15% nguồn thu học phí hệ chính quy dài hạn nên nếu chi phí
cho mức sống của toàn xã hội tăng lên thì đồng thời để học bổng có giá
trị đúng với những gì mà Sinh viên cố gắng bỏ ra thì học phí cũng phải
tăng lên

- Nhưng chính sách này cũng cần phải bổ sung vì hiện nay có khá nhiều
sinh viên chỉ chăm chú vào học để lấy học bổng. Nhưng học phải đi đôi
với hành nên để xét duyệt học bổng cho sinh viên một cách toàn diện
hơn thì nhà trường nên không chỉ đánh giá trên phương diện học tập mà
nên dựa trên cả phương diện hoạt động ngoại khoá của sinh viên đó.
Cơ hội:
- Chính sách này đã thực sự mở ra động lực cho sinh viên để sinh viên cố
gắng học tập đạt kết quả cao, thúc đẩy sự phát triển đi lên của Trường nói
riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
- Đây cũng là một chính sách để thu hút sinh viên vào trường Đại học
Kinh tế Quốc dân và tạo dựng cho sinh viên một phong cách học nghiêm
túc, cụ thể ngay từ khi đăt chân vào cánh cổng đại học, tránh tình trạng
sinh viên không có hứng thú với học tập

II.

Mục tiêu chính sách
1. Chuỗi kết quả
Từ cây vấn đề, xác định được chuỗi kết quả dưới đây:
* Hệ quả =>kết quả dài hạn: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

* Vấn đề =>kết quả trung hạn: Sinh viên có kết quả học tập tốt
* Nguyên nhân => đầu ra:


+ Sử dụng thời gian hợp lý
+ Đảm bảo kinh phí sinh hoạt cho sinh viên

2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu (chỉ số phản ánh kết quả)
Từ chuỗi kết quả, xác định mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá phải thỏa mãn các mô hình, tiêu

chuẩn dưới đây:
Dựa trên tiêu chuẩn CREAM (đánh giá các chỉ số phản ánh kết quả)
-

C (Clear): rõ ràng, chính xác, không mập mờ
R (Relavant): Phù hợp với đối tượng đang xét, phù hợp với mục tiêu mong
muốn
E (Economic): tiết kiệm, có được chi phí phải chăng cho thu nhập và phân tích
số liệu, nên giới hạn số lượng
A (Adequate): đủ, có đủ căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
M (Monitorable): thuận tiện cho việc kiểm chứng

Mô hình SMART (kiểm định mục tiêu)
-

S (Specific): Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
M (Measurable): Đo đếm được
A (Achievable): Khả thi
R (Realistic): Thực tế
T (Timebound): Có kỳ hạn
Dựa trên nghiên cứu và thống kê từ trang chủ thông tin của trường ĐH Kinh tế
Quốc dân và sinh viên các khóa: 52, 53, 54 nhóm tác giả xây dựng bảng các
mục tiêu và tiêu chí đánh giá dưới đây thực hiện trong kỳ hạn 5 năm tới:

Các mục tiêu

Các tiêu chí đánh giá

1. Chất lượng nguồn nhân
lực cải thiện

2. Kết quả học tập của sinh
viên được cái thiện

1. Tỷ lệ sinh viên đạt bằng khá,
giỏi
1. Tổng tỷ lệ sinh viên có điểm
tích lũy trên 3.2
2. Tỷ lệ sinh viên trượt ít nhất 2
môn
1. Thời gian trung bình tự học ở
nhà (h/ngày)
2. Thời gian trung bình đi làm
thêm (h/ngày)

3. Sử dụng thời gian hợp lý

Giá trị gốc của Chỉ tiêu đề ra
các tiêu chí
54%
65%
34%

42%

65,6%

59,8%

2,2h/ngày


3,5h

4,5h/ngày

3h/ngày


4. Đảm bảo kinh phí sinh
hoạt cho sinh viên

III.

1. Tiền học bổng cho 1 sinh viên
(triệu đồng)
2.Thu nhập phụ khác

3 triệu đồng

3,5 triệu đồng

4.5 triệu/kỳ

4,5 triệu/kỳ

Xây dựng phương án chính sách
1. Cơ sở xây dựng phương án chính sách
a. Mục tiêu của chính sách:

Chất lượng nguồn nhân lực được của thiện;
Kết quả học tập của sinh viên được cải thiện.

b. Các căn cứ pháp luật

Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ.
Căn cứ Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 về học bổng khuyến
khích học tập của học sinh, sinh viên.
Căn cứ quyết định số 1212/QĐ - ĐHKTQD, ngày 12/12/2012của Hiệu trưởng
trường ĐHKTQD về quy trình đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
tại trường ĐHKTQD.
Căn cứ quyết định số 567/QĐ-ĐHKTQD, ngày 17/10/2010 của Hiệu trưởng trường
ĐHKTQD về việc ban hành “Quy định cấp học bổng khuyến khích học tập đối với
sinh viên hệ chính quy”.
c. Khả năng về nguồn lực để thực hiện chính sách

Nguồn nhân lực: Các Trưởng phòng CTCT và QLSV, TH, TC-KT ; Trưởng các
Khoa, Bộ môn có quản lý sinh viên và các đơn vị có liên quan, đội ngũ giảng viên.
Nguồn ngân quỹ: Quỹ hỗ trợ sinh viên, quỹ học bổng khuyến học của trường.
2. Kiến nghị các phương án giải quyết vấn đề.

Bảng 1: Ma trận giải pháp – công cụ
STT

Công cụ

Kinh tế

Tổ chức hành
chính


Tâm lý giáo dục

Kỹ thuật nghiệp
vụ

Đưa ra các mức
học bổng tương
ứng với từng
phổ điểm.

Tổ chức các đợt
xét học bổng
định kỳ.

Truyền thông
việc cấp học
bổng hàng kỳ.

Đưa ra tiêu
chuẩn, điều
kiện được xét
học bổng. Đưa
ra các phổ
điểm tương

Giải pháp
1

Trao học bổng



ứng mức học
bổng.

Giảm học phí
2

3

Đề nghị nhà
trường bố trí
thời gian học
tập hợp lý (giúp
sinh viên có thể
sản xuất thời
gian đi làm
thêm)

Đưa ra các mức
giảm học phí
tương ứng với
từng hoàn cảnh
gia đình thuộc
diện chính sách.
Đưa ra các mức
phí tương ứng
với mỗi môn
học, mỗi khung
giờ và mỗi khóa
học.


Tổ chức các
khâu xét hoàn
cảnh gia đình
thuộc diện
chính sách
Tổ chức đăng ký
học online trên
trang web
trường để sinh
viên chủ động
trong việc xếp
lịch học.

Truyền thông
việc giảm học
phí, điều kiện
được giảm cho
toàn thể sinh
viên nắm rõ.
Thông báo kế
hoạch học tập
từng kỳ và
hướng dẫn đăng
ký học, thông
báo lịch học
tổng hợp, giờ
đăng ký học
online.


Đưa ra các tiêu
chuẩn, nguyên
tắc, thủ tục xét
giảm học phí.
Đưa ra giới hạn
số tín chỉ tối đa,
tối thiểu, điều
kiện được đăng
ký từng môn
học.

Từ ma trận giải pháp công cụ, nhóm tác giả đánh giá và sắp xếp thứ tự được ưu tiên
lựa chọn các phương án là:
(1) Phương án trao học bổng:

- Lập ra các điều kiện được xét, các tiêu chuẩn về điểm tương ứng với từng mức
học bổng.
- Lập các quy trình xét cấp học bổng gồm có thủ tục, các bước xét,liệt kê rõ các
phòng ban tham gia.
- Xét học bổng sau mỗi kì học và cấp học bổng đúng kì hạn quy định.
- Truyền thông cho các sinh viên biết đến việc trao học bổng hàng kỳ
(2) Phương án giảm học phí:
- Truyền thông về việc giảm học phí cho các sinh viên có hoàn cảnh gia đình thuộc
diện chính sách và hướng dẫn thủ tục cần có mang đếnphòng ban liên quan để làm thủ
tục giảm học phí ùy theo từng hoàn cảnh mà có mức giảm học phí khác nhau.
(3) Phương án đề nghị nhà trường bố trí thời gian học tập hợp lý (giúp sinh viên có
thể sản xuất thời gian đi làm thêm):
- Lập nên 1 hệ thống đăng ký học online với các môn học, khung giờ học và mức học
phí tương ứng cho mỗi khóa học.



-Thông báo kế hoạch học tập mỗi kỳ và hướng dẫn sinh viên đăng ký học, đồng thơi
đưa ra các mức tín chỉ tối đa, tối thiểu, điều kiện học môn để giới hạn việc đăng ký
họcđể kiểm soát việc đăng ký của sinh viên.
IV. Đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu
Ma trận ảnh hưởng phương án chính sách giải quyết nâng cao kết quả học tập
của sinh viên (trong 5 năm tới)

Các mục tiêu

1.Chất lượng
nguồn nhân lực
được cải thiện.
2. Kết quả học tập
của sinh viên
được cái thiện.

Các tiêu chí đánh giá

Tỷ lệ sinh viên đạt bằng
khá, giỏi.

1.Tổng tỷ lệ sinh viên
có điểm tích lũy trên
3.2
2.Tỷ lệ sinh viên
trượt ít nhất 2 môn
1. Sử dụng
1. Thời gian trung
tgian

bình tự học ở nhà
hợp lý
(h/ngày)
2. Thời gian trung
bình đi làm thêm
(h/ngày)
1. Tăng kinh phí 1.Tiền học bổng cho 1 sinh
sinh hoạt cho viên (triệu đồng)
sinh viên
2.Thu nhập phụ khác

Chính sách ban đầu
(trao học bổng) (PÁ
1)
54%

Phương án chính sách
Giảm học phí (PÁ Nhà trường sắp xếp
2)
lại thời gian học hợp
lý cho sinh viên (PÁ
3)
41.6%
35.2%

34%

27%

20%


65.6%

68,3%

70.1%

2.2h/ngày

2h/ngày

1.5h/ngày

4.5h/ngày

3h/ngày

5h/ngày

3 triệu đồng

2.5 triệu đồng

2 triệu đồng

4.5 triệu/kỳ

4 triệu/kỳ

6 triệu/kỳ


Từ những chỉ số thống kê được ở trên, nhóm tác giả tổng kết lại những tích
cực, tiêu cực của từng phương án tác động đến các đối tượng:

Tác động của
phương án
1. Tới sinh viên
1.1 Tích cực

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

- Tiền học bổng 1 kỳ/1 sinh viên
khá lớn giúp sinh viên trang trả
khá nhiều trong sinh hoạt, có
động lực chăm chỉ học tập,
giảm thiểu thời gian đi làm

- Tạo động lực lớn cho
sinh viên cố gắng học
tập hơn, giúp sinh
viên có thể tập trung
học tập hơn với nỗi lo

- Sinh viên có thời
gian học tập thoải
mái và phù hợp hơn

sẽ giúp các em sắp
xếp được thời gian đi


thêm
- Điểm học tập, lượng bằng giỏi
cao hơn
- Kinh phí = Thu nhập + học
bổng.
S
T

học phí đã được giảm
đi phần nào.
- Giúp sinh viên tiết
kiệm được một khoản
tiền để chi tiêu vào
việc khác.

làm và đi học một
cách hợp lí hơn.
-Tạo tinh thần thoải
mái mỗi khi đến lớp
học, nâng cao hiệu
quả học tập.

Chất
lượng
nguồn
lực

thấp
Sử
dụng
gian
chưa
hợp
Không
cóthời
phương
pháp
học lý
tậptrường
phùquả
hợp
Đi
làm
thêm
bỏ


sở
vật
chất
thiếu
thốn,môi
học
Tình
trạng
sinh
viên

không

kết
nào
tốt trung
Chương
Phương
pháp
trình
dạy
học
học
vẫn
vẫn
mang
lấy
nặng
người
thầy
lý tập
thuyết
làm

tâm
rất

nhiều
nhẽmôn
ra phải
họclàkhông

ngườicòn
trò thích
làm trung
hợp tâm, không kích thích được tính sáng tạo của si
Dành
nhiều
thời
gian
chotính
mạng
xãvàhội,
Tụ
tập

Chỉ tiêu học bổng cho sinh viên
còn ít, nên một bộ phận sinh
viên nghĩ sẽ khó đạt được học
bổng nên sẽ vẫn đi làm thêm
nhiều hơn để kiếm tiền.

việc học
nhậu, bia, rượu

1.2 Tiêu cực

2.Về phía nhà
trường
2.1 Tích cực

Đào tạo được số lượng sinh

viên giỏi, xuất sắc ngày càng
nhiều hơn và chất lượng hơn.

Việc giảm một số tiền
nhỏ trong học phí
chưa có tác động lớn
đối với đời sống sinh
viên, đặc biệt là đối
với những sinh viên
có hoàn cảnh khó
khăn, con em dân tộc
thiểu số.

Nhà trường sẽ có
thêm được số lượng
sinh viên với thành
tích học tập cao hơn
do các bạn được hỗ
trợ một phần tiền học
phí.

2.2 Tiêu cực
Mất kinh phí cho quỹ học bổng,
hoặc cần thời gian xin tài trợ.

Giúp sinh viên có
thời gian dành cho
những hoạt động vui
chơi như vào mạng
xã hội, chơi game,..

làm cho hiệu quả hoc
tập giảm sút

Nguồn thu của nhà
trường bị giảm xuống,
đầu tư cho các hạng
mục dành cho giáo
dục giảm: các chương
trình, hoạt động ngoại
khóa cho sinh viên,...

Gặp nhiều khó khăn
trong việc sắp xếp vì
số lượng sinh viên
quá lớn.

Dựa trên mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đề xuất, nhóm tác giả đưa ra
thang đánh giá cho từng chỉ tiêu với trọng số cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Trọng số(%)
30

(1) Tỷ lệ sinh viên đạt bằng khá, giỏi.
(2) Tổng tỷ lệ sinh viên có điểm tích
lũy trên 3.2

15



(3) Tỷ lệ sinh viên trượt ít nhất 2

10

(4) Thời gian trung bình tự học ở

13

môn
nhà

(5) Thời gian trung bình đi làm thêm

7

(6) Tiền học bổng cho 1 sinh viên

20

(7) Thu nhập phụ khác

5

Từ thang đánh giá,

Chỉ tiêu
Phương án
Phương án 1


1

2

3

4

5

6

7

7

9

6

5

4

8

5

Tổng
điểm

6.83

Phương án 2

7

7

6

6

8

5

7

6.44

Phương án 3

6

7

5

6


5

6

6

5.98

Với tổng điểm trên, dễ dàng nhận thấy phương án 1: “Cấp học bổng cho sinh
viên” là phương án khả thi và hợp lý nhất để giải quyết vấn đề nêu trên

Trên đây là những nghiên cứu, tìm hiểu được thống kê ttrong thời gian gấp rút và
phạm vi nghiên cứu chưa rộng, khó có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của
các phương án cũng như chính sách Nhưng những giá trị đưa ra đều có ý nghĩa dự
đoán với một mức tin cậy nhất định



×