Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRONG TIẾNG MNÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.13 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
---o0o---

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP THỰC TÊ
ĐỀ TÀI:

“MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ
TỪ VỰNG CHỈ CÔNG CỤ THỰC HIỆN
TRONG TIÊNG M’NÔNG”

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017
1|Trang


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
---o0o ---

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP THỰC TÊ
ĐỀ TÀI:

“MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ
TỪ VỰNG CHỈ CÔNG CỤ THỰC HIỆN
TRONG TIÊNG M’NÔNG”


Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên sinh viên
Mã số sinh viên
Đỗ Khương Duy
1457050009
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
1456020052
Nguyễn Thị Thanh Tiền
1456020069
Lê Thị Phương Trinh
1456020074
Nguyễn Hồng Anh Khoa
1456020026
Nguyễn Thị Yến
1456020086
Lớp: NGÔN NGỮ K14 (2014 – 2018)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN TRẦN CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017
2|Trang


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: Thầy Phan Trần Công – giảng viên khoa Việt
Nam học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM, gia đình anh Điểu Hoang –
bon trưởng bon Bu Srê 1, xã Đăk Ru, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông cùng một số bà con
đồng bào khác trong bon Bu Srê 1 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm chúng tôi về nhiều
mặt trong suốt quá trình chúng tôi đi thực tế tại địa phương để thu thập ngữ liệu và hoàn thành
bài báo cáo này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017

Nhóm sinh viên thực hiện

3|Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................trang 1
MỤC LỤC.....................................................................................................trang 2
PHẦN DẪN NHẬP......................................................................................trang 3
• Lý do chọn đề tài
• Lịch sử nghiên cứu vấn đề
• Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
CHƯƠNG I: LÝ THUYÊT TỔNG QUAN................................................trang 7
• Khái quát về dân tộc M’nông và tiếng M’nông
• Khái niệm, đặc điểm và phân loại tư
CHƯƠNG II: TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG & CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRONG
TIÊNG M’NÔNG.........................................................................................trang 14
• Bảng tư vựng về hoạt động cơ bản hằng ngày và công cụ thực hiện
• Bảng tư vựng về hoạt động lao động sản xuất và công cụ thực hiện
CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ TỪ VỰNG
CHỈ CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRONG TIÊNG M’NÔNG......................trang 18
• Lý thuyết cấu tạo tư
• Tìm hiểu về đặc điểm tư chỉ hoạt động và công cụ thực hiện hoạt động trong tiếng
M’nông
• Mối tương quan giũa tư chỉ hoạt động và tư chỉ công cụ thực hiện hoạt động trong

tiếng M’nông
• Kết luận
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................trang 25

4|Trang


PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Tư vựng là một trong những đơn vị cơ bản trong hệ thống của một ngôn ngữ. Nó là một hệ
thống vô hạn, phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội. Qua nhiều giai đoạn, có nhiều
biến cố, các lớp tư mới lại được sinh ra bổ sung vào vốn tư cũ đã có trước đó, dần dần số lượng tư
vựng ngày càng nhiều và phong phú đa dạng hơn.
Mỗi tư trong hệ thống bao giờ cũng nằm trong thế đối lập với các tư còn lại, đồng thời chỉ có
giá trị khi được xét trong mối tương quan với các tư khác trong hệ thống.
Thông thường, tư vựng sẽ là cái mà người ta tiếp xúc đầu tiên khi học hay bắt đầu tiếp xúc với
một ngôn ngữ mới khác với tiếng mẹ đẻ vì nó là nền tảng để có thể tiếp thu thêm các kiến thức
khác về ngữ pháp, trong vốn tri thức của người học một ngôn ngữ thì tư vựng và bắt buộc, là cơ
sở cho cho việc tiếp nhận ngữ pháp và xây dựng câu.
Để phân loại tư vựng vào các nhóm loại khác nhau thì có nhiều tiêu chí để phân chia tùy mục
đích của người nghiên cứu, như theo tư loại, nghĩa trường, ngữ dụng,… Ví dụ: tư chỉ bộ phận cơ
thể người như: tai, mắt, mũi, tay, chân, v.v.., tư chỉ các đồ vật thường sử dụng trong nhà như: bàn,
ghế, cốc, bếp, chén, v.v.., hay các tư chỉ hoạt động như: đi, đứng, nằm, ngủ, v.v..
M’nông là một trong những tộc người thiểu số ở Việt Nam có số dân sinh sống tập trung nhiều
tại hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, dân tộc M’nông có dân số khoảng 12 vạn người. Người
M’nông thuộc chủng tộc Indonesian, có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dầy, râu thưa,
mắt màu nâu đen, tóc màu đen và thẳng, một số người cũng có tóc xoăn. Ngôn ngữ chính được
người M’nông sử dụng trong đời sống thường ngày là tiếng M’nông, tiếng M’nông là ngôn ngữ
thuộc nhóm Nam Bahnar, dòng Môn-Khmer và ngữ hệ Nam Á. Trong vốn tư vựng M'nông bộc lộ

rõ sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, qua ngôn ngữ Ê-đê và J'Rai - những ngôn ngữ thuộc nhóm
Malay-Polynesia, bên cạnh sự ảnh hưởng sâu đậm hơn của nhóm Môn-Khmer.
Trong quá trình lịch sử phát triển tộc người của mình, do địa bàn cư trú phân tán trên một
vùng rưng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng M'nông rất khó khăn, hạn chế. Điều này đã
dẫn tới sự phân chia cư dân M’nông ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng các nhóm này vẫn tự
nhận một tên gọi chung là M’nông. Những nhóm địa phương của người M’nông có thể kể đến
như:
• Nhóm M’nông Gar: phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng và vùng hồ Lăk
của tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M’nông Préh: phân bố chủ yếu ở vùng Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song của tỉnh
Đăk Nông và vùng hồ Lăk của tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M’nông Chil: phân bố ở các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà của tỉnh
Lâm Đồng và huyện Lăk của tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M’nông R’Lâm: phân bố ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M’nông Nông: phân bố ở vùng Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông và huyện Lăk của tỉnh
Đăk Lăk.
• Nhóm M’nông Kuênh: phân bố ở huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M'nông Prâng: phân bố ở vùng Đăk Mil của tỉnh Đăk Nông, huyện Lăk và
huyện Ea Súp của tỉnh ĐăkLăk.
• Nhóm M'nông Bu đâng: phân bố ở Bản Đôn, Đăk Lăk.
• Nhóm M'nông Bu Nor: phân bố ở các huyện của tỉnh Đăk Nông và tỉnh Đăk Lăk.
• Nhóm M'nông Din Bri: phân bố ở vùng tả ngạn sông Ea Krông, tỉnh Đăk Lăk.
5|Trang


Nhóm M'nông Đíp: phân bố ở tỉnh Bình Phước và Đăk Lăk.
Nhóm M'nông Bíat: phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước và bên kia biên giới
Campuchia-Việt Nam.
• Nhóm M'nông Bu Dêh: phân bố ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đăk
Lăk.

• Nhóm M'nông Si Tô: phân bố ở vùng Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.
• Nhóm M'nông Káh: phân bố ở tỉnh Đăk Nông, các huyện Lăk, M'Drăk của tỉnh Đăk
Lăk.
• Nhóm M'nông Phê Dâm: phân bố ở vùng Quảng Tín của tỉnh Đăk Nông, một số địa
phương của tỉnh Đăk Lăk.
Ngoài ra, còn có một số nhóm địa phương khác của người M'nông như: M'nông Rơ Đe,
M'nông R'ông, M'nông K'Ziêng... cư trú ở Campuchia.
Do có nhiều nhóm địa phương như vậy, nên cộng đồng dân tộc M'nông có nhiều phương ngữ,
nhưng chủ yếu là phương ngữ M'nông miền Đông và phương ngữ M'nông miền Tây. Sự khác
nhau giữa các phương ngữ đó là không đáng kể. Giữa các phương ngữ đó đều dễ dàng nghe và
hiểu tiếng nói của nhau.
Tiếng M’nông là một công cụ quan trọng, là chìa khoá tiên quyết để có thể nghiên cứu sâu
thêm về dân tộc cũng như văn hoá M’nông, nhưng hiện nay, đa số các công trình nghiên cứu
khoa học về tiếng M’nông vẫn còn rất hạn chế và thiếu cập nhật. Do đó, bài báo cáo này được
thực hiện với hi vọng được đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu tiếng M’nông cũng như có thêm
kiến thức về hệ thống tư vựng và cách thức cấu tạo tư trong tiếng M’nông, đặc điểm trong đời
sống sinh hoạt và lao động của người M’nông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đã được quan tâm và
nghiên cứu tư rất sớm, trong đó cuốn “Nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam tư
những năm 90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia) đã liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc tư những năm 1990 cho đến năm
2002. Và kể tư đó đã có sự ra đời của nhiều cuốn sách, luận văn, luận án, ...nghiên cứu về vấn đề
này. Đó là một minh chứng cho thấy, việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam có
một bề dày đáng tự hào.
Cho đến ngày nay, vẫn có những nhà nghiên cứu mới tiếp tục dấn thân vào lĩnh vực nghiên
cứu tiếng dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến những bài nghiên cứu của Đinh Lư Giang
(về song ngữ Việt - Khmer), Lê Khắc Cường (về tiếng Stiêng), Phan Trần Công (về tiếng Khmer),
Phú Văn Hẳn, Nguyễn Thị Huệ, Trần Thanh Pôn, Marc Brunelle (về tiếng Chăm), Đinh Lê Thư,
Thái Văn Chải.

Để nói về lịch sử nghiên cứu tư vựng nói chung ở nước ta, có thể chia ra làm hai giai đoạn,
giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm
1948. Trước Cách mạng, việc nghiên cứu tư vựng vẫn còn rời rạc và lẻ tẻ, chủ yếu là do các nhà
không chuyên ngôn ngữ học tiến hành trong khi biên soạn tư điển và bình chú văn học. Sau Cách
mạng, việc nghiên cứu tư vựng bắt đầu phát triển, bộ môn Tư vựng học ra đời có vai trò như là
một bộ môn nghiên cứu của ngôn ngữ học vào năm 1954, tư đó đã có nhiều nhà nghiên cứu cho ra
đời nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về tư vựng như: Giáo trình Việt ngữ - Tư hội học
(1962); Tư vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt (1981) của Đỗ Hữu Châu, Tư vựng tiếng Việt hiện đại
(1976) của Nguyễn Văn Tu; Tư vựng tiếng Việt (1978) và Tư vựng học tiếng Việt (1985) của
Nguyễn Thiện Giáp, ...
Về phần tiếng M’nông, chúng ta cũng đã thấy nhiều công trình nghiên cứu để tư đó cho ra đời



6|Trang


các quyển tư điển song ngữ Việt – M’nông, truyện cổ M’nông, tạp chí ngôn ngữ bàn về tiếng
M’nông…, trong đó nổi bật lên một số bài viết như “Giới thiệu tiếng M’nông, Cơ-ho, Stiêng” của
Lục Văn Pảo được in trong tạp chí Dân tộc học, số 3, năm 1980 nhằm giới thiệu khái quát về
nguồn gốc, đặc điểm của tiếng M'nông, tiếng Stiêng và tiếng Cơ-ho trong hệ thống ngôn ngữ Môn
- Khmer. Bài viết "Về tư vựng tiếng M'nông" của Hoàng Thị Đường trong quyển "Tiếng Việt và
các ngôn ngữ dân tộc phía Nam" do Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, bài
viết này trình bày về hệ thống tư vựng tiếng M'nông, chỉ ra các điểm giống và khác của các nhóm
tư vựng tiếng M'nông so với các nhóm tư tương ứng trong tiếng Việt, mối quan hệ giữa tiếng
M'nông và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số phía Nam với tiếng Việt, tư đó chỉ ra sự đa dạng về hệ
thống tư vựng của các ngôn ngữ ở nước ta.
Nhìn chung, về phạm trù nghiên cứu tư vựng, đặc biệt về tư vựng tiếng M'nông dù đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa thấy công trình nào đào sâu một cách chi tiết về các loại
tư vựng. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn được đóng góp cho ngữ pháp tiếng

M'nông những ngữ liệu cần thiết để tìm ra quy cách cấu tạo tư vựng trong tiếng M'nông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tư vựng là đơn vị ngôn ngữ không ngưng biến đổi, sinh sôi cũng như mất đi. Mỗi ngôn
ngữ đều có những phương thức cấu tạo tư mới đối với mỗi nhóm tư nhất định được thiết lập
trên mối tương quan giữa chúng như nguyên nhân - kết quả, hoạt động - công cụ, sự tình nơi chốn,… . Đề tài nhắm đến đối tượng hoạt động-công cụ nhằm tìm hiểu cơ chế cấu tạo tư
mới thông qua mối quan hệ này, các tham tố tạo nghĩa công cụ cho các hoạt động cơ bản
gồm sinh hoạt cơ bản và hoạt động sản xuất.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích trên thì nhiệm vụ cụ thể của đề tài là: hệ thống hoá và giới
thiệu có chọn lọc một số lý thuyết liên quan đến đề tài, giới thiệu khái quát về tỉnh Đắk
Nông và địa bàn nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống ngữ liệu liên quan đến đề tài là
tư vựng chỉ hoạt động và tư vựng chỉ công cụ thực hiện đã thu thập được trong quá trình
thực tế tại địa phương. Theo sau đó là phân tích mối tương quan giữa hai loại tư vựng này để
tìm ra cách thức cấu tạo tư mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Về mặt đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tiếng M’nông. Trong đó
chủ thể của đề tài nghiên cứu là tư vựng chỉ hoạt động và tư vựng chỉ công cụ thực hiện
trong tiếng M’nông.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện trong chuyến đi thực tập thực tế của bộ môn
Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV TP. HCM trên địa bàn tỉnh Đăk Nông với thời gian
2 tuần, tư ngày 4/4/2017 đến ngày 18/4/2017.
Về không gian địa ly: Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Đăk Ru, huyện Đăk R’Lấp,
tỉnh Đăk Nông, nơi có đông người dân tộc M’nông đang sinh sống.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu đề tài
 Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu thực địa, nhất là nghiên cứu

ngôn ngữ dân tộc, nó bao gồm các việc: quan sát, phỏng vấn sâu, thu âm ngữ liệu thu thập
được, chụp và sao lưu tài liệu để tiến hành phân tích.
7|Trang


Phương pháp so sánh tư vựng
Tiến hành so sánh, phân tích các tư vựng đã thu thập và được trình bày ở chương II để
tìm ra mối quan hệ và phương thức cấu tạo tư của nhóm tư có quan hệ hoạt động - công cụ
thực hiện hoạt động đó.
6. Kết cấu của báo cáo
Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phụ lục. Ngữ liệu
thu thập được và các thông tin liên quan (nếu có) sẽ được trình bày trong phần phụ lục.
Trong đó phần nội dung được chia là làm 3 chương như sau:
• Chương I: Lý thuyết tổng quan
Chương này giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý, dân tộc M’nông trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông cũng như tiếng M’nông và đặc điểm của nó. Đồng thời đề cập đến các khái
niệm về tư, các đặc điểm của tư và cách phân loại tư theo trường nghĩa.
Điểm qua một số công trình đã công bố theo hướng nghiên cứu này về phương
thức cấu tạo tư trong mối quan hệ tư gốc-tư phái sinh.
• Chương II: Từ chỉ hoạt động và công cụ thực hiện trong tiếng M'nông
Chương này chủ yếu trình bày ngữ liệu đã hệ thống hóa theo tưng nhóm tư thuộc
các trường nghĩa khác nhau, như hoạt động cơ bản, hoạt động nghề nghiệp,…. bên cạnh
đó là lớp tư vựng chỉ công cụ liên quan và phương tiện thực hiện.
• Chương III: Mối quan hệ giữa từ vựng chỉ hoạt động và từ vựng chỉ công cụ thực
hiện trong tiếng M’nông
Chương này trình bày các mối quan hệ giữa hai nhóm tư vựng trên trong tiếng
M’nông, tư chỉ dụng cụ được hình thành như thế nào trên cơ sở tư chỉ hoạt động. Tư đó
có thể tìm ra được phương thức cấu tạo tư của nhóm tư hoạt động - công cụ thực hiện
hoạt động trong tiếng M'nông.



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYÊT
Ở chương này chúng tôi xin trình bày khái quát về dân tộc M’nông cũng như tiếng M’nông tại địa
bàn nghiên cứu. Đồng thời cũng nêu ra một số cơ sở lý thuyết làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề
8|Trang


tài. Đó là những khái niệm, những nhận định cơ bản về tư, các đặc điểm của tư, phân loại tư,
trường nghĩa và cách phân loại tư theo trường nghĩa.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC M’NÔNG VÀ TIÊNG M’NÔNG
1.1.1 Khái quát về dân tộc M'nông
Người M’nông là một trong 54 dân tộc anh em và là lớp dân cư bản địa của nước ta.
Tộc người này thuộc chủng tộc Indonesian, có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi
dầy, râu thưa, mắt màu đen hoặc nâu đen, tóc thẳng hoặc xoăn.
Tính đến năm 2009, dân số người M’nông đang sinh sống trên nước ta là 102.741
người.
Tên tự gọi: M’nông
Tên gọi khác: Préh, Rlăm, Kuênh, Chil, Bu Nor, …
Nhóm địa phương: M’nông Préh, M’nông Gar, M’nông Chil, M’nông Bu Nor, M’nông
R’lăm, M’nông Phê Dâm, …
Địa bàn cư trú: Người M’nông phân bố nhiều ở các địa bàn thuộc các tỉnh: Lâm
Đồng, Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam.
Với vốn văn hoá nghệ thuật đặc trưng được lưu truyền qua các thế hệ thông qua việc
truyền miệng. Kho tàng truyện cổ bao gồm các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, …
phản ánh quá khứ, nhận thức của con người M’nông về vũ trụ nhân sinh, đồng thời để lại
nhiều dấu vết hoạt động của con người xã hội tư thời xa xưa.
Lễ Tết là một trong những khoảng thời gian, dịp lễ hội quan trọng nhất đối với người
Việt nói chung và người M'nông nói riêng, tuy nhiên, người M'nông có một số điểm khác biệt
rất đặc sắc để nhằm điều chỉnh phù hợp với đời sống lao động nông nghiệp của họ. Vào
khoảng đầu vụ mùa (cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch), người dân tộc ở khu vực tỉnh Bình

Phước và Tây Nguyên thường tổ chức Tết mưng lúa mới (lễ cơm mới). Đây được xem là cái
tết lớn nhất trong năm của đồng bào người M'nông. Ở hoạt động sản xuất, người M'nông là
một trong những cư dân tiêu biểu của nền nông nghiệp dùng cuốc ở Tây Nguyên. Làm nương
rẫy chiếm đa số trong các hoạt động canh tác nông nghiệp của họ, các cây trồng chủ yếu là:
cây cà phê, hồ tiêu, điều, chanh dây, bơ sáp, ... . Ngoài ra cũng có một số sản phẩm lâm
nghiệp có giá trị cao như: măng rưng, nấm, mật ong, ... . Bên cạnh việc trồng trọt, người
M'nông cũng có chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công nghiệp. Về chăn nuôi, họ thường chăn
nuôi lợn (có lợn rưng), bò, gà, ngỗng, ...nhưng phần lớn để phục vụ cho kinh tế gia đình chứ
không được chú trọng phát triển. Tương tự, các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp như dệt,
làm gốm, đan lát, ...cũng chỉ được xem như là một ngành nghề phụ chứ không được phát triển
lên thành nghề chính.
Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người M'nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng
thích rượu cần và thuốc lá cuốn.
Đồng bào M'nông, có tập quán cưa bằng một số răng cửa đối với thanh niên nam nữ,
đa trưởng thành và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trang sức. Hoa tai thường là một khúc ngà
voi, hay một khúc tre vàng óng hay một thỏi gỗ quý. Dái tai của một số lão ông, lão bà có
khi xệ xuống chạm vai và như thế được coi là đẹp, là người sang trọng. Cùng với tập tục cà
răng, căng tai là tập quán nhuộm răng đen và ăn trầu giống như người Kinh...
Người M'nông thích mang nhiều đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, hoa
9|Trang


tai, nhẫn bằng đồng hay bằng bạc.
Riêng nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc. Những chiếc
vòng đồng là cái mà hầu như người M'nông nào cũng có.
Trong cộng đồng xã hội, người M’Nông sống tập trung theo các Bon (còn gọi là
Buôn). Mỗi Bon gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống gần gũi,
trong đó dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn in đậm trong trong mọi quan hệ ở Bon làng. Người
phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà
vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thưa kế tài sản đều thuộc về những người

con gái trong gia đình.
Trước đây, người M'nông theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp
và các vị chư thần giống như các vị thần của người Cơ-ho, người Mạ. Đạo Thiên chúa và
nhất là đạo Tin lành đã thâm nhập và phát triển vào vùng người M'nông.
1.1.2 Khái quát về tiếng M’nông
Tiếng M’nông là ngôn ngữ của người M’nông, thuộc tiểu nhóm Nam Bahnar. Tiếng
M’nông có cùng ngữ hệ với các tiếng khác như tiếng Stiêng, tiếng Mạ, tiếng Cơ-ho. Tiểu
nhóm này thuộc ngữ hệ Nam Á, chi Môn – Khmer, nhánh Đông Môn – Khmer và nhóm
Bahnar 1.
Đây là những ngôn ngữ có vai trò quan trọng ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,
với số lượng người sử dụng lên đến khoảng 400.000 người.
Có nhiều ý kiến cho rằng nhánh Môn – Khmer và nhánh Nam Đảo có chung nguồn
gốc là đều thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. Chính vì vậy mà tiếng M'nông cũng có cùng một phổ
hệ xa xưa với các tiếng Ê-đê hay J'Rai...
Trong nhánh Môn - Khmer, vị trí của tiếng M'nông thuộc nhóm Bahnar được hình
dung theo sơ đồ dưới đây:
A. Nhóm Pea, có các thứ tiếng: Pea, Chong, Samre, Angrak, Saoch.
B. Nhóm Khmer
C. Nhóm Bahnar, bao gồm các tiểu loại:
- Bahnar Bắc: Bahnar, Ren-gao, Sedang, Halang, Jeh, Momon, Kayong, Hrê,
Cua, Takua, T’rah.
- Bahnar Tây: Loven, Ryaheun, Oi, Laveh, Brao, Sok, Sapuan Cheng, Sup.
- Bahnar Nam: Stiêng, M’nông giữa, M’nông Nam, M’nông Đông, Cơ-ho,
Chrau.
D. Nhóm Ca-tu: Ca-tu, Kan-tu, Phuang, Bru, Pacoh, Taoih, Ngeq, Kataang, Kuy,
Lor, Leun, Ir, Tong, Souel So, A lak, Kasseng.
E. Nhóm Khơ Mú: Khơ Mú, Mal, Mlabri, Yumbri, Puộc, La-met.
F. Nhóm Môn: Môn, Niakoul.
G. Nhóm Palaung, Wa, Riang-lang, Đa-nao, Lawa, Kama, Kha-met, Mảng.
H. Nhóm Kha-si

I. Nhóm Việt – Mường: Việt, Mường, Arem, Tày-pọng.
Dân tộc M’Nông có nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm cư trú ở một vùng nhất định:
Trong khu vực Tây Nam tỉnh Đăk Lăk, nhóm Preh ở Đăk Mon và vùng ngoại vi Buôn Mê
Thuột. Nhóm Nông, Prâng, Bunar ở vùng Đăk Nông. Nhóm Kuênh ở Krông Pông.
Nhóm R’lâm ở quanh hồ Lăk, nhóm Gar ở trên núi phía Nam sông Krông Ana, nhóm
10 | T r a n g


Chil ở vùng Đông Nam khu vực cư trú của nhóm Gar. Nhóm Biat và Bu-đâng ở vùng biên
giới Việt Nam - Campuchia. Dựa vào đặc điểm ngôn ngữ cũng như sự phân bố địa lý, có thể
chia M’Nông thành hai ngôn ngữ chính: Phương ngữ Đông và phương ngữ Tây. Trong đó,
M’nông Tây được chia thành hai nhánh là : Préh – Bunâr và Nông – Prâng. M’nông Đông
cũng được chia thành hai nhánh là: Gar – R’lâm và Kuênh – Chil.
Về mặt ngôn ngữ, sự khác nhau giữa M’nông Đông và M’nông Tây thể hiện ở một số
tư ngữ và một số cách phát âm. Nếu coi một tư giống nhau hoặc tương tự nhau ở tư bốn
nhánh trở lên là phổ biến, thì trong 356 tư, tiếng Preh có 286 tư, Bunâr và Nông không
những có nhiều tư chung với nhau mà còn có nhiều tư chung với nhóm khác. Tiếng Prâng
tuy có nhiều biến thể cổ hơn, nhưng số lượng tư Prâng giống với Preh, Bunâr và Nông trội
hơn hẳn so với nhóm M’nông còn lại.
Sự khác nhau giữa cách phát âm giữa M’nông Đông và M’nông Tây có thể nhận ra
thông qua hệ thống đầu, nguyên âm hoặc phụ âm cuối.
Tuy có sự khác biệt như vậy nhưng các phương ngữ M’nông vẫn mang tính thống
nhất cao. Trước hết đó là sự thống nhất về quy tắc ngữ pháp, về phần lớn vốn tư ngữ và vốn
ngữ âm. Đối chiếu những nét khác biệt và những đặc điểm thông nhất phổ biến ta có thể thấy
tiếng M’nông Preh là một dấu nối tự nhiên và tiếng nói giữa các nhóm và các nhánh
M’nông, các biến thể ngữ âm, tư vựng của phương ngữ M’nông Tây thường có ưu thế về sự
phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, được sử dụng trong nhiều phạm vi của đời sống. Vì
vậy, khi xây dựng phương án chữ M’nông hiện nay tiếng Preh được chọn làm đại diện.
Âm tiết mạnh là âm tiết có mang trọng âm, được đọc rõ ràng, còn âm tiết yếu là âm
tiết không mang trọng âm, được đọc lướt nhẹ. Chính vì được đọc lướt nhẹ nên trong nhiều

nhóm M’nông, âm tiết yếu có thể được lược bỏ. Phương ngữ M’nông Tây được xem là chỗ
dựa cho cách phát âm.
Về ngữ âm trong tiếng M’Nông, tư được phát âm thành một âm tiết, nhiều âm tiết
mạnh, đi liên tiếp nhau hoặc một âm tiết yếu đi trước một âm tiết mạnh hoặc chuyển thành
một phụ âm ghép vào âm tiết mạnh.
Tiếng M’Nông có 26 phụ âm, và có 9 nguyên âm, mỗi một trong số 9 nguyên âm ấy
đều có sự đối lập dài ngắn, tức là trong hai âm tiết giống nhau, có âm chính là nguyên âm,
giống nhau ở hầu hết các đặc điểm, nhưng chỉ khác nhau ở một điểm đó là cách phát âm
ngắn hay cách phát âm dài thì có những tư với ý nghĩa khác nhau.
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TỪ
1.2.1
Khái niệm từ
a)
Khái niệm từ trong ngôn ngữ học đại cương
Tư là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học nói chung và ngữ pháp học nói
riêng, tuy nhiên tư là một khái niệm rất khó để định nghĩa, mỗi một nhà nghiên cứu lại
cho ra đời một định nghĩa khác nhau về tư nên số lượng định nghĩa về tư rất phong phú.
Trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tác giả Ferdinard de Saussure đã viết
về tư như sau: "Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đo
trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này kho định nghĩa."
b)
Khái niệm từ trong tiếng Việt
11 | T r a n g


Như đã nói ở trên, tư là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là
một đơn vị đa dạng và khó định nghĩa. Cho đến này, vấn đề ranh giới của tư trong giới
Việt ngữ học vẫn còn là một vấn đề nan giải, tuy nhiên vẫn có hai xu hướng tồn tại rõ
rệt trong việc định nghĩa tư và xác định ranh giới tư trong Việt ngữ học.
Xu hướng thứ nhất là cho rằng tư tiếng Việt trùng với âm tiết, theo xu hướng này

có các nhà nghiên cứu: M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn
Tài Cẩn, …
Xu hướng thứ hai cho rằng tư tiếng Việt không đồng nhất với âm tiết, xu hướng
này được các nhà nghiên cứu như Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Đỗ Hữu
Châu,...ủng hộ và theo đuổi khi họ nghiên cứu về tư.
Một số định nghĩa, quan niệm về tư của một số nhà Việt ngữ học:
 Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một
số âm tiết, co y nghĩa nhỏ nhất, co cấu tạo hoàn chỉnh, và được vận dụng tư
do để cấu tạo nên câu.”
 Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất co y
nghĩa dùng để tạo câu noi; no co hình thức của một âm tiết, một khối viết
liền.”
 Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Từ là đơn vị nhỏ nhất co nghĩa, co hình thức bền
vững, hoàn chỉnh, co chức năng định danh và co khả năng hoạt động độc
lập.”
 Theo Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ co thể tách khỏi
đơn vị khác của lời noi để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn
chỉnh về ngữ âm, y nghĩa (từ vưng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.”
 Theo Ðỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định,
bất biến, co một y nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu
cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn
nhất trong từ vưng và nhỏ nhất để tạo câu.”
1.2.2
Đặc điểm của từ
Nhà ngôn ngữ học người Nga V.M Solncev đã trình bày quan điểm của ông là tư
mang những đặc điểm có tính phổ quát như sau:

Từ là đơn vị ngôn ngữ độc lập, có sẵn, là chỉnh thể gồm hai mặt âm
và nghĩa
Tính độc lập và sẵn có của tư thể hiện ở chỗ tư được toàn xã hội chấp

nhận và sử dụng chứ không phải lâm thời được tạo nên trong quá trình giao
tiếp. Nhà, xe, tập, viết, xe đạp, hoa hồng... trong tiếng Việt, hay worker,
beautiful, book, chair... trong tiếng Anh là tên gọi các sự vật, tính chất... tồn
tại sẵn trong óc của tưng người bản ngữ; khi cần sử dụng, chỉ việc lựa chọn và
nhặt ra. Chúng khác với những tổ hợp tự do như nhà rất đẹp ấy, cô ấy hiền...
very beautiful, the beautiful house... Ðây là những đơn vị lâm thời được tạo
nên trong lúc nói năng và sẽ bị tháo rời ngay sau khi giao tiếp kết thúc. Còn
nói chỉnh thể gồm hai mặt của tư là muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó
về cấu trúc hình thái và ý nghĩa cho dù nó có cấu tạo nội bộ. Nói theo Ðỗ Hữu
12 | T r a n g


Châu, đó là một đơn vị mang tính cố định, bắt buộc. Trong tiếng Việt, dùng
âm [ban2] để biểu thị cái bàn là một điều bắt buộc, được toàn xã hội chấp
nhận và sử dụng trong phạm vi các biến thể của nó, không ai có thể tự ý thay
đổi âm ấy với nội dung ấy.

Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu
Hình vị cũng là đơn vị nhỏ nhất có âm, có nghĩa nhưng không được sử
dụng độc lập để tạo câu, chúng chỉ là các đơn vị được dùng để cấu tạo nên tư.
Các thành ngữ, quán ngữ như nước đổ lá khoai, chuột chạy cùng sào, mẹ tròn
con vuông, noi nào ngay... trong tiếng Việt, to get into a raw (bị khiển trách),
as good as good (thật sư tốt)... trong tiếng Anh, en baver (tức lộn ruột), bayer
aux chimères (mơ mộng hão huyền)... trong tiếng Pháp, nhai đàm hạng ngữ
(chuyện không căn cứ), xuy mao cầu tì (bới lông tìm vết)... trong tiếng Hán v.
v... cũng có tính độc lập, sẵn có, cũng có tính bắt buộc, tính hoàn chỉnh hai
mặt (âm - nghĩa), cũng có thể tham gia trực tiếp tạo câu như tư nhưng lại do
các tư cấu tạo nên; vì vậy chúng được coi là các đơn vị tương đương với tư.
Rõ ràng tư là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu.


Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ
Tư vựng là tập hợp toàn bộ các tư và các đơn vị tương đương: các thành
ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ do các tư cấu tạo nên, do đó tư là đơn vị
cơ bản của tư vựng. Ðể tạo nên các câu nói, lời nói, người ta phải lựa chọn,
kết hợp các đơn vị tư vựng, trong đó tư là đơn vị cơ bản nên tư cũng là đơn vị
cơ bản của ngôn ngữ.
Tóm lại, tư là đơn vị cơ bản của tư vựng, của ngôn ngữ, là chỉnh thể hoàn chỉnh gồm
hai mặt (âm và nghĩa), có tính cố định, sẵn có, bắt buộc, là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có
khả năng hoạt động tự do để tạo câu. Trên đây mới chỉ là những nét phổ quát. Ði vào tưng
ngôn ngữ cụ thể, quan niệm về tư cần phải được bổ sung những thuộc tính riêng, có vậy mới
đạt được tính chính xác, đầy đủ.

Phân loại từ
Như đã biết, tư là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất và độc lập. Nhưng các nhà ngôn ngữ học
đã sớm nhận thấy trong rất nhiều tư còn có thành tố tuy không độc lập nhưng vưa có âm vưa
có nghĩa nhỏ hơn. Thí dụ: Trong tiếng Anh, mỗi tư blackboard, underground, boatman đều
gồm hai yếu tố vừa co âm vừa co nghĩa từ vưng, mỗi tư blackness, colorless, assimilation
đều gồm hai loại yếu tố, trong đó, một loại vưa có âm vưa có nghĩa tư vựng, một loại có âm
và có nghĩa ngữ pháp - loại ý nghĩa thể hiện nhận thức của người nói với thực tế được đề cập
trong thành tố kia. Chúng là các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất nhưng không độc lập,
chúng chỉ là các thành tố cấu tạo tư và được gọi là các hình vị. Hình vị gồm hai mặt âm nghĩa tư vựng được gọi là hình vị thực, hình vị gồm hai mặt âm - nghĩa ngữ pháp được gọi là
1.2.3

13 | T r a n g


hình vị hư. Dưới dây là các dạng phân loại của tư xét về mặt cấu tạo hình thái.
a) Từ đơn
Ðó là các tư chỉ có một thành tố cấu tạo; không ai có thể phân xuất nó thành các
yếu tố vưa có âm vưa có nghĩa nhỏ hơn. Tư đơn chính là tư chỉ bao gồm một hình vị.

Các tư một tiếng trong tiếng Việt; các tư book, sit, agree, small, two, he, very... trong
tiếng Anh; các từ cahier, crayon, beau, deux, nous, beaucoup... trong tiếng Pháp đều
là các tư một hình vị.
b) Từ phức
Ðó là các tư có tư hai thành tố cấu tạo tư trở lên. Những tư loại này bao gồm ba
dạng chủ yếu: tư phái sinh, tư ghép, tư láy.
b1) Từ phái sinh
Ðó là các tư gồm hình vị căn tố kết hợp với một hoặc vài hình vị phụ tố.
Nhìn chung, dạng thức này không có trong tiếng Việt. Thí dụ:
Trong tiếng Pháp:
Numéro: số

Numéral (-e, -aux): thuộc số

Numération: phép đếm

Numérique (-s): có tính chất số

Numériquement: bằng số

Numérateur: tử số/ khuôn dấu đóng số ...

International (-e, -aux): quốc tế

Redécider: quyết định lại

Trong tiếng Anh:
Boarder: người ăn cơm tháng, sinh viên nội trú, khách đi tàu
Boarding: việc lót ván, đóng bìa, việc ăn cơm tháng, việc lên tàu...
Boatful: vật được chở trong thuyền, thuyền (đầy)

Disagreeables: những điều khó chịu. Disappointedly: chán ngán, thất vọng
b2) Từ ghép
Ðó là các tư có được do sự kết hợp của hai căn tố, có nguồn gốc là tư đơn.
Dạng thức tư này có nhiều trong các ngôn ngữ. Thí dụ:
Trong tiếng Việt: gàn dở, xe cộ, tóc tai, ăn nói, sân bay, xe lửa, đầu gối...
Trong tiếng Anh: first-day, first-foot, fishpot, fishplate, fishwife...
Trong tiếng Pháp: brise-lames (đập chắn sóng), grand-père (ông), belle-mère...
b3) Từ láy
14 | T r a n g


Ðây cũng là một dạng thức phái sinh của tư nhưng cơ sở của sự phái sinh
này là sự láy lại bộ phận hoặc toàn bộ hình vị về mặt ngữ âm. Thí dụ: lẳng lơ, vui
vui, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, bệu bạo... Gần đây, những tư có sự tham gia của cơ chế
láy âm nhưng trong những âm được láy lại biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp nào đấy
đã được đề xuất là các tư phái sinh về nghĩa. Thí dụ: cơm kiếc, nhà nhiếc, học
hiệc...
Trường nghĩa và phân loại từ theo trường nghĩa
a) Khái niệm trường nghĩa
Là một tập hợp của các đơn vị tư vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về
mặt ngữ nghĩa.
b) Phân loại từ theo trường nghĩa
Phân loại tư theo trường nghĩa là một cách phân loại khác với cách phân loại tư
đã nói ở trên, nếu như để phân loại giữa tư đơn, tư phức người ta thường dựa vào cấu
trúc ngữ pháp của tư. Còn phân loại tư theo trường nghĩa, ta phải dựa vào các nét
nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trường tư vựng - ngữ nghĩa. Ðây là tập hợp
các tư có quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Thí dụ việc lập các trường tư vựng - ngữ nghĩa
dựa vào nét nghĩa như màu sắc, hoặc thời gian, hoặc phương hướng, hoặc thức ăn,
hoặc phương tiện đi lại trên bộ, trên nước...
Đề tài này của chúng tôi được xây dựng dựa trên cách phân loại tư vựng theo nét nghĩa, chúng tôi

đã phân ra thành các tiểu loại là tư vựng chỉ hoạt động (bao gồm hoạt động hằng ngày và hoạt
động sản xuất) và tư vựng chỉ công cụ thực hiện (bao gồm công cụ thực hiện hoạt động hằng ngày
và công cụ thực hiện hoạt động sản xuất). Nội dung chi tiết của ngữ liệu thu thập được sẽ được
trình bày ở chương II và phần phụ lục của báo cáo này.
1.2.4

15 | T r a n g


CHƯƠNG II: TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ TỪ VỰNG CHỈ CÔNG CỤ THỰC
HIỆN TRONG TIÊNG M’NÔNG
Chương này trình bày một cách hệ thống hoá nội dung ngữ liệu đã thu thập được trong quá trình
nhóm chúng tôi đi thực tế ở địa phương, nội dung của chương này sẽ được sử dụng để triển khai
nội dung của chương III.
2.1 BẢNG TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY VÀ CÔNG CỤ
THỰC HIỆN TRONG TIÊNG M’NÔNG
2.1.1
Bảng từ vựng về hoạt động hằng ngày trong tiếng M’nông
STT
TIÊNG VIỆT
TIÊNG M’NÔNG
1
Chải tóc
or soʔ
2
Đánh răng
t’ot se
3
Lau chùi
Jut

4
Quét (nhà)
~pây (hiu)
5
Nấu
Gưm
6
Bào (vỏ)
Poih
7
Cạo râu
Koi (tiêp)
8
Nhóm (lửa)
pun (ôih)
9

RKơ
10
Đắp
ntơʔ
11
Ngủ
piK
12
Thổi
K’ôm
13
Hút (thuốc)
sum (hât)

14
Đội (mũ)
n’dôu
15
Giặt giũ
pi nuŋ
16
Đựng
Ân
17
Uống (nước)
Huc
18
Xỉa răng
K’ocs sê
19
Xào, chiên
Gưm
20
Thụt (nấu canh bằng ống)
Pruŋ
21
Phơi đồ
Ih
22
Lau (mặt)
jut (măt)
23
Chống
Ldal

2.1.2 Bảng từ vựng về công cụ thực hiện hoạt động hằng ngày trong tiếng M’nông
STT
1
2
3
4

TIÊNG VIỆT
Lược
Vỏ cau
Giẻ lau
Chổi
16 | T r a n g

TIÊNG M’NÔNG
~nret
se la
au sat
~pây


5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
2.2

Bếp lửa
Dao bào
Dao cạo
Đá lửa/ Mồi lửa
Gối
Chăn
Chỗ ngủ
Ống thổi
Điếu cày
Mũ/ nón
Bàn chải
Thau
Đồ uống (múc) nước
Tăm
Nồi
Ống thụt nấu canh/ Cây thụt
Sào phơi đồ/ dàn (dây) phơi
Khăn lau mặt

Cây gậy

luʔ ~ha
pêh poih
pêh koi
luʔ rneŋ
kon hơi
ôi
krê
nhôm ôih
pac Jrăŋ
môc
brôi
thau
~doh
mâŋ K’olrsê
gla
n’t:iŋ/ n’hur
dâr/ ~tiŋ
khăn jut măt
t’nâng

BẢNG TỪ VỰNG VỀ HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CÔNG CỤ THỰC
HIỆN TRONG TIÊNG M’NÔNG
2.2.1 Bảng từ vựng về hoạt động lao động sản xuất trong tiếng M’nông
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

TIÊNG VIỆT
Buộc/ cột
Kẹp
Cắt
Đan
Lợp
Khắc
Phóng/ đâm
Vót/ chẻ
Đẽo/ đục
Bắn
May vá
Cân
Đào
Nung

Câu
Đuổi thú
Bẫy
Xẻ, cưa
17 | T r a n g

TIÊNG M’NÔNG
kât
kep
koʔ
t:an
n’tưm
l:ô
~tâŋ
~tăp
kôih/ plah
păŋ
jim
n’giŋ
kuis
quit
~ar
ruʔ
tiaʔ
plah si


19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Đựng/ chứa
Bửa/ chẻ
Giã (gạo)
Dệt
Cào
Leo
Chở
Hái
Đóng (đinh)
Dán
Gặt
Chèo
Tạt nước
Khều
Tưới

ân

c’oʔ
~pal tiŋ
taŋ
rwơ/ rhi
hao
~chơ
lêh
pâŋ
lir
koʔ
ngoai
sac’ dă
~leʔ
c’ro

18 | T r a n g


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
M’nông

TIÊNG VIỆT
Sợi dây/ lạt
Cái nẹp
Cây kéo
Cái nan
Tấm lợp
Cái đục

Cái lao/ ngọn giáo
Rựa
Ná/ nỏ/ súng
Cái kim may
Cái cân đòn
Cái xà beng
Kẹp nung/ bếp nung
Lưỡi câu/ cần câu/ cái thuyền
Bù nhìn
Cái bẫy/ lưới bẫy
Cái cưa
Vật để chứa (gùi/ giỏ)
Cái rìu
Cái chày/ cái cối
Khung cửi/ con thoi
Cái cào
Cái thang
Chiếc xe
Lưỡi hái
Búa/ đinh
Hồ keo
Lưỡi liềm
Mái chèo
Gàu múc
Cây khều
Vòi tưới

19 | T r a n g

TIÊNG M’NÔNG

rsê/ lma
~kep
~kăp
n’d:ôŋ
plơp n’tưm
~hat
taʔ
wi:a
na/ kon na/ phao
~lai
n’jdiŋ
rnăp
n’kặp/ n’haʔ guc’
leʔ ~ar/ rnoŋ ~ar/ tuʔ
mut
~nul tiaʔ/ chia
~nuŋ plah si
xaʔ (dôl)
suiŋ
~rne
k’âŋ/ wec
nh’rai
~tuŋ
r’teh
mâŋ reh
kuk/ ka c’au
----ka wel
mâŋ ngoai
~doʔ
Mâŋ ng’leʔ

~puoi

2.2.2
Bảng
từ
vựng
chỉ
công
cụ
thực
hiện
hoạt
động
lao
động
sản
xuất
trong
tiếng


CHƯƠNG III: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỪ VỰNG CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ
TỪ VỰNG CHỈ CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRONG TIÊNG M’NÔNG
Chương này trình bày sự so sánh giữa hai nhóm tư vựng trên để tìm ra mối tương quan giữa hai
nhóm tư vựng, tư đó có thể phát hiện ra cách thức cấu tạo tư chỉ công cụ mới.
3.1 LÝ THUYÊT VỀ CẤU TẠO TỪ
- Hệ thống cấu tạo tư là tập hợp những tư có chung một khuôn hình cấu tạo và ý nghĩa cấu
tạo giống nhau. Tuy nhiên do sự phát triển của ngôn ngữ nói chung và của vốn tư vựng nói riêng,
các hệ thống cấu tạo tư có thể bị phân hoá. Một số tư trong hệ thống cấu tạo tư bị mất nghĩa ban
đầu và nhận thêm nghĩa mới hoặc ý nghĩa cấu tạo đã khác đi.

- Các phương thức cấu tạo tư:
Trước hết cần phải nói rằng tất cả các tư trong ngôn ngữ đều được tạo ra theo một
phương thức nào đấy. Tuy nhiên đối với những tư gốc có cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo
tư, ta không thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng, do đó không thể nói đến phương
thức cấu tạo của chúng. Các tư gốc nguyên cấp đều là những tư không thể giải thích về mặt
cấu tạo, trư một số tư tượng hình và tượng thanh. Mỗi tư đơn là một đơn vị duy nhất trong
ngôn ngữ, xét về cách cấu tạo , và về cơ bản mang tính võ đoán. Chính vì vậy, khi nói đến
các phương thức cấu tạo tư, người ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các ngôn ngữ sử
dụng để tạo ra những tư có thể giải thích được về mặt cấu tạo. Những tư được tạo ra theo
cách đó thường mang tính hệ thống: chúng tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu
cấu tạo.
“Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để
tạo ra các kiểu cấu tạo từ”. Có các phương thức tiêu biểu sau:
+ Phương thức ghép: Kếp hợp các hình vị cùng tính chất với nhau theo một trật tự nhất
định để tạo tư mới-tư ghép.
+ Phương thức láy: Lặp lại toàn bộ hay một bộ phận tư gốc để tạo ra tư mới (tư láy)
20 | T r a n g


+ Thay đổi từ loại
+ Vay mượn từ: Vay mượn tư của ngôn ngữ khác.
+ Trộn từ: Lấy một phần của tư này ghép với tư khác.
Trên đây chỉ mới là một số phương thức cấu tạo tư phổ biến. Ngoài ra còn có nhiều
phương thức khác mà chúng tôi chưa đề cập hết ở đây.
3.2 ĐẶC ĐIỂM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ TỪ CHỈ CÔNG CỤ THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG TRONG TIÊNG M’NÔNG
3.2.1 Từ chỉ hoạt động trong tiếng Mnông
- Có khoảng 49/56 tư chỉ hoạt động trong tiếng M’nông là tư đơn.
- Đây là những động tư chỉ hành động và có công cụ lao động cụ thể để thực hiện
hành động đó. Là động tư biểu thị hành động, hoạt động vật lý. Xét về ý nghĩa, chúng là

những ngoại động tư.
- Những động tư chỉ hoạt động trong đời sống lao động hằng ngày thường có kết
cấu ngắn gọn, đơn giản, mang nhiều yếu tố cổ, ví dụ như: jut (lau chùi), pây (quét), gưm
(nấu), ntơʔ(đắp), poih (bào), jim (may vá),….
3.2.2

Từ chỉ công cụ thực hiện trong tiếng M’nông
- Có 33/56 tư chỉ công cụ là tư đơn.
- Đây là những tư chỉ công cụ thực hiện cụ thể gắn liền với hành động cụ thể đi với
nó. Là các danh tư chỉ vật dụng và dụng cụ trong sinh hoạt và lao động của người M’nông.
Cũng giống như tư chỉ hoạt động lao động và sinh hoạt của con người, tư chỉ công cụ thực
hiện cũng có cấu tạo ngắn gọn, đơn giản, nhưng nhiều tư đa âm tiết hơn là tư chỉ hoạt động.
3.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ TỪ CHỈ CÔNG CỤ
THỰC HIỆN
3.3.1. Mối quan hệ trên nền tảng thực tế xã hội
Để thấy được mối quan hệ giữa hai trường tư vựng này, chúng ta cần biết về nguồn
gốc và vị trí của hai loại tư vựng trên trong mối tương quan với xã hội loài người.
Nguồn gốc hình thành tư và mối quan hệ hình thành tư chỉ hoạt động lao động và tư chỉ
dụng: Một trong 500 giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người là thuyết tiếng kêu
trong lao động; thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy vật
như L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này, “ngôn ngữ đã xuất hiện tư những tiếng kêu trong
lao động tập thể. Một phần có thể là những tiếng hổn hên do hoạt động cơ năng mà phát ra,
nhịp theo lao động, những âm thanh đó sau này trở thành tên gọi củ động tác lao động, một
phần là những tiếng kêu của người nguyên thuỷ muốn người khác đến với mình trong quá
trình lao động. Lí thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người
hiện nay”.Công cụ lao động làm lao động của con người trở nên sáng tạo và công cụ tư duy
của con người đã phát triển. Tư duy không tồn tại trần trụi, thoát khỏi ngữ liệu. Do vậy tư
duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời. Bước quyết định trong quá trình vượt biến thành
người là sự kiện đôi tay được giải phóng con người có thể chế tạo ra công cụ lao động.
Ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu sự cần thiết phải giao tiếp. nhu cầu giao tiếp ấy của con

người cũng lại do lao động quyết định. Lao động quyếtt định nhu cầu tạo ra ngôn ngữ.”
Thực tế lịch sử và nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng quá trình lao động
của con người là nền tảng tạo ra nhu cầu, điều kiện để hình thành nên ngôn ngữ. Ngôn ngữ
21 | T r a n g


gắn chặt với sự phát triển và biến đổi của xã hội. Mà xã hội đi tư “thô sơ”, lạc hậu tới hiện
đại thì ngôn ngữ cũng tư đó mà hình thành, phát triển không ngưng. Ngôn ngữ ban đầu chỉ là
những tín hiệu thô sơ, hết sức đơn giản, sau đó theo quá trình lao động mà được con người
gọt dũa cho phù hợp, cho phong phú theo điều kiện và nhu cầu lao động, sinh sống (trao đổi
thông tin ngày càng cao) của loài người. Dĩ nhiên như vậy sẽ có cơ sở để nói rằng hệ thống
tư chỉ hoạt động lao động, sinh hoạt và tư chỉ công cụ lao động là lớp tư có thể ra đời sớm
nhất trong các hệ thống tư vựng khác. Bởi sự cần thiết và gắn liền với thực tế cuộc sống của
con người. Tư chỉ hoạt động lao động và công cụ thực hiện nó phải được gắn liền với nhau,
có cái này thì có cái kia. Sinh ra tư chỉ hoạt động này phải có tư chỉ công cụ thực hiện hoạt
động đó và ngược lại.
Xét về mặt thời gian, không thể xác định được một cách chắc chắn rằng tư chỉ công
cụ hay tư chỉ hoạt động lao động sinh hoạt, cái nào ra hình thành tư sớm hơn?
Ví dụ 1: Hoạt động “lêh” (hái)-Tư chỉ công cụ thực hiện “Mâŋ ng’leʔ” (cây khều-dùng để
hái).
Có thể là hoạt động hái có trước, sau đó con người mới sáng tạo ra vật dụng dùng để hái và
đặt tên cho nó. Cũng có thể là hành động hái chỉ nằm trong ý thức hành động của con người,
cũng có thể con người xác định và đặt tên cho dụng cụ trước khi hành động được cụ thể hoá
bằng tên gọi. Đó chỉ là những suy luận mang tính chủ quan. Nhưng nhìn chung vẫn có khả
năng cao nghiêng về tư chỉ hoạt động là cơ sở hình thành tư chỉ công cụ. Vì khi con người
muốn thực hiện một hành động như “leo” thì phải có trước, và dụng cụ bao giờ cũng phải ra
đời sau bởi nó cần một quá trình sáng tạo mới có được, còn ý thức về hành động thì luôn dễ
xuất hiện hơn bởi nhu cầu và thực tế lao động gặp phải. Chúng ta có thể chắc chắn một điều
rằng hành động lao động bao giờ cũng đi trước, xuất hiện trước, làm nền tảng trước cho ý
niệm sáng tạo về dụng cụ lao động. Phải có nhu cầu ý thức gì đó mới thúc đẩy sự phát minh

về dụng cụ thực tế. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, hành động lao động sinh hoạt là nền
tảng cho sự ra đời của tư chỉ hoạt động lao động, sinh hoạt và tư chỉ công cụ. Và tư chỉ hoạt
động và công cụ bổ trợ cho nhau cả về mặt ý nghĩa, chức năng và cả cấu trúc, đơn vị hình
thành tư. Đặc biệt trong vốn tư vựng của người M’nông chỉ về hoạt động lao động sinh hoạt
và tư chỉ công cụ thực hiện khá nguyên sơ, cấu trúc đơn giản và mang yếu tố cổ, vốn tư cũng
không kém phần phong phú.
3.3.2 Quan hệ ngữ âm và phương thức cấu tạo
Để xác định phương thức cấu tạo của mỗi tư mà chúng tôi đã tổng hợp trên bảng,
chúng tôi sẽ tiến hành xác định chúng theo tưng cặp: tư chỉ hoạt động-tư chỉ công cụ thực
hiện. Ở đâychúng tôi không đi theo hướng xác định phương thức cấu tạo của tưng tư trong
hệ thống tiếng M’nông, mà sẽ kết hợp để xem xét mối quan hệ về phương thức cấu tạo giữa
hai tư loại.
Bảng 1. Mối quan hệ ngữ âm và cấu tạo từ giữa loại từ chỉ hoạt động sinh hoạt và
loại từ chỉ công cụ thưc hiện hoạt động sinh hoạt trong tiếng M’nông
Từ Tiếng Việt

Tiếng M’nông

Tiếng Việt

Tiếng M’nông

22 | T r a n g

QUAN HỆ NGỮ ÂM


Lau chùi
Quét (nhà)
Bào (vỏ)

Cạo ( râu)

jut
~pây (hiu)
poih
koi (tiêp)

Giẻ lau
Chổi
Dao bào
Dao cạo
Đá lửa
mồi lửa

au sat
~pây
pêh poih
pêh koi

Nhóm (lửa)

pun (ôih)



rkơ

Gối

kon hơi


Đắp
Ngủ

ntơʔ
pik

Chăn
Chỗ ngủ

Ôi
Krê

Thổi

k’ôm

Ống thổi

n’hôm (ôih)

Hút (thuốc)
Đội (mũ)
Giặt giũ

sum (hât)
n’dôu
pi nuŋ

pac jrăŋ

Môc
brôi

Uống (nước)

huc

Điếu cày
Mũ, nón
Bàn chải
Đồ uống (múc)
nước

Xỉa răng

k’ocs sê

Tăm

mâŋ k’olr sê

Xào, chiên

gưm

Gla

Thụt (nấu canh
bằng ống)


pruŋ

Phơi đồ

ih

Chống

ldal

Nồi
Ống thụt (nấu
canh)
Cây thụt
Sào phơi đồ, dàn
(dây) phơi
Cây gậy

luʔ rneŋ

~doh

n’t:iŋ,
n’hur
dâr
~tiŋ
t’nâng

(Phương thức cấu tạo
giữa hai từ loại)

Không
Thay đổi tư loại
ghép
ghép
Có cùng nguyên âm (âm
chính) ở âm tiết đầu
Cùng nguyên âm (âm
chính) ở tiết thứ hai.
Không
Không
Có cùng âm chính và âm
cuối
Không
Có cùng âm chính
Không
Không
Ghép tư và có sự biến đổi
phần âm cuối
Không
Có cùng âm chính
Có cùng âm chính
Không

Bảng 2. Mối quan hệ ngữ âm và cấu tạo từ giữa loại từ chỉ hoạt động sản xuất và
loại từ chỉ công cụ thưc hiện hoạt động sản xuất trong tiếng M’nông

TIÊNG
VIỆT

TIÊNG

M’NÔNG

Buộc/ cột

kât

Kẹp
Cắt
Đan
Khắc

kep
koʔ
t:an
l:ô

TIÊNG
VIỆT

TIÊNG
M’NÔNG

Sợi dây
Lạt
Cái nẹp
Cây kéo
Cái nan
Cái đục

rsê

lma
~kep
~kăp
n’d:ôŋ
~hat

23 | T r a n g

QUAN HỆ NGỮ
ÂM
(Phương thức cấu
tạo giữa hai từ loại)
Không
Láy
Có cùng phụ âm đầu
Không
Cùng nguyên âm


Đục

plah

Phóng/ đâm

~tâŋ

Vót/ chẻ

~tăp


Bắn

păŋ

May vá

jim

Cái lao; ngọn
giáo
Rựa
Ná
Nỏ
Súng
Cái kim may

wi:a
na
kon na
phao
~lai

Cân

n’giŋ

Cái cân đòn

n’jdiŋ


Đào

kuis

Nung

quit

Cái xà beng
Kẹp nung
Bếp nung
Lưỡi câu
Cần câu
Thuyền

rnăp
n’kặp
n’haʔ guc’
leʔ ~ar
rnoŋ ~ar
tuʔ

Bù nhìn

mut

Cái bẫy
lưới bẫy
Cái cưa

Vật để chứa
(gùi/ giỏ)
Cái rìu
Cái chày/ cái
cối
Khung cửi
Con thoi

~nul tiaʔ
chia
~nuŋ plah si

Câu

~ar

Đuổi thú

ruʔ

Bẫy

tiaʔ

Xẻ, cưa

plah si

Đựng/ chứa


ân

Bửa/ chẻ

c’oʔ

Giã (gạo)

~pal tiŋ

Dệt

taŋ

taʔ

xaʔ (dôl)
suiŋ
~rne
k’âŋ
wec

Cái cào

nh’rai

Leo
Chở

rwơ

rhi
hao
~chơ

Cái thang
Chiếc xe

~tuŋ
r’teh

Hái

lêh

Lưỡi hái

mâŋ reh

Đóng (đinh)
Gặt
Chèo
Tạt nước

pâŋ
koʔ
ngoai
sac’ dă

Búa/ đinh
Lưỡi liềm

Mái chèo
Gàu múc

kuk/ ka c’au
ka wel
mâŋ ngoai
~doʔ

Khều

~leʔ

Cây khều

mâŋ ng’leʔ

Tưới

c’ro

Vòi

~puoi

Cào

MỘT VÀI NHẬN XÉT
24 | T r a n g

Láy, có sự biến đổi

âm cuối
Không
Không
Không
Láy và biến đổi phụ
âm
Không
Không
Ghép
Có cùng nguyên âm
(âm chính)
Ghép
Có cùng phụ âm
Ghép
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Ghép,có biến đổi về
âm ghép
Không
Có cùng phụ âm
Ghép
Có cùng phụ âm
Ghép, có sự biến đổi
về âm ghép
Không



Chúng ta có thể nhận ra ngay mối quan hệ ngữ âm giữa tư chỉ hoạt động và công cụ
thực hiện hoạt động trong đời sống sinh hoạt và lao động ở tiếng M’nông. Mối quan hệ ấy
được thể hiện ở các âm tiết và cách cấu tạo tư. Hầu hết các cặp tư đều có sự nối kết về ngữ
âm. Có sự vay mượn hình vị ở các cặp tư mặc dù đã có sự biến đổi khi chúng chuyển loại tư
động tư sang danh tư. Cho thấy rằng một trong hai tư hoạt động hoặc công cụ thực hiện hoạt
động làm nền tảng để sản sinh tư kia. Thực tế ngữ liệu tư bảng cũng chỉ ra các tư chỉ dụng cụ
có nhiều tư ghép hơn là tư chỉ hoạt động, điều đó chứng minh phần nào tư chỉ hoạt động làm
nền tảng để cấu tạo tư chỉ công cụ bởi cái gì đầu tiên cũng thường đơn giản, càng về sau
càng phức tạp (vì để phân biệt ý nghĩa giữa chúng). Các tư chỉ hoạt động có kết cấu đơn giản
hơn nhiều so với tư chỉ dụng cụ.
Tư chỉ công cụ về phương thức cấu tạo có thể thấy cơ bản có sự “vay mượn” rất nhiều
về cấu trúc ngữ âm tư tư chỉ hoạt động.
3.3.3

Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai lớp từ chỉ hoạt động và công cụ thực hiện
hoạt động
Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hai lớp tư này nếu đặt riêng ý nghĩa của chúng ra khỏi
hệ thống thì rất ít có sự liên quan. Nhưng xdét về mặt chức năng ngữ nghĩa của cả hai trường
tư này sẽ thấy mối liên quan của chúng. Một trường là về động tư chỉ hành động trong sinh
hoạt, lao động hằng ngày. Một trường là về danh tư chỉ dụng cụ lao động, sinh hoạt. Mối
quan hệ ở đây chính là danh tư chỉ dụng cụ đó sẽ là thứ để thực hiện hành động mà tư chỉ
hành động biểu hiện. Chúng giống như một mối quan hệ về ý nghĩa chức năng của dụng cụ
được gọi bằng tên trong thực tế. Và tên chỉ chức năng của dụng cụ chính là tên hành động-tư
chỉ hoạt động.
Để thấy được sự tương quan giữa hai lớp tư vựng này về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ
phân tích một số ví dụ tiếng M’nông để có được sự khách quan.
Ví dụ 1:
rwơ (cào-động tư) : Hành động dùng dụng cụ có răng để tác động vào sự vật
(thường là lúa, hạt điều,…cần phơi khô) để cho sự vật được thoáng ra, tách ra mỏng.

nh’rai (cái cào): Dụng cụ có răng dùng để phơi các loại lương thực thường
được dùng trong nông nghiệp.
Ví dụ 2:
Hao (leo): Hành động tiến lên trên cao hoặc xuống dưới theo hướng thẳng
đứng cách xa mặt đất.
~tuŋ (cái thang): Dụng cụ dùng để giúp con người di chuyển lên hoặc xuống
với một khoảng cách xa mặt đất.
Như vậy, giữ hai lớp tư vựng này có mối quan hệ khăn khít về ngữ nghĩa chức năng.
Có dụng cụ thì phải có hoạt động được thực hiện với dụng cụ đó và ngược lại.
3.3.4 Cặp tối thiểu
Phân tích cặp tối thiểu sẽ cho thấy được chi tiết về đặc điểm cấu trúc của tư chỉ hoạt
động và tư chỉ công cụ thực hiện hoạt ấy. Trước hết chúng ta cần hiểu căn bản về cặp tư tối
thiểu.
25 | T r a n g


×