Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

báo cáo thực hành phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 60 trang )

1


Mục lục:
Contents

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua cùng với những thành tựu to lớn về các mặt phát triển
kinh triển kinh tế - xã hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới đang được quan
tâm hàng đầu. Việc tăng trưởng kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng kể đời
sống của nhân dân, điều đó đã hình thành cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời
sống dược đảm bảo bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ, chăm sóc
sức khỏe y tế, giáo dục tương đối khá và vấn đề về môi trường càng ngày càng
được quan tâm. Người dân tại cộng đồng này được phát huy khả năng và được bảo
vệ qua mạng lưới an sinh xã hội, an toàn bền vững.
Cũng chính vì lẽ đó, phát triển cộng đồng là công cụ được đánh giá là có thể
giải quyết vấn đề phát triển xã hội và giải quyết những thách thức của vấn đề này
đặt ra. Bởi hơn ai hết, nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính người dân vào công
cuộc cải thiện cuộc sống của chính họ, thúc dẩy quá trình tham gia của họ.
Môn học phát triển cộng đồng quan trọng là thế và điều đáng nói hơn đó là
việc thực hành môn học này, làm sao để có thể vận dụng tốt các điều đã học vào
thực tiễn. Đó cũng là lý do mà việc thực hành môn học phát triển cộng đồng được
đề cao hơn trong chương trình học.
Việc thực hành môn học phát triển cộng đồng sẽ giúp cho sinh viên nói chung
và nhóm tôi nói riêng vận dụng các kĩ năng đã học để tiếp cận, thiết lập mối quan
hệ, xây dựng công cụ để thực hiện việc thu thập thông tin về cộng đồng một cách
hiệu quả, thực hành kĩ năng tổ chức cuộc họp dân để báo cáo về kết quả thu thập


thông tin và hỗ trợ người dân xác định được vấn đề bức xúc nhất để cùng nhau xây
dựng kế hoạch giải quyết vấn đề.

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thức hành môn học “ Phát triển cộng đồng” bên cạnh sự nỗ
lực, cố gắng của nhóm chúng tôi, nhóm chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động
viên của gia đình chú Bảy, của thầy cô và bạn bè, chính quyền trong khu và bí thư
của thị trấn Chúc Sơn.
Để hoàn thành đợt thực tập này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc tới cô Nguyễn Kim Loan và cô Nguyễn Thị Huệ - giảng viên hướng dẫn
môn “ thực hành công tác xã hội nhóm” đã ủng hộ chúng tôi cũng như hướng dẫn,
giúp đỡ nhóm chúng tôi, tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có thể hoàn thành đợt
thực tập này.
Tôi cũng xin cảm ơn đến ban lãnh đạo khu Bình Sơn, Chi hội phụ nữ, đoàn
thanh niên khu Bình Sơn, bí thư thị trấn anh Bùi Bá Thắng đã đồng hành và hướng
dẫn nhóm chúng tôi cũng như đã tạo điều kiện để nhóm chúng tôi có thể tìm thân
chủ một cách nhanh chóng. Đồng thời cám ơn gia đình chú Bảy đã cho nhóm
chúng tôi ở, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi có thể thực hành tốt
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình thực tập không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô và bạn bè.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


4



A.GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN THỰC HÀNH
I.Giới thiệu sơ bộ về thị trấn Chúc Sơn.
Chúc Sơn là một trong 2 thị trấn, đồng thời là huyện lỵ của huyện Chương
Mỹ. Chúc Sơn cũng là một trong hai nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống
quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi
toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Trước năm 1954, huyện
lỵ của Chương Mỹ là Quảng Bị, sau 1954 mới dời về Chúc Sơn. Ngày 2 tháng 3
năm 2005, sáp nhập xã Ngọc Sơn vào thị trấn Chúc Sơn. Sau khi điều chỉnh địa
giới hành chính mở rộng thị trấn, địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn tính tới hết
năm 2010 như sau:
Phía đông giáp Phường Biên Giang, Phường Đồng Mai của quận Hà Đông
Phía tây giáp các xã Tiên Phương, Ngọc Hoà;
Phía nam giáp các xã Đại Yên, Thụy Hương;
Phía bắc giáp xã Phụng Châu.
Hiện tại Thị trấn Chúc Sơn có 13 khu dân cư gồm: Khu Bắc Sơn, Khu Bình
Sơn, Khu Hòa Sơn, Khu Yên Sơn, Khu Ninh Kiều, Khu Tiên Sơn, Khu Xá Núi
(xóm Xá hay khu Đình Xá), Khu Tràng An, Khu Giáp Ngọ (thôn Giáp Ngọ), Khu
Ninh Sơn, Khu An Phú (thôn An Phú), Khu Xóm Chùa (xóm Chùa), Khu xóm Nội
(xóm Nội).
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam nên Chúc
Sơn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch với rất nhiều
tuyến xe bus từ trung tâm HN chạy qua như tuyến 37: Giáp Bát - Hà Đông - Chúc
Sơn; tuyến 57: KĐT Mỹ Đình II - Chúc Sơn - KCN Phú Nghĩa; tuyến 80: Bx Mỹ
Đình - Chúc Sơn - Kênh Đào (xã An Mỹ, H. Mỹ Đức); tuyến 72: Bx Yên Nghĩa 5


Chúc Sơn - Xuân Mai và rất nhiều điểm du lịch xung quanh như: Núi Trầm, Chùa
Trăm Gian, Khu nghỉ dưỡng Văn Minh resort. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà
Nội tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050 thì Chúc Sơn trở thành khu đô thị sinh
thái (Chuc Son Eco Town). Theo đó, thị trấn được hình thành, phát triển trên cơ sở

địa giới thị trấn Chúc Sơn hiện nay và các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc
Hòa, Thụy Hương, Phú Nghĩa (Chương Mỹ) và phường Biên Giang (Hà Đông).
Quy mô quy hoạch 1.821ha, dân số đến năm 2030 là 4,5 vạn người. Thị trấn Chúc
Sơn là trung tâm hành chính của huyện Chương Mỹ, phát triển theo mô hình sinh
thái gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa địa phương.
II. Giới thiệu chi tiết về Khu Bình Sơn.
1.Về vị trí địa lý, dân cư
Khu Bình Sơn- thị trấn Chúc Sơn- Chương Mỹ- Hà Nội, xưa kia còn gọi là
xóm Chợ, là một trong năm xóm của làng Chúc Sơn- xã Ngọc Sơn.
Khu Bình Sơn nằm ở trung tâm của thị trấn chạy dài hai bên đường tỉnh lộ 419
và là một trong 12 khu của thị trấn Chúc Sơn
- Phía Bắc giáp xóm nội và một phần xóm Chùa
- Phía Đông giáp cánh đồng xã Thụy Hương và một phần xóm Chùa
- Phía Tây giáp khu Yên Sơn
- Phía Nam giáp khu Hòa Sơn
Khu Bình Sơn là một mảnh đất cổ có từ lâu đời. Theo các già làng kể lại đất
khu Bình Sơn vốn là đất phong hầu của Bùi Quận công, Bùi Quận công sau khi
được chia đất phong hầu thì không giữ làm của riêng mà chiêu dân về lập làng xóm
cho dân chỗ sinh sống. Nghìn năm trước khu Bình Sơn đã là nơi họp chợ, giao lưu
buôn bán trong vùng. Kế nghiệp trước, hiện nay khu Bình Sơn vẫn là khu chợ tập
trung giao thương buôn bán là chính, tiêu biểu là khu chợ Chúc Sơn nằm trên địa
phận khu.
6


Khu hiện tại tiếp giáp với nhiều trụ điểm văn hóa – giáo dục – y tế thuận lợi
cho bà con nhân dân : gần trường học, bệnh viện huyện.
Ngoài ra trên địa bàn của khu còn có nhiều cơ quan của huyện và một số gia
đình cán bộ công nhân viên chức- lao động.
2.Về tình hình kinh tế- văn hóa- chính trị- xã hội của khu Bình Sơn.

2.1.Về kinh tế
Với đặc điểm dân cư là xóm chợ, dân cư tại khu tập trung chủ yếu vào làm
kinh doanh buôn bán bên cạnh đó cũng có các hộ gia đình làm nông nghiệp và các
hộ gia đình công nhân viên chức
Tổng khu có 290 hộ có 150 hộ có đất nông nghiệp trong đó chỉ có khoảng 30
đến 50 hộ là làm thuần nông,các hộ còn lại ngoài nông nghiệp thì vẫn có hoạt động
kinh doanh, hơn một nửa các hộ còn lại là chuyên về kinh doanh buôn bán và cán
bộ công nhân viên chức
Thu nhập GDP đầu quân bình người là 30 triệu/người / năm (2015)
2.2.Về văn hóa
Khu Bình Sơn có trung tâm đình Thị - là nơi tập trung các hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo của người dân trong khu
Trong khu số hộ gia đình đạt tiêu chí gia đình văn hóa là 95,7%
Các dòng họ thì đều có hội khuyến học, ngoài ra chi hội cựu chiến binh cũng
xây dựng hội khuyến học khu nhằm khích lệ tinh thần hiếu học cho các em
Năm 2015, khu có 8 em đỗ vào các trường đại học, phong trào học tập phát
triển.
Y tế được đảm bảo, không có bệnh dịch phát sinh

7


Khu gần với trung tâm y tế huyện thuận tiện cho việc khám chữa của người
dân trong khu
Tỷ lệ tiêm phòng cho bà mẹ mang bầu và trẻ em từ 0-6 tuổi được đảm bảo
100%
2.3.Về chính trị- Xã hội.
Khu có 34 Đảng viên, miễn sinh hoạt 9 đồng chí
Chi bộ trong sạch,vững mạnh. Đạt tiêu chí 5 năm liền là chi bộ trong sạch
vững mạnh.

An ninh chính trị được đảm bảo, không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra.
Khu luôn đảm bảo quân số theo tiêu chí của nhà nước, 100% nhập ngũ khi
được gọi.
Tình trạng tệ nạn xã hội trong khu được giữ vững ở mức tối thiểu.
3.Cơ cấu tổ chức, các tổ chức, hội đoàn thể có trong khu Bình Sơn.
Khu Bình Sơn có diện tích tự nhiên là 1,2 km vuông. Chia làm 7 tổ dân cư.
Khu có một bí thư, một trưởng khu, 2 phó khu và một công an viên phụ trách an
ninh.
Trong khu phong trào hoạt động hội cũng phát triển nhằm đáp ứng đời sống
văn hóa của khu : hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân,
đoàn thanh niên, mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4.Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Đối với khu Bình Sơn bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi
xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng ủy khu, thể hiện bản chất tốt
đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội
và phát triển bền vững của khu Bình Sơn nói riêng và của thị trấn Chúc Sơn nói
8


chung. Trong nhiều năm qua, việc triển khai các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội ở khu ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: xoá đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công với
nước, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để
người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hoá, y tế và giáo dục. Cùng với nguồn
lực không ngừng tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, an sinh xã hội
và phúc lợi xã hội ngày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần quan trọng vào nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội của khu Bình Sơn.
Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát
triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng ủy khu Bình

Sơn tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động
nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn,
vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển
khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các
dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở,
nước sinh hoạt; Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất
sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; Phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các tổ khó khăn. Đến nay công tác xoá đói giảm
nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình.
Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội
dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực
cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình
là: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, đã
thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối
tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo,...

9


Các chính sách ưu đãi đối với người có công luôn được Đảng ủy khu thực
hiện nghiêm túc và hoàn thiện. Đến nay, hơn 90% gia đình người có công có mức
sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn.
Hệ thống các dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân,
giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, bảo đảm
điều kiện đi lại… đã được quan tâm phát triển, nhất là ưu tiên các tổ dân cư khó
khăn.
Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ
nguồn” do Mặt trận Tổ quốc thị trấn Chúc Sơn phát động và các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp,các đơn vị và cá nhân chủ động thực hiện
và hưởng ứng tham gia đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp

đáng kể vào việc nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho mọi người, nhất là
những người nghèo, vùng nghèo.
B.TIẾN TRÌNH HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG
I. Quá trình nhóm sinh viên thâm nhập cộng đồng để thu thập thông tin
1.Thâm nhập cộng đồng
Có lẽ nhóm nào cũng thế muốn thâm nhập vào cộng đồng thì đầu tiên vẫn là
làm việc với chính quyền, ban lãnh đạo của địa phương nơi mình xuống và muốn
thâm nhập sâu trong cộng đồng. Nhóm tôi cũng không ngoại lệ. Khi vừa xuống thị
trấn thì chúng tôi được nghe và làm việc với a Thắng( bí thư đoàn thị trấn nơi
chúng tôi xuống thực hành) rồi cô Loan- giảng viên hướng dẫn của lớp chúng tôi.
Sau đó chúng tôi được phân chia về khu Bình Sơn. Chúng tôi vào gặp mặt ban lãnh
đạo của khu, để làm quen với ban lãnh đạo và để đưa cho các bác ấy giấy giới thiệu
của nhà trường, bản kế hoạch kế thực hành của nhóm trong suốt quá trình thực
hành, bảm cam kết.

10


Sau đó thì nhóm chúng tôi về nhà gia đình chú Bảy để ở trong quá trình thực
hành. Đây được gọi là bước thứ hai của nhóm khi thâm nhập cộng đồng, nơi mà
nhóm cùng ăn cùng ở, cùng làm. Làm quen với nhà cô chú xong thì có lẽ bước tiếp
theo đó là đi tìm hiểu những nhà dân trong khu
Ngay ngày sau thì cả nhóm bắt đầu đi để thâm nhập vào cộng đồng, hội nhập
với cộng đồng trong mọi công việc của khu từ lễ mít tinh chào mừng 86 năm thành
lập hội nông dân, chuẩn bị cho ngày quốc tế phụ nữ ngày 20/10, sang nhóm bạn ở
bên Xóm Nội cùng lao động dọn dường làng ngõ xóm, sang bên nhóm khu Tràng
An phụ giúp cho các bạn cùng chuẩn bị cho buổi kết thúc sinh hoạt của nhóm học
tập, sang 6 nhóm bạn tham gia buổi lấy ý kiến của người dân…
Cả nhóm cùng nhau đi phỏng vấn( sử dụng bảng hỏi) người dân về những
thông tin cơ bản cũng như những tìm hiểu về tìm hiểu về tổng quan khu, với các

vấn đề như vị trí địa lí, diện tích, dân số, kinh tế chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,
lịch sử của cộng đồng, vẽ bản đồ xã hội của khu, vấn đề cộng đồng đang quan tâm
tới và cần sự giải quyết. Và điều đặc biệt đó là tại khu có cụ Thái năm nay cụ 85
tuổi nhưng vẫn còn minh mẫm và rất nhiệt tình giúp đỡ. Nhóm đã đi gặp cụ và tìm
hiểu về lược sử cộng đồng của khu sau đó đi hỏi lại những người dân trong làng
cùng ban lãnh đạo để khẳng đinh thông tin đưa ra chính xác, với bản đồ xã hội thì
nhóm đi hỏi từng hộ dân về cách phân chia theo tổ. Vì khu bình sơn gồm cả chợ
Chúc Sơn, các tổ không có biển mà chỉ có tổ 3 với tổ 4 là có biển nên chúng tôi dễ
tiếp cận hơn. Có khi nhóm hỏi người dân trong khu họ còn không biết họ thuộc tổ
mấy. Quá trình đi hỏi tổ để vẽ bản đồ xã hội một cách tổng quan nhất là khó khăn
với nhóm. Người dân họ luôn quan tâm đến việc kinh doanh buôn bán và cũng
không quan tâm gì đến việc nhà họ được phân chia vào tổ mấy. Hôm đó nhóm tôi
phải đi hỏi nhiều người mới biết được vị trid các tổ của khu sau đó thông tin thu
được chúng tôi lại hỏi qua ban lãnh đạo của Khu một lẫn nữa để có cái nhìn đúng
nhất về Khu Bình Sơn.
11


Thâm nhập cộng đồng đó còn là làm quen và tạo lập mối quan hệ thân thiện
với người dân, nhóm chúng tôi có lẽ cũng như nhóm khác cùng làm với dân, giúp
dân để có thể tạo lập được mối quan hệ tốt hơn và có thể hiểu về đời sống của
người dân hơn, hơn nữa với cái đoạn đường đi vào cổng lăng và đi vào nhà cô chú
cỏ mọc um tùm và nhóm cộng tác cùng đoàn thanh niên trong khu tổ chức buổi lao
động dọn dẹp làm sạch môi trường, nhà văn hóa cũng thế nhóm cùng với bên đoàn
tích cực dọn dẹp và để chuẩn bị tốt cho buổi lấy ý kiến của người dân trong khu
Bên cạnh với việc tập lập mối quan hệ với người dân trong khu Bình Sơn
nhóm có giúp bên đoàn tham gia vào hoạt động quyên góp áo ấm tình thương, cùng
tham gia lao động với các nhóm gần khu thực hành…
Nhóm tổ chức thông tin với người dân về việc lấy ý kiến của người dân, kế
hoạch triển khai khi người dân chọn lựa vấn đề quan tâm thông qua loa phát thanh

của khu, đi đến các hộ dân để mời họ đi họp, đi vận động từng nhà tham gia vào
hoạt động khơi thông cống rãnh tổ 4 mà được mọi người lựa chọn hôm lấy ý kiến
người dân trong khu. Tiếp đó còn tận dụng loa của khu để kêu gọi mọi người tham
gia vào hoạt động khơi thông cống rãnh...
Do thời gian thực hành ngắn nên quá trình thâm nhập còn chưa thể đi theo các
bước và còn nhiều điều thiếu xót chưa thể thâm nhập hết cũng như chưa thể biết hết
được con người và lịch sử của khu. Nhưng có thể nói như thế là khá thành công với
nhóm khi thâm nhập cộng đồng.
2.Các công cụ sử dụng để thu thập thông tin
2.1.Bản đồ xã hội của khu Bình Sơn

12


Nhìn vào bản đồ xã hội ta có thể nhận thấy khu Bình Sơn có diện tích tự nhiên
khoảng 1,2 km vuông. Dân số là 1150 người.
Về giáp danh: Khu Bình Sơn
-

Phía Bắc giáp xóm nội và một phần xóm Chùa
Phía Đông giáp cánh đồng xã Thụy Hương và một phần xóm Chùa
Phía Tây giáp khu Yên Sơn
Phía Nam giáp khu Hòa Sơn
Khu có 27 hộ chính sách (trong đó có 5 hộ có người khuyết tật), 10 hộ nghèo
và 2 hộ cận nghèo theo tiêu chí mới. và được kí hiệu bằng màu nâu và màu xanh lá
cây.
Khu Bình Sơn gồm có 7 tổ. Tổ 1 bắt đầu từ đoạn đường tỉnh lộ 419 giáp danh
với khu Hòa Sơn chạy dọc 2 bên đường xuống ngã ba chợ Chúc. Tổ 2 bắt đầu từ
ngã ba chợ Chúc phía bên tay trái đi vào đến hết khu ao xen của xòm Chùa. Tổ 3
gôm các cơ quan của huyện và một số hộ dân sau cơ quan của huyện. Tổ 4 gồm các

hộ bên phía đình Thị đi vào đến chi cục thống kê. Tổ 5 gồm các hộ dân ở phía trong
13


ngã 3 chợ Chúc. Tổ 6 bắt đầu từ đoạn đường giáp ranh với khu Yên Sơn chạy dọc
hai đường tỉnh lộ 419 đến ngã ba chợ Chúc. Tổ 7 gồm các hộ gia đình quanh khu
nhà văn hóa.
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể nhận thấp rằng các hộ trong khu Bình Sơn
chủ yếu là buôn bán. Vì có chợ Chúc là chợ trung tâm của huyện nơi giao thương
buôn bán.
Trong khu có rất nhiều các hiệu thuốc, các chợ cóc nên có thể thấy rằng Khu
rất phát kiển và đời sống của người dân cũng đã được cải thiện hơn trước
Tuy nhiên với đoạn đường trong chợ do đã lâu và chưa có dự án sửa chữa nên
nó đã bị xuống cấp và một điều đáng chú ý đó là cống rãnh trong khu của tổ 4 đoạn
đường xuống ruộng của xã Thụy Hương bị tác nghẽn, lâu ngày không được người
đân làm…
2.2.Lược sử cộng đồng của khu Bình Sơn
Thời gian
1971

Sự kiện

Những tác động tới cộng
đồng

Lũ lụt

Giao thông và sản xuất
bị ngưng trệ, gây thiệt
hại lớn về tài sản

Đời sống người dân
được nâng cao, thúc đẩy
kinh tế phát triển
Giao thông thuận lợi,
tạo điều kiện cho người
dân mở rộng giao
thương, buôn bán
Chính thức đánh dấu sự
thành lập của khu dân
cư Bình Sơn - Chúc Sơn
- Chương Mỹ

1980

Điện được phổ cập toàn khu Bình
sơn

1989

Đường được dải nhựa ( đường 419
ngày nay)

4/5/1991

Thị trấn Chúc Sơn được thành lập
theo QĐ SỐ 581/TCCP gồm 4 khu
dân cư : Bình Sơn, Yên Sơn, Hòa
Sơn và Bắc Sơn

1997


Chuyển đổi hợp tác xã theo luật, Việc sản xuất nông
thực hiện chủ trương của Đảng và nghiệp đạt hiệu quả hơn
Chính phủ về việc giao ruộng đất so với những năm trước
lâu dài và cấp giấy chứng nhận
14


quyền sử dụng đất cho nông dân
2000
Đảng bộ chính quyền chú trọng phát
triển thủ công nghiệp và dịch vụ,
giải quyết vấn đề hợp đồng cho thuê
chợ làm dịch vụ
21/10/2005 Đình Thị được nhà nước ra quyết
định xếp hạng di tích lịch sử- văn
hóa
2008
Trường mần non Chương Mỹ xây
dựng xong
2010

Nhà văn hóa được xây dựng

Đa dạng hóa nền kinh
tế theo hướng công
nghiệp
Cộng đồng có ý thức
bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản

Đảm bảo cho trẻ em
trong khu có nơi học tập
và vui chơi
Trở thành nơi sinh hoạt,
giao lưu văn hóa, văn
nghệ, thể thao chung
của người dân, góp phần
nâng cao tình đoàn kết
cũng như đời sống tinh
thần của người dân

2.3 .Biểu đồ venn
Vấn đề 1: Đường chợ xuống cấp
Hội phụ nữ

Qua sơ đồ ta thấy được người đân và ban lãnh đạo của khu có vai trò to lớn
Ban
khu Tuy nhiên vai trò của nhà nước vô cùng quan
cũng như là quan
tâmlãnh
đếnđạo
vấncủa
đề này.
Hội người cao
trọng như mà lạituổi
chưa được sự quan tâm của nhà nước trong. Còn đoàn thanh niên
và hội phụ nữ, chưa quan tâm đến vấn đề này. Hội người cao tuổi có vai trò nhỏ
nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề này. Đường chợ
Vấn đề 2: Tắc nghẽn cống rãnh xuống cấp
Công ty vệ sinh

Đoàn thanh niên
môi trường

Ban lãnh đạo khu

Dự án của nhà nước

Người dân trong
khu
Hội phụ nữ
Đoàn thanh niên 15
Tắc nghẽn
cống rãnh


Hội người cao
tuổi

Qua sơ đồ trên ta thấy được ban lãnh đạo trong khu có vai trò quan trọng nhất
và cũng quan tâm đến vấn đề này. Tiếp đến là đoàn thanh niên và hội phụ nữ tuy
vai trò không quan trọng bằng ban lãnh đạo khu nhưng họ lại quan tâm đến vấn đề
này. Vai trò của công ty vệ sinh môi trường rất quan trọng nhưng họ không quan
tâm đến vấn đề này mà một năm họ chỉ dọn một lần và dọn cho qua lượt. Hội người
cao tuổi chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Qua đây ta có thể thấy và huy động
tối đa sự giúp đỡ của ban lãnh đạo khu, đoàn thanh niên và hội phụ nữ. Bên cạnh
đó cần tác động hơn tới công ty vệ sinh môi trường và hội người cao tuổi hơn nữa.
II.Thực hiện khảo sát và thu thập thông tin

1. Tiếp cận cộng đồng, thu thập và phân tích thông tin
Tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên giữa sinh viên và các cán bộ trong xóm gồm có

trưởng khu, bí thư chi bộ, hội phó hội phụ nữ, hội trưởng hội nông dân, phó hội cựu
chiến binh, hội trưởng hội người cao tuổi, bí thư Đoàn Thanh niên. Nhóm sinh viên
16


lần lượt giới thiệu về bản thân, giới thiệu mục đích của nhóm trong thời gian thực
tế, các hoạt động diễn ra của nhóm sinh viên tại địa bàn và trình bản cam kết chấp
hành các quy định trong thời gian thực hành tại địa phương cho cán bộ xóm. Trong
quá trình thu thập thông tin, nhóm sinh viên chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2
– 3 người thâm nhập cộng đồng:
- Đến các hộ gia đình để trò chuyện, chia sẻ, làm quen, thiết lập mối quan hệ
với người dân.
- Gặp người dân trên đường đi,trong chợ nhóm sinh viên dừng lại trò chuyện
và có được những thông tin về các vấn đề đang tồn tại ở cộng đồng.
- Qua các buổi trò chuyện cùng với người dân, nhóm sinh viên đã vừa làm
vừa trò chuyện với người dân để thu thập thông tin.
* Thuận lợi:
Cán bộ xóm tạo điều kiện cho nhóm sinh viên tiếp cận với người dân trong
xóm.
Người dân nhiệt tình, thân thiện, chia sẻ cung cấp các thông tin.
* Khó khăn:
- Đường đi đông
- Các hộ chủ yếu là kinh doanh nên không có nhiều thời gian rảnh rỗi
* Nội dung thông tin thu được:
Nhu cầu, mong muốn của người dân: xây sửa hệ thống đường bê tông,an toàn
giao thông, vấn đề rác thải,…
* Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp vãng gia: nhóm sinh viên tham khu Bình Sơn, hỏi thăm về
cuộ sống hàng ngày, trao đổi thể hiện sự quan tâm chia sẻ các vấn đề công việc
trong gia đình họ. Bên cạnh đó, nhóm sinh viên còn thực hiện thu thập thông tin

bàng việc phát khoảng 100 bảng hỏi để thu thập thông tin tới mọi lứa tuổi người
dân tại khu Bình Sơn.
17


*Mẫu bảng hỏi:
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU
BÌNH SƠN, THỊ TRẤN CHÚC SƠN, CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI
Xin chào Ông(Bà), chúng tôi là sinh viên khoa Công tác xã hội Trường Đại
học Lao động – Xã hội. Hiện nay chúng tôi đang thực hành môn học Phát triển
cộng đồng và Công tác xã hội nhóm tại khu Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn, Chương
Mỹ, Hà Nội.
Chúng tôi mong muốn tìm hiểu đời sống của người dân. Xin Ông(Bà) vui
lòng dành ít thời gian quý báu trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất hoan
nghênh sự cộng tác của Ông(Bà). Ý kiến của Ông(Bà) là tài liệu đóng góp quan
trọng trong bài báo cáo của chúng tôi.
I.

PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Tên Ông(Bà): ………………………
Số điện thoại: ………………………
Địa chỉ: ………………….................
Giơí tính:
1. Nam 2. Nữ
Tuổi: …………

II.

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1. Gia đình Ông(Bà) có bao nhiêu thành viên?

2. Công việc chính của Ông(Bà) là gì?
A. Làm nông
C. Công nhân

Tên sinh viên phỏng vấn: ……..
Ngày phỏng vấn: …………

...... thành viên.

B.
Kinh doanh
D. Khác (ghi rõ)……………

3. Ngoài công việc chính, gia đình Ông(Bà) có làm thêm công việc khác để tăng
thêm thu nhập hay không?
A. có

B. Không

Nếu có thì công việc đó là công việc :…………………………………
4. Bình quân thu nhập hàng tháng của gia đình Ông(Bà) khoảng:
18


A.
B.
C.
D.
5.


Từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng
Từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng
Từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng
Trên 7.000.000 đồng
Ông(Bà) có biết đến các hoạt động sinh hoạt văn hóa do địa phương Ông(Bà)
tổ chức hay không?
A. Có

B. Không


A.
B.
C.

Mức độ tham gia các hoạt động đó của Ông(Bà) như thế nào?
Thường xuyên
Ít tham gia
Không tham gia


A.
B.
C.
6.

Ông(Bà) cảm thấy như thế nào sau khi tham gia các hoạt động đó?
Cần thiết và hữu ích
Có cũng được, không có cũng được
Không cần thiết

Mức độ hài lòng của Ông(Bà) về tình hình an ninh trật tự tại khu dân cư như
thế nào?
A. Rất hài lòng
C. Không hài lòng

7.

B. Hài lòng
D. Rất không hài lòng

Ông(Bà) nhận thấy thái độ chấp hành luật lệ giao thông của người

dân địa phương như thế nào?
A. Ý thức chấp hành tốt
B. Chưa có ý thức chấp hành
C. Không chấp hành
8.Cảm nhận của Ông(Bà) về ý thức thu gom và xử lý rác thải của người
dân tại khu dân cư?

19


…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
9.Vấn đề mà Ông(Bà) đang quan tâm tại khu dân cư là gì?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
10. Ông(Bà) có mong muốn, nguyện vọng gì để giúp cho cộng đồng khu
dân cư phát triển hơn?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…....

Chân thành cảm ơn Ông(Bà) đã dành thời gian trả lời bảng khảo sát ý kiến
này. Kính chúc Ông(Bà) và gia đình dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thành công
trong công việc cũng như trong cuộc sống.

20


( Gia đình bà Bảy )

( Gia đình Ông Hùng )

21


- Phương pháp phỏng vấn nhanh: nhóm sinh viên di chuyển quanh khu để
phỏng vấn nhanh và phỏng vấn sâu những người dân tại dây về những vấn đề họ
đang quan tâm

( Phỏng vấn Bà Mai )


22


( Phỏng vấn chú Tùng )

( Phỏng vấn người kinh doanh tại chợ Chúc Sơn )
-

Phương pháp quan sát: trong quá trình đi khảo sát, thâm nhập cộng đồng nhóm
sinh viên sử dụng phương pháp quan sát khi cần thiết khi không thể thu thập thông
tin bằng các phương pháp khác, ghi chép bổ sung cho việc trình bay hay kiểm tra

-

các giả thuyết
Phương pháp phân tích tài liệu: nhóm sinh viên đã được sự giúp đỡ nhiệt tình
của cán bộ tại địa phương khi cung cấp 2 cuốn tài kiệu để tham khảo : Lịch sử
Đảng bộ và khu Bình Sơn. Ngoài ra, nhóm sinh viên còn thu thập thêm thông tin từ

-

nguồn khác như sáh, bào, internet…
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: nhóm sinh viên đã thực hiện phỏng vấn với
bác Chín- trưởng khu, bác Hiền – bí thư chi bộ…

23


2.

2.1

( Phỏng vấn “ chuyên gia” tại nhà văn hoa khu)
Xác định các vấn đề cộng đồng
: Vấn đề đường chợ Chúc xuống cấp
Vấn đề: Đường chợ Chúc xuống cấp

24


2.2 Vấn đề: Tắc nghẽn cống rãnh
25


×