Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chế định hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG TRÍ LÝ

CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


Công trình được hoàn thành tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS ĐỖ NGỌC QUANG

Phản biện 1: ........................................................................
Phản biện 2: ........................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội


Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI THẨM
NHÂN DÂN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM .............................................................................................. 7
1.1. Khái niệm hội thẩm nhân dân và vai trò của Hội thẩm nhân
dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân .............................. 7
1.1.1 Khái niệm hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự................................ 7
1.1.2. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân.................................................................................................. 12
1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định về Hội thẩm nhân
dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ........................... 17
1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975 ....................................................................... 17
1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1988 ....................................................................... 21
1.2.3. Giai đoạn 1989 đến nay .......................................................................... 23
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hội thẩm nhân dân........... 24
1.3.1. Trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn
nhiệm Hội thẩm nhân dân ...................................................................... 24
1.3.2. Những nguyên tắc tố tụng hình sự điều chỉnh hoạt động của hội
thẩm nhân dân. ....................................................................................... 41
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM

NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................. 55
2.1. Thực tiễn thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân
dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................ 55
2.1.1. Một số nội dung về địa chính trị, kinh tế tỉnh Đắk Lắk ......................... 55
2.1.2. Tình hình thành phần của Hội thẩm nhân dân trên địa bản tỉnh Đắk
Lắk từ năm 2006 đến 2015 ..................................................................... 57
1


2.1.3. Kết quả đạt được và những tồn tại của Hội thẩm nhân dân trong
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk ............... 65
2.1.4. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, hạn chế của Hội
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp
tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 70
2.2. Các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ........ 75
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân dân ................. 75
2.2.2. Kiến nghị, đề xuất về lựa chọn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội
thẩm nhân dân ........................................................................................ 81
2.2.3. Kiến nghị, đề xuất nâng cao trình độ, năng lực Hội thẩm nhân dân ............ 84
2.2.4. Những kiến nghị, đề xuất khác............................................................... 85
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 94

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Để quá trình xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân
được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử, thì một trong những nguyên
tắc là phiên tòa cấp sơ thẩm đều phải có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Tại
các phiên tòa sơ thẩm, số lượng Hội thẩm nhân dân đều nhiều hơn số lượng Thẩm
phán, khi quyết định bản án đều bỏ phiếu và quyết định theo đa số, Hội thẩm nhân
dân ngang quyền với thẩm phán trong quá trình xét xử. Qua đó, chúng ta thấy
được vai trò của hội thẩm nhân dân khi xét hỏi tại phiên tòa, cũng như quá trình
nghị án là hết sức quan trọng. Vấn đề này đã được quy định rất chặt chẽ trong
Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
Qua quá trình đánh giá chất lượng xét xử của hội thẩm nhân dân hiện nay,
bên cạnh những ưu điểm còn có một số tồn tại, khuyết điểm nhất định. Vì vậy để
có một cái nhìn tổng quan về vai trò của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử
của Toà án, cũng như mong muốn tìm ra một số nguyên nhân, hạn chế trong hoạt
động của hội thẩm nhân dân hiện nay, để đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối
với cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm trong hoạt đồng xét
xử của Toà án, học viên quyết định chọn đề tài: “Hội thẩm nhân dân trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiển trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu:
"Chế định hội thẩm nhân dân” không còn là vấn đề mới, trong thời gian qua
đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề có
liên quan đến Hội thẩm nhân dân như: Khóa luận tốt nghiệp: "Khi xét xử thẩm
phán, hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Hàn Mạnh Thắng, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 1997; Luận văn "Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và hội
thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự", của Trần Thị Nhung
San, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1995; "Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm
phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Trần Văn
Kiểm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1(186), 2011; "Nguyên tắc Thẩm phán và
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và chức năng kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án", của Đỗ Thị Phương, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao; cùng nhiều
những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác.
Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những đề tài, bài viết trước, cùng với sự tìm
tòi, và quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đi vào phân tích vai trò của Hội
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án đối với các vụ án hình sự, để
thấy rằng, việc áp dụng chế định này thực tế vẫn còn nhiều bất cập và đưa ra
những giải pháp thích hợp để được thực thi có hiệu quả hơn. Đề tài lựa chọn của
tác giả cũng nhằm mục đích khẳng định đường lối chủ trương của Đảng trong cải
cách tư pháp là đúng đắn, kịp thời và nên được thống nhất thực hiện.
3. Đối tượng và mục đích của đề tài:

3


Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của đề tài là chế định
Hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, luận văn nêu lên những vấn đề lý luận về chế
định hội thẩm nhân dân, có sự so sánh về cơ sở pháp lý qua các thời kỳ, quan điểm
chỉ đạo của Đảng ta hiện nay và việc áp dụng chế định này trong thời gian tới tại
Việt Nam. Những khó khăn và thuận lợi tác động tới việc áp dụng, từ đó đưa ra
một số kiến nghị hoàn thiện, góp phần vào quá trình nghiên cứu, cũng như áp trên
thực tế.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm định hướng của Đảng về vai trò của Hội thẩm
nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Toà án.
Trong quá trình thực hiện, tác giả luận văn sử dụng đồng bộ và tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu gồm: Phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo
phương phát luận triết học của Mác-Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học chủ yếu: phân tích, tổng hợp, so sánh, logic biện chứng, hệ
thống.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chế định hội thẩm nhân dân trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam, luận văn đi sâu vào nghiên cứu chế định này trên phương
diện lập pháp và việc áp dụng chế định này trong thực tiển xét xử, từ đó đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện, góp phần đảm bảo vai trò, vị trí tham gia xét xử của
hội thẩm nhân dân với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của xã hội, của nhân
dân vào trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự tại Toà án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Ý nghĩa về mặt lý luận của luận văn là ở chỗ tác giả làm rõ khái niệm, vị trí,
vai trò của Hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau cách
mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn là trên cơ sở phân tích quy định của luật tố tụng
hình sự Việt Nam về chế định hội thẩm nhân nhân, qua đó chỉ ra một số tồn tại,
hạn chế và các nguyên nhân cơ bản. Trên cơ sở này, đề xuất hoàn thiện và các giải
pháp bảo đảm thực hiện.
Ngoài ra, luận văn còn làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà
khoa học, cán bộ thực tiễn, các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh,
cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn của Toà án. Từ đó
nhằm nâng cao vai trò của hội thẩm nhân dân trong công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục người phạm tội.
7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Hội thẩm nhân dân trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật về Hội thẩm nhaand ân trong hoạt
động xét xử vụ án hình sự tại tỉnh Đăk Lắk và những kiến nghị đề xuất.

4



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm hội thẩm nhân dân và vai trò của Hội thẩm nhân dân
trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
1.1.1 Khái niệm hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển tiếng Việt, “Hội thẩm nhân dân” được hiểu là “người do Hội
đồng nhân dân bầu ra trong một thời gian nhất định cùng với Thẩm phán làm
nhiệm vụ xét xử các vụ án xảy ra ở địa phương”. Qua nội dung khái niệm trên có
thể thấy, Hội thẩm nhân dân là người được Hội đồng nhân dân bầu theo nhiệm kỳ
để thực hiện nhiệm vụ của họ cùng với Thẩm phán xét xử các vụ án thuộc thẩm
quyền của Toà án.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “Hội thẩm nhân dân” xuất phát từ thuật
ngữ “Hội thẩm”. Theo khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH 11,
ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và
Hội thẩm Toà án nhân dân (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm
Toà án nhân dân) được định nghĩa, “Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo
quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của
Toà án”. Từ khái niệm trên được hiểu, ở nước ta, Hội thẩm Toà án nhân dân gồm
có:
- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội thẩm nhân dân tham
gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân huyện, quận,
thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);
- Hội thẩm quân nhân tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử
của Toà án quan sự quân khu và tương đương, Hội thẩm quân nhân tham gia xét
xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực (gọi chung là
Hội thẩm quan nhân).

Điều 3, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy định: “Chế độ bầu
Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với các Toà án nhân dân địa phương. Chế
độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với các Toà án quân sự quân khu
và tương đương, các Toà án quân sự khu vực”.
Với quy định trên, “Hội thẩm nhân dân”, thuộc hệ thống Toà án nhân dân
được hiểu là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân; “Hội thẩm quân nhân” được
hiểu là người được cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những
vụ án thuộc thẩm quyền xét của Toà án quân sự. Như vậy, có thể thấy Hội thẩm
nhân dân và Hội thẩm quân nhân cùng tham gia các hoạt động xét xử có sự khác
nhau về chế độ bầu và cử. Tham gia hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân là các
Hội thẩm được nhân dân tín nhiệm được bầu lên, còn tham gia hoạt động xét xử
tại Toà án quân sự là các hội thẩm được đề cử.
Như vậy, thuật ngữ “Hội thẩm” theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa

5


án nhân dân bao gồm “Hội thẩm nhân dân” và “Hội thẩm quân nhân”. Trong phạm
vi luật văn của mình, tác giả chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Hội thẩm
tham gia xét xử tại Toà án nhân dân trong Luật tố tụng Hình sự Việt Nam.
Theo Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân, thì
Hội thẩm Tòa án nhân dân được gọi chung là Hội thẩm, và được định nghĩa là
"Hội thẩm là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi đối chiếu với thuật ngữ "Hội thẩm Tòa án nhân dân" trong pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân và thuật ngữ "Hội thẩm" được sử dụng
trong Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân, thì hai
thuật ngữ này nói chung đều đề cập đến "Hội thẩm nhân dân" là người được bầu
theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm

quyền của Tòa án. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, thuật ngữ "Hội thẩm Tòa án
nhân dân" theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, bao gồm cả
"Hội thẩm nhân dân" và "Hội thẩm quân nhân", do đó, theo quan điểm của tác giả,
việc sử dụng thuật ngữ "Hội thẩm Tòa án nhân dân" hay "Hội thẩm" trong Quy
chế để nói đến những người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm
vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án là chưa chính xác, không
đúng theo quy định của Pháp lệnh. Do đó, để đảm bảo tính khoa học pháp lý của
việc sử dụng thuật ngữ cũng như đảm bảo tính phù hợp của văn bản (Quy chế là
văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp hơn Pháp lệnh và được ban hành để cụ
thể hóa Pháp lệnh, nên không thể trái với quy định của Pháp lệnh, theo tác giả,
thuật ngữ “Hội thẩm Toà án nhân dân” hay “Hội thẩm” sử dụng trong Quy chế cần
phải được hiểu và nên sửa lại là “Hội thẩm nhân dân” và được định nghĩa “Hội
thẩm nhân dân” là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ
xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. Khái niệm này không nêu chủ
thể bầu ra Hội thẩm nhân dân là ai mà chỉ đề cập Hội thẩm nhân dân được bầu
theo quy định của pháp luật và làm nhiệm vụ của họ là xét xử những vụ án thuộc
thẩm quyền của Toà án.
Từ các phân tích trên có thể thấy, khái niệm Hội thẩm nhân dân trong Pháp
lệnh thẩm phán và hội thẩm, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân
chặt chẽ hơn so với khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt. Nghĩa là trong Pháp lệnh
và Quy chế có ghi nhận thêm là “Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy
định của pháp luật, do đó tác giả đồng tình với khái niệm Hội thẩm nhân dân theo
Pháp lệnh và quy chế: Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. Vì
vậy trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, thì Hội thẩm nhân dân là người được
bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân.
1.1.2. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân
Xét ở khía cạnh xã hội và khía cạnh lập pháp trong Nhà nước pháp quyền,

chúng ta cần lưu ý đến hai khía cạnh khá quan trọng trong các lý thuyết cũng như

6


thực tiễn pháp lý. Đó là, tính “trễ” của các quy phạm pháp luật so với thực tiễn.
Nghĩa là, các quy phạm pháp luật chỉ được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đã có
trên thực tiễn một hoặc nhiều lần hay bằng cách dự liệu nó sẽ xảy ra trên thực tiễn.
Thứ hai, ngoài các quy phạm pháp luật thực định pháp luật còn chứa đựng trong
đó một giá trị lớn hơn đó là tinh thần pháp luật. Tinh thần pháp luật có thể hiểu
một cách đơn giản là cái đích mà pháp luật mong muốn hướng đến. Từ các khía
cạnh trên, có thể thấy rằng việc quy định về hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét
xử là hoàn toàn có cơ sở và không trái với các nguyên tắc của Nhà nước pháp
quyền.
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, mọi hoạt động của cơ quan nhà nước
đều chịu sự giám sát cua nhân dân, do đó Toà án cũng không ngoại lệ. Chế định
Hội thẩm nhân dân có vai trò quan trọng trong tổ chức Tòa án nhân dân nước ta,
bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý Nhà nước. Bản thân chế
định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng "lấy dân làm gốc", bảo đảm nguyên tắc thực
hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Vì rằng, Tòa án là
cơ quan quyền lực nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực
tư pháp của mình. Tòa án nhân dân thực hiện chức năng bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
tài sản Nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân. Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích
của nhân dân. Hội thẩm nhân dân bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử
mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có
hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói
riêng.

Như vậy có thể thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân đầy trọng trách không
chỉ có tính đại diện mà còn thực thi quyền lực tư pháp của nhân dân bằng việc
tham gia hoạt động xét xử của Tòa án. Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều
4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã quy định rõ: “Việc xét xử sơ thẩm của Toà án
nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm
phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ
chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
Tư pháp với ý nghĩa chung nhất là ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi hoạt
động của Tòa án nhằm giải quyết mọi tranh chấp, xử lý mọi hành vi trái pháp luật
xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm trật
tự kỷ cương theo thể chế Nhà nước Hiến pháp và pháp luật quy định. Những
người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật và không trái với ý chí của nhân
dân. Mọi quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước phải tuân thủ pháp luật và
hiển nhiên là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật nước ta đã quy
định chế định Hội thẩm để nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của
Tòa án, đồng thời thông qua Hội thẩm nhân dân để kiểm tra hoạt động đó. Theo

7


quy định của pháp luật, Hội thẩm tham gia trực tiếp trong việc đưa ra phán quyết
của Tòa án, cùng với Thẩm phán ra những bản án và quyết định đúng pháp luật,
hợp lý hợp tình. Trong Hội nghị học tập của ngành cán bộ tư pháp năm 1950, Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết,
trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ giới hạn hoạt động của mình
trong khung Tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân...". Muốn đưa ra phán quyết
đúng, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, xử phạt
đúng người, đúng tội, được quần chúng nhân dân ủng hộ, hiển nhiên đòi hỏi những
người làm công tác xét xử phải có đạo đứng trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Ngoài ra, để Hội đồng xét xử có phán quyết

đúng đắn, đòi hỏi họ cũng phải có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có kinh
nghiệm hoạt động xã hội. Vì thế quy định của pháp luật có sự tham gia của Hội
thẩm trong Hội đồng xét xử là sự bổ sung cần thiết trong những lĩnh vực đó. Hơn
nữa, Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp
và do Mặt trận tổ quốc các cấp giới thiệu cho Hội đồng nhân dân địa phương. Do
vậy là những người sống, làm việc sát các cơ sở sản xuất, đơn vị, cơ quan, cụm
dân cư; có kinh nghiệm hoạt động xã hội, vốn hiểu biết đời sống thực tế, mối quan
hệ chặt chẽ với quần chúng nên có điều kiện hiểu đúng tình hình, đặc điểm hoàn
cảnh của người phạm tội, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả do vụ án gây ra, từ đó
giúp Tòa án giải quyết vụ án được đúng đắn. Hội thẩm tham gia công tác xét xử
của Tòa án là trực tiếp cung cấp cho Tòa án những kinh nghiệm sống thực tế, khắc
phục bệnh nghề nghiệp của các Thẩm phán chuyên nghiệp trong khi xử án. Giúp
cho việc xét xử của Tòa án được chính xác, khách quan, phù hợp với lợi ích,
nguyện vọng của quần chúng.
Tòa án liên hệ với quần chúng nhân dân ở các đơn vị, cơ quan, cụm dân cư
thông qua hoạt động của Hội thẩm. Hội thẩm phản ánh cho Tòa án những ý kiến
của quần chúng đối với công tác của Tòa án nói chung và công việc xét xét xử nói
riêng, giúp cho quần chúng nhân dân hiểu rõ việc xét xử của Tòa án để giáo dục
quần chúng. Như vậy, không chỉ nâng cao tình thần tự giác tôn trọng, chấp hành
và bảo vệ pháp luật, mà còn thực hiện được sự giám sát của quần chúng đối với
việc xét xử của Tòa án. Do đó việc thực hiện chế định Hội thẩm nhân dân còn có
vai trò tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Tòa án với đông đảo quần chúng
nhân dân.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy những người được cử hoặc được bầu làm Hội
thẩm là những người có uy tín trong xã hội, được quần chúng tín nhiệm và có một
ảnh hưởng nhất định trong xã hội, họ thường là những người có lối sống gương
mẫu, có phẩm chất tốt, là tấm gương trong lao động, công tác, được nhân dân tin
cậy vào sự công minh và vô tư của họ. Qua sự tham gia xét xử của Hội thẩm, uy
tín của Tòa án ngày càng được nâng cao và được nhân dân tin cậy, ủng hộ.
Vai trò của Hội thẩm không chỉ dừng lại ở tham gia hoạt động xét xử và đưa

ra những phán quyết đúng pháp luật mà còn giúp Tòa án làm tốt công tác tuyên

8


truyền pháp luật, hoặc chính bản thân Hội thẩm cũng tranh thủ mọi thời gian, hoàn
cảnh để tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao ý thức chấp hành chủ chương
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân. góp phần
nhất định trong việc giữ gìn "tình làng nghĩa xóm", ổn định xã hội, phòng chống
tội phạm.
1.2. Quá trình hhình tành và phát triển quy định về Hội thẩm nhân dân
trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975
Sắc lệnh số 13/SL, ngày 24-1-1945 ra đời, đây là văn bản pháp luật đầu tiên
quy định việc tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán. Đây cũng là văn bản đầu
tiên ghi nhận sự tham gia của nhân dân vào trong hoạt động xét xử của Tòa án với
tên gọi "Phụ thẩm", sắc lệnh này quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của
Phụ thẩm cũng như việc tuyển cử, tham gia của Phụ thẩm vào hoạt động xét xử
của Tòa án. Thêm vào đó ngày 09/11/1946 Hiến pháp đầu tiên của nước ta được
ban hành đã chính thức ghi nhận sự tham gia của Phụ thẩm nhân dân trong hoạt
động xét xử: "Trong khi xét xử việc hình thì phải có Phụ thẩm nhân dân để hoặc
tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là
việc đại hình".
Mặc dù sắc lệnh này đã có mầm mống tính chất nhân dân, nhưng còn mang
nặng tàn tích tư sản thực dân, được xây dựng theo quan niệm Tư pháp độc lập vô
tư đứng trên nhân dân, điều hòa giai cấp. Nó còn chịu ảnh hưởng xấu xa của tư
tưởng pháp lý cũ, luật lệ cũ nhất là dân luật vẫn là luật lệ phong kiến tư sản xưa,
do đó qua 5 năm kháng chiến Tư pháp càng xa nhân dân”.
Nhận rõ những khuyết điểm đó, Bộ Tư pháp đã xây dựng lý luận Tư pháp
nhân dân thông qua việc “đả phá lập trường quan niệm phương pháp của pháp lý

cũ, rồi sau đó đưa lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn kháng chiến Việt Nam, theo
hướng tiến của Chính quyền Dân chủ Nhân dân Việt Nam mà xây dựng nền pháp
lý mới”. Đánh dấu cho việc cải cách đổi mới về tư tưởng này đó là sự ra đời của
một thiết chế tư pháp với tên gọi “Tòa án nhân dân” gắn liền với việc ban hành
Sắc lệnh 85-SL, ngày 22-5-1950 cải cách bộ máy tư pháp và luật Tố tụng, đây là
Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Một trong những điểm nhấn của Sắc lệnh
này làm thay đổi về chất của công tác Tư pháp chính là sự vận dụng lý luận MácLênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó hình thành một cơ chế mang tính
nhân dân, thể hiện bản chất nhân dân của nhà nước ta, đó là chế định hội thẩm
nhân dân, thay thế chế định Phụ thẩm nhân dân tại Sắc lệnh số 13 trước đây. Tòa
án nhân dân gồm có thành phần vừa chuyên môn vừa nhân dân. Hội thẩm nhân
dân, đại diện cho thành phần nhân dân nó có tính cách nhân dân hơn vì họ do Hội
đồng nhân dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra. Chẳng những họ không phụ thuộc
vào thành phần chuyên môn, mà trái lại họ có quyền bằng nhau với thành phần
chuyên môn, được quyền tham gia tất cả các việc hình và hộ, có quyền xem hồ sơ
và biểu quyết, nhiệm kỳ là một năm. Do có quyền hạn ngang với thành phần
chuyên môn nên họ là bộ phận chính của Tòa án, vì họ là đa số. Vì họ là đa số cho
nên các bản án, các quyết định của Tòa án, thật sự là do Hội thẩm nhân dân mà ra.

9


Địa vị của thành phần chuyên môn bị thu hẹp lại và nhiệm vụ của họ thật ra là để
giúp đỡ thành phần nhân dân trong sự nghiên cứu các luật pháp nhiều khi có phần
phức tạp”.
Sau đó là một loạt các văn bản ra đời nhằm hoàn thiện chế định Hội thẩm
nhân dân bao gồm: Sắc lệnh số 151/SL ngày 17/11/1950 về đặt thể lệ chỉ định các
Hội thẩm nhân dân và định thành phần Tòa án nhân dân liên khu trong trường hợp
đặc biệt; Sắc lệnh số 156/SL ngày 22/11/1950 về tổ chức Tòa án nhân dân liên
khu, Sắc lệnh số 12/SL ngày 30/03/1957 và thông tư số 02 P/4 ngày 05/02/1952
của Bộ tư pháp sửa đổi bộ phận chế định Hội thẩm nhân dân. Với những văn bản

trên thì quy định Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án được tăng lên tùy
theo cấp xét xử, như ở Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh, Hội đồng xét xử gồm một
Thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân; ở Tòa án cấp phúc thẩm khu hoặc thành phố
Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Quyền hạn và
nghĩa vụ được mở rộng như: Hội thẩm nhân dân được quyết định tất cả các vấn đề
trong xét xử vụ án từ giai đoạn nghiên cứu hồ sơ cho đến biểu quyết về tội danh và
hình phạt, được Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố triệu tập cuộc họp để phổ biến
nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc, trao đổi về lịch công tác; được bồi dưỡng
nghiệp vụ, được dự họp tổng kết của Tòa án.
Về hình thức lựa chọn, Hội thẩm nhân dân được quy định trong các sắc lệnh
số 151/SL ngày 17/11/1950, Sắc lệnh số 156/SL ngày 22/11/1950, Nghị quyết của
Hội đồng chính phủ tháng 09/1951, tháng 09/1952 và thông tư 138/HCTP ngày
23/11/1957 của Bộ tư pháp. Theo các văn bản này, Hội thẩm nhân dân được lựa
chọn chủ yếu theo hình thức bầu, trong trường hợp đặc biệt Hội thẩm nhân dân
Tòa án liên khu có thể do Bộ trưởng bộ tư pháp chỉ định theo đề nghị của Ủy ban
hành chính liên khu hoặc chọn trong đại biểu đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc khu
hoặc tỉnh.
Nhằm cũng cố, phát huy vai trò của chính quyền dân chủ nhân dân trong
giai đoạn cách mạng mới, ngày sau khi kháng chiến chống thực dân pháp thành
công, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thì các quy định
về Hội thẩm nhân dân tiếp tục được hoàn thiện hơn. Địa vị pháp lý của Hội thẩm
nhân dân được ghi nhận trong hiến pháp 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
1960 và các văn bản pháp luật khác. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân
tham gia (Điều 99), nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập (Điều 100) đã chính thức
được ghi nhận trong Hiến pháp 1959; địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân được
nâng lên ngang quyền với Thẩm phán trong hoạt động xét xử (Điều 11 Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1960). Việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân ở
các cấp Tòa án theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 cũng được mở rộng
hơn so với các quy định trước đây. Hội thẩm nhân dân chủ yếu tham gia xét xử ở
cấp sơ thẩm, còn cấp phúc thẩm, Hội thẩm nhân dân chủ yếu tham gia trong

trường hợp đặc biệt; thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán
và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xét xử những vụ án nhỏ, đơn gian và không
quan trọng thì có thể không có Hội thẩm nhân dân tham gia.

10


1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1988
Có thể nói giai đoạn này các nguyên tắc trong hoạt động xét xử đã được ghi
nhận và quy định rõ hơn trong hiến pháp, cũng như các văn bản pháp luật khác.
Quyền hạn của Hội thẩm được mở rộng hơn; quy định cụ thể về mức độ tham gia
và số lượng Hội thẩm nhân dân được tham gia trong từng vụ án, từng cấp xét xử.
Tiêu chuẩn đối với Hội thẩm nhân dân ở giai đoạn này cũng khá đơn giản đó
là "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có quan hệ
tốt với nhân dân". Về hình thức bầu chọn Hội thẩm ở mỗi cấp tòa có quy định
khác nhau: Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước
cử, theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam ở địa phương.
Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân là tham gia công tác xét xử của Tòa án; quyền
lợi, chế độ của Hội thẩm nhân dân là được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng
phụ cấp khi tham gia xét xử.
1.2.3. Giai đoạn 1989 đến nay
Giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện chế định hội thẩm nhân dân tham gia xét
xử tại Tòa án, do đó có nhiều văn bản quy định về Hội thẩm nhân dân như: Bộ luật
tố tụng hình sự năm 1988,(được sửa đổi bổ sung năm 2000), Hiến pháp năm 1992,
(được sửa đổi bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân năm 1993, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm
2002 (được sửa đổi bổ sung năm 2011), Luật tổ chức Tòa án năm 2002; Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm

2011), luật tố tụng hành chính năm 2010, Quy chế tổ chức và hoạt đông của Hội
thẩm Tòa án nhân dân năm 2005. Những văn bản này đã cụ thể hóa thành những
quy định về vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
trong từng lĩnh vực tố tụng cụ thể.
Ở giai đoạn này, Hội thẩm chủ yếu tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm, còn cấp
phúc thẩm, Hội thẩm có thể tham gia trong trường hợp cần thiết. Hội thẩm nhân
dân tham xét xử ở cấp sơ thẩm phụ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng,
phức tạp của từng vụ án: "Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai
Hội thẩm. Trong trường hợp vụ an có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội
đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Đối với vụ án mà
bị cáo bị truy tố, xét xử về một tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, thì Hội
đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân".
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hội thẩm nhân dân
1.3.1. Trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn
nhiệm Hội thẩm nhân dân
Trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân: Hiện nay trong rất nhiều văn bản pháp
luật quy định quyền của Hội thẩm nhân dân, từ Hiến pháp, Luật tố tụng, pháp
lệnh, cho đến các văn bản khác đề quy định rất cụ thể các quyền của Hội thẩm
nhân dân trong hệ thống Tòa án nhân dân. Tuy nhiên theo Tác giải tổng hợp lại thì
Hội thẩm nhân dân có các quyền chung đối với bất kỳ Hội thẩm nhân dân nào sau

11


khi được bầu và các quyền của Hội thẩm sau khi được phân công giải quyết vụ án
cụ thể.
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Tòa án nhân dân, ngoài việc
quy định quyền hạn của Hội thẩm thì bên cạnh đó cũng quy định một loạt các
trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân như sau:
Thứ nhất: Sau khi được Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm của Tòa án

nhân dân cùng cấp, để tham tham gia xét xử tại Tòa án, theo quy định tại khoản 1,
Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân "Hội thẩm nhân dân làm
nhiệm vụ theo sự phân công Chánh án". Để bắt đầu tham gia công tác xét xử các
loại vụ án tại Tòa án, thì trước hết Hội thẩm có nghĩa vụ chịu sự phân công của
Chánh án tòa án để thực hiện công tác xét xử các loại vụ án, từ khi có quyết định
xét xử vụ án ra xét xử thì Hội thẩm nhân dân bắt đầu có nhiệm vụ tham gia nghiên
cứu hồ sơ, tham gia xét xử cùng với Thẩm phán giải quyết vụ án. Có thể thấy khi
xét xử trong những vụ án cụ thể, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo các quy định của pháp luật, nhưng về mặt quản lý hành chính thì Hội thẩm
phải chịu sự quản lý, chỉ đạo, phân công của Chánh án tòa án địa phương nơi Hội
thẩm được bầu tham gia công tác xét xử tại địa phương đó, cũng như căn cứ vào
Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm, thì Chánh án có trách nhiệm quản
lý Hội thâm nhân dân. Khi được Chánh án Tòa án phân công nhiệm vụ xét xử, Hội
thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính
đáng (Điều 36 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).
Thứ hai: Khi là một Hội thẩm nhân dân, Pháp luật quy định phải có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do và nhân phẩm của công dân. Đây là nhiệm vụ chung cho công tác xét
xử, các hoạt động xét xử của Tòa án làm nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm. Do vậy khi được bầu làm Hội thẩm nhân dân, trách nhiệm
của Hội thẩm là phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một người đại diện cho nhân
dân bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền về tài sản, tính mạng sức
khỏe, danh dự nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Thứ ba: Với địa vị pháp lý là thành viên của Hội đồng xét xử, Hội thẩm phải
tuân theo những nguyên tác hiến định "Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc và chỉ
tuân theo pháp luật", tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật liên
quan trong quá trình xét xử. Trong quá trình xét xử Hội thẩm phải chịu trách nhiệm
đối với hoạt động xét xử của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính

chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Với chức năng của mình Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến quần chúng nhân dân. Để giúp cho nhân
dân hiểu các quy định của pháp luật, thông qua hoạt động xét xử của mình, Hội
thẩm giải thích cho người dân biết về các quy định của pháp luât, qua đó làm cho
người dân hiểu các chính sách pháp luật của nhà nước, từ đó để cho nhân dân thực

12


hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ năm: Ngoài những nhiệm vụ trên, Hội thẩm phải có nhiệm vụ báo cáo
kết quả tham gia hoạt động xét xử của mình cho cơ quan có thẩm quyền đã cữ
hoặc bầu họ làm Hội thẩm. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn bí mật công tác
theo quy định của pháp luật, phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân
dân.
Quyền hạn của Hội thẩm nhân dân: Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân có các quyền hạn sau:
Thứ nhất: Sau khi được bầu làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án, Hội
thẩm nhân dân còn được bồi dưỡng về nghiệp vụ, hàng năm được tham gia
hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân (khoản 1 Điều 33
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).
Thứ hai: Trong một năm mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án nhân
dân phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án cho biết lý do.
Với vai trò là một người đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong hoạt động xét
xử của Tòa án, Hội thẩm được quyền tham gia xét xử tất cả các vụ án của Tòa án,
nên Chánh án phải phân công Hội thẩm được bầu làm thành viên Hội đồng xét xử
mà không vì một lý do gì cản trở quyền tham gia xét xử của Hội thẩm.
Thứ ba: Theo khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

quy định "Hội thẩm là công chức thì trong thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được
tính vào thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị" và Điều 40 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân quy định "Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công
của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức có Hội thẩm nhân dân đó không được
điều động, phân công Hội thẩm làm nhiệm vụ khác, trừ trường hợp đặc biệt".
Thứ tư: Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội thẩm có quyền
liên hệ với cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
của mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và
công dân.
Thứ năm: Ngoài ra Hội thẩm còn được cấp trang phục, Giấy chứng minh
Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử (Điều 34 khoản 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân) và khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm được hưởng phụ cấp theo
quy định của pháp luật (Điều 34 khoản 2 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân).
- Đối với các quyền khi tham gia xét xử vụ án cụ thể:
Thứ nhất: Quyền nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm được bắt đầu từ khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi
để Hội thẩm tham gia xét xử vụ án được tiếp cận hồ sơ để nghiên cứu.
Thứ hai: Hội thẩm là các thành viên trong Hội đồng xét xử nhận thấy rằng
sự tham gia của mình là không khách quan, không vô tư trong khi giải quyết vụ án
và thuộc các trường hợp pháp luật quy định không được tham gia làm thành viên
Hội đồng xét xử, thì Hội thẩm có quyền từ chối khi có quyết định phân công của
Chánh án tòa án tham gia xét xử đối với vụ án đó hoặc trong trường hợp khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử.

13


Thứ ba: Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội thẩm tham gia xét
xử vụ án đó căn cứ vào pháp luật để tiến hành thủ tục hoa giải đối với các vụ án

mà pháp luật không cấm tiến hành thủ tục hòa giải. Hiện nay quyền hòa giải của
Hội thẩm chủ yếu được thực hiện tại phiên tòa, Hội đồng xét xử trong đó có Hội
thẩm nhân dân thường thực hiện bước hòa giải giữa các đương sự với nhau, sau đó
các bên nếu không thông nhất được với nhau trong các vấn đề của vụ án luật cho
phép các bên được thỏa thuận thì mới đưa ra phán quyết cuối cùng.
Thứ tư: Tại phiên tòa xét xử vụ án cụ thể, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm
phán trong các thủ tục thẩm vấn, tranh luận và nghị án. Các quyền này nhằm thể
chế hóa các nguyên tắc Hiến định, nguyên tắc trong tố tụng giữa Thẩm phán và
Hội thẩm.
Tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân: Theo quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật
tổ chức Tòa án nhân dân, khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa
án nhân dân và Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân
dân, tiêu chuẩn của Hội thẩm được quy định như sau:
Thứ nhất: Hội thẩm nhân dân là công dân Việt Nam trung thành với Tổ
quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo
đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Thứ hai: Khác với Thẩm phán hành nghề chuyên nghiệp, tiêu chuẩn pháp lý
của Thẩm phán theo quy định của pháp luật phải là cử nhân luật, được đào tạo
nghiệp vụ xét xử, đã có thời gian nhất định công tác pháp luật. Tuy nhiên "Khi xét
xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán" và "Tòa án xét xử tập thể và quyết
định theo đa số", chính vì vậy mặc dù pháp luật không quy định tiêu chuẩn của
Hội thẩm như tiêu chuẩn của Thẩm phán, nhưng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ
của mình đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải có kiến thức pháp lý.
Thứ ba: Hội thẩm nhân dân phải có sức khỏe về thể chất và tinh thần để
hoàn thành nhiệm vụ được giao; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Thủ tục bổ nhiệm Hội thẩm:
Theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm năm 2002,
quy định: “Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân

dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
cấp”. Với việc quy định như trên thì việc bầu Hội thẩm nhân dân được áp dụng
đối với các Hội thẩm nhân dân của Tòa án ở địa phương, bao gồm Tòa án nhân
dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Hội thẩm nhân dân ở cấp nào thì Hội
đồng nhân dân ở cấp đó bầu trên cơ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
cấp lập danh sách giới thiệu cho Hội đồng nhân dân.
Ngoài việc quy định thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân thuộc thẩm quyền của
Hội đồng nhân dân cùng cấp thì luật cũng quy định nhiệm kỳ hoạt động của Hội
thẩm nhân dân là năm năm, kể từ ngày được bầu và gắn liền với nhiệm kỳ của Hội
đồng nhân dân đã bầu ra hội thẩm đó.
Đối với các huyện, quận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực

14


hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận theo nghị quyết số
724/2009/NQ-UBTVQH12, ngày 16/01/2009, Việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu
bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
được thực hiện theo trình tự, thủ tục được hướng dẫn tại thông tư số 03/2009/TTTANDTC, ngày 05 tháng 03 năm 2009, như sau: Chánh án Tòa án nhân dân
huyện, quận căn cứ vào nhu cầu xét xử của đơn vị mình thống nhất với Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận về cơ cấu, thành
phần, số lượng nhân sự dự kiến đưa ra bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện,
quận.
Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân:
Thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Hội thẩm Tòa án nhân dân mỗi cấp
được quy định như sau:
Hội thẩm Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn
nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi
thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác (khoản

1, Điều 41 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân).
Hội thẩm đã bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có
hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm (khoản 2, Điều 41
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân).
1.3.2. Những nguyên tắc tố tụng hình sự điều chỉnh hoạt động của hội
thẩm nhân dân.
- Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia:
Đây là một nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của Tòa án, việc quy
định nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình
xét xử một cách công khai và độc lập, ghi nhận quyền bình đẳng trong xét xử của
hội thẩm và thẩm phán, cũng như phân định rạch ròi về nhiệm vụ của hội thẩm
nhân dân trong xét xử. Việc quy định nguyên tắc có hội thẩm tham gia vào quá
trình xét xử là một quy định hết sức đúng đắn và hợp lý, có ý nghĩa hết sức to lớn
trong quá trình xét xử các vụ án hình sự.
- Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật:
Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật được hiểu là những tư tưởng chủ đạo có tính bắt buộc thể hiện quan
điểm của nhà nước trong hoạt động xét xử, được quy định trong pháp luật tố tụng,
theo đó chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm (Hội đồng xét xử) mới có quyền đưa ra
phán quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách
quan, chính xác (mà không chịu chi phối bởi bất kỳ một sự tác động nào). Nguyên
tắc này bao gồm hai nội dung: Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập với nhau
và khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật.
- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số: Đây là nguyên
tắc quan trọng trong hoạt động xét xử, nguyên tắc này được ghi nhận trong các
văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Xét xử tập thể và quyết

15



định theo đa số là hai vấn đề quan trọng trong quá trình xét xử các vụ án hình sự.
Nếu xét xử tập thể mà lấy kết quả giải quyết vụ án dựa trên quan điểm của một
người, một cá nhân hoặc lấy ý kiến của thiểu số thì thiết nghĩ không cần phải quy
định thành lập Hội đồng xét xử làm gì, do đó khi xét xử tập thể thì quyết định theo
đa số là kết quả của quá trình xét xử của các thành viên trong Hội đồng xét xử, nó
là lý do để tồn tại việc xét xử tập thể. Ngược lại khi quyết định theo đa số mà
không có tập thể tham gia xét xử thì cũng không tồn tại khái niệm quyết định theo
đa số. Do vậy xét xử tập thể và quyết định theo đa số là hại nội dùng trong một
vấn đề không thể tách rời nhau.
Chương 2
THỰC TIỂN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
2.1. Thực tiễn thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân dân
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Một số nội dung về địa chính trị, kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình
400 – 800 mét so với mặt nước biển. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là
1.306.201ha, phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp
Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài
193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc và có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nước.
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông
sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái, cũng là nơi trồng bông, ca
cao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái
khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...Đặc biệt Đắk Lắk là tỉnh có diện
tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và
sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả
nước.

Dân số toàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có khoảng gần 1,8 triệu người, mật độ
dân số đạt 135 người/km², tuy nhiên sự phân bố khu vực dân cư không đồng đều,
chủ yếu tập trung dọc các trục đường chính. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
gần 500.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.300.000 người. Toàn tỉnh Đắk
Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm
đông nhất với 1.161.533 người, còn lại là người đồng bào dân tộc thiểu số, cùng
sinh sống trên địa bàn.
2.1.2. Tình hình thành phần của Hội thẩm nhân dân trên địa bản tỉnh
Đắk Lắk từ năm 2006 đến 2015

16


Để có một cái nhìn chung về thành phần và sự tham gia vào công tác xét xử
vụ án hình sự của Hội thẩm nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Tác giả xin đi vào
phân tích danh sách số lượng Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân các cấp
bầu qua hai nhiệm kỳ trở lại đây, đó là nhiệm kỳ Hội thẩm nhân dân từ 2006-2010
và nhiệm kỳ Hội thẩm nhân dân từ 2011-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
và các Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa
án nhân dân cấp huyện trên địa bàn của tỉnh.
Thứ nhất: Thành phần Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2006-2010
Theo số liệu thống kê Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổng số Hội thẩm
nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2006-2010 là 256 thành viên, được
Hội đồng nhân dân các cấp bầu để thay mặt nhân dân tham gia xét xử các vụ án
thuộc địa phương, nơi Hội đồng nhân dân đó bầu lên. Do lượng án thụ lý, giải
quyết của mỗi Toà là khác nhau, nên số lượng Hội thẩm nhân được bầu giữa các
Toà án trên địa bàn không đồng đều.
Hội thẩm nhân dân trong nhiệm kỳ này trên địa bàn tỉnh có tuổi đời trung
bình thấp, toàn tỉnh chỉ có 37 Hội thẩm nhân dân là cán bộ hưu trí, chiếm 14,45%
số lượng Hội thẩm nhân dân toàn tỉnh tham gia công tác xét xử. Số lượng Hội

thẩm còn lại hiện đều đang công tác, làm việc và giữ các chức vụ nhất định trong
các cơ quan Đảng, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp chiếm 42,57%,
đông nhất trong các thành phần Hội thẩm nhân dân. Số lượng Hội thẩm là nữ giới
là 57 người, chiếm 21,83% Hội thẩm toàn tỉnh và Toàn tỉnh có 55 Hội thẩm nhân
dân là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 21% trên tổng số Hội thẩm
nhân dân toàn tỉnh. Ngoài ra, trong thần phần Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2006 –
2010 có 6,25% là cán bộ Mặt trận tổ quốc các cấp; 5,46% là cán bộ Hội nông dân;
4,29% là cán bộ Liên đoàn lao động; 3,12% là cán bộ Hội cựu chiến binh; 8,20%
là cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ; 6,64% là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản và
4,68% là những người thuộc các tổ chức khác như Hội chữ thập đỏ, cán bộ xã
phường v.v... .
Thứ hai: Thành phần Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016
Tổng số Hội thẩm nhân dân được bầu tham gia công tác xét xử trên toàn
tỉnh Đắk Lắk ở nhiệm kỳ này là 316 thành viên, tăng 60 người so với nhiệm kỳ
trước, trong đó có 49 Hội thẩm là cán bộ nghỉ hưu, chiếm 15,50% trên tổng số Hội
thẩm toàn tỉnh. Còn lại 84,50% số lượng Hội thẩm hiện đang tham gia công tác,
giữ các chức vụ nhất định trong các cơ quan, ban ngành thuộc khu vụ nhà nước.
Thành phần tham gia hội thẩm nhân dân nhiều nhất là những người đang
làm công tác tại các cơ quan Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp
chiếm 44,3%. Ngoài ra, cán bộ Mặt trận Tổ quốc chiếm 7,91%; Hội Nông dân
chiếm 5,06%; Cán bộ Liên đoàn Lao động chiếm 5,74%; Hội Cựu chiến binh
chiếm 5,69% Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ chiếm 6,69%; Cán bộ Đoàn thanh niên
Cộng sản chiếm 6,69% và các thành phần khác (cán bộ Hội chữ thập đỏ, nông dân,
cán bộ Công ty chiếm số lượng ít nhất, chỉ có 2,53%.
Trong toàn tỉnh có 59 thành viên Hội thẩm là người dân tộc thiểu số được
bầu tham gia xét xử, chiếm 19,53% số lượng Hội thẩm nhân dân, tăng 04 người so

17



với nhiệm kỳ trước đó. Hội thẩm là nữ giới được bầu có 74 người, chiếm 24,5%
Hội thẩm nhân dân toàn tỉnh và tăng hơn 17 người so với nhiệm kỳ trước.
Qua số lượng Hội thẩm hai nhiệm kỳ từ năm 2006 đến 2015, các Hội thẩm
được bầu tham gia công tác xét xử tại các Toà án trên địa bản tỉnh Đắk Lắk, đa
phần hiện đang trong độ tuổi công tác, giữ các chức vụ trong cơ quan nhà nước, do
đó về sức khoẻ cũng như năng lực trình độ đảm bảo cho hoạt động xét xử.
Tuy nhiên qua hai nhiệm kỳ này cũng có những hạn chế sau:
Thứ nhất: Đa số Hội thẩm nhân dân (chiếm 85%) trong cả hai nhiệm kỳ đều
là những người đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có khoảng 42% là những người đang làm
việc trong các cơ quan công quyền (cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các cấp). Như vậy, tính nhân dân để có thể phản ánh được tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân và công tác xét xử trong thành phần Hội thẩm nhân
dân tỉnh Đắk Lăk còn yếu, chưa đúng với vai trò của Hội thẩm nhân dân mà Đảng
và Nhà nước mong muốn.
Thứ hai, việc bầu Hội thẩm các Hội thẩm thường được cơ cấu trước trong
việc lựa chọn người tham gia. Do đó không có sự tham gia rộng rải trong tất cả các
thành phần trong xã hội mà chỉ tập trung vào những người đã và đang công tác
trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy, việc lựa
chọn nhân sự và bầu vẫn chưa đáp ứng được tiếng nói của đa số người dân trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.1.3. Kết quả đạt được và những tồn tại của Hội thẩm nhân dân trong
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk
- Những kế quả đạt được: Theo số liệu thống kê kết quả giải quyết các vụ án
hình sự hai cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có Hội thẩm tham gia xét xử từ năm
2006 cho đến tháng 09 năm 2014 như sau:
Năm
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013
2014

Tổng án cần giải
quyết
1563
1631
1642
2024
1750
852
2168
2134
2121

Án đã giải quyết

Còn lại

1504
1591
1696
1974
1741
635
2129

2101
2097

59
40
46
50
29
217
39
33
24

Từ năm 2006 đến nay các vụ án được đưa ra xét xử đảm bảo đúng theo quy
định của pháp luật, không xãy ra tình trạng án oan, sai. Việc áp dụng pháp luật của
Hội đồng xét xử đảm bảo, thể hiện qua việc rất ít các vụ án hình sự bị hủy, cải sửa

18


do áp dụng các quy định của pháp luật không đầy đủ.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay thực trạng áp dụng chế định
Hội thẩm nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang gặp không ít những khó khăn,
hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc phân công các Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án
hình sự vẫn chưa được áp dụng thông nhất. Theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự Chánh án hoặc Phó chánh án được Chánh án ủy quyền có quyền phân
công Hội thẩm tham gia xét xử. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu, hiện nay vấn đề
phân công Hội thẩm không được các Tòa án chú trọng, thường thờ ơ trong vấn đề
phân công, sắp xếp, lựa chọn Hội thẩm phù hợp tham gia xét xử các vụ án nói

chung và vụ án hình sự nói riêng. Do đó tình trạng có Tòa án do Chánh án hoặc
Phó chánh án được Chánh án ủy quyền phân công Hội thẩm, có Tòa án do Thẩm
phán trực tiếp phân công Hội thẩm, có Tòa án do thư ký sắp xếp Hội thẩm tham
gia xét xử sau đó báo cáo lại Thẩm phán trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa…, nên
thường xuyên xảy ra tình trạng mời trùng, việc mời Hội thẩm nhân dân chưa
khách quan, còn mang cảm tính, chưa đồng đều và chỉ tập trung ở một số vị Hội
thẩm nhân dân, dẫn đến tình trạng một số Hội thẩm nhân dân ngồi nhiều phiên tòa
nhưng cũng có Hội thẩm nhân dân cả năm không ngồi phiên tòa nào. Việc phân
công Hội thẩm tham gia xét xử phụ thuộc vào ý chí, cách đánh giá, nhìn nhận chủ
quan của người phân công. Nhiều trường hợp xảy ra tình trạng mời Hội thẩm tham
gia xét xử đột xuất, gây ra tình trạng Hội thẩm không thể sắp xếp thời gian phù
hợp để tham gia phiên tòa, dẫn đến phiên tòa phải hoãn một cách đáng tiếc.
Thứ hai, Trong việc phân công xét xử có một tình trạng phổ biến là Tòa án
không mời đúng thành phần hoặc công tác chuyên môn phù hợp với vụ án cần giải
quyết. Thực tế này đã làm hạn chế phần nào vai trò của Hội thẩm nhân dân và làm
cho sự hiện diện của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử có phần mang tính
hình thức. Vì số Hội thẩm được mời có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu
giải quyết vụ án không nhiều, nên yêu cầu bổ sung, hỗ trợ cho Thẩm phán kiến
thức chuyên môn ít được phát huy. Mặt khác, do trình độ của các Hội thẩm khác
nhau và số lượng án xét xử của các Hội thẩm khác nhau nên vai trò giám sát hoạt
động xét xử của Hội thẩm nhân dân cũng có những hạn chế nhất định, chỉ có một
số ít Hội thẩm phát huy được vai trò này. Đó là những Hội thẩm nắm vững pháp
luật, kinh nghiệm xét xử và có điều kiện tham gia xét xử.
Thứ ba, đối với vấn đề nghiên cứu hồ sơ vụ ánh hình sự cũng chưa được
đảm bảo thực hiện một cách hợp lý. Do việc phân công Hội thẩm của Tòa án với
thời gian ngắn làm cho Hội thẩm không có đủ thời gian nghiên cứu. Một số Hội
thẩm mang tâm lý tham gia xét xử cho đủ thành phần mà không chú trọng đến nội
dung vụ án, do đó có trường hợp Tòa án sắp xếp mời Hội thẩm lên nghiên cứu hồ
sơ vụ án trước nhưng Hội thẩm không nghiên cứu, có trường hợp Hội thẩm tham
gia nghiên cứu hồ sơ trước nhưng còn sơ xài chỉ xem qua nội dung vụ án thông

qua bản cáo trạng của Viện kiểm sát mà không đọc kỹ hồ sơ vụ án, không đi vào
nghiên cứu các tình tiết của vụ án. Có trường hợp Hội thẩm không đủ trình độ để
nghiên cứu hồ sơ, không thể nắm bắt được các quy định của pháp luật, không nắm

19


được các thủ tục tố tụng hình sự, nên không nắm được các bước trong tố tụng hình
sự dẫn đến không thể nghiên cứu được Hồ sơ hình sự.
Thứ tư, có tình trạng các vụ án hình sự đã được duyệt án từ trước khi mở
phiên tòa, Hội đồng xét xử chỉ tham gia cho có hình thức mà không thể quyết định
đối với các vấn đề trong vụ án, do đó gây ra tâm lý sự việc đã được quyết định rồi
nên không cần bận tâm đến việc nghiên cứu nội dung vụ án mà chỉ cần tham gia
cho có mặt và cũng như sợ không được mời tham gia Hội thẩm nên cũng đành
chấp nhận sự việc như trên.
Thứ năm, do đa số Hội thẩm là những người có chức vụ trong các cơ quan
công quyền (Cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) nên không ít
những trường hợp khi được phân công tham gia xét xử vụ án hình sự xét xử thì
Hội thẩm nhân dân lại nêu lý do bvaanj công tác, không thể nghiên cứu hồ sơ cũng
như không thể tham gia xét xử. Điều này đã làm cho việc phải hoãn phiên tòa và
gây ra khó khăn cho Tòa án khi xét xử vụ án.
2.1.4. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, hạn chế của Hội
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk
Lắk
Thứ nhất: Pháp luật hiện nay cho phép khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang
quyền với Thẩm phán nhưng tiêu chuẩn đối với Hội thẩm nhân dân lại thấp hơn
khá nhiều so với tiêu chuẩn của Thẩm phán. Do đó vai trò Hội thẩm nhân dân
trong thành phần Hội đồng xét xử mờ nhạt và thường thụ động khi tham gia xét
xử.
Thứ hai: Cơ chế sự ràng buộc trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân đối với

hoạt động xét xử chưa được xác định cụ thể. Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự,
cũng như các văn bản pháp luật có liên quan không quy định trách nhiệm nghiên
cứu hồ sơ, cũng chưa quy định cụ thể trường hợp Hội thẩm nhân dân không tham
gia xét xử mà không có lý do chính đáng hoặc thường xuyên từ chối tham gia xét
xử thì xử lý như thế nào? Các quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân
dân cũng không có trường hợp này. Trường hợp Hội thẩm nhân dân xét xử sai dẫn
đến bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên hủy hoặc sửa án cũng không ảnh hưởng
gì đến công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, bầu Hội thẩm vì pháp luật chưa quy
định. Chính vì thiếu cơ chế trách nhiệm mà ý thức trách nhiệm đối với hoạt động
xét xử của Hội thẩm nhân dân chưa cao, dẫn đến sự tùy tiện từ chối tham gia xét
xử của Hội thẩm, với tâm lý tham gia cũng được, không tham gia cũng được của
Hội thẩm như hiện nay không những làm ảnh hưởng đên hoạt động xét xử của Tòa
án, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xét xử.
Thứ ba: Với quy định chế độ bồi dưỡng phiên tòa như hiện nay đối với Hội
thẩm là quá thấp và chưa hợp lý đã phần nào hạn chế sự tích cự tham gia xét xử
của Hội thẩm nhân dân.
Thứ tư: Về lựa chọn nhân sự để bầu làm Hội thẩm cũng còn nhiều hạn chế,
với vai trò là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xét xử và
giám sát hoạt động của Tòa án.
Thứ năm: Về quản lý, đánh giá, giám sát đối với Hội thẩm hiện nay còn

20


lõng lẽo, Tòa án chỉ quản lý Hội thẩm trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ và tham
gia xét xử. Ngoài thời gian đó thì họ sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc
hoặc địa phương nơi họ sinh sống.
2.2. Các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm
nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân dân

Thứ nhất: Về thành phần hội đồng xét xử nên giữ nguyên số lượng và quyền
hạn của Hội thẩm như hiện nay, nhưng tổ chức, phân công Hội thẩm tham gia xét
xử theo từng lĩnh vực xét xử. Với giải pháp này, trong Tố tụng hình sự sẽ có Hội
thẩm nhân dân chuyên xét xử án hình sự, việc hoàn thiện theo hướng này chỉ thay
đổi ở khâu tổ chức, phân công xét xử mà không ảnh hưởng nhiều về mặt pháp luật.
Thứ hai: Cần quy định về phạm vi những vụ án có Hội thẩm nhân dân tham
gia xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời xác định những loại vụ án xét
xử không cần có Hội thẩm tham gia.
Thứ ba: Cần quy định cụ thể hơn trong Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự hiện
hành về quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi thực hiện
công tác xét xử.
Thứ tư: Cần phải điều chỉnh thuật ngữ “Hội thẩm Tòa án nhân dân” thành
“Hội thẩm nhân dân” để nhằm chỉ những người được bầu mà Quy chế về Tổ chức
và hoạt động của Hội thẩm nhân dân đang điều chỉnh, cũng như cho phù hợp với
thuật ngữ đang sử dụng trong Luật tổ chức tòa án và Pháp lệnh về Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân.
Thứ năm: Pháp luật cần quy định trước thời gian khai mạc phiên tòa yêu cầu
hội thẩm nhân dân phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án ít nhất một tuần mới
được tham gia xét xử vụ án.
Thứ sáu: Không nên quy định trình độ của các hội thẩm nhân dân quá thấp
và chung chung nhưng cũng không nên quy định quá cao để tránh rơi vào tình
trạng “chuyên môn hóa” hay “thẩm phán hóa” hội thẩm làm cho hoạt động xét xử
mất dần đi tính chất xã hội rộng rãi của mình. cần sửa đổi, bổ sung quy định về
tiêu chuẩn hội thẩm theo hướng quy định người được bầu hoặc cử làm hội thẩm
cần phải có trình độ pháp lý nhất định, tối thiểu phải có bằng trung cấp pháp lý
hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng về pháp luật từ ba đến sáu tháng.
2.2.2. Kiến nghị, đề xuất về lựa chọn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội
thẩm nhân dân
Thứ nhất: Trong khi hiệp thương giới thiệu những người ứng cử Hội thẩm
nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu, Ủy bản Mặt trận tổ quốc địa phương cần chú

ý hơn nửa các vấn đề: tích cực vận động những người có trình độ cử nhận luật
tham gia công tác Hội thẩm; lựa chọn những người có đủ sức khỏe để làm công
tác Hội thẩm; lựa chọn người có thời gian dành cho công tác Hội thẩm. Khi giới
thiệu các ứng cử viên vào danh sách bầu Hội thẩm nhân dân, ngoài các tiêu chí về
độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, lĩnh vực công tác, trình độ chuyên môn, Ủy ban
mặt trận tổ quốc ở địa phương nên đặc biệt quan tâm giới thiệu những người đã tốt
nghiệp đại học chuyên ngành luật để đảm bảo trình độ chuyên môn của Hội thẩm

21


nhân dân ngang bằng với Thẩm phán và với những người tiến hành tố tụng khác
khi xét xử.
Thứ hai: Việc miễn nhiệm, theo khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân hiện hành Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khoẻ
hoặc lý do khác. Với việc quy định như trên là chưa đủ so với thực tế, tác giả cho
rằng miễn nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân cần liệt kê các trường hợp khác ở đây
là gì? Để có thể thực hiện trên thực tế, tránh trường hợp áp dụng tùy tiện, áp đặt ý
chí để miễn nhiệm đối đối với Hội thẩm nhân dân.
Thứ ba: Về vấn đề bãi nhiệm: theo khoản 2 Điều 41 Pháp Lệnh về Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân dân “Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm
chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội
thẩm”. Do đó cần quy định thêm một số trường hợp bãi nhiệm đối với Hội thẩm
nhân dân như: khống chế số lần tham gia xét xử các vụ án hình sự tối thiểu trong
một năm đối với Hội thẩm nhân dân; thường xuyên từ chối mà không thuộc các
trường hợp phải từ chối theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc trường hợp
thường xuyên không chấp hành đối với quyết định phân công của của Tòa án do
không chú ý đối với lịch xét xử; xét xử không đúng pháp luật nhiều lần dẫn đến
hủy án, sửa án do nguyên nhân chủ quan của Hội thẩm.
2.2.3. Kiến nghị, đề xuất nâng cao trình độ, năng lực Hội thẩm nhân dân.

Thứ nhất: Về nội dung tập huấn cần tập trung vào các lĩnh vực sau: đối với
Hội thẩm bắt đầu tham gia công tác xét xử thì cần tập huấn nghiệp vụ xét xử bao
gồm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng thẩm vấn, kỹ năng ứng xử với vai trò là
người Hội thẩm, thành viên của Hội đồng xét xử…; tập trung tập huấn thực tế vào
việc áp dụng các văn bản vể hình sự và tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp
luật có liên quan để Hội thẩm nhân dân nắm được luật nội dung và các trình tự tố
tụng; đề cao tập huấn các văn bản quy định về Hội thẩm nhân dân để Hội thẩm
nhân dân nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong công tác xét xử
của Tòa án, cũng như để thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ của mình cho đúng
với các quy định của pháp luật và hướng dẫn cho Hội thẩm biết về các thủ tục bãi
nhiệm, miễn nhiệm, chế độ…
Thứ hai: Về phương pháp tập huấn, cần phân loại Hội thẩm mới bổ nhiệm
và Hội thẩm tái bổ nhiệm để sắp xét chương trình tập huấn cho hợp lý với từng đối
tượng, cũng như tùy từng nội dung tập huấn mà có phương pháp cụ thể. Về nghiệp
vụ xét xử nên bố trí cán bộ tập huấn là những chuyên gia xét xử có nhiều kinh
nghiệm, với nhiều phương pháp kết hợp như thuyết trình, tình huống, đóng vai,
thực tập xét xử hoặc xem băng hình. Về văn bản pháp luật nên bố trí cán bộ tập
huấn là những giáo viên giảng dạy về pháp luật.
2.2.4. Những kiến nghị, đề xuất khác.
Thứ nhất: Hiện nay tiền bỗi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân quá thấp, thấp
hơn so với ngày công của lao động phổ thông, do đó cần tăng tiền bồi dưỡng cho
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử ở mức hợp lý để bảo đảm bù đắp công sức lao
động của Hội thẩm để họ có trách nhiệm hơn đối với công tác xét xử.
Thứ hai: Chánh án Tòa án nhân dân địa phương cần có mối liên hệ với cơ

22


quan, đơn vị có cán bộ, công chức tham gia hội thẩm ở Tòa án mình. Để qua đó,
có thông tin về ý thức, trách nhiệm hoạt động của hội thẩm tại Tòa án mình với cơ

quan, tổ chức.
Thứ ba: Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
cần xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện tốt hơn việc quản lý, giám sát đối với
Hội thẩm từ việc thực thi nhiệm vụ cũng như bảo đảm các biện pháp bảo vệ họ và
gia đình họ trong những trường hợp cần thiết.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu chế định Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình
sự Việt nam và thực tiển áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả xin rút ra một
số kết luận sau:
1. Hội thẩm nhân dân là những người được bầu để đại diện cho nhân dân
tham gia hoạt động xét xử của Tòa án nhằm thể hiện quyền lực, ý chí nguyện vọng
của nhân dân vào công tác xét xử và thực hiện chức năng thay mặt nhân dân giám
sát các hoạt động xét xử của Tòa án. Thông qua công tác xét xử của mình Hội
thẩm nhân dân góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật đối với người dân. Do đó, việc bầu Hội thẩm nhân dân phải bảo đảm
những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ pháp lý và sức khỏe. Khi không
đảm bảo các điều kiện thì có thể bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm theo quy định của
pháp luật.
2. Trong quá trình xét xử, Hội thẩm nhân dân thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của mình thông quá các nguyên tác được quy định trong Bộ luật tố tụng
hình sự, nhằm đảm bảo cho việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét
xử, Hội thẩm nhân dân độc lập với Thẩm phán và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án
xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
3. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố
tụng, tham gia xét xử theo sự phân công của Tòa án. Trong quá trình thực hiện xét
xử, Hội thẩm có mối quan hệ với rất nhiều chủ thể như: Chánh quyền công tố tại
phiên tòa và những người tham gia tố tụng khác. Tuy các án Tòa án nhân dân, các
thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên giữ quan hệ có tính chất khác nhau
nhưng không ảnh hưởng đến tính độc lập khi xét xử các vụ án hình sự của Hội
thẩm nhân dân.

4. Địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân trong Bộ luật tố tụng hình sự thông
qua các quy định quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm từ giai đoạn chuẩn bị xét xử
và tại phiên tòa hình sự. Hoạt động chủ yếu của Hội thẩm nhân dân ở giai đoạn
chuẩn bị là nghiên cứu hồ sơ vụ. Tại phiên tòa, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ
tham gia xét xử các vụ án hình sự theo sự phân công của Tòa án, tiến hành các
hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét
xử. Dù ở giai đoạn nào của hoạt động xét xử, Hội thẩm nhân dân đều phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và hoạt động của mình. Địa vị pháp
lý của Hội thẩm nhân dân được quy định tương tự như Thẩm phán để bảo đảm sự

23


×