Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BÀI báo GIAN lận báo cáo tài CHÍNH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 9 trang )

GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(FINANCIAL STATEMENT FRAUD: PATTERNS AND SOLUTIONS)
NGUYỄN TIẾN HÙNG (*)
TÓM TẮT
Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng báo
cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) cho chúng ta biết được tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, việc gian lận báo cáo tài chính sẽ gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhà đầu tư và các bên liên quan và thậm chí dẫn đến sự phá
sản của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng qua sự sụp đổ các công ty hàng đầu trên
thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng (Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia,
Qwest). Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu này được thực hiên nhằm tổng hợp thực trạng gian
lận báo cáo tài chính hiện nay.Đồng thời, nghiên cứu như là một tài liệu tham khảo giúp các bên
sử dụng báo cáo tài chính (công ty niêm yết, kiểm toán viên, nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà
nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng) tìm được biện pháp hữu hiệu trong việc phát hiện và
ngăn ngừa gian lận báo cáo tài chính nhằm mục đích giảm thiểu khả năng thao túng doanh
nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính trong việc đưa ra các
quyết định kinh tế. Thêm vào đó, nghiên cứu sẽ làm bước đệm và khuyến khích các nhà nghiên
cứu quan tâm đến lĩnh vực gian lận báo cáo tài chính.Một lĩnh vực nghiên cứu có tính chất mới
tại thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như hiện nay.
Từ khóa: Gian lận,báo cáo tài chính, gian lận báo cáo tài chính.

ABSTRACT
The financial statements (balance sheet accounts; Table business results; Table cash flow
statement; Table overs financial statements) tells us that the situation of production and business
activities of enterprises industry. Therefore, the financial statements fraud will cause serious
consequences for investors and other stakeholders and even lead to the bankruptcy of the
enterprise. This has been proven by the collapse of the leading companies in the world in
general and Vietnam in particular (Enron, WorldCom, Global Crossing, Adelphia, Qwest).
Stemming from the above issues, this study was done in order to sum up the current status of
financial reporting fraud today. At the same time, the study as a reference to help the users of the
financial statements (listed companies, auditors, investors, public authorities, banks and credit


institutions ) to find effective measures to detect and prevent financial reporting fraud aimed at
reducing corporate manipulation capabilities, contributing to improving the quality of
information on financial statements in making these economic decisions. In addition, the study
will make stepping and encourage researchers interested in the field of financial reporting fraud.
A field study new properties in Vietnam stock market volatility as today.
Keywords: Fraud, financial reporting, financial reporting fraud.

(*): Giảng viên Trường ĐHKT CN Long An


1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Những năm gần đây, đặc biệt là sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu thế giới bị phá
sản vào đầu thế kỷ XXI, gian lận báo cáo tài chính là một trong những vấn đề nóng và thường
xuyên được nhắc tới. Các công ty bị phá sản được cho là có gian lận báo cáo tài chính có rất
nhiều, có thể kể đến như: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy,
Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, và Qwest. Một trong những
lý do quan trọng thường được đề cập dẫn đến sự phá sản của các công ty này có liên quan đến
gian lận về báo cáo tài chính. Nhiều nhận định cho rằng, nhà quản lý cấp cao của những công ty
này gồm cả giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đều bị cho là có liên quan đến việc chỉnh
sửa số liệu dẫn đến gian lận báo cáo tài chính. 1
Tại Việt Nam, tỷ lệ sai lệch về báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước và sau
kiểm toán rất cao. Sự chênh lệch này đã xảy ra tại các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Xét riêng cho chỉ tiêu lợi nhuận như một ví dụ minh họa, theo số liệu thống kê của Vietstock, từ
năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, mỗi năm tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết có điều chỉnh lợi
nhuận sau kiểm toán đều trên mức 70%, còn 6 tháng đầu năm 2015 cũng chiếm quá 52%. Sự
chênh lệch ở quy mô lớn này là một cảnh báo rất lớn về chất lượng báo cáo tài chính và độ minh
bạch về số liệu kế toán do doanh nghiệp tự lập. 2
Với mục đích làm “đẹp” báo cáo tài chính nhằm thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị
trường, nhiều doanh nghiệp thường sử dụng các kỹ thuật gian lận trong lập báo cáo tài chính
như: khai tăng doanh thu, khai giảm chi phí (bỏ sót công nợ), đánh giá sai giá trị tài sản, ghi nhận

sai niên độ, không công bố đầy đủ thông tin trên báo cáo tài chính.3 Điều này khiến cho việc đo
lường gian lận báo cáo tài chính rất khó được xác định trong thực tế và càng trở nên khó khăn
hơn trong điều kiện thay đổi của thị trường như hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm tổng hợp và phân tích thực trạng gian lận báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các
khuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng gian lận trên báo cáo tài chính hiện nay.
2. Định nghĩa về gian lận
2.1. Khái niệm gian lận
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gian lận. Nhìn chung, gian
lận là hành vi không trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác (Viện Ngôn Ngữ
Học, 2003). Mở rộng ra, gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện những hành vi không được
pháp luật quy định nhằm lừa gạt để thu được lợi ích nào đó. Hiện nay, ba biểu hiện thường thấy
của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp.
Tương tự như vậy, theo Ủy ban quốc gia về gian lận báo cáo tài chính (National
commission on Fraudulent Financial Reporting, 1987) thì: “Gian lận báo cáo tài chính được
định nghĩa là những hành vi cố ý hay bỏ sót, từ đó làm sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài
chính”.
Mới đây, theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240, đoạn 11, ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC quy định rằng: “Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế,
tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc
bên thứ ba thực hiện, gây ảnh hưởng đến sự trung thực trên báo cáo tài chính”.
Theo chuẩn mực VSA 240, quyết định 143/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính thì hành vi
gian lận thường được biểu hiện dưới các dạng sau:
Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính;
Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính;
1
2
3

11/tuan.doc

/> />

Biển thủ tài sản;
Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch
báo cáo tài chính;
Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính
sách tài chính;
Cố ý tính toán sai về số học.4
Thông thường, hành vi gian lận phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau:
Cá nhân hay tổ chức cố ý trình bày sai một yếu tố hay sự kiện quan trọng;
Việc trình bày thiếu trung thực sẽ làm cho người bị hại tin vào đó (người bị hại có thể
là cá nhân hoặc tổ chức);
Người bị hại dựa vào và đưa ra các quyết định của mình trên cơ sở sự trình bày sai
này;
Người bị hại có thể chịu các khoản lỗ về tiền, tài sản...do việc dựa trên sự trình bày
sai này.
Tóm lại, hành vi gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc cho tổ chức. Khi cá nhân
thực hiện hành vi gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp (nhận tiền hoặc tài sản), hay gián tiếp (tăng
quyền lực, tiền thưởng). Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ chức) thực
hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng
lên.
2.2. Kết quả của hành vi gian lận báo cáo tài chính
Sự sụp đổ các công ty hàng đầu thế giới, điển hình như: Enron (2001), Worldcom (2002),
đã cho thấy được hậu quả nghiêm trọng và khó lường do hành vi gian lận báo cáo tài chính
(BCTC) gây ra. Trong nghiên cứu của mình năm 2002, Rezaee & cộng sự đã đưa ra những hậu
quả tiềm ẩn của gian lận trên BCTC (10 tiềm ẩn), cụ thể:5
Gian lận BCTC làm suy yếu chất lượng và tính toàn vẹn của quá trình;
Gian lận BCTC làm xói mòn tính toàn vẹn và khách quan của nghề kế toán;
Gian lận BCTC làm giảm niềm tin vào thị trường vốn và độ tin cậy của các thông tin

tài chính;
Gian lận BCTC làm cho thị trường vốn kém hiệu quả;
Gian lận BCTC ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển của 1 quốc gia;
Có thể dẫn đến thiệt hại do kiện tụng;
Phá hủy sự nghiệp của các cá nhân liên quan đến hành vi gian lận;
Gây ra phá sản hoặc thiệt hại kinh tế cho công ty tham gia vào việc gian lận;
Đòi hỏi mức độ can thiệp cao hơn đối với những quy định của nhà nước và pháp luật;
Phá vỡ hoạt động bình thường của thị trường và hoạt động của các công ty bị cáo
buộc gian lận.
3. Thực trạng gian lận báo cáo tài chính
3.1. Thực trạng sai lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán năm 2008
Báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán; Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh; Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) luôn
là một trong những thông tin quan trọng và đáng tin cậy giúp nhà đầu tư (NĐT) trong việc phân
tích, đánh giá và từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Năm 2008, trong tổng số 357 doanh nghiệp
(DN) niêm yết trên cả hai sàn Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX), đặc biệt
4

5

Xem thêm tại địa chỉ: />Tham khảo thêm bài “Continuous auditing: Building automated auditing capability” tại địa chỉ:
/>

khi trang web: Stox.vn ra đời, thì có ít nhất 194 DN (chiếm trên 54% số DN) có mức chênh lệch
lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) trước kiểm toán (do doanh nghiệp tự lập) và sau khi đã được
kiểm toán. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp đang lỗ chuyển thành lời (khai tăng chi phí nhằm
giảm lợi nhuận từ đó số thuế nộp sẽ ít hơn) và ngược lại từ lời chuyển thành lỗ (lừa gạt cổ đông
và nhà đầu tư, làm giảm niềm tin của họ và thậm chí là gây thiệt hại cho họ), điển hình có thể kể
đến như: Tập đoàn Kido (KDC) từ lãi 142,3 tỷ đồng thành lỗ 60,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập
đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) từ lãi 4 tỷ đồng thành lỗ 38,1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Phát

triển Đô thị Từ Liêm (NTL) từ lãi 98,7 tỷ đồng về 61,8 tỷ đồng. Sau khi giải trình, đa số các
doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân của sự chênh lệch này là do không thống nhất cách tính
trích lập dự phòng giữa ngân hàng, công ty kiểm toán đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết,
việc ghi nhận các khoản thu và chi phí là không giống nhau giữa các nghành (như bất động sản,
công ty có đầu tư tài chính).6
3.2. Thực trạng sai lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012
Trong giai đoạn này (từ năm 2010 đến năm 2012), có thể thấy rằng tỷ lệ doanh nghiệp có
mức lợi nhuận giảm sau kiểm toán so với trước kiểm toán luôn trên 45%. Điều này là một dấu
hiệu báo động cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cần đưa ra nhiều biện pháp xử phạt
nghiêm khắc hơn trong việc công bố sai thông tin trên báo cáo tài chính, từ đó hạn chế tỷ lệ này
xuống mức thấp nhất có thể, cụ thể:
Năm 2010, trong tổng số 428 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
(HOSE và HNX) thì có đến 197 doanh nghiêp (chiếm 45% tổng số DN) có mức lợi
nhuận giảm sau kiểm toán so với trước kiểm toán.
Năm 2011 số lượng DN có sự nhảy vọt đáng kể, trong tổng số 628 doanh nghiệp trên
cả hai sàn chứng khoán HOSE và HNX thì có tới 311 doanh nghiệp có mức lợi nhuận
sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán (chiếm trên 49% tổng số DN).
Năm 2012 số lượng doanh nghiệp niêm yết đã tăng lên 652 công ty thì có khoảng 314
công ty mức lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán (chiếm trên 48%
tổng số DN).
3.3. Thực trạng sai lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán từ năm 2013 đến 6 tháng
đầu năm 2015
Trong đầu tư, thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam,
việc minh bạch thông tin là một vấn đề đáng báo động. Theo khảo sát của Vietstock năm 2013,
trong tổng số 694 doanh nghiệp niêm yết thì có đến 685 doanh nghiệp vi phạm các quy định về
công bố thông tin. Chỉ có 29 doanh nghiệp niêm yết (chiếm 4,2% tổng doanh nghiệp) đáp ứng
đầy đủ các quy định về công bố thông tin của Ủy Ban Chứng Khoán và Sở giao dịch chứng
khoán. Thêm váo đó, năm 2013 cũng đã chứng kiến 37 doanh nghiệp hủy niêm yết (11 doanh
nghiệp bị hủy niêm yết trên HOSE và 26 doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn Hà Nội). Trái
ngược với việc hủy niêm yết thì số doanh nghiệp niêm yết trong năm 2013 chỉ dừng ở con số 15

(4 doanh nghiệp niêm yết mới trên HOSE và 11 doanh nghiệp niêm yết mới trên sàn Hà Nội). 7
Tính đến cuối quý 1/2015 (ngày 25/03/2015), trong tổng số 330 doanh nghiệp công bố báo
cáo tài chính đã được kiểm toán 2014 một cách đầy đủ, thì có tới 196 doanh nghiệp có mức
chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán (chiếm tới 59% tổng số DN). Trong đó, một số
doanh nghiệp đang lãi chuyển thành lỗ hoặc đang lỗ chuyển thành lãi.8
Một trong những doanh nghiệp điển hình cho trường hợp từ lỗ chuyển thành lãi là của
Than Đèo Nai (HNX: TDN), sau khi được kiểm toán 2014 doanh nghiệp đột ngột chuyển từ lỗ
6
7

8

Xem thêm bài: “Có nên công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán”, 07/05/2009, tại địa chỉ: www.cafef.vn
Xem thêm bài: “Thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 và các con số”, tại địa chỉ: />Xem thêm bài: “Chênh lệch sau kiểm toán 2014: Vẫn còn nhức nhối”, tại địa chỉ: />

14,4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty TDN cho việc này
là do trước kiểm toán các loại thuế, phí tăng trong kỳ (thuế tài nguyên tăng 2%, tiền cấp quyền
khai thác) làm chi phí sản xuất tăng. Thêm vào đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam (TKV) chưa tổ chức nghiệm thu chi phí năm 2014 cho Công ty, do vậy Tập đoàn chưa
bổ sung khoản chi phí nói trên. Với những lý do trên, TDN lập báo cáo tài chính dựa theo số dự
kiến và điều chỉnh số liệu chính thức tạo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014. Ngoài ra các
doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đá Xây dựng Hoà Phát (HPS); Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ
Lớn (CLW); Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB); và Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
(HLC) được cho là những doanh nghiệp có kết quả lãi ròng tăng từ 29% trở lên sau kiểm toán. 9
Bảng 1. Top 5 doanh nghiệp niêm yết tăng lãi và thoát lỗ sau kiểm toán 2014
Đvt: Triệu đồng

Doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Than Đèo Nai (TDN)
Công ty Cổ phần Đá Xây dựng Hoà Phát (HPS)

Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn (CLW)
Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB)
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm (HLC)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Vietstock Finance

Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông của công ty mẹ
Trước kiểm
Sau kiểm
toán
toán
(14,4)
28,3
28,0
54,0
19,5
30,6
13,3
17,9
28,2
36,6

% tăng/
(giảm)
296,5
92,8
56,9
34,6
29,3


Ngược lại, một trong những doanh nghiệp điển hình cho trường hợp từ lãi chuyển thành lỗ
là công ty Ntaco (HOSE: ATA). Kết quả sau kiểm toán của ATA năm 2014 cho thấy mức lợi
nhuận ròng công ty chuyển từ lãi 187 triệu đồng (trước kiểm toán) sang lỗ 14,4 tỷ đồng (sau
kiểm toán). Thêm vào đó, thông tin giải trình của ban lãnh đạo công ty là rất mơ hồ, không hề đề
cập đến việc vì sao có sự chênh lệch này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà (SIC); Công
ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR); Công ty Cổ phần Xi măng
Thái Bình (TBX); và Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại (SMC) được cho là những doanh
nghiệp có kết quả lãi ròng giảm mạnh từ 40% trở lên sau kiểm toán.
Bảng 2. Top 5 doanh nghiệp niêm yết giảm lãi và tăng lỗ sau kiểm toán 2014
Đvt: Triệu đồng

Doanh nghiệp
Công ty Cổ phần NTACO (ATA)
Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà (SIC)
Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu
khí Việt Nam (PVR)
Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình (TBX)
Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại (SMC)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Vietstock Finance

9

Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của công ty mẹ
Trước kiểm Sau kiểm
toán
toán
187,0
(14,4)

1724,0
356,0

% tăng/
(giảm)
(107,7)
(79,4)

1684,0

669,0

(60,3)

213,0
33,4

121,0
19,9

(43,2)
(40,4)

Nguồn từ bài: “Chênh lệch sau kiểm toán 2014: Vẫn còn nhức nhối”, tại địa chỉ:
/>

Tóm lại, động cơ dẫn đến sai phạm trên là do nhà quản lý chịu một áp lực phải đạt được
các mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận hay muốn duy trì thị giá cổ phiếu trong khi công
ty đang gặp khó khăn về kinh doanh, về tình hình tài chính. Những năm qua trên thị trường
chứng khoán cho thấy tỷ lệ sai lệch sau kiểm toán luôn ở mức báo động, tuy nhiên đang có xu

hướng giảm dần qua các năm.

Hình 1. Tổng số doanh nghiệp sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán qua các năm
4. Khuyến nghị chính sách
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, nghiên cứu này góp phần cung cấp những bằng chứng
khoa học thông qua hình thức khuyến nghị với mong muốn mang lại tư liệu tham khảo hữu ích
cho các đối tượng có liên quan, cụ thể:
4.1. Đối với các công ty niêm yết
Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát hữu hiệu, cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm
quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh.
 Nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát trong doanh nghiệp
Hội đồng Quản trị có rất nhiều chức năng và một trong những chức năng quan trọng là thay
mặt cổ đông giám sát hoạt động trong doanh nghiệp. Với nhiệm vụ chính là hỗ trợ và tư vấn cho
Ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, cũng như ngăn ngừa và phát hiện
những hành vi đi ngược lại với lợi ích của cổ đông, Hội đồng Quản trị là một cơ chế giám sát
quan trọng trong việc ngăn ngừa việc chi phối các thông tin tài chính nhằm lừa gạt các nhà đầu
tư (Nguyễn Hoàng Anh, 2015). Peasnell & cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng trong các công ty mà
tính độc lập của Hội đồng Quản trị càng cao thì tình trạng chi phối báo cáo tài chính sẽ ít đi.
Ban Kiểm soát (nắm vững kiến thức về Tài chính - Kế toán – Quản trị) là một trong những
bộ phận quan quan hỗ trợ cho Hội đồng Quản trị. Ban Kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong
việc ngăn chặn và phát hiện các hành vi điều chỉnh trên báo cáo tài chính. Xie & cộng sự (2003)
trong nghiên cứu của mình đã cho thấy việc nắm vững kiến thức của các thành viên Ban Kiểm
soát là ngược lại với vệc chi phối trên báo cáo tài chính.
 Nâng cao vai trò của Kiểm toán viên độc lập
Hiện nay, sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính thường dựa vào ý kiến của kiểm
toán viên độc lập. Các kiểm toán viên chuyên nghiệp (am hiểu về tài chính - kế toán – quản trị)
có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi, vi phạm pháp luật trong việc cung cấp các thông tin
tài chính. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hãng kiểm toán thuộc nhóm Big 4 có chất
lượng cao hơn so với các hãng kiểm toán khác (Skousen & cộng sự, 2009; Farber, 2005). Có
quan điểm cho rằng một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kết quả kiểm

toán chính là quy mô của hãng kiểm toán. Quy mô hãng kiểm toán càng lớn thì chất lượng kiểm


toán chính xác càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao vai trò của kiểm toán viên độc
lập.
 Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức đội ngũ nhân viên kế toán trong doanh
nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh biến động không ngừng như Việt Nam hiện nay và để ứng
được yêu cầu công việc thì đội ngủ nhân viên kế toán cần phải có năng lực chuyên môn cũng
như kinh nghiệm làm việc thực tế. Vì vậy, đội ngủ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp cần
phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, vì điều này sẽ giúp họ bắt kịp được xu hướng
biến động không ngừng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Sau nhiều vụ phá sản của các công ty hàng đầu trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn
tới sự phá sản và một trong những lý do đó phải kể đến sự trung thực của nhân viên kế toán trong
công ty hay nói cách khác đó là đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên. Hiện nay, tiêu chuẩn về
đạo đức nghề nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển dụng nhân viên kế
toán. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng thông tin kế toán là điều không thể thiếu cho Ban
giám đốc khi đề ra chiến lược kinh doanh. Thực tế thể hiện rằng khi một kế toán viên cố tình làm
sai lệch các thông tin sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, sai lầm dẫn đến
doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí rơi vào bờ vực phá sản.
4.2. Đối với kiểm toán viên
Khi nhìn vào các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính), người sử dụng sẽ thấy
được kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và với nhiều lý do khác nhau, các doanh nghiệp
đều muốn che dấu các khuyết điểm của mình hoặc tăng sự khuyếch trương kết quả kinh doanh
trên BCTC. Ngược lại, đối với những người thật sự quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình
hình tài chính của doanh nghiệp (Cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng) thì lại đòi hỏi sự chính xác
của các thông tin trên BCTC. Khi đó, nhất thiết cần phải có sự kiểm tra của người thứ ba (kiểm
toán viên độc lập) để xác nhận xem BCTC là trung thực hay không trung thực. Vì vậy, cần tăng

cường trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính và đây
cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Xét đến cùng, mục tiêu quan
trọng của kiểm toán báo cáo tài chính là góp phần ổn định thị trường chứng khoán thông qua
việc xác nhận báo cáo tài chính là trung thực hay không trung thực.
4.3. Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần tăng cường kiến thức cả về kinh tế, tài chính và cả về kế toán nhằm mục
đích hạn chế được những rủi ro khi đầu tư. Khi dự định đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét theo dõi
báo cáo tài chính trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau và từ đó xâu chuỗi lại, khi đó họ
có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác hơn trước khi ra
quyết định đầu tư. Hiện nay, việc làm đẹp báo cáo tài chính thì không còn xa lạ gì với chúng ta
vì vậy nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác. Bên cạnh đó, hiện tượng điều phối lợi nhuận từ các công
ty mẹ, công ty con ngày càng phổ biến với những thủ thuật thường dùng nhằm làm đẹp báo cáo
tài chính cuối năm là chuyển nợ cho công ty con và chuyển lợi nhuận từ công ty con về công ty
mẹ.
4.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Để quản lý tốt nền kinh tế thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có được những thông
tin chính xác, trung thực trước khi đưa ra các quyết định quản lý. Các cơ quan quản lý Nhà nước
thường dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán để xem xét xem liệu
các doanh nghiệp đã sử dụng ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản quốc gia như thế nào? có đem
lại hiệu quả không? có phục vụ đúng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặt ra
ban đầu hay không? Thêm vào đó, cơ quan thuế cũng dựa vào các báo cáo tài chính đã được


kiểm toán để tính và thu thuế, khi có ngi ngờ họ sẽ kiểm tra lại toàn bộ báo cáo tài chính
(Nguyễn Hoàng Anh, 2015). Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn nộp ít thuế nhằm
chiếm dụng phần thuế phải nộp cho Nhà nước, để làm được điều này họ sẽ điều chỉnh tăng các
khoản chi phí trên báo cáo tài chính nhằm giảm lợi nhuận và khi đó họ sẽ nộp thuế ít hơn gây
thiệt hại nguồn thu ngân sách quốc gia. Đối với các hành vi này, khi bị phát hiện thì cần phải xử
phạt nặng nhằm răng đe các doanh nghiệp khác. Một vấn đề khá phổ biến hiện nay đó là, việc bất
cân xứng trong việc tiếp nhận thông tin cũng như chậm công bố thông tin của các công ty là hết

sức nghiêm trọng, vì vậy Bộ Tài Chính cần đưa ra nhiều hình thức xử phạt một cách nghiêm
khắc hơn.
Nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo cho thị trường
chứng khoán hoạt động hiệu quả, công khai minh bạch, mới đây vào ngày 6/10/2015 Bộ Tài
Chính đã ban hành Thông tư 155/2015/TT-BTC về “Hướng Dẫn Công Bố Thông Tin Trên Thị
Trường Chứng Khoán” quy định cụ thể về nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết. Doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ phải công bố thông tin định kỳ, công bố
thông tin bất thường và công bố thông tin khi được yêu cầu. Tuy nhiên, các quy định này chưa
thật sự rõ ràng trong việc xác định thông tin nào doanh nghiệp được quyền giữ kính, thông tin
nào bắt buộc phải được công bố ra thị trường (Nguyễn Hoàng Anh, 2015). Vì vậy, trong thời
gian tới, với mục tiêu phát triển thị trường một cách hiệu quả, ổn định lâu dài, công khai minh
bạch thì các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường theo hướng
tiếp cận các chuẩn mực của ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO). Đồng thời, khi vận dụng phải
xem xét sự phù hợp với đặc điểm của thị trường Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao tính hiệu
quả của hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.5. Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ (báo cáo tài chính được kiểm toán) và ý chí trả nợ
của khách hàng là một trong những điều kiện bắt buộc khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng
xem xét là nên cho vay hoặc không nên cho vay. Ý kiến của kiểm toán viên sẽ giúp cho ngân
hàng và các tổ chức tín dụng làm được những việc trên (Nguyễn Hoàng Anh, 2015). Hiện nay,
việc mua chịu giữa các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến (tín dụng thương mại). Nếu báo cáo tài
chính của người mua hàng được công ty kiểm toán có danh tiếng kiểm tra, xác nhận là trung thực
thì người bán sẵn sàng bán chịu. Ngược lại, nếu xác nhận là tình hình tài chính khó khăn, thiếu
trung thực thì người mua khó có thể mua được hàng.
Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà
còn mở rộng ra với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Việc thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài (ODA và FDI) là đặc biệt được quan tâm, chính điều này là tiền đề cho việc ban
hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Theo Nguyễn Hoàng Anh (2015), thì những nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi
hỏi một báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty có danh tiếng (Big 4) như là một

xác nhận về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ dự định sẽ đầu tư.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hà Thị Thúy Vân (2016), “Thủ thuật gian lận trong lập báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết”, Tạp chí tài chính, kỳ 1, tháng 4/2016 (630). Có thể download tại:
/>[2]. “Chênh lệch sau kiểm toán 2014: Vẫn còn nhức nhối”, 27/03/2015. Có thể download tại:
/>

[3]. “Có nên công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán”, 07/05/2009. Có thể download tại:
/>[4]. Bộ Tài Chính Việt Nam, (2012). Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 – Trách nhiệm của
kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính. Có thể download tại:
/>[5]. Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Cường, Ngô Xuân Ban (2013), “Nhận diện gian lận báo cáo
tài chính công ty cổ phần niêm yết trong các báo cáo kiểm toán”, bộ môn kiểm toán. Có thể
download tại: />[6]. “Những gian lận báo cáo tài chính phổ biến nhất và thực trạng tại Việt Nam”, 25/11/2012.
Có thể download tại: />[7]. Nguyễn Hoàng Anh (2015), “Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa báo cáo tài
chính trước và sau kiểm toán”, Nghiên cứu khoa học, Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh.
[8]. Peasnell, K. V., Pope, P. F., & Young, S. (2005). Board monitoring and earnings
management: Do outside directors influence abnormal accruals?.Journal of Business
Finance & Accounting, 32(7‐8), 1311-1346.
[9]. Xie, B., Davidson, W. N., & DaDalt, P. J. (2003). Earnings management and corporate
governance: the role of the board and the audit committee. Journal of corporate
finance, 9(3), 295-316.
[10]. Skousen, C. J., Smith, K. R., & Wright, C. J. (2009). Detecting and predicting financial
statement fraud: The effectiveness of the fraud triangle and SAS No. 99. Available at SSRN
1295494.
[11]. Farber, D. B. (2005). Restoring trust after fraud: Does corporate governance matter?. The
Accounting Review, 80(2), 539-561.




×