Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Đưa Y đức vào các văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.43 KB, 38 trang )

Đưa Y đức vào các văn bản
pháp luật
TS Trần Hữu Thăng
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam
1


Vấn đề tên gọi
1) Bộ Y tế: Ministry of Health (Bộ sức khỏe)
Một số nước:

Bộ sức khỏe.
Bộ sức khỏe và phúc lợi XH

2) Luật về hành nghề y:
Một số nước:
khỏe

Luật sức khỏe - Luật bảo vệ sức
Luật khám chữa bệnh
Luật y tế

Nhận xét chung: Dù tên Luật hoặc tên Bộ
chủ quản là gì thì nội dung vẫn là đề cập
đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân nước đó.
2


Dịch vụ y tế: Nhu cầu và yêu cầu
Nhu cầu trong dịch vụ y tế: Là những xử


lý, cấp cứu và những gói điều trị bắt buộc
phải giải quyết (Need)
Thí dụ: mổ cắt ruột thừa, mổ lấy thai do không đẻ
được đường dưới, dùng thuốc và những biện pháp
để hạ huyết áp, cắt các cơn ngoại tâm thu hoặc
loạn nhịp liên tục.

Nói chung, nhu cầu trong dịch vụ y tế là
những thao tác khám chữa bệnh kinh điển,
bắt buộc cho tất cả các BV công và tư.
3


Dịch vụ y tế: Nhu cầu và yêu cầu
Yêu cầu trong dịch vụ y tế (demand): Trong
một nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao,
người dân có tiền, có các yêu cầu:
-Làm đẹp: nâng mũi cao, làm mắt 2 mí, chữa lại
ngực, giảm mỡ bụng...
-Chữa lại những dị tật bẩm sinh mà trước đây vẫn
gọi là tật: gù, vẹo, hở hàm ếch...
Yêu cầu trong dịch vụ y tế là những gói dịch vụ
mất nhiều tiền, nhiều thời gian dành cho những
tầng lớp khá giả trong xã hội. Chính những dịch vụ
này làm cho người bác sỹ kiếm được nhiều tiền hơn
hẳn những đồng nghiệp khác. Đây cũng là một
xung đột lợi ích trong nội bộ ngành y.
4



Khám chữa bệnh và vấn đề hành nghề y

Trước đây:
-Người thầy thuốc dù công hoặc tư chủ yếu
tiến hành khám chữa bệnh ở bệnh viện hoặc
theo gia truyền ở tất cả các làng xóm, thôn
bản, khu phố mang tính cá nhân, nhỏ lẻ (bà
mế, thầy lang, mụ vườn, các hiệu thuốc
đông y cha truyền con nối, những bác sỹ
suốt đời làm công ăn lương trong các bệnh
viện).

5


Khám chữa bệnh và vấn đề hành nghề y
Ngày nay:

-Cơ chế thị trường đã len lỏi vào ngành y và
việc khám chữa bệnh được mở rộng thành
các trung tâm, tập đoàn, những bệnh viện
lớn hiện đại có nhiều máy móc.
-Lúc này, gói dịch vụ đã trở nên phức tạp.
Sự hành nghề trong ngành y tế đã biến
những dịch vụ nhân đạo thành cơ chế thị
trường. Người bệnh trở thành khách hàng.
6


Khám chữa bệnh và vấn đề hành nghề y

Ngày nay:

-Quan hệ giữa người bệnh và người thầy
thuốc có hợp đồng kinh tế, có sự tham gia
của luật pháp.
-Cũng cần lưu ý đến vai trò trung gian của
các hãng dược phẩm, các công ty thiết bị y
tế đã sử dụng đồng tiền gây ra những xung
đột lợi ích giữa thầy thuốc và bệnh nhân,
thầy thuốc và thầy thuốc, công và tư, cá thể
và tập đoàn,...
7


Y đức và Y đạo
Cần thống nhất 2 thuật ngữ:
Y đức

& Y đạo, Nghĩa vụ luận

(Medical Ethics)
Lời thề Hypôcrát
= Lời thề Y khoa
Quy định đạo đức của
người thầy thuốc nói
chung

(Deontology Code))
Những điều Luật cụ
thể, có từng chương

mục quy định chi tiết
các mối quan hệ trong
việc hành nghề y

Quy ước Genève (2006)

8


Những khó khăn khi đưa Đạo đức vào Pháp luật

A
Đạo đức
(Y đức,
Y đạo)

Các biện pháp




cơ bản
Giáo dục

B
Pháp luật
Hình phạt

Dư luận XH
Chế tài

Các tổ chức XH Khen thưởng
nghề nghiệp

9


Các biện pháp cơ bản
1) Giáo dục:
- Từ khi còn nhỏ
- Gia đình, đoàn thể
- Nhà trường.

“Dạy con từ thuở còn thơ”
Ca Dao Việt Nam

10


Các biện pháp cơ bản

“Tâm hồn trẻ thơ
như trang giấy trắng”
Hồ Chí Minh

11


Các biện pháp cơ bản

“Ở đáy thẳm sâu tâm hồn

có một khởi nguyên bẩm
sinh vì công lý và đức
hạnh”
Jean-Jacques Rousseau
(1712 - 1778)
12


Các biện pháp cơ bản
2) Dư luận xã hội:
- Tôn giáo
- Hệ thống chính trị
- Báo chí
- Sách giáo khoa
- Các phương tiện thông tin đại chúng: Phim ảnh,
văn học nghệ thuật, các phong trào vận động.

13


Các biện pháp cơ bản
3) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp:
- Nghiệp đoàn: Y sĩ Đoàn (Medical Board, Ordre de
medecins)
- Các Hội, Hiệp hội (Association, Federation)
- Hội đồng y khoa quốc gia (National Medical
Council)
Đào tạo Y khoa (ĐH và sau ĐH)

- Nâng cao

& kiểm soát

Hành nghề y khoa (cấp phép,
chứng chỉ, hiện tượng)
Kiểm soát hành nghề: sai sót y
khoa (Medical Malpractice)
14


Nguyên lý bao trùm

“Lợi ích, hiểu một cách
đúng đắn, là nguyên tắc
của toàn bộ đạo đức”
Karl Marx
Một cách diễn tả khác:

Lợi ích chính đáng = Dựa trên đạo đức
15


Nguyên lý bao trùm

“Của dân, do dân, vì dân”
(de l’Homme, par Homme,
pour Homme)
16


Nguyên lý bao trùm


“Thương người như thể
thương thân”
Đạo lý Việt Nam
Do các tác giả: Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn

Đình Chiểu, Hồ Chí Minh… đề xuất

17


Nguyên lý bao trùm
Quan điểm thứ 5 của Đảng về công tác y tế:
Nghị quyết 46/NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005
của Bộ Chính Trị:

“Nghề y là một nghề đặc
biệt, cần được tuyển chọn,
đào tạo, sử dụng và đãi ngộ
đặc biệt…
18


Nguyên lý bao trùm

…Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải
không ngừng nâng cao đạo đức
nghề nghiệp và năng lực chuyên
môn, xứng đáng với sự tin cậy và
tôn vinh của xã hội, thực hiện lời

dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Người thầy thuốc giỏi đồng thời
phải là người mẹ hiền”.
19


Tại sao phải đưa y đức vào Luật?
1. Vì y đức là cái gốc cơ bản của con
người hành nghề y. Nói cách khác là: Vì
sao người thầy thuốc phải có y đức:
•Nghề y ảnh hưởng đến vấn đề sống/chết
của con người.
•Nghề y ảnh hưởng đến hạnh phúc của
100% thành viên trong xã hội.
•Người thầy thuốc có nhiều quyền lực, dễ
lạm dụng, dễ tha hóa.
20


Tại sao phải đưa y đức vào Luật?
• Người thầy thuốc nắm được bí mật (nội bộ, người
bệnh).
• Bệnh cũng do thầy thuốc và bệnh viện gây ra
(Yatrogeny).
• Các kỹ năng trong nghề y khó kiểm soát, đánh giá.
• Bệnh kéo dài, hiểm nghèo: dễ bịp bợm, khó sáng tỏ.
• Cần chú ý vấn đề giữ bí mật trong đạo đức nghề
nghiệp: Martin Luther (1483-1546): “Bạn không chỉ
phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói,
mà cả những gì mình không nói” (You are not

only responsible for what you say, but also for what
you do not say).
21


Tại sao phải đưa y đức vào Luật?
2. Không có y đức, cũng như cây không
có rễ vững chắc, ắt sẽ sụp đổ, người
hành nghề y mà lấy việc kiếm tiền
làm trọng, sẽ dẫn đến sự hủy hoại
nghề nghiệp.
3. Y đức dạy những điều cụ thể không
nói chung chung.

22


Tại sao phải đưa y đức vào Luật?
4. Y đức là tiêu chuẩn để các Hội đoàn
đánh giá các Hội viên của mình (kinh
nghiệm khảo sát tại Đức tháng
9/2009 do Ban tổ chức Trung ương
Đảng phối hợp với Học viện Hành
chính quốc gia Đức tổ chức cho lãnh
đạo các Hội đoàn của Việt Nam).

23


Đưa y đức vào Luật như thế nào?

1. Đưa rải rác vào các chương, các điều
khoản của Luật: Đó là nghĩa vụ, trách
nhiệm, quyền lợi của người thầy thuốc.
2. Đưa thành một chương riêng.

24


Đưa y đức vào Luật như thế nào?

Trong chương này, chỉ nói đến 3 đối
tượng:
1. Thầy thuốc
2. Người bệnh
3. Bên thứ ba
Bên thứ ba = Luật sư, hãng thuốc, bảo
hiểm, hãng chế tạo máy y khoa…
25


×