Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hội chợ, triển lãm thương mại Pháp luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.38 KB, 26 trang )

Mục lục

Lời mở đầu
Ngày nay, hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát
triển theo đà phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, và
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó,
hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại là một công cụ đắc lực, quan trọng và
đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển thương mại của kinh tế thế giới.
Ở Việt Nam, hình thức xúc tiến thương mại này bắt đầu thu hút sự quan tâm
chú ý của các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, khách hàng cũng như các nhà quản
lý doanh nghiệp từ năm 1994 trở lại đây. Quy mô và hình thức ngày càng phát
triển đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý nhằm đưa hoạt động hội
chợ, triển lãm thương mại trở thành một công cụ thực sự của hoạt động xúc tiến
thương mại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nước nhà và góp
phần nâng cao đời sống nhân dân.
Dưới đây là những kiến thức cơ bản, cốt lõi, những quy định của pháp luật,
hạn chế và giải pháp cho hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại của Việt Nam.

1


I. Khái quát về hoạt động xúc tiến thương mại

1.1. Khái niệm hoạt động xúc tiến thương mại
Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: "Xúc tiến thương mại là
hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao
gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại."
Xúc tiến thương mại, theo quy định trên, mang bản chất là hoạt động xúc tiến
bán hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành. Đây cũng là định nghĩa
duy nhất về xúc tiến thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện nay.


1.2. Đặc điểm của xúc tiến thương mại
1.2.1. Tính chất của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một hoạt động thương mại, qua đó khẳng định rằng
xúc tiến thương mại là một hoạt động do thương nhân tiến hành với mục đích sinh
lời. Tuy nhiên, nó khác với các hoạt động thương mại khác là bởi xúc tiến thương
mại hỗ trợ cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay hoạt động

2


thương mại có mục đích sinh lời khác, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt
động này thực hiện với hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại
Do xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nên chủ thể thực hiện hoạt động này chủ yếu là
thương nhân mặc dù Luật thương mại quy định đối tượng áp dụng là thương nhân
và các tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại. Theo các quy
định đó thì “tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại” được
hiểu là tổ chức, cá nhân có quan hệ thương mại với thương nhân và trở thành một
bên trong quan đó. Ví dụ như, Cơ quan báo chí trong hoạt động phát hành sản
phẩm quảng cáo với thương nhân.
Chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập,
phải là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Pháp luật không cho
phép các văn phòng đại diện tiến hành khuyến mãi, quảng cáo,..... và chỉ cho phép
chi nhánh được xúc tiến thương mại phù hợp với nội dung hoạt động ghi trong
giấy.
1.2.3. Mục đích của xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là nhằm mục đích tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua đó mục đích sinh lợi của thương nhân.
1.2.4. Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, hoặc giữa
các doanh nghiệp với nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất, một hệ thống
phân phối sản phẩm. Xúc tiến thương mại thể hiện năng lực, uy tín, hình ảnh công
ty, cho người tiêu dùng thấy doanh nghiệp có gì, có thể làm gì và sẵn sàng làm gì.

3


Với các bạn hàng, đối tác, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy các mối quan hệ
hợp tác hai bên cùng có lợi, đẩy mạnh sự lưu thông, phân phối hàng hóa.
1.3. Các hình thức thực hiện xúc tiến thương mại
1.3.1. Khuyến mại
Theo Điều 88, Luật thương mại 2005, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
1.3.2. Quảng cáo thương mại
Theo Điều 102, Luật thương mại 2005, Quảng cáo thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
1.3.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Theo Điều 117, Luật thương mại 2005, Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và
tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.
1.3.4. Hội chợ, triển lãm thương mại
Theo Điều 129, Luật thương mại 2005, Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một
địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm
mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp
đồng dịch vụ.
Qua đó cho thấy được pháp luật Việt Nam thừa nhận bốn hoạt động chính

được xem là xúc tiến thương mại bao gồm: Khuyến mại; Quảng cáo thương mại;
4


Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ; Hội chợ, triển lãm thương mại. Mỗi một
loại hình đều có những đặc điểm riêng của chúng tùy vào đối tượng và mục đích
mà doanh nghiệp hướng tới cũng như tùy vào từng thời kỳ phát triển của công ty
mà doanh nghiệp chọ cho mình một hình thức xúc tiến thương mại phù hợp để từ
đó tăng khả năng cạnh tranh cao trong nền kinh thị trường.
Trong số các loại hình trên thì hội chợ, triển lãm thương mại là một hoạt
động xúc tiến thương mại khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần
nghiên cứu để áp dụng đúng pháp luật và khai thác được lợi ích từ hoạt động này.

II. Hội chợ, triển lãm thương mại

2.1. Khái niệm và đặc điểm
Hội chợ là tổ chức trưng bày các sản phẩm của một địa phương, một nước
trong một thời gian nhất định. Còn triển lãm là cuộc trưng bày về vật phẩm, tài
liệu để cho mọi người đến xem.
Dưới góc độ pháp lý, hội chợ, triển lãm được hiểu như sau:

5


Thứ nhất, hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại
được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để
thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.
Thứ hai, hội chợ, triển lãm được tổ chức để thương nhân trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình. Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch

vụ ở hội chợ, triển lãm sẽ có đặc điểm tương đồng với hoạt động trưng bày, giới
thiệu hàng hóa dịch vụ - vốn là một hình thức chính của xúc tiến thương mại. Vì
vậy, nhiều người nhầm lẫn không chỉ giữa hai loại hoạt động xúc tiến thương mại
này mà còn nhầm lẫn giữa ‘hội chợ” với “triển lãm”. Hội chợ và triển lãm là hai
khái niệm không đồng nhất với nhau nhưng ranh giới đang dần bị xóa nhòa. Sở dĩ
có điều này vì trong lịch sử kinh tế thế giới hội chợ vẫn còn là nơi giao dịch mua
bán hàng hóa bằng cách đem hàng đến các hội chợ để bán vào thế kỉ XIX. Có thể
thấy khi đó thương mại không quá phức tạp và thường diễn ra nhanh chóng, tiền
và hàng được đưa cùng một lúc. Nhưng bước sang thế kỉ XX, với sự phát triển cả
về quy mô, chất lượng lẫn độ phức tạp của các hoạt động thương mại, ví dụ điển
hình về đối tượng của hoạt động thương mại không chỉ buôn bán hàng hóa mà còn
cả dịch vụ, việc mua hàng với số lượng lớn, vị trí địa lý cách xa,… thì việc mua
bán này tại hội chợ là không còn thích hợp. Từ đó, hội chợ, triển lãm chỉ còn là
nơi dùng để trưng bày hàng hóa, dịch vụ, đàm phán, giao kết hợp đồng mà không
tiến hành giao nhận hàng hóa tại đó. Đây là lý do mà hoạt động trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ dễ bị nhầm lẫn với hoạt động hội chợ, triển lãm. Đồng
thời, việc xem hội chợ và triển lãm (cùng mục đích là trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ) là một càng ngày càng được ngầm hiểu một cách sâu rộng nên cụm
từ “hội chợ, triển lãm” được sử dụng để tránh sự phiến diện về mặt ngôn ngữ.
Thứ ba, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức tại một địa
điểm nhất định. Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động hội chợ, triển lãm thương
mại với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Theo Điều 117 Luật
6


Thương Mại 2005 thì “hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt
động xúc tiến thương mại mà thương nhân dùng hóa, dịch vụ và tài liệu để giới
thiệu với khách hàng về hàng hóa và dịch vụ đó”. Như vậy, hoạt động trưng bày,
giới thiệu hàng hóa, dịch vụ không đòi hỏi tính tập trung và không bị giới hạn về
thời điểm và địa điểm nhất định. Trong khi đó, ở các nước trước khi có tổ chức hội

chợ, triển lãm thì đều đã hình thành các trung tâm chuyên phục vụ hoạt động hội
chợ, triển lãm thương mại. Đồng thời, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
được quy định chi tiết và quản lý chặt chẽ.
Thứ tư, kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ
chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận
thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Hợp đồng dịch vụ tổ chức,
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Ngày nay, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại đang được thúc đầy mạnh
mẽ, không chỉ có thương nhân trong nước tham gia mà còn có thương nhân nước
ngoài. Điều này đòi hỏi luật pháp phải tạo cơ sở pháp lý thuận tiện cho các bên
trong việc phát triển hoạt động này. Hoạt động hội chợ, triển lãm được quy định
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt
động này thì có thể tập trung vào các vấn đề về quyền, chủ thể, đối tượng, trình tự,
thủ tục để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
2.2. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
2.2.1. Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của thương
nhân
Tương tự như hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, Luật Thương
mại 2005 đã quy định rõ quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
7


của thương nhân. Theo đó Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chọ, triển lãm
thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh
doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn

phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội
chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho
thương nhân mà mình đại diện.
Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân
kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức
hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thực
hiện.
2.2.2. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Trình tự đăng ký tổ chức hội chợ được quy định tại Điều 34 Nghị định
37/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1: Đăng ký tổ chức
- Các chủ thể có quyền tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đăng ký tổ
chức tại Sở Thương mại nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
- Thời gian đăng ký: trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội
chợ, triển lãm.
- Hồ sơ bao gồm:
(1) Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của
Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao
gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
8


tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại
(nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự
kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định
thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định
của pháp luật.

(3) Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ
chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề
của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
Bước 2: Xác nhận
- Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
- Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong
thời hạn trên.
- Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến
thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ
đề, thời gian, địa bàn, Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương
nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại đó.
- Trường hợp việc hiệp thương này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết
định xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan
đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở
sau đây:
+ Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;
+ Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
9


+ Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ
đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
+ Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
Bước 3: Tổ chức hội chợ:
Sau khi Sở thương mại xác nhận bằng văn bản, Các chủ thể có quyền tổ chức

hội chợ thực hiện tổ chức theo quy định pháp luật.
Bước 4: Kết thúc hội chợ:
Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương
mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản
báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo
những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.
Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi
văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm)
ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung
đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay
đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương
mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
Có thể thấy các nhà làm luật đã cố gắng tạo điều kiện để các thương nhân tổ
chức hội chợ, triển lãm về mặt thời gian lẫn hàng hóa cũng như cố gắng quản lý
việc tổ chức có tính hệ thống. Tuy nhiên, trình tự này vẫn còn một số khuyết điểm
cần xem xét, sửa chữa.
Đầu tiên, thời gian đăng ký định là trước ngày 01 tháng 11 năm trước năm
diễn ra hội chợ, triển lãm. Đây là khoảng thời gian quá dài trong khi hàng hóa luôn
thay đổi hằng năm, điều này làm các khiến các thương nhân không trung thành với
10


loại hàng hóa mình chọn mà có thể chuyển sang hàng hóa khác và khiến cho việc
quản lý bị sai lệch do đã bị sai về sản phẩm ngay từ đầu. Có thể thấy rõ nhất ở các
sản phẩm công nghệ, cứ một năm ra sản phẩm mới thì việc phải chờ một năm sau
mới đem ra trưng bày ở hội chợ, triển lãm là không hợp lý và họ sẽ chuyển sang

cách khác để quảng bá sản phẩm.
Thứ hai, nếu xét theo cả quá trình đăng ký thì cũng là cả quá trình dài. Hội
chợ, triển lãm như đã nói ở trên mục đích chính hay chủ yếu là để trưng bày hàng
hóa, dịch vụ. Nếu các thương nhân có thể không quá quan trọng việc bán hàng,
liệu có hợp lý khi bắt họ đợi lâu để dược tham gia hội chợ, triển lãm. Các thương
nhân chỉ muốn thăm dò thị trường chứ chưa muốn bán sản phẩm thì bây giờ bắt họ
phải có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại có hợp lý? Ví dụ như việc công ty dược phẩm
muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thì cần có giấy phép lưu hành hàng hóa đó nhưng
căn bản là họ chỉ muốn thăm dò thị hiếu của khách hàng thì việc yêu cầu phải có
giấy lưu hành là chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến hội chợ, triển lãm. Vì vậy, cần
xem xét, quy định cụ thể các trường hợp nếu muốn giao dịch hay chỉ vì muốn
trưng bày chứ không giao dịch để hàng hóa, dịch vụ của hội chợ, triển lãm có thể
đa dạng, thu hút nhiều người tổ chức và tham gia vào hội chợ, triển lãm.
2.2.3. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi
trực tiếp tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về
hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh phải tuân theo các quy định về xuất khẩu
hàng hoá.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức
cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ
Thương mại.

11


Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương
mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại ở nước ngoài.
Trình tự đăng ký tổ chức hội chợ được quy định tại Điều 35 Nghị định

37/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1: Đăng ký tổ chức
- Các chủ thể có quyền tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đăng ký tổ
chức tại Sở Thương mại nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
- Thời gian đăng ký: trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội
chợ, triển lãm.
- Hồ sơ bao gồm:
(1) Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của
Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao
gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại
(nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự
kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định
thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định
của pháp luật.
(3) Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ
chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề
của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
Bước 2: Xác nhận
- Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
12


- Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong
thời hạn trên.

- Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến
thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ
đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa
chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc
tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài.
- Trường hợp việc hiệp thương không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định
xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương
mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
+ Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực
hiện;
+ Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;
+ Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ
đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
+ Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
Bước 3: Tổ chức hội chợ:
Sau khi Sở thương mại xác nhận bằng văn bản, Các chủ thể có quyền tổ chức
hội chợ thực hiện tổ chức theo quy định pháp luật.
Bước 4: Kết thúc hội chợ:
Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương
mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả

13


việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội
dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.

Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến
thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày
đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ
thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng
ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không
xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do trong thời hạn nêu tại khoản này.
2.3. Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại
2.3.1. Hàng hóa, dịch vụ được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại tại Việt Nam
- Hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông theo quy định của pháp luật, không
thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh;
- Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng không thuộc
diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp
trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.
Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ
các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa tạm
nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái
14


xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương
mại.
Hàng hóa được phân biệt rõ ràng giúp cho hoạt động quản lý rõ ràng tuy
nhiên việc phân biệt hàng hóa lại không có phân biệt về thuế, xem xét điều chỉnh

chính sách thuế. Theo quy định quốc tế và theo quy định của Việt Nam thì hàng
tham gia triển lãm là hàng tạm nhập tái xuất do đó được miễn thuế xuất nhập
khẩu. Trong trường hợp các đơn vị tham gia bán hàng của mình tại hội chợ thì họ
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo đúng biểu thuế hiện hành. Tuy
nhiên, chính sách thuế và kiểm hóa của Việt Nam còn có một số điểm cần phải
chỉnh, sửa. Thực tế có những mặt hàng thuế được đánh theo phương pháp bình
quân mặc dù giá trị của chúng có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi pháp luật luôn
khuyến khích và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hàng hóa nào cũng bị đánh
thuế theo giá trị bình quân bất kể đó là loại hàng hóa gì. Ví dụ, từng có lúc rượu bị
đánh thuế 60.000đ/chai 65ml bất kể loại nào. Đồng thời, các loại tờ rơi, tài liệu về
hội chợ triểm lãm là không thể thiếu và theo thông lệ quốc tế thì thường không
đánh thuế với các loại giấy tờ này nhưng ở Việt Nam vẫn đánh thuế. Đây là bất
cập lớn cần xem xét.
2.3.2. Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước
ngoài
Luật Thương mại 2005 cũng quy định những điều kiện về hàng hóa, dịch vụ
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Theo đó, tất cả các loại hàng
hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại ở nước ngoài khi được chấp nhận của Thủ tướng Chính phủ. Và
thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở
nước ngoài là 01 năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu. Nếu quá thời hạn
15


01 năm mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa
vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc tạm xuất, tái nhập
hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các
quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên

quan.
2.3.3. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ,
triển lãm thương mại tại Việt Nam
Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn
hàng hóa.
2.3.4. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với
hàng thật
Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so
sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với
hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm
yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.3.5. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại
Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội
chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương
mại.

16


Trường hợp tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ
ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh
hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại thì
thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ,

triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển
lãm thương mại đã đăng ký;
- Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của
hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.
2.3.6. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch
vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại
Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá, dịch
vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Có thể nói việc cấp này là cách để xúc tiến thương mại, tuy nhiên, việc cấp
không được quy định cụ thể mà thực trạng hiện nay, việc cấp giải thưởng, chứng
nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu
của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
đang có dấu hiệu tràn lan, không có quy định cụ thể cho việc cấp này khiến tạo sự
nghi ngờ về hàng hóa, dịch vụ trong hội chợ, triển lãm, từ đây làm cho số lượng
tham gia hội chợ, triển lãm giảm dần và dẫn đến là số lượng thương nhân tổ chức
hội chợ, triển lãm cũng giảm dần.

17


2.3.7. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại ở nước ngoài
Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại
Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương

mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
2.4. Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.1. Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương
mại tại Việt Nam
Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại
Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại; đối
với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trường hợp: hàng hóa
thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng
văn bản.
Việc bán, tặng hàng hoá, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành này phải
tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành nhập khẩu đối với hàng hóa đó.
Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
2.4.2. Bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở
nước ngoài được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm, trừ trường hợp:
18


- Việc bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất
khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ được thực hiện
sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận bằng văn bản.
Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở

nước ngoài được bán, tặng, cung ứng ở nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại tại Việt Nam
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận với thương nhân tổ chức
hội chợ, triển lãm thương mại;
- Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ,
triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật;
- Được tạm nhập, tái xuất hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để trưng
bày tại hội chợ, triển lãm thương mại;
- Tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
Nam.

19


2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Được tạm xuất, tái nhập hàng hoá và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để trưng
bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại;
- Phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài;
- Được bán, tặng hàng hoá trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương
mại ở nước ngoài; phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
2.5.3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ,
triển lãm thương mại
- Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi
tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm

thương mại;
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả
thuận trong hợp đồng;
- Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
- Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong
hợp đồng.

20


III. Thực trạng và giải pháp

3.1. Thực trạng
3.1.1. Việc hội chợ, triển lãm còn mang tính chất “chợ”, thiếu chuyên
nghiệp
Ở đây việc hội chợ, triển lãm thương mại là hình thức marketing, tiếp thị. Mà
marketing, tiếp thị thì thương nhân tham gia tại chỗ, nhiều hội chợ giống như tạm
bợ, chợ tạm, không có sự chọn lọc về hàng hóa, thậm chí là thương nhân tham
gia. Hàng hóa hội chợ thường có chất lượng không có gì nổi bật nhiều cả, có
nguồn gốc xuất xứ từ các chợ của địa phương. Hội chợ người tiêu dùng, hội chợ
xuân, thương nhân tham gia hội chợ chủ yếu là hộ kinh doanh chiếm số lượng khá
nhiều.

21


3.1.2. Khi tham gia tổ chức hội chợ, không phải mọi sản phẩm của họ

đều đạt những danh hiệu và được chứng nhận
Vì mục tiêu của các thương nhân là lợi nhuận, nên không phải lúc nào cũng
đặt ra yêu cầu chọn lọc hàng hóa và thương nhân tham gia. Hầu hết, việc tổ chức
bình chọn, tặng danh hiệu được thực hiện trong thời gian tổ chức hội chợ, với sự
phối hợp của cơ quan nhà nước, hay hiệp hội, cơ quan báo chí nào đó. Tức là,
không phải mọi hàng hóa, thương nhân tham gia trưng bày tại hội chợ đều đã đạt
danh hiệu. Việc sử dụng tên gọi hội chợ, triển lãm gây nhầm lẫn cho khách hàng,
người tiêu dùng dẫn tới ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.
Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm chỉ với
mục đích bán hàng, chưa nhận thức được vai trò do hội chợ, triển lãm đem lại, do
đó ít chịu khó đầu tư về trang trí, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng cũng như
nghiên cứu thị trường tại địa phương mình. Đa số doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ
lưỡng về thông tin sản phẩm, phương pháp tiếp thị, quảng bá để thu hút sự quan
tâm của thị trường, thường bị động, thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp
vẫn có tâm lý thụ động, trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Điều
này vô hình chung khiến cho hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm
doanh nghiệp đến thị trường cũng hạn chế hơn rất nhiều.
Để đánh giá hiệu quả đem lại khi tham dự hội chợ là việc xác định được có
bao nhiêu đơn hàng được ký kết, bao nhiêu khách hàng tiềm năng ký kết biên bản
ghi nhớ trong quá trình diễn ra hội chợ, đây mới là vấn đề cần phải lưu ý. Có thể
nói, cách tham gia hội chợ hiện nay của một bộ phận doanh nghiệp là một sự lãng
phí về tài chính, thời gian, nhân sự và quan trọng hơn là lãng phí cơ hội. Thay vì
giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thì doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán lẻ
tại hội chợ để thu lợi nhuận tức thời.

22


Tóm lại, thực tiễn việc áp dụng cũng như cách vận hành về hội chợ, triển lãm
ở nước ta nói chung, và việc vận dụng vào cách thức hoạt động của những doanh

nghiệp chuyên về mảng này nói riêng, còn nhiều hạn chế nhất định. Nói vậy
không có nghĩa là cho rằng, việc tổ chức hội chợ, triển lãm ở nước ta không có gì
tiến bộ. Như việc hội chợ, triển lãm giai đoạn trước năm 1986. Trong giai đoạn
này, hội chợ, triển lãm thương mại không được mọi doanh nghiệp, tổ chức, người
dân biết đến mà chỉ phục vụ chủ yếu cho tuyên truyền chính trị là chính. Hay là
giai đoạn 1987-1990, đây là giai đoạn mà hội trợ triển lãm thương mại có sự phát
triển hơn, điển hình trong giai đoạn này là Hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế
tháng 04 năm 1987.
Theo thời gian, sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ đã phần nào
đưa Việt Nam hoàn thiện hơn về cách tổ chức cũng như số lượng doanh nghiệp
tham gia cũng nhiều hơn. So với những năm trước năm Luật Thương mại 2005 ra
đời, thì việc tổ chức những sự kiện như vậy đã có những bước tiến tiến bộ. Có
thêm nhiều hình thức đổi mới, tần suất tổ chức và ngày càng có nhiều doanh
nghiệp tham gia công việc này. Qua đó cho thấy được sự phát triển của xã hội Việt
Nam là cũng đáng công nhận.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ khâu tìm hiểu
đối tượng đến công tác chuẩn bị
Doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ khâu tìm hiểu đối tượng
đến công tác chuẩn bị. Cụ thể là về các khâu về tài chính, sản phẩm mẫu trưng
bày, kèm theo đó là thông tin tư liệu kèm theo, đặc biệt là khâu chuẩn bị nhân sự
tham gia hội chợ.
Khảo sát nhu cầu tại các hội chợ cho thấy, phần lớn khách hàng phát sinh nhu
cầu mua sắm sau khi xem sản phẩm, do đó, việc trang trí gian hàng, bày trí sản
23


phẩm và lựa chọn hàng mẫu tham gia đóng vai trò rất quan trọng tại hội chợ.
Doanh nghiệp cần căn cứ vào diện tích gian hàng, chủng loại sản phẩm và mục
đích tham gia hội chợ để có những phương án thiết kế và trang trí gian hàng sao

cho có thể tạo nên một không gian đẹp đẽ, bắt mắt, mang bản sắc riêng, gợi lên
trong tiềm thức khách hàng về hình ảnh một doanh nghiệp giàu tiềm năng hợp tác
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, quảng bá tại hội chợ phải
được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp, nếu không làm tốt thì cũng giống
như một cô gái đẹp nhưng lại không biết cách trang điểm, không biết cách giao
tiếp nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người.
3.2.2. Các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị
trường
Các nhà doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu, liên kết với các nhà phân phối
tại địa phương, đồng thời, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng tại đây. Tham gia
hội chợ doanh nghiệp nên lựa chọn một hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút
sự quan tâm của người mua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá
sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng như tìm kiếm các đại lý, nhà phân
phối.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với tiêu chí khách hàng là
thượng đế, vì thế các doanh nghiệp phải khai thác triệt để thế mạnh của mình. Nếu
tham gia hội chợ lần đầu, các doanh nghiệp chưa gặt hái được thành công thì
không nên nản lòng và bỏ cuộc; phải xác định việc tham gia hội chợ không phải là
những kế hoạch ngắn hạn độc lập, thu được hiệu quả tức thời mà nên gắn kết với
chiến lược marketing lâu dài.
Bên cạnh đó, tham gia hội chợ doanh nghiệp nên có sự phân tích đánh giá về
ngành hàng và đối thủ cạnh tranh, tranh thủ ghi điểm từ những người tiêu dùng
tham quan hội chợ, phải chú ý khách hàng tìm hiểu cái gì, sau đó liên lạc với
khách để thăm dò ý kiến. Nếu không liên lạc gì với khách hàng sau khi tham gia
24


hội chợ có nghĩa là doanh nghiệp đã tự đánh mất cơ hội hợp tác làm ăn mà mình
đã bỏ công tạo dựng.
3.2.3. Vai trò của các trung tâm thương mại

Để tham gia hội chợ thành công, không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị, tính toán kỹ
lưỡng và tâm huyết chủ yếu từ phía doanh nghiệp mà còn cần có vai trò quan
trọng của các Trung tâm Xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ, tư vấn cho các
doanh nghiệp.
Các Trung tâm sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp có cơ hội giao thương, quảng
bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, hàng hoá để chinh phục, tạo lòng tin và khẳng
định mình trước người tiêu dùng; tìm kiếm và tư vấn cho doanh nghiệp những đối
tác thực sự tin cậy, góp phần hạn chế được những rủi ro cho các doanh nghiệp
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường mạnh mẽ hiện nay.
Cuối cùng, hội chợ, triển lãm thương mại là một hoạt động quan trọng và có
nhiều ý nghĩa trong việc xúc tiến thương mại nói riêng và việc phát triển thương
mại nói chung. Để khai thác được triệt để lợi ích của hoạt động này, không chỉ
pháp luật cần có quy định rõ ràng, chi tiết, mà các bên cũng cần có sự ý thức,
nghiêm túc trong quá trình tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

25


×