Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phối Hợp Các Lực Lượng Tuyên Truyền Về Khai Thác Thủy Sản Cho Ngư Dân Vùng Vịnh Bắc Bộ Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.83 KB, 114 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
TUYÊN TRUYỀN KHAI THÁC THỦY SẢN……………………………….

10

1.1. Tuyên truyền và tuyên truyền khai thác thủy sản ...................................... 10
1.2. Lực lượng tuyên truyền và phối hợp các lực lượng tuyên truyền khai
thác thủy sản ...................................................................................................... 15
1.3. Vai trò sự phối hợp các lực lượng trong việc nâng cao hiệu quả tuyên
truyền khai thác thủy sản cho ngư dân .............................................................. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN
KHAI THÁC THỦY SẢN CHO NGƯ DÂN TRONG VÙNG VỊNH BẮC BỘ 37
2.1. Những yếu tố tác động đến sự phối hợp các lực lượng tuyên truyền
khai thác thủy sản cho ngư dân Vịnh Bắc Bộ hiện nay ...................................... 37
2.2. Phối hợp các lực lượng tuyên truyền khai thác thủy sản cho ngư dân
Vịnh Bắc Bộ hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ............................. 43
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI
HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TUYÊN TRUYÈN KHAI THÁC THỦY SẢN CHO
NGƯ DÂN VỊNH BẮC BỘ HIỆN NAY………………………………………….81
3.1. Những vấn đề đặt ra trong phối hợp các lực lượng tuyên truyền khai
thác thủy sản cho ngư dân Vịnh Bắc Bộ hiện nay .............................................. 81
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phối hợp các lực lượng tuyên
truyền khai thác thủy sản cho ngư dân Vịnh Bắc Bộ hiện nay........................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 108
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 113


1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phối hợp trong công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp nâng cao hiệu
quả tuyên truyền. Trong công tác tuyên truyền, có nhiều nội dung phối hợp, trong đó
phối hợp các chủ thể, các lực lượng nhằm tạo ra sự thống nhất, tạo sự đồng tâm, nhất
trí, sự tác động cùng chiều là một trong những vấn đề quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, công tác phối hợp trong tuyên truyền chưa được thường
xuyên, chặt chẽ, do đó hiệu quả tuyên truyền thường không cao. Đó là chưa kế đến có
những lĩnh vực, những thời điểm, công tác tuyên truyền còn chồng chéo nhau, cản trở
và gây ra tình trạng hạn chế kết quả lẫn nhau.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng đối với khu vực và trên thế giới, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1
triệu km2, tiếp giáp biên giới trên biển với 6 nước trong khu vực Trung Quốc,
Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Camphuchia. Trong lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn với quá trình xây dựng và phát
triển của đất nước. Chính vì vậy, việc phát huy lợi thế của một quốc gia có biển, kết
hợp phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng phải trở thành một chiến lược lâu
dài của nước ta nhằm xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế
biến thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân
tộc ta trước những thời cơ mới cũng như thách thức mới.
Dựa trên truyền thống lịch sử đó, cả trước mắt cũng như lâu dài, mục tiêu tổng
quát của Chiến lược biển Việt Nam chỉ rõ: “Đen năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” [15, tr.76]. Đe thực hiện mục tiêu
trên, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là công tác tuyên truyền, hoạt động phối
hợp tuyên truyền cần đi trước một bước để giáo dục sâu rộng, có hệ thống nhằm nâng
cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp,



2

các ngành và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngư dân những người trực tiếp tham gia
các hoạt động thủy sản trên biển hiểu rõ về vị trí, vai trò chiến lược của biển đảo.
Vịnh Bắc Bộ nước ta cũng là một trong những Vịnh lớn ở Đông Nam Á, có vị
trí chiến lược đối với Việt Nam và Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng. Tuy nhiên, ở khu vực này cũng đang đối mặt với những hạn chế trong công tác
phối hợp các lực lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản hiệu quả. Trước và sau khi
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung
Quốc được ký kết ngày 25/12/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004, tình hình
tranh chấp ngư trường khai thác thủy sản giữa ngư dân Trung Quốc và trong khu vực
Vịnh Bắc Bộ vẫn diễn biến phức tạp, dẫn đến gây thiệt hại về kinh tế và con người cho
ngư dân, ngư trường bị xâm lấn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền
biển đảo. Bên cạnh đó, nhận thức và chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền về phối
hợp tuyên truyền khai thác thủy sản cho ngư dân còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng,
hiệu quả tuyên truyền chưa cao, nội dung cũng như cách thức tuyên truyền chưa thực
sự đa dạng, phong phú, thiếu sức hấp dẫn và ấn tượng; Thông tin tuyên truyền về khai
thác thủy sản chưa thực sự được quan tâm, chú trọng, chưa phân rõ, xác định nội dung
và phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và ở từng địa phương, cơ sở;
Việc triển khai các hoạt động phối hợp tuyên truyền về khai thác thủy sản trên Vịnh
Bắc Bộ chưa thường xuyên, liên tục; Đội ngũ cán bộ chuyên trách tuyên truyền về thủy
sản còn thiếu và yếu, hoạt động chưa hiệu quả; Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ, ban,
ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền về khai thác thủy sản tuy đã
có nhưng thiếu đồng bộ, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nên chưa thực sự hiệu
quả và đáp ứng yêu cầu đề ra.Vì vậy, đề tài “Phối hợp các lực lượng tuyên truyền về
khai thác thủy sản cho ngư dân vùng Vịnh Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” là một nội
dung quan trọng, là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu để từ đó tìm ra giải pháp phối
hợp các lực lượng tuyên truyền hữu hiệu về khai thác thủy sản cho ngư dân trong vùng

Vịnh Bắc Bộ nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm của ngư dân
đối với việc khai thác thủy sản hiệu quả, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường
biển và an ninh, chủ quyền biển đảo Tổ quốc.


3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến sự
phối hợp các phương tiện, phối hợp lực lượng trong tuyên truyền và tuyên truyền về
thủy sản, khai thác thủy sản trên Vịnh Bắc Bộ, trong đó có thể nêu một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về tuyên truyền và phối hợp phương tiện,
phối hợp lực lượng trong tuyên tuyền
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu và trực tiếp liên quan đến hoạt động tuyên
truyền như: Tỉêp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng văn hóa trong tình hình mới của Hữu Thọ - Đào Duy Quát; Đối mới và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của PGS. Hà Ngọc Hợi - TS. Ngô Văn Thạo; Một
số vấn đề về công tác tư tưởng của đồng chí Đào Duy Tùng; Truyền thông đại chúng
của PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn; Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của PGS,TS. Lương Khắc
Hiếu chủ biên (2014); Góp phần đôi mới hình thức, phương pháp công tác tư tưởng
hiện nay của TS. Trần Thị Anh Đào, đăng trên Tạp chí Báo chí về tuyên truyền, số
2/1999; “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn mới của Nguyễn Khoa Điềm, đăng trên Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 7/2013;
Các công trình nghiên cứu có liên quan về phối hợp tuyên tuyền và phối hợp
phương tiện trong tuyên truyền như: Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, Học Viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội “Hiệu quả tuyên truyền biển đảo cho học sinh trung
học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên hiện nay ” của tác giả Nguyễn Đình Việt đã nêu ra vấn
đề hiệu quả tuyên truyền biển đảo cho học sinh chưa tương xứng với mục đích đề ra và
đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay, trong đó có
nêu ra một trong những nguyên nhân là sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, ban,

nghành và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền biển đảo tuy đã có nhưng
chưa đồng bộ, hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; các luận văn thạc
sỹ khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội về “Tăng cường phối
hợp các phương tiện công tác tư tưởng ở Hoà Bình hiện nay và Phối hợp các phương
tiện giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên tỉnh Kiên Giang hiện nay ” đã đặt ra


4

vấn đề nội dung phối hợp chưa thật sự khoa học, nội dung chưa thực sự sâu sát, phương
thức phối hợp vẫn còn nghèo nàn, đơn giản, sơ lược, đôi khi chồng chéo, kém hiệu quả
và phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung nội dung, phương thức phối hợp.
2.2. Các công trình nghiên cứu về ngư dân, về khai thác thủy sản trên Vịnh
Bắc Bộ và nghiên cứu về tuyên truyền khai thác nguồn lợi thủy sản cho ngư dân
Từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về điều tra nguồn lợi hải
sản trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, quy hoạch về khai thác hải sản xa bờ trong vùng
biển Vịnh Bắc Bộ và nhiều công trình nghiên cứu khác nghiên cứu tổng thể về phát
triển thủy sản và các vùng biển Việt Nam trong đó có đề cập đến Vịnh Bắc Bộ, có thể
nêu một số công trình nghiên cứu như :
-

Nguyễn Chu Hồi (2004): “Một số vấn đề về phát triển bền vững đổi với ngành

Thủy sản Việt Nam ”. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về phát triển bền vững,
Hà Nội.
-

Trong cuốn “Kinh tế - Quy hoạch phát triển thủy sản, Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn ” (2009), tác giả PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, PGS. TS Lê Tiêu La đã đánh

giá ngành thủy sản Việt Nam 50 năm phát triển, phân tích bản chất và định hướng phát
triển ngành thủy sản Việt Nam.
-

Luận văn thạc sỹ khoa học: “Đánh giá tiềm năng nguồn lợi cá nổi vùng biển

Vịnh Bắc Bộ” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hương Thảo đánh giá về trữ lượng và
khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Vịnh Bắc Bộ và các phân vùng trong
vịnh.
-

Luận văn thạc sỹ khoa học: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

lực quản lý nhà nước về khai thác hải sản trong Vịnh Bắc Bộ” (2014), tác giả Nguyễn
Phú Quốc đã nghiên cứu và phân tích thực trạng nội dung quản lý nhà nước về khai
thác thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung
quản lý nhà nước về khai thác thủy sản trên địa bàn, trong đó có đề cập đến giải pháp
tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc khai thác và bảo
vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản bền vững; Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông
về nghề cá Vịnh Bắc Bộ, tuyên truyền về vị trí, vai trò nghề cá trong sự nghiệp phát


5

triển.
-

Đề tài cấp bộ: “Sinh kể bền vững cho cư dân ven bờ Vịnh Bắc bộ - Thực trạng

và giải pháp” (2015) của đồng tác giả TS. Nguyễn Đức Chính, PGS.TS Trần Thị Minh

Ngọc, TS. Hoàng Việt Anh, trong đó có nêu vai trò của công tác tuyên truyền khai thác
thủy sản là một trong những công tác quan trọng góp phần tạo sinh kế bền vững cho cư
dân ven bờ Vịnh Bắc Bộ.
2.3. Công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong tuyên truyền
khai thác nguồn lợi thủy sản cho ngư dân
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan về phối hợp các lực lượng
tuyên truyền khai thác thủy sản cho ngu dân nhu: “Hợp tác khai thác chung trong luật
biển quốc tế, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS,TS. Nguyễn Bá Diến chủ
biên, “Năm mươi năm Thủy sản Việt Nam” của Ngô Anh Tuấn (2014), “Cơ sở lý luận
chuyên đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản ” của Hà Xuân Thông, Báo cáo tổng
hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho điều
chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản ” của Nguyễn Văn Kháng.
Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một số tư liệu, cách tiếp cận đối
tượng nghiên cứu và gợi mở những vấn đề có liên quan đến phối hợp các lực lượng
trong tuyên truyền khai thác thủy sản cho ngu dân. Tuy nhiên chua có một công trình
nào nghiên cứu một cách cụ thế về vai trò, sụ cần thiết trong phối hợp, nội dung, phương
thức phối hợp các lực lượng tuyên tuyền về khai thác thủy sản cho ngu dân trong vùng
biển Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt là tình hình phối hợp giữa các lực lượng tuyên truyền về
khai thác thủy sản cho ngu dân sau khi Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết
giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004. Do đó, đề tài nghiên
cứu về “Phối hợp các lực lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân
vùng Vịnh Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” là đề tài hoàn toàn mới, nghiên cứu độc lập,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


6


Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng sự phối hợp các lực lượng tuyên
truyền về khai thác thủy sản cho ngu dân trong vùng Vịnh Bắc Bộ, đề xuất giải pháp
nhằm tăng cuờng phối hợp các lực lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản hiệu quả,
góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có một số nhiệm vụ chính sau:
-

Tổng quan, hệ thống và phát triển một bước một số vấn đề lý luận về phối

hợp các lực lượng tuyên truyền khai thác thủy sản;
-

Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về sự phối hợp các lực

lượng tuyên truyền khai thác thủy sản cho ngư dân phường vùng biển Vịnh Bắc Bộ thời
gian vừa qua;
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp của các lực lượng

tuyên truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân trong vùng Vịnh Bắc Bộ trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động phối hợp các lực lượng tuyên
truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
4.2. Phạm vị nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự phối hợp của các lực lượng tuyên truyền về
khai thác thủy sản cho ngư dân trong phạm vi vùng biển Vịnh Bắc Bộ qua 11 tỉnh ven

biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế. Các chủ thể tham gia phối hợp là các chủ
thế, các lực lượng tuyên truyền của nước ta. Do đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đề
tài không nghiên cứu sự phối hợp các lực lượng tuyên truyền của Việt Nam với các lực
lượng tuyên truyền của các nước khác hoạt động trên vùng Vịnh Bắc Bộ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác


7

tuyên truyền, phối hợp các lực lượng tuyên truyền về Thủy sản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khoa học.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
là:
-

Phương pháp thu thập thông tin;

-

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu;

-

Phương pháp thống kê;


-

Phương pháp phân tích - tổng hợp;

-

Phương pháp so sánh và một số phương pháp khác.

6. Đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn được thể hiện trong một số nội dung chính sau:
-

Đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện một bước hệ thống lý luận về hiệu quả

công tác tư tưởng và xây dựng mới cơ sở lý luận hoạt động phối hợp các lực lượng
tuyên truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ dưới góc
độ khoa học công tác tư tưởng;
-

Đề tài góp phần vào việc phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt

ra trong phối hợp các lực lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân trong
vùng biển Vịnh Bắc Bộ hiện nay;
-

Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp các lực

lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản cho ngư dân trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ;
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-


Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức về phối hợp

tuyên truyền khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân.
-

Cung cấp các luận cứ khoa học cho các bộ, ban, ngành liên quan, các địa

phương trong việc đề ra chủ trương, biện pháp phối hợp nâng cao hiệu quả tuyên truyền
về khai thác thủy sản cho ngư dân.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong


8

nghiên cứu, giảng dạy, học tập, trong hoạt động tuyên truyền và quản lý nhà nước về
khai thác thủy sản.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc làm 3 chương và 7 tiết.


9

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
TUYÊN TRUYỀN KHAI THÁC THỦY SẢN
1.1. Tuyên truyền và tuyên truyền khai thác thủy sản
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Thuật ngữ “tuyên truyền ” được ra đời từ rất lâu và cũng được tiếp cận theo
nhiều nghĩa khác nhau. Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “tuyên truyền ” đã

được nhà thờ La Mã sử dụng từ khoảng gần bốn trăm năm về trước, dùng để chỉ hoạt
động của các nhà truyền giáo với sứ mệnh thuyết phục, lôi kéo những người khác phấn
đấu theo đức tin của đạo Kitô. về sau, thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách
rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thế (như ngôn ngữ, hình ảnh, đạo cụ,...) nhằm
tác động đến suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của người khác, hướng họ hành động theo
một khuynh hướng nhất định.
Trong từ điển Chính trị của Liên Xô: “Tuyên truyền là giải thích phổ biến một
tư tưởng, học thuyết, lý luận chính trị nhất định nào đó ” [47, tr.793].
Theo từ điển tiếng Việt: “Tuyên truyền (chuyển đi, trao cho) là đem chính sách,
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước phổ biến và giải thích cho đông đảo
quần chúng biết và động viên mọi người ra sức thực hiện” [46, tr.791].
Trong Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 5, khi bàn về “người tuyên truyền và
cách tuyên truyền”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tuyên truyền là đem một việc
gì đó nói cho dân hiếu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Neu không đạt được mục tiêu đó
là tuyên truyền thất bại” [37, tr.162].
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng khái
niệm mà các nhà khoa học đã nêu trên có những điểm chung là:
-

Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thế về một

tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó với đối tượng tuyên truyền.
-

Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình thành

một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng cho phù hợp với
lợi ích của chủ thể tuyên truyền.
-


Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng hành


10

động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra.
Từ những cách lý giải đã nêu trên, có thể rút ra khái niệm tuyên truyền như sau:
Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể tuyên
truyền về một hệ tư tưởng, học thuyết hay một vấn đề chính trị - xã hội nào đó trong
đối tượng nhằm biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ
thể của đối tượng tuyên truyền và thúc đẩy tính tích cực hành động của họ.
1.1.2. Khái niệm thủy sản, hải sản
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Thủy sản là ngành kinh
tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, gồm các loài thủy sinh vật và các thành
phần của môi trường nước, trong đó nuôi trồng và khai thác thủy sản là 02 hoạt động
chính, tạo ra sản phẩm và nguyên liệu để chế biến các sản phẩm thủy sản. Đối tượng
khai thác và nuôi trồng thủy sản rất đa dạng bao gồm rất nhiều loài cá, giáp xác, nhuyễn
thể, rong biển...trong đó một số loài là cá trích, cá cơm, cá ngừ, cá bơn; các loài nhuyễn
thể một và hai mảnh vỏ thường chiếm tỷ trọng sản lượng lớn. Ngoài hai lĩnh vực sản
xuất chính là khai thác và nuôi trồng thủy sản còn có lĩnh vực chế biến và thương mại
thủy sản với các hoạt động phụ trợ, dịch vụ, hậu cần, bao gồm: hệ thống cầu cảng, bến
cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống cung cấp nhiên liệu, vật tu và các
nhu yếu phẩm khác cho tàu và người hoạt động trên các vùng biển; các cơ sở đóng sửa
tàu cá, ngư lưới cụ, nước đá; các cơ sở chế biến thức ăn và các chế phẩm sinh học phục
vụ cho nuôi trồng thủy sản; các cơ sở chế biến, bảo quản các sản phẩm thủy sản và
hoạt động thương mại thủy sản, trong đó có hệ thống chợ thủy sản đầu mối và xuất
khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Hình 1.1. Mô hình hoạt động thủy sản Hải sản hay thủy sản

với nghĩa rộng hoặc thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm
cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biến, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực,
tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm), động vật da
gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong


11

biển và vi tảo. Hải sản được sử dụng làm thức ăn thông dụng trên thế giới, đặc biệt là
ở châu Á. Tại Bắc Mỹ, ở Việt Nam hải sản là mặt hàng quý hiếm có giá trị kinh tế cao,
một số loại sản phẩm như: Cá ngừ đại dương, cá thu, cá bò da, tôm hùm thường được
chế biến và xuất khẩu trên khắp thế giới.
1.1.3. Khái niệm tuyên truyền khai thác thủy sản Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là tên gọi chung cho các hoạt động săn bắt các loài thủy hải
sản ở các loại thủy vực (ngọt, lợ, mặn), bao gồm: các loài cá, giáp xác, nhuyễn thế hay
còn gọi là thân mềm, động vật lưỡng cư. Đã có nhiều cách đế phân loại khai thác nguồn
lợi thủy sản tự nhiên.
Phân theo các loại thủy vực, thông thường có 02 loại: (1) Khai thác nguồn lợi
thủy sản nước ngọt, như: các loài thủy sản sống trong các sông, suối, ao, đầm, hồ trong
đất liền và (2) khai thác biển, bao gồm các thủy sản sống ở nước mặn (biển, đại dương)
và lợ (vùng nước sát bờ, nơi giao thoa giữa nước mặn và ngọt). Phân theo phương thức
khai thác, sử dụng tàu thuyền hoặc không sử dụng tàu thuyền và trong thực tế còn gọi
đơn vị thuyền nghề (tàu hoặc thuyền với một loại nghề hay một vài loại nghề kiêm).
Phân loại theo đối tượng khai thác, như: lưới kéo cá, kéo tôm; câu cá song, mú,
câu cá ngừ đại dương, câu mực, câu tôm...; rê cá, rê tôm, vây cá cơm.
Phân loại theo nghề, phổ biến nhất gồm 6 nhóm: (1) lưới kéo; (2) lưới rê, (3)
câu; (4) vây; (5) vó, mành và (6) các nghề khác, gồm: nhiều nghề và thường có quy
mô nhỏ, như các nghề cố định (đăng, đáy, lồng, bẫy), te, xiệp, chụp mực, lặn...
Phân loại theo công cụ hỗ trợ dụ các loài thủy sản tập trung đế khai thác như:
sử dụng ánh sáng có các nghề: vó, mành, vây, chụp, pha xúc hoặc đặt chà rạo, sử dụng

các vật liệu như tre, nứa, lá dừa... để dụ các loài thủy sản đến trú ngụ, đẻ hay ấn nấp,
tránh kẻ thù.
Phân theo cách thức khai thác, như: Lưới kéo đơn, trong trường hợp này, đế mở
miệng lưới có thể dùng ván hoặc dùng khung hoặc dùng tăng gông, có thể kéo đến 4
lưới; lưới kéo đôi (hai tàu kéo một lưới); vây đuôi, vây mạn; rê trôi, rê tầng đáy, tầng
mặt, rê ba lóp; câu tay, câu vàng.


12

Khai thác thủy sản nước ngọt của Việt Nam hiện cho sản lượng nhỏ, mỗi năm
khai thác được khoảng trên dưới 10% tổng sản lượng khai nguồn lợi thủy sản tự nhiên
của cả nước. Quy mô khai thác nhỏ, đa phần do nông dân thực hiện với phương thức
khai thác tự cung, tự cấp, kiếm thức ăn hàng ngày phục vụ cho gia đình, số lượng khai
thác chuyên hầu như rất ít, tồn tại ở các sông lớn như Cửu Long, sông Hồng và các hồ
lớn trong đó có các hồ thủy điện như Sơn La, Hòa Bình, Trị An... và phương tiện hồ
trợ là các tàu thuyền (gỗ, tre, nhôm, composiz...) lắp máy có công suất trên dưới 20CV.
Nghề sử dụng trong khai thác thủy sản nước ngọt thường là các nghề thuộc nhóm lưới
kéo, rê (lưới bén), câu, đăng, đáy, lồng, bãy....Đối tượng thủy sản khai thác được chủ
yếu các loài cá nhỏ, tôm các loại.
Đối với khai thác thủy sản nước mặn/lợ (biến), Việt Nam hiện sử dụng khoảng
130.000 tàu cá các loại với khoảng trên 40 loại ngư cụ khác nhau để khai thác thủy
sản, trong đó có đủ các nhóm nghề: lưới kéo, chủ yếu kéo đáy chiếm khoảng trên dưới
20%; lưới rê, trên dưới 30%; câu khoảng trên dưới 20%, các nhóm nghề còn lại, như
vây, vó, mành, nghề cố định... khoảng 20%. Trong 130.000 tàu cá tham gia khai thác
thủy sản nước mặn/lợ, có đến 67 nghìn tàu cá lắp máy có công suất từ 20CV trở lên
đên 1.000 cv, số còn lại có khoảng trên dưới 7 nghìn chiếc không lắp máy và lắp máy
dưới 20CV.
Khai thác thủy sản là khai thác tài nguyên sinh vật có khả năng tái tạo. Các sinh
vật sống dưới nước có khả năng sinh tồn, phát triển, tái tạo, diệt vong. Do vậy giữa

khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có mối quan hệ tác động lẫn nhau, khăng khít
và biện chứng. Trong quá trình vận động và phát triển ngành thủy sản hai mục tiêu
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn đồng hành và luôn thu hút sự quan tâm
quản lý và tuyên truyền giáo dục nhằm duy trì sự phát triển ổn định, bền vững.
Như vậy, khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biến, sông,
hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Khái niệm khai thác thủy sản trong đề
tài được hiểu là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển.
- Tuyên truyền khai thác thủy sản
Từ khái niệm về tuyên truyền và khái niệm về thủy sản, khai thác thủy sản,


13

chúng ta có thể rút ra khái niệm về tuyên truyền khai thác thủy sản như sau:
Tuyên truyền khai thác thủy sản là hoạt động có mục đích của chủ thể tuyên
truyền nhằm truyền bá, phổ biến, giải thích những kiến thức, đường lối, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước về thủy sản và khai thác thủy sản đến đối tượng tuyên
truyền nhằm biến các quan điểm, tư tưởng đó thành ý thức xã hội, thành hành động cụ
thể và thúc đẩy tính tích cực hành động của đối tượng.
1.2. Lực lượng tuyên truyền và phối hợp các lực lượng tuyên truyền khai
thác thủy sản
1.2.1. Lực lượng tuyên truyền về khai thác thủy sản: Khái niệm và phân
loại
1.2.1.1. Khái niệm lực lượng
Lực lượng là tập họp những người, những tổ chức được sắp xếp, tổ chức lại và
nhờ cách tổ chức, sắp xếp đó mà tạo nên sức mạnh chung của tập họp người, tổ chức
đó. Sức mạnh này được sử dụng vào mục đích chung của toàn lực lượng.
Vì vậy có thể hiểu: Lực lượng là tập hợp những người, tổ chức được sắp xếp,
tổ chức nhau lại tạo nên sức mạnh chung của tập hợp người, tổ chức đó nhằm sử dụng
vào các hoạt động có mục đích của chủ thể.

1.2.1.2. Phân loại lực lượng
* Theo chức năng
Phân loại theo chức năng thì lực lượng tuyên truyền khai thác thủy sản gồm có
lực lượng lãnh đạo, quản lý, lực lượng tham mưu, chỉ đạo, kiếm tra và lực lượng tác
chiến. Trong đó mồi lực lượng có vai trò, chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Lực lượng lãnh đạo: Trong các lực lượng tuyên truyền nói chung và tuyên
truyền về khai thác thủy sản nói riêng chỉ duy nhất có một lực lượng có chức năng lãnh
đạo. Đó là Đảng ta, bao gồm các tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến
địa phương, cơ sở.
Trong hoạt động tuyên truyền về ngành thủy sản, Ban Tuyên giáo Trung ương
là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng các chủ trương, quan điểm và chính sách


14

của Đảng về lĩnh vực thủy sản, trong đó có tuyên truyền về ngành thủy sản; Hướng
dẫn, kiểm tra, định hướng nội dung tuyên truyền và bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động
cho hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, hệ thống cộng tác viên dư luận xã hội từ
Trung ương đến cơ sở; Tổ chức biên soạn, phối hợp phát hành các tài liệu nội bộ phổ
biến kiến thức và giáo dục về biển đảo nói chung và nghề cá nói riêng.
-

Lực lượng quản lý: Đó là những lực lượng có chức năng quản lý nhà nước

về công tác tuyên truyền, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quản
lý, hành chính, các chính sách liên quan đến hoạt động tuyên truyền thủy sản; Đồng
thời ban hành các văn bản quản lý để chỉ đạo các lực lượng tham mưu, kiểm tra, giám
sát, tác chiến trực tiếp về tuyên truyền khai thác thủy sản.
Lực lượng quản lý về tuyên truyền khai thác thủy sản bao gồm các cơ quan,

đơn vị như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Hải
quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tài nguyên môi
trường, Bộ Thông tin truyền thông, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, Thành phố, Sở Nông
nghiệp & PTNT các tỉnh, Thành phố.
-

Lực lượng tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra: Là các lực lượng trực thuộc lực

lượng lãnh đạo, quản lý ở trung ương và địa phương; giúp các lực lượng lãnh đạo, quản
lý trong xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành
chính chuyên môn nghiệp vụ; trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng tác chiến triển khai; tổ chức triển khai kiếm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật hiện hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản chỉ đạo của các lực lượng cấp trên.
Lực lượng tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra bao gồm các cơ quan, đơn vị như Cục
Kiêm ngư, Vụ Khai thác thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản, các Bộ tư lệnh Hải quân
vùng, Cảnh sát biển vùng, Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hội Nghề cá Việt Nam.
-

Lực lượng tác chiến: Là lực lượng trực tiếp thực thi các hoạt động tuyên

truyền khai thác thủy sản, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành
chính, chuyên môn nghiệp vụ do các cơ quan nhà nước, các lực lượng cấp trên đã ban
hành tới các ngư dân, các đối tượng liên quan trong hoạt động khai thác thủy sản, chịu


15

sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của các lực lượng quản lý và lực lượng
tham mưu, chỉ đạo, kiếm tra. Lực lượng này tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm

soát, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về việc tuân thủ pháp luật, các cơ chế chính
sách của nhà nước, trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến khai thác
thủy sản trên biển. Trực tiếp xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, tiếp nhận các kiến
nghị, khiếu nại, đề xuất.. .từ ngư dân và các đối tượng khác để xử lý và trình cấp có
thẩm quyền xử lý theo quy định.
Lực lượng tác chiến tuyên truyền về khai thác thủy sản bao gồm các cơ quan,
tổ chức như các Chi cục Thủy sản, Chỉ cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
các Chi cục Kiêm ngư vùng, Bộ đội biên phòng cửa khẩu, các lực lượng và tàu Cảnh
sát biến, các lực lượng và tàu Hải quân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu
hải sản, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, các Báo, Đài truyền hình Trung ương và địa
phương, Hội, chỉ hội nghề cá tỉnh.
* Theo mức độ chuyên môn hóa
Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa, lực lượng tuyên truyền khai thác thủy
sản gồm có lực lượng chuyên trách và lực lượng bán chuyên trách (không chuyên).
-

Lực lượng chuyên trách: Là các lực lượng có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng

về tuyên truyền các hoạt động liên quan đến khai thác thủy sản, có các chức năng,
nhiệm vụ như xây dựng văn bản, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
thủy sản, trong đó có khai thác thủy sản.
về nhiệm vụ, hoạt động, các lực lượng này sẽ trực tiếp xây dựng và trình cấp
trên ban hành các văn bản, ấn phẩm tuyên truyền về khai thác thủy sản dưới các hình
thức nhu văn bản hành chính, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, sách, báo, tạp chí, tờ
r ơ i . . T ổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản chỉ đạo của nhà nước, cấp trên về tuyên truyền hoạt động khai thác thủy sản; Giám
sát, kiếm tra, tiếp nhận đế xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động tuyên truyền
khai thác thủy sản; Phối hợp giữa các lực lượng liên quan trong công tác tuyên truyền
về khai thác thủy sản.
Các lực lượng chuyên trách bao gồm các cơ quan, đơn vị như Tổng cục Thủy



16

sản, Báo Nông nghiệp Việt Nam, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh, các Vụ, cơ quan
chuyên môn thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.
+ Tong cục Thủy sản (Vụ Khai thác thủy sản, Cục Kiêm ngư và Các chỉ cục
Kiêm ngư vùng): Xây dựng văn bản, ấn phẩm tuyên truyền; tổ chức tập huấn, hướng
dẫn về khai thác thủy sản, về thực thi pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ quan cấp dưới, của ngư dân và các cơ quan chuyên môn địa phương theo
ngành dọc quản lý...
+ Báo Nông nghiệp Việt Nam: Tuyên truyền thông qua các bài báo, ấn phẩm
về hoạt động nghề cá, pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản, các chính sách nghề
cá...; tiếp nhận thông tin phản ánh qua kênh báo chí để đề xuất, kiến nghị các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên trách xử lý, trả lời...
+ Các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Chi cục Thủy sản, Chỉ cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh: tổ chức triển khai chỉ đạo của các cơ
quan chuyên trách chuyên môn cấp trên; Xây dựng văn bản, ấn phẩm tuyên truyền; Tổ
chức tập huấn, hướng dẫn về khai thác thủy sản, về thực thi pháp luật; Chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan cấp dưới và các cơ quan chuyên môn địa
phương theo ngành dọc quản lý...
+ Các Vụ, cơ quan chuyên môn thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Tuyên
truyền, Cục báo chí xuất bản...): Tham mưu chỉ đạo, kiếm tra, giám sát các cơ quan
báo chí xuất bản; định hướng công tác tuyên truyền thông qua việc chỉ đạo các cơ quan
báo chí xuất bản, các bài báo, ấn phẩm về hoạt động nghề cá, pháp luật trong lĩnh vực
khai thác thủy sản, các chính sách nghề cá...; Tiếp nhận thông tin phản ánh qua kênh
báo chí để đề xuất, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách xử lý, trả
lời...
-


Lực lượng bán chuyên trách (không chuyên): Là các lực lượng phối hợp với

các lực lượng chuyên trách trong công tác tuyên truyền hoạt động khai thác thủy sản,
lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản, khai
thác thủy sản trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.


17

Lực lượng bán chuyên trách bao gồm có các cơ quan, tổ chức như Viện nghiên
cứu Hải sản (thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát trỉên nông thôn)', Tạp chí Nông nghiệp &
phát triển nông thôn (thông tin về nghiên cứu, khoa học, thông tin khuyến ngư, tuyên
truyền biển đảo...)', Hội Nghề cá Việt Nam và các Hội, Chi hội nghề cá tỉnh, huyện,
xã; Uỷ ban nhân dân các tỉnh', Các Vụ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Ngoại giao',
Hải quân vùng, Cảnh sát biến vùng, Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, lực lượng bán chuyên trách (không chuyên) còn là đông đảo các tầng
lớp nhân dân, ngư dân, những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động khai thác
thủy sản và phối hợp tuyên truyền nghề cá trên biển.
* Theo tính chất nhiệm vụ
Theo phân loại tính chất nghiệp vụ, lực lượng tuyên truyền khai thác thủy sản
gồm có lực lượng dân sự và lực lượng an ninh, quốc phòng.
-

Lực lượng dân sự: Là các lực lượng thuộc các cơ quan quản lý hành chính

nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp. Các lực lượng này bao gồm cả
chuyên trách và bán chuyên trách. Thực hiện công tác tuyên truyền liên quan đến hoạt
động khai thác thủy sản, bao gồm cả lực lượng lãnh đạo, lực lượng quản lý và lực
lượng tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, tác chiến trực tiếp. Đóng vai trò chính trong triển

khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ về thủy sản và khai thác thủy sản.
về nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng dân sự chủ trì trong công tác tham mưu xây
dựng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp; tổ
chức triển khai, hướng dẫn thực hiện pháp luật và về chuyên môn nghiệp vụ khai thác
thủy sản; Tổ chức thực hiện cũng như phối hợp với các lực lượng khác trong công tác
chỉ đạo, tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên biển; Chủ trì chỉ đạo triển khai công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngư dân; Kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề
liên quan đến hoạt động tàu thuyền nghề cá bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam;
phối hợp với các lực lượng phi dân sự trong công tác kiểm soát tàu thuyền ra vào vùng
biển hoạt động nghề cá (với Bộ đội biên phòng), công tác cứu hộ cứu nạn (với Cảnh
sát biến);...


18

Lực lượng dân sự gồm có các cơ quan, đơn vị như Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (trong đó có các đơn vị Tông cục Thủy sản, Báo Nông nghiệp Việt
Nam, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triên nông thôn, Viện Nghiên cứu hải sản)', UBND
các tỉnh, thành pho (Văn phòng UBND, Các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn);
Ban Tuyên giáo Trung ương, các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Bộ Ngoại giao; Hội Nghề cá Việt Nam, các Hội nghề cá tỉnh, thành phố, Chỉ
hội nghề cá huyện, xã; các báo, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
- Lực lượng an ninh, quốc phòng: Là các lực lượng thuộc các cơ quan phi dân
sự, tham gia công tác tuyên truyền về pháp luật, về khai thác thủy sản nhằm mục tiêu
đảm bảo pháp luật và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Các lực lượng này hoạt động bán
chuyên trách. lực lượng này bao gồm cả lực lượng lãnh đạo, lực lượng quản lý và lực
lượng tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, tác chiến trực tiếp. Đóng vai trò phối hợp trong
triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; không có nhiệm vụ
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về khai thác thủy sản.

Các nhiệm vụ, hoạt động chủ yếu của lực lượng an ninh, quốc phòng là tham
gia công tác xây dựng pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp;
tham gia, phối hợp trong công tác chỉ đạo, tuần tra, kiếm soát hoạt động nghề cá trên
biển, trong đó có các lực lượng trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát tàu thuyền ra
vào vùng biển hoạt động nghề cá (như Bộ đội biên phòng), công tác cứu hộ cứu nạn
(như Cảnh sát biến,); tham gia phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
ngư dân...
Lực lượng an ninh, quốc phòng bao gồm các cơ quan, đơn vị như: Bộ Quốc
phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cảnh sát Biến Việt Nam;
Các quân khu, Hải quân các vùng, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, lực
lượng Cảnh sát biển vùng.
* Theo quan hệ các lực lượng
Tham gia tuyên truyền về biển đảo nói chung và khai thác thủy sản nói riêng
không chỉ có lực lượng tuyên tuyền của một quốc gia mà còn có lực lượng tuyên truyền
của các quốc gia láng giềng và các nước chung lãnh hải. Phân loại theo mối quan hệ


19

này có lực lượng trong nước và lực lượng các nước khác.
Lực lượng trong nước: bao gồm các lực lượng tham gia hoạt động nghề cá

-

trên biến nói chung và tuyên truyền khai thác thủy sản nói riêng đã đề cập ở trên.
-

Lực lượng các nước khác: Là các lực lượng của các nước có mối quan hệ

lãnh hải, lãnh thố trên biến với Việt Nam như Trung Quốc, Philipin,

Thái Lan.. .cùng thực hiện các hoạt động về khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền
biển đảo.
1.2.2. Phối hợp các lực lượng tuyên truyền: Khái niệm, nguyên tắc, nội
dung, phương thức
1.2.2.1. Khái niệm phối hợp
Phối hợp hiếu theo nghĩa chung nhất là “cùng hành động hoặc hoạt động hộ trợ
lẫn nhau”, chẳng hạn như phối hợp tác chiến, phối hợp Đông y và Tây y... [48, tr.759].
về ngữ nghĩa, phối hợp là “cùng hành động hoặc hoạt động hồ trợ nhau” [62,
tr.786]. Gần nghĩa với phối hợp, hợp tác có nghĩa cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau
trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm mục đích chung. Có thể thấy, khác
với hợp tác, phối hợp nhấn mạnh đến “hành động hỗ trợ nhau” giữa các chủ thể, không
đề cập đến đối tượng, mục đích. Theo nghĩa giản đơn nhất, phối hợp trong cơ quan,
đơn vị là sự kết họp, gắn kết hoạt động của hai hay nhiều chủ thể trong cùng cấp cấu
thành nên tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị đế hỗ trợ nhau trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được phân công cho một chủ thế.
Các chủ thể cùng cấp bao gồm: giữa các phó thủ trưởng cơ quan; các cơ cấu tổ
chức cùng cấp, có cùng vị trí (giữa các phòng, ban với nhau hoặc giữa các phòng trực
thuộc Ban...); các nhóm chuyên viên, hoặc chuyên viên trong một cơ cấu tổ chức.
Trong phối hợp, chủ thể phối hợp được phân chia làm hai loại là bên chủ trì và
bên phối hợp, và bao giờ trong phối hợp cũng có một bên chủ trì, trong khi đó có thể
có nhiều bên phối hợp trong cùng một vấn đề, mỗi một đơn vị tham gia phối hợp bao
giờ cũng tham gia trên một khía cạnh nhất định của vấn đề mà bên chủ trì đề nghị được
phối hợp.
Trong phối hợp không có việc cùng một khía cạnh của vấn đề lại có nhiều đơn


20

vị cùng tham gia ý kiến phối hợp, không chỉ về nguyên tắc đã có sự phân định chức
năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc cơ cấu cơ quan cũng như việc phân công nhiệm

vụ, quyền hạn giữa các chuyên viên, nhóm chuyên viên cho đến từng chức danh lãnh
đạo cơ quan, đơn vị. Nói cách khác, về cơ bản là không có vấn đề cạnh tranh hoặc tính
chất phản biện trong phối hợp. Nếu như trong hợp tác, lợi ích thu được phải được tính
đến và chia sẻ cho các bên tham gia hợp tác, mặt khác họp tác mang nặng tính tự
nguyện, bình đắng và cùng có lợi cho các bên tham gia, trong khi phối hợp chỉ đem lại
lợi ích chủ yếu cho bên chủ trì, còn bên phối hợp có trách nhiệm tham gia phối hợp
theo yêu cầu của bên chủ trì hoặc theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan hoặc mệnh lệnh
của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Có thể nói, trong phối hợp không có sự tự nguyện và chia sẻ lợi ích. Ngược lại,
phối hợp luôn được thực hiện trong khuôn khổ quy chế (quy chế làm việc, chế độ công
tác của một cơ quan, đơn vị do thủ trưởng quyết định) hoặc dựa trên các mệnh lệnh
hành chính của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Từ những luận điểm trên, xét từ khía cạnh phối hợp các lực lượng tuyên truyền
thì: “phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết họp hoạt động của
các cơ quan, tổ chức lại với nhau đe bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện
được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được
các lợi ích chung”.
Có nhiều hình thức phối hợp trong một cơ quan, đơn vị: phối hợp thông qua các
hình thức trao đổi thông tin như gửi văn bản xin ý kiến phổi họp; trao đối ý kiến qua
điện thoại, mạng máy tính...Phối hợp thông qua các cuộc họp của lãnh đạo cơ quan để
xử lý những công việc thuộc phạm vi xử lý của lãnh đạo cơ quan (tức là những việc
vượt quá phạm vi thấm quyền của một tổ chức, đơn vị trực thuộc); Phối hợp thông qua
một tổ chức lâm thời do Thủ trưởng cơ quan thành lập ra (Taskíorce - Tổ đặc nhiệm)
để giúp thủ trưởng cơ quan nghiên cứu, đề xuất giải quyết một vấn đề vượt quá khả
năng giải quyết của một đơn vị trực thuộc; Phối hợp thông qua cách làm việc theo
nhóm (Team working) trong từng tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Các cấp độ phối hợp các lực lượng, có nhiều cấp độ thực hiện sự phối hợp trong


21


cùng một cơ quan, đơn vị: Phối hợp giữa các phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc
thực hiện những mặt công tác được phân công để giúp Thủ trưởng quản lý, điều hành
công việc của cơ quan; Phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị trực thuộc trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Phối hợp giữa các chuyên viên hoặc nhóm chuyên
viên trong cùng một hoặc giữa các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
1.2.2.2. Nguyên tắc phối hợp
Phối hợp các lực lượng trong tuyên truyền về khai thác thủy sản cần tuân thủ
các nguyên tắc sau:
Một là, phối hợp giữa các lực lượng phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước
Phối hợp giữa các lực lượng phải được thực hiện để xác định một cách rõ ràng
những ưu tiên, những trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý bảo đảm tính thống
nhất trong nội dung, các mặt hoạt động phải chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự
quản lý của các cấp chính quyền. Phối hợp là một mặt của quá trình quản lý đối với
bất kỳ một tổ chức cơ quan, đơn vị nào. Cơ quan, đơn vị dù có tính chất và ở bất cứ
quy mô nào đều là một tiểu hệ thống được điều khiển bởi một quá trình lãnh đạo bao
gồm các chức năng dự toán, điều tra nghiên cứu, ra quyết định, thực hiện quyết định
và tổ chức phối hợp, kiểm tra hoạt động. Phối hợp chính là nhân tố gắn kết các yếu tố
cấu thành, các quy trình hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Điều hòa, phối hợp là một nội dung thuộc chức năng lãnh đạo, điều hành và
quản lý của thủ trưởng cơ quan. Do vậy, cho dù phân cấp thẩm quyền đến mức độ nào
cho cấp dưới, cho dù có quy định cụ thể đến mức nào đi nữa về nội dung phối hợp giữa
các cơ cấu trực thuộc, thì không vì thế mà Thủ trưởng cơ quan mất đi vai trò điều phối
hoạt động giữa các cơ cấu trực thuộc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan.
Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các chủ thể
phối hợp và là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ
thể trong việc tuyên truyền cho từng đối tượng cụ thể. Mục tiêu cuối cùng của phối
hợp các lực lượng là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, đảm bảo chất lượng và hiệu quả



22

trong công tác tuyên truyền và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chịu sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền trong các hoạt động phối hợp.
Hai là, phối hợp phải phát huy được sức mạnh tông họp của các lực lượng
tuyên truyền
Trong công tác tuyên truyền khai thác thủy sản, lực lượng được xem như yếu
tố có cấu trúc đa dạng và phong phú, được tạo bởi nhiều chủ thể hoạt động họp thành.
Mỗi lực lượng có những ưu thế, đặc điểm, chức năng, phương thức tác động riêng và
hiệu quả tác động khác nhau. Có lực lượng tác động trực tiếp bằng hành vi, hành động,
có lực lượng tác động gián tiếp vào lý trí, nhận thức, tình cảm; có lực lượng có thể thấy
ngay được hiệu quả tác động, có lực lượng phải trải qua một thời gian nhất định mới
thấy rõ. Việc phối hợp giữa các lực lượng đã phát huy được ưu thế, đồng thời giảm
thiểu các hạn chế của mỗi lực lượng. Ưu thế của lực lượng này sẽ bù đắp cho những
hạn chế của lực lượng khác, từ đó tạo ra sức mạnh tống hợp trực tiếp tác động vào lý
trí, tình cảm của đối tượng, khiến họ dễ dàng nhận thức và nhanh chóng thay đối hành
vi theo hướng tích cực và định hướng của chủ thế tuyên truyền. Bởi lẽ, trong công tác
tư tưởng, ngoài việc tác động trực tiếp vào các yếu tố của cả hệ thống như nội dung,
hình thức, phương pháp, phương tiện, môi trường xã hội khách quan,...thì việc tăng
cường phối hợp các lực lượng tuyên truyền nhằm tạo ra sự tác động tổng hợp và nhiều
chiều đến đối tượng là hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, nếu có sự phối hợp nhịp
nhàng, đều đặn và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động thì bao giờ kết quả công việc sẽ cao
hơn, hiệu suất lớn hơn. Trong hoạt động tuyên truyền khai thác thủy sản cũng vậy, sự
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên giữa các lực lượng góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng, hiệu quả cho mỗi hoạt động do nhiều lực lượng tiến hành và tạo
ra sức mạnh tổng họp của các lực lượng ấy.
Tuy nhiên trong quá trình phối hợp, các chủ thể phối hợp cần đề ra yêu cầu

phối hợp đồng thời khuyến khích tính tư duy độc lập và đề cao vai trò, trách nhiệm,
của từng tổ chức, cá nhân trực thuộc trong công tác phối hợp các hoạt động; phân định
rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng chủ thể phối hợp đế từ đó sẽ phát huy được sức


23

mạnh của từng lực lượng, tránh bị trùng lặp hoặc chồng chéo trong quá trình phối hợp
thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp và mang
lại hiệu quả cao nhất.
1.2.2.3. Nội dung phối hợp - phối hợp trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo
Lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phối hợp các lực lượng tuyên truyền về khai thác
thủy sản là hình thức phối hợp gắn chức năng, nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của
chủ thể, của một hoặc nhiều cơ quan, ban ngành thành một chỉnh thể thống nhất. Thông
qua vai trò lãnh đạo, chỉ đạo việc phối hợp, các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được
trao đổi hoạt động và thông tin với nhau, không chỉ đơn giản hỗ trợ cho nhau trong
việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền của từng yếu tố mà quan trọng hơn là giúp
cho việc thực hiện tốt các chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan phối hợp, từ đó tạo
ra sức mạnh tổng hợp của việc phối hợp hoạt động.
Bên trong một cơ cấu, nếu sự phối hợp có chất lượng, hiệu quả giữa các lãnh
đạo, giữa các chuyên viên với nhau thông qua những hình thức và cách thức thích họp
thì không chỉ tạo dựng sự đoàn kết, đồng thuận, hỗ trợ nhau giữa các chuyên viên cùng
hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mà còn có thế phát huy dân chủ, khai thác năng lực,
sở trường của từng chuyên viên trong công tác để cùng hướng vào thực hiện tốt các
nhiệm vụ công tác của đơn vị mình.
Thông qua việc thực hiện tốt công tác phối hợp vói bên ngoài, tức là với các cơ
cấu khác, có thể cho phép một cơ cấu tổ chức khắc phục được những phiến diện trong
hoạt động chuyên môn do sự chia tách các chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan
thành những nhóm chức năng, nhiệm vụ nhỏ để giao cho từng cơ cấu đảm nhiệm, cũng

như việc thông tin cần thiết khi xử lý công việc.
Từ những yêu cầu trên, các cấp ủy Đảng, bộ phận lãnh đạo các chủ thể phối
hợp cần nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa to lớn của việc lãnh đạo, chỉ đạo các
hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, qua đó sẽ tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ trong tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp.
- Phối hợp trong tham mưu và công tác triển khai tổ chức thực hiện + Trong


24

công tác tham mưu: Công tác tham mưu có vai trò quan trọng đặc biệt, giúp cho cán
bộ lãnh đạo nắm bắt được tình hình, xử lý thông tin đa chiều và định hướng thông tin
đế giúp lãnh đạo đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn. Cán bộ tham mưu nắm bắt
tình hình sai hoặc một chiều dẫn đến tham mưu sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc
không đúng, không trúng. Cho nên lực lượng làm công tác tham mưu phải nắm chắc
tình hình, phải có sự phối hợp từ ý kiến đa chiều của nhiều lực lượng mới có thể tham
mưu đúng, giúp lãnh đạo ban hành được các văn bản, chính sách đúng phục vụ tốt cho
các hoạt động phối hợp tuyên truyền.
Phối hợp trong công tác tham mưu đó là cùng nghiên cứu, cùng đánh giá, cùng
bàn, cùng làm và cùng chịu trách nhiệm. Các lực lượng tham mưu phải kịp thời thông
báo, trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp lãnh đạo đế thống
nhất, đánh giá tình hình thuận lợi, khó khăn ở thực tiễn; trên cơ sở đó, cùng đề xuất
chủ trương, giải pháp, báo cáo cấp lãnh đạo quyết định, rồi xây dựng kế hoạch, phân
công tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện. Quá trình đó phải được tiến hành
trên tinh thần phối hợp đoàn kết, dám chịu trách nhiệm về những quyết định đã được
trao đổi, bàn bạc thống nhất. Sự phối hợp như thế sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và mang lại
hiệu quả.
+ Trong công tác triển khai tổ chức thực hiện: Việc triển khai, thực hiện phối
hợp các nội dung có hiệu quả không chỉ cho phép các chủ thế, tổ chức giải quyết tốt
các nhiệm vụ thuộc các chức năng, thẩm quyền của mình, mà còn có thể giải quyết

được những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt quá khả năng và thẩm quyền của mình,
những vấn đề đột xuất, cấp bách, những trọng tâm, ưu tiên đòi hỏi phải huy động nhiều
nguồn lực bên ngoài mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả. Tuy nhiên,
không phải lúc nào và ở đâu, công tác triển khai tổ chức thực hiện trong phối hợp cũng
phát huy tác dụng tích cực. Nếu phối hợp vượt quá nhu cầu cần thiết, đến mức bị lạm
dụng thì sự phối hợp tổ chức triển khai thực hiện lúc đó sẽ trở nên phản tác dụng, làm
nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn đến việc hạn chế sự phát
triên và hoàn thiện các năng lực chỉ đạo của cơ quan, tổ chức, đùn đây công việc và
trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.


×