Giáo án Tin học lớp 6 Phạm Hữu Kiều
Tiết 1, 2 Ngày giảng:
CHƯƠNG 1 LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
• Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
• Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
• Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu dạy học, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình trên lớp
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Thông tin là gì?
? Ta có thể tiếp nhận thông tin từ những sự vật hay
sự việc nào.
? Hãy nêu những gì ta biết được qua các sự việc
sau.
Tiếng trống trường.
Các tín hiệu đèn ở cột đèn giao thông.
Thời khoá biểu.
Bản tin dự báo thời tiết trên tivi.
Nhận xét: Đối với một sự vật hay sự việc nào đó,
thông tin tiếp nhận được ở mỗi người là khác nhau.
Kết luận: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự
hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...)
và về chính con người.
2. Hoạt động thông tin của con người
? Ta có những hành động gì đối với thông tin.
Tiếp nhận, lưu trữ (ghi nhớ), xử lí và truyền (trao
đổi).
Kết luận: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền
(trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động
thông tin.
- Các phương tiện thông tin như đài, báo, tivi, sách
giáo khoa.
- Giờ ra chơi hoặc giờ vào lớp.
- Có thể đi tiếp hay đứng lại.
- Ngày nào, tiết nào sẽ học môn gì.
- Thời tiết trong ngày mai hoặc nhiều ngày sau.
- Tiếp nhận, ghi nhớ, trao đổi (truyền đạt).
Trường THCS Đức Ninh Năm học 2008 - 2009 Trang 1
Giáo án Tin học lớp 6 Phạm Hữu Kiều
Đối với mỗi người, hoạt động thông tin luôn luôn
diễn ra và có thể nói, mỗi hành động của con
người đều gắn với một hoạt động thông tin cụ thể.
Thông tin được xử lí xong ⇒ sự hiểu biết ⇒ hành
động cần thiết ⇒ Trong hoạt động thông tin, xử lí
thông tin đóng vai trò quan trọng nhất.
Thông tin trước khi xử lí ⇒ thông tin vào (input).
Thông tin sau khi xử lí ⇒ thông tin ra (output).
Tiếp nhận thông tin = tạo thông tin vào cho quá
trình xử lí.
Mô hình quá trình xử lí thông tin:
Thông tin vào ⇒ Xử lí ⇒ Thông tin ra
3. Hoạt động thông tin và tin học
Hoạt động thông tin của con người : nhờ các giác
quan và bộ não. Các giác quan: tiếp nhận thông
tin; Bộ não xử lí, lưu trữ các thông tin đó.
? Khả năng của các giác quan và bộ não của con
người có giới hạn hay không. Cho ví dụ.
? Khắc phục
⇒ Máy tính điện tử ra đời nhằm giúp con người
trong việc tính toán ⇒ ngành tin học ngày càng
phát triển mạnh mẽ.
Nhiệm vụ chính của tin học: nghiên cứu việc thực
hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên
cơ sở sử dụng MTĐT.
Sự phát triển của tin học ⇒ MT hỗ trợ con người
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
- Khả năng của con người là có hạn.
Ví dụ: không thể nhìn thấy vật ở quá xa hoặc vật
quá bé. Không thể tính nhẩm nhanh số quá lớn.
- Các công cụ, phương tiện giúp con người trong
công việc.
Ví dụ: kính hiển vi, xe máy.
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Trường THCS Đức Ninh Năm học 2008 - 2009 Trang 2
Giáo án Tin học lớp 6 Phạm Hữu Kiều
Tiết 3, 4, 5 Ngày giảng:
BÀI 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
BÀI 3 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
• Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
• Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
• Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong
các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
• Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu dạy học, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình trên lớp
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Các dạng thông tin cơ bản
? Các dạng thông tin mà ta có thể biết.
⇒ Ba dạng thông tin cơ bản trong tin học: văn
bản, hình ảnh, âm thanh.
a) Dạng văn bản
? Hãy nêu ví dụ về thông tin ở dạng văn bản.
b) Dạng hình ảnh
? Hãy nêu ví dụ về thông tin ở dạng hình ảnh.
c) Dạng âm thanh
? Hãy nêu ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh.
2. Biểu diễn thông tin
a) Biểu diễn thông tin Là cách thể hiện thông tin
dưới dạng cụ thể nào đó.
? Cho ví dụ về cách biểu diễn thông tin không
thuộc ba dạng cơ bản nói trên.
b) Vai trò của biểu diễn thông tin
- Hình ảnh, âm thanh, văn bản, kí hiệu, ám hiệu.
- Các bài văn, câu thơ, các kí hiệu trong sách vở,
báo chí.
- Tranh vẽ, ảnh Bác Hồ, ảnh minh hoạ cho bài học
- Tiếng chuông đồng hồ, tiếng gõ bàn phím MT.
- Dùng các bộ phận trên cơ thể người để ra hiệu.
- Sử dụng các mũi tên để chỉ đường.
- Các tín hiệu đèn giao thông.
Trường THCS Đức Ninh Năm học 2008 - 2009 Trang 3
Giáo án Tin học lớp 6 Phạm Hữu Kiều
BDTT có vai trò quan trọng đối với việc truyền
và tiếp nhận thông tin (Ví dụ: Mô tả đặc điểm)
BDTT ở dạng phù hợp ⇒ lưu trữ và truyền
thông tin.
Ví dụ: Dựa vào hoá thạch, di tích lịch sử.
BDTT có vai trò quyết định đối với mọi hoạt
động thông tin nói chung và quá trình xử lí
thông tin nói riêng ⇒ con người không ngừng cải
tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các công cụ, phương
tiện biểu diễn thông tin mới.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
Việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo
mục đích và đối tượng dùng tin có vai trò rất quan
trọng. (Ví dụ...)
Để MT có thể trợ giúp con người trong hoạt động
thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng
phù hợp.
Hầu hết các máy tính hiện nay đều có dạng biểu
diễn thông tin là dãy bit (dãy nhị phân) - gồm các
số 0 và 1 (đóng/ngắt).
Để MT có thể xử lí, các TT cần được biến đổi
thành các dãy bit.
Dữ liệu (tin học): là thông tin lưu trữ trong MT.
MT cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện
hai quá trình sau:
+ Biến đổi thông tin đưa vào MT thành dãy bit.
+ Biến đổi TT lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các
dạng quen thuộc (3 dạng cơ bản).
1. Một số khả năng của máy tính
a) Khả năng tính toán nhanh.
Ví dụ: Các MT có thể thực hiện hàng tỉ phép tính
trong một giây.
b) Tính toán với độ chính xác cao.
Ví dụ: Số Pi.
c) Khả năng lưu trữ lớn.
Ví dụ: Khả năng lưu trữ của đĩa cứng máy tính.
Trường THCS Đức Ninh Năm học 2008 - 2009 Trang 4
Giáo án Tin học lớp 6 Phạm Hữu Kiều
d) Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Ví dụ: Khả năng làm việc trong thời gian dài.
2. Có thể dùng MTĐT vào những việc gì?
a) Thực hiện các tính toán.
MT trợ giúp con người thực hiện các công việc
tính toán phức tạp, hoặc ngoài khả năng.
b) Tự động hoá các công việc văn phòng.
Soạn thảo, trang trí và in văn bản, thiếp mời, báo.
c) Hỗ trợ công tác quản lí.
Quản lí thông tin (CSDL) về con người, tài sản.
d) Công cụ học tập và giải trí.
Học ngoại ngữ, chơi game, vẽ tranh.
e) Điều khiển tự động và robot.
Điều khiển tự động các dây chuyền lắp ráp ô tô, xe
máy. (lắp đặt MT bên trong robot)
f) Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
Chia sẽ thông tin.
Tìm kiếm thông tin trên mạng MT.
Mua bán hàng qua mạng MT.
3. Máy tính và điều chưa thể
Sức mạnh của MT phụ thuộc vào con người. MT
chỉ làm các công việc do con người chỉ dẫn.
Phân biệt mùi vị, cảm giác.
Khả năng tư duy.
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Trường THCS Đức Ninh Năm học 2008 - 2009 Trang 5