Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.01 KB, 71 trang )

MỤC LỤC

1.

Những vấn đề chung
1.1. Bối cảnh xã hội và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
1.1.1. Bối cảnh xã hội
1.1.1.1. Thời đại
Sự xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta
Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm chiếm nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ
XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. Mãi đến cuối thế kỷ XIX,
thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn
chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp
phải mất gần 40 năm mới đặt ách thống trị trên đất nước ta và một thế kỷ
nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp.

1


Trong điều kiện xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện
Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện
khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội.
Sự đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống
Pháp quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng
yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp.
Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm
lược. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng,
Trần Tấn,… Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã
lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ


kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng,
Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Phong trào chống
Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nồng
cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại. Mất nước là
do nhà Nguyễn phản động, sợ dân hơn sợ giặc chứ hoàn toàn không phải do
định mệnh.
Mặc dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng
nàn, tinh thần dũng cảm của nhân dân, khẳng định phong trào đấu tranh
mang tính nhân dân sâu sắc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương
mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hi sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai
đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại.
Sự phân hóa giai cấp trong xã hội
2


Trước những biến cố lớn lao, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc.
Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý riêng, một thái độ chính
trị riêng. Trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị cũ của xã
hội, thái độ của họ không giống nhau nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này
là đầu hàng, thỏa hiệp. Bên cạnh đó có một số sĩ phu, trí thức phong kiến
thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế
quốc, họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi với nhân
dân nên đã hăng hái cùng với nhân dân chống giặc. Số khác là những nhà
thơ, nhà văn yêu nước đã dùng ngòi bút để chiến đấu, để nói lên tâm tư,
nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh nước mất, nhà tan.
Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện như tư sản,
tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp tư sản mới hình thành
nên chưa đủ mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa đủ sức để vươn
cao ngọn cờ yêu nước. Còn giai cấp vô sản hầu hết xuất thân từ giai cấp

nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế
giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ
nên văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến rõ nét.
Về văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật
Vẫn trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Triều đình tôn sùng Nho học, xem
Nho giáo là Quốc giáo, lợi dụng tôn giáo là công cụ để thống trị xã hội…
Khổng, Mạnh, Trình… được xem là những vị thánh. Sách vở của họ là
Thiên kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc lòng một số câu, đoạn
trong sách vở… Ðiều này làm hạn chế óc sáng tạo của con người.
Ngoài Nho giáo thì Ðạo giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác cũng
rất phát triển. Binh tướng đều xem bổn mạng trước khi ra trận, trời hạn hán
3


lâu ngày, các triều thần lập đàn cầu đảo để được mưa… Ðiều đó lộ rõ được
sự bảo thủ nặng nề trong mọi hoạt động. Con người tin vào mệnh trời. Họ
tin vào lực lượng siêu hình có khả năng giải quyết mọi thành bại ở trên đời.
Ðiều đó làm hạn chế sự cố gắng của con người. Trước tình hình đó vẫn có
một số sĩ phu có đầu óc canh tân như Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường
Tộ… có dịp học hỏi khoa học kỹ thuật tiến bộ nên đã nhiều lần đưa ra những
kiến nghị cải cách xã hội. Nguyễn Trường Tộ đả kích lối học từ chương, hư
văn, chủ trương học khoa học kỹ thuật, học thiên văn, địa lý, luật, sinh
ngữ… Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm (Tề cấp bát
điều). Ông say sưa với những đề nghị cải cách đất nước thậm chí viết cả
trên giường bệnh. Giống như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch chủ
trương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trọng việc học kỹ nghệ, việc học
kỹ nghệ không phải khó như việc cắp nách túi Thái Sơn để vượt qua biển
Bắc như lời thầy Mạnh. Vả lại, theo tình hình khẩn cấp, lúc khát mới lo đào
giếng thì đã chậm, nhưng chậm còn hơn là không biết mãi. Dù mất dê mới lo
làm chuồng cũng chưa phải là muộn (Thời vụ sách thứ hai). Nhưng triều

đình mục nát không nghĩ gì đến vận nước nên nhiều bản điều trần của hai
ông bị vùi trong quên lãng. Tư tưởng con người quay về với nề nếp nho gia,
cổ hủ, có ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển của văn học đương thời.
1.1.1.2. Tình hình
- Về nội

văn học
dung văn học:

Văn học mang tính thời sự
Tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học và làm thay đổi
diện mạo văn học. Văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã
hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục
vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản
4


ánh những vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại: Cuộc đấu tranh của nhân
ta chống thực dân Pháp. Ðây là chủ đề chính của văn học thời kỳ này. Trước
kia chưa có một giai đoạn nào mà sự chuyển biến về chủ đề và đề tài trong
văn học lại nhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy. Nhiều tác phẩm yêu
nước ra đời đã ghi lại những biến cố lớn lao của đất nước như Phạm Văn
Nghị trên đường hành quân vào Ðà Nẵng đã làm bài Trà sơn quân thứ nói
lên lòng căm thù giặc của mình.Nguyễn Ðình Chiểu có viết hàng loạt tác
phẩm yêu nước phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc
và kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp.
Văn học mang tính trữ tình
Văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình của văn học dân gian
và văn học bác học đồng thời có sự vươn một buớc theo hoàn cảnh mới của
lịch sử. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng sâu sắc tính trữ tình của văn học giai đoạn

trước, chủ yếu đi sâu vào chủ đề con người nên chất trữ tình của nó rất
phong phú và đa dạng. Nhưng trữ tình ở đây là trữ tình yêu nước, phát triển
trên cảm hứng mới của chủ đề đó là lòng yêu nước gắn liền với những biến
cố lớn lao của đất nước.Văn học giai đoạn này đã thể hiện tình cảm yêu
nước của nhân dân bằng những lời lẽ thiết tha sâu nặng. Do đó yếu tố lãng
mạn đã giữ vai trò không thể thiếu được để đảm bảo cái nhìn vừa đúng hiện
thực vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ngay Nguyễn Khuyến và
Tú Xương là những nhà thơ hiện thực trào phúng nhưng cũng có những bài
thơ trữ tình độc đáo.
Có thể nói, văn thơ yêu nước phong phú về trữ tình nhưng không
thiếu tự sự kể cả trào phúng, tính trữ tình là yếu tố căn bản của văn học yêu
nước chống Pháp.
5


-

Về hình thức văn học:

Ngôn ngữ
Vẫn tồn tại hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Có tác giả viết hoàn
toàn bằng chữ Hán như Miên Thẩm, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích,
Nguyễn Xuân Ôn… Có tác giả viết bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm như
Nguyễn Khuyến. Có tác giả viết chủ yếu bằng chữ Nôm như Nguyễn Ðình
Chiểu, Trần Tế Xương…Bên cạnh đó chữ quốc ngữ cũng được khích lệ dưới
nhiều hình thức: Báo chí, phiên âm, dịch thuật…. Trương Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của đã cò nhiều hoạt động rộng rãi nhằm phổ biến chữ quốc ngữ như
phiên âm, dịch một số tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ, biên
soạn truyện cổ tích bằng chữ quốc ngữ, làm tự điển, ngữ pháp…
Thể loại

Thể loại thể hiện tính đại chúng, tính nhân dân sâu sắc.
Các thể loại dài như: Truyện thơ Lục vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu,
Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
Các thể loại ngắn như: Sử ca, thơ Ðường, thơ lục bát, vè, hịch, văn
tế… Trong đó hịch và văn tế là hai thể loại tiêu biểu vì nó thích hợp cho việc
kêu gọi và diễn đạt tình cảm lớn.Các thể loại ngắn là thể loại thành công hơn
cả vì nó sáng tác nhanh, mang tính thời sự và phục vụ kịp thời đáp ứng được
yêu cầu của cuộc chiế đấu và tình cảm của nhân dân.
Các thể loại sân khấu: Tuồng, chèo cũng phát triển . Về nội dung chưa
có gì đổi mới đáng kể so với trước nhưng về hình thức thì có nhiều đóng
góp.

6


Về mặt hình thức nghệ thuật
Phương pháp chính vẫn là phương pháp sáng tác truyền thống.
Nhưng do yêu cầu phản ánh trung thực và gần gũi để động viên chiến đấu
nên văn học đã vận dụng nhiều chất liệu hiện thực, mang sắc thái phê phán
và ít nhiều đã phá vỡ những khuôn khổ của phương pháp sáng tác truyền
thống.
Trong bộ phận văn học chữ Hán, phong cách biểu hiện của thơ vẫn
chưa có gì đổi mới, vẫn chưa thoát khỏi biểu hiện có tính chất công thức,
ước lệ của văn học phong kiến. Riêng văn xuôi chữ Hán có phần khác trước,
câu văn trong sáng, giản dị hơn, lập luận cũng chặt chẽ, lô gích hơn.
Trong bộ phận văn học chữ Nôm, nghệ thuật biểu hiện một mặt kế
thưà truyền thống; mặt khác có sự đổi mới đáng kể. Văn học giai đoạn này
bớt lối diễn đạt chung chung, ước lệ, không cụ thể mà bám sát đời sống.
Trong thơ hiện thực trào phúng nổi bật lên tính cụ thể, cá thể rõ nét, các nhà
thơ đã dùng tiếng cười để xua tan mọi suy nghĩ siêu hình, tự biện, chất sống

của nó rõ hơn trong thơ trữ tình.
Cùng với lối biểu hiện có tính chất cá thể, cụ thể lịch sử, thơ thời kỳ
này còn xuất hiện cái tôi trữ tình. Phong cách cá nhân rõ nét. Những đại từ
ngôi thứ nhất số ít như Tôi, tớ, anh, em, ông, mình… đã thay thế cho ta,
hoặc một ẩn chủ ngữ cùng loại. Ðiều này đã làm cho văn học giai đoạn này
có tiếng nói riêng vừa gần gũi vừa đại chúng.
1.1.2. Nhà thơ
1.1.2.1. Cuộc

Nguyễn Đình Chiểu
đời

Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Cụ Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh
Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù) sinh ngày 13 tháng 5 năm
7


Nhâm Ngọ, tức ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình
Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Thân sinh của Nguyễn Đình
Chiểu là Nguyễn Đình Huy tự Dương Minh Phủ quê ở Thừa Thiên vào Gia
Định khoảng năm 1822 làm Thư lại trong dinh Tổng trấn Gia Định thành
của Tả quân Lê Văn Duyệt. Vào Gia Định, Nguyễn Đình Huy cưới người vợ
thứ là bà Trương Thi Thiệt làng Tân Thới, huyện Bình Dương, sinh được
bảy người con, Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời kỳ chế độ phong kiến mục nát
bộc lộ những mâu thuẫn xã hội gay gắt và đang đi vào con đường bế tắc.
Tình hình nước nhà dưới triều Nguyễn thật bi đát. Nông dân ngày càng bần
cùng hóa. Ruộng đất hầu hết đều nằm trong tay triều đình, quan lại, địa chủ
phong kiến. nông dân nhiều nơi không có một tấc đất cắm dùi. Tô, thuế, sưu,

dịch hết sức nặng nề. Nạn đói và bệnh dịch hoành hành nhiều nơi. Hàng vạn
người chết đói và chết vì bệnh dịch, nhiều nơi dân đói khổ quá phải bỏ làng
kéo đi tha phương cầu thực. Phong trào nông dân chống lại triều đình nổ ra ở
nhiều nơi, như Phan Bá Vành (1821) Lê Duy Lương và Lê Duy Hiển (1831),
Lê Văn Khôi (1833), Nùng Văn Vân (1833), Lê Duy Cừ và Cao Bá Quát
(1858), Lê Duy Minh và Trần Văn Tùng (1858), Nguyễn Văn Thịnh tức Cai
Vàng (1862)…
Năm Qúy Tỵ (1833) Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng vốn ghét Lê Văn
Duyệt vì Duyệt chủ trương tăng cường quyền hành địa phương của dinh
Tổng trấn, vả lại Duyệt là một người không ủng hộ việc đưa Minh Mạng lên
ngôi vua, nhưng Lê Văn Duyệt vốn thuộc hạng khai quốc công thần của Gia
Long lại nắm binh quyền, uy thế rất lớn nên Minh Mạng khó trừng Trị ông
ta. Khi Lê Văn Duyệt chết, bọn quan lại tay sai của Minh Mạng đến thay
8


Duyệt như tổng đốc Nguyễn Văn Quế, bố chánh Bạch Xuân Nguyên đã
dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt có âm mưu khởi loạn. Lê Văn Duyệt bị truất
hết chức vụ, xiềng mả, toàn bộ gia nhân bị hạ ngục, chức tổng trấn Gia Định
thành bị bãi bỏ. Lê Văn Khôi con nuôi của Lê Văn Duyệt được sự ủng hộ
của tù nhân, binh lính và nhân dân địa phương chống lại triều đình, chiếm
thành Phiên An (Sài Gòn) bắt giết Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nguyên.
Cuộc nổ dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định kéo dài đến năm 1835 thì bị triều
đình nhà Nguyễn đàn áp hết sức dã man, hàng ngàn bị chết và chôn chung
vào một huyệt lớn mà triều đình Nguyễn gọi là “Mả Ngụy”.
Khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bùng nổ ở Gia Định,
Nguyễn Đình Huy thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu bỏ nhiệm sở trốn về
Huế và bị triều đình cách chức. Sau đó ông tìm cách đưa Nguyễn Đình
Chiểu ra Huế ở nhờ một người bạn thân để Nguyễn Đình Chiểu có điều kiện
học hành, năm đó Nguyễn Đình Chiểu được 12 tuổi.

Sau tám năm chăm chỉ học hành, năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu về
Gia Định. Tại trường thi Hương Gia Định khoa thi năm Quý Mão (1843),
Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú Tài, năm ấy ông được 21 tuổi. Khi ấy một nhà họ
Võ hứa gả con gái cho ông.
Năm Bính Ngọ (1846) Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học chờ ngày dự
khoa thi Hội năm Kỷ Dậu (1849) tại kinh đô, nhưng chưa đến ngày thi thì
ông nhận được tin mẹ mất. Gặp tin buồn đột ngột, Nguyễn Đình Chiểu quyết
định bỏ thi cùng với người em trở về Nam chịu tang mẹ. Trên dường đi vì
thương khóc và bệnh hoạn xảy ra dọc đường ông bị mù mắt. Trong thời gian
bị bệnh, ông ngự tại nhà ông lang Trung tại Quảng Nam để dưỡng bệnh và
cũng tại đây ông học được nghề thuốc khi ấy Nguyễn Đình Chiểu 27 tuổi. Bị
9


tật nguyền, dở dang việc công danh đang độ tuổi thanh xuân, Nguyễn Đình
Chiểu rất đau lòng về cảnh ngộ của mình. Tuy vậy ông không nản chí, con
đường lập thân bằng khoa cử không còn hy vọng, ông quyết tâm đem sở học
của mình làm những việc có ích. Sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu
mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định), tiếp tục nghiên cứu nghề làm
thuốc và bắt đầu sáng tác thơ văn. Trước đây ông đặt tên hiệu cho mình là
Mạnh Trạch Phủ hay Trọng Phủ,sau khi bị mù lòa ông lấy biệt hiệu là Hối
Trai (cái nhà tối). Từ khi gặp phải cảnh không may trở thành người tàn tật,
đời riêng của ông lại thêm lắm nỗi đau buồn. Khi ông vừa đỗ Tú Tài ở Gia
Định, một nhà phú hộ trong vùng hứa gả con gái cho ông, nhưng khi ông bị
mù thì nhà kia bội ước. Ngoài 30 tuổi Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống độc thân
và tìm nguồn vui trong việc dạy dỗ môn sinh, thỉnh thoảng lại chữa bệnh
giúp cho đồng bào.
Một người học trò của Nguyễn Đình Chiểu là Lê Tăng Quýnh làng
Thanh Ba, Cần Giuộc, rất mến phục và thông cảm sâu sắc với cảnh ngộ của
thầy đã xin với gia đình gả em gái thứ năm là Lê Thị Điền cho người thầy

học của mình. Đây là thời kỳ Nguyễn Đình Chiểu vừa dạy học vừa sáng tác
truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng, một tác phẩm mang tính chất tự truyện của
tác giả.
Trong lúc Nguyễn Đình Chiểu gặp phải nhiều tai biến thì đất nước
ngày càng lâm vào cảnh rối ren. Năm 1858, giặc Pháp nổ súng đánh chiếm
cửa Hàn (Đà Nẵng) mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Ngày 17–2
– 1859, Pháp đưa chiến thuyền theo của biển Cần Giờ vào đánh chiếm thành
Gia Định. Từ đây Nguyễn Đình Chiểu cùng chung số phận với nhân dân
trong hoàn cảnh đất nước, quê hương nhuộm màu khói lửa.

10


Giặc Pháp chiếm thành Gia Đinh, Nguyễn Đình Chiểu về quê cùng vợ
tại làng Thanh Ba, Cần Giuộc ông đã chứng kiến tội ác dã man của giặc và
cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nghĩa quân ở các vùng xung quanh và
chính tại nơi ông cư ngụ. Dù đã mù lòa, nhưng Nguyễn Đình Chiểu hết sức
gắn bó với nghĩa quân yêu nước, ông vẫn thường xuyên thư từ liên lạc với
những người lãnh đạo nghĩa quân. Em út của ông là Nguyễn Đình Huân
chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân của Đốc binh hoạt động trong vùng
Biên Hòa, Gia Định.
Thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn thành sáng tác
truyện Dương Từ - Hà Mậu, trong đó ông phê phán những điều vô lý của
đạo Phật và đạo Thiên chúa, đề cao đạo lý làm người của đạo Nho. Cũng
chính trong thời gian này ông đã viết tác phẩm nổi tiếng “Văn tế nghĩa dân
chết trận Cần Giuộc”. Ngày 14 – 12 – 1861, quân Pháp đánh chiếm Cần
Giuộc, Tân An, Gò Công. Ba tỉnh miền Đông lần lượt rơi vào tay giặc.
Tình hình đất nước ngày càng một đen tối, triều đình nhà Nguyễn nhu
nhược ươn hèn đã ký hiệp ước năm 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông Nam
Bộ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, thừa nhận

quyền tự do thông thương, tự do truyền đạo và bồi thường chiến phí 20 triệu
phơ-răng trong vòng 10 năm. Khắp nơi trong vùng giặc chiếm, sĩ phu yêu
nước kéo nhau tị địa về ba tỉnh miền Tây lúc bấy giờ còn dưới sự kiểm soát
của triều đình. Nguyễn Đình Chiểu và gia quyến phải rời Cần Giuộc về Ba
Tri và sống ở đây cho đến cuối đời. Các lãnh tụ nghĩa quân như Trương
Định và nhiều người khác đã chống lại lệnh giải binh của triều đình, tự động
dựng cờ chống Pháp, tổ chức duy trì và mở rộng cuộc kháng chiến ở Gia
Định – Gò Công. Trương Định theo nguyện vọng của nhân dân không tuân
lệnh điều động đi nơi khác của triều đình, ở lại Gò Công cùng với nhân dân
11


đánh giặc, được nhân dân suy ông là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Căn cứ
của Trương Định đặt tại Gò Công, nhưng tầm hoạt động của ông rất rộng.
Từ Gò Công, Trương Định liên kết với nghĩa quân của Đỗ Trình Thoại ở
Bình Hòa, Phan Văn Đạt và Lê Cao Dõng ở Tân An, Nguyễn Văn Lịch tức
Nguyễn Trung Trực ở Nhật Tảo, Phủ cậu, Trần Xuân Hòa ở Thuộc Nhiêu,
Mỹ Tho… và đã trở thành người lãnh đạo kiệt xuất của phong trào.
Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếp tham gia đánh giặc, nhưng ông
hoàn toàn tán thành hành động chống lại “thiên tử chiếu” của Trương Định
và các sĩ phu chống Pháp. Ông thường có thư từ liên hệ với Trương Định và
một số lãnh tụ nghĩa quân. Trương Định rất mến phục ông, thường gửi thư
hỏi ý kiến về việc dân, việc nước.
Trong thời gian về Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu đã cùng với Phan Văn
Trị, Huỳnh Mẫn Đạt sáng tác thơ văn phê phán sự nhu nhược của triều đình
và bọn quan lại bất tài, vạch mặt xấu xa của bọn nho sĩ đầu hàng giặc như
Tôn Thọ Tường. Phong trào tự động kháng chiến của nhân dân mặc dù rất
oanh liệt, nhưng không ngang sức với kẻ thù, rốt cuộc đều chịu thất bại rất
đau đớn. Năm 1864, Trương Định bị phản bội, trong chiến đấu ông bị
thương nặng và tự sát không để rơi vào tay địch, nghĩa quân lần lượt tan rã.

Năm 1867, giặc Pháp chiếm đóng luôn ba tỉnh miền Tây Nam Bộ
(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử.
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tạm lắng một lúc rồi lại
bùng lên. Phan Liêm và Phan Tôn nổ lên ở bến Tre. Nguyễn Hữu Huân sau
7 năm bị đày ở nước ngoài trở về lại khởi nghĩa ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung
Trực khởi binh ở Rạch Giá. Anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự hoạt
động ở ở vùng Cần Thơ, Bạc Liêu, Phan Tòng ở Ba Tri. Phong trào “đạo
12


lành” của Trần Văn Thành ở Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc. Nguyễn Văn
Bường và Phạm Văn Hớn khởi nghĩa ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn. Tuy
nhiên, những phong trào cuối cùng cũng bị giặc Pháp đàn áp tan rã. Tiếp
theo, năm 1873, thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất. Nguyễn Tri Phương
trúng đạn rồi tuyệt thực chết. Năm 1882 Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Hoàng
Diệu tuẫn tiết. Năm 1885, giặc Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi
chạy ra Quảng Trị xuống chiếu kêu gọi Cần Vương. Năm 1888, Hàm Nghi
bị bắt và bị đi đày đi An-giê-ri. Niềm hy vọng của mọi người và của Nguyễn
Đình Chiểu về công cuộc chống Pháp giữ gìn đất nước đến đây đành tắt hẳn.
Cuộc chiến đấu chống quân Pháp xâm lược của nghĩa quân tuy phải
chịu thất bại vì sức yếu, thế cô, nhưng gương hy sinh anh dũng của nhân dân
và các lãnh tụ nghĩa quân vẫn chói ngời trong tâm trí mọi người. Hồ Huân
Nghiệp ngâm thơ trước khi chịu chết. Thủ Khoa Huân khi giặc đưa ra xử
chém. Thái độ rất bình tĩnh ung dung. Phan Văn Đạt chửi mắng kẻ thù trước
khi ngả xuống. Nguyễn Trung Trực trước giờ bị hành hình đã nói với kẻ thù:
“Bao giờ đất này hết cỏ thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Lịch sử đau thương nhưng oanh liệt của dân tộc, tấm gương hy sinh
anh dũng của những anh hùng liệt sĩ có tên và không tên đã làm cho Nguyễn
Đình Chiểu cảm xúc hết sức mãnh liệt, ngòi bút yêu nước của ông đã phản
ánh những tấm gương ấy dưới nhiều thể loại văn học khác nhau một cách

đậm đà, sâu sắc, rung động lòng người. Văn thơ yêu nước là một mảng sáng
tác lớn giàu tính chiến đấu, đỉnh cao trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn
học của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu.
Những ngày sống ở Ba Tri là những ngày đau buồn nhất của nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu, những người bạn đồng tâm, đồng chí phần lớn đã hy
13


sinh, số còn lại tị địa ra Bình Thuận. Ông sống âm thầm đau khổ vừa dạy
học vừa làm thuốc giúp dân. Thời gian này ông đem hết tâm huyết gửi gắm
vào các bài văn tế, thơ điếu đầy bi tráng thương khóc những người vì nước
quên mình và sáng tác truyện “Ngư tiều y thuật vấn đáp” có nội dung vừa
dạy thuốc vừa dạy người, trong đó nổi bật lên tâm hồn và ý chí thương dân,
yêu nước, khí phách kiên tung bất khuất của chính bản thân tác giả.
Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, chúng biết Nguyễn Đình Chiểu có
uy tín lớn trong dân nên tìm cách mua chuộc ông. Tên Misen Pông - sông
(Michel Ponchon), tỉnh trưởng Bến Tre mấy lần đến gặp Nguyễn Đình
Chiểu. Hắn giả vờ xin ông nhuận sắc cho tập thơ Lục Vân Tiên mà hắn cho
là một tác phẩm rất đáng trân trọng. Hắn tỏ ý muốn cấp tiền cho ông lúc tuổi
già, lần cuối cùng hắn đặt vấn đề trả lại đất đai cũ nơi quê nhà của ông ở Gia
Định mà chúng đã chiếm đoạt. Những lần gặp gỡ và đối diện với tên Pông sông, Nguyễn Đình Chiểu đã tỏ thái độ dứt khoát, khảng khái từ chối mọi đề
nghị của kẻ thù. Ông đã thẳng thừng trả lời Pông sông :
“Nước chung đã mất, đất riêng còn có được sao?”.
Cuối cùng Pông - sông hỏi ông muốn gì? Ông nói: “Muốn được làm
lễ tế nghĩa quân lục tỉnh trận vong, những người vì nước quên mình mà ông
rất kính phục.”
Được viên Tỉnh trưởng chấp thuận, tại chợ Đập (chợ Ba Tri ngày
nay), Nguyễn Đình Chiểu đã cùng với nhân dân công khai tổ chức trọng thể
lễ tế nghĩa sĩ lục tỉnh trận vong. Bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” do
ông sáng tác và đọc tại buổi lễ làm cho hàng ngàn người có mặt xúc động

không cầm được nước mắt. Buổi lễ đã gây ấn tượng sâu sắc trong nhân dân
về “Khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” và
14


đã trở thành sự kiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhân dân ở nhiều nơi
trong vùng kể từ khi giặc Pháp hoàn thành việc chiếm đóng Nam Kỳ lục
tỉnh.
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu về
cảnh vợ mất, nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng.
Trong những ngày cuối cùng, nhà thơ sống trong cảnh nghèo nàn thanh bạch
với sự yêu thương đùm bọc của nhân dân. Ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý,
(tức là ngày 3-7-1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời trong một căn nhà nhỏ
tại làng An Bình Đông (gần chợ Ba Tri, thuộc Trị trấn Ba Tri ngày nay), thọ
66 tuổi. Nhân dân, bạn bè, học trò và con cháu đưa đám ma ông rất đông,
khăn tang trắng cả cánh đồng An Đức nơi ông yên nghỉ cuối cùng cách chợ
Ba Tri 1 cây số. Từ khi Nguyễn Đình Chiểu mất cho đến nay, hàng năm đến
ngày giỗ ông, nhân dân trong vùng Ba Tri và nhân sĩ trí thức có tinh thần
dân tộc yêu nước ở khắp nơi đều tổ chức kỷ niệm ông với nhiều hình thức
tưởng nhớ, đậm đà lòng yêu mến, một con người tiêu biểu cho lòng yêu
nước và đạo lý làm người Việt Nam, cuộc đời tuy chịu nhiều đau khổ nhưng
tiết tháo rất thanh cao.
1.1.2.2. Sự

nghiệp

Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Ðình Chiểu.
Sự nghiệp của ông còn lớn hơn nhiều. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là
nhà giáo, người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng. Nhưng văn chương của
ông đồ sộ đủ đứng thành sự nghiệp riêng. Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu viết

văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm. Căn cứ vào
nội dung có thể chia ra thành hai thời kỳ sáng tác:

15


Trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ: Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác
phẩm đầu tay, có tính chất tự truyện.
Pháp xâm lược Nam Kỳ:
+ Tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu có ý kiến cho rằng tác phẩm
được viết trước khi Pháp xâm lược cũng có ý kiến ngược lại, mục đích
của tác giả là dạy đạo Khổng cho học trò và sau này được sửa lại cho
phù hợp với tình hình.
+ Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp chủ yếu nói về các phương
thuốc và nghề làm thuốc nhưng tràn đầy tinh thần yêu nước.
+ Các bài thơ Ðường luật, các bài hịch, văn tế… tiêu biểu Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương
Ðịnh (1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ
trận vong lục tỉnh (1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch
đánh chuột chưa xác định thời điểm sáng tác.
Với những tác phẩm nổi tiếng của mình, Nguyễn Ðình Chiểu trở
thành người có uy tín lớn. Bọn thực dân nhiều lần tìm cách mua chuộc ông
nhưng ông vẫn một mực từ chối các ân tứ. (Có nhiều giai đoạn về thái độ bất
hợp tác của Nguyễn Ðình Chiểu với kẻ thù).
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với
vận mệnh của đất nước và nhân dân trong cả một giai đoạn lịch sử bi tráng
của dân tộc. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trung thành biến cố
của cả một thời đại, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của
nhân dân ta trong nửa cuối thế kỷ 19. Nhà thơ lớn của dân tộc. Nguyễn Đình
Chiểu, xứng đáng là ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước Việt Nam cận

16


đại. Với việc sử dụng ngòi bút như một vũ khí đấu tranh sắc bén, tấm gương
Nguyễn Ðình Chiểu theo thời gian vẫn không mờ đi chút nào.
1.1.2.3. Quan

điểm sáng tác

Nguyễn Đình Chiểu được biết đến như một vì sao sáng trên nền trời
văn học Việt Nam, ngôi sao ấy không những sáng tỏ ngày ấy mà đến mãi
ngày hôm nay và có thể là mai sau ngôi sao ấy vẫn sáng, thứ ánh sáng của
riêng Nguyễn Đình Chiểu mà thôi. Và cái tên Nguyễn Đình Chiểu sẽ còn
được con cháu mai sau nhắc đến mãi. Và đặc biệt khi nhắc tới ông chúng ta
nhớ ngay đến hai câu thơ mang quan điểm sáng tác của cả một thời văn học
trung đại thời bấy giờ:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung
đại, đó là quan niệm văn dĩ tải đạo. Những nhà thơ nhà văn như Nguyễn
Đình Chiểu không thể cầm giáo và đánh giặc thì họ sẽ cầm bút để tấn công
địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần. Nó giống như con thuyền có thể là nhỏ
bé kia, dẫu có trở bao nhiêu đạo thì cũng không đắm không chìm. Đạo đức
là một thứ văn chương thời bấy giờ luôn hướng đến và đem vào thơ ca để
mang đến sự truyền tải đến với người đọc. Còn mấy thằng gian tà gồm
những kẻ bán nước và cướp nước kia dẫu có dùng bút mà vạch tội đâm
thẳng vào bộ mặt chúng cũng không tà, không mòn bút. Có thể nói đây là
quan điểm tích cực ngay cả sau này Hồ Chí Minh cũng xây dựng quan điểm
tư tưởng của mình trên cơ sở quan điểm này, đó là coi văn học nghệ thuật
cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy:

“Nay ở trong thơ cần có thép
17


Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Vậy quan niệm qua hai câu thơ trên được thể hiện như thế nào trong
thơ Nguyễn Đình Chiểu. Trước hết là những câu thơ mang tính chất tải đạo
lí con người của ông. Đó là những câu thơ trong chính tác phẩm lớn của ông
đó là Lục Vân Tiên.
Đó là bản chất anh hùng làm ơn không mong đợi người khác trả
ơn mình. Đó là một tinh thần hành hiệp trượng nghĩa, thấy kẻ yếu bị bắt nạt
thì không thể khoanh tay đứng nhìn:
“Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Thứ hai đó còn là một bản chất anh hùng thời đó, một người anh
hùng là gặp những chuyện chẳng lành bất bình trên đường thì không thẻ
khoanh tay đứng nhìn. Nếu khoan tay giương mắt thì không phải là bậc đại
trượng phu một vị anh hùng thật sự. Người anh hùng thời bấy giờ nổi bật lên
với hình ảnh đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang đường hoàng bước trên
đường thấy quân cướp thì không do dự bẻ gậy tả đột hữu xông đánh cho
chúng tơi bời, đánh cho chúng phải vắt chân lên cổ mà chạy:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Thứ ba nó là đạo lý yêu thương nhân dân, ghét những đời quan ăn
chơi xa đọa, ham mê tửu sắc, phân tranh các miền, rắc rối triền miên
khiến cho cuộc sống của nhân dân không những không được bình yên
mà còn loạn lạc, nhục nhã, khổ đau, mất mát, đánh đập. điều ấy thể hiện
18



rõ trong bài lẽ ghét thương của ông. Đồng thời khen ngợi yêu thương những
người hiền tài nổi tiếng:
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
……
Ghét đời thúc quí phân băng
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”
Rồi thương những bậc thánh nhân quân tử:
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
……
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”
Thứ tư, văn chương tải đạo đâm giặc bằng ngòi bút của ông thể hiện
lòng căm thù giặc sâu sắc, vạch ra những tội ác mà bọn chúng đã gây ra
cho chính nhân dân ta, những nỗi nhục nối khổ ấy được thể hiện rõ trong
những câu thơ bài chạy giặc:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”
Hay ác động hơn qua bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:
“Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét
trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ
trước ngõ”
Như vậy qua đây ta thấy Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ quan niệm
trong hai câu thơ của mình qua những bài thơ của mình. Thế mới biết rằng

Nguyễn Đình Chiểu luôn đi đầu trong việc cầm bút dể đánh giặc. Thật sự
yêu mến lắm nhà thơ, người chiến sĩ cộng sản ấy, ông không chỉ góp cho
19


nước nha một tư tưởng lớn mà còn góp những tác phẩm văn học chứa đựng
ý nghĩ triết lý sâu sắc.
1.2. Tác phẩm Ngư tiều y thuật
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác

vấn đáp

Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng giữa lúc thực dân Pháp đang tiến
hành xâm lược nước ta. Năm 1858, chúng đánh phá hải cảng Đà Nẵng. Năm
1859, chúng đánh Gia Định. Hồi ấy Nguyễn Đình Chiểu đang dạy học ở Gia
Định, phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc (gần Chợ Lớn) lánh nạn và tiếp tục
dạy học ở đấy. Năm 1861, Cần Giuộc cũng bị quân Pháp chiếm, ông lại phải
chạy về Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng,
Tự Đức cắt ba tỉnh miền đông nhường cho Pháp. Tuy vậy Pháp vẫn tiếp tục
mưu đồ xâm lược. Năm 1867, chúng chiếm luôn cả ba tỉnh miền tây Nam
Bộ. Thế là cả sáu tỉnh Nam Bộ bị Pháp đô hộ.
Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhân dân miền Nam lúc bấy giờ vô
cùng căm phẫn. Ông rất đau xót về tình cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân
khổ cực nhiều bề: nào bị giặc tàn sát, đàn áp, ức hiếp, nào đói rét, bệnh tật,
chết chóc. Nguyễn Đình Chiểu vì bị mù, không có điều kiện cầm vũ khí giết
giặc, nên đã dùng bút thay gươm, viết văn làm thơ để nói lên lòng yêu nước
thương dân và nỗi căm thù sâu sắc của mình đối với quân cướp nước và bè
lũ vua quan nhà Nguyễn bán nước hại dân.
Ngư Tiều vấn đáp y thuật ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam
bộ đã bị Pháp xâm chiếm. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã

mượn bối cảnh của đất nước U Yên ở Trung Quốc đời xưa bị giặc nước
ngoài xâm chiếm, dựng lên câu chuyện người dân xứ này đi lánh nạn và
cũng tìm thầy học thuốc, để dưới hình thức nói chuyện về y học, thổ lộ lòng
20


căm phẫn của mình đối với thời cuộc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh
chống xâm lăng của nhân dân; đồng thời để nói lên sự quan tâm của mình
đối với tính mạng của bệnh nhân trước tình cảnh các dung y vụ lợi, nhằm bổ
cứu tình hình y học đương thời.
Ngư Tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Đình
Chiểu. Sau khi ông qua đời (năm 1888), tác phẩm này đã được lưu truyền
trong nhân dân, ở hai tỉnh Bến Tre và Mỹ Tho, mãi đến năm 1952 mới được
xuất bản lần đầu tiên. Tác phẩm được viết bằng thể lục bát, gồm 3642 câu
lục bát, 21 bài thơ Đường luật và một số bài thuốc đông y.
1.2.2.

Tóm tắt cốt truyện

Vào đời Hậu Tấn khoảng năm 936 vì tình cảnh đất U Yên bị chia cắt
nên dân phải sống khố sở lầm than, dưới ách đô hộ của ngoại bang và dưới
sự áp bức của bè lũ gian nịnh bù nhìn trong nước. Những người có tâm
huyết không khuất phục chế độ ấy. Một số xiêu bạt đi nơi khác đế sinh sống,
không ít kẻ phải lánh đi, kẻ lên núi hái củi (tiều) hoặc kẻ xuống biển đánh cá
(ngư) để kiếm sống.
Trong truyện, nhân vật Ngư tên Bào Tử Phược, nhân vật Tiều là
Mộng Thê Triền. Họ vốn là hai người bạn, vì nạn “nước mất”, hoàn cảnh
loạn ly mà xa cách nhau từ lâu, cả hai cùng bỏ con đường khoa cử đế sống
ẩn dật. Hai người có hoàn cảnh gia đình khó khăn người thì vợ chết, vợ bệnh
liên miên, kẻ thì con đông nhưng đau không dứt. Ngư - Tiều rủ nhau đi tìm

Kỳ Nhân Sư là một vị thầy thuốc có “tài cao đức trọng” ở đất U Yên, lúc này
cũng đang đi ở ẩn, thương dân nên ra làm thuốc cứu dân độ thế. Dọc đường
họ gặp được Châu Đạo Dẫn vốn là đồ đệ của Kỳ Nhân Sư, liền nhờ Châu
Đạo Dẫn dẫn lối cho. Biết Kỳ Nhân Sư đi vắng, Châu Đạo Dẫn liền mời
21


Ngư và Tiều vào am Bảo Dưỡng nghỉ tạm vài ngày. Ba người từ đó kết thân
với nhau và Châu Đạo Dẫn đã dạy cho Ngư - Tiều những bài học vỡ lòng
của nghề thuốc. Châu Đạo Dẫn có ý định giới thiệu họ với Đường Nhập
Môn là một môn đồ giỏi của Kỳ Nhân Sư. Họ chưa kịp đến ra mắt Đường
Nhập Môn thì tình cờ Đường Nhập Môn đi qua am Bảo Dưỡng, nhân đó
Châu Đạo Dẫn liền mời Đường Nhập Môn vào am Bảo Dưỡng chơi. Tại
đây, họ cùng nhau xướng họa đế tỏ nỗi lòng mình trước cảnh non nước bị
ngoại bang xâm chiếm.
Sau đó, Châu Đạo Dẫn phải từ biệt bạn để về Đông Thanh học luyện
đan, Ngư - Tiều ở lại với Đường Nhập Môn để học về y thuật và chờ ngày
gặp Kỳ Nhân Sư. Bấy giờ, vua Liêu sai sứ đến rước Kỳ Nhân Sư về triều giữ
chức thái y Kỳ Nhân Sư lấy cớ bị bệnh nên không ra nhận chức. Nghe tin,
Đường Nhập Môn vội đưa Ngư - Tiều đến xin học Kỳ Nhân Sư. Họ cùng
nhau đến Đan Kỳ là nơi Kỳ Nhân Sư đang ở. Tới Đan Kỳ, họ được Châu
Đạo Dẫn ra đón và kể cho nghe truyện Kỳ Nhân Sư ở Thiên Thai, vì không
chịu ra làm thái y cho vua Liêu, lại muốn được yên thân nên đã tự xông cho
mù cả hai mắt. Nghe kể, ai cũng tỏ lòng kính phục Kỳ Nhân Sư. Ngư - Tiều
ngỏ ý xin được học Kỳ Nhân Sư và tiện thể hỏi Hưởng Thanh Phong và Ảnh
Minh Nguyệt về tương lai của đất nước. Nhưng Châu Đạo Dẫn khuyên họ
hãy ở lại để chờ và Châu Đạo Dẫn đã giảng thêm cho hai người về y thuật.
Tuy không gặp được Kỳ Nhân Sư nhưng hai người đã học được hai thiên
dạy về cách làm thuốc do chính Kỳ Nhân Sư soạn thảo.
Ngư - Tiều lãnh hai bài đó rồi trở về (một bài luận về tiêu bản, một

bài nói về phép chữa tạp bệnh). Sau khi từ biệt Đạo Dẫn và Nhập Môn, Ngư
- Tiều dự định sẽ bỏ nghề cũ để đi làm nghề y. Đêm đi lạc đường trong rừng,
vào ngủ ở một cái miếu trong hang, nằm mê thấy mộng xử án các thầy
22


thuốc, thầy châm cứu chữa xằng, và thầy phép, thầy chùa gieo mê tín dị
đoan. Tỉnh ra, Ngư - Tiều mới biết đó là những lời răn, nên khi về nhà, cả
hai người đều ra công học thuốc cho thật giỏi, thấu đáo, rồi chuyên mỗi
người một khoa. Ngư chữa bệnh nhi khoa, Tiều chừa bệnh phụ khoa. Họ đều
trở nên những thầy thuốc lành nghề và chân chính. Họ thường qua lại với
nhau và thỉnh thoảng lại đến Đan Kỳ để học thêm những bí quyết trong nghề
thuốc của Kỳ Nhân Sư.
1.2.3.

Ý nghĩa của truyện thơ

Ngư Tiều y thuật vấn đáp là một truyện thơ độc đáo, mang nhiều ý
nghĩa sâu sắc. Nhằm mục đích phổ biến Đông y, Nguyễn Đình Chiểu đã
mượn bối cảnh đất U Yên ở Trung Quốc đời xưa bị giặc ngoại bang xâm
chiếm, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên câu chuyện người dân đi
lánh nạn, tìm thầy học thuốc để cứu người, cứu dân trong cảnh khổ sở lầm
than. Dưới hình thức là câu chuyện về y học để nói lên sự quan tâm của
mình đối với tính mạng của bệnh nhân trước tình cảnh các dung y vụ lợi mà
quên đi đạo đức của một lương y, nhằm bổ cứu tình hình y học đương thời
vì nhiệm vụ của người thầy thuốc là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bên
cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu còn nêu cao vấn đề cứu nước nhằm động viên
tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thể hiện tấm lòng
thiết tha yêu nước của mình. Tình thế không còn cho phép kêu gọi đánh Tây,
Nguyễn Đình Chiểu lại chủ trương không cộng tác với Tây, kiên trì thái độ

chống đối, bất hợp tác với thực dân Pháp. Nhà thơ vẫn nêu cao chí hướng
của những người yêu nước, nuôi dưỡng lòng căm thù giặc sâu sắc.
Tiểu kết

23


Ngư Tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Đình
Chiểu được ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam bộ đã bị Pháp xâm
chiếm. Truyện thơ là một câu chuyện về y học độc đáo, mang ý nghĩa sâu
sắc được dựng lên trên bối cảnh đất U Yên loạn lạc bị ngoại bang xâm
chiếm, dân tình khốn khổ lầm than. Hai nhân vật chính Ngư – Tiều đi tìm
thầy học thuốc chữa bệnh cho dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than cơ
cực là những đại diện cho tầng lớp nhân dân nghèo khổ nhưng biết nghĩ đến
dân đến nước được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm trong truyện thơ. Qua đó,
nói lên sự quan tâm của Nguyễn Đình Chiểu đối với tính mạng và sức khỏe
của các bệnh nhân trước thực trạng các dung y không từ thủ đoạn để vụ lợi
cho bản thân, đồng thời thể hiện sâu sắc lòng cảm thù giặc và thiết tha tinh
thần yêu nước, nêu cao vấn đề cứu nước nhằm động viên tinh thần chống
giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
2.

Ngư, Tiều y thuật vấn đáp – tác phẩm kết tinh của y học và tinh thần yêu
nước
2.1. Tâm trạng yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc – nội dung, tinh
thần chủ đạo của tác phẩm
2.1.1. Lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng
Trong lịch sử nước ta, thời nào cũng vậy hễ có ngoại xâm là tinh thần
dân tộc, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm lại nảy nở và phát triển mạnh
mẽ. Bác Hồ đã từng có câu: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là

truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bởi Tổ quốc hai tiếng thiêng liêng ấy vang
lên trong lòng mỗi người gợi lên một niềm yêu thương bao hàm tất cả những
gì thân yêu và quý báu nhất. Tình yêu Tổ quốc là một tình cảm cao cả, nó
24


cũng vận động không ngừng cùng với lịch sử. Đi qua một thời kì tư tưởng
yêu nước lại mang những dấu ấn riêng biệt và trong văn học tư tưởng ấy đã
làm nên những giá trị bất diệt. Nền văn học thành văn của Việt Nam ra đời
cùng với nền độc lập của dân tộc. Một trong những tiếng nói đầu tiên của nó
là tiếng nói khẳng định, tiếng nói quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
Từ đây song song với nền văn học dân gian, văn học thành văn đánh
dấu sự trưởng thành của mình bằng sự trưởng thành của ý thức dân tộc, và
những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm thắng lợi đã đem đến cho thơ văn
những trang viết hết sức hào hùng, sôi nổi. Thơ của Lý Thường Kiệt, Trần
Quang Khải, hịch của Trần Hưng Đạo, cáo của Nguyễn Trãi, phú của
Trương Hán Siêu,... là những tác phẩm mẫu mực của văn học yêu nước các
giai đoạn trước, đồng thời cũng là những tác phẩm mẫu mực của văn học
dân tộc nói chung. Văn học yêu nước chống Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XIX đã kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và có
những bước phát triển mới của nó.
Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối
thế kỷ XIX, là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu nước chống
Pháp. Tên tuổi của ông tượng trưng cho lòng yêu nước Việt Nam giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân
dân miền Nam, và thơ văn của ông như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
viết là: “những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân

ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất
nước ta”.
Nói đến thầy Đồ Chiểu - cái tên trìu mến mà nhân dân miền Nam
dùng để gọi cho nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, người ta không thể
25


×