Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo đường 115 huyện sông mã tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.56 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRẦN THỊ THANH THẢO
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
CỦA DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƢỜNG 115 HUYỆN SÔNG MÃ
TỈNH SƠN LA”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------



TRẦN THỊ THANH THẢO
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
CỦA DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƢỜNG 115 HUYỆN SÔNG MÃ
TỈNH SƠN LA”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Lớp

: K44 – ĐCMT – N01

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn


: Ths. Nguyễn Minh Cảnh

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý Tài nguyên, tôi đã về thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Sông
Mã. Đến nay tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập tốt nghiệp và khoa luận tốt nghiệp
của mình.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đây
là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng
củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Trong trang đầu của khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô trong khoa Quản lý Tài Nguyên đã
tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Phòng Tài nguyên
Và Môi trƣờng huyện Sông Mã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy
giáo hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Minh Cảnh giảng viên khoa Khoa học môi trƣờng trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, tập thể lớp 44B - ĐCMT khoa Quản
lý Tài nguyên cùng toàn thể các bạn bè, ngƣời thân xung quanh đã giúp đỡ, chia sẻ những
khó khăn trong khoảng thời gian học tập, rèn luyện tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, ngày


tháng năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Thanh Thảo


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1:

Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Mã năm 2015 ......................................... 46

Bảng 4.2:

Kết quả thống kê diện tích đất đã thu hồi ......................................................... 49

Bảng 4.3:

Kết quả bồi thƣờng đất nông nghiệp................................................................. 51

Bảng 4.4.

Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng của dự án ......................................................... 57

Bảng 4.5:


Ý kiến của ngƣời dân về các hoạt động GPMB............................................... 58

Bảng 4.6:

Ý kiến ngƣời dân sau GPMB ............................................................................ 60

Bảng 4.7:

Ý kiến của cản bộ chuyên môn về công tác bồi thƣờng GPMB..................... 61


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện Sông Mã.................................................................. 36

Hình 4.2:

Hình ảnh về huyện Sông Mã ............................................................................ 37

Hình 4.3:

Đoạn đƣờng tỉnh lộ 115 Nà Nghịu – Mƣờng Lầm ......................................... 47


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

TP

:

Thành Phố

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TĐC

:

Tái định cƣ

BT

:

Bồi thƣờng


NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ

TT-BTC

:

Thông tƣ - Bộ Tài chính

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng



:

Quyết định

QĐ-UBND

:

Quyết định - Ủy ban Nhân dân




:

Nghị Định

PTTH

:

Phổ thông trung học

THCS

:

Trung học cơ sở

DTNT

:

Dân tộc nội trú


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích.............................................................................................................................. 2
1.3.Yêu cầu ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Ý nghĩa ................................................................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................................................. 5
2.2. Khái quát về bồi thƣờng,giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, thu hồi đất và tái định cƣ .......... 8
2.2.1. Khái niệm về bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cƣ ........ 8
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ....................... 10
2.3. Những nội dung cơ bản của chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ ........13
2.3.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng của pháp luật về bồi thƣờng GPMB…. . 13
2.3.2. Bồi thƣờng đất................................................................................................................ 15
2.3.3. Bồi thƣờng, hỗ trợ về tài sản ......................................................................................... 17
2.3.4. Một số kết quả trong việc thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam và
ở Sơn La.................................................................................................................................... 21
2.4. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng .... 24
2.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới................................................................. 24
2.4.2. Kinh nghiệm thực tế công tác bồi thƣờng, GPMB tại Việt Nam ............................... 30
2.4.3. Nhận xét, đánh giá ......................................................................................................... 32
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 34
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 34
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................................... 34
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 34
3.2. Địa điểm và thời gian........................................................................................................ 34


vi


3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 34
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sông Mã ............................................ 34
3.3.2. Tình hình sử dụng đất huyện Sông Mã ........................................................................ 34
3.3.3. Khái quát về dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng 115 huyện Sông Mã ............................. 34
3.3.4. Đánh giá kết quả công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằngcủa dự án dự án nâng cấp,
cải tạo đƣờng 115 huyện Sông Mã ......................................................................................... 34
3.3.5. Đánh giá công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo
đƣờng 115 huyện Sông Mã thông qua ý kiến ngƣời dân và cán bộ chuyên môn quản lý đất
đai .............................................................................................................................................. 34
3.3.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng 115
huyện Sông Mã ........................................................................................................................ 34
3.3.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng, giải phóng
mặt bằng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại huyện Sông Mã ........................ 35
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................. 35
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................... 35
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................................................. 35
3.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ................................................................. 35
3.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................................................... 35
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 36
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sông Mã ...................................................... 36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................... 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................................. 42
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng của huyện Sông
Mã ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ............................................. 44
4.2. Tình hình sử dụng đất huyện Sông Mã ........................................................................... 46
4.4. Đánh giá kết quả công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằngcủa dự án dự án nâng cấp,
cải tạo đƣờng 115 huyện Sông Mã ......................................................................................... 48
4.4.1. Đối tƣợng và điều kiện bồi thƣờng............................................................................... 48



vii

4.4.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thƣờng về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã đƣợc thu
hồi trong dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng 115 huyện Sông Mã.............................................. 48
4.4.3. Đánh giá các chính sách hỗ trợ của dự án .................................................................... 53
4.5. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp,
cải tạo đƣờng 115 huyện Sông Mã thông qua ý kiến ngƣời dân và cán bộ chuyên môn
quản lý đất đai .......................................................................................................................... 57
4.5.1. Đánh giá kết quả công tác thu hồi, bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng thông qua
phiếu điều tra lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân của dự án ................................................ 57
4.5.2. Đánh giá kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng của
huyện Sông Mã ........................................................................................................................ 61
4.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng 115
huyện Sông Mã ........................................................................................................................ 62
4.6.1. Thuận lợi ........................................................................................................................ 62
4.6.2. Khó khăn ........................................................................................................................ 62
4.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại huyện Sông Mã................................ 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 65
5.1. Kết luận.............................................................................................................................. 65
5.2. Đề nghị .............................................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 47


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mỗi quốc gia đều có môt quỹ đất nhất định và đƣợc giới hạn trong

đƣờng biên giới của nƣớc đó. Với một nƣớc có khoảng 70% dân số là nông
dân nhƣ Việt Nam thì đất đai luôn là vấn đề rất nhạy cảm và nhận đƣợc sự
quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Đất nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo
nhƣ xác định của Đảng và Nhà nƣớc, do đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày
càng lớn và có xu hƣớng phức tạp. Nhu cầu sử dụng đất để mở mang các khu
đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cƣ, đảm bảo quốc
phòng anh ninh, đời sống dân cƣ… đặc biệt là nhu cầu về cơ sở hạ tầng của
mạng lƣới đƣờng bộ ngày càng tăng. Vì vậy, việc thu hút các dự án đầu tƣ,
phát triển cơ sở hạ tầng là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
một địa phƣơng, một khu vực. Trong đó, công tác GPMB là một khâu quan
trọng trong việc góp phần thành công của một dự án nói chung và ảnh hƣởng
trực tiếp đến tiến độ hoàn thành của một dự án nói riêng.
Ngày nay, do đất đai ngày càng có giá nên công tác bồi thƣờng GPMB
khi Nhà nƣớc thu hồi đất là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế, xã hội
tổng hợp, đƣợc sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức và cá
nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan
hệ về đất đai mà còn thể hiện các mối quan hệ về chính sách, xã hội. Có thể
nói đây là một thách thức lớn đối với việc triển khai các dự án hiện nay.
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La,
cách trung tâm thành phố khoảng 130km. Nhằm phát triển kinh tế, xã hội cho
khu vực, xóa dần khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với các trung tâm văn hóa


2

chính trị của tỉnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, trong những
năm qua huyện đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tƣ xây dựng, cải
tạo cơ sở hạ tầng đặc biệt là việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng, nâng
cấp, cải tạo cho những công trình giao thông đƣợc chú trọng nhằm tháo gỡ tình

trạng ách tắc giao thông, giải quyết nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Tuy nhiên công
tác bồi thƣờng lại gặp nhiều khó khăn, chính sách bồi thƣờng chƣa đƣợc ngƣời
dân chấp nhận. Song do nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan nên công tác bồi thƣờng còn gặp những trở ngại, khó
khăn dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công còn chƣa kịp thời, làm
ảnh hƣởng đến tiến độ thi công của các dự án trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý Tài
nguyên - trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn giúp đỡ
trực tiếp của thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Cảnh – Giảng viên khoa Khoa học
môi trƣờng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thƣờng
giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng 115 huyện Sông Mã”
1.2. Mục đích
Đánh giá công tác GPMB của dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng 115 huyện
Sông Mã, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn và đề xuất các phƣơng án
có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác bồi thƣờng GPMB cho
địa phƣơng trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên bổ sung
những kiến thức đã học trên, lớp học hỏi, tiếp nhận những kiến thức, kinh
nghiệm ngoài thực tế và hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai,
cụ thể là công tác bồi thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ (TĐC)..
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng đất, xác định
những tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện bồi thƣờng GPMB, nguyên


3

nhân và giải pháp khắc phục cho địa phƣơng trong việc thực hiện bồi thƣờng
và GPMB đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trong quá trình phát triển xã hội của cả nƣớc nói chung và của huyện Sông
Mã nói riêng thì việc bồi thƣờng và hỗ trợ về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất là vấn đề xảy ra thƣờng xuyên.
Quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã đƣợc Hiến pháp
ghi nhận và bảo hộ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bộ tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thu
hồi của ngƣời đang sử dụng đất đều phải đƣợc bồi thƣờng theo giá thị trƣờng. Đối với
trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở, Nhà nƣớc phải thực
hiện chính sách TĐC cho các đối tƣợng này.
Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc do nhân dân lao động thiết lập lên, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nƣớc theo đuổi sứ mạng cao cả và mang đầy
tính nhân văn là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh của ngƣời dân. Đặt trong
bối cảnh đó, thì khi Nhà nƣớc thu hồi đất của ngƣời dân để sử dụng vào bất kỳ mục đích
gì (cho dù là sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và phát triển kinh tế) mà họ phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nƣớc phải có bổn phận và
nghĩa vụ phải bồi thƣờng và thực hiện việc TĐC nhằm làm cho ngƣời sử dụng đất sớm
ổn định cuộc sống.
Mặt khác, thiệt hại về lợi ích của ngƣời sử dụng đất (trong đó có lợi ích về
nhà ở) là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc gây ra.
Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nƣớc và pháp quyền, mọi chủ thể trong xã hội bao
gồm Nhà nƣớc, công dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội…đều bình
đẳng với nhau trƣớc pháp luật. Nƣớc ta đang từng bƣớc xây dựng một xã hội dân sự
văn minh và hiện đại nơi mà ở đó quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong xã

hội phải đƣợc luật pháp tôn trọng và bảo vệ. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, khi Nhà


5

nƣớc thu hồi đất ở mà làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất thì
Nhà nƣớc không những có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, mà còn phải thực hiện
TĐC cho họ.
Chính sách này nhằm giúp cho ngƣời bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn định
cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất do việc thu hồi
đất gây ra, mặt khác giúp họ giải quyết đƣợc những khó khăn khi phải thay đổi nơi
ở mới.
Vì vậy, để rút kinh nghiệm và hoàn thiện chính sách pháp luật trong vấn đề
này cho phù hợp với thực tiễn thì việc đánh giá công tác bồi thƣờng GPMB của các
dự án là vấn đề hết sức cần nghiên cứu.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.1.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng
Cơ sở pháp lý của đề tài là tất cả các văn bản liên quan đến công tác bồi thƣờng
và hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất, bao gồm những văn bản chính sau:
- Hiến pháp năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Dân sự năm 2005;
- Nghị đinh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền

sử dụng đất trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất;
- Nghị Định số 69/2009 NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quyết định
bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ;


6

- Đính chính số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 của Chính Phủ đính chính
Nghị Định số 69/2009/ NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ;
- Thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính ban hành
hƣớng dẫn thực hiện Nghị Định 197/2004/NĐ-CP;
- Thông tƣ số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
- Thông tƣ số 06/2007/TT- BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên &
Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 184/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự bồi thƣờng hỗ
trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tƣ 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên & Môi
trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và trình tự thủ tục thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Thông báo sở tài chính về đơn giá bồi thƣờng hỗ trợ cây cối hoa màu vật
nuôi khi thực hiện công tác bồi thƣờng giải phòng mặt bằng;
Các quyết định cụ thể của từng UBND về giá các loại đất, giá cây trồng vật
nuôi, nhà ở, kiến trúc.
2.1.2.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Sơn La liên quan đến công tác bồi

thường giải phóng mặt bằng
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII; Báo cáo
chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2011 - 2015;
- Nghị quyết số 265/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La về giải pháp giải quyết những vƣớng mắc, tồn tại trong
việc thực hiện Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La;


7

- Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp tỉnh, huyện, xã.
- Nghị quyết số 355/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về việc thông qua quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Sơn La giai đoạn
2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030.
- Quyết định 3338/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2020.
- Quyết định 2955/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sơn La về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (đặc dụng,
phòng hộ, sản xuất) tỉnh Sơn La theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày
05/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày //20.… của UBND Tỉnh Sơn La phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sông Mã đến năm 2020;
- Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt quy hoạch thủy lợi tỉnh Sơn La giai đoạn 20112020;
- Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn
La phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn
la từ năm 2010 đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn
La đến năm 2020;
- Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 về việc phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm
vật liệu xây dựng thông thƣờng tỉnh Sơn La đến năm 2020.


8

- Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc vê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến
năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030
2.2. Khái quát về bồi thƣờng,giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, thu hồi đất và tái
định cƣ
2.2.1. Khái niệm về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, hỗ trợ và tái
định cư
* Bồi thường
Bồi thƣờng là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tƣơng xứng
với giá trị hoặc công lao. Nhƣ vậy, bồi thƣờng là trả lại tƣơng xứng với giá trị hoặc
công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại.
Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử
dụng đất và tài sản trên đất đối với diện tích đất bị thu hồi và tài sản có trên diện
tích đất đó cho ngƣời bị thu hồi đất. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử
dụng đất xác định.
* Giải phóng mặt bằng

GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các việc có liên quan đến việc di dời
các nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng và một bộ phận dân cƣ trên phần đất nhất
định đƣợc quy hoạch cho việc cải tạo mở rộng hoặc xây dựng công trình mới.
Quy trình GPMB đƣợc tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng GPMB đến
khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tƣ mới. Đây là một quá trình đa dạng và
phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên
tham gia và của toàn xã hội.
* Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Khoản 7, Điều 4, Luật Đất đai 2003 quy định “Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí làm việc mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”


9

* Thu hồi đất
Khoản 5, Điều 4, Luật Đất đai 2003 quy định: “Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc
ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất đã giao lại cho tổ chức,
UBND xã, phƣờng, thị trấn quản lý theo quy định của luật này”
Chỉ có nhà nƣớc mới có quyền thu hồi đất, tức thu hồi phần diện tích đất đai
đã giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây
dựng phát triển của địa phƣơng.
* Tái định cư
TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc bố trí chỗ ở mới cho các hộ
gia đình, cá nhân bị Nhà nƣớc thu hồi đất đang ở để giao cho ngƣời khác sử dụng để
xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Đây là hoạt động
nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cƣ đã
gánh chịu vì sự phát triển chung. TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị
trí rất quan trọng trong chính sách bồi thƣờng GPMB.
Hiện nay ở nƣớc ta khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì

ngƣời sử dụng đất đƣợc bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: Bồi thƣờng
bằng nhà ở; Bồi thƣờng bằng giao đất ở mới; Bồi thƣờng bằng tiền để ngƣời dân tự
lo chỗ ở.
Từ đây có thể thấy rằng bản chất của công tác GPMB, bồi thƣờng, hỗ trợ và
TĐC trong tình hình hiện nay không chỉ đơn thuần là bồi thƣờng trả lại về giá trị vật
chất mà còn đảm bảo lợi ích chính đáng cho những ngƣời dân bị Nhà nƣớc thu hồi
đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Đó là việc Nhà nƣớc đảm bảo cho họ có một cuộc sống mới ổn định, một điều kiện
sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng điều kiện sống nơi ở cũ, hỗ trợ ổn định đời sống và
ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm… để họ yên tâm
sản xuất, làm việc và cống hiến cho xã hội góp phần đƣa đất nƣớc phát triển trên
những cơ sở vững chắc, ổn định và tiến vững trên con đƣờng hội nhập toàn cầu.


10

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
2.2.2.1. Các nhân tố chủ quan
- Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở
hữu nhà ở
Công tác quản lý đất đai bao gồm: Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Nó có tác động rất lớn tới công tác HT, BT GPMB. Nếu
công tác quản lý đất đai đƣợc thực hiện tốt thì công tác đền bù thiêt hại sẽ đƣợc tiến
hành nhanh chóng.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng
giữ vai trò rất lớn trong việc xác định tính hợp pháp của mảnh đất và tài sản gắn liền
với mảnh đất đó làm căn cứ để xem xét mảnh đất đó có đƣợc đền bù hay không. Do đó
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà là cơ sở để xác
định đối tƣợng đƣợc đền bù thiệt hại. Nếu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất đƣợc tiến hành đúng, đủ đối tƣợng thì sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác đền bù thiệt hại. Khi đó việc xác định đối tƣợng đƣợc đền bù sẽ trở
nên dễ dàng hơn. Ngƣợc lại nếu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu nhà không đƣợc thực hiện tốt sẽ gây khó khăn cho việc xác định đất sử
dụng hợp pháp hay bất hợp pháp để thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc
thu hồi đất. Đặc biệt gây khó khăn cho công tác quản lý quá trình đền bù thiệt hại.
- Công tác đánh giá đất
Đánh giá đất là phƣơng pháp kinh tế nhằm tính toán lƣợng hóa giá trị của đất
đai. Khi chúng ta tiến hành thu hồi đất thì phải đền bù cho ngƣời dân mà muốn đền
bù chính xác thì chúng ta phải định giá đất để làm cơ sở tính tiền đền bù cho dân.
Định giá đất là sự ƣớc tính về giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ cho một
mục đích sử dụng đã đƣợc xác định, tại một thời điểm xác định. Đất đai là một tài
sản đặc biệt. Giá đất ngoài các yếu tố về không gian, thời gian, kinh tế, pháp lý, nó
còn bị tác động bởi các yếu tố tâm lý, xã hội. Khi định giá đất ngƣời định giá phải
căn cứ vào nguyên tắc và phƣơng pháp định giá đất, phải cân nhắc đầy đủ ảnh
hƣởng của chính sách đất đai của chính phủ trên cơ sở nắm chắc tƣ liệu thị trƣờng


11

đất đai, căn cứ vào những thuộc tính kinh tế và tự nhiên của đất đai theo chất lƣợng
và tình trạng thu lợi thông thƣờng trong hoạt động kinh tế thực tế của đất đai.
Chính vì vậy việc đánh giá đất cần phải chính xác, hợp lý và phải dựa trên cơ sở
khoa học và thực tiễn. Đây là công tác hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong
việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và hiệu quả sử dụng đất, là cơ
sở để thực hiện công tác bồi thƣờng thiệt hại một cách hiệu quả và chính xác.
- Nguồn vốn thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nguồn vốn thực hiện công tác GPMB bao gồm: Vốn Ngân sách Nhà nƣớc,
vốn của chủ dự án và nguồn vốn khác. Có thể coi nguồn vốn có vai trò quan trọng,
quyết định tới tiến độ GPMB, tiến độ thi công nhanh hay chậm. Có nguồn vốn thì
chúng ta mới có tiền để trả các chi phí bồi thƣờng, có kinh phí để tiến hành thực

hiện các công tác liên quan đến việc thu hồi và xây dựng nhà TĐC cho các hộ bị thu
hồi. Nguồn vốn lớn, mạnh thì công tác đền bù diễn ra nhanh, kết thúc sớm. Ngƣợc
lại, thiếu vốn sẽ ảnh hƣởng lớn tới tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng công việc.
- Vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành trong công tác giải phóng mặt bằng
Chính quyền địa phƣơng là cơ quan quản lý trực tiếp về đất đai, gần gũi nhất
với nhân dân, nắm rõ tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Do đó nếu
chính quyền địa phƣơng hiểu rõ đƣợc những lợi ích kinh tế mà dự án đem lại thì
việc tuyên truyền tới ngƣời dân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc một số
ngƣời dân chống đối việc thực hiện dự án là không thể tránh khỏi, trong trƣờng hợp
đó chính quyền địa phƣơng là cơ quan có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cƣỡng chế thực
hiện GPMB.
Bên cạnh đó sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan quản lý,
các ban ngành liên quan và sự theo dõi chỉ đạo sát sao của cơ quan Trung ƣơng
cũng có tác động rất tích cực tới công tác GPMB.
2.2.2.2. Nhân tố khách quan
- Chính sách đền bù của Nhà nước
Chính sách đền bù của Nhà nƣớc là một nhân tố khách quan có ảnh hƣởng
trực tiếp đến công tác BTGPMB. Nó là căn cứ pháp lý quan trọng mà dựa vào đó
để xác định nội dung đền bù, mức đền bù, giá đền bù và phƣơng án TĐC, HT


12

chuyển đổi nghề nghiệp, HT sản xuất, ổn định đời sống ngƣời dân bị thu hồi đất.
Một chính sách đền bù thống nhất, chặt chẽ sẽ giúp việc bồi thƣờng GPMB đƣợc
thực hiện một cách dễ dàng và minh bạch. Ngƣợc lại nếu chính sách đền bù
không nhất quán sẽ dẫn đến bế tắc trong công tác GPMB.
- Bối cảnh chung của nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta, thị trƣờng bất động sản

ngày càng đƣợc hình thành và phát triển. Ngày nay thị trƣờng bất động sản đã và
đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trƣờng
của nền kinh tế quốc dân, nó có nhiều đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy
nền kinh tế đất nƣớc trong thời gian qua và trong tƣơng lai. Tác động không nhỏ
tới công tác bồi thƣờng GPMB giá đất bị ảnh hƣởng bởi nền kinh tế trong thời
điểm tiến hành bồi thƣờng, một nền kinh tế ổn định sẽ giúp việc bồi thƣờng
GPMB đƣợc tiến hành nhanh và dễ dàng hơn. Ngƣợc lại, nền kinh tế không ổn
định trong thời gian dài sẽ gây ra khó khăn lớn trong công tác bồi thƣờng GPMB
gây ảnh hƣởng tới chật lƣợng công việc.
- Biến động của thị trường đất đai và giá đất
Giá cả của bất động sản đƣợc hình thành trên thị trƣờng và nó sẽ tác động tới
giá đất bồi thƣờng. Việc hình thành và phát triển của thị trƣờng bất động sản góp phần
giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ (do ngƣời đầu tƣ có thể đáp
ứng nhƣ cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trƣờng), đồng thời ngƣời bị thu
hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông
qua Nhà nƣớc thực hiện chính sách TĐC và bồi thƣờng.
- Phía người dân bị thu hồi đất
Ngƣời dân có đất bị thu hồi là một trong các bên tham gia trực tiếp vào quá
trình bồi thƣờng GPMB. Vì vậy đây là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn tới công tác bồi
thƣờng GPMB. Nếu ngƣời dân có ý thức, trách nhiệm và tự giác tham gia thì công
tác GPMB sẽ đƣợc thực hiện nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên việc để
ngƣời dân tự giác tham gia là vô cùng khó khăn vì việc bồi thƣờng GPMB có liên
quan trực tiếp tới lợi ích của họ. Bên cạnh đó một bộ phận ngƣời dân lại không có


13

hiểu biết dễ bị kẻ xấu lôi kéo chống phá, cản trở quá trình thực hiện bồi thƣờng
GPMB của Nhà nƣớc. Do đó khi thực hiện công tác GPMB các cấp, ngành có thẩm
quyền phải có trách nhiệm tuyên truyền để ngƣời dân hiểu rõ lợi ích mà dự án đem

lại cũng nhƣ các chính sách về bồi thƣờng GPMB của Nhà nƣớc.
2.3. Những nội dung cơ bản của chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng,
hỗ trợ
Vấn đề bồi thƣờng, GPMB ở Việt Nam đã đƣợc đặt ra từ rất sớm, ngày 14-41959 đã có nghị định số 151/TTg ban hành “Quy định thể lệ tạm thời về trƣng dụng
ruộng đất”, tiếp theo là thong tƣ số 1792/TTg ngày 11-01-1970 của thủ tƣớng chính
phủ quy định một số điểm tạm thời “Về bồi thƣờng nhà cửa, đất đai, cây lƣu niên, các
hoa mầu cho nhân dân những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố”. Sauk hi có
Luật Đất Đai (1987) và bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn đề này ngày càng đƣợc chú
trọng và xử lí đồng bộ, phù hợp với tình hình mới, bắt đầu từ Quyết định số 186/HĐBT
ngày 31-5-1989 “Về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử
dụng vào mục đích khác” cùng với hang loạt các văn bản pháp quy mới về vấn đề có
lien quan (giá đất, quyền của ngƣời sử dụng đất, quản lý quy hoạch đô thị….) đã hình
thành một hệ thống chính sách và tổ chức cho công tác bồi thƣờng, GPMB
Ngày 17-8-1994, Chính phủ ban hành Nghị định 90/CP “Về việc đền bù thiệt
hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia công cộng”, và 4 năm sau, ngày 24-4-1998 thay thế bằng nghị định số
22/1998/NĐ-CP cùng tên. Khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 “Về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái
định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất” thay thế cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP, nhƣng lần
này ngoài việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, còn quy định cả về đền bù, hỗ trợ tái định cuwkhi nhà nƣớc thu
hồi đất để sử dụng “Vào mục đích kinh tế”… Trƣớc đó, trong nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành Luật Đất đai, Chính phủ cũng đã có
quy định về: Xử lý tiền sử dụng đất trong trƣờng hợp thu hồi đất (Điều 35) và việc thu
hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi (Điều 36). Bộ tài chính cũng đã có các Thông tƣ
số 116/2004/TT-BTC ngày 02/8/2006 hƣớng dẫ thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-


14


CP nói trên. Gần đây nhất là nghị định 69/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 13/8/2009
quy ddnhj bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ. Đến nay, công tác bồi thƣờng, GPMT và hỗ trợ cho các đối tƣợng bị thu hồi
đất đƣợc điều tiết bởi một hệ thống các quy định tƣơng đối hoàn chỉnh và khái quát
trên phạm vi cả nƣớc, theo đó, tùy chỉnh tình hình thực tế từng địa phƣơng mà các quy
định đó đƣợc áp dụng sao cho phù hợp.
Nghiên cứu các văn bản pháp quy trên đây thấy rõ đƣợc một điều là các chính
sách về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và
đƣợc điều chỉnh lien tục cho phù hợp với các biến động của tình hình. Trƣớc những
năm 80 của thế kỷ trƣớc, trong điều kiện kinh tế chƣa phát triển, với cơ chế quản lý
theo kế hoạch tập trung, việc thu hồi đất diễn ra thƣa thớt và đơn giản, lợi ích công
cộng, lợi ích Nhà nƣớc đƣợc đặt vào vị trí cao nhất để phục tùng, việc bồi thƣờng, hỗ
trợ… tiến hành một cách sơ sài và chủ yếu là do tập thể (hợp tác xã) đảm nhận và gánh
chịu. Sau đó có Luật đất đai đến khoảng năm 2000 là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của
nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, ruộng đất nông nghiệp đƣợc giao đến từng hộ gia
đình, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của cá nhân đƣợc xác lập, ngƣời sử
dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất và mua bán nhà ở, thêm vào đó, nhu cầu của phát triển đòi hỏi
phải đƣợc cung cấp một lƣợng lớn đất đai cho việc mở rộng đô thị, mở rộng mạng lƣới
giao thong, hình thành mới các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vui chơi giải trí…
làm cho công tác thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ trở nên phức tạp và nặng nề gấp nhiều lần.
Một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng có vốn của nƣớc ngoài lại có thêm chính
sách cụ thể về bồi thƣờng, hỗ trợ… cũng tạo ra áp lực phải điều chỉnh nhanh chóng các
chính sách về mặt này. Vai trò của các nhà đầu tƣ và ngƣời có đất bị thu hồi đƣợc coi
trọng, các yếu tố thi trƣờng (giá đất, tiền sử dụng đất…) đƣợc áp dụng vào việc bồi
thƣờng thiệt hại về đất đai và tài sản, lợi ích kinh tế của các bên tham gia đƣợc điều
hòa. Từ khoảng năm 2000 đến nay, nhất là sau khi có Luật đất đai 2003 thì chính sách
bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đi vào bƣớc hoàn thiện, có tác dụng trong
việc đảm bảo cân đối và ổn định cho phát triển, khuyến khích đƣợc nhà đầu tƣ và
tƣơng đối giữ đƣợc nguyên tắc công bằng, ngƣời bị thu hồi đất đƣợc đặt vào vị trí trung



15

tâm để giải quyết mọi xung đột, các lợi ích phi vật thể bắt đầu đƣợc quan tâm, các hiệu
quả xã hội – môi trƣờng do việc thu hồi đất mang lại đƣợc chú ý khi đánh giá các dự án
xây dựng có thu hồi đất và các chính sách đền bù, hỗ trợ….
2.3.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật về bồi thường GPMB
2.3.1.1. Phạm vi điều chỉnh
- Đất dung vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng
- Đất đƣợc sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế nhƣ xây dựng khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và đất dùng cho các dự án đầu tƣ
sản xuất kinh doanh thuộc nhóm A, các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA và dự án sử dụng 100% vốn nƣớc ngoài.
2.3.1.2. Đối tượng áp dụng
Đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo Điều 2,
Nghị định 197/2004/NĐ-CP bao gồm:
- Tổ chức, cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc,
ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đang sử dụng đất
bị Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ an toàn của
các công trình công cộng, mà đất đó phải thay đổi mục đích sử dụng hoặc hạn chế khả
năng sử dụng đất do chịu ảnh hƣởng của công trình công cộng.
- Các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất trên đây chỉ đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nếu đất đang sử dụng của họ thuộc phạm vi áp dụng
Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Nếu ngƣời bị thu hồi đất mà tự nguyện hiến tặng một
phần hoặc toàn bộ đất, tài sản gắn liền với đất thì không thuộc đối tƣợng bồi thƣờng, hỗ
trợ tái định cƣ theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
2.3.2. Bồi thường đất

Để đảm bảo công bằng xã hội và lợi ích hợp pháp của ngƣời có đất bị thu hồi,
Nhà nƣớc quy định các trƣờng hợp thu hồi đất có bồi thƣờng và thu hồi đất mà không
bồi thƣờng.


16

Khoản 1, điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định: Nhà nƣớc thu hồi đất
của ngƣời đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại cac khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và
11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định
84/2007/NĐ-CP thì đƣợc bồi thƣờng; trƣờng hợp không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.
Khoản 2, Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định: ngƣời bị thu hồi đất nào
thì đƣợc bồi thƣờng bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có
đất để bồi thƣờng thì đƣợc bồi thƣờng bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi.
Theo Luật đất đai 2003 gồm 3 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và
đất chƣa sử dụng. Trong đó đất nông nghiệp và đất đất phi nông nghiệp hiện nay đều
có ngƣời sử dụng. Do vậy, chính sách bồi thƣờng về đất đƣợc quy định cho hai nhóm
là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

 Đất ở: Theo khoản 1 Điều 13, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngƣời sử
dụng đất ở khi bị nhà nƣớc thu hồi đất ở thì đƣợc bồi thƣờng bằng giao đất ở,
nhà ở tại khu tái định cƣ hoặc bồi thƣờng bằng tiền theo quy định của pháp
luật nhà nƣớc.
 Bồi thƣờng cho ngƣời đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc:
Ngƣời đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc không có quyền sử dụng đất ở
và quyền sở hữu nhà ở nên họ không đƣợc bồi thƣờng về đất và nhà khi nhà ở thuộc sở
hữu nhà nƣớc bị phá dỡ, mà chỉ bồi thƣờng chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp do UBND
cấp tỉnh quy định. Nhƣng để đảm bảo cho ngƣời dân có nhà ở, Nhà nƣớc cho họ thuê nhà

mới ở khu tái định cƣ với diện tích nhà ở cũ và theo giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà
nƣớc và sau đó Nhà nƣớc bán nhà thuê mới cho họ theo quy định của Chính phủ. Trƣờng
hợp không có quỹ nhà tái định cƣ cho ngƣời ở nhà thuộc sở hữu Nhà nƣớc bị phá dỡ thì hỗ
trợ cho họ mức tiền mặt bằng 60% giá trị nhà, 60% giá trị đất.
 Đất nông nghiệp: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi
Nhà nƣớc thu hồi đƣợc bồi thƣờng bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu
không có đất để bồi thƣờng thì bồi thƣờng bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử
dụng (Điều 16 Nghị định 69/2009/NĐ-CP).


×