Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bài thuyết minh tuyến điểm: Hà Nội Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322 KB, 52 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH TUYẾN HÀ NỘIQUẢNG NINH
HÀ NỘI:
Thưa các cô chú ,anh chị,xe của đoàn ta đang di chuyển trong thành phố Hà
Nội.Trải qua rất nhiều những biến cố thăng trầm của lịch sử ,hơn 1000 năm,thủ đô ta
mới mang tên là Hà Nội.Vậy cái tên Hà Nội có từ bao giờ? Và ý nghĩa của cái tên Hà
Nội là gì ? Cháu xin được giải thích cùng các cô chú và anh chi.
Ban đầu Hà Nội có tên là “ Thăng Long”mang ý nghĩa “rồng vàng bay lên”.Theo truyền
thuyết kể lại rằng khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đai La,ông đã nhìn thấy
hình ảnh con rồng bay lên. Lý Thái Tổ đã viết trong chiếu rời đô rằng thành Đại La” ở
trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế “rồng cuộn hổ ngồi”,vị trí ở bốn phương đông ,
tây,nam,bắc,ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa,dân cư không
khổ sở vì ngập lụt,muôn vật phong phú tốt tươi.Xem khắp nước Việt ta – chỗ ấy là cao
hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương,là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn
đời”
Cái tên Thăng Long được giữ làm tên gọi cho kinh thành trong suốt triều đại nhà Lý và
nhà Trần sau này.Chỉ đến năm 1400, Hồ Qúy Ly lên ngôi vua,lập ra nhà Hồ mới quyết
định đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.Khi Giặc Minh sang xâm lược nước ta đã đổi
tên thành Đông Quan.Những giai đoạn sau này, kinh thành Thăng Long xưa mất vị thế
kinh thành mà chỉ là Bắc thành,cho đến khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi,Lê Lợi lên
ngôi vua , thành “Thăng Long” xưa lấy lại vị trí kinh thành , được đặt tên là thành Đông
Kinh
Cái tên Hà Nội được ra đời trong thời kì vua Gia Long ,năm Minh Mạng thứ 12, nhàvua
đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, xóa bỏ Bắc thành và lập ra 29 tỉnh trực
thuộc Trung ương trong đó có tỉnh Hà Nội bao gồm 4 phủ và 15 huyện hợp thành.Với
diện tích như trên,tỉnh Hà Nội xưa nằm trọn trong phạm vi bao quanh của hai con sông
là sông Hồng, và sông Đáy.Cái tên Hà Nội có nghĩa là”thành phố nằm trong sông”
Thời kì thực dân Pháp Xâm lược, toàn quyền Đông Dương đổi tên tỉnh Hà Nội thành
thành phố Hà Nội và thành phố Hà Nội chính thức được chọn làm thủ đô là sau cách
mạng tháng tám thành công,chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng
Trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa


SÔNG HỒNG:
Đúng như tên gọi” thành phố nằm trong sông” Hà Nội được bao quanh rất nhiều những
con sông cũng như những hồ như sông hồng,sông đáy,sông nhuệ,sông kim ngưu,sông tô
lịch.Trong đó con sông có vai trò quan trọng nhất là sông Hồng.Sông Hồng có rất nhiều
tên gọi như Hồng Hà ,sông cái, sông Thao….Sông Hồng có nguồn gốc từ cao nguyên đá
bazan tại Vân Nam- Trung Quốc,có chiều dài 1149km2 ,đoạn chảy qua Việt Nam có
chiều dài là 156km. Đoạn chảy trên đất trung quốc có tên là nguyên giang,đoạn sông
hồng qua địa phận tỉnh Lào Cai- Phú thọ mang tên là sông Thao.Nguồn gốc của cái tên
này là do khi chảy qua vị trí này ,dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào quanh các đồi
chè,đồi cọ nên sông Thao theo tiếng dân tộc thiểu số có nghãi là sông lụa. Xưa kia khi
sông Hồng chảy qua tỉnh Hà Nội cũ, dòng sông uốn quanh giống một chiếc tai lớn bao


quanh thành phố,nên sông còn có tên là sông nhĩ hà ( nhị hà).Cái tên Sông Hồng là do
người Pháp đặt khi họ nhìn thấy nước sông có chứa rất nhiều phù sa đất bazan ,nước của
sông có đỏ đặc biệt nước sông còn đỏ hơn nữa khi mùa lũ về .Bởi vậy cái tên sông Hồng
có nghĩa là “dòng sông có màu nước đỏ”
Thưa các cô chú và các anh chị, Sông Hồng bao quanh thành phố Hà Nội giống như một
dải lụa đào, có một ý nghĩa rất lớn đối với thành phố không chỉ về mặt kinh tế mà còn về
mặt xã hội,nhưng những năm gần đây sông hồng chưa phát huy hết những tiềm năng vốn
có .Nhưng có một tin vui đã đến với việc phát triển của dòng sông Hồng trong tương lai,
nếu dự án này thành công sẽ góp phần không nhỏ đến việc phát triển về kinh tế của thành
phố Hà Nội cùng như quy hoạch thành phố hà nội trở thành một “vernine của việt nam”
đó là dự án “Thành Phố trên Sông Hồng .Xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Văn Thơ và đã
được cấp bằng sáng chế
Nội dung của dự án như sau:
Chỉnh trị lại đoạn sông Hồng từ cầu Thăng Long tới cầu Thanh Trí (dài 20km): bỏ
những bãi bồi lấn ra làm hẹp lòng sông làm dòng chảy thẳng và rồng ra, nạo vét lòng
sông
Xây dựng tuyến đê kè vĩnh cửu bằng bê tông đồng thời làm đại lộ đường phố chạy hai

bên bờ
Hai bãi giữa được tôn lên, xây kè xung quanh thành con phố du lịch như tàu nổi
Xây 5 cây cầu vượt sông trong đó cầu Chương Dương nối thêm hai nhịp, cầu Tứ Liên,
Nhật Tân sẽ thiết kế có đường dẫn vòng xoáy xuống hai bãi giữa

CẦU CHƯƠNG DƯƠNG:
Thưa các cô chú và các anh chị , Cùng với sự phát triển và quy hoạch lại Sông Hồng
với dự án mang tên “ thành phố trên sông Hồng” không thể phủ nhận vị thế và vai trò
của những cây cầu được xây dựng nối hai bờ sông Hồng, những cây cầu vừa giúp cho
giao thông của Thành Phố có được sự liên kết trong giao thông vừa là những điểm
nhấn về kiến trúc cho diện mạo của thành phố.Có thể kể tên những cây cầu như :
Long Biên, Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì….Ngày hôm nay trong
chuyến hành trình về với Quảng Ninh, cháu xin được giới thiệu đến các cô chú và
anh chị cây cầu Chương Dương.Có thể nói cây cầu này không những có giá trị về
mặt giao thông mà còn đánh dấu cho sự phát triển của ngành xây dựng cầu đường tại
Việt Nam: đây chính là cây cầu đầu tiên được chính bàn tay và khối óc của những kĩ
sư và chuyên gia của ngành cầu đường Việt Nam thiết kế và thi công
Cầu Chương Dương là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của thành
phố Hà Nội Cầu được xây dựng ngày 10/10/1983, sau 1 năm 9 tháng thi công cầu được
khánh thánh ngày 30/6/1986.Từ 2002 cầu được sửa chữa, gia cố. Cầu có chiều dài:
1.230m,gồm 21 nhịp trong đó có 11 nhịp bằng thép và 10 nhịp bằng bê tông trong đó 7
nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp.Tải trọng của cầu là H30.Cầu chia làm
bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có
làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.
Tại sao cây cầu lại có tên là Chương Dương? Sở dĩ đặt tên cầu là Chương Dương, là bởi
vì Chương Dương là tên một bến trên sông Hồng, thuộc Huyện Thường Tín, nơi đã vang
lừng chiến thắng đánh bại quân Nguyên – Mông vào thế kỷ 13, nay được bộ GTVT đặt


tên cho cây cầu ở Thủ Đô, là để khơi dậy khí thế Chương Dương trong thi đua lao động

sản xuất, trên tinh thần tự lực tự cường của Việt Nam, đặc biệt là với cán bộ, công nhân
giao thông vận tải xây dựng cây cầu trong thời kì nước ta thiếu thốn đủ thứ.
Có thể nói cây cầu Chương Dương là cây cầu được xây dựng và hoàn thành trong thời
gian nhanh kỉ lục, đúng như “lời hứa” của tân thứ trưởng thời bấy giờ là đồng chí Bùi
Danh Lưu cũng chính là “cha đẻ” của cây cầu Chương Dương:”Làm cầu sắt vĩnh cửu với
tốc độ làm cầu treo”. Những năm 80 của thế kỷ trước, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên
bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được
mệnh danh là cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được.
Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia
sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung
tâm Hà Nội là ưu tiên số một Đầu tiên Bộ GTVT dự định xây ở đây một cây cầu treo
bằng dây cáp, bởi vậy lúc khởi đầu cầu có tên gọi là: Cầu treo mùa Xuân. Do việc thực
hiện cầu cáp có nhiều vấn đề phức tạp trong thi công và quản lý sau này. Khó khăn chủ
yếu là vào thời điểm đó nước ta không có nhiều tiền để mua một lượng dây cáp khổng lồ
để treo cầu và ta cũng chưa đủ trình độ và kỹ thuật công nghệ xây hai tháp đầu cầu để
treo 2 bó cáp, mỗi bó cáp có đường kính khoảng 25 đến 30 phân, và ta cũng chưa sản
xuất được loại dây cáp để treo một cây cầu bằng thép, có chiều dài tương đương với cầu
Long Biên. Do đó phương án xây dựng cầu treo không khả thi, Nhà Nước quyết định
thay thế xây cầu cứng vĩnh cửu bằng sắt. Nhưng vấn đề nan giải đặt ra là lấy nguyên liệu
đâu để xây dựng được một cây cầu có thể tồn tại lâu dài?.Để có nguyên liệu xây cầu ông
cho tận dụng vật liệu “đầu thừa đuôi thẹo” là một số thanh thép phục vụ thi công cầu
Thăng Long và rất nhiều dầm cầu đường sắt. Để các dầm sắt này phù hợp khổ cầu đường
bộ như cầu Chương Dương, những kĩ sư đã phải “chế sửa” lại theo cách riêng mà thế
giới chưa từng làm : Các thanh dầm thép sau khi tháo rời, được đo đạc chính xác theo
khuôn khổ cầu mới, được cắt theo kích th ước đã đánh dấu để hàn nối và lắp ráp cho
rộng ra, công đoạn chính là hàn và kết nối dầm bằng hệ thống bu lông cường độ cao.
Người thợ khi cắt thép hình phải dùng máy chuyên dụng và khâu hàn đòi hỏi công nhân
kỹ thuật phải có tay nghề cao, công việc đặt dấu để khoan lỗ bản măt dầm để nối góc các
đoạn thép hình là phải thật chính xác. Trước khi xiết bu lông cường độ cao nối dàn dầm
thép, thì vị trí xiết bu lông phải được phun cát khô tẩy các vết bẩn và đánh bóng bản mặt

thép hình. Trên công trình này thời kì ấy còn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong
việc chế sửa dầm cầu, công nghệ sử lý nền móng và sáng kiến cải tiến kỹ thuật công
nghệ. Một trong những sáng kiến được ghi nhận là việc hoán cải và làm sống lại chiếc
búa máy Denmak của kỹ sư Vũ Kim Chung. Nhờ có chiếc búa này đã giúp cho việc đẩy
nhanh tiến độ thi công đóng cọc móng trụ cầu. Đặc biệt là những trụ giữa sông.Vậy là sau
một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ
12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long đồng thời đi vào hoạt động
đúng thời điểm mở cửa . Giúp phát triển kinh tế rất lớn , kết lối các tỉnh Bắc và Đông Bắc
, Cảng Biển ... với các tỉnh phía Tây và Nam VN .

CỘT ĐỒNG HỒ CẦU CHƯƠNG DƯƠNG:
Thưa các cô chú và anh chị bên cạnh câu chuyện về xây dựng cầu với nhiều điều thần
kì thì cháu cũng muốn kể đến một vật kỉ niệm mà bản than nó có sự gắn liền với cây
cầu Chương Dương.Đó là địa danh Cột Đồng Hồ


Ngày xưa tại giao điểm của các tuyến phố cổ: Trần Nhật Duật, Lương Ngọc Quyến,Hàng
Muối, Hàng Chĩnh, Nguyễn Hữu Huân,có một cây cột bằng gang trang trí hoa văn, hoạ
tiết khá đẹp, trên đỉnh được lắp một cái đồng hồ do người Pháp đặt, người dân quen gọi
là Cột đồng Hồ..
Từ cột đồng hồ này ngày xưa ta có thể dễ dàng đi vào các phố cổ: Mã Mây, Hàng
Giầy, Hàng Buồm, Hàng Mắm, Hàng Bạc, để đến các phố Hàng ngang, Hàng Đào, ra hồ
Hoàn Kiếm v.v…Hoặc từ cột đồng hồ đi chênh chếch phía bờ sông Hồng, là bến tầu thuỷ
neo đậu. Thời ấy khu vực này chưa có đê, nên việc đi lại từ khu vực trung tâm phố cổ qua
cột đồng hồ đến bến tàu thuỷ rất thuận tiện.
Hà Nội biến đổi theo thời gian, thời cuộc: Bom đạn trong những ngày toàn quốc kháng
chiến, Hà Nội ‘’Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh’’, rồi những năm bom Mỹ đánh phá
nhiều đường phố, đánh phá cầu Long Biên, rồi những năm Hà Nội xây dựng hàn gắn vết
thương sau chiến tranh, đường hè được nâng cấp mở rộng, nhà ở được xây thêm…
Nhưng cột đồng hồ vẫn còn đó, ‘’ hiên ngang’’ trên một đảo bê tông giữa ngã năm đường

phố, thông tin giờ phút cho mọi người. Ngày ấy trẻ em vẫn thường thách đố nhau rằng:
‘’Một chọi một, lên cột đồng hồ’’. Rồi vào thờì điểm những năm 81, 82 của thế kỷ trước,
khu vực này được rào kín lại để xây cầu và từ khi Hà Nội có thêm cây cầu Chương
Dương đồ sộ, không còn ai còn nhớ đến côt đồng hồ nữa.Khi thi công cầu Chương
Dương đã được Công ty cầu 12 ( thuộc Bộ GTVT) mang về cất giữ bảo quản nguyên
vẹn.Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội,Công ty Cầu 12 đã bàn giao lại
cây cột đồng hồ cổ cho Thành phố và đặt lại cột đồng hồ ngày xưa tại vị trí giao nhau
giữa cầu và nút giao thông. Khi dựng lại cột và lắp đồng hồ, đã có nhiều người dân đã
đến đây mân mê ngắm nghiá cây cột xưa tưởng đã vĩnh viễn đi vào quên lãng, nay được
trả về nơi nó tồn tại bao nhiêu năm, làm cho mọi người dân nơi đây xúc động bởi cột
đồng hồ, một thời gắn bó với nhiều người Hà Nội cả trong chiến tranh và trong thời bình.
Bây giờ cây cột vẫn còn đó, nhưng ở đó không còn bóng dáng một đảo tròn giữa lòng
đường trống vắng, không còn nhìn thấy một bờ đê cũ, cũng như những bè gỗ, bè nứa phủ
kín mặt sông, mà bây giờ ở đó có một nút giao thông lập thể và một cây cầu sắt mới
mang tên Chương Dương, vừa dài vừa rộng, vừa vững chãi hơn cầu Long Biên cách đó
chỉ vài trăm mét. Cầu được kết tinh bởi khí phách quật cường dân tôc, hào khí Thăng
Long Hà Nội, được thấm đượm bằng công sức và trí tuệ của những cán bộ kỹ sư và thợ
cầu Việt nam trên tinh thần tự lực tự cường.

CẦU LONG BIÊN:
Thưa đoàn ta, Cách cây cầu Chương Dương nơi xe của đoàn đang di chuyển không
xa, theo tay cháu chỉ ở phía bên tay trái xe đoàn là một cây cầu đóng vai trò rất quan
trọng trong hệ thống những cây cầu của Hà Nội, đây là một cây cầu có thể nói là có
lịch sử xây dựng lâu đời và đầu tiên của thành phố Hà Nội.Cháu xin giới thiệu đến
các cô chú và anh chị về cây cầu Long Biên
Hơn 100 năm trước, vào tháng 9/1898, toàn quyền Đông Dương đã làm lễ khởi công một
cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Cầu được đặt tên là Paul Doumer, nhưng người Hà Nội
vẫn gọi là cầu Long Biên hay cầu sông Cái.
Vị trí được chọn để xây cầu đúng ngay vị trí mà chiếc tàu của Pháp nổ súng bắn vào Ô
Quan Chưởng và Cửa Bắc trước đó. Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và

cao 13,5m tính mức nước thấp nhất. Phía hữu ngạn có cầu vòm dài 800m, toàn thân cầu
là 2.500m. Nét độc đáo nhất của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa lối đi bên


trái. Tháng 2/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội, Hải Phòng và
đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương. Khi ấy, Long Biên là một
trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, nổi bật nhất ở Viễn Đông.
Cầu Long Biên gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng
như chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước từ khi thống nhất. Cầu Long Biên là
một phần của thủ đô Hà Nội, vì thế mọi biến cố có tầm vóc quốc gia xảy ra tại Hà Nội
đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu. Năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc
lập tại Quảng trường Ba Đình, bao người dân ngoại ô đã đi qua cây cầu Long Biên về
nghe Bác hỏi ân cần "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Tháng 10/1954, Hà Nội ngập
trong biển cờ hoa ngày giải phóng thủ đô. Kháng chiến chống Mỹ, xe tăng súng đạn rầm
rập qua cầu theo bộ đội chi viện cho miền Nam. 21 năm sau ngày thủ đô được giải phóng,
cầu cũng chứng kiến niềm vui độc lập tự do hạnh phúc trên khuôn mặt hân hoan của
người Hà Nội: giải phóng miền Nam.
Đây đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới - được mệnh danh là tháp Eiffel nằm
ngang của Hà Nội - chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ.
Cây cầu đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện của cả dân tộc. Hai sự kiện nổi bật
trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam là cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, trả lại
quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Tiếp đến là những năm tháng chiến tranh ác liệt
chống Mỹ, tuy chịu nhiều bom đạn nhưng cầu Long Biên vẫn đứng vững đến ngày nay.
Kể từ khi có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên chỉ dành cho người đi
xe đạp và cho những đoàn tàu. Đến nay, mỗi ngày cầu chứng kiến vài chục chuyến tàu
qua lại. Trên cầu, những người buôn bán nhỏ, lẻ của cư dân nhiều miền vẫn tranh thủ
những khoảng rộng trên cầu để bán hàng.
Người Hà Nội vẫn nhắc tới với sự gắn bó với cầu Long Biên trong từng câu nói và ánh
mắt nhìn. Hơn 100 năm đã trôi qua, những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên
từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng giá trị biểu tượng của cầu Long

Biên vẫn mãi trường tồn.
Biểu tượng cầu Long Biên là công trình kiến trúc sắt thép duy nhất và đồ sộ nhất ở Đông
Nam Á, không chỉ là ký ức của bao thế hệ người Hà Nội mà còn là chứng tích của lịch sử
đau thương và anh hùng Việt Nam. Nước Pháp đã 3 lần mở rộng sửa chữa (trước 1945)
và từng có kế hoạch, phương án khôi phục cầu Long Biên (sau 1975), như đã từng làm
với Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát TPHCM.
Cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng của sự trường tồn, của vẻ đẹp và các giá trị lịch
sử quá khứ cũng như hiện tại, là di sản văn hóa trong sự phát triển tương lai của Hà
Nội.Trong dân gian đã có câu vè rằng:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...

CON ĐƯỜNG GỐM SỨ:
Nối liền giữa hai cây cầu là một “hành trình văn hóa “ và một “dòng chảy lịch sử”.Đó
chính là Con Đường Gốm sứ
Trải dài trên đê Sông Hồng, Chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp,
với tổng chiều dài là 6.018m, diện tích tổng cộng 6.500m, xuất phát từ ý tưởng của họa


sỹ , nhà báo Nguyễn Thu Thủy với tình yêu vô tận với Hà Nội.Con đường gốm sứ là một
trong những công trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Con đường
Gốm Sứ với quy hoạch gồm có 21 đoạn vuông tranh gốm với nhiều chủ đề thú vị toát lên
vẻ lôi cuốn đến kì lạ. Nếu các cô chú và anh chị có dịp đi dọc con đường gốm sứ thì các
cô chú và anh chị sẽ đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi ở đó có hình ảnh về những
sự kiện lịch sử tiêu biểu, hình ảnh của Hà Nội xưa và nay, hình ảnh nông thôn và thành
thị,rồi cả những đóng góp của các em nhỏ cho con đường gốm sứ cũng được lưu giữ ở
đây.
Trên con đường có những hình ảnh thật quen thuộc như: hình ảnh Phố cổ, cầu Long

Biên,Ô Quan Chưởng, chùa Một Cột, cột cờ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử giám, Tháp rùa,
cầu Thê Húc…Bên cạnh đó là những hình ảnh tái hiện một sự thật lịch sử hay truyền
thuyết như: hình ảnh vua Lê Lợi trao trả gươm thần cho cụ rùa giữa Hồ Gươm, hình ảnh
đàn chim lạc…tất cả đem lại vẻ phong phú, đa dạng, đày màu sắc cho con đường.Ngoài
ra cũng có một phần riêng để tái hiện lại hoạt động làm gốm của người dân Bát Tràng,
nơi làm ra phần lớn các sản phẩm gốm, các viên gạch gốm để làm nguyên liệu cho việc
thực hiện ý tưởng con đường gốm sứ Sông Hồn. Ở đó là hình ảnh các nghệ nhân tỉ mỉ,
chăm chú nặn đất, trang trí hoa văn lên các sản phẩm; đem vào nung để rồi một sản phẩm
gốm ra đời. Hình ảnh đó giúp cho người dân Việt Nam cũng như du khách nước ngoài
hiểu hơn về quy trình làm gốm và sức sống lâu bền của làng gốm Bát Tràng
Bên cạnh hình ảnh về danh lam thắng cảnh; hình ảnh về hoạt động lao động, sản xuất;
hình ảnh về những trò chơi dân gian như: nhảy dây, múa lân, rước đèn ông sao, rước đèn
cá chép…con đường Gốm sứ còn dành một đoạn đường riêng để các em nhỏ trong nước
cũng như quốc tế thỏa sức thể hiện sức sáng tạo của mình. Với tên goi “ Đoạn tranh do
thiếu nhi sáng tác”, đoạn đường này thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn nhỏ tuổi bởi ở đó
có những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu do chính các em sáng tạo nên, do chính các em
gắn trên Con đường gốm sứ.
Hình ảnh lớn nhất và nổi bật nhất của Con đường gốm sứ là một bức tranh lớn về hình
tượng rồng thời Lý cùng hàng chữ Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm,tại nút giao thông
cầu Chương Dương. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa chào đón thủ đô Hà Nội bước sang
nghìn năm tuổi.
Con đường gốm sứ - nơi hội tụ nhiều nét đẹp của đất nước Việt Nam có thể không rực rỡ
sắc đèn, không sáng bừng như những địa điểm trong lòng thành phố nhưng nó vẫn mang
một nét riêng, một nét rất khác biệt. Nó làm những con đường trở nên đẹp hơn, sinh động
hơn, và quan trọng hơn, nó là nơi gửi gắm tình yêu Hà Nội, lòng tự hào về lịch sử, văn
hiến của những nghệ nhân ngày đêm tỉ mỉ làm nên những bức tranh gốm đầy màu sắc,
đầy sự sáng tạo, công phu, khéo léo ..tất cả tạo nên một con đường gốm sứ trải dài gần
4000m với những nét phong phú, đa dạng,Ngày 5/10/2010 con đường Gốm sứ đã chính
thức được tổ chức kỷ lục Guinness thế giới trao bằng chứng nhận con đường gốm sứ dài
nhất thế giới

Thưa đoàn ta, xe của đoàn vừa qua cầu Chương Dương và đang tiến vào địa phận
của mảnh đất Gia Lâm.
Gia Lâm trước đây thuộc phủ Thuận Thành của Bắc Ninh.Bởi vậy sẽ không có gì
ngạc nhiên khi nơi đây có rất nhiều những làng nghê truyền thống như gốm Bát
Tràng, gốm Kiêu Kỵ, làng nuôi rắn Lệ Mật, làng Ninh Hiệp…Cháu xin được giới
thiệu đến các cô chú và các anh chị hai trong số những làng nghề cháu vừa nhắc
đến.


LÀNG GỐM BÁT TRÀNG:
Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng
Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc
Ninh), xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn, huyện
Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia
Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi
làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng
Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và
năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc
về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang
Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao
như hiện nay.

Sự hình thành làng gốm
Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát
Tràng. Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa
thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu,
Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối,
hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến
thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng)
đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát
Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ
cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...
Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra
đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của
nghề gốm như sau:
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và
Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ
mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu,
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông
đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa
Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà
(huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền
cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu
chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết.
Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa
là trước năm 1127.


Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ Nguyễn
Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ
cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở
trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ
Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ
Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và
trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá
Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam

Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm.
Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát
chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long,
Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của
kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và
lập nghiệp. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò
gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng) do vùng này cũng có nhiều đất sét
trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Vậy cái tên Bát Tràng có nghĩa là
gì? Và tại sao lại chọn tên là Bát Tràng ? Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là bát ăn của
nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng ( còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là
mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát theo
triết tự bao gồm bên trái là bộ "Kim " ví với sự giàu có, Bên phải là chữ “bản" có nghĩa là
cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp
thì cũng không được quên gốc.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như
khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương
lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có
điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá
Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có
nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của
gốm sứ Trung Quốc

Những thời kỳ phát triển
Thế kỷ 15–16
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở,
không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển
thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng
thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người
sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan
chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công,

Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một
không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.
Thế kỷ 16–17
Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang


phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty, xây dựng
căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á
vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ
thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.
Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước
ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều
kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh
(Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một
số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa
Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập
cảng vào Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt
biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong
thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng
không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh.
Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt
Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu
Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy
giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất
và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có
may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng
Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với
thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và
các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông
Nam Á, Nam Á.

Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn
bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang
thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18
Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng
vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt
biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống
thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau
một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được
sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải
mua sản phẩm của nước ngoài.
Thế kỷ 18–19
Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới
cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại
thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế
kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ
gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất
(như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ


được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia
dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến
dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm
Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 19 đến nay
Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng
ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp gốm
Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng một số hợp tác xã như Hợp Thành
(1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên

hiệp ngành gốm sứ (1984)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước,
một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng như của Bát
Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn... đào tạo được nhiều thợ gốm
trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh.
Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị
trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công
ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn
vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang
thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở
thành một trung tâm gốm lớn.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các
mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng
yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các
vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng
của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu
sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về
sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu
thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước
men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc..

Độc đáo của gốm Bát Tràng:
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công đồng thời cùng với việc sử
dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng thường
có cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Điều đặc biệt của
Gốm Bát Tràng các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến
men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu.
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng là : men lam; men nâu; men trắng ngà ,men
xanh rêu và men rạn.
• Men lam
Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam là men gốm

được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời
với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để để trần như
men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau
khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm..


Gốm hoa lam Bát Tràng thế kỉ 16, có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với
trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm các cặp chân đèn ngoài
ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng, hoa dây và cánh sen của chân đèn và
lư hương.
Thế kỉ 17 là một thời kì men lam kém phát triển tại Bát Tràng. Trên một số các chân đèn,
lư hương, hũ, tượng gốm Bát Tràng (thế kỉ 17) hiện còn, lớp men vẽ trang trí màu nâu ở
những chỗ men phủ màu trắng ngà rạn bị bong tróc, chỗ còn men phủ, màu nâu có sắc
xanh chì, đặc biệt là chân đèn và lư hương, các hình vẽ men lam kém chau chuốt và tình
trạng khá phổ biến men lam chảy nhoè, không nhận ra các họa tiết. Trong khi đó khắc
chạm nổi, để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
Cuối thế kỉ 18, trong đỉnh cao về men rạn, Bát Tràng xuất hiện lối kết hợp trang trí nổi
với vẽ lam như trên chân đèn, men lam được khôi phục trở lại trên đồ gốm Bát Tràng.
Thế kỉ 19, men lam được vẽ trang trí trên lư, choé, bình, lọ, bát hương, nậm rượn phủ
men rạn trắng ngà hoặc đỉnh gốm, bình gốm men nhiều màu. Nét biểu hiện đặc trưng của
men lam gốm Bát Tràng là sắc màu và lối vẽ, nhìn chung có sắc trầm. Dùng men lam vẽ
phong cảnh sơn thủy, nhà cửa, lâu đài, nhân vật khá thành công trên bình. Men lam có
sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa
lam đẹp nhất của gốm Bát Tràng ở cuối thế kỉ 19.
Trong xu hướng ảnh hưởng kiểu dáng, đề tài và cạnh tranh thị trường với gốm sứ Trung
Quốc, đồ gốm Bát Tràng ở thế kỉ 19 còn có nhiều trường hợp dùng nhiều màu men.
Chẳng hạn, để thể hiện đê tài Bát Tiên quá hải người thợ Bát Tràng dùng men nâu và
men lam tô lên các hình trang trí nồi sau đó phủ men trắng rạn. Men lam cùng với men
trắng vẽ các đề tài mã liễu, tiêu tượng, tùng lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành
liễu, khóm lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê, men lam cùng với men nâu sắc

sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh gốm men nhiều màu đồ sộ. Đó cũng là bằng chứng sinh
động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát Tràng được kế thừa và không ngừng
tiến triển.
• Men nâu
Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men
phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám).
Trên các đồ gốm có niên đại thế kỉ 14 đầu thế kỉ 15 men nâu được dùng tô lên các đồ án
trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa...Men
nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate), men này không bóng, trên bề
mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo
thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỉ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng
màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu
đỏ sang vàng nâu
Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mâu thế kỉ 16–17, men nâu được dùng
xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các
đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men
nâu tô lên phần chân đế...
Các đồ gốm thế kỉ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một số
nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên cặp tượng
hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa
dạng hơn.


Thế kỉ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình, lọ
men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên
quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các
dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỉ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành
một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận
ngày nay.
• Men trắng (ngà)

Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt
độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu
dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng.
Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất
nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
Gốm Bát Tràng thế kỉ 17 đạt đỉnh cao trong kĩ thuật trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp
kĩ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên
các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì
men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kĩ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một
số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy vẫn có vết rạn men.
Thế kỉ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí
nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần còn lại
phủ men trắng ngà.
Vào thế kỉ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy
sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình rồng
mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại phủ men trắng ngà. Trên các loại bình,
lư hương quai tùng, lư hương chữ Thọ; cặp tượng đầu khỉ thân rắn, tượng rồng trang trí
kiến trúc, tượng ba đầu, tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen đều thấy sử dụng men
ngà, xám.
• Men xanh rêu
Thế kỉ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men
xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17.
Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen
các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai.
Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long
đình; men rêu sắc sẫm ở các cột vuông mô hình nhà 2 tầng hay một số mảng đường diềm
lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn
men xanh rêu thấy điểm vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân cùng một đôi chỗ trên
bụng. Men xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư
tròn và trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.

Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn
vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện đoán
định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.
• Men rạn :
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men.
Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản
xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ 16 và kéo dài tới đầu thế kỉ 20.
Lư hương khắc minh văn, do gia đình Đỗ Phủ sản xuất vào cuối thế kỉ 16 thể hiện lớp
men rạn trên 2 phần dưới của lư hương tròn có thể xem là tiêu bản gốm men rạn sớm


nhất. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác,
tứ giác.
Cặp chân đèn do "Đỗ phủ xã Bát Tràng" tạo tạo khoảng năm 1600–1618, trong đó men
rạn phủ toàn bộ từ miệng tới chân, có màu vàng ngà, rạn trong men, đường chỉ rạn màu
đen. Những cặp hiện vật men rạn này rêu có trang trí nổi, ngoài men rạn ra không còn
loại men nào khác, đó là những tiêu bản men rạn chuẩn mực của Bát Tràng vào thế kỉ 17.
Thế kỉ 18 Bát Tràng còn sản xuất nhiều đồ gốm men rạn có ghi niên đại. Đỉnh gốm men
rạn chế tạo năm 1736, men rạn có màu trắng xám. Một đỉnh gốm men rạn khác, có nắp,
thân và đế, chế tạo vào khoảng năm 1740–1768 lại dùng men rạn có màu vàng ngà... Men
rạn còn được sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các
nắp, cặp tượng nghê.
Thế kỉ 19, các đồ gốm dòng men rạn còn tiếp tục phát triển, bên cạnh việc sử dụng kết
hợp men rạn với trang trí vẽ lam. Trên các đồ gốm, thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm
hoặc không trang trí, men rạn có mầu trắng xám.

LÀNG NUÔI RẮN LỆ MẬT
Trước đây, Làng Lệ Mật vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Gia
Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.nay thuộc phường Việt Hưng,
huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.Làng cách trung tâm thành phố khoảng 7km,

nổi tiếng với nghề bắt rắn và chế biến đặc sản rắn.
Vì sao làng lại có tên là Trù Mật hay Lệ Mật sau này? Cháu xin được giải thích cùng
các cô chú và anh chị.
Làng có tên như thế xuất phát từ truyền thuyết về Đức Thánh Lệ Mật-được thờ trong ngôi
đền cổ của làng và được phong là đức thành hoàng của làng..
Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi
thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) và vào một hôm, công
chúa bị đắm thuyền chết đuối không thấy xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không
người nào tìm được. Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng
cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng
cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa
dân nghèo Lệ Mật và mấy làng quanh đó sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành
Thăng Long làm trang trại. Sau khi được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã cùng
chàng vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng
Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu
"Thập Tam trại".
Sau khi khai lập được 13 trại, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ, rất trù phú,
nên gọi làng là "Trù Mật”.Sau này có lẽ vì kỵ húy chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương) (1686
- 1729) nên làng đổi thành tên là Lệ Mật như hiện nay. Sau khi chàng thanh niên mất, dân
làng lập đình thờ chàng, suy tôn chàng là Thần hoàng, đồng thời được vua ban cho bốn
chữ “thượng đẳng phúc thần” và bốn mùa thờ cúng
Làng Lệ Mật xưa có hai ngôi đình: đình Thượng (nay không còn), thờ Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm và đình Hạ thờ dũng sĩ họ Hoàng.Ngôi đình được xây dưới thời lý,
ngoảnh mặt hướng nam.Các họa tiết nội đình đều chạm khắc tinh xảo.Tuy là đình nhưng
người xưa vẫn bố cục theo hình chứ “công”(nội công ngoại quốc)như kiến trúc chùa .Tòa
đại điện thiết kế quy mô hoành tráng , gồm có 7 gian, 2 dĩ đại, hai bên tả vũ, hữu vũ,


hương án, trung dến hậu cung đều được đăth trên chân tángvuwngx chắc, có hoa văn
chạm nổi tinh vi

Đặc biệt , kiến trúc cổng tam quan xây dựng ba tầng , có mái cong lợp hình ống .Bốn cột
đồng trụ cao 10m rất vững chắc , các trang trí theo tứ linh rất sống động, uyển
chuyển.Các câu đối trên cổng đều ghi lại những chiến công của đức thành hoàng Lệ
Mật.Phía ngoài cổng, bên trái có giếng nước hình tròn có đường kính rộng 27m, sâu
khoảng 7m.Bờ miếu phía Tây, có miếu thờ công chúa
Đình Lệ Mật đã được tôn tạo nhiều lần .Theo bia văn còn để lại, năm 1670 vào đời vua
Lê Huyền Tông (1662-1671), đình được đại tu, do đại nuyên soái Trương Phúc Hào đứng
tên.Vì vậy đình Lệ Mật mang cả dấu ấn kiến trúc của thời hậu lê.
Người dân Hà Nội xưa có câu ca :
Nhớ ngày 23 tháng 3
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây
Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán) và con cháu
đi xa khai hoang bên kinh thành Thăng Long (dân kinh quán) gặp gỡ nhau để tâm sự và
tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, những người khai hoang.
Hội làng được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính vào ngày
23 tháng 3 Âm lịch, suy tôn Thành Hoàng làng Lệ Mật. Lễ hội được tổ chức rất rầm rộ,
công phu với sự chuẩn bị trước từ nhiều tuần. Các nghệ nhân trong làng tập trung làm
hình nộm một con rắn khổng lồ (tượng trưng cho thuỷ quái). Các lực sĩ của làng được lựa
chọn vào việc múa rắn và đóng vai chàng trai họ Hoàng. Một thiếu nữ xinh đẹp được
tuyển chọn đóng vai công chúa. Tất cả tập dượt kỹ càng chờ đón buổi biểu diễn.
Vào ngày chính hội (ngày 23 tháng Ba âm lịch), khắp trong và ngoài đình trang hoàng
lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn nến sáng rực, khói hương nghi ngút. Người ta đánh
cá ở ao đình làm gỏi và múc nước từ giếng đình để làm lễ vật cúng dâng thần.
Sau các nghi thức nghiêm trang được cử hành qua giờ phút thiêng liêng nhất - thời điểm
được coi là lúc Đức thánh Hoàng giáng hạ, đem điều lành và hạnh phúc đến cho dân làng
- mọi người đổ ra đứng kín quanh sân đình, háo hức xem diễn sự tích “chàng trai họ
Hoàng đánh thuỷ quái, cứu công chúa”.Con thuỷ quái mang dáng hình rắn độc, vẻ mặt dữ
tợn, đang uốn khúc, nhe nanh như chực nuốt tươi nàng công chúa mỹ miều. Chàng trai họ

Hoàng thân hình cường tráng, tay cầm chắc chiếc rìu, lao tới tấn công, tìm cách chém đầu
thuỷ quái bằng những động tác điêu luyện, vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển. Đây là miếng
võ đã được nghệ thuật hoá gần như múa dân gian, trông rất đẹp mắt, hấp dẫn. Qua nhiều
hiệp đấu, cuối cùng với lòng dũng cảm và sự thông minh, kiên trì, khéo léo, chàng trai họ
Hoàng đã hạ gục thuỷ quái, cứu được công chúa trong tiếng reo hò, tiếng vỗ tay vang dội
tràn đầy vui mừng và cảm phục của khán giả.
Sau cuộc biểu diễn, người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn lạ, tham gia những đám rước hoặc
tụ tập quanh người già nghe kể về bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc
cắn… Du khách có thể được thưởng thức các món đặc sản chế biến từ thịt rắn và khoan
khoái nhất là được nhấp ly rượu rắn hăng hắc, ấm nồng, ngây ngất trong men say tình
người Lệ Mật, trong hương vị mùa xuân.


BẮC NINH:
Chào mừng các cô chúa và anh chị đã tới mảnh đất Bắc Ninh-Nơi mệnh danh là vùng
đất của chùa chiền và đạo phật của Việt Nam.
Thưa các cô chú và anh chị, Bắc Ninh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông
Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía
đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây
Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.Diện tích tự nhiên của tỉnh là 822,
71km2( là tỉnh có diện tích nhỏ nhất của cả nước)
Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm
1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm
1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần
các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay.
Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang.
Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên.
Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lương Tài, Quế Dương, Thuận
Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong.

Ngày 20/04/1961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Ngày 05/07/1961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế Võ.
Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang
thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ từ ngày 1/1/1997.
Ngày 14/03/1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà Bắc hợp nhất thành huyện
Tiên Sơn.
Các cô chú và các anh chị thân mến , khi nhắc tới miền đất Bắc Ninh , là nhắc tới nơi
phát tích của đạo Phật ở nước ta đồng thời là nơi phát tích của nhà Lý với vị vua đầu
tiên là vua Lý Công Uẩn.Ở nay đây còn có rất nhiều những dấu tích của một kinh đô
phật giáo xưa qua rất nhiều những ngôi chùa mang đậm dấu ấn của nhà Phật.Có thể
kể đến như Chùa Dâu, chùa Phật tích, chùa bút tháp …Cháu xin được giới thiệu đến
các cô chú và anh chị hai ngôi chùa trong hệ thống những ngôi chùa này
CHÙA DÂU:
Thưa các cô chú , anh chị , trong dân gian lưu truyền những câu ca dao thế này:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu


Chùa Dâu nằm phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên
Đức cũ (nay thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh). Theo sử sách, xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm
và cấy lúa nước. Có lẽ vì vậy mà dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc Kẻ Dâu.
Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là
nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc
xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành
năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên còn có
tên gọi là chùa Pháp Vân và tên Là chùa Diên Ứng(diên là câu, ứng là hiệu, tức cầu gì
được nấy . Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới

Dâu.Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác,
phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các
chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc
đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa
Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật
giáo Việt Nam.
Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu
nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh
Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao
quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu
nội công ngoại quốc.
Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đã cho dựng ngôi tháp Hòa Phong
cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi
bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có
bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.
Tháp Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có
màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng
dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng
2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng
dưới có 4 cửa vòm. Từ "Hoà Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành.
Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm
1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trờicao 1,6 m ở bốn góc
Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá
dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt
không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính
trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo
Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1
con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2
con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ
Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.

Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị
hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ
kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời
sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay.
Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.


.Thưa các cô chú và anh chị, khi nhắc tới chùa Dâu , không thể không nhắc tới hệ
thống tứ pháp trong đạo phật Việt Nam với truyền thuyết về phật mẫu Man Nương
Tứ pháp là danh từ để chỉ các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây-Mưa-SấmChớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông
nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành
Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương
Truyền thuyết kể rằng: Man Nương là con gái của một gia đình rất sùng đạo Phật.
Năm 12 tuổi, Man Nương được bố mẹ đưa vào chùa Linh Quang (thuộc huyện Tiên Sơn
ngày nay) để tu. Một hôm Man Nương đang nằm ngủ, nhà sư Khâu Đà La vô tình bước
ngang qua người. Bà Man Nương có mang, sau 14 tháng thì sinh ra một cô con gái.
Trước khi về Tây Trúc (Ấn Độ), ông Khâu Đà La đã trao cho Man Nương một cây gậy
tầm xích dặn là khi nào hạn hán mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh linh. Còn
em bé gái, nhà sư niệm chú rồi gửi vào một hốc cây dâu bên bờ sông Thiên Đức.
Sau khi sư về Tây Trúc, hạn hán kéo dài ba năm. Man Nương liền dùng gậy tầm xích
cắm xuống đất. Nước phun lên tràn ngập. Rồi tiếp đó là một trận mưa to khủng khiếp.
Cây dâu bị đổ trôi về thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân kéo lên mà không được.
Bà Man Nương ra sông giặt yếm, nhìn thấy cây dâu chợt nhớ đến con liền gọi: "Có phải
con của mẹ thì vào đâỵ" Cây dâu từ từ trôi vào. Bà Man nương dùng dãi yếm kéo cây lên
bờ, cho xẻ tạc thành bốn tượng Phật gọi là tứ pháp, đặt phật hiệu là Pháp Vân, Pháp Vũ,
Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Khi tạc đến khúc giữa,
những người thợ gặp phải hòn đá. Họ ném hòn đá xuống sông. Ban đêm, lòng sông sáng
rực lên. Thì ra đó là người con gái của Khâu Đà La gửu vào cây dâu đã hóa đá. Bà Man
Nương đi thuyền ra sông thì hòn đá nhảy vào thuyền. Bà đưa lên thờ, gọi là đức Thạch
Quang (đá toả sáng). Man Nương sau được tôn là Phật mẫu, tu ở chù Tổ Mãn xá(chùa

Phúc Nghiêm), còn tứ pháp được thờ Bốn pho tượng Tứ Pháp được thờ ở bốn chùa Dâu,
Đậu, Tướng, Dàn ở Thuận Thành, Bắc Ninh.Hàng năm vào ngày hội chùa Dâu, thì ba
làng Đậu, Tướng, Dàn rước tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về chùa Dâu gặp Pháp
Vân rồi bốn chị em về chùa Tổ thăm Mẹ.
Bên cạnh ngôi chùa Dâu- được coi là khởi tổ của phật giáo Việt nam, tại Bắc Ninh
còn có một ngôi chùa mang đậm những dấu ấn phật giáo.Đó là ngôi chùa Phật
Tích.Cháu xn được giới thiệu đến các cô chú và anh chị về ngôi chùa này:

CHÙA PHẬT TÍCH:
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với
nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp
cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên
khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng
đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.
Vì Phật Tích là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng và là nơi cảnh quan tươi đẹp lại gắn với
hàng loạt những câu chuyện huyền thoại, nên các vua Lý và sau này là các vua Trần
thường xuyên lui tới thăm viếng. Năm 1071, Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật
Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 mét, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Trong buổi đầu
xây dựng chùa Phật Tích, bà Ỷ Lan có vai trò đặc biệt quan trọng. Để ghi nhận công lao
của bà, ở thôn Vĩnh Phú lập đền thờ bà gọi là đền bà Tấm.
Sang thời Trần, Phật Tích vẫn là ngôi chùa lớn, một đại danh thắng. Thời bấy giờ vua
Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh
thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua


Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).
Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.
Trải qua thời gian, chùa Phật Tích bị tàn phá nặng nề. Vào thời Lê, năm 1686, chùa được
xây dựng lại với quy mô rất lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa
thật huy hoàng: "Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly.

Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú
lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng
lấp lánh, đầu rồng và tay rồng với tới trời sao". Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công
ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ
Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa
này. Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng
đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại
đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết
hỏa lúc đang ngồi thiền. Phía sau chùa là khu vườn tháp gồm 39 ngọn xây bằng gạch và
bằng đá (nay còn 34 ngọn).
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó
được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá, hư
hỏng nhiều. Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần.
Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà
bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, Nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch
sử - văn hóa. Sau đó nhân dân trồng phía sau chùa một khu rừng với trên một vạn cây
thông và cây bạch đàn, và trồng ở trước cửa chùa vườn cây ăn quả. Cho tới nay, chùa
Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức
A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ, và 7 gian nhà thờ Mẫu.
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống
để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân
tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh
đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát
quan họ...
Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ
được nhiều di vật cổ quý giá. Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao
1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ
thuật tạc tượng nói riêng. Tượng người chim đánh trống, một nhân vật thần thoại, thể
hiện ước mơ thoát tục và khát vọng vươn tới của con người. Đặc biệt, phía trước chùa
Phật Tích có một hàng thú 10 con: tê giác, trâu, voi, sư tử, ngựa... to lớn. Những linh vật

này được tạo trong thế chầu phục với ẩn ý sâu xa quy phục Phật pháp. Tất cả các di vật
cổ bằng đá nói trên đều là những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân dựng
chùa buổi đầu tiên với những nét rất đặc trưng cho thời Lý.
Nằm trên sườn núi, xung quanh là rừng thông và vườn cây trái, chùa Phật Tích mang
những nét huyền bí và thật thơ mộng. Chùa lại là một trung tâm Phật giáo thịnh vượng, là
công trình văn hóa quý quá và đặc biệt là nằm trong vùng văn hiến Kinh Bắc lâu đời nên
chùa Phật Tích đã thu hút được bà con trong vùng và du khách thập phương.
Thưa các cô chú và anh chị , hai ngôi chùa cháu vừa giới thiệu trước kia được xây
dựng trong phạm vi của trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta, đó là trung tâm
phật giáo Luy Lâu,Vì sao trung tâm này lại có tên là Luy Lâu, và lịch sử của trung
tâm này như thế nào?


Thưa các cô chú và anh chị, Nếu Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) là đô thị sớm nhất trong
lịch sử nước ta, thì Luy Lâu đã đứng hàng thứ hai. Nhưng có lẽ không có thành thị cổ nào
ở nước ta thời phong kiến lại có sự phát triển thăng trầm như Thành Luy Lâu.
Thành Cổ Luy Lâu còn có tên gọi khác là Siêu Loại, Lũng Khê, thuộc xã Thanh Khương,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi thành gắn liền với thời kỳ giặc phương Bắc
xâm lược nước ta từ Tây Hán...nhà Đường. Chúng xây dựng Luy Lâu thành một trung
tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo nhằm xâm lược thôn tính lâu dài, áp bức bóc lột
đồng hoá nhân dân ta, dân tộc ta.
Sở dĩ thành có tên là thành Luy Lâu bởi vì trong ngôn ngữ Hán - Việt được sử dụng để
viết nên các văn bản cổ và thành cổ các cách gọi địa danh trên thực địa, miền đất có cây
dâu, nghề trồng dâu, con sông Dâu còn được biết và đọc tên thành: Luy Lâu, Ly Lâu hay
Liên Lâu.
Thành Luy Lâu có cấu trúc dạng hình học chữ nhật quy mô lớn với luỹ, hào, cửa, vọng
gác...với diện tích khoảng (3000mx 200m) nằm hơi chếch theo hướng Tây Nam. Phía
đông thành nằm trọn trong thôn Lũng Khê. Phía Tây và một phần phía Bắc thành giáp xã
Trí Quả, Phía Nam giáp xã Thanh Khương, phía Tây và Nam thành có con sông Dâu lại
là một ngoại hào tự nhiên bao bọc toà Thành, đồng thời là đường giao thông thuỷ rất

quan trọng. Trước đây, 4 góc thành có 4 trạm gác gọi là ‘ Tứ trấn", ở đoạn giữa phần
quay ra sông Dâu có một ngôi nhà nhỏ gọi là Vọng Giang Lâu với lối kiến trúc thời Lê
Mạt.
Để tìm hiểu các đoạn tường thành được đắp qua các thời đại, các nhà khảo cổ học đã cắt
một đoạn thành còn tương đối nguyên vẹn ở giữa góc Tây Nam dài hơn 13m, rộng 2m,
sâu 6m đã cho thấy: từ mặt xuống sâu 1,5m chỉ gặp đồ gốm sứ có niên đại Lý - Trần, ở
độ sâu 1,5 xuống 4,5m thấy nhiều di vật kiến trúc như đầu ngói ống có trang trí hoa văn,
gạch xây dựng có trang trí văn chám đơn, chám lồng có niên đại từ thời Lục Triều - Tuỳ
Đường. Đến lớp cuối cùng tìm thấy nhiều mảnh nồi, vò bát, xương động vật và than tro,
những di vật mang đặc trưng sản phẩm của thời Đông Hán muộn, thời kỳ mà Sỹ Nhiếp có
mặt tại đây.
Tuy nhiên, toà thành hiện nay chỉ còn lại một bãi đất trống với một đoạn tường thành còn
sót lại, những di tích mộ táng, khu cư trú, hào sâu, thành đất cao tất cả đều đã và đang bị
con người xâm hại.
Có thể nói khi nhắc đến Luy Lâu thì nơi đây được coi là trung tâm phật giáo lớn và cổ
xưa nhất của người Việt.Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm
là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc và lễ hội
chùa Dâu-ễ hội phật giáo lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật
rước tứ pháp , rước nước đã chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét :” Luy Lâu là không gian điển hình đan
xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh của văn hóa Việt Nam cổ với văn hóa


Phật Ấn , Nam Á và Trung Á, văn hóa Nho Giaos(Trung Hoa-Đông Á)dể rồi sinh thành
bản sắc văn hóa Kinh Việt
Thủ phủ Luy Lâu là nơi ghi dấu những chiến tích hào hung chống quân xâm lược phương
Bắc.Cho đến ngày nay, hệ thống accs đền thờ tướng lĩnh ở đâyvaf những lễ hội mừng
chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy Lâu đã từng là
đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: trên đất Giao Châu, tron suốt thời

kì dài từ cuối thế kỷ thứ 2-đến thế kỷ 9,10, Luy Lâu không nhường vai trò đo thị lớn nhất
cho bất cứ nơi nào.Xung quanh Luy Lâu là các làng Công nghiệp, các làng thủ công, làng
buôn bán phát triển mạnh mẽ.Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt
động buôn bán trao đổi hàng hóa ở Luy Lâu thời băc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất

LÝ CÔNG UẨN
Thưa các cô chú và anh chị, miền đất Bắc Ninh , ngoài là nơi “tổ đình” của Phật giáo
Việt Nam, nơi đây còn được coi là nơi phát tích của nhà Lý –triều đại khai mở ra nền
văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử, văn háo kiệt xuất
như : Lý nhân Tông, nguyên phi Ỷ Lan, Lê Văn Thinh,,, và đặc biệt là vị vua đầu tiên
của nhà Lý: Lý Công Uẩn
Chắc hẳn cái tên Lý Công Uẩn đã trở lên quá quen thuộc với mỗi người dân Hà Nội
chúng ta phải không ạ?Ông chính là người đã quyết định rời đô từ Hoa Lư ra kinh thành
Thăng Long bởi ông quả thực có con mắt rất biết nhìn xa trông rộng
Sử sách chép rằng: “Lý Thái Tổ lên ngôi tự quốc bình thiên hạ chưa vội làm việc gì khác,
mà trước tiên mưu tính việc đình đô, xét về sự quyết đoán, sáng suốt, mưu kế anh hùng,
thực những vua tầm thường không thể theo kịp”.
Theo suy tính của Lý Thái Tổ thì kinh đô Hoa Lư chỉ có thế núi non hiểm trở thích hợp
với yêu cầu phòng ngự lợi hại. Muốn đất nước thịnh vượng phải tìm đến một nơi mới, để
xây dựng kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá của một quốc gia độc lập,
hùng cường, nơi đó chỉ có thể là thành Đại La.
Đồng thời sự anh minh , sáng suốt của ông còn thể hiện trong việc đây là vị vua duy
nhất khi rời bỏ kinh đô đã có quyết định ban chiếu trước văn võ bá quan
Chiếu rời đô đã viết rõ:” Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu
đến đời Thành Vương ba lần dời đô;, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự
tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con
cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi,
cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý
riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô
nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật

không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế
rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng
này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp


trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi
thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh
sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”
Tục truyền rằng: Khi đoàn thuyền từ Hoa Lư ra ,đỗ dưới chân thành Đại La bỗng có rồng
vàng hiện ra ở thuyền vua ngự, rồi bay vút lên cao. Nhà vua cho là điềm lành, tin vui liền
cho đổi từ Đại La Thành thành “Thăng Long Thành”, xoá bỏ đi cái tên “Đại La” - đô hộ
phủ đau thương của ngàn năm Bắc thuộc.
Từ đó đến nay , trải qua hơn 1000 năm lịch sử, thành Thăng Long xưa đã trở thành một
thủ đô Hà Nội- một thủ đô anh hùng, 1 thủ đô hoà bình đang phát triển nhiều ưu thế nội
tại để trở thành thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với lòng mong đợi của vua Lý Thái
Tổ gần ngàn năm về trước: “Nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Thưa đoàn ta, bên cạnh sự anh minh của vị vua đầu tiên của triều đại nahf lý, thì
nguồn gốc ra đời cũng mang rất nhiều những màu sức huyền bí
Theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa
Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa
thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại
nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết
đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh
tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó. Sư trụ trì chùa này đêm
trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón
hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều
chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Được vài tháng sau bỗng có
chuyện lạ:

Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư
cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn
chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay
sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo
học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền
Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua
khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống
lĩnh hết quân túc vệ.
Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra
mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo
Lý Công Uẩn rằng:
- Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem
trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ,
được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng
phải ông thì còn ai?


Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.
Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ,
Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận
nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công
Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về
La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành
Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp
thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi
Hoan Châu và ái Châu là trại.
Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống
như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Nhắc đến 8 vị vua của triều đại Nhà Lý có thể kể tên như:Lý Công Uẩn (tức Lý Thái
Tổ 1009 -1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lý Thái Tông (1028 -1054); Lý
Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông ( 1072 - 1128); Lý Thần Tông ( 1128
-1138); Lý Anh Tông ( 1138 -1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông ( 1210
- 1224).
Nếu có dịp được tới Băc Ninh các cô chú và anh chị không thể bỏ qua một điểm
thăm thú vị- đó là một ngôi đền đã gắn với quê hương của 8 vị vua thời Lý.Cháu xin
giới thiệu đến các cô chú và anh chị ngôi đền Đô

ĐỀN ĐÔ:
Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế
kỷ 11(1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình
Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh ngày nay).Đền nằm cách thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh
gần 20 km, trên đường quốc lộ 1A, 1B. Khu vực đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công
Uẩn (Thế kỷ 11). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên
khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu
rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê
hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi
thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”.
Dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.
Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho
sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi
thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt
Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ 17(1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình
được sắp xếp theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, xung quanh có tường thành vây bọc.
Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể
kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề
thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.

Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm


lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại
dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như:
Nhà Hậu cung (80m2), nhà chuyền Bồng (80m2), nhà Kiệu (130m2), nhà để Ngựa
(130m2), Thuỷ đình, Phương đình... Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các
hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di
tích Đền Đô như sau:
Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là Điện
thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà
Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình...Kiến trúc Đền đô
được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.
Khu vực nội thành có diện tích 4.320m2, bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao
quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (Hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra
vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.
Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua
Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý
Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các
đầu đao uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu...tất cả
đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm
mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu
Hoàng)
Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang
trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử
dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca
“ Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”

Lễ hội đền Đô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng
ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15/3 năm Tuất - 1010).Lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công
ơn của Vương Triều Lý, nhớ ngày Vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đăng quang lên ngôi
vua tháng 11 năm Kỷ Dậu -1009, mở ra một Vương triều Lý thịnh trị. Lễ Hội Đền Đô từ
xưa đến nay được tổ chức trang trọng, chuẩn bị chu đáo, quy mô. Trong Quốc sử triều
Nguyễn, sách Hồng kỳ truyện của Nguyễn Văn Nam, chủ bút do tiến sỹ Chức Tả lang
công hầu Đào Công Thành viết năm 1823 thời Minh Mệnh đã kể về lễ hội Đền Đô :
Trước ngày hội cử người đóng rước, làng kén 160 trai đinh mặc áo dài đỏ, thắt lưng xanh,
đầu đội mũ đen, vai trùm khăn nhiêu, trên trán phía trước mũ thêu 4 chữ “Trung Dũng
Kiên Kiện” cầm cờ, quạt...tượng trưng cấm binh triều Lý, kén 18 nữ chưa có chồng trinh
tiết, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, đầu đội khăn tím gấp vuông, phía trước buông kín hai vai,
khiêng kiệu Lý Thánh Mẫu. Kén 3 người cỡ lớn không có tật sẹo, đóng khố, cởi trần, tay
cầm truỳ đồng tượng trưng cho tam thế tướng...Đám rước làm kinh động cả một vùng
Kinh Bắc, uy nghi tráng lệ, tưng bừng hào khí. Có đến xem mới biết là cảnh “Sơn lăng
cấm địa” sông Tiêu tương, hồ bán nguyệt hữu tình...Ngoài phần tế lễ trang trọng, là phần
Hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò hay như đấu vật, chọi gà, cờ người, kéo co, thả chim câu,
hát Quan họ hay tục chơi đu (Đu tiên). Du khách tới đây với trò chơi này sẽ cảm thấy sự
hào hứng vui vẻ, đầy chất dân gian, chẳng thế mà từ xưa tới nay vẫn truyền tụng câu ca
dao:


“Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày chơi đêm”
Thưa các cô chú và anh chị, miền đất Đình Bảng bên cạnh là nơi có ngôi đền thờ 8 vị
vua nhà Lý, thì nơi đây còn có một đặc sản mà khi mới nghe danh đã được thu hút bởi
tên gọi và đến lúc được thưởng thức thì lại bị thu hút bởi hương vị.Đó là món bánh
Phu Thê
Vì sao bánh lại có tên là Phu thê ? Chuyện kể rằng khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận,
người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn
thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê (sau này còn có tên gọi

là bánh xu xuê).
Công thức làm bánh khá đơn giản, nhưng ngoài Đình Bảng thì không nơi nào làm ngon
được. Để làm bánh, người ta phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem
vo sạch, để ráo nước, dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh
bột gạo. Một cân gạo nếp cái hoa vàng chỉ lấy được 4 lạng tinh bột. Bột lọc được đó lại
đem say cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu
làm ngay thì bánh sẽ nát. Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trong
suốt nhìn rõ những sợi đu đủ nạo nhỏ rắc lẫn bên trong trông thật hấp dẫn. Màu vàng ấy
được tạo ra từ hoa dành dành bởi để giữ uy tín, người Đình Bảng không cho bất cứ loại
hoá chất nào vào bánh. Người ta đem hoa phơi khô, khi nào làm thì ngâm vào nước sôi
để hoa tiết ra tinh dầu, lấy tinh dầu này trộn lẫn với bột gạo để tạo màu cho bánh. Nhân
bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ, đem bắc chín thắng với đường, trộn lẫn vài sợi dừa
đã được cạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen
được đặt ở 4 góc.
Bánh được gói bằng hai thứ lá. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá
dong. Luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa. Bánh ăn thơm ngon nên ai đi
qua Đình Bảng cũng nán lại mua vài chiếc làm quà. Có thể nói chỉ với một chiêc bánh
đơn giản nhưng chứa đựng trong mình cả một triết lý Á Đông sâu sắc. Lá bánh xanh
mướt tượng trưng cho sự chung thủy của người vợ Việt Nam. Sợi dây kết đôi bằng lạt
nhuộm đỏ mô phỏng sợi tơ hồng thể hiện tình vợ chồng. Bánh có màu vàng trong thể
hiện tình yêu thương thầm kín, chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc của người vợ đối với
chồng mình.
Bánh được bóc ra đã tỏa mùi hương mát dịu. Đưa cho người yêu thương cùng ăn là sự thể
hiện tình cảm trìu mến trước một thức trân phẩm nhiều ý nghĩa. Cắn một góc bánh, nhai
nhẹ, cảm giác mềm mại và gợn lên cái dai dai của sợi đu đủ khô. À! Thì ra là thế. Hàm ý
sâu xa của chiếc bánh nhắc nhở người chồng đừng quên tình nghĩa lứa đôi khi vấn vương
vị bánh trong miệng.
Ngày nay, ở Bắc Ninh, thậm chí cả ở Hà Nội bánh đã xuất hiện trong lễ cưới, hỏi. Trong
lễ hỏi nhà gái thách cưới từ 20-30 chiếc. Trong đám cưới người ta cũng dùng bánh này
làm món tráng miệng.

Thưa đoàn ta, miền đất Bắc Ninh ngoài là nơi chứa những dấu tích của Nhà Lý, còn
là nơi đánh dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử, và chắc hẳn các cô chú và anh chị
hẳn đã biết về trận đánh trên sông Như Nguyệt với sự chỉ huy tài tình của Lý Thường
Kiệt và đặc biệt là bài thơ “Nam quốc sơn hà”- được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên


của nước ta.Mảnh đất này có một ngôi đền mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử
ấy.Nơi ấy chính là đền Xà

ĐỀN XÀ:
Đền Xà thuộc thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (Yên Phong). Nằm bên bờ Nam sông Cầu,
đền Xà có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp bởi cây cối xanh tươi và sóng nước dạt dào.
Ngã ba Xà là nơi hợp lưu của hai con sông cổ Cà Lồ và sông Cầu (xưa gọi sông Như
Nguyệt) cùng chảy xuống Lục Đầu Giang (Phả Lại - Hải Dương). Về thôn Xà Đoài, xưa
kia cùng với thôn Xà Đông là một làng cổ theo kiểu “nhất xã nhất thôn” tên gọi Hương
La, sau đổi là Phương La, tên nôm làng “Xà”. Theo truyền tích địa phương, làng mang
tên Xà bởi thế đất của làng nằm cạnh sông lại uốn khúc ngoằn ngoèo như hình con rắn.
Mặc dù đền Xà vốn được xây dựng từ lâu đời, nhưng dấu ấn kiến trúc cổ còn để lại như
nền móng, chân cột, gạch gói và cổ vật là của thời Lê Trung Hưng; đặc biệt theo sách
“Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong” xuất bản năm 2005 thì đền Xà còn thác bản bia đá
có tên “Linh từ bi ký”, niên đại “Minh Mệnh 16” (1835) đã cho biết khá rõ việc trùng tu
đền Xà vào thế kỷ XVIII. Trong kháng chiến chống Pháp đền Xà bị phá hoại nặng nề.
Đến năm 1993, nhân dân địa phương tôn tạo và những năm gần đây đền lại được trùng tu
theo kiểu truyền thống, có phần thêm khang trang tố hảo.
Hiện nay, về kiến trúc đền Xà có hai tòa thờ chính là Tiền tế và Hậu cung, bộ khung gỗ,
chạm khắc rồng, mây, hoa lá nghệ thuật. Tại sân đền có nhà bia kiểu 8 mái, bên trong
dựng tấm bia đá khắc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, phía ngoài là cổng tứ trụ. Giá trị
cơ bản của đền Xà là còn bảo lưu được hệ thống cổ vật như: Tượng thờ (Thánh Ông,
Thánh Bà, còn phối thờ tượng Táo Quân gắn với truyền thuyết của người được thờ,
Thánh Hậu là con của Thánh, tượng người hầu và võ sỹ). Cũng theo sách “Tư liệu Hán

nôm huyện Yên Phong” xuất bản năm 2005 thì đền còn cuốn thần tích có niên đại “Cảnh
Hưng 27” (1766) và 14 đạo sắc phong (sớm nhất là có niên đại 1670, muộn nhất có niên
đại 1909). Căn cứ vào thần phả, sắc phong thì người được thờ là “Thánh Tam Giang”
(Trương Hống) là một trong những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc
Lương ở thế kỷ VI.
Song cũng chính tại đền Xà đã ghi dấu sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: đây là nưoi
Lý Thường Kiệt đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” có giá trị là bản Tuyên ngôn độc
lập đầu tiên của dân tộc ta, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống. Sự ra đời của bài thơ
mang đầy màu sắc huyền bí.Truyện kể rằng:Vào đầu triều đại Lý Nhân Tông thế kỷ thứ
XI, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta lần thứ 2. Tổng binh Lý Thường Kiệt thấu hiểu
tâm đen của nhà Tống, ông xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, dài theo bờ nam sông
Cầu (từ ngã ba Xà trở xuống) để chặn bước tiến của quân xâm lược, khi chúng liều lĩnh
sang đánh nước ta. Quả nhiên năm 1076 (năm thứ 5 triều đại Lý Nhân Tông) nhà Tống
sai tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết hợp binh với quân Chiêm Thành, Chân Lạp hùng hổ
sang đánh chiếm nước ta. Đến bờ sông Cầu, chúng bị chặn đứng, phải lập trại đóng quân
bên bờ Bắc, củng cố lực lượng, chờ thời cơ vượt sông Cầu chọc thủng phòng tuyến của
quân ta, tiến về kinh đô Thăng Long.
Một lần, Lý Thường Kiệt dẫn quân đi kiểm tra chiến tuyến, khi đến Phương La, thấy có
ngôi đền lớn bên ngã ba Xà, hỏi ra mới biết đây là đền Xà, thờ nhị vị Đại Vương Tôn
Thần họ Trương - Đức Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát. Lý Thường Kiệt


×