Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.03 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN CÔNG

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ
NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNGG
Chuyên ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số

:

62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

1. GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng

Người hướng dẫn khoa học:


2. TS. Tô Thị Ánh Dương
Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG THÂN
Phản biện 3: PGS.TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi

giờ

ngày tháng năm 2017

C th tìm hi u luận văn tại:
Thư viện quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Tiến Công (2012), “Lựa chọn đồng tiền và thời đi m kinh
doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng
(số 09/2012), tr.19-23.
2. Nguyễn Tiến Công (2012), “Phân tích mối tương quan của một số
cặp tiền tệ”. Tạp chí Ngân hàng (số 04/2012), tr.25-31.
3. Nguyễn Tiến Công (2015), “Nhìn lại chính sách điều hành tỷ giá
trước và sau hội nhập và một số giải pháp với Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng (Số 11/2015), tr.5-11.
4. Nguyễn Tiến Công (2015), “Điều hành chính sách tiền tệ của
Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt

Nam”, Tạp chí Ngân hàng (Số 17/2015), tr.45-52.
5. Nguyễn Tiến Công (2015), “Dự báo thay đổi chính sách thế giới
tác động đến một số chỉ tiêu vĩ mô ở Việt Nam”, Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền Tệ (Số 6/2015), tr.14-17
6. Nguyễn Tiến Công (2015), “Kinh nghiệm quốc tế trong điều hành
chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu”, Tạp
chí Thị trường Tài chính Tiền Tệ (Số 10/2015), tr.24-27
7. Nguyễn Tiến Công (2015), “Phân tích động thái điều chỉnh tỷ giá
VND/USD”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền Tệ (Số
17/2015), tr.34
8. Nguyễn Tiến Công (2013), “Sản phẩm ngoại hối cho khách hàng
xuất nhập khẩu”, Thông tin Vietinbank (số 10/2013), tr.3738.

9. Nguyễn Tiến Công (2013) “Nghị định 24/2012/NĐ-CP, đ ng
vai trò quan trọng trong ổn định thị trường vàng và
ngoại tệ trong năm 2012”, Diễn đàn Doanh nghiệp.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Chính sách tiền tệ (CSTT) luôn là vấn đề quan tâm không chỉ
của các nhà hoạch định chính sách mà của toàn xã hội. Do ảnh hưởng
sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Trong nền
kinh tế thị trường, chính sách tài chính quốc gia n i chung cũng như
các chính sách tài kh a và tiền tệ n i riêng được coi là những công cụ
chủ yếu của Chính phủ đ tác động tới hoạt động kinh tế nhằm g p
phần thực hiện những mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Đối với
CSTT, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) thông qua các công cụ của
mình thực hiện việc ki m soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng
(hoặc lãi suất) nhằm đạt được mục tiêu kinh tế quốc gia và đ CSTT

phát huy hiệu quả trước hết cần: (i) Xác định rõ mục tiêu ưu tiên
trong từng giai đoạn phát tri n; (ii) CSTT hoạt động độc lập gắn với
một NHTƯ hiện đại. Ngoài ra cần tạo môi trường pháp lý, th chế
cho việc vận hành chính sách được tốt hơn.
Trong thời gian qua, CSTT ở Việt Nam đã đạt được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc
tế sâu rộng, thì độ tinh vi của các định chế tài chính tăng lên và sự
phát tri n ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường, các giao dịch
kinh tế, tiền tệ trở nên phức tạp hơn, dòng vốn c tính biến động, dẫn
tới việc lựa chọn chính sách kh khăn và dư địa bị thu hẹp hơn.
Trước những thách thức đ , CSTT của NHNN cần phải c những
thay đổi đ thích ứng tốt hơn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ vấn đề trên, việc nghiên cứu luận án “Hoàn
thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam” là rất cần thiết và c ý nghĩa khoa học cả về lý luận và
thực tiễn.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp đ hoàn thiện CSTT ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập, g p phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền
vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống h a cơ sở lý luận về CSTT và NHTƯ như: khái
niệm CSTT và NHTƯ; vị trí, chức năng của NHTƯ; hệ thống mục
tiêu của CSTT; các công cụ của CSTT; các kênh truyền tải CSTT;
điều kiện thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả; nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả CSTT; những thách thức của CSTT trong bối cảnh hội

nhập; CSTT trong nền kinh tế mở; phối hợp chính sách giữa các quôc
gia trong bối cảnh hội nhập.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc lựa chọn khuôn
khổ CSTT; kinh nghiệm sử dụng công cụ CSTT; kinh nghiệm về
quản lý dòng vốn và tiền tệ; mô hình NHTƯ và tính độc lập của
NHTƯ từ đ rút ra những bài học đối với Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam trong
giai đoạn 2000-2015, những mặt được, chưa được của CSTT Việt
Nam trong giai đoạn này.
- Làm rõ những thuận lợi và kh khăn của CSTT ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đưa ra các giải pháp và điều kiện đ thực hiện các giải pháp
khả thi đ hoàn thiện CSTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
g p phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối
2


cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung
- Luận án hệ thống h a cơ sở lý luận về CSTT và một số vấn
đề cơ bản về NHTƯ.
- Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng CSTT của Việt
Nam trong đ sẽ tập trung vào một số nội dung như: Hệ thống mục
tiêu của CSTT, sử dụng công cụ CSTT đ điều tiết lượng tiền cung
ứng, chính sách tín dụng và quản lý ngoại hối với tư cách là kênh
truyền dẫn của CSTT. Luận án không đi chi tiết vào từng công cụ

riêng lẻ của CSTT.
- Luận án nghiên cứu lãi suất VND và tỷ giá VND/USD khi
luận án đề cập tới chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá.
- Do vấn đề hội nhập rất rộng nên luận án chỉ đi sâu phân tích
những thách thức của CSTT.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian
- Nghiên cứu CSTT của Việt Nam từ năm 2000-2015, tập
trung vào giai đoạn hội nhập sâu từ năm 2007 đến 2015.
- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện CSTT trong ngắn hạn và
trung hạn đến năm 2020, giải pháp dài hạn đến 2025, tầm nhìn 2035.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa vào chính sách của Nhà nước về Hội nhập kinh
tế quốc tế. Luận án coi trọng lý thuyết kinh tế hiện đại liên quan trực
tiếp đến phát tri n và hội nhập như: lý thuyết bộ ba bất khả thi; lý
thuyết ngang giá lãi suất (IRP), ngang giá lãi suất c bảo hi m (CIP)
và không c bảo hi m (UIP); Chủ thuyết về thị trường tài chính bị đè
nén hay “Áp chế tài chính -financial repression”. Từ đ , luận án đề
3


xuất những giải pháp hoàn thiện CSTT trong bối cảnh hội nhập.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu và hướng nghiên cứu k trên, luận
án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu định tính, như phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê và PEST (chính trị, kinh tế, văn h a-xã
hội và công nghệ) đ hệ thống h a những vấn đề về lý thuyết NHTƯ
và CSTT, cũng như thực trạng hoạch định CSTT, làm rõ mối quan hệ
nguyên nhân-kết quả và những bất cập trong điều hành CSTT trong
bối cảnh th chế kinh tế thị trường đang chuy n đổi và hội nhập ngày

càng sâu rộng của Việt Nam giai đoạn 2000-2015. Bên cạnh đ , luận
án cũng sử dụng hàm hồi quy tương quan (correll) trong excell đ
tính toán sự tương quan giữa các biến số vĩ mô với nhau như: tăng
trưởng, lạm phát, tín dụng, cung tiền, biến động tỷ giá và biến động
xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống h a cơ sở lý luận về CSTT và NHTƯ
- Đúc rút kinh nghiệm quốc tế trong việc lựa chọn khuôn khổ CSTT;
sử dụng các công cụ CSTT; kinh nghiệm về quản lý dòng vốn và tiền
tệ; đánh giá tổng quan mô hình NHTƯ hiện đại.
- Đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam giai đoạn 2000-2015, làm
rõ thực trạng CSTT giai đoạn mới hội nhập và hội nhập sâu rộng hơn.
- Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSTT trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế như việc xây dựng môi trường pháp lý, th chế
(chuy n đổi mô hình NHNN sang NHTƯ hiện đại; thành lập Hội
đồng Giám sát Ổn định Tài chính Tiền tệ); giải pháp liên quan đến
kênh truyền tải cũng như công cụ của CSTT. Đề xuất điều kiện đ
thực hiện giải pháp cho CSTT trong bối cảnh hội nhập như: tăng
cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của NHNN Việt Nam
4


đ CSTT vận hành độc lập và c hiệu quả hơn; xây dựng đường cong
lãi suất chuẩn trên thị trường liên ngân hàng; nâng cao hiệu quả phối
hợp giữa CSTT với chính sách tài kh a; tăng cường chức năng giám
sát của NHNN.
- Luận án sử dụng hàm hồi quy tương quan (correll) trong excell đ
đánh giá sự tương quan giữa các biến số vĩ mô với nhau như: tăng
trưởng, lạm phát, tín dụng, cung tiền, biến động tỷ giá và biến động
xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đ ng g p thiết thực cho
việc hoàn thiện CSTT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, qua đ g p phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát tri n bền vững
nền kinh tế. Ngoài ra, luận án sẽ là nguồn tư liệu khoa học hữu ích đ
tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và danh
mục bảng, hình, phụ lục, phần nội dung của luận án được chia làm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về CSTT
Chương 3: Thực trạng CSTT của Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1.1. Công trình nghiên cứu trong nước
C nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của
CSTT ở các khía cạnh khác nhau, trong các điều kiện cụ th khác
nhau như: (i) Các vấn đề lý thuyết cơ bản của CSTT; (ii) Vai trò của
NHTƯ và CSTT; (iii) Hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT và điều
hành CSTT; (iv) Vấn đề phối hợp CSTT với các chính sách vĩ mô
khác; (v) Lạm phát mục tiêu,…
Tổng quan tài liệu đƣợc phân theo nhóm nội dung:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận về CSTT
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm các nước trong việc
xây dựng và thực thi CSTT
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực trạng CSTT và sử dụng các
công cụ CSTT qua các giai đoạn của NHNN ở Việt Nam
1.1.4. Các công trình nghiên cứu viết về CSTT và vấn đề hội nhập
kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
1.1.5. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa
CSTT, chính sách tài kh a và các chính sách vĩ mô khác.
1.2. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Quan đi m của các trường phái về chính sách tiền tệ: Quan
đi m của J.M. Keynes và M. Friedman
1.2.2. Các công trình đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ
J.M Keynes (1994), Orphanides và Wieland (1998), Yi Men
(2000), Rasche và Williams (2005), Sheridan (2003), Mishkin và
Schmidt-Hebbel (2005), Vega và Winkelried (2005), Ito và Kawai
(2011), Patnaik và Shah (2012), Clarida & Waldman (2014).
6


1.2.3. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến tự do
hóa tài chính: McKinnon, OECD và IMF
T m lại: đã c khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan
trực tiếp và gián tiếp về CSTT với các cách tiếp cận khác nhau. Tuy
vậy, các công trình nghiên cứu còn thiếu khung phân tích mang tính
tổng th về CSTT trong bối cảnh hội nhập, phần lớn các nghiên cứu
được thực hiện ở giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO, hoặc
giai đoạn kinh tế và tài chính thế giới chưa bộc lộ những vấn đề thách
thức mới. Vì vậy, các nghiên cứu chưa c nhận định sâu về CSTT
trong bối cảnh toàn cầu h a hiện nay. Do vậy, nghiên cứu chủ đề

“Hoàn thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam” là cần thiết.

7


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1. Những hiểu biết cơ bản về Ngân hàng Trung ương
2.1.1. Khái niệm và mô hình Ngân hàng Trung ương
Khái niệm về NHTƯ một số nước trên thế giới (nước Anh,
Trung Quốc) và Việt Nam; Mô hình NHTƯ (trực thuộc Chính phủ;
trực thuộc Quốc hội).
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương: Chức
năng và nhiệm vụ của NHTƯ nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an
toàn cho hệ thống ngân hàng.
2.2. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ của NHTƯ
2.2.1. Khái niệm và lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ
Khái niệm CSTT theo quốc tế, và theo quan đi m của Việt
Nam; Khung CSTT; câu hỏi đặt ra là tại sao phải lựa chọn mục tiêu
CSTT? Lựa chọn mục tiêu CSTT như thế nào?
2.2.2. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ
Bảng 2.1. Hệ thống mục tiêu của Chính sách tiền tệ
Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng
- Các tổng lượng dự - Các tổng lượng tiền - Việc làm cao
trữ (dự trữ, dự trữ tệ (M1, M2, M3);

- Tăng trưởng kinh tế

không vay nợ, tiền - Lãi suất (các loại - Ổn định giá cả

cơ sở, cơ sở tiền tệ lãi suất ngắn hạn và - Ổn định thị trường
không vay nợ;

dài hạn)

tài chính

- Lãi suất (lãi suất

- Ổn định lãi suất

LNH và lãi suất ngắn

- Ổn định tỷ giá hối

hạn khác).

đoái
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

8


2.2.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
2.2.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở: Là nghiệp vụ trong đ NHTƯ sử
dụng các nghiệp vụ mua, bán giấy tờ c giá trên thị trường tiền tệ mở
với các NHTM đ thay đổi lượng tiền cơ sở.
2.2.3.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Là số tiền mà các NHTM buộc phải
duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại NHTƯ.
2.2.3.3. Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất NHTƯ cho các NHTM vay

ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu với các quy định và điều kiện cụ
th
2.2.3.4. Biên độ giao động tỷ giá: đây là công cụ c tính hành chính
và chỉ nên áp dụng trong trường hợp khẩn cấp và áp dụng thời gian
ngắn
2.2.4. Các kênh truyền tải của chính sách tiền tệ

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả và Bank of England)
Hình 2.1. Kênh truyền tải của công cụ chính sách tiền tệ
2.2.5. Điều kiện thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả
(i) Tính độc lập, trách nhiệm và minh bạch của NHTƯ trong điều
hành CSTT; (ii) Sự phù hợp về mục tiêu và biện pháp của các chính
sách vĩ mô; và (iii) Sự phát tri n của các định chế tài chính và thị
trường tiền tệ.
2.2.6.Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện CSTT
2.2.6.1. Mức độ nhạy cảm của tổng cầu đối với lãi suất: Sự biến

9


động của lãi suất sẽ làm thay đổi tổng cầu, trong bối cảnh hội nhập
theo lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity –IRP), lãi suất
ảnh hưởng đến dòng vốn.
2.2.6.2. Thời gian cần thiết để CSTT phát huy hiệu quả

(Nguồn: Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, năm 2008, tr. 362)
Hình 2.2. Quá trình ảnh hƣớng của CSTT và CSTC đối với GDP
và mức giá
2.2.6.3. Ảnh hưởng của thông tin trong hội nhập: Thông tin trong bối
cảnh hội nhập làm thế giới ngày càng phẳng hơn.

2.2.6.4. Sự thiếu chính xác của mô hình kinh tế vĩ mô được lựa chọn:
Việc sử dụng một mô hình kinh tế vĩ mô không đúng hoặc xa thực tế
đ xây dựng CSTT c th gây nên những phản ứng ngược chiều với
mục tiêu đề ra
2.2.7. Những thách thức đối với chính sách tiền tệ trong bối cảnh
hội nhập
2.2.7.1. Thách thức từ kênh thương mại và đầu tư: Quốc gia càng mở
cửa thì ảnh hưởng của hội nhập càng lớn, nhất là những quốc gia
thực hiện cơ chế tỷ giá chưa mấy linh hoạt.
2.2.7.2. Thách thức từ kênh hội nhập tài chính do: (i) Những điều
kiện cơ bản của tự do hóa tài khoản vốn chưa được đảm bảo; (ii) Gia
tăng các rủi ro tài chính cho các ngân hàng thương mại; (iii) Rủi ro
vay nợ nước ngoài phụ thuộc vào lãi suất thế giới và tỷ giá.
2.2.8. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở: Trong nền kinh tế

10


mở với sự hội nhập sâu rộng, sự di chuyển tự do của các luồng vốn,
vấn đề “bộ ba bất khả thi” có tác động đến việc hoạch định, điều
hành CSTT.
2.2.9. Phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong bối cảnh hội
nhập: Để nâng cao hiệu quả trong hoạch định chính sách, các quốc
gia cần hình thành cơ chế hợp tác, đối thoại chính sách chuyên sâu
trong khu vực là rất cần thiết.
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện CSTT và những bài học
đối với Việt Nam
2.3.1.Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện CSTT
2.3.1.1. Kinh nghiệm lựa chọn khuôn khổ CSTT của các nước
Bảng 2.1. Khuôn khổ chính sách tiền tệ của các quốc gia Châu Á

Quốc gia
Trung Quốc
Indonesia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia
Philippines
Singapore
Thái Lan

1995
XRP
ITL
IIT
MoA
ITL
XRP
IIT
XRP

1996
XRP
ITL
IIT
MoA
ITL
XRP
IIT
XRP


1997
XRP
ITL
IIT
ITL
ITL
ITL
IIT
ITL

1998
XRP
ITL
IIT
ITL
XRP
ITL
IIT
ITL

1999
XRP
ITL
IIT
ITL
XRP
ITL
IIT
ITL


2000
XRP
ITL
IIT
ITL
XRP
ITL
IIT
FFIT

2001
XRP
ITL
IIT
FFIT
XRP
ITL
IIT
FFIT

2002
XRP
ITL
IIT
FFIT
XRP
FFIT
IIT
FFIT


2003
XRP
ITL
IIT
FFIT
XRP
FFIT
IIT
FFIT

Ghi chú: XRP (exchange rate peg): chế độ tỉ giá hối đoái; MoA (Monetary
aggregate anchor): chế độ neo tổng mức cung tiền; ITL (inflation targeting
lite): cơ chế lạm phát mục tiêu; FFIT (fully fledged inflation targeting): cơ
chế lạm phát mục tiêu toàn phần; IIT (Implicit price stability anchor): Ngầm
định neo với ổn định giá cả (duy trì ổn định giá cả).

(Nguồn: Stone và Bhundia)
Kinh nghiệm cụ thể của một số nƣớc: (i) Kinh nghiệm của Hàn
Quốc; (ii) Kinh nghiệm của Trung Quốc; (iii) Kinh nghiệm của New
Zealand và Canada.

11


2.3.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng các công cụ CSTT: Kinh
nghiệm của Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ và Đài Loan
2.3.1.3. Kinh nghiệm về quản lý dòng vốn và tiền tệ: Quản lý dòng
vốn c th là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của NHTƯ nhằm
giảm thi u sự bất ổn của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ostry và các
đồng sự (2010), kinh nghiệm của Chile và Brazil.

2.3.1.4. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình NHTƯ và tính độc lập
của NHTƯ
 Mô hình NHTƯ của Trung Quốc (PBoC) trong các NHTƯ
trên thế giới thì PBOC có nhiều nét tương đồng nhất so với
NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý và mức độ độc lập, PBOC
trực thuộc Quốc vụ viện;


Mức độ độc lập của NHTƯ: Nghiên cứu cho thấy khi
NHTƯ không độc lập về mặt hoạt động, thì lạm phát và thất
nghiệp sẽ cao hơn so với quốc gia độc lập.

(Nguồn: Meir Kohn- Tr.802)
Hình 2.3. Quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTƢ với chính trị
và vấn đề lạm phát- thất nghiệp
12


2.3.2. Những bài học cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đ CSTT phát
huy hiệu quả cho ổn định và phát tri n kinh tế, thì việc lựa chọn
khuôn khổ CSTT đ ng vai trò hết sức quan trọng ở mỗi quốc gia.
Hơn nữa CSTT muốn phát huy hiệu quả thì NHTƯ phải độc lập.

13


Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
3.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc

tế
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam: Bi u hiện qua số
liệu tăng trưởng kinh tế từ khi đổi mới 1986-2015 và hoạt động
thương mại từ 2000-2015.
3.1.2. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
tái cơ cấu: Thông qua QĐ 843/QĐ-TTg phê duyệt 02 Đề án của Thủ
tướng Chính phủ về “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín
dụng” và Đề án “Thành lập VAMC”
3.1.3. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
Năm 1988: Cải tổ cơ chế NHNN một cấp sang hai cấp; Từ năm 1990,
NHNN bắt đầu cho phép sự hiện diện ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam. Năm 1993, các ngân hàng nước ngoài được phép mua cổ phần
của các NHTM Việt Nam với số vốn cổ phần không quá 10%. Năm
1995 Việt Nam tham gia vào các Hiệp định (AFTA và ASEAN năm
1995, APEC năm 1998, Việt Nam –Hoa Kỳ năm 2000), và thực hiện
các cam kết của khu vực này. Do đ số lượng ngân hàng tăng lên; độ
sâu về tài chính (tổng tài sản hệ thống ngân hàng và dư nợ trên GDP)
gia tăng mạnh mẽ qua các giai đoạn.
3.1.4. Thực trạng về vị trí, mức độ độc lập của NHNN hiện nay
Theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP: “NHNN Việt Nam là cơ quan
ngang Bộ của Chính phủ”. Trên cả phương diện pháp lý lẫn thực tế,
mức độ độc lập của NHNN Việt Nam theo Luật NHNN sửa đổi năm
2010 đã cao hơn so với Luật NHNN năm 1997, tuy nhiên mức độ độc
lập của NHNN còn hạn chế trên cả 3 phương diện: (i) Mức độ độc
14


lập về tài chính; (ii) Mức độ độc lập về nhân sự; (iii) Mức độ độc lập
về chính sách
3.2. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam

3.2.1. Cơ chế điều hành CSTT của NHNN Việt Nam: Việc hoạch
định CSTT của NHNN Việt Nam bao gồm: (i) xây dựng dự án điều
hành CSTT hàng năm: trên cơ sở chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô của Quốc
hội đề ra, và (ii) xây dựng phương án điều hành CSTT.
3.2.2. Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam
3.2.2.1. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Luật NHNN 1997 & 2010, chưa quy định rõ mục tiêu nào là
hàng đầu (quá rộng) nên trong thực tế điều hành CSTT c những kh
khăn nhất định. Bi u hiện rõ nhất giai đoạn (2009-2010) và (20112012), khi kiềm chế được lạm phát thì tăng trưởng kinh tế lại thấp và
ngược lại. Qua phân tích tương quan cho thấy lạm phát và tăng
trưởng c mối tương quan nghịch đảo; tăng trưởng tín dụng c tương
quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3.1. Kết quả tính tƣơng quan của chỉ số vĩ mô, 2000-2015
ĐVT: %

Nguồn: Thomson Reuters Datastream và tính toán của tác giả
*Tính toán % biến động của tỷ giá hàng năm, dựa trên tỷ giá BQLNH trung
bình hàng năm.

3.2.2.2. Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ: NHNN sử dụng
cung tiền M2 làm mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên, NHNN
chưa ki m soát hết được các nhân tố tác động đến M2 do hoạt động
15


chi tiêu của Chính phủ. M2 c tương quan chặt chẽ với tín dụng và
tăng trưởng kinh tế.
3.2.2.3. Mục tiêu hoạt động của CSTT: Từ 1995 NHNN chủ yếu
hướng vào điều tiết lượng tiền cung ứng theo phê duyệt của Chính
phủ làm thay đổi tiền cơ sở, sau đ tác động đến M2. NHNN không

sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động.
3.2.3. Thực trạng sử dụng công cụ CSTT để điều tiết lượng tiền và
kiểm soát lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3.2.3.1. Giai đoạn đầu hội nhập: Năm 2000-2006 đây là giai đoạn
các diễn biến kinh tế trong nước & quốc tế không mấy phức tạp.
Mục tiêu CSTT là “ổn định tiền tệ, ki m soát lạm phát, nhưng không
làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế”. NHNN đã thực
hiện bơm, hút linh hoạt trên thị trường mở, và duy trì LSCK ổn đinh
3-4.5%. Trong giai đoạn này GDP tăng trưởng kinh tế đạt 7-7.5%.
3.2.3.2. Giai đoạn hội nhập sâu hơn (2007-2015): Đây là giai đoạn
Việt Nam c bước tiến mới về hội nhập: Gia nhập WTO và nhiều
Hiệp định thương mại tự do (FTA) FDI vào lớn. Trong khi NHNN
trung hòa vốn không hiệu quả Lạm phát tăng cao (22.9%, giai
đoạn năm 2007-2008), do phải thực hiện CSTT đa mục tiêu hiệu
quả thực hiện CSTT không caoViệt Nam luôn phải đánh đổi lớn
giữa tăng trưởng và lạm phá, khi ki m soát được lạm phát thì tăng
trưởng thấp và ngược lại.
3.2.4. Thực trạng chính sách tín dụng
CSTD được coi là tiêu chí quan trọng đ hỗ trợ phát tri n
kinh tế. Đây được coi là kênh quan trọng đ truyền tải tác động của
CSTT đến nền kinh tế. Năm 2000-2010, tín dụng và huy động tăng
trung bình 25-30% và khoảng 18-20% giai đoạn 2010-2015. Cũng
trong giai đoạn 2000-2010 GDP trung bình tăng 7,1%/năm; 201016


2015 trung bình là 6%. Điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng cao là
một cấu phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế (phân tích mối
tương quan giữa tín dụng và tăng trưởng cùng chiều ở mức 0.5),
nhưng cái giá phải trả cho tăng trưởng tín dụng cao chính là chất
lượng và nợ xấu cao. Ngoài ra nợ xấu tăng cao do vẫn còn sự ưu đãi,


chỉ định với DNNN (như tín dụng với tập đoàn Vinashin; Tổng Công
ty Vinalines là đi n hình). Năm 2011-2015, tăng trưởng tín dụng
chững lại, mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng nợ xấu vẫn cao (do phân
bổ tín dụng không hiệu quả).
(Nguồn: Báo cáo của Bộ Tài chính; NHNN)
Hình 3.1. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn của
Việt Nam, 2000-2015
3.2.5. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối
3.2.5.1. Giai đoạn đầu hội nhập (2000-2006): Trong giai đoạn này
thị trường vẫn ở mức sơ khai, dòng vốn ra vào không lớn nên dễ
ki m soát, và cơ chế tỷ giá thời đi m này là neo cố định, các NHTM
được phép giao dịch không quá 0,1% quanh tỷ giá BQLNH, sau đ
được nới lỏng lên 0,5% năm 2006.
17


3.2.5.2. Giai đoạn hội nhập sâu (2007-2015): Dòng vốn ra- vào gia
tăng đột biến, rủi ro biến động tỷ giá có thay đổi lớn, nhiều thời đi m
vượt ngưỡng ki m soát của NHNN. Năm 2007-2009, dòng vốn đầu
tư trực tiếp và gián tiếp vào nhiều tỷ giá luôn giao dịch kịch trần
biên độ cho phép của NHNN; sang đến năm 2010-2011, tỷ giá tiếp
tục tăng, bắt chấp những đợt điều chỉnh tăng trước đ do: (i) nhập
siêu cao, (ii) tín dụng ngoại tệ tăng mạnh, (iii) GAP vàng trong nước
và quốc tế lớn. Giai đoạn 2012-2015 được coi là năm khá thành công
của chính sách quản lý ngoại hối, tỷ giá chỉ biến động mạnh k từ
tháng 8/2015, Trung Quốc phá giá đồng CNY. Từ đầu năm 2016,
NHNN đã áp dụng cơ chế tỷ giá mới gọi là cơ chế tỷ giá trung tâm và
cho phép biên độ giao dịch tỷ giá của các NHTM hàng ngày xoay
quanh +/-3% tỷ giá trung tâm này. Trong phân tích tương quan cho

thấy tỷ giá không c ý nghĩa trong việc giải thích biến động lạm phát.
3.2.6. Đánh giá chung về mức độ hoàn thiện của CSTT Việt Nam
3.2.6.1. Những kết quả đạt được: Trong những năm qua CSTT đã
không ngừng được hoàn thiện và chủ động hơn.
3.2.6.2. Những hạn chế của CSTT và nguyên nhân
- Những hạn chế của CSTT: (i) Mục tiêu cuối cùng chưa rõ ràng,
chưa c lựa chọn ưu tiên, CSTT phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu;
(ii) Tính minh bạch thông tin chưa cao; (iii) việc vận hành CSTT còn
mang dấu ấn hành chính.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: (i) Tính độc lập của
NHNN còn hạn chế; (ii) Tình trạng đô la h a vàng h a nền kinh tế;
(iii) Thị trường tiền tệ, ngoại hối, trái phiếu phát tri n ở mức độ thấp,
chưa đa dạng về sản phẩm phái sinh; (iv) Cam kết quốc tế về hội
nhập đặt ra cho hệ thống NHTM Việt Nam nhiều thách thức; (v) Sự
phối hợp CSTT với CSVM khác chưa chặt chẽ; (vi) công tác dự báo
18


chưa tốt.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. Quan điểm của Hội nghị Trung ương về Hội nhập Quốc tế
Nghị quyết số 06-NQ/TW ban hành ngày 05/11/2016 về việc
thực hiện c hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới.
4.2. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 tầm
nhìn 2035: Mục tiêu phát tri n NHNN Việt Nam; Mục tiêu phát tri n
các tổ chức tín dụng: Trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện CSTT của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế
4.3.1. Giải pháp về thể chế
4.3.1.1. Chuyển đổi NHNN sang NHTƯ hiện đại và đề xuất thành lập
Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính Tiền tệ (MFSOC): Mục đích
nhằm nâng cao tính độc lập của NHNN trong việc thực thi CSTT và
thích nghi với bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.3.1.2. Phân định rõ nhiệm vụ giữa các bên trong thực thi CSTT: Đ
CSTT độc lập và hiệu quả hơn cần phân định vai trò của Quốc hội,
Chính phủ và NHTƯ trong việc quyết định CSTT.
4.3.2. Lựa chọn khuôn khổ điều hành CSTT ở Việt Nam: Đây là
vấn đề quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và thực thi CSTT.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trên thực tế đều cho thấy.
Khuôn khổ CSTT LPMT được nhiều nước áp dụng có hiệu quả tốt và
cũng phù hợp điều kiện Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, các nước đã
19


thực hiện khuôn khổ LPMT không nước nào rút lui.
4.3.3. Hoàn thiện chính sách điều tiết lượng tiền trong lưu thông:
Qua nghiên cứu phần thực trạng cho thấy việc ki m soát tốc độ M2
còn gặp nhiều kh khăn, chưa đạt được kết quả mong muốn. Trong
bối cảnh hội nhập: (i) CSTT cần được chỉ đạo linh hoạt với diễn biến
thực tế trên thị trường; (ii) Thực hiện chính sách gia tăng cung tiền
thận trọng, thông qua việc ki m soát sự gia tăng của khối lượng tín
dụng- hạn mức tín dụng; (iii) Ki m soát chặt việc NHTƯ cho chính
phủ vay trực tiếp.
4.3.4. Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ
4.3.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở: Cần tập trung vào các đi m chủ
yếu sau: (1) Tạo hàng h a đa dạng cho thị trường mở; (2) Thu hút

thêm thành viên của thị trường mở; (3) Cải tiến công nghệ và phát
tri n thị trường tài chính năng động; (4) Nâng cao dự báo, tổng hợp
cung- cầu vốn khả dụng.
4.3.4.2. Dự trữ bắt buộc: Theo hướng: (1) Linh hoạt theo chiều
hướng giảm dần trên cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ; (2) Cho phép
NHTM duy trì một phần tỷ lệ DTBB bằng giấy tờ c giá c tính
thanh khoản cao, giảm bớt DTBB phải nộp bằng tiền mặt và cũng
phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khác sẽ tác động làm tăng cung,
cầu các loại giấy tờ c giá trên thị trường mở.
4.2.4.3. Lãi suất chiết khấu: Trong bối cảnh hội nhập lãi suất chiết
khấu (LSCK) cần công khai theo hướng sau: (1) Không hạn chế khối
lượng tái chiết khấu, thay vào đ sử dụng LSCK đ điều tiết thị
trường (tác động vào lãi suất tiền gửi và cho vay); (2) Thận trọng
xem xét các điều kiện chiết khấu; (3) Hoàn thiện bộ phận nghiệp vụ
chiết khấu ở NHNN; (4) Dùng lãi suất chiết khấu gián tiếp tác động
vào lãi suất tiền gửi và cho vay.
20


4.3.5. Hoàn thiện chính sách tín dụng: Theo nguyên tắc: Lãi suất
huy động phải đảm bảo thực dương cho người gửi tiền; lãi suất cho
vay phải đảm bảo lợi nhuận so với chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư.
Chính sách huy động: Đa dạng h a sản phẩm; chú ý đến vốn trung –
dài hạn; chính sách cho vay: (i) loại trừ những chính sách bất bình
đẳng, tạo sân chơi công bằng bình đẳng giữa DNNN & DNTN trong
tiếp cận vốn; (iii) Mạnh dạn cấp tín dụng cho mô hình mới c nhiều
tiềm năng thay đổi về chất.
4.3.6. Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối
- Chính sách hối đoái: Tiếp tục chống USD h a, vàng h a (vì USD
hóa, vàng hóa sẽ làm suy yếu CSTT).

- Dự trữ ngoại tệ: Cần duy trì dự trữ ngoại hối 12 tuần nhập khẩu và
đa dạng h a dự trữ; can thiệp qua dự trữ ngoại tệ sẽ giảm bớt được sự
đánh đổi theo thuyết Bộ ba bất khả thi.
- Tỷ giá hối đoái: Hướng phát tri n trước mắt và lâu dài. Chuy n từ can
thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp. NHNN cần công bố việc thực
hiện REER và chính sách tỷ giá cũng cần được cân nhắc qua REER.
Cần theo dõi sát biến động 8 đồng tiền trong rổ tiền tệ (lưu ý đến đồng
CNY và USD), thay vì chỉ theo dõi đồng USD như trước đây.
4.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
4.4.1. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của
NHTƯ
4.4.1.1. Tăng cường tính minh bạch: Công khai minh bạch sẽ giúp
các thành phần kinh tế c những quyết định đúng đắn hơn.
4.4.1.2. Trách nhiệm giải trình của NHNN: NHNN phải c trách
nhiệm giải trình trước cơ quan lập pháp và hành pháp trong việc sử
dụng các công cụ chính sách đ đạt được các mục tiêu trung gian,
cuối cùng như thế nào? Cũng như giải trình kết quả không đạt được
21


và c cam kết khoảng thời gian khắc phục. Đ đảm bảo trách nhiệm
cao hơn: Thống đốc cần c thư hoặc văn bản cam kết với Quốc hội;
Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước.
4.4.2. Tăng cường phối hợp giữa CSTT với CSTK và các chính
sách kinh tế vĩ mô khác: Ở Việt Nam hàng năm Quốc Hội thông qua
mục tiêu GDP và CPI. Và tác động của từng chính sách đến mục tiêu
này là khác nhau. Do vậy, đ đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô
đặt ra, CSTT kh c th thực hiện thành công nếu không c sự phối
hợp với chính sách khác.
4.4.3. Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ

liên ngân hàng: Đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ
1

liên ngân hàng (LNH) giúp các NHTM xây dựng biên độ độ giá
trong hoạt động kinh doanh cũng như đ phát tri n thị trường phái
sinh.
4.4.4. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát
của NHNN: Cán bộ nghiên cứu cần: (i) Theo dõi thường xuyên các
số liệu thống kê trong & ngoài nước, những xu hướng phát tri n
ngành ngân hàng trong khu vực & trên thế giới; (ii) Trước mỗi cuộc
họp liên quan đến hoạch định CSTT, đội ngũ nghiên cứu phải cung
cấp bản t m tắt kết quả dự báo về nền kinh tế Việt Nam và những
vấn đề c khả năng được thảo luận tại cuộc họp; (iii) Ngoài ra các
nhà kinh tế cần tham gia vào hoạt động nghiên cứu cơ bản.
4.4.5. Tăng cường chức năng giám sát của NHNN: Áp dụng công
nghệ vào giám sát và áp dụng các chuẩn mực Basel (Basel II), tiến
tới Basel III trong trung và dài hạn năm 2025 và Basel IV tầm nhìn
1

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (hay còn gọi là lãi suất thị trường 2
là lãi suất giữa các định chế tài chính với nhau.

22


×