Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Bộ câu hỏi thi viết thi công chức năm 2013 các chuyên ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 146 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC 2013
LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH
(Phần thi Viết)
Câu 1:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy sắp xếp các
nội dung thu ngân sách nhà nước đã nêu trên vào 1 trong các nhóm khoản thu sau:
A- Thu thường xuyên
B-

Thu về vốn

C-

Bù đắp bội chi

Câu 2:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao ngân
sách nhà nước chỉ được chi cho “Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn”?
Câu 3:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước” như
thế nào? Tại sao Sở Tài chính lại phải quản lý tất cả các quỹ đó?
Câu 4:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Tại sao trong cơ
cấu thu ngân sách nhà nước lại bao gồm cả khoản “Thu hồi tiền cho vay của Nhà
nước”?
Câu 5:


Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Câu 6:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý giá và thẩm định giá” như thế
nào?
Câu 7:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
sự hình thành khoản “Thu kết dư ngân sách nhà nước”?
Câu 8:
1


Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ, bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực y tế?
Câu 9:
Trong điều kiện hiện nay (Nghị định 52/2009/NĐ-CP đang có hiệu lực), các cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản phải thực
hiện theo các phương thức nào? Hãy trình bày khái quát các phương thức mua sắm tài
sản nhà nước đó?
Câu 10:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ

sự hình thành khoản “Thu từ Quỹ dự trữ tài chính”?
Câu 11:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực công cộng thành phố?
Câu 12:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý vốn đầu tư” như thế nào?
Câu 13:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
sự hình thành khoản “Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng” trong cơ cấu thu của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 14:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp?
Câu 15:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý tài chính doanh nghiệp” như thế
nào?
Câu 16:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ

2



sự hình thành khoản “Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển
sang”?
Câu 17:
Nội dung chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã được quy định tại Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào?
Tại sao lại phát sinh khoản “Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng” trong cơ cấu chi của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 18:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính “Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương” như thế
nào?
Câu 19:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao ngân
sách nhà nước chỉ được chi cho “Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn”?
Câu 20:
Trong cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay bao gồm
các cấp ngân sách nào? Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 đã xác lập các
nguyên tắc để xử lý quan hệ giữa các cấp ngân sách như thế nào?
Câu 21:
Thông tư 71/2006/TT-BTC cho phép Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được
tạo lập nguồn tài chính của đơn vị như thế nào? Tại sao Nhà nước lại cho phép Thủ
trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ được huy động cả các nguồn
vốn vay, nguồn vốn liên doanh, liên kết,… thông thoáng như vậy?
Câu 22:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện

hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa?
Câu 23:
Trình bày các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quan hệ giữa ngân sách các cấp theo
quy định của pháp luật ngân sách nhà nước hiện hành? Hãy chỉ rõ sự khuyến khích của
Trung ương về phát huy quyền chủ động của Chính quyền các địa phương trong quản
lý ngân sách nhà nước đã được thể hiện như thế nào thông qua các nguyên tắc đó?
Câu 24:
Hãy chỉ rõ cách xác định số kinh phí tiết kiệm cuối năm ở các cơ quan nhà nước đã
được giao thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ?
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước được xử lý số kinh phí đã tiết kiệm đó như thế nào?
Câu 25:
3


Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực thể thao?
Câu 26:
Trình bày cách xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được xác lập
trong Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính? Cho ví dụ
minh họa về cách xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
trung ương với ngân sách thành phố Hải Phòng?
Câu 27:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định: (i) Các
nguyên tắc cần phải tuân thủ khi xét duyệt quyết toán ở các đơn vị dự toán như thế

nào? (ii) Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên trong quá
trình xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới và với cơ quan tài chính
đồng cấp?
Câu 28:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao chi ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi
hoạt động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật?
Câu 29:
Trình bày các nguyên tắc cần phải quán triệt trong phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở nước ta hiện nay? Tại sao Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 lại
quy định: “Phân cấp quản lý NSNN phải bảo đảm nguyên tắc: Phù hợp với phân cấp
quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của
mỗi cấp trên địa bàn;”?
Câu 30:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND các cấp trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước như thế
nào? Tại sao UBND có quyền “Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND
cấp dưới; yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp
cần thiết”?
Câu 31:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định các nguyên
tắc cần phải quán triệt trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như thế nào? Hãy
chỉ rõ tư tưởng khuyến khích phát huy quyền chủ động của chính quyền địa phương đã
được xác lập trong các nguyên tắc phân cấp đó?
Câu 32:

4



Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bao gồm những khoản nào? Tại
sao lại phải tách bạch giữa “bổ sung cân đối” với “bổ sung có mục tiêu” khi phân bổ
ngân sách cho ngân sách cấp dưới?
Câu 33:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao lại phát
sinh khoản “Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng”
trong cơ cấu chi của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 34:
Dự phòng ngân sách là gì? Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính
phủ đã quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước như thế
nào?
Câu 35:
Tình huống giả định trong quản lý ngân sách tỉnh H năm báo cáo như sau:
 Dự phòng ngân sách tỉnh đã được ghi trong dự toán năm mà HĐND tỉnh đã duyệt
là 5.000 triệu đồng.
 Ngày 31 tháng 3 năm báo cáo: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sử dụng 1.500
triệu đồng từ dự phòng ngân sách tỉnh để đáp ứng cho nhu cầu chi theo dự toán
hoạt động thường xuyên của ngành Giáo dục – Đào tạo, do số thuế quý I thu vào
ngân sách tỉnh không đạt dự toán của quý đó.
 Ngày 15 tháng 5 năm báo cáo: Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định sử dụng 300 triệu đồng để bổ sung ngoài dự toán cho
ngành Y tế kịp thời xử lý dập dịch “chân, tay, miệng” trên địa bàn tỉnh.
 Ngày 25 tháng 8 năm báo cáo: Theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện A về việc
xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh để huyện A tổ chức đón danh hiệu “Huyện
Anh hùng” dự kiến tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm báo cáo; Chủ tịch UBND
tỉnh đã quyết định cấp bổ sung ngoài dự toán cho huyện A 500 triệu đồng để tổ
chức sự kiện trên.
 Ngày 05 tháng 12 năm báo cáo: Tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh, trong báo

cáo do Giám đốc Sở Tài chính (thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh) trình bày
tại hội nghị cũng đã phản ánh đầy đủ tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh
như trên tới Thường trực HĐND và toàn thể đại biểu HĐND tỉnh.
Anh/chị hãy nêu các nhận xét của mình về tính hợp pháp trong các quyết định sử
dụng dự phòng của ngân sách tỉnh H năm báo cáo?
Câu 36:
Trong điều kiện hiện nay, quyền tự chủ của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập
trong việc chi trả thanh toán các khoản chi cho con người đã được xác lập như thế
nào? Tại sao Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập - loại do ngân sách nhà nước
đảm bảo, lại chỉ được chỉ trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tối đa bằng 1 lần
tiền lương ngạch, bậc do Nhà nước quy định?
Câu 37:

5


Cơ quan X đã được giao thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
từ đầu năm ngân sách 2006. Trích tài liệu cuối năm báo cáo (năm N), của cơ quan X
có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
1. Tổng số lao động của cơ quan là 36 người; trong đó: (i) 32 người thuộc biên chế;
(ii) 02 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,02; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,0; (iii) 08 người hưởng hệ số 3,66;
(iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn như
sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số còn lại
người hưởng hệ số 0,2.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.

6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 32.000.000đ; trong đó:
 Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 6.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
9.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện,
nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v.. chưa sử dụng là: 17.000.000đ.
7. Cơ quan X đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập
cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ cơ quan X đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà cơ quan X phải trả cho người lao động?
Giải thích cách tính tổng mức thu nhập tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
900.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 38:
Trình bày các trường hợp phải điều chuyển tài sản nhà nước và thẩm quyền điều
chuyển tài sản nhà nước đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở
nước ta hiện nay.
Câu 39:
Trong điều kiện hiện nay, việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập để trao quyền
tự chủ trong quản lý tài chính, được dựa vào tiêu chí nào? Trình bày rõ cách xác định
tiêu chí phân loại đó?
Câu 40:

6



Đơn vị B là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đã
được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm
báo cáo (năm N) của đơn vị B có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
1. Tổng số lao động của đơn vị là 36 người; trong đó: (i) 31 người thuộc biên chế;
(ii) 03 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01
người hưởng hệ số 5,42; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,4; (iii) 08 người hưởng hệ
số 3,66; (iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn
như sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số
còn lại người hưởng hệ số 0,2.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người
tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị
thực tế đã sử dụng trong năm là: 67.000.000đ; trong đó:
 Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 8.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
29.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện,
nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v.. chưa sử dụng là: 30.000.000đ.
7. Đơn vị B đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập
cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị B đã tiết kiệm được ở năm N; và giải
thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà đơn vị B được phép trả cho người lao
động và tính vào chi phí hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập

tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 41:
Trình bày các trường hợp phải thu hồi tài sản nhà nước và thẩm quyền thu hồi tài sản
nhà nước đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện
nay.
Câu 42:
Cơ quan K đã được giao thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm báo cáo (năm N), của cơ quan K
có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
7


1. Tổng số lao động của cơ quan là 36 người; trong đó: (i) 32 người thuộc biên
chế; (ii) 02 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động
ngắn hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01
người hưởng hệ số 5,02; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,0; (iii) 08 người hưởng hệ
số 3,66; (iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn
như sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số
còn lại người hưởng hệ số 0,2.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người
tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị
thực tế đã sử dụng trong năm là: 32.000.000đ; trong đó:
7. Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 6.000.000đ;

8. Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
9.000.000đ;
9. Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện, nước;
lễ tân, khánh tiết; .v.v.. chưa sử dụng là: 17.000.000đ.
10. Cơ quan K đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu
nhập cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ cơ quan K đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà cơ quan K được phép trả cho người lao
động và tính vào chi phí hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập
tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
900.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 43:
Nêu các mục tiêu của cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước. Phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc đề xuất và lựa chọn mục tiêu: “Nâng cao hiệu suất lao động,
hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức”.
Câu 44:
Đơn vị Y là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí
hoạt động, đã được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài
liệu cuối năm báo cáo (năm N) của đơn vị Y có liên quan đến tình hình thực hiện cơ
chế tự chủ:

8


1. Tổng số lao động trong đơn vị là 60 người; trong đó: (i) 53 người thuộc biên chế;
(ii) 04 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 03 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.

2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,76; (ii) 03 người hưởng hệ số 5,08; (iii) 08 người hưởng hệ số 4,4;
(iv) 11 người hưởng hệ số 4,0; (v) 13 người hưởng hệ số 3,66; (vi) 12 người hưởng
hệ số 3,0; (vii) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Hệ số phụ cấp lương bình quân của toàn đơn vị là 0,3.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 92.000.000đ; trong đó:
 Số kinh phí dành cho “chi đoàn ra, đoàn vào” chưa sử dụng là: 10.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 12.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
25.000.000đ;
 Số kinh phí dành cho chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý chung, như: Chi
hội nghị; điện thoại; điện, nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v.. chưa sử dụng là:
45.000.000đ.
7. Đơn vị đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập cho
người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép, sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ thuế và trích nộp các quỹ.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị Y đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm đó?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà đơn vị Y được phép trả cho người lao
động và tính vào chi hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập tối đa
mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng:
(i) Đơn vị Y không có chức năng đối ngoại;
(ii) Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 03 tháng trong năm.

Câu 45:
Trong điều kiện hiện nay, mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp công được thực hiện theo các phương thức nào? Trình bày cơ chế quản lý đối
với phương thức mua sắm tập trung hiện đang được áp dụng
Câu 46:

9


Đơn vị H là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đã
được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm
báo cáo (năm N) của đơn vị H có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
1. Tổng số lao động trong đơn vị là 60 người; trong đó: (i) 53 người thuộc biên chế;
(ii) 04 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 03 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,76; (ii) 03 người hưởng hệ số 5,08; (iii) 08 người hưởng hệ số 4,4;
(iv) 11 người hưởng hệ số 4,0; (v) 13 người hưởng hệ số 3,66; (vi) 12 người hưởng
hệ số 3,0; (vii) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Hệ số phụ cấp lương bình quân của toàn đơn vị là 0,3.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 143.000.000đ; trong đó:
-

Số kinh phí dành cho “chi đoàn ra, đoàn vào” chưa sử dụng là: 23.000.000đ;
Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 18.000.000đ;
Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:

29.000.000đ;
Số kinh phí dành cho chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý chung, như: Chi
hội nghị; điện thoại; điện, nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v.. chưa sử dụng là:
73.000.000đ.

7. Các khoản thu khác được bổ sung để tạo nguồn cho chi trả thu nhập tăng thêm của
cán bộ, viên chức trong cả năm N là: 567.000.000đ.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị H đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm đó?
2- Hệ số chi trả thu nhập tăng thêm của đơn vị H ở năm N?
Biết rằng:
i.
ii.

Đơn vị Y không có chức năng đối ngoại;
Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 03 tháng trong năm.

Câu 47:
Quyền tự chủ của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc chi trả thanh toán các
khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đã được quy định như thế nào? Dựa trên cơ sở nào
mà Nhà nước lại chỉ cho phép xây dựng định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ
của cơ quan thực hiện tự chủ “bằng” hoặc “thấp hơn” định mức chi mà Nhà nước đã
quy định?
Câu 48:

10



Trình bày các thành phần chính trong quỹ tiền lương của các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay? Trong quỹ tiền lương này có bao gồm nguồn
để đáp ứng cho nhu cầu chi trả thanh toán cho những người lao động ngắn hạn không?
Hãy giải thích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của phương án mà anh/chị đã lựa chọn?
Câu 49:
Ở nước ta hiện nay, khi phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập người ta đã sử dụng
tiêu chí nào? Theo tiêu chí đó, các đơn vị sự nghiệp công lập đã được chia thành mấy
loại? Đơn vị sự nghiệp nào được xây dựng các định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ
cao hơn, hoặc thấp hơn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành? Tại
sao nhà nước lại cho các đơn vị sự nghiệp đó quyền tự chủ cao như vậy trong xây
dựng các định mức chi này?
Câu 50:
Trình bày những nội dung chi mà Thủ trưởng cơ quan nhà nước được giao tự chủ và
không được giao tự chủ? Dựa trên cơ sở nào để có thể phân chia nội dung chi của mỗi
cơ quan nhà nước như thế?

11


NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI CÔNG CHƯC 2013
Lĩnh vực chuyên ngành: VĂN THƯ LƯU TRỮ
(Phần thi Viết)

Câu 1. Có mấy hình thức sao văn bản? Khái niệm các hình thức sao? Thể
thức bản sao văn bản theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày
19/01/2011?
Câu 2. Theo quy định tại Nghị định số 09/2010/NĐ-CP, các thành phần
thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính gồm những
thành phần cấu thành văn bản nào? Văn bản hành chính bao gồm những loại
nào?

Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày “Số, ký hiệu của văn bản” theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTBNV-VPCP?
Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về vị trí và chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức Văn thư, Lưu trữ cấp tỉnh theo Thông tư số 02/2010/TTBNV?
Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày vị trí “Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm
quyền” trong văn bản hành chính theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TTBNV?
Câu 6. Theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BNV, Chi cục Văn
thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(gọi chung là các tỉnh) có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các
nhiệm vụ gì?
Câu 7. Anh (chị) hãy trình bày chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Văn
thư, Lưu trữ cấp huyện theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BNV? Thủ
tục mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP?
Câu 8. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thủ tục và hồ sơ xin
làm con dấu theo Nghị định số 31/2009/NĐ-CP?
Câu 9. Theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP và Nghị định số
31/2009/NĐ-CP, các cơ quan tổ chức và chức danh nhà nước nào được sử dụng
con dấu hình quốc huy? Những trường hợp nào bị thu hồi con dấu?
Câu 10. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày “Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản” theo Thông tư số
01/2011/TT-BNV?

1


Câu 11. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày yếu tố “Nơi nhận” trong văn bản hành chính theo quy định tại Thông
tư số 01/2011/TT-BNV?

Câu 12. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về viết hoa tên cơ quan,
tổ chức của Việt Nam trong văn bản hành chính theo Thông tư số 01/2011/TTBNV?
Câu 13. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về kỹ thuật trình bày
yếu tố “Nội dung văn bản” đối với văn bản quy phạm pháp luật theo Thông tư
liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP?
Câu 14. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thủ tục khắc dấu đối
với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
và tổ chức kinh tế theo Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP?
Câu 15. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày yếu tố “Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản” theo Thông
tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP?
Câu 16. Anh (chị) hãy trình bày những nội dung quản lý nhà nước về
công tác văn thư và các nhiệm vụ cụ thể của văn thư cơ quan theo quy định tại
Nghị định 110/2004/NĐ-CP?
Câu 17. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày yếu tố “Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền” theo
Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP?
Câu 18. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày yếu tố “Nơi nhận” theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNVVPCP?
Câu 19. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về huỷ tài liệu hết giá trị?
Câu 20. Anh (chị ) hãy trình bày những nguyên tắc quản lý văn bản, lập
hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định tại Thông tư
số 07/2012/TT-BNV?
Câu 21. Anh (chị) hãy trình bày nội dung việc ghi số, ngày, tháng, năm
của văn bản và đăng ký văn bản trong quy trình quản lý văn bản đi theo quy
định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV?
Câu 22. Theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, Nghị định số
31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 thì việc quản lý và sử dụng con dấu phải tuân
theo các quy định như thế nào?

Câu 23. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày yếu tố “Số, ký hiệu của văn bản” trong văn bản hành chính theo Thông
tư số 01/2011/TT-BNV?
Câu 24. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về trách nhiệm cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền thành lập, cho phép sử dụng con dấu và của cơ quan, tổ
2


chức được sử dụng con dấu theo Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCABTCBCP?
Câu 25. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thể thức trình bày nội
dung “Bản sao văn bản” theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP?
Câu 26: Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử?
Câu 27. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về hoạt động dịch vụ lưu trữ và chứng chỉ hành nghề lưu trữ?
Câu 28. Anh (chị) hãy cho biết mục tiêu “Bảo vệ và phát huy giá trị của
tài liệu lưu trữ” đề ra trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại
Đại hội X của Đảng được cụ thể hóa trong Chỉ thị nào của Thủ tướng Chính
phủ? Nội dung của Chỉ thị quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương như thế nào?
Câu 29. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về trách nhiệm quản lý về lưu trữ và kinh phí cho công tác lưu trữ?
Câu 30. Anh (chị) hãy nêu những quy định của Luật Lưu trữ 2011 về các
hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ và sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ? thời
hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử và trách nhiệm giao, nhận tài liệu vào
Lưu trữ lịch sử?
Câu 31. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về mang tài liệu lưu trữ ra khỏi lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử và đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ lưu trữ? quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong

việc sử dụng tài liệu lưu trữ?
Câu 32. Anh (chị) hãy trình bày quy định về giải quyết văn bản đến, theo
dõi việc chuyển phát văn bản đi và lưu văn bản đi theo quy định tại Thông tư số
07/2012/TT-BNV?
Câu 33. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm? về
chỉnh lý tài liệu và xác định giá trị tài liệu?
Câu 34. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm thời hạn bảo quản tài liệu và
bảng thời hạn bảo quản tài liệu? Tài liệu hình thành phổ biến có những mức thời
hạn bảo quản nào? Trình bày các nhóm hồ sơ, tài liệu phố biến theo Thông tư số
09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ, bảng thời hạn bảo quản tài
liệu phổ biến được dùng để làm gì?
Câu 35. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Luật Lưu trữ 2011
về thống kê nhà nước về lưu trữ và hợp tác quốc tế về lưu trữ?
Câu 36. Anh (chị) hãy nêu những quy định của Luật Lưu trữ 2011 về
quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức chia, tách, sáp nhập,
giải thể; tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước chia, tách, sáp nhập, giải thể,
3


chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản. Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ
sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan?
Câu 37. Anh (chị) hãy trình bày trách nhiệm của Văn thư cơ quan và
trách nhiệm của Lưu trữ cơ quan trong việc lập hồ sơ và giao nhận hồ sơ, tài liệu
vào lưu trữ cơ quan theo quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BNV?
Câu 38. Anh (chị) hãy trình bày nội dung việc lập Danh mục hồ sơ ở cơ
quan theo quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BNV?
Câu 39. Anh (chị) hãy trình bày quy trình lập hồ sơ công việc theo quy
định tại Thông tư 07/2012/TT-BNV?

Câu 40. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm Danh mục hồ sơ, tác dụng và
căn cứ để lập Danh mục hồ sơ theo quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BNV?
Câu 41. Anh (chị) hãy trình bày đối tượng thống kê và những trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức báo cáo và cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê
công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định tại Thông tư
09/2013/TT-BNV?
Câu 42. Anh (chị) hãy trình bày quy định về việc gửi báo cáo theo quy
định tại Thông tư 09/2013/TT-BNV?
Câu 43. Anh (chị) hãy nêu những quy định của Luật Lưu trữ 2011 về
Lưu trữ lịch sử và thu thập, tiếp nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử?
Câu 44. Anh (chị) hãy trình bày những quy định về thủ tục cấp Chứng
chỉ hành nghề lưu trữ và Cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo quy định tại
Nghị định số 01/2013/NĐ-CP?
Câu 45. Anh (chị) hãy nêu những quy định của Luật Lưu trữ 2011 về
thời hạn bảo quản tài liệu và hội đồng xác định giá trị tài liệu?
Câu 46. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của Nghị định
01/2013/NĐ-CP về thu thập tài liệu lưu trữ điện tử?
Câu 47. Anh (chị) hãy trình bày quy định thời hạn nộp lưu tài liệu lưu
trữ vào lưu trữ lịch sử của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và quy
định về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo quy định tại Nghị
định số 01/2013/NĐ-CP?
Câu 48. Anh (chị) hãy nêu những quy định của Luật Lưu trữ 2011 về
quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ?
Câu 49. Anh (chị) hãy liệt kê các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu
cần thu thập, bổ sung vào lưu trữ cấp xã theo quy định tại Thông tư số
14/2011/TT-BNV?
Câu 50. Anh (chị) hãy trình bày các quy định về bảo quản tài liệu lưu trữ
và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cấp xã theo Thông tư số
14/2011/TT-BNV?
4



NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI VIẾT CÔNG CHỨC 2013
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Theo Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày
08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì những tiêu chí nào xác
định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn?
Câu 2. Căn cứ vào Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm
2008, Anh (Chị) hãy nêu: Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
(Điều 4) và Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7)
Câu 3. Căn cứ vào Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11
năm 2008, Anh (Chị) hãy nêu: Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin,
số liệu về đa dạng sinh học (Điều 71) và Báo cáo về đa dạng sinh học (Điều 72)
Câu 4. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12
năm 2005; Anh (Chị) hãy nêu: Nguyên tắc bảo vệ môi trường (Điều 4) và Chính sách
của Nhà nước về bảo vệ môi trường (Điều 5)
Câu 5. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12
năm 2005, Anh (Chị) hãy nêu: Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều
20) và Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường (Điều 25)
Câu 6. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12 năm
2005, Anh (Chị) hãy nêu: Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung
Câu 7. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12
năm 2005, Anh (Chị) hãy nêu: Những hành vi bị nghiêm cấm
Câu 8. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12
năm 2005, Anh (Chị) hãy nêu: Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Câu 9. Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 12 năm
2005, Anh (Chị) hãy nêu: Phí bảo vệ môi trường và Xử lý vi phạm.
Câu 10. Căn cứ vào Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011

của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường, Anh (Chị) hãy nêu: Đối tượng phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường và trách nhiệm của chủ dự án trong việc lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường (Điều 12) và Thời điểm lập, trình thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 13)
Câu 11. Căn cứ vào Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013
của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Anh
(Chị) hãy nêu: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Câu 12. Căn cứ vào Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013
của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Anh
(Chị) hãy nêu: Biện pháp khắc phục hậu quả trong Vi phạm các quy định về bảo vệ
môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề.

1


Câu 13. Căn cứ vào Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013
của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Anh
(Chị) hãy nêu: Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết
định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở (Điều 64) và Thủ tục ban
hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động (Điều 66)
Câu 14. Căn cứ vào Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Anh (Chị) hãy nêu: Nội dung quản lý nhà nước về
chất thải rắn và Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất
thải rắn.
Câu 15. Căn cứ vào Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ
quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Anh (Chị) hãy nêu: Nguyên tắc thành lập và
tổ chức hoạt động của tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường (Điều 2) và
Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban Quản lý khu kinh tế (Điều

9)
Câu 16. Căn cứ vào Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan
nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Anh (Chị) hãy nêu: Tổ chức chuyên môn về bảo
vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Điều 7) và Công chức cấp xã giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Điều 8)
Câu 17. Căn cứ vào Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy
hại (CTNH), Anh (Chị) hãy nêu: Các điều kiện về cơ sở pháp lý (Điều 10) và Các điều
kiện về nhân lực (Điều 12)
Câu 18. Căn cứ vào Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy
hại, Anh (Chị) hãy nêu: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục
Bảo vệ môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường phân cấp.
Câu 19. Căn cứ vào Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày ngày 8 tháng 5 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây
ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Anh (Chị) hãy nêu: Nguyên
tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng
Câu 20. Căn cứ vào Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm
soát chất lượng trong quan trắc môi trường, Anh (Chị) hãy nêu: Thiết kế chương trình
quan trắc môi trường
Câu 21. Căn cứ vào Thông tư Liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày
15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
Anh (Chị) hãy nêu: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Trách nhiệm của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
2



Câu 22. Căn cứ vào Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo
phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020”, Anh (Chị) hãy nêu: Chức năng, nhiệm
vụ của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và cơ chế phối
hợp với hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia
Câu 23. Căn cứ vào Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Anh (Chị) hãy nêu: Các nhiệm vụ cơ bản
Câu 24. Căn cứ vào Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Anh (Chị) hãy nêu giải pháp hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn trong các giải
pháp cơ bản để thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Câu 25. Căn cứ vào Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày ngày 29 tháng 03 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Anh (Chị) hãy nêu: Yêu
cầu cải tạo, phục hồi môi trường và Mục đích và nguyên tắc của việc ký quỹ
Câu 26: Anh (chị) cho biết nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, sử dụng
hợp lý tài nguyên biển và tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển được
quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005?
Câu 27: Anh (chị) cho biết nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; kiểm soát, xử lý
ô nhiễm môi trường biển và tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển được
quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005?
Câu 28: Anh (chị) cho biết nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát,
xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông và tổ chức bảo vệ môi trường nước
trong lưu vực sông được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005?
Câu 29: Anh (chị) cho biết nêu nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; trách

nhiệm của UBND cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông và tổ
chức bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông được quy định tại Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005?
Câu 30: Anh (chị) cho biết những quy định về bảo vệ môi trường nguồn nước
hồ, ao, kênh, mương, rạch và nước dưới đất được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường
năm 2005?
Câu 31: Anh (chị) cho biết những quy định về bảo vệ môi trường hồ chứa nước
phục vụ thủy lợi, thủy điện và nước dưới đất được quy định tại Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005?

3


Câu 32: Anh (chị) cho biết những quy định về thu gom, xử lý nước thải và hệ
thống xử lý nước thải được được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005?
Câu 33: Anh (chị) cho biết nguyên tắc bảo vệ môi trường nước biển, nước sông,
kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước biển, môi trường nước trong lưu vực sông
được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005?
Câu 34: Anh (chị) cho biết trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp; trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng về quản lý
và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy định trong Thông tư số 08/2009/TTBTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số
48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi bổ
sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường?
Câu 35: Anh (chị) hãy cho biết trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ đề nghị đưa
vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định
số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế
độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ?

Câu 36: Anh (chị) hãy cho biết các điều kiện xác định loài có số lượng cá thể
còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐCP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Câu 37: Anh (chị) hãy cho biết điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường quy định tại
Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Câu 38: Anh (chị) hãy cho biết điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường theo quy định
tại Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Câu 39: Anh (chị) hãy cho biết dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với
môi trường theo quy định tại Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính
phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường?
Câu 40: Anh (chị) cho biết phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu được quy định tại
Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số

4


02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 41: Anh (chị) cho biết nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
và phân loại mức độ sự cố tràn dầu được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự
cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 42: Anh (chị) trình bày quy định về việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?

Câu 43: Anh (chị) trình bày việc xây dựng nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu các
cấp và việc bảo đảm tài chính để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu được quy
định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số
02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 44: Anh (chị) hãy trình bày công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự
cố tràn dầu được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 45: Anh (chị) cho biết những quy định về ứng phó sự cố tràn dầu do tàu gây
ra trên biển được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 ngày 14/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 46: Anh (chị) cho biết những quy định về ứng phó sự cố tràn dầu tại địa
phương và nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương trong ứng phó sự
cố tràn dầu khu vực được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban
hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 47: Anh (chị) cho biết những quy định để xác định thiệt hại và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra được quy định tại Quy chế hoạt động ứng
phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày
14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn
dầu?
Câu 48: Anh (chị) cho biết những quy định xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và những quy định về đòi bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra được
quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định
5


số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế

hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 49: Anh (chị) cho biết trách nhiệm của UBND cấp tỉnh; trách nhiệm của
cảng, cơ sở dự án đối với sự cố tràn dầu được quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu?
Câu 50: Anh (chị) cho biết thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định, phê
duyệt kế hoạch sự cố tràn dầu; trình tự và cách thức thực hiện việc thẩm định và phê
duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được quy định tại Quyết định số 186/QĐ-CT
ngày 22/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc công bố
thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường?

6


NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC 2013
LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH: THANH TRA
(Phần thi Viết)
Câu 1: Theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội
Khoá XII, anh, chị hãy nêu: Mục đích của hoạt động thanh tra; Cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra; Nguyên tắc hoạt động thanh tra; Tổ chức của thanh tra sở?
Câu 2: Anh, chị hãy nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động
thanh tra? Tổ chức của thanh tra tỉnh theo quy định của Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 của Quốc hội Khoá XII?
Câu 3: Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra hành chính theo
quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội Khoá XII?
Câu 4: Theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội
Khoá XII, trình bày: Tổ chức thanh tra huyện; Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh
tra huyện?
Câu 5: Anh, chị hãy trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội Khoá XII?
Câu 6: Anh, chị trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh
tra hành chính theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội
Khoá XII?
Câu 7: Anh, chị trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra bộ theo quy
định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội Khoá XII?
Câu 8: Anh, chị hãy trình bày thế nào là thanh tra nhà nước, thanh tra hành
chính, thanh tra nhân dân, kế hoạch thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 của Quốc hội Khoá XII? Căn cứ thanh tra lại theo quy định của Nghị
định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ?
Câu 9: Theo quy định của Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày
29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ “Quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra
trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại” anh, chị hãy trình bày: Thẩm
quyền của Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Nội dung
thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Trụ sở tiếp công dân, địa
điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân; Nội dung thanh tra việc thực hiện
các quy định của pháp Iuật về giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết khiếu
nại?
Câu 10: Anh, chị hãy trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010?
Câu 11: Anh, chị trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn
thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên


ngành khi tiến hành thanh tra độc lập theo quy định của Luật Thanh tra năm
2010?
Câu 12: Anh, chị hãy trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết
định thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010?
Câu 13: Theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc
hội Khoá XII, anh, chị hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra,

hồ sơ thanh tra?
Câu 14: Anh, chị hãy trình bày tổ chức, hoạt động của Ban thanh tra ở xã,
phường, thị trấn? Trách nhiệm của Uỷ ban nhân cấp xã trong việc lãnh đạo hoạt
động của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010?
Câu 15: Hãy nêu tổ chức, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước? Trách
nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Thanh tra
năm 2010?
Câu 16: Anh, chị hãy trình bày các hành vi bị nghiêm cấm và các khiếu
nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không được thụ lý giải quyết theo
quy định của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII?
Câu 17: Anh, chị hãy trình bày trình tự khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của
Quốc hội khóa XIII?
Câu 18: Anh, chị hãy trình bày: Nội dung thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về việc thụ lý giải quyết khiếu nại và thanh tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, xác minh nội
dung khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của Thông tư số
04/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ “Quy định thẩm quyền,
nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại”; Nội dung thanh tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo theo quy
định của Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ
“Quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố
cáo”?
Câu 19: Anh, chị hãy trình bày thẩm quyền thanh tra lại; Trách nhiệm của
đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về
thanh tra theo quy định của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ “Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra”?
Câu 20: Anh, chị hãy trình bày: Nguyên tắc xác định thẩm quyền và Thẩm
quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc

thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của
Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII?
Câu 21: Hãy trình bày: Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo quy
định của Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII? Thời hiệu
khiếu nại và quy định về rút khiếu nại theo quy định của quy định của Luật

2


Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII?
Câu 22: Anh, chị hãy trình bày: Những hành vi bị nghiêm cấm; Quyền và
nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo số
03/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII?
Câu 23: Anh, chị hãy trình bày nội dung tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo theo
quy định của Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII?
Câu 24: Anh, chị hãy trình bày: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của
Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo”?
Câu 25: Anh, chị hãy trình bày: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ
“Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo”?
Câu 26: Theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005: Anh, chị trình
bày các hành vi tham nhũng? Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống
tham nhũng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền phải có
trách nhiệm gì?
Câu 27: Để thực hiện tốt có hiệu quả việc phòng ngừa tham nhũng theo quy
định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, theo anh, chị việc công khai,
minh bạch trong mua sắm tài sản công và xây dựng cơ bản; về tài chính và ngân

sách nhà nước của cơ quan, đơn vị cần phải tiến hành như thế nào?
Câu 28: Trình bày nội dung công khai, minh bạch việc huy động và sử
dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Luật Phòng chống
tham nhũng năm 2005? Nêu ví dụ về các hình thức công khai, minh bạch trong
việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân tại địa phương anh,
chị đang cư trú?
Câu 29: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005,
anh, chị hãy trình bày các nội dung sau: Nguyên tắc xử lý tham nhũng; Xây
dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn?
Câu 30: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005,
anh, chị trình bày Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và những
việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm?
Câu 31: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005,
anh, chị hãy trình bày các nội dung sau: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp? Nghĩa vụ
báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng theo quy định của thẩm quyền
ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức?
Câu 32: Anh, chị trình bày: Thẩm quyền của Thanh tra sở và nội dung thanh
tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền giải quyết tố
cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố
cáo theo quy định của Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra
3


Chính phủ “Quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp
luật về tố cáo”; Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo theo quy định
của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ “Quy
định quy trình giải quyết tố cáo”?
Câu 33: Theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, anh, chị hãy
cho biết: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm gì khi để
xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành
vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được
quy định như thế nào?
Câu 34: Theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, anh, chị hãy
trình bày: Nội dung tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo;
Trách nhiệm giải quyết tố cáo của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đối với hành vi
tham nhũng?
Câu 35: Theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, anh, chị trình bày
vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng?
Câu 36: Anh, chị trình bày các nội dung sau theo quy định của Thông tư
số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ “Quy định quy
trình giải quyết tố cáo”: Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo;
Thông báo việc thụ lý tố cáo?
Câu 37: Anh, chị hãy trình bày nội dung tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải
quyết lại tố cáo theo quy định của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013
của Thanh tra Chính phủ “Quy định quy trình giải quyết tố cáo”?
Câu 38: Theo quy định của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày
30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ “Quy định quy trình giải quyết tố cáo” anh,
chị hãy trình bày: Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; Làm việc trực tiếp với
người tố cáo; Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo?
Câu 39: Theo quy định của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013
của Thanh tra Chính phủ “Quy định quy trình giải quyết tố cáo” anh, chị hãy trình
bày nội dung: Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung
tố cáo; Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo?
Câu 40: Anh, chị hãy trình bày quy định về báo cáo kết quả xác minh nội
dung tố cáo theo quy định của Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013
của Thanh tra Chính phủ “Quy định quy trình giải quyết tố cáo”?
Câu 41: Anh, chị hãy trình bày nội dung quy định về Ban chỉ đạo phòng,
chống tham nhũng và giám sát công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định
của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật

số 01/2007/QH12 ngày 04/8/2007 của Quốc hội khoá XII; Quyền của người
giải trình theo quy định của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2012 của
Chính phủ “Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao”?

4


×