Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới ngã 5 sân bay cát bi, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
__________________

***

__________________

NGUYỄN THẾ LONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT,
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI NGÃ 5 – SÂN BAY CÁT BI,
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI, NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
__________________

***

__________________

NGUYỄN THẾ LONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI


PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI NGÃ 5 – SÂN BAY CÁT BI,
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
****************

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ ĐỨC PHÖC

HÀ NỘI, NĂM 2016
ii


LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Ngô Đức Phúc và các Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hội đồng khoa học, các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học tự
nhiên cùng các bạn học viên đã giúp tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hội
đồng khoa học, các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học tự nhiên, các bạn học viên
và nhất là PGS.TS. Ngô Đức Phúc.
Gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện, mọi số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thế Long

i


MỤC LỤC
STT

Hạng mục

Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................iv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn ............................. Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5
1.1. Cơ sở lý luận về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................5
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất .......................................................................................6
1.1.2. Khái niệm về bồi thường .......................................................................................7
1.1.3 Khái niệm về hỗ trợ, tái định cư .............................................................................9
1.2 Tổng quan chính sách của Nhà nước ta về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư qua các giai đoạn. .......................................................................................................9

1.2.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993 ....................................................10
1.2.2 Giai đoạn từ 1993 đến 2003 .................................................................................10
1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến nay....................................................................................12
1.3 Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá
trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và theo Luật Đất đai 2013. ..............................14
1.3.1 Thu hồi đất: ...........................................................................................................14
1.3.2 Các điều kiện để được bồi thường đất ..................................................................20
1.3.3 Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi .......................................................22
1.3.4 Những quy định chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................ 22
1.4 Các văn bản pháp lý chủ yếu của thành phố Hải Phòng về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư .......................................................................................................29
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
ĐÔ THỊ MỚI NGÃ 5- SÂN BAY CÁT BI ................................................................ 44
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .........................................................................44
2.2 Khái quát về dự án ...................................................................................................46
ii


2.3 Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự
án ...................................................................................................................................50
2.3.1. Đánh giá về tình hình thực hiện thu hồi đất ........................................................52
2.3.2. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân có đất thu hồi nằm trong dự án:.......................56
2.3.3 Đánh giá mức độ đồng thuận của công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mă ̣t
bằ ng ...............................................................................................................................58
2.3.4 Đánh giá thực trạng chính sách bồi thường về đất (giá đất do Nhà nước áp dụng
để tính bồi thường và giá đất thực tế) ............................................................................60
2.3.5 Đánh giá về bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất .............................................64
2.3.6 Đánh giá về chính sách tái định cư .......................................................................69
2.3.7 Đánh giá về chính sách hỗ trợ : ............................................................................72

2.4 Đánh giá tác động của việc thu hồi đất của dự án ...................................................74
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC THU HỒI
ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI NGÃ 5- SÂN BAY CÁT BI.......................................80
3.1. Giải pháp chung......................................................................................................80
3.1.1 Về cơ chế, chính sách ...........................................................................................80
3.1.2 Về giá đất bồi thường, hỗ trợ................................................................................80
3.1.3. Về giải quyết khiếu nại của người dân ................................................................ 80
3.1.4 Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, GPMB ...............................................81
3.2 Giải pháp cho địa bàn nghiên cứu...........................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................83
1. Kết luận......................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................85
PHỤ LỤC .....................................................................................................................87

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiệp

KT - XH


Kinh tế - xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

TB - UBND

Thông báo - Ủy ban nhân dân

THĐ

Thu hổi đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TĐC

Tái định cư

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình

Hạng mục

Trang

Hình 1.1: Quy định về sở hữu đất đai qua các thời kỳ lịch sử ........................................5
Hình 1.2: Các trường hợp thu hồi đất ............................................................................15
Hình 1.3 Quy trình thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2003 .........................................18
Hình 1.4 Quy trình thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2014 .........................................19
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí dự án nghiên cứu ........................................................................49
Hình 2.2. Đường Lê Hồng Phong -Dự án Khu đô thị mới Ngã năm - sân bay Cát Bi .51
Hình 2.3. Khu đô thị mới Ngã năm - sân bay Cát Bi thành phố Hải Phòng .................51
Hình 2.4. Trung tâm hành chính quận Hải An - thành phố Hải Phòng .........................52
Hình 2.5. Biểu đồ kết quả thực hiện thu hồi đất, GPMB theo diện tích trong dự án xây
dựng hạ tầng kỹ thuật ngã 5 – sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng ...........................55
Hình 2.6 Biểu đồ đánh giá về sự đồng thuận của các hộ bị thu hồi đất .......................59
Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá về sự đồng thuận của 2 nhóm hộ thu hồi đất ở và đất nông
nghiệp ............................................................................................................................60
Hình 2.8. Đánh giá của các hộ dân về giá bồ i thường, hỗ trợ đấ t và tài sản trên đấ t ....62
Hình 2.9. So sánh giá đất trong bảng giá đất, giá đất cụ thể tính bồi thường và giá đất
trong thực tế ...................................................................................................................64
Hình 2.10. Đánh giá của các hộ dân đối với công tác tái định cư của dự án ................71
Hình 2.11. Đánh giá của các hộ dân về chính sách bồ i thường, hỗ trợ và tái định cư ..74

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng


Hạng mục

Trang

Bảng 1.1. Tổng hợp các văn bản chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của ..................29
thành phố Hải Phòng (từ 1993 đến nay) ........................................................................29
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác thu hồi, GPMB dự án xây dựng hạ tầng
kỹ thuật ngã 5 – sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng .................................................54
Bảng 2.2.Tổng hợp số phiếu điều tra của dự án nghiên cứu .........................................56
Bảng 2.3.Tổng hợp số phiếu điều tra của dự án phân bổ theo địa bàn .................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4.Tổng hợp thông tin về đất đai và tài sản trên đất được điều tra .....................57
Bảng 2.5 Tổng hợp số hộ điều tra phải di chuyển chỗ ở ...............................................58
Bảng 2.6. Tổng hợp thông tin về việc đánh giá phương án bồi thường và giải phóng
mặt bằng được điều tra ..................................................................................................58
Bảng 2.7. So sánh giá đất bồi thường và giá đất thực tế ...............................................63

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là thành phố đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm quốc gia - là một
trong các đỉnh thuộc tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành
phố trung tâm kinh tế - xã hội công nghiệp và động lực phát triển của toàn vùng.
Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ để xứng tầm là một thành phố
đô thị loại I cấp quốc gia. Trong những năm gần đây, thành phố đã có những chuyển
hướng rõ nét trong công tác phát triển kinh tế, tập trung xây dựng và phát triển nhiều
khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ thương mại lớn và nhiều trung tâm dịch vụ, du

lịch, giáo dục, y tế… Theo mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng đến
năm 2020 là xây dựng thành phố Hải Phòng là thành phố văn minh, hiện đại xứng
đáng là đô thị cấp quốc gia, một cửa ngõ chính ra biển; có cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng phát triển; bảo vệ môi trường;
giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Để thực hiện mục tiêu phát triển của thành phố, Đảng bộ và nhân dân thành phố
Hải Phòng đã nỗ lực cùng các cấp, các ngành, các chính quyền địa phương triển khai
thực hiện nhiều dự án trọng điểm của thành phố như đầu tư xây dựng phát triển hạ
tầng kỹ thuật các Khu đô thị mới; đường giao thông; Cảng biển và nâng cấp mở rộng
sân bay Cát Bi; Khu công nghiệp Đình Vũ...
Với tốc độ phát triển chóng mặt của thành phố, dân số khu vực đô thị sẽ tăng
trưởng mạnh mẽ sẽ phát sinh nhu cầu về đất đô thị và đất ở nói riêng. Đời sống ngày
càng được nâng cao, các yêu cầu về điều kiện hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực dân
cư sinh sống và môi trường đô thị cũng cần phải được nâng cao rất nhiều. Nhằm thỏa
mãn các nhu cầu về đất ở, đất công cộng và nâng cao đời sống của dân cư thành phố,
đảm bảo quá trình đô thị hóa phát triển theo đúng quy hoạch ... Vì vậy Đảng bộ và
chính quyền thành phố Hải Phòng đã quyết tâm Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một
Khu đô thị mới khang trang, hiện đại và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 17/12/1997 và giao đất để đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật Khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng tại Quyết định số
130/TTg ngày 21/02/2000. Sau đó Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có Quyết
định số 1078/QĐ-UBND ngày 09/6/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới ngã 5- sân bay Cát Bi nâng tổng diện tích đất thu hồi
thực hiện dự án là 304,96ha. Khu đô thị này hiện nay là Khu đô thị mới lớn nhất của
thành phố Hải Phòng.

1


Với quy mô thu hồi đất là 304,96 ha thuộc địa bàn các phường Đông Khê, Đằng

Giang, Lạc Viên, Cầu tre, Gia Viên, Máy Tơ thuộc quận Ngô Quyền; các phường
Đằng Lâm, Đằng Hải thuộc quận Hải An.
Chức năng của dự án là xây dựng tuyến đường trục chính kết nối sân bay Cát Bi
với Khu trung tâm hiện trạng của thành phố và dọc hai bên đường là xây dựng Khu đô
thị mới, đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đáp ứng các nhu cầu về nhà
ở, dịch vụ công cộng, các Trung tâm Thương mại, khách sạn, Văn phòng giao dịch, trụ
sở cơ quan, các công trình văn hóa giáo dục...
Qua gần 15 năm thực hiện dự án, đến nay dự án cơ bản hoàn thành một số hạng
mục chính như đường giao thông dài trên 5km, một số Trung tâm thương mại đã đi
vào hoạt động, một số khu nhà ở, dịch vụ công cộng cũng đã được đưa vào khai thác
sử dụng...
Tuy nhiên, do diện tích đất thu hồi lớn gồm nhiều loại đất như đất quốc phòng an ninh, đất tôn giáo, đất nông nghiệp, đất thổ cư....trong khi đó, chính sách đất đai
nhiều lần thay đổi, sự bất cập trong chính sách không theo kịp nhu cầu thực tế của
từng địa phương, sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp nên việc giải phóng mặt
bằng chưa xong, tiến độ hoàn thành dự án theo dự kiến gặp rất nhiều khó khăn.
Để đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất của dự án, Đề tài "Đánh giá thực
trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng" được lựa chọn là cần
thiết. Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB của dự án này sẽ
rút ra được những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần xây dựng chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố Hải Phòng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới Ngã 5- sân bay Cát Bi. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng
mặt bằng của Dự án nghiên cứu nói riêng và cho công tác thu hồi đất, GPMB để xây
dựng khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi thu hồi đất từ khi thực hiện Luật đất đai 1993 đến nay.

- Thu thập, tài liệu số liệu về công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát Bi.

2


- Điều tra, khảo sát về giá đất bồi thường của dự án, phỏng vấn các hộ thuộc diện
bị thu hồi đất và nhận hỗ trợ, tái định cư
- Đánh giá, phân tích quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trong thời gian vừa qua để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong triển
khai thực hiện dự án, rút ra những kinh nghiệm thực tế. Từ đó, đề xuất giải pháp phát
huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm trong triển khai thực hiện dự án trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới ngã
5- sân bay Cát Bi thuộc địa bàn các phường Đông Khê, Đằng Giang, Lạc Viên, Cầu
tre, Gia Viên, Máy Tơ thuộc quận Ngô Quyền; các phường Đằng Lâm, Đằng Hải
thuộc quận Hải An.
Phạm vi chuyên môn: Nghiên cứu pháp luật, kinh nghiệm và thực trạng công tác
bồi thường, hỗ trợ và TĐC, đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác này cho khu vực
nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu: sử dụng để thu thập thông tin tư
liệu về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát Bi trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
- Phương pháp điều tra giá đất thị trường: điều tra giá đất thị trường tại địa bàn
nghiên cứu thông qua thông tin của cơ quan quản lý đất đai, Ban bồi thường dự án, trên
mạng Internet và trực tiếp phỏng vấn người dân để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng
để lập phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất theo khung giá do
UBND Thành phố Hải Phòng quy định.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân trong diện được
bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất để thu thập các thông tin đánh giá về
tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và sự đồng thuận của người
dân về công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng.
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường,
nhà và tài sản trên đất, tổng hợp số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích để đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính
khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB của dự án xây dựng
hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới ngã 5- sân bay Cát Bi.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB của dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát Bi.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về việc thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của
sản xuất nông, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là toàn bộ

lãnh thổ gắn với chủ quyền của một quốc gia, là nguồn lực hàng đầu để phát triển bền
vững, và là cơ sở để phát triển các hệ bảo tồn sinh thái.
Đất đai đặc biệt có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Có thể kết luận ngắn gọn về đất đai theo Hiến chương về đất được Ủy ban các
Bộ trưởng Châu Âu biểu quyết tại Nghị quyết 19 năm 1972 như sau: “Ruộng đất là
một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của
thực vật, động vật và con người trên mặt đất”.
Về vấn đề sở hữu đất đai, ngay sau khi giành độc lập, ra đời bản Hiến pháp đầu
tiên năm 1946, Nhà nước ta đã khẳng định “Quyền sở hữu tài sản của công dân Việt
Nam được đảm bảo”, trong đó đất đai là một tài sản quan trọng nhất của mọi con
người (Điều 12 Hiến pháp năm 1946). Từ đó cho đến nay, qua mỗi giai đoạn lịch sử,
Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 có những quy định khác
nhau về vấn đề sở hữu đất đai từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất, cụ thể
qua hình sau:
Hiến pháp năm 1946:
Xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai
Hình
1.1:
Quy
định về
sở hữu
đất đai
qua các
thời kỳ
lịch sử

Sở hữu Nhà nƣớc;

Hiến pháp năm 1959:
Sở hữu tập thể;


Sở hữu tƣ nhân

Hiến pháp năm 1980
Quy định 1 hình thức sở hữu duy nhất là: Sở hữu toàn dân

Hiến pháp năm 1992:
Quy định 1 hình thức sở hữu duy nhất là: Sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý
Hình 1.1: Quy định về sở hữu đất đai qua các thời kỳ lịch sử
Theo hình trên ta có thể thấy, trước năm 1980 còn nhiều hình thức sở hữu về đất đai,
sản phẩm của thời kỳ quan liêu bao cấp, thì sau năm 1980 ở nước ta chỉ còn một hình thức
5


sở hữu duy nhất đối với đất đai là sở hữu toàn dân. Quan hệ đất đai ở nước ta dựa trên nền
tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Quy định
này có sự tách bạch giữa chủ thể thực hiện quyền sở hữu đất đai và người thực hiện quyền
sử dụng đất. Quan hệ về đất đai do đó xuất phát từ quan hệ mang tính quyền lực.
Trong ba quyền cơ bản nhất của chủ sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt,
Nhà nước có đủ ba quyền nhưng trao quyền chiếm hữu và sử dụng cho người sử dụng
đất, chỉ nắm quyền định đoạt đối với đất đai và thực hiện quyền nay bằng các hình
thức: Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch
sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng
đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất; định giá đất. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông
qua các chính sách tài chính về đất đai.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, cho phép người sử dụng
đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và bảo đảm cho

người sử dụng bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đối với đất
đai. Hình thức của nó là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, nó thể hiện quyền lực nhà nước trong tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai. Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai
nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương
trong quản lý Nhà nước về đất đai. [30]
Thu hồi đất được hiểu dưới các khía cạnh sau đây:
- Là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan
hệ sử dụng đất của người sử dụng, nó thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực thi một
trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai;
- Việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là biện pháp
chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và một số
trường hợp đương nhiên.
Từ đó có thể định nghĩa: thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đối với đất đai để phục vụ
lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất
đai của người sử dụng đất.[30]
6


1.1.2. Khái niệm về bồi thường
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước
lại trao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Người sử dụng
đất tuy rằng không phải chủ sở hữu nhưng lại có 2/3 nhóm quyền của chủ sở hữu (chỉ
không có quyền định đoạt). Do nhu cầu của mình, Nhà nước thu hồi đất, người sử
dụng đất buộc phải thực hiện nhưng được Nhà nước trả lại quyền sử dụng đất đối với
diện tích thu hồi bằng các chính sách bồi thường.
Trong lĩnh vực pháp luật Đất đai, thuật ngữ bồi thường (hay đền bù) được đặt ra

từ rất sớm. Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ tại
chương II đã đề cập việc "Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng" . Tiếp
đến Thông tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ quy định một
số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho
nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mới mở rộng thành phố cũng đề cập đến vấn
đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời,
Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ban hành Quyết định số 186/HĐBT ngày
31/5/1990 quy định về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang
sử dụng vào mục đích khác, thuật ngữ "bồi thường" được thay thế bằng thuật ngữ "đền
bù" . Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và các Nghị định hướng dẫn thi hành
như Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành về việc đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, công cộng. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ quy
định về đền bù thiệt hai khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng... Tuy nhiên khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai năm 2001 được Quốc Hội ban hành, thuật ngữ "bồi thường" được sử
dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm
2013. Bên cạnh đó là một loạt các văn bản dưới Luật quy định về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như các Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
7


dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
Do quan hệ đất đai mang tính quyền lực nên khi Nhà nước thu hồi đất, người có

đất bị thu hồi không có quyền thỏa thuận với các cơ quan nhà nước. Nhà nước tự mình
quy định chính sách bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi.
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. [30]
Còn khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Bồi thường về đất là
việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người
sử dụng đất”. [30]
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Trách
nhiệm này được quy định rất rõ trong Luật Đất đai;
- Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây
ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về hành vi thu
hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà
nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi
ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra.
Căn cứ để xác định bồi thường là diện tích đất thực tế bị thu hồi; thiệt hại thực tế
về tài sản cây cối, hoa màu trên đất và giá đất cụ thể do Nhà nước quy định tại thời
điểm thu hồi đất;
- Người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi thường về đất
phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người bị thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà còn được bồi thường
thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của Nhà
nước nhằm nhành chóng ổn định đời sống và sản xuất;
8


1.1.3 Khái niệm về hỗ trợ, tái định cư

Hỗ trợ, tái định cư là thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và bản chất
"của dân, do dân và vì dân" của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người
bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Theo khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định "Hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời đến địa điểm mới".
Còn khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản
xuất và phát triển".
Còn đối với khái niệm tái định cư thì Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi
hành không đề cập cụ thể về khái niệm này, tuy nhiên tại Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là "Người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bối
trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
-Bồi thường bằng nhà ở;
- Bồi thường bằng giao đất ở mới;
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới"
Hoặc điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có quy định:"Trường hợp
thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở
theo quy định....thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư".[23]
Như vậy có thể hiểu "Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới
bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao
đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở
và phải di chuyển chỗ ở".
1.2 Tổng quan chính sách của Nhà nƣớc ta về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái
định cƣ qua các giai đoạn.
Qua nghiên cứu chính sách thu hồi đất của nước ta qua các giai đoạn cho thấy các
quy định của pháp luật về thu hồi đất ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế cũng
9



như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Các chính sách được thể hiện qua các giai đoạn
của quá trình áp dụng Luật Đất đai. Cụ thể:
1.2.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Trước năm 1987, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ở nước ta pháp
luật đất đai chưa phát triển. Thời kỳ này chỉ có một số văn bản quy phạm pháp luật về
đất đai mà tiêu biểu là Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính
phủ quy định Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất và Thông tư số 1792/TTg ngày
11/01/1970 quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối hoa
màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố trên nguyên tắc
“Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”.
Thi hành Hiến pháp năm 1980, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa VIII, Luật Đất đai được
thông qua ngày 29/02/1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất
cho các đối tượng có nhu cầu để sử dụng ổn định lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời theo
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao
đất nào thì có quyền thu hồi đất đó. Tuy nhiên quy định này mới dừng lại ở mức độ khái
quát, chưa nêu cụ thể các trường hợp được bồi thường, không bồi thường, mức độ bồi
thường như thế nào... Mặt khác người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất phải nộp một khoản tiền vào ngân sách Nhà nước.
Tại thời điểm này, các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mặc dù
được ban hành song chưa đầy đủ, thống nhất.
1.2.2 Giai đoạn từ 1993 đến 2003
Hiến pháp năm 1992 vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao
đất, cho thuê đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, nhưng trong trường hợp
thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua
hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị
trường (Điều 23).[27]
Luật Đất đai năm 1993 được Quốc Hội khóa X thông qua ngày 14/7/1993 đã quy
định rõ hơn về vấn đề bồi thường; cụ thế tại Khoản 6 Điều 73 quy định "Người sử dụng

đất có quyền được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi" ;... "Trước khi thu hồi
đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di
10


chuyển, phương án đền bù thiệt hại" (Điều 28). Tuy nhiên vẫn còn thiếu các quy định về
việc giải quyết vấn đề TĐC, vấn đề đào tạo chuyển đổi ngành, nghề, tìm kiếm việc làm
mới cho người có đất bị thu hồi.[28]
Để cụ thể hóa vấn đề này, ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số
90/CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Thực tiễn triển khai
Nghị định này cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập mà hạn chế lớn nhất là quy định về
giá đất bồi thường quá thấp nên người bị thu hồi đất không đồng thuận với phương án
bồi thường, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Để khắc phục những tồn tại trên,
ngày 20/4/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP để thay thế Nghị
định số 90/CP. Tiếp đó ngày 04/11/1998, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
145/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, các văn bản này
sau đó đã có những sửa đổi, bổ sung chủ yếu sau đây:
- Đối tượng phải đền bù thiệt hại là tổ chức, cá nhân...được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất)...có trách nhiệm đền bù thiệt hại về đất và tài
sản hiện có gắn liền với đất theo quy định (Điều 2 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP);
- Giá đất để tính đền bù thiệt hại do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định... được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành
theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp
với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương (Điều 8
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP).
- Ngoài việc được đền bù, người bị thu hồi đất còn được trợ cấp nhằm ổn định
đời sống trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất - kinh
doanh; trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp, được chuyển đến khu tái định cư nếu họ có

nhu cầu... (Điều 25, Điều 28 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP);
Tuy nhiên trên thực tế, việc quy định giá đất để đền bù còn hạn chế ở cách tính hệ
số K cho từng dự án để nhân với giá đất chung Chính phủ quy định. Việc tính hệ số K ở
mỗi dự án, mỗi địa phương rất phức tạp về cách tính toán và thủ tục hành chính, nhiều địa
phương xác định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thường thấp hơn rất nhiều so
với giá đất chuyển nhượng trên thị trường. Việc thực thi đền bù đất bị kéo dài, trong khi
11


giá cả thị trường về quyền sử dụng đất luôn biến động nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong
nhân dân. Điều này đã gây ra nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai phức tạp, kéo dài.
1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến nay
Để khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai năm 1987 và 1993. Ngày
26/11/2003, Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai năm 2003 thay
thế Luật Đất đai năm 1993, trong đó có các quy định sửa đổi, bổ sung về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Chính phủ đã ban hành Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất gồm 7 chương, 51 điều đã khắc phục được những tồn tại trong Nghị
định 22, trong đó quy định “giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử
dụng” do UBND tỉnh quy định.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Các quy định về vấn đề này đã có
những sửa đổi, bổ sung đáng chú ý sau đây:
- Quy định rõ các trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường về đất và
bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và các trường hợp bị thu hồi đất không được bồi
thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất;
- Quy định nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất. Theo đó
"Trước khi thu hồi đất, chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối
với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất phải thông báo cho người
sử dụng đất biết lý do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể

về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư..." (Khoản 2 Điều 39 LĐĐ 2003);
- Quy định chính sách tái định cư. Theo đó UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường
bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư
được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện
phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ;
- Quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới
cho người bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục
sản xuất...;
12


Tiếp đó để xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thu hồi đất. Ngày
27/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2006/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Điểm mới là quy
định trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá đất chưa sát với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường
thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
Khắc phục những bất cập trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị
thu hồi đất, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ được ban hành,
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư là một trong những chính sách được người dân mong mỏi, đón chờ nhất.
Điều 16 của Nghị định đã quy định rõ về bồi thường đất nông nghiệp. Cụ thể: Hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng
đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Ngoài ra trong Nghị định còn có

các khoản được Nhà nước hỗ trợ khi thu hồi đất trong Điều 17, chi tiết trong Điều 18,
Điều 19 và Điều 20. Mức giá bồi thường cho người bị thu hồi đất theo nghị định này
cao hơn, thay vì quy định một mức duy nhất là cứ hộ gia đình nào có 30% diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi trở lên thì được hỗ trợ 36 tháng, thì nghị định 69 chia thành 2
mức. Hộ dân nào bị thu từ 30 - 70% diện tích đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ trong
thời hạn 24 tháng, nếu bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ 36
tháng. Nghị định cho phép hỗ trợ người dân bằng 3 hình thức: Bằng tiền; giao 1 suất
đất ở hoặc căn hộ chung cư, 1 suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đối với địa
phương có quỹ đất ở nhà ở.
Mới đây, thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa 13, Luật Đất đai năm 2013 được
Chính phủ ban hành ngày 29/11/2013. Bên cạnh đó hàng loạt các Nghị định từ 43 đến
47/2014NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật Đất
đai, quy định về giá đất, quy định về thu tiền sử dụng đất, quy định về thu tiền thuê
13


đất, thuê mặt nước và quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đã
được Chính phủ ban hành cùng ngày 15/5/2014; và hàng loạt các Thông tư của các Bộ
Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các
Nghị định của Chính Phủ. Đáng kể nhất là Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã có
nhiều điểm mới quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư cùng các hướng dẫn quy trình, thủ tục kiểm kê bắt buộc, cưỡng chế kiểm kê và
cưỡng chế thu hồi đất .
1.3 Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trong
quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và theo Luật Đất đai 2013.
1.3.1 Thu hồi đất:
Để khẳng định đất đai là tài sản, là nguồn vốn quan trọng, trong các trường hợp
cần thiết, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 xác định rõ các trường hợp bị thu hồi đất. So

với Luật Đất đai năm 1993 phạm vi thu hồi đất được xác định hẹp hơn và chủ yếu
phục vụ các nhu cầu quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát
triển kinh tế và trong một số trường hợp như tổ chức được giao đất bị giải thể, phá sản;
sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả; người sử dụng đất cố ý hủy hoại
đất; đất được giao không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền; đất để bị lấn,
chiếm; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất tự
nguyện trả lại đất hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước....
Luật Đất đai năm 2013 đã chia thu hồi đất thành 4 nhóm. Thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng
đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

14


Hình 1.2: Các trƣờng hợp thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất trong 4 trường hợp nhưng chỉ xem xét việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trong trường hợp “Nhà nước thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích
15


quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng”, các trường
hợp còn lại người bị thu hồi đất không được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Vì vậy,
trong Luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào trường hợp “Nhà nước thu hồi đất để sử
dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia,
công cộng”.
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường
hợp: Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự; công trình phòng thủ quốc
gia...; ga, cảng quân sự; công trình công nghiệp, khoa học công nghệ... phục vụ trực
tiếp cho quốc phòng, an ninh; xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; làm

trường bắn, thao trường, kho vũ khí...; xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện;
nhà công vụ; cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ công an quản lý....
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng trong trường hợp: Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA); dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
công trình di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên,
quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp...; Dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin
liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom,
xử lý chất thải; Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân
cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công
trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ;
nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Dự án xây dựng khu đô thị mới , khu
dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu
sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng; Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than
bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu
khoáng sản.
* Thẩm quyền thu hồi đất
Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và của Nhà nước, Điều 44 Luật
Đất đai năm 2003 và các Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định
16


84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Điều 66 Luật Đất đai 2013 và các Nghị định số 43;
số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền thu hồi

đất, có 2 cấp được quyết định thu hồi đất:
- Theo Luật Đất đai năm 2003 thì:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ trường
hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam); Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi
đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trong trường hợp thu hồi đất để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê
mà trên khu đất thu hồi có hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hoặc có cả tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân đang sử dụng thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi toàn bộ diện
tích. Căn cứ quyết định thu hồi toàn bộ diện tích của UBND cấp tỉnh, UBND cấp
huyện ra quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất phải thực hiện đúng thẩm quyền
của mình, không được ủy quyền cho UBND cấp dưới. Các thẩm quyền nói trên gắn với
trách nhiệm trực tiếp của từng cấp chính quyền và nhất quán giữa thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với thẩm quyền thu hồi đất.[30]
- Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: thu hồi
đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu hồi
đất nông nghiệp công ích của xã, phường, thị trấn; Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết
định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trong trường hợp khu vực thu hồi đất có
cả hai đối tượng thu hồi đất thuộc thẩm quyền của cả cấp tỉnh và cấp huyện thì UBND
cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi.[31]
* Trình tự thu hồi đất
Như đã nêu trên, trong Luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào trường hợp “Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế vì lợi
ích quốc gia, công cộng". Vì vậy, tác giả chỉ trình bày trình tự thu hồi đất trong trường

hợp thu hồi do nhu cầu của Nhà nước, về cơ bản trình tự được thực hiện theo sơ đồ dưới
đây:
17


×