Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận môn luật dân sự hợp đồng vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.85 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
----------

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ II
Bài báo cáo:

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
GVHD:
ThS.Nguyễn Thị Hằng

K19_Lớp tối T3_B417
Nhóm 5:
Đoàn Ngọc Vân Anh
Nguyễn Thị Hoa
Phạm Tấn Quí
Bạch Huy Quyền
Đoàn Hữu Tài
Ngô Thị Thanh Tâm
Chu Thị Hải Yến

TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017


BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
STT

Tên thành viên

Mã số sinh viên


Công việc phụ
trách

1

Đoàn Ngọc Vân Anh

33161020250

Nội dung

2

Nguyễn Thị Hoa

33161020142

Nhóm Trưởng

3

Phạm Tấn Quí

33161020125

Thuyết trình

4

Bạch Huy Quyền


33161020106

Thuyết trình

5

Đoàn Hữu Tài

33161020106

Power Point

6

Ngô Thị Thanh Tâm

33161020193

Nội dung

7

Chu Thị Hải Yến

33131025339

Nội dung

Tham gia bài

tập nhóm
Tham gia đầy
đủ cả nhóm. Tất
cả các thành
viên đều có ý
thức tốt hoàn
thành việc khi
nhận được phân
công của nhóm
trưởng.


MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................................................4
II. SO SÁNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VÀ 2015 .....................................................................................................7
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ...................................................................................................................................9
IV. TÀI LIỆU THAM KHảO:..................................................................................................................................11


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại
theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định. (Điều 463 - BLDS 2015)
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ. Về nguyên tắc, hợp đồng cho vay là đơn
vụ đối với trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay
hoàn trả lại vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên cho

vay, đối với hợp đồng vay có lãi suất thì bên cho vay cũng có nghĩa vụ giao tài sản
đúng thỏa thuận.
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
 Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù là khi hợp đồng vay tài sản có lãi suất, điều
này có nghĩa là khi mà một bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích thì sẽ
nhận được lại một lợi ích tương ứng cùng với khoản lãi do các bên tự thỏa thuận
với nhau. Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù thường gặp ở trong các hoạt động
tín dụng của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hay các dịch vụ cho vay tiền…
 Hợp đồng vay tài sản không có tính đền bù là khi hợp đồng vay không có lãi
suất, nghĩa là khi hết thời hạn của hợp đồng vay thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả
đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị của bên cho vay, mà không phải
trả thêm bất cứ khoản lợi ích về mặt vật chất hay một giá trị tài sản khác. Việc
giao kết họp đồng loại này thường mang tính chất giúp đỡ, tương trợ nhau trong
cuộc sống.
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên cho vay sang
bên vay, khi bên vay nhận tài sản. theo điều 464 - BLDS 2015 “bên vay trở thành
chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.
3. Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản
- Thường mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn
tạm thời trong cuộc sống, trong sản xuất, kinh doanh.
- Giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt.
- Giúp cho các Doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu
thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của
Doanh nghiệp.
4. Đối tượng và kì hạn của hợp đồng vay tài sản
- Đối tượng: thông thường thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền,
hoặc có thể là: vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Trong thực tế
Nhóm 5

4



HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
hiện nay hợp đồng vay tiền thường được thực hiện trong các giao dịch tài sản vì dễ
chuyển nhượng từ người này sang người khác và dễ sử dụng, định đoạt vì thế hợp
đồng vay tài sản bằng tiền được sử dụng phổ biến nhất. Khi hết hạn hợp đồng vay tài
sản thì bên vay phải có nghĩa vụ trả cho bên vay một tài sản cùng loại với tài sản đã
vay hoặc số tiền đã vay.
- Kỳ hạn: theo quy định tại các Điều 469 và 470 (Bộ Luật Dân Sự 2015) thì hợp đồng
vay tài sản gồm có 02 loại như sau:
 Hợp đồng vay không kỳ hạn: bao gồm hai loại là vay không kỳ hạn không có lãi
và vay không kỳ hạn có lãi. Điều 469 – “Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền
đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải
báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.; 2.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài
sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và
được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài
sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải
báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”
 Hợp đồng vay có kỳ hạn: bao gồm hai loại là vay có kỳ hạn không có lãi và vay
có kỳ hạn có lãi. Điều 470 “Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn: 1. Đối với hợp
đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc
nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho
vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.; 2. Đối với
hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ
hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc có quy định khác.”
5. Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Có hai hình thức của hợp đồng vay tài sản là bằng miệng hoặc bằng văn bản.

- Đối với hình thức miệng thì thường được sử dụng trong các trường hợp bên cho vay
cho vay một số tài sản không nhiều, hoặc thường sử dụng đối với sự quen biết thân
tình. Đối với hình thức miệng này khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì bên cho vay
phải chứng minh được mình đã cho bên vay vay một số tiền hay tài sản nhất định nào
đó. Bởi vậy nên rất khó xác định được quyền và nghĩa vụ các bên khi xảy ra tranh
chấp.
- Hợp đồng vay tài sản bằng văn bản là một cơ sở pháp lý rỏ ràng trong việc giải quyết
tranh chấp. việc lập văn bản có thể do các bên tự làm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận văn bản cho vay này.
6. Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản:
Nhóm 5

5


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản thường được ghi cụ thể rõ ràng hoặc có thỏa thuận
cụ thể. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng, quý hay năm phụ thuộc vào sự thỏa
thuận của hai bên vay và cho vay.
- Trong hợp đồng vay tài sản nếu các bên không thỏa thuận hoặc không có quy định
của pháp luật về việc tính lãi suất thì hợp đồng cho vay đó coi như là hợp đồng cho
vay không lãi suất.
- Trong hợp đồng vay tài sản nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất vay thì cần dựa trên
Điều 468 - BLDS 2015 quy định về lãi suất như sau “Lãi suất: 1. Lãi suất vay do
các bên thỏa thuận; Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo
thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật
khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính
phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo
cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.;Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi
suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu

lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất
giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
7.1 Đối với bên cho vay:
- Có quyền:
 Đối với hợp đồng vay tài sản không kì hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu
bên vay trả tài sản và lãi suất nếu có thỏa thuận bất cứ lúc nào nhưng phải
thông báo cho bên vay một thời gian hợp lý.
 Đối với hợp đồng vay tài sản có kì hạn, khi hết hạn hợp đồng bên cho vay có
quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình số tài sản tương ứng với tiền, tài sản
đã cho vay. Nếu có thỏa thuận lãi suất thì bên cho vay có quyền yêu cầu thanh
toán đầy đủ.
 Nếu hợp đồng cho vay tài sản có tài sản đảm bảo thì khi hết hợp đồng mà bên
vay không thực hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lí tài sản để
đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ. Hoặc buộc bên vay bồi thường nếu tài sản
đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho bên cho vay.
 Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản
vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục
đích nếu trong hợp đồng vay có thỏa thuận .
- Nghĩa vụ: Theo Điều 465 - BLDS 2015 quy định rõ ràng: “Nghĩa vụ của bên cho
vay: 1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời
điểm và địa điểm đã thỏa thuận. 2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho
vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ
trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó. 3. Không được yêu cầu bên vay
Nhóm 5

6



HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật
này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.”
7.2 Đối với bên vay:
- Có quyền: yêu cầu bên cho vay thực hiện đúng nghĩa vụ của bên cho vay theo
Điều 465 - BLDS 2015.
- Nghĩa vụ: Điều 466 - BLDS 2015 có quy định: “ Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì
phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị
giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng
ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu
trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này
trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi
trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay
mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa
trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”.
8. Họ, hụi, biêu, phường.
Theo quy định tại Điều 471 – BLDS 2015 có quy định như sau: “1. Họ, hụi, biêu,
phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên
cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời
gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành
viên. 2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo
quy định của pháp luật. 3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân

theo quy định của Bộ luật này. 4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay
nặng lãi.”
II. SO SÁNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VÀ 2015
1. Nghĩa vụ của bên cho vay:
Khoản 3 Điều 473 BLDS 2005 quy
Khoàn 3 Điều 465 BLDS 2015 quy định thêm:
định:
Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản
“Không được yêu cầu bên vay trả lại
trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại
tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có
quy định tại Điều 478 của Bộ luật
liên quan quy định khác
này”
 Quy định này mở rộng hơn
Nhóm 5

7


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

2. Mức lãi suất cho vay
Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 quy
định giới hạn lãi suất cho vay:
Lãi suất vay do các bên thoả thuận
nhưng không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố


Khoàn 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định giới
hạn lãi suất cho vay:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất
thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt
quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường
hợp luật khác có liên quan quy định khác

3. Hậu quả pháp lý đối với trường hợp lãi suất vượt quá quy định
BLDS 2005 không quy định
Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 có quy định nhưng
chế tài chưa rõ ràng:
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi
suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức
lãi suất vượt quá không có hiệu lực
4. Nghĩa vụ trả lãi chậm trả của bên vay
Khoản 4 Điều 474 BLDS 2005 quy định Khoản 4 Điều 466 BLDS 2015 quy định:
Trong trường hợp vay không có lãi mà
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn
khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc
bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ
trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi
đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất
với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm
tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời trả tương ứng với thời gian chậm trả…
điểm trả nợ, nếu có thoả thuận…
( tức 10%/năm của khoản tiền vay)
5. Mức lãi trả chậm
Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 quy định:
Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn

bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá
hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại
thời điểm trả nợ.

Nhóm 5

8

Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 quy định:
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên
vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận
trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp
chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi
suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ
luật này
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng
150% lãi suất vay theo hợp đồng tương
ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
có thoả thuận khác.
 Tức gồm 2 loại lãi: lãi trên tiền lãi chậm
trả và lãi của tiền gốc
6. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

Khoản 2 Điều 478 BLDS 2005 quy định:
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi
thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước
kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ
hạn, nếu không có thoả thuận khác.

7. Họ, hụi, biêu, phường
Điều 479 BLDS 2005 không quy
định gì về mức lãi suất

Khoản 2 Điều 470 BLDS 2015 quy định thêm:
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì
bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn,
nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có
quy định khác.
 Quy định mở rộng hơn

Khoản 3 Điều 471 BLDS 2015 quy định về
mức lãi suất:
Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi
suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Tình huống thứ nhất:
Anh Quyền Quí và chị Tài Hoa có cùng nhau ký kết hợp đồng vay tiền nội dung chủ
yếu của hợp đồng là anh Quyền Quí vay chị Tài Hoa 30 triệu, trong 3 tháng phải
hoàn trả tiền nợ lẫn lãi là 31,5 triệu. Tuy nhiên do dồn được tiền trả nợ nên anh
Quyền Quí sau 2 tháng đã trả đầy đủ tiền nợ cho chị Hoa và cũng yêu cầu chị Tài
Hoa giảm tiền lãi từ 1,5 triệu xuống 1 triệu. Tuy nhiên chị Tài Hoa không đồng ý.

Yêu cầu của anh Quyền Quí có đúng quy định của pháp luật không?
Giải quyết tình huống:
Cơ sở pháp lý:
- Điều 463 BLDS 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản
- Khoản 5 Điều 466
- Điều 470 thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn:
Anh Quyền Quí vay của chị Tài Hoa 30 triệu, giữa hai người đã ký kết hợp đồng vay
tài sản. Hai bên đã có thỏa thuận và thống nhất về thời hạn trả tiền cũng như tiền lãi
đối với số tiền vay. Xét thấy anh Quyền Quí và chị Tài Hoa đã thực hiện đúng những
gì một hợp đồng vay tài sản cần có (theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 ).
- Xét thấy Lãi suất mà hai bên thỏa thuận là 1,5 triệu/30 triệu/ 3 tháng là phù hợp
với quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản (điều 468 BLDS
2015). Vì vậy, hợp đồng vay tài sản của anh Quyền Quí và chị Tài Hoa là hợp
pháp.
Nhóm 5

9


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
- Do dồn đủ tiền trước thời hạn, vì vậy anh Quyền Quí sau đã trả lại số tiền vay cho
chị Tài Hoa trước thời hạn 1 tháng. Ngoài ra anh Quyền Quí còn có yêu cầu giảm
tiền lãi từ 1,5 triệu xuống 1 triệu do thời hạn trả lại tiền đã được rút ngắn. Tuy
nhiên chị Tài Hoa không đồng ý. Và do hai bên không đạt được thỏa thuận về vấn
đề giảm tiền lãi nên anh Quyền Quí vẫn phải trả tiền lãi theo kì hạn đã thỏa thuận
trước cho chị Tài Hoa theo quy định tại khoản 2 điều 470 BLDS 2015: “Đối với
hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn,
nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác”.
Kết luận:
Yêu cầu của anh Quyền Quí là đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, anh chỉ được

phép trả tiền lãi từ 1,5 triệu xuống 1 triệu trong trường hợp đạt được sự thỏa thuận
với chị Tài Hoa. Trong trường hợp chị Tài Hoa không đồng ý giảm mức tiền lãi thì
anh Quyền Quí vẫn phải trả tiền lãi theo thỏa thuận trước.
2. Tình huống thứ hai:
Tình huống trong clip (giả định áp dụng Bộ luật dân sự 2015)
- Năm 2015, anh Bé có vay của chị Tám 20 triệu đồng để làm ma chay cho vợ. Sau
đám tang vợ, anh đã trả được 6 triệu.
- Sau đó 2 năm, chị Tám đến đòi khoản nợ còn lại là 14 triệu và tiền lãi, tổng cộng
là 40 triệu. Tiền lãi được chị Tám tính như sau: lãi bạc 10 (1 triệu mỗi tháng chịu
100.000 đồng). Anh Bé thiếu 2 năm (24 tháng), chị Tám tính 20 tháng, vị chi tiền
lãi là 28 triệu, cộng với số tiền 14 triệu còn thiếu là 42 triệu (chị Tám bớt 2 triệu),
số tiền anh Bé còn phải trả là 40 triệu.
- Vì anh Bé không có khả năng trả nợ, nên chị Tám quyết định đem con anh Bé về
làm để trừ nợ cho cha. Lúc này con anh Bé 11 tuổi. Ông Năm (Tổ trưởng khu phố)
thấy tình cảnh đáng thương nên nhận bảo lãnh cho bé để cháu về đi học và hứa sẽ
trả nợ cho chị Tám theo hình thức trả dần dần, nhưng chị Tám không chịu và còn
hăm dọa xiết nhà trừ nợ nếu anh Bé đem con về mà không trả hết nợ.
Việc bà Tám tính lãi như thế có vi phạm pháp luật không? Hành vi buộc bé Hạnh
giúp việc khi mới 11 tuổi để trả nợ cho cha có đúng không? Pháp luật sẽ xử lý vấn đề
này như thế nào?
Luật sư giải đáp:
- Luật Lao động 2012 đã quy định các chế độ về thời gian làm việc, tính chất công
việc… rõ ràng cho lao động chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi).
Ở đây bà Tám đã bắt cháu Hạnh con anh Bé về làm những công việc không phù
hợp với luật định là đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về lao động.
- Ngoài ra dấu hiệu pháp lý ở đây là thiếu nợ rồi xiết nợ bằng cách bắt cháu Hạnh đi
ở đợ. Bên cạnh đó việc bà Tám tính lãi suất cho vay như thế đã vi phạm nghiêm
trọng những quy định về lãi suất theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra bà

Nhóm 5


10


HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Tám cũng không có quyền xiết nhà như lời bà hăm dọa nếu anh Bé chưa trả được
tiền. Muốn gì thì bà Tám phải làm đơn khởi kiện ra tòa.
(Chuyện không của riêng ai kỳ 24 ngày 15/06/2015, tiểu phẩm “Xiết nợ”)
IV. TÀI LIỆU THAM KHảO:
1. Bộ luật dân sự 2005;
2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội;
4. />5. />
Nhóm 5

11



×