Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của công ty niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG ANH TUẤN

HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
NHỎ VÀ VỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG ANH TUẤN

HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
NHỎ VÀ VỪA
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ GIANG TÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của
PGS.TS Trần Thị Giang Tân. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy
đủ. Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Trương Anh Tuấn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM
PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN VÀ GIAN LẬN TRÊN BCTC ............................ .6
1.1.1 Định nghĩa gian lận................................................................................................... ..6
1.1.1.1 Định nghĩa về gian lận ........................................................................................... .6
1.1.1.2 Định nghĩa gian lận trên BCTC ............................................................................. .7
1.1.2 Các nghiện cứu về gian lận và gian lận trong kế toán .............................................. .8
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về gian lận .................................................................. .8
a. Donald R. Cressey (1919-1987) .................................................................................... .8
b. W. Steve Albrecht........................................................................................................ . 9
1.1.2.2 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận của
Hoa Kỳ (ACFE) ................................................................................................................. 10
a. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 10
b. Một số kết quả nghiên cứu theo báo cáo của ACFE phát hành năm 2012 .................... 11

1.1.2.3 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của ủy ban COSO ...................................... 16
a. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 17
b. Một số kết quả nghiên cứu theo báo cáo của ủy ban COSO năm 2010 ........................ 18


1.1.2.4 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) ........ 20
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC THEO YÊU CẦU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN
QUỐC TẾ ......................................................................................................................... 22
1.2.1 ISA 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi
thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ................................................... 22
1.2.2 ISA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong kiểm toán
báo cáo tài chính ................................................................................................................ 22
1.2.3 ISA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về
đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị ............................................................. 23
1.2.4 ISA 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá .............. 24
1.3 CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI VIỆT NAM ..................................... 24
1.3.1 Trách nhiệm của kiểm toán viên .............................................................................. 24
1.3.1.1 Trách nhiệm của kiểm toán viên theo luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12
ngày 29/03/2011 ................................................................................................................ 24
1.3.1.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên khi hành nghề kiểm toán theo Nghị định
105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 ................................................................................... 25
1.3.2 Thủ tục phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam ................................................................................................................................... 26
1.3.2.1 Theo VSA 200 – “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” ............................... 26
1.3.2.2 Theo VSA 240 – “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong
quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” .............................................................................. 27
1.3.2.3 Theo VSA 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu

biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” ................................................ 30
1.3.2.4 Theo VSA 330 - “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh
giá”…................................................................................................................................. 32


1.4 KẾT LUẬN VỀ GIAN LẬN VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN PHÁT HIỆN GIAN
LẬN BCTC ....................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ THỦ TỤC PHÁT HIỆN GIAN LẬN ÁP
DỤNG TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT
NAM
2.1 KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 36
2.1.1 Giới thiệu về phương pháp khảo sát ......................................................................... 36
2.1.2 Khảo sát thực trạng gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết ......................... 37
2.1.2.1 Xác định dữ liệu cần thu thập ................................................................................ 37
2.1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 37
2.1.2.3 Mô tả các biến........................................................................................................ 38
2.1.2.4 Tổ chức dữ liệu phục vụ cho việc phân tích .......................................................... 40
2.1.2.5 Kết quả phân tích gian lận BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam ............. 40
a. Các khoản mục thường xảy ra gian lận ......................................................................... 40
b. Phương thức thực hiện gian lận ..................................................................................... 41
c. Thiệt hại gây ra cho nền kinh tế..................................................................................... 44
2.1.3 Kết luận rút ra từ phân tích gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết.............. 45
2.2 THỰC TRẠNG VỀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 46
2.2.1 Tổng quan về công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ............................................... 46
2.2.2 Giới thiệu phương pháp khảo sát.............................................................................. 47
2.2.2.1 Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................................ 48

2.2.2.2 Về thu thập tài liệu liên quan ................................................................................. 49


2.2.2.3 Về phỏng vấn kiểm toán viên ................................................................................ 49
2.2.3 Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa…50
2.2.3.1 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh .............................................. 50
2.2.3.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................................... 51
2.2.3.3 Quy trình phân tích ................................................................................................ 52
2.2.3.4 Đánh giá rủi ro ....................................................................................................... 53
2.2.3.5 Thảo luận nhóm ..................................................................................................... 54
2.2.3.6 Biện pháp xử lý đối với rủi ro có gian lận đã đánh giá ......................................... 55
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN
LẬN CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 56
2.3.1 Ưu điểm .................................................................................................................... 56
2.3.2 Những tồn tại cần hoàn thiện .................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT
HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
3.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN................................................................................... 59
3.1.1 Quan điểm phải phù hợp với thông lệ quốc tế và phải phù hợp với đặc điểm của
Việt Nam............................................................................................................................ 59
3.1.2 Quan điểm phải nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ................ 59
3.1.3 Quan điểm phải phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................... 61
3.2 GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN GIAN LẬN TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT ....................................................................................................................... 61
3.2.1 Tóm tắt kết quả khảo sát về giân lận BCTC của các công ty niêm yết .................... 61
3.2.2 Giải pháp nhận diện gian lận thông qua các yếu tố dẫn đến rủi ro xảy ra gian
lận………. ......................................................................................................................... 62



3.2.3 Giải pháp nhận diện gian lận các khoản mục trên BCTC của các công ty niêm
yết………..…….. .............................................................................................................. 64
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA ........... 65
3.3.1 Cần chú trọng nhiều hơn đối với thủ tục xác định và đánh giá rủi ro có gian lận
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................................................................. 65
3.3.2 Việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận cần được thực hiện
dựa trên giả định có rủi ro gian lận ở khoản mục doanh thu ............................................. 72
3.3.3 Cần chú trọng hơn đối với thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán .................. 73
3.3.4 Cần tăng cường tổ chức thảo luận nhóm .................................................................. 74
3.3.5 Cần phải chú trọng nhiều hơn đối với rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận đặc biệt là
gian lận do Ban giám đốc khống chế kiểm soát nội bộ ..................................................... 75
3.3.6 Chương trình kiểm toán cần chú trọng hơn đối với gian lận liên quan đến khoản
mục nợ phải thu, hàng tồn kho, nợ phải trả và doanh thu ................................................. 76
3.4 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC .................................................................................. 77
3.4.1 Giải pháp nâng cao kiểm soát chất lượng từ bên trong ............................................ 77
3.4.1.1 Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng hữu hiệu ................................................ 77
3.4.1.2 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ...................................................... 79
3.4.2 Giải pháp từ bên ngoài nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ................................. 79
3.4.2.1 Thông qua Hội nghề nghiệp, Bộ tài chính cần tăng cường kiểm soát chất lượng
của các công ty kiểm toán được phép kiểm toán công ty niêm yết ................................... 80
3.4.2.2 Hội nghề nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng mô hình kiểm tra chất lượng của các
nước phát triển ................................................................................................................... 80
3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. AAER:
2. ACFE:
3. AICPA:
4.
5.
6.
7.
8.

BCTC:
CEO:
CFEs:
CFO:
COO:

9. COSO:
10. CPCAF
11. FBI:
12. FEI:
13.
14.
15.
16.
17.

IIA:
IMA:
IT:
KQKD:
KSNB:


18. PCAOB
19. SEC:
20. VACPA:
21. Vccorp:
22. VP:
23. VSA:

Accounting and Auditing Enforcement Release - Bản án thi hành
kế toán và kiểm toán
Association of Certified Fraud Examiners - Hiệp hội các nhà điều
tra gian lận Hoa Kỳ
The American Institute of Certified Public Accountants - Hiệp
hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
Báo Cáo Tài Chính
Chief Executive Officers - Giám đốc điều hành
Certified Fraud Examiners - Các nhà điều tra gian lận
Chief Financial Officers - Giám đốc tài chính
Chief Operating Officers - Giám đốc điều hành
Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission - Uỷ ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian
lận trên Báo cáo tài chính của Hoa Kỳ
Centre for Public Company Audit Firm - Trung tâm dành cho
công ty kiểm toán công ty đại chúng
Federal Bureau of Investigation - Cục điều tra liên bang Mỹ
Financial Executives International - Quản trị viên tài chính quốc
tế
Institute of Internal Auditors - Hiệp hội kiểm toán nội bộ
Institute of Management Accountants - Hiệp hội kế toán quản trị
Information Technology - Công nghệ thông tin

Kết Quả Kinh Doanh
Kiểm soát nội bộ
Public Company Accounting Oversight Board - Ủy ban giám sát
công ty đại chúng
U.S. Secutities and Exchange Commission - Ủy ban chứng khoán
Hoa Kỳ
Vietnam Association of Certified Public Accountants - Hội kiểm
toán hành nghề Việt Nam
Vietnam Communication Corporation - Công ty cổ phần truyền
thông Việt Nam
Vice Presidents - Phó chủ tịch
Vietnam Standards on Auditing - Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp kiểm toán trên thế giới đã ra đời và phát triên cách đây hàng trăm năm,
đây là một khoảng thời gian đủ dài để xây dựng được một môi trường kiểm toán chuyên
nghiệp và một nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và sự mong
đợi của xã hội. Một trong những mục tiêu quan trọng của kiểm toán viên và công ty kiểm
toán là phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương
diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, trên thế giới đã xảy ra khá nhiều vụ gian lận BCTC gây chấn
động dư luận, một số vụ gian lận điển hình có thể kể đến như Wordlcom, Enron…, đã
làm ảnh hưởng đáng kể đến lòng tin của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán.
Ở Việt Nam, nghề nghiệp kiểm toán độc lập chỉ mới ra đời khoảng hơn 21 năm,
khoảng thời gian này chưa đủ dài để có được đội ngủ kiểm toán viên ngang tầm thế giới.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có thể học hỏi và đúc kết được những bài học quý giá từ kinh
nghiệm của các nước trên thế giới để áp dụng cho nghề nghiệp kiểm toán của Việt Nam.
Thế nhưng trên thực tế, gian lận BCTC vẫn xảy ra đặc biệt là gian lận của các công ty
niêm yết đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các đối tượng sử dụng báo cáo trong đó
có các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy gian lận BCTC luôn
tồn tại và phương thức gian lận ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi các công ty kiểm toán phải
thường xuyên cập nhật và hoàn thiện thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận trong giai đoạn
lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để hạn chế những rủi ro có thể làm sai lệch trọng yếu
trên BCTC. Chính vì vậy, người viết chọn đề tài “Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm
phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của công ty niêm yết tại các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa” nhằm giúp các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa có những
giải pháp phù hợp để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các gian lận báo cáo tài chính và thủ tục nhằm phát hiện gian lận thông
qua tìm hiểu các nghiên cứu trước.
Hệ thống hóa các quy định liên quan đến thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận
theo quy định hiện hành.
Tìm hiểu thực trạng gian lận trên BCTC và thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận
tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC của các công ty
niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: khoản mục nào trên báo cáo tài chính thường xảy ra gian lận và phương
thức thực hiện gian lận?
Thứ hai: thủ tục kiểm toán mà các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam
sử dụng nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết là gì?

Thứ ba: các biện pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện thủ tục kiểm toán phát hiện
gian lận của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa?
Thứ tư: các giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
và các kiểm toán viên của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa. Đề tài không tập
trung nghiên cứu các đối tượng là các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
Phạm vi: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu gian lận BCTC và thủ tục phát hiện gian lận
trên BCTC của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ
thể:
- Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích nhằm tìm hiểu
về gian lận và gian lận BCTC từ các nghiên cứu trước, hệ thống hóa lại các quy định liên
quan đến thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận.
-

Phương pháp định lượng thông qua thống kê mô tả, phương pháp này chủ yếu

được sử dụng để thống kê và mô tả về thực trạng gian lận BCTC của các công ty niêm
yết ở Việt Nam, và thực trạng về thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận được áp dụng tại
các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ thông qua số liệu được thu thập từ khảo sát.
6. Tổng quan về các nghiên cứu trước
Đề tài này đã được các luận văn thạc sĩ trước thực hiện như đề tài của thạc sĩ Ngô
Thị Thu Hà năm 2007, Nguyễn Thị Ngọc Hằng năm 2008, Lý Trần Kim Ngân năm 2011:

Đối với luận văn của thạc sĩ Ngô Thị Thu Hà, nội dung chủ yếu tập trung hệ thống
lại những nghiên cứu liên quan đến gian lận, gian lận BCTC, tóm tắt các chuẩn mực kiểm
toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ liên quan đến trách nhiệm của kiểm
toán viên từ đó rút ra các kết luận về loại gian lận như: người thực hiện gian lận, động cơ
thực hiện gian lận, phương thức gian lận; và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để có
cơ sở hoàn thiện thủ tục kiểm toán, tác giả tiến hành khảo sát về thủ tục kiểm toán của
các công ty kiểm toán độc lập thông qua gửi bản câu hỏi từ đó thống kê và đưa ra các kết
luận về ưu và nhược điểm của thủ tục kiểm toán, đồng thời đánh giá ưu, nhược điểm các
quy định liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên của Việt Nam. Luận văn chú trọng
đến việc hoàn thiện chuẩn mực, các quy định pháp lý có liên quan và đưa ra một số thủ
tục kiểm toán phát hiện gian lận.
Đối với luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hằng, nội dung chủ yếu hệ thống lại
các nghiên cứu về gian lận, gian lận BCTC, tóm tắt các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và


4

tiến hành khảo sát một số gian lận trên thế giới và ở Việt Nam như Enron, Worldcom,
Royal Ahold…, các công ty Việt Nam như Bông Bạch Tuyết, Bibica, Dệt Nam Định…,
đồng thời tiến hành khảo sát về thủ tục kiểm toán ở các công ty kiểm toán độc lập thông
qua phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm
toán liên quan đến gian lận. Luận văn tập trung hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán, quy
định pháp lý có liên quan và đưa ra một số thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận.
Đối với luận văn của thạc sĩ Lý Trần Kim Ngân, nội dung chủ yếu hệ thống lại các
nghiên cứu về gian lận và gian lận BCTC, tóm tắt lại các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và
Việt Nam liên quan đến gian lận, tìm hiểu về các đặc điểm của công ty niêm yết và tiến
hành khảo sát về thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận của các công ty kiểm toán độc lập
từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm toán. Ngoài việc hoàn thiện chuẩn mực và
các quy định pháp lý liên quan, luận văn còn đưa ra các giải pháp nâng cao trách nhiệm
của kiểm toán viên như cần tập trung thủ tục kiểm toán đối với gian lận ở khoản mục

doanh thu hay các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các công ty kiểm toán
Việt Nam…
Tóm lại: Các luận văn thạc sĩ trước đều có điểm chung là hệ thống hóa lại một số
công trình nghiên cứu về gian lận và gian lận BCTC, nghiên cứu một số trường hợp gian
lận BCTC đã được phát hiện và tiến hành khảo sát để tìm hiểu về thủ tục kiểm toán phát
hiện gian lận mà các công ty kiểm toán độc lập áp dụng từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Tuy nhiên, các kết luận liên quan đến thực trạng thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận
chưa thể hiện được mối liên hệ với kết quả khảo sát; các luận văn trên chủ yếu tập trung
hoàn thiện chuẩn mực và quy định có liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên đối
với gian lận, các giải pháp hoàn thiện chỉ dừng lại ở mức độ chung chung.
7. Kết quả nghiên cứu
Nghiên đã hệ thống hóa lại được những khái niệm liên quan đến gian lận, gian lận
trên BCTC và hệ thống lại được một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
trước về gian lận và gian lận trong kế toán. Đối với phần tìm hiểu về thực trạng, người


5

viết đã tiến hành hai cuộc khảo sát: thứ nhất, khảo sát về gian lận báo cáo tài chính của
một số BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam và rút ra được những kết luận bao
gồm các khoản mục thường xảy ra gian lận, phương thức thực hiện gian lận và thiệt hại
gây ra cho nền kinh tế; thứ hai, khảo sát về thực trạng áp dụng thủ tục kiểm toán phát
hiện gian lận của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa và rút ra được một số kết luận
về những hạn chế trong các thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận của các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa liên quan đến các vấn đề như: hiểu biết về khách hàng và môi
trường hoạt động, hiểu biết về kiểm soát nội bộ, thủ tục phân tích, đánh giá rủi ro, thảo
luận nhóm. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận, và một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của
kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết.
8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu
theo ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về gian lận và thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong
kiểm toán BCTC.

Chương 2: Thực trạng gian lận trên BCTC của một số công ty niêm yết và thủ tục
phát hiện gian lận áp dụng tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong kiểm
toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN VÀ THỦ TỤC KIỂM
TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN VÀ GIAN LẬN TRÊN BCTC
Gian lận được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và nhận
thức của con người. Khởi điểm của gian lận xuất phát từ giai đoạn con người chuyển từ
cuộc sống riêng biệt của từng cá thể sang sống chung thành cộng đồng và hình thức sơ
khai của gian lận trong giai đoạn này là hành vi biển thủ tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu
cá nhân. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của con người, hành vi gian lận
cũng phát triển theo với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và đòi hỏi con người phải có
những biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn và phát hiện gian lận. Để giúp con người hiểu
rỏ hơn về gian lận và có biện pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn và phát hiện gian lận
nhiều công trình nghiên cứu về gian lận đã được thực hiện trên các góc độ khác nhau, các
công trình nghiên cứu cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về gian lận.
1.1.1 Định nghĩa gian lận

1.1.1.1 Định nghĩa về gian lận
Theo từ điển tiếng việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khóe
nhằm lừa gạt người khác.
Theo báo cáo của Hiệp hội các viên chức cảnh sát cấp cao năm 2007 (ACPO). Gian
lận được định nghĩa là những hành vi nhằm có được lợi ích về tài chính hay gây ra thiệt
hại thông qua sự lừa dối ngầm hoặc rỏ ràng. Nó là cách thức mà thông qua đó người thực
hiện hành vi gian lận thu được lợi ích bất chính hay gây ra thiệt hại trái pháp luật.
Theo hiệp hội kiểm toán nội bộ (IIA) định nghĩa gian lận là bất kỳ hành vi bất hợp
pháp nhằm mục đích lừa gạt, che dấu hoặc lợi dụng sự tín nhiệm. Những hành vi này
không phụ thuộc vào việc bị đe dọa hay áp lức về vật chất. Gian lận được thực hiện bởi
các cá nhân hoặc tổ chức để có được tiền, tài sản, dịch vụ; hay để né trách việc thanh
toán; để đảm bảo lợi ích cá nhân.


7

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về gian lận nhưng các khái niệm đều có điểm
chung là những hành vi bất hợp pháp nhằm lừa gạt người khác để có được một lợi ích
nào đó.
1.1.1.2 Định nghĩa gian lận trên BCTC
Theo Uỷ ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên Báo cáo tài chính
của Hoa Kỳ hay còn được gọi là Treadway Commission, (1987). Gian lận báo cáo tài
chính được định nghĩa là hành vi cố ý hoặc thiếu thận trọng, dù là cố ý hay bỏ sót, làm sai
lệch trọng yếu Báo cáo tài chính. Gian lận Báo cáo tài chính có thể liên quan đến nhiều
yếu tố và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc xuyên tạc có chủ
ý về hồ sơ tài liệu của công ty như thẻ kiểm kê hàng tồn kho; tạo ra các giao dịch giả mạo
như các giao dịch bán hàng, đơn hàng không có thực hoặc áp dụng sai nguyên tắc kế
toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 240) gian lận là hành vi cố ý do một
hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực

hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
Có hai loại gian lận có thể dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC bao gồm lập
BCTC gian lận và biển thủ tài sản:
Lập BCTC gian lận có thể được thực hiện thông qua các hành vi:
- Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả mạo chữ ký), hoặc sửa đổi chứng từ, sổ
kế toán có chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập báo cáo tài chính;
- Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày trong báo cáo tài chính các sự kiện, giao
dịch hoặc các thông tin quan trọng khác;
- Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, sự phân loại,
cách thức trình bày hoặc thuyết minh;
- Lập các bút toán khống, nhất là vào thời điểm gần cuối kỳ kế toán, để điều chỉnh
kết quả kinh doanh hoặc để đạt được các mục đích khác;
- Điều chỉnh các giả định và thay đổi các xét đoán dùng để ước tính số dư tài khoản
một cách bất hợp lý;


8

- Không ghi nhận, ghi nhận trước hoặc trì hoãn việc ghi nhận vào báo cáo tài chính
các sự kiện và giao dịch tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo;
- Che giấu hoặc không trình bày các sự kiện có thể làm ảnh hưởng đến các khoản
mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính;
- Dàn xếp các giao dịch phức tạp nhằm làm sai lệch tình hình tài chính hoặc kết quả
kinh doanh của đơn vị;
- Sửa đổi các chứng từ và điều khoản liên quan đến các giao dịch lớn và bất thường.
Hành vi biển thủ tài sản có thể được biểu hiện:
- Biển thủ các khoản thu (ví dụ biển thủ các khoản phải thu đã thu được tiền hoặc
chuyển các khoản phải thu đã bị xử lý xóa sổ sang tài khoản cá nhân tại ngân hàng);
- Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ (ví dụ lấy cắp hàng tồn kho, phế liệu,
bán các tài liệu kỹ thuật cho đối thủ cạnh tranh);

- Làm cho đơn vị phải thanh toán tiền cho hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị không
nhận được (ví dụ thanh toán cho những người bán không có thực, thanh toán cho người
bán với mức cao hơn giá trị thật để cá nhân được hưởng hoa hồng do chênh lệch giá,
thanh toán cho các nhân viên không có thực);
- Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cho cá nhân (ví dụ dùng tài sản của đơn
vị làm tài sản thế chấp cho khoản vay cá nhân hoặc khoản vay cho một bên liên quan).
Hành vi biển thủ tài sản thường đi kèm với việc giả mạo chứng từ, tài liệu nhằm che
giấu sự thật là các tài sản đó đã bị mất hoặc đã được thế chấp mà không được phép.
1.1.2 Các nghiện cứu về gian lận và gian lận trong kế toán
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về gian lận
a. Donald R. Cressey (1919-1987)
Nghiên cứu của ông tập trung phân tích gian lận dưới gốc độ tham ô, biển thủ, ông
là người đã đưa ra mô hình tam giác gian lận để trình bày các nhân tố dẫn đến các hành vi
gian lận.


9

Hình 1.1: Tam giác gian lận

Cơ hội

Tam giác gian
lận

Áp lực

Thái độ, cá tính

Theo Donald R. Cressey, gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ ba yếu tố sau:

Áp lực: gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức gánh
chịu áp lực;
Cơ hội: khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sang thực hiện hành vi gian lận. Có
hai yếu tố liên quan đến cơ hội là nắm bắt thông tin và kỹ năng thực hiện;
Thái độ, cá tính: Nhân tố cuối cùng của tam giác gian lận đó là thái độ hay cá tính.
Theo nghiên cứu của Cressey, không phải tất cả mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội
cũng đều thực hiện gian lận, vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hay cá tính của
từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và cơ hội thực hiện nhưng vẫn không hề
thực hiện hành vi gian lận, và ngược lại.
b. D. W. Steve Albrecht
Ông là tác giả của mô hình nổi tiếng, mô hình bàn cân gian lận. Mô hình này gồm
ba nhân tố: hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận và tính liêm chính của cá
nhân. Theo ông hoàn cảnh tạo áp lực có thể là liên quan đến những khó khăn về tài chính,
cơ hội thực hiện gian lận có thể do cá nhân tự tạo ra hay do sự yếu kém của hệ thống
kiểm sát nội bộ.


10

Hình 1.2: Bàn cân gian lận

Cao

Cao

Áp lực

Thấp

Cơ hội


Thấp

Thấp

Tính trung thực

Cao

Theo Albrecht, hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận càng cao cùng với
tính liêm chính của cá nhân thấp, nguy cơ xảy ra gian lận là rất lớn; khi hoàn cảnh tạo áp
lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao, nguy cơ xảy ra gian lận
là rất thấp.
1.1.2.2 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận
của Hoa Kỳ (ACFE)
ACFE được thành lập vào năm 1988, là một tổ chức nghiên cứu gian lận ra đời bên
cạnh Uỷ ban Quốc gia về chống gian lận Hoa kỳ, nhiệm vụ của ACFE nhằm giảm tỷ lệ
gian lận và tội phạm cổ trắng (white-collar) và để trợ giúp cho các thành viên, các tổ chức
liên quan trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận. Tính đến nay ACFE đã tiến hành
bảy cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn các trường hợp gian lận, các nghiên cứu của ACFE
về gian lận được trình bày trong báo cáo có tên “Report to the Nations on Occupational
Fraud and Abuse” và được ban hành những năm bao gồm 1993, 2002, 2004, 2006, 2008,
2010 và 2012. Các báo cáo này chủ yếu đưa ra kết luận về các vấn đề: thiệt hại do gian
lận gây ra; cách thức thực hiện gian lận; cách thức gian lận được phát hiện; các tổ chức
xảy ra gian lận và người thực hiện gian lận...
a. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các thành viên
của ACFE sau đó tổng hợp và phân loại gian lận. Gần đây nhất vào năm 2012, nghiên
cứu của ACFE được thực hiện dựa trên 1.388 trường hợp gian lận xảy ra ở 96 quốc gia



11

được tổng hợp từ các thành viên là những người đã tham gia điều tra các gian lận. Thông
tin được ACFE thu thập thông qua khảo sát trực tuyến được gửi đến 34.275 thành viên từ
tháng 10/2011 đến tháng 12/2011. Những người tham gia phải trả lời 85 câu hỏi về các
vấn đề liên quan đến trường hợp gian lận bao gồm: người thực hiện gian lận, đặc điểm
của tổ chức xảy ra gian lận, phương thức thực hiện gian lận, xu hướng của gian lận...
Trong số các bảng khảo sát được gửi đi, ACFE đã nhận được 1.428 phiếu trả lời trong đó
có 1.388 hợp lệ cho mục đích nghiên cứu.
Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm yêu cầu các thành viên trả lời bằng cách tường
thuật chi tiết về gian lận lớn nhất mà họ đã tham gia điều tra, các trường hợp gian lận
phải đáp ứng được các tiêu chí:
- Gian lận phải liên quan đến gian lận nghề nghiệp bao gồm gian lận trong nội bộ
hay gian lận được thực hiện bởi nhân viên trong công ty.
- Cuộc điều tra phải diễn ra từ tháng 1/2010 cho đến thời điểm thực hiện khảo sát.
- Cuộc điều tra đã được thực hiện và hoàn thành trước thời điểm khảo sát.
- Các thành viên tham gia phải đảm bảo hợp lý là những người thực hiện hành vi
gian lận đã được phát hiện.
b. Một số kết quả nghiên cứu theo báo cáo của ACFE phát hành năm 2012
Báo cáo về gian lận của ACFE được phát hành năm 2012 trình bày chi tiết về những
khía cạnh khác nhau liên quan đến gian lận bao gồm các biểu đồ minh họa có so sánh với
kết quả nghiên cứu năm 2008 và 2010 nhằm giúp hiểu rỏ hơn về bản chất của gian lận.
Báo cáo nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tỷ lệ thiệt hại trên doanh thu của tổ chức
do gian lận gây ra.
- Phân loại phương thức gian lận.
- Nghiên cứu những đặc điểm của những người thực hiện gian lận.
- Xác định những loại tổ chức thường xảy ra gian lận.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào gian lận trên BCTC do đó người

viết chỉ trình bày tóm tắt các kết luận phù hợp cho mục đích nghiên cứu của đề tài.


12

 Đặc điểm của tổ chức liên quan đến gian lận
Theo kết quả nghiên cứu, ngành tài chính ngân hàng, các cơ quan nhà nước và
ngành sản xuất là những ngành nghề có gian lận nhiều nhất chiếm khoảng 37% trong
tổng số vụ gian lận, kết quả này cũng tương đối nhất quán so với các nghiên cứu trước
đây của ACFE.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cơ cấu tổ chức và sự sẳn có của nguồn lực thường
khác biệt lớn so với những doanh nghiệp lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp nhỏ thường có ít hoạt động kiểm soát hơn so với doanh nghiệp lớn và do đó
dễ xảy ra gian lận hơn (biểu đồ 1.1, Phụ lục 1), theo kết quả nghiên cứu, mức thiệt hại
bình quân đối với doanh nghiệp nhỏ có quy mô nhân viên dưới 100 người khoảng
147.000 đô la Mỹ.
Ngoài ra, ACFE cũng nghiên cứu về mức độ thường xuyên và ảnh hưởng của những
kiểm soát phổ biến được thiết kế bởi các tổ chức trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian
lận, kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kiểm toán độc lập trong kiểm toán BCTC
là cách kiểm soát được áp dụng phổ biến nhất chiếm 80% số trường hợp, con số này cũng
nhất quán với nghiên cứu của ACFE năm 2010. Tuy nhiên, nếu xét theo phương thức
thực hiện gian lận thì số vụ gian lận được phát hiện bởi kiểm toán độc lập liên quan đến
gian lận BCTC chỉ khoảng 5,7% thấp hơn nhiều so với một số kiểm soát khác (xem Biểu
đồ 1.7, Phụ lục 1). Yếu kém trong kiểm soát nội bộ cũng là một trong những yếu tố phổ
biến nhất tạo cơ hội gian lận ở các tổ chức trong đó thiếu sự kiểm tra của ban quản lý là
một trong những yếu kém chủ yếu trong kiểm soát dẫn đến gian lận. Số trường hợp gian
lận liên quan đến yếu kém của kiểm soát nội bộ chiếm khoảng 35%, đối với các doanh
nghiệp nhỏ con số này chiếm hơn 45% và có khoảng 19% trường hợp gian lận là do
người thực hiện gian lận khống chế kiểm soát nội bộ (biểu đồ 1.2, Phụ lục 1).



13

Bảng 1.1 Phân loại các gian lận theo ngành nghề
Ngành nghề
Số trường hợp
Tỷ lệ
Thiệt hại bình quân
Khai thác mỏ
9
0,7%
$500,000
Bất động sản
28
2,0%
$375,000
Xây dựng
47
3,4%
$300,000
Dầu khí
44
3,2%
$250,000
Tài chính ngân hàng
229
16,7%
$232,000
Sản xuất
139

10,1%
$200,000
Y tế
92
6,7%
$200,000
Vận chuyển và kho bãi
36
2,6%
$180,000
Dịch vụ (khác)
48
3,5%
$150,000
Truyền thông và xuất bản
9
0,7%
$150,000
Ngành khác
7
0,5%
$150,000
Viễn thông
43
3,1%
$135,000
Dịch vụ chuyên nghiệp
55
4,0%
$115,000

Nông , lâm nghiệp và thủy sản
20
1,5%
$104,000
Cơ quan nhà nước
141
10,3%
$100,000
Bán lẻ
83
6,1%
$100,000
Công nghệ
38
2,8%
$100,000
Bảo hiểm
78
5,7%
$95,000
Các tổ chức xã hội, từ thiện
54
3,9%
$85,000
Nghệ thuật, giải trí, văn hóa
32
2,3%
$71,000
Bán sỉ
27

2,0%
$50,000
Dịch vụ công cộng
24
1,8%
$38,000
Giáo dục
88
6,4%
$36,000

 Người thực hiện gian lận
Xét theo chức vụ của những người thực hiện hành vi gian lận thì nhân viên là những
người có tỷ lệ gian lận cao nhất chiếm khoảng 42% trường hợp, kế đến là ban giám đốc
chiếm khoảng 38%, chủ sở hữu hoặc ban quản trị chiếm khoảng 18% (biểu đồ 1.3, Phụ
lục 1). Tuy nhiên thiệt hại do gian lận gây ra hoàn toàn trái ngược và có sự tương quan
giữa cấp bậc của người thực hiện gian lận: chủ sở hữu hoặc ban quản trị gây thiệt hại cao
gấp ba lần ban giám đốc và ban giám đốc gấy ra thiệt hại cao hơn khoảng ba lần so với
nhân viên, điều này cho thấy những người có quyền hạn càng cao thì càng có nhiều cơ
hội tiếp cận với tài sản của tổ chức và khả năng khống chế kiểm soát nội bộ càng cao.


14

Bên cạnh việc ban giám đốc khống chế kiểm soát nội bộ thì sự thông đồng giữa các nhân
viên trong việc thực hiện hành vi gian lận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức,
đặc biệt là khi có sự cấu kết của nhiều người để khống chế kiểm soát nội bộ. Sự thông
đồng của nhiều người để thực hiện hành vi gian lận thường gây ra những thiệt hại lớn hơn
so với gian lận được thực hiện bởi cá nhân riêng lẽ. Mức thiệt hại do sự thông đồng
khoảng 250.000 đô la Mỹ cao gấp hai lần thiệt hại do từng cá nhân gây ra (biểu đồ 1.4,

Phụ lục 1).
 Phương thức thực hiện gian lận
Phương thức thực hiện gian lận được ACFE phân thành ba loại bao gồm tham ô,
biển thủ tài sản, gian lận trên báo cáo tài chính:
- Tham ô: Xảy ra khi nhân viên hay người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền
hạn của họ, làm trái các nghĩa vụ đã được họ cam kết với tổ chức để làm lợi cho cá nhân
hay bên thứ ba;
- Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên hay người quản lý đánh cắp tài sản của tổ
chức, điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về lương;
- Gian lận trên Báo cáo tài chính: là khi các thông tin trên BCTC bị bóp méo, phản
ánh không trung thưc tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt người sử dụng
thông tin. Ví dụ như khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả hay chi phí.


15

Sơ đồ Hệ thống phân loại gian lận
Tham ô

Xung đột
về lợi ích

Đút lót,
hối lộ

Gian lận
l/quan tới
mua

HĐ cho

khoản
đút lót

Gian lận
l/quan tới
bán

Biển thủ tài sản

Tiền
thưởng

Đòi hỏi lợi
ích

Gian lận
trong đấu
thầu

Gian lận BCTC

Khai khống tài
sản/doanh thu

Khai thiếu tài
sản/doanh thu

Sai niên độ

Sai niên độ


Doanh thu giả mạo

Khai thiếu doanh thu

Dấu công nợ, chi phí

Khai tăng NPT , chi phí

Đánh giá TS không hợp lý

Đánh giá TS không hợp lý

Công bố không đầy đủ

Tiền

Hàng tồn kho và TS khác

Biển thủ tiền

Biển thủ tiền thu vào

“Skimming”

Đánh cắp tiền

Bán hàng

Không ghi

nhận

Phải thu

Trả lại
tiền

Gian lận trong chi tiền

Đánh cắp

Lạm dụng

Mua TS và
chuyển đi

Gian lận
hóa
đơn

Gian
lận tiền
lương

Gian lận
chi phí

Giả mạo
kiểm tra


Xác nhận
thanh
toán

Lập cty
giả

Nhân
viên giả

Không
phân
loại CP

Làm giả
nghiệp
vụ

Không
hũy bỏ
đúng

Nhà CC
không
hợp tác

Giả mạo
tiền
lương


Khai
khống
chi phí

Giả mạo
xác
nhận

Chi trả
không
đúng

Chi tiêu
cá nhân

Đền bù
cho NV

Giả mạo
chi phí

Thay thế người
nhận tiền

Trả
nhiều
lần cho
1 hóa
đơn


Giả mạo
phê
chuẩn

Giả mạo
bán hàng
và V/C

Xóa sổ

Gối đầu
Ghi thiếu
Không
che dấu

Biển thủ
không
dấu


16

Cũng giống như những cuộc nghiên cứu trước, biển thủ tài sản là loại gian lận phổ
biến nhất chiếm 68% số trường hợp gian lận, tuy nhiên thiệt hại bình quân do loại gian
lận này gây ra là thấp nhất khoảng 120.000 đô la Mỹ. Ngược lại, gian lận báo cáo tài
chính có số trường hợp gian lận ít nhất, chỉ chiếm khoảng 8% số trường hợp gian lận
nhưng nó lại gây ra thiệt hại bình quân cao nhất khoảng 1.000.000 đô la Mỹ. Số trường
hợp tham ô chiếm khoảng 1/3 trong số vụ gian lận và mức thiệt hại bình quân khoảng
250.000 đô la Mỹ. Theo ước tính của những người tham gia khảo sát, thiệt hại gây ra cho
nền kinh tế mỗi năm do gian lận khoảng 5% trên doanh thu. Nếu áp dụng cho tổng sản

phẩm thế giới (GWP) năm 2011 con số này khoảng trên 3.500 tỷ đô la Mỹ (biểu đồ 1.5;
1.6, Phụ lục 1).
 Phương thức (biện pháp) phát hiện gian lận
Theo kết quả nghiên cứu của ACFE, tố cáo là phương thức giúp các tổ chức phát
hiện gian lận phổ biến nhất, nếu xét theo loại gian lận thì biển thủ tài sản được phát hiện
thông qua tố cáo chiếm 42% trường hợp gian lận, tham ô chiếm 54%, gian lận BCTC
chiếm 42% (biểu đồ 1.7, Phụ lục 1).
Mặc dù tỷ lệ gian lận được phát hiện thông qua tố cáo ở mức cao nhất nhưng thiệt
hại bình quân chỉ khoảng 144.000 đô la Mỹ, trong khi tỷ lệ số trường hợp gian lận được
phát hiện bởi một số phương thức khác ở mức thấp nhưng mức độ thiệt hại bình quân lại
cao hơn. Cụ thể, gian lận được phát hiện bởi công an có mức thiệt hại bình quân khoảng
1 triệu đô la Mỹ, kiểm toán độc lập khoảng 370.000 đô la Mỹ, tự thú nhận khoảng
225.000 đô la Mỹ, ngẫu nhiên khoảng 166.000 đô la Mỹ, (biểu đồ 1.8, Phụ lục 1).
1.1.2.3 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của ủy ban COSO
COSO được thành lập năm 1985, là một tổ chức độc lập thuộc lĩnh vực tư nhân đầu
tiên nghiên cứu về những yếu tố dẫn đến gian lận báo cáo tài chính. Hoạt động của
COSO được tài trợ bởi năm hiệp hội nghề nghiệp chủ yếu có trụ sở chính tại Hoa Kỳ bao
gồm Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA); Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
(AICPA); Quản trị viên tài chính quốc tế (FEI); Hiệp hội kiểm toán nội bộ (IIA); Hiệp
hội kế toán quản trị (IMA).


×