Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ứng dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu phục vụ cho việc vạch tuyến mở đường vùng vành đai biên giới việt nam trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Đình Dũng

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU PHỤC VỤ CHO
VIỆC VẠCH TUYẾN MỞ ĐƯỜNG VÙNG VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Đình Dũng

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU PHỤC VỤ CHO
VIỆC VẠCH TUYẾN MỞ ĐƯỜNG VÙNG VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 60440214

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC THẠCH

Hà Nội – Năm 2015

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân tôi. Những điều được trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn, hoặc là
của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham
khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2014
Người cam đoan

Trần Đình Dũng

3


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, học viên đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin

bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên/ ĐHQGHN, Phòng Đào tạo, Khoa Địa lý các thầy cô và các anh,
chị trong bộ môn Bản đồ viễn thám và Hệ thông tin địa lý đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy
giáo – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận
văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các
thầy cô giáo cùng toàn thể bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội ngày 24 tháng 1 năm 2014
Học Viên

Trần Đình Dũng

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Analytic Hierarchy Process

Cơ sở dữ liệu


CSDL
DEM

Mô hình phân tích thứ bậc

Digital Elevation Model

Mô hình số độ cao
Đường tuần tra biên giới

ĐTTBG
GIS,
HTTĐL

Geographic
system

information

MCA

Multi-Criteria Analysis

Phân tích đa chỉ tiêu

TIN

Triangle Irregular Network.


Lưới tam giác không đều

5

Hệ thông tin địa lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................... 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU................................................................................................ 3
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG
TUẦN TRA BIÊN GIỚI
1.1. KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI ....................................... 4
1.1.1. Khái niệm về khu vực biên giới và vành đai biên giới ................................. 4
1.1.2. Khái quát chung về việc xây dựng ĐTTBG ................................................... 4
1.1.3. Ý nghĩa phục vụ của ĐTTBG ........................................................................ 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI ........................... 8
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TUYẾN ..................................... 8
1.3.1.Đặc điểm tuyến đi ........................................................................................... 8
1.3.2. Các tiêu chuẩn mặt đường .............................................................................. 9
1.3.3. Các yếu tố hình học của tuyến ....................................................................... 9
1.3.4. Các tiêu chí ban đầu cho việc mở tuyến ......................................................... 10
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG..................... 12
1.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 12
1.4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 12
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 13

1.4.1.3. Đặc điểm địa chất ....................................................................................... 14
1.4.1.4. Khí hậu ....................................................................................................... 15
1.4.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................... 16
1.4.2.1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 16
1.4.2.2. Tài nguyên rừng Hà Giang .......................................................................... 17
1.4.2.3. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 17
1.4.2.4. Tài nguyên nước ......................................................................................... 17
1.4.3.Đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội...................................................................... 19
1.4.3.1. Dân cư, dân tộc và nguồn lao động ............................................................. 19
1.4.3.2.Tiềm năng kinh tế ........................................................................................ 21
6


1.4.3.2.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.................................................................. 21
1.4.3.2.2. Tiềm năng du lịch .................................................................................... 21
1.4.3.3. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 22
1.4.3.4. Tai biến thiên nhiên .................................................................................... 23
1.5. Tổng quan về GIS ............................................................................................. 23
1.5.1. Các khái niệm cơ bản về GIS ......................................................................... 24
1.5.2. Các hệ thống phụ của GIS.............................................................................. 27
1.5.3. Cấu trúc của một hệ thống GIS ...................................................................... 27
1.5.4. Chức năng của hệ thống GIS......................................................................... 29
1.5.5. Các chức năng phân tích không gian trong GIS.............................................. 33
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG ( theo Quy trình khảo sát đường ô tô 22 TCN 263 -2000) ................................................................................................. 35
2.1.1. Vạch tuyến trên bản đồ .................................................................................. 35
2.1.2. Phóng tuyến định đỉnh, đo đạc ngoài ngoài thực địa ...................................... 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP GIS ỨNG DỤNG TRONG VẠCH TUYẾN TUẦN TRA
BIÊN GIỚI .............................................................................................................. 37
CHƯƠNG 3 - XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TỈNH

HÀ GIANG BẰNG MÔ HÌNH TUYẾN GIÁ THẤP
3.1. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH VÀ VẠCH TUYẾN CÓ GIÁ TRỊ
THẤP ...................................................................................................................... 48
3.1.1. Mô hình xử lý (thiết lập trong Model builer ) ................................................. 48
3.1.1.1. Quy trình - mô hình .................................................................................... 48
3.1.1.2.Ý nghĩa của mô hình .................................................................................... 50
3.2. Các bước xử lý mô hình .................................................................................... 51
3.2.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu ................................................................................... 51
3.2.2. Xác định các gía trị cho từng lớp thông tin..................................................... 56
3.2.3. Chạy thuật toán tìm tuyến giá trị thấp ........................................................... 69
3.2.4. Xác định tuyến với điểm đầu và điểm cuối .................................................... 69
3.2.5. Bản đồ kết quả ............................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 72
1. Kết luận ............................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74
7


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. ĐTTBG xuyên qua núi cao .................................................................... 5
Hình 1.2. Hình ảnh về ĐTTBG đã làm xong ......................................................... 7
Hình1.3. Một số hình ảnh về mở ĐTTBG ............................................................. 7
Hình1.4. Một số khó khăn khi mở đường .............................................................. 9
Hình 1.5. Một đoạn ĐTTBG đã mở ở khu vực tỉnh Sơn La ................................... 10
Hình 1.6. Vị trí khu vực nghiên cứu -Tỉnh Hà Giang ............................................ 12
Hình 1.7. Hình ảnh về biên giới khu vực tỉnh Hà Giang ........................................ 13
Hình 1.8. Địa chất hà Giang phức tạp tạo nên địa hình đa dạng............................. 14
Hình 1.9. Du lịch Hà Giang với nhiều cảnh quan đẹp, đặc thù .............................. 16
Hình 1.10. Đất đai Hà Giang ở vùng cao ............................................................... 16

Hình 1.11. Thủy văn của hà Giang: sông Gâm ...................................................... 19
Hình 1.12. Hình ảnh về đồng bào dân tộc Hà Giang.............................................. 19
Hình 1.13. Du lịch Hà Giang với nhiều tiềm năng................................................. 22
Hình 1.14. Giao thông Hà Giang còn nhiều khó khăn ........................................... 22
Hình 1.15. Sự tương quan giữa GIS và các hệ thông tin khác ................................ 24
Hình 1.16. Mô hình tổ chức của HTTĐL ............................................................. 27
Hình 1.17. Cấu trúc và chức năng của GIS............................................................ 28
Hình 1.18. Thực thể không gian (a) và các lớp thông tin trên nó (b) ...................... 28
Hình 2.1. Vạch tuyến trên bản đồ dịa hình 1:50000............................................... 36
Hình 2.2. Hàm lan truyền. Thí dụ này cho thấy khoảng cách ngắn nhất không phải
luôn luôn là khoảng cách chi phí nhỏ nhất ............................................................. 38
Hình 2.3. Phân tích vùng nhìn thấy ....................................................................... 39
Hinh 2.4. Mô hình tuyến thuận lợi ........................................................................ 41
Hình 2.5. Nguyên tắc tính toán để xây dựng hướng dòng chảy là tính toánvà so
sánh độ cao của từng pixel với 8 pixel xung quanh ................................................ 43
8


Hình 2.6. Sử dụng DEM để lọc và xác định bản đồ dòng chảy .............................. 43
Hình 3.1. Sơ đồ khối quá trình xử lý ..................................................................... 48
Hình 3.2. Mô hình xử lý thông tin trong Model builder của ARCGIS ................. 49
Hình 3.3. Các khối chức năng và các lớp thông tin của mô hình ........................ 49
Hình 3.4. Bản đồ DEM xây dựng từ nền địa hình tỉnh Hà Giang ........................... 52
Hình 3.5. Bản đồ địa mạo ..................................................................................... 53
Hình 3.6. Bản đồ các đứt gãy kiến tạo ................................................................... 54
Hình 3.7. Bản đồ trạng thái rừng ........................................................................... 55
Hình 3.8. Xác định điểm cho các lớp đánh giá ...................................................... 56
Hình 3.9. Bản đồ phân tầng độ cao........................................................................ 63
Hình 3.10. Bản đồ mật độ đứt gãy kiến tạo ........................................................... 64
Hình 3.11. Bản đồ mật độ sông suối...................................................................... 65

Hình 3.12. Bản đồ chia cắt sâu .............................................................................. 66
Hình 3.13. Bản đồ mật độ khoảng cách tới đường giao thông ............................... 67
Hình 3.14 Bản đồ khoảng cách tới đường biên giới............................................... 68
Hình 3.15. Đặt điểm đầu của tuyến ....................................................................... 69
Hình 3.16. Đặt điểm cuối của tuyến ...................................................................... 69
Hình 3.17. Bản đồ bề mặt giá trị (COST_SURFACE) tính 2 km từ đường biên
giới..70
Hình 3.18. Bản đồ đề xuất tuyến đường tuần tra dọc biên giới tỉnh Hà Giang ....... 71
Hình 3.19. Bản đồ đề xuất tuyến đường tuần tra biên giới trên ảnh vệ tinh............ 71
Hình 3.20. Bản đồ đề xuất tuyến đường tuần tra biên giới phóng to, trên nền DEM
.............................................................................................................................. 72

9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thiết lập thang điểm................................................................................ 52
Bảng 2.3. Điểm cho mức độ quan trọng .................................................................. 53
Bảng 3.1. Thống kê dữ liệu được sử dụng ............................................................... 51
Bảng 3.2. AHP và trọng số cho các lớp ................................................................... 56

10


MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đề án "Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) đất liền
được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh đến Kiên
Giang có tổng chiều dài theo quy hoạch là 10.196 km. Trong đó, đường dọc biên
được xây dựng trong khu vực vành đai biên giới trong phạm vi 1.000 m tính từ

đường biên giới quốc gia trở vào, với nền đường rộng 5,5 m; mặt đường rộng
3,5m bằng bê tông ximăng hoặc đá dăm nhựa. Toàn bộ công trình trên đường xây
dựng vĩnh cửu.
Dự án được triển khai gắn kết với hệ thống đường giao thông trong khu vực,
tạo ra mạch giao thông liên hoàn ở khu vực biên giới, vành đai biên giới, đồng
thời góp phần phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống của người dân tại vùng
biên để người dân trở thành những người thực sự tham gia giữ gìn biên cương Tổ
Quốc.
Đường ô tô bao gồm đường dọc biên giới (gọi là trục chính) và các đường
ngang (trong một số trường hợp các biệt do điều kiện địa hình quá khó khăn có thể
áp dụng quy mô đường đi bộ với một số tuyến đường ngang). Đường trục chính
được xây dựng liên thông toàn tuyến, chạy dọc biên giới. Các đường ngang được
xây dựng nối đường trục chính với đường biên phòng, đường có sẵn hoặc trung
tâm xã biên giới thuộc địa bàn đồn quản lý.
Đường đi bộ nối các trục chính với các cột mốc biên giới và đến các trạm, tổ,
đội biên phòng hay đường vượt qua khu vực hiểm trở khó khăn không có điều
kiện làm đường ôtô mà đường trục chính phải vòng tránh.
Trong công tác tham mưu địa hình phục vụ các hoạt động quân sự thì việc
xác định tuyến hành quân là một trong những nhiệm vụ thường xuyên. Tùy
thuộc nhiệm vụ, đối tượng tham mưu, đặc điểm địa hình địa vật, các yêu cầu và
các chỉ tiêu để đưa ra quyết định chọn tuyến. Khi nhiều tiêu chí được sử dụng cho
một mục đích sẽ làm phức tạp và có thể gây nhầm lẫn cho quá trình ra quyết định.

1


Trong công tác chọn tuyến truyền thống vẫn sử dụng cơ sở dữ liệu bản đồ địa
hình dạng giấy. Dạng dữ liệu này thường không được cập nhật thường xuyên
những thay đổi của địa hình địa vật ngoài thực địa. Mặt khác việc chọn tuyến còn
dựa trên kinh nghiệm của người sĩ quan tham mưu địa hình và mất rất nhiều thời

gian công sức. Vì vậy tuyến vạch ra không thể đảm bảo được tính chính xác và kịp
thời hỗ trợ ra quyết định cho người chỉ huy. Trong điều kiện rừng núi hiểm trở,
giao thông đi lại khó khăn (nhiều chỗ có đường đất đi bộ, nhiều chỗ phải đi băng
rừng) việc tổ chức khảo sát vạch tuyến mở đường là hết sức khó khăn, trước
những khó khăn mà đơn vị công binh gặp phải. Để việc hỗ trợ ra quyết định chọn
tuyến hành quân, mở đường nhanh, chính xác, kịp thời và đạt hiệu quả cao, học
viên lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu phục vụ cho việc vạch tuyến
mở đường vùng vành đai biên giới Việt Nam - Trung Quốc” nhằm xây dựng
tuyến mở đường tự động hỗ trợ cho việc khảo sát, mở đường được thuận lợi, tiết
kiệm được thời gian, công sức. Trong phạm vi đề tài, tỉnh Hà Giang được lựa chọn
làm khu vực nghiên cứu thí điểm, trên cơ sở đó, có thể mở rộng cho nhiều vùng
khác.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a, Mục tiêu
- Sử dụng dữ liệu GIS và công cụ phân tích không gian để vạch tuyến mở
ĐTTBG.
- Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
(MCA) xây dựng bản đồ đánh giá khả năng mở tuyến tuần tra biên giới.
- Nghiên cứu chức năng lan truyền, tìm hướng của GIS để vạch tuyến đường
xác định dựa trên cặp tọa độ cho trước.
b, Nhiệm vụ
- Xác định những yêu cầu cho việc xây dựng tuyến đường
- Xây dựng tiêu trí cho tuyến ĐTTBG
- Thu thập dữ liệu

2


+ dữ liệu về địa hình, thủy hệ, giao thông, ranh giới, thực vật

+ dữ liệu mô hình số độ cao, độ dốc
+ dữ liệu địa chất, địa mạo
+ các dữ liệu về các đồn, trạm biên phòng
- Tìm hiểu về GIS và công cụ phân tích không gian trong ArcGis
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a, Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong khu vực vành đai biên
giới tỉnh Hà Giang.
b, Phạm vi khoa học: Nghiên cứu việc sử dụng công cụ “ Model Builder”
trong ArcGis để xây dựng quy trình tự động cho việc xây dựng, tính toán vạch
tuyến mở đường tối ưu.
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU
- Các tài liệu liên quan đến các văn bản, quy định khu vực biên giới
- Các tài liệu liên quan đến việc xây dựng tuyến ĐTTBG
- Tài liệu về mô hình phân tích thứ bậc (AHP) và hướng dẫn sử dụng công cụ
“Model Builder” trong ArcGis
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
a, Kết quả: Vạch được tuyến đường tối ưu theo những tiêu chí và dữ liệu đã
đưa vào.
b, Ý nghĩa: Việc vạch được tuyến đường tối ưu sẽ giúp giảm thời gian, công
sức và kinh tế trong việc khảo sát, mở đường mới trong điều kiện địa hình, giao
thông ở khu vực biên giới rất khó khăn và phức tạp.
c, Rèn luyện về mặt kỹ năng xử lý mô hình không gian trong GIS để triển
khai các nội dung chuyên môn tương tự.

3


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG
ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
1.1. KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI

1.1.1. Khái niệm về khu vực biên giới và vành đai biên giới
Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau
đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc
gia trên đất liền.
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào,
được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện
trong vành đai biên giới; duy trì an ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật; nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trường hợp
đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.
1.1.2. Khái quát chung về việc xây dựng ĐTTBG
Ngày 14/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 313/QĐ-TTg
phê duyệt “Đề án quy hoạch xây dựng ĐTTBG đất liền giai đoạn 2006- 2010 và
những năm tiếp theo” với tổng chiều dài khoảng 10.196km. Chính phủ đã tin
tưởng giao cho Quân đội tiến hành khảo sát, thiết kế và thi công.
Khi hoàn thành ĐTTBG sẽ ôm trọn dải đất hình chữ S, nó không chỉ đóng
vai trò chiến lược trong quốc phòng an ninh mà còn là một động lực phát triển
kinh tế vùng núi hẻo lánh…
Giai đoạn 1 (từ năm 2007-2013)
Sau 6 năm được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai từ cuối năm 2007
đến hết năm 2013, đã thi công gần 2000km, trong đó có một số dự án chuyển tiếp
của các quân khu và Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Riêng Bộ Tổng tham mưu
triển khai 1.552km, đến nay cơ bản đã hoàn thành 1.450km, còn 102km đã khảo

4


sát thiết kế xong nhưng do vốn khó khăn nên tạm dừng. Đến nay, dọc chiều dài
biên giới qua 25 tỉnh, ta đã có gần 2000km ĐTTBG là đường cấp 6 miền núi, nền
đường 5,5m, mặt đường bê tông xi măng 3,5m, cầu cống vĩnh cửu. Địa phương có

con đường đi qua nhiều nhất là Kon Tum, chiếm hơn 400km.

Hình 1.1. ĐTTBG xuyên qua núi cao
Giai đoạn 2
Ngày 15/01/2014 tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
bàn về việc bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ, Dự án ĐTTBG giai đoạn 2 được
đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã quyết định bổ sung 1.500 tỷ đồng vốn trái phiếu
cho ĐTTBG giai đoạn 2, tăng thêm 500 tỷ đồng so với phương án được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đề xuất.
Về hướng quy hoạch, triển khai thi công con đường trong hai năm tới đây,
Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết: “Trước đây, Bộ Quốc phòng đã trình Thủ tướng
phương án quy hoạch giai đoạn 2 gồm 1.200km thi công trong 5 năm 2011-2015
nhưng do tình hình kinh tế khó khăn nên tạm dừng. Chính phủ đã giao cho Bộ
Quốc phòng rà soát lại quy hoạch. Trước mắt, từ năm 2014, sẽ triển khai thi công

5


các tuyến đường ở 4 tỉnh Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang gồm 286km. Các tuyến đường tại 4 tỉnh này sẽ sử dụng ngay số vốn trái
phiếu 1.500 tỷ đồng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua. Dự
kiến vào tháng 2 này, Ban Chỉ đạo ĐTTBG Bộ Quốc phòng sẽ họp nghe Ban
Quản lý Dự án 47 và các cơ quan báo cáo để xác định phương án cụ thể. Sau khi
có kết quả cuộc họp ban chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án 47 sẽ tiến hành ngay công tác
khảo sát làm dự án, triển khai các bước để phấn đấu giữa năm 2014 có thể khởi
công ĐTTBG phía Tây Nam.
Trên các tuyến khác trong phạm vi toàn quốc, theo Ban Quản lý Dự án 47,
quy hoạch tổng thể cũng sẽ được rà soát, trình Chính phủ trong năm 2014; phấn
đấu năm 2014 và 2015 sẽ làm công tác khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, giải
phóng mặt bằng. Dự kiến, sang năm 2016, khi nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2

tiếp tục được bố trí, các gói thầu còn lại sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc.
1.1.3. Ý nghĩa phục vụ của ĐTTBG
- Ý nghĩa số 1 của ĐTTBG chính là ý nghĩa quốc phòng, an ninh. Đây là hệ
thống đường phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của tổ quốc.
Trên tuyến đường này, các phương tiện quân sự có thể đi lại thuận lợi để đảm bảo
phục vụ cho các nhiệm vụ thường xuyên cũng như khi tác chiến xảy ra.
- Hệ thống ĐTTBG sẽ giúp phát triển kinh tế vùng biên giới. Nâng cao đời
sống của các dân tộc vùng biên giới.
- Trong một tương lai gần, hệ thống đường này sẽ là tuyến đường du lịch
sinh thái lý thú và có nhiều ý nghĩa.

6


Hình 1.2. Hình ảnh về Đường tuần tra biên giới đã làm xong
ĐTTBG, con đường chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Một con đường mà khi xây dựng xong sẽ đạt nhiều kỷ lục nhất: Đường
bê tông dài nhất thế giới; đường qua nhiều đèo giốc nhất; ở độ cao nhất với nhiều
khó khăn, gian khổ nhất và thời gian xây dựng lâu nhất.

Hình1.3. Một số hình ảnh về mở Đường tuần tra biên giới
- ĐTTBG chính là bức thành đồng góp phần xây dựng biên giới hòa bình,
hữu nghị và phát triển với các nước láng giềng mang nhiều ý nghĩa chiến lược cả

7


về quốc phòng – an ninh, kinh tế - xã hội, văn hóa và lịch sử. Biên cương chính là
phần máu thịt, những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Bao thế hệ người dân và chiến sĩ ta từ muôn đời nay đã phải đổ mồ hôi,
xương máu để giữ gìn trọn vẹn bờ cõi của đất nước. Hôm nay đã và đang có hàng
vạn lượt người, hàng ngàn máy thiết bị kỹ thuật lăn mình trong mưa, nắng và gian
khổ để tập trung xây dựng ĐTTBG.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
- Lưu lượng xe không cao. Trong những năm trước mắt và chủ yếu là các
phương tiện phục vụ cho lực lượng Bộ đội Biên phòng và nhân dân các dân tộc
vùng biên (các xe chở nhu yếu phẩm và các phương tiện tuần tra). Trong trường
hợp đặc biệt mới huy động lực lượng lớn phương tiện phục vụ cho việc chuyển
quân và trang bị, khí tài của quân đội.
- Đặc biệt có thể có xe nặng chạy (thậm chí có xe xích).
- Tuyến quy mô không lớn, nhưng kéo dài trên vùng biên giới có địa hình
khá hiểm trở, đặc biệt là các vùng biên giới phía Bắc.
- Giao thông phục vụ cho xây dựng rất khó khăn, việc vận chuyển vật liệu
phục vụ cho thi công phức tạp, phải xây dựng đường công vụ.
- Công tác duy tu bảo dưỡng sau xây dựng phức tạp.
- Chế độ thủy nhiệt nền, mặt đường phức tạp, thường xuyên bị ẩm ướt.
1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TUYẾN
1.3.1.Đặc điểm tuyến đi
Tuyến đi qua những vùng hiểm trở nhất của Tổ quốc, dốc đứng, đèo cao.
Việc đi tuyến sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Việc đảm bảo các tiêu chuẩn của tuyến đường sẽ rất tốn kém và khó thực
hiện. Đặc biệt là các quy định về yếu tố hình học của tuyến.

8


Hình1.4. Một số khó khăn khi mở đường
1.3.2. Các tiêu chuẩn mặt đường
Cấp hạng của tuyến đường không cao, tuy nhiên do những đặc trưng riêng về

khí hậu, về chế độ thủy nhiệt, về vật liệu... việc lựa chọn mặt đường cũng cần cân
nhắc, nhằm đảm bảo cho mặt đường có giá trị sử dụng lâu dài, thích ứng với điều
kiện khai thác sau này.
1.3.3. Các yếu tố hình học của tuyến
- Độ dốc dọc tối đa: Trong những điều kiện nhất định có thể cho phép độ dốc
dọc tối đa đạt đến độ dốc 15% cá biệt có thể đến 17% (quy định theo quy trình chỉ
đến 12%).
- Chiều dài các đoạn đổi dốc cũng nên xem xét, do điều kiện địa hình, đoạn
đổi dốc nên chọn cho phù hợp.
-Bán kính (Rmin) cũng cần được xem xét thích hợp có thể châm chước đến
10 m.

9


- Về việc nối tiếp giữa các đường cong cũng như đoạn chêm cũng cần xem
xét cho phù hợp với các trường hợp đặc biệt.
- Việc lựa chọn giải pháp cho các công trình thoát nước cũng cần được quan
tâm, xem xét. Những công trình phòng hộ phải được nghiên cứu một cách tổng thể
để có giải pháp an toàn nhưng kinh tế.
1.3.4. Các tiêu chí ban đầu cho việc mở tuyến
Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra cho, tiêu chí mở tuyến đường cần đảm bảo
những yêu cầu cơ bản như sau:
- Khi xây dựng là phải bám sát biên giới quốc gia trong khu vực dưới 1 km
tính từ đường biên giới quốc gia trở vào (khu vực vành đai biên giới), những
trường hợp đặc biệt cần thi công với khoảng cách xa hơn cần báo cáo và được sự
đồng ý của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Màu Nâu –
Đường tuần tra


Lào

Việt
Nam

Màu
đỏ
Đường
Biên
giới

Hình 1.5. Một đoạn ĐTTBG đã mở ở khu vực tỉnh Sơn La
- Thuận tiện cho việc tuần tra, kiểm soát trên khu vực biên giới.
- Thuận tiện cho việc mở đường nhánh từ các đồn biên phòng đến đường
tuần tra (nối thông các đường biên phòng, thuận tiện cho việc chi viện lực lượng
trong quá trình chiến đấu của bộ đội khi chiến tranh xảy ra), nối thông khu dân cư
ra đường tuần tra.

10


- Mở tuyến đường đảm bảo tiết kiệm về chi phí (giảm tối đa mức độ đào
đắp...).
- Đạt tiêu chuẩn đường loại B (đường cấp 6 miền núi), mặt đường rải bê tông
(hoặc nhựa), độ rộng lòng đường 3.5m, lề đường mỗi bên 1m, có hệ thống thoát
nước.
- Tiêu chí sạt lở, hạn chế đi qua những vùng sạt lở, đất yếu, liên quan đến khả
năng ổn định của công trình.
- Dễ xây dựng các đường nhánh nối với các khu dân cư kết hợp việc tuần tra

bảo vệ biên giới với phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc vùng biên.
- Hạn chế tối đa độ dốc để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Tóm lại:
Quả là dài nhất thế giới bởi con đường bê tông với chiều rộng 3,5m, nền
đường 5,5m vắt qua 25 tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với chiều dài
trên 10.000km! Đó là con ĐTTBG đất liền viền quanh dải đất thiêng hình chữ S
của Tổ quốc từ Móng Cái đến Hà Tiên. Con đường đóng vai trò quan trọng trong
đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, một tuyến
đường lịch sử đang dần được hình thành.
Địa hình phức tạp, khó khăn là điểm khác biệt lớn nhất, là đặc thù và cũng là
khó khăn nhất của việc thi công ĐTTBG. ĐTTBG thường phải bám theo đỉnh núi,
hoặc xuống khe suối rất sâu. Nếu ở chỗ khác thì người ta có thể tránh những đèo
cao vực sâu, làm đường ở chân núi. Nhưng ĐTTBG thì không thể tránh được vì
tránh thì sẽ cách xa đường biên và không còn đáp ứng được tiêu chí đặc thù của
đường tuần tra biên giới. Theo quy hoạch, chúng ta phải làm mới hơn 10.000 km.
Cứ tưởng tượng, nếu chúng ta đi đường ôtô từ Hà Nội vào TP HCM là khoảng
1.600km, nhưng độ dài của ĐTTBG gấp 7 lần và tất nhiên, khi thi công sẽ khó
khăn hơn nhiều so với việc làm tuyến đường 1A. Làm xong thì nó sẽ là con
đường bê tông xi măng dài nhất Việt Nam và có lẽ cũng là một trong những con
đường bê tông xi măng dài nhất thế giới.

11


ĐTTBG được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ đội Biên phòng
tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, chống
vượt biên, chống xâm nhập trái phép, chống buôn lậu vận chuyển ma túy qua
đường biên giới. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ đội Biên phòng di chuyển, thành
lập mới các đồn, trạm biên phòng, góp phần củng cố các khu vực ở tuyến phòng
thủ biên giới. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân giới cắm mốc biên giới,

ổn định tình hình an ninh ở nhiều khu vực nhạy cảm.
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
1.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.6. Vị trí khu vực nghiên cứu –Tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía
nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim
bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách

12


Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín
Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách
Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình của Hà Giang rất phức tạp, là một quần thể núi non hùng
vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước
biển, trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn
núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2
mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m -2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn
cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500
m) trong đó có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao
nhất. Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản

Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho
địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và
hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia
nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao
nguyên đá Đồng Văn.

Hình 1.7. Hình ảnh về biên giới khu vực tỉnh Hà Giang
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của
cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ

13


1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả
lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc
đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê,
thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng
già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Địa hình Hà Giang còn có những nét riêng biệt mà các vùng khác không có
và được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo khác nhau, có nhiều đứt gãy,
uốn nếp và sụt lún.Hà Giang, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25º, bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các
thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Quản Bạ,Yên Minh, Hoàng Su
Phì,Xín Mần… Phần lớn địa hình tỉnh Hà Giang là rừng rậm, núi đồi cao và dốc,
xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp.
Với địa hình có nhiều núi cao vực sâu dẫn đến việc khảo sát mở ĐTTBG qua
những khu vực này gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc tính toán đường vòng
tránh, khối lượng đào đắp của công trình, đặc biệt khu vực tỉnh Hà Giang khi khảo
sát xây dựng ĐTTBG hầu như là mở tuyến đường mới.

1.4.1.3. Đặc điểm địa chất
Là miền phát triển các dãy núi cao và trung bình, sườn dốc chạy dọc song
song và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen với các dãy núi cao là các
thung lũng sâu, phân cách mạnh. Hoạt động tầng kiến tạo và địa chất rất mạnh mẽ.
Các quá trình động lực diễn ra các nơi: phong hoá, trượt lở, Karst, đá đổ, xâm
thực. Cùng với sự thay đổi môi trường xung quanh: thiên nhiên, khí hậu, động
thực vật và con người,.. dẫn tới môi trường địa chất không được ổn định. Cấu trúc
địa chất hình thành một loại các đứt gãy sâu, chạy dài cùng với phương cấu trúc
chung Tây Bắc - Đông Nam làm tăng thêm mức độ phức tạp của cấu trúc đất đá.

.

14


Hình 1.8. Địa chất Hà Giang phức tạp tạo nên địa hình đa dạng
Đặc điểm địa chất phức tạp, môi trường địa chất không ổn định có ảnh
hưởng đến chất lượng, độ bền của công trình ĐTTBG, liên quan đến việc tính toán
các phương án vòng tránh, phương án gia cố khi đi qua vùng đất yếu.
1.4.1.4. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về
cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng
có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn
các tỉnh miền Tây Bắc . . .
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm
có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao
tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là
2,20C (tháng l).
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không
lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất

(tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa
mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng
7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ
nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng
sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá
50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có
số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều
nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong
năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống.

15


×