Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN: XD TẬP THỂ LỚP TỰ QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.31 KB, 8 trang )

Xây dựng tập thể lớp tự quản

XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP TỰ QUẢN
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I – ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công tác chủ nhiệm lớp nghe đơn thuần đó là công việc của một giáo viên phụ trách quản lý một
tập thể lớp nào đó do nhà trường phân công. Với lớp gồm nhiều học sinh ngoan, học giỏi, tập trung ở
một đòa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: “Đức, Trí, Thể, Mỹ” và sự quan tâm đúng mức
của phụ huynh học sinh thì công tác quản lý, chỉ đạo của giáo viên phụ trách đỡ phần vất vả. Với những
lớp không có đủ các điều kiện “thuận lợi ” như trên mà gồm nhiều học sinh cá biệt, chất lượng học tập
thấp, tự quản chưa cao, không chòu hoạt động thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những nội dung
và giải pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân qua thời gian làm công
tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên những nội dung nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác
của chủ nhiệm và xây dựng tập thể lớp tự quản, tiến bộ đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức cho học
sinh đặc biệt đối với các học sinh cá biệt chậm tiến bộ.
II – ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU :
Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm các lớp :
Lớp 7A5 : Năm học 2004 – 2005
Lớp 8A5 : Năm học 2005 – 2006
Lớp 8A4 : Năm học 2006 – 2007
III – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1 – Nhiệm vụ :
 Đẩy mạnh vai trò hoạt động của cán bộ lớp, BCH chi đội.
 làm thế nào để xây dựng một tập thể lớp tự quản tốt.
 Kết hợp gia đình học sinh với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh đặc biệt đối với các học sinh cá biệt.
2 – Biện pháp:
Trước hết giáo viên chủ nhiệm là người thầy (cô) tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như
một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người
cha, người mẹ trong gia đình nhỏ đó.
Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải chăm ngoan, học


giỏi. Tập thể lớp hoạt động sôi nổi và luôn tiến bộ. Nhưng thực tế không như ta mong muốn,có nhiều
tập thể lớp thường gặp những “học sinh cá biệt” luôn làm bận tâm giáo viên chủ nhiệm,đòi hỏi phải
Phạm Quang Phục – Trường THCS Nhơn Tân
Xây dựng tập thể lớp tự quản
tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh . Trong nhóm “học sinh cá biệt” ta nên phân biệt có hai
loại : học khá giỏi nhưng ưa nghòch và học yếu nhưng thích “quậy” cho nên khi mới tiếp nhận lớp giáo
viên chủ nhiệm nên tìm hiểu lớp mình có bao nhiêu học sinh khá giỏi, bao nhiêu học sinh yếu kém, cá
biệt. Kết quả từ lớp trước, vấn đề đặt ra là :
• Làm thế nào để đẩy mạnh vai trò hoạt động của cán bộ lớp (BCH chi đội )
Vì đây là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. Lớp có hoạt động phong trào tốt , thì đội ngũ
cán bộ lớp phai3 tốt. Công việc này giáo viên chủ nhiệm nào cũng có thể chọn cho mình thành phần
“nội cát” theo ý riêng. Tiêu chuẩn đầu tiên đối với cán bộ lớp theo tôi phải là những học sinh :
- Học khá, giỏi (để lời nói có trọng lượng).
- Đạo đức , tác phong tốt (làm gương cho các bạn noi theo).
- Nhiệt tình và có trách nhiệm với tập thể (quán xuyến, chỉ đạo lớp).
Xây dựng năng lực làm lãnh đạo cho cán bộ lớp : Năng lực này nhiều khi các em vốn có do làm
cán bộ lớp nhiều năm hoặc do giáo viên bồi dưỡng. Muốn vậy, đầu năm khi bầu xong cán bộ lớp giáo
viên phải cho các em dự lớp tập huấn do liên đội tổ chức hoặc chính giáo viên chủ nhiệm trang bò cho
các em, hướng dẫn cách thức, lề lối làm việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên,phụ trách từng
mảng (tổ chức ,học tập ,lao động ,kỉ luật ).
Để lời nói các em có trọng lượng trước tập thể các bạn phục tùng làm theo, giáo viên chủ nhiệm
phải làm công tác tư tưởng trước lớp , giao quyền cho các em xử lý những hiện tượng học sinh sai phạm
trước lớp hoặc ghi sổ báo lại cho giáo viên chủ nhiệm . Những vấn đề chung của lớp các tổ trưởng cần
hỏi ý kiến bạn lớp trưởng, lớp phó để từ đó các em có uy trước tập thể (công việc này giáo viên không
nên giao hẳn mà giáo viên chủ nhiệm phải giám sát, nếu sai phạm phải uốn nắn, còn đúng thì phát
huy). Có như thế cán bộ lớp mới có chỗ dựa mà mạnh dạn lãnh đạo lớp.
Xây dựng tình đoàn kết trong BCH chi đội cũng là một yếu tố không thể thiếu, giáo viên chủ
nhiệm phải tổ chức cho các em họp mặt thảo luận, thống nhất trước khi đưa ra một vấn đề của tập thể
hoặc giải quyết những tình huống của lớp. Sự thống nhất này sẽ tạo niềm tin ở các em và tập thể lớp.
Có thể chúng ta sẽ xây dựng được một tổ chức lớp tự quản, tiến bộ.

• Xây dựng tổ chức lớp tự quản, tiến bộ :
Lớp tự quản, đây là vấn đề mà nhà trường và giáo viên chủ nhiệm luôn nêu ra. Nhưng làm thế nào
để xây dựng một tập thể lớp tự quản theo đúng nghóa của nó. Tức là các em tự quản lý hành vi đạo đức,
tác phong nề nếp hoạt động lớp mình khi không có giáo viên. Điều này giáo viên chủ nhiệm phải tạo
trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp. Muốn vậy,
ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm xây dựng quy chế lớp ,biểu điểm thi đua cá nhân , xây dựng
tổ tự quản để tiến hành theo dõi thi đua giữa các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lý thành viên
trong tổ mình,phân công theo dõi, trực chéo nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp tương ứng
với từng nội dung hoạt động. Ví dụ :
Phạm Quang Phục – Trường THCS Nhơn Tân
Xây dựng tập thể lớp tự quản
 Sinh hoạt 15 phút đầu giữa các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bò bài các môn học trong buổi
hôm đó của các bạn trong tổ thế nào. Cán sự các môn và lớp phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bò của
các tổ trưởng.
 Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp se õtiến hành tự sinh hoạt tự quản, ôn bài dưới sự chỉ đạo
của lớp trưởng và lớp phó học tập.
 Những sai phạm của các tổ , thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong tiết sinh hoạt lớp
cuối tuần.
Tiết sinh hoạt lớp , đây là tiết quan trọng nhất trong tuần. Không nên sinh hoạt qua loa lấy lệ. Vì
làm như thế các em sẽ có thói quen xem thường và dễ tái diễn các sai phạm hành vi xấu. Thời lượng
chỉ 45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết, chuyển tải hết; vấn đề này
giáo viên chủ nhiệm phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp loại thi đua trước. Mỗi bộ phận có săn4 bản
tổng hợp báo cáo để đến tiết sinh hoạt , từng thành viên vi phạm tuần trước đọc bản kiểm điểm (có xác
nhận của phụ huynh). Các em tự thông báo kết quả thi đua , các nội dung thực hiện được trong tuần
(những việc đã làm được và không làm được với lý do …). Tình hình lớp trong tuần : Số bạn vi phạm
học tập (không chuẩn bò bài, không thuộc bài …), vi phạm việc rèn luyện đạo đức, tác phong (không
đồng phục, không sinh hoạt 15 phút, gây gỗ đánh nhau, trốn học, mất trật tự trong giờ học …) vi phạm
về công tác văn thể mỹ, lao động, tự quản …
Giáo viên theo dõi ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báo cáo của từng bộ phận.
Lần lượt giải quyết từng nhóm việc, lý do sai phạm, biện pháp xử phạt, ý kiến cán bộ lớp. Giáo viên

chủ nhiệm nhận xét kết quả thi đua, tuyên dương tổ, cá nhân tốt. Triển khai nội dung tuần tiếp theo và
nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội của lớp tuần tới.
Trong bất kỳ phong trào nào , động viên khen thưởng luôn là yếu tố không thể thiếu. Tuỳ tình hình
, đặc thù của lớp mà giáo viên chủ nhiệm nên áp dụng biểu điểm thi đua cho phù hợp.
• Kết hợp giữa gia đình học sinh (phụ huynh học sinh) với nhà trường và xã hội:
Học sinh trên đòa bàn nông thôn, gia đình nghèo, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em
mình, mọi việc thường khoán trắng cho nhà trường “Trăm sự trông cậy vào quý thầy cô” có nhiều phụ
huynh không biết con mình học lớp nào do thầy (cô) nào chủ nhiệm.
Từ thực tế như vậy việc gắn kết công tác giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường thông qua
giáo viên chủ nhiệm là yêu cầu cấp thiết. Để thực hiện yêu cầu trên ngay khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo
viên cần nắm bắt :
- Tình hình lớp mình phụ trách : Đặc điểm lớp, khả năng, mặt tích cực, hạn chế, hoàn cảnh lý lòch
từng học sinh (phần này có sẵn trong phiếu điều tra đầu năm, tiếp xúc hỏi thăm học sinh, giáo viên
trong trường hoặc trực tiếp đến tận nhà).
- Sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con em thể hiện qua các buổi họp phụ huynh
học sinh, việc chuẩn bò dụng cụ học tập, nhắc nhở kiểm tra việc học tập của con em.
- Tình hình giáo viên bộ môn và việc học tập các môn của học sinh như thế nào ?
Phạm Quang Phục – Trường THCS Nhơn Tân
Xây dựng tập thể lớp tự quản
Ngay từ buổi họp mặt phụ huynh học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm thông qua tình hình kế
hoạch của lớp, những vướng mắc trong tình hình chung của lớp cần thảo luận và giải thích. Điều hiển
nhiên giáo viên chủ nhiệm phải thông qua các nội dung yêu cầu việc học tập, các khoản đóng góp …
và cái chính là phụ huynh học sinh muốn lắng nghe biện pháp nhằm đẩy mạnh việc rèn luyện,nâng cao
chất lượng học tập của con em họ như thế nào ? Điều đó tuỳ thuộc vào cách trình bày và kết quả của
lớp mà giáo viên chủ nhiệm đem lại có thuyết phục được phụ huynh học sinh hay không ?
Qua tìm tòi , nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp :
* Kết hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh về học tập ,đạo đức.
* Kết hợp với các ban nghành ,đoàn thể nhà trường tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh .
* Kết hợp xã hội để giáo dục học sinh thực hiện tốt trật tự an ninh thôn xóm .
* Hàng tháng báo cáo cho phụ huynh tình hình của học sinh , liên hệ với phụ huynh uốn nắn kòp

thời những biểu hiện sai trái của các em . Muốn có số liệu này giáo viên chủ nhiệm phải họp ban thi
đua của lớp, các tổ trưởng , cán bộ lớp … theo mẫu thi đua hàng tháng (có mẫu kèm theo)

Phạm Quang Phục – Trường THCS Nhơn Tân
Xây dựng tập thể lớp tự quản
XẾP LOẠI THI ĐUA ĐỘI VIÊN CHI ĐỘI ………………THÁNG……………/ 200……….
STT Họ và tên
Đạo
đức
tác
phong
Số
việc
tốt
Tham
gia
công
tác
lớp
Tham
gia
thi
Thái
độ
sai
Đi
học
muộn
Vắng
học

Tiết
bỏ
học
Không
thuộc
bài
Không
chuẩn
bò bài
Số
lần bò
điểm
xấu
Số
lần bò
phê
bình
Số
lần
khen
Xếp
loại
của
lớp
Ghi
chú
Phê bình : Xếp thi đua Tuyên dương Ban thi đua
Tổ I
Tổ II
Tổ III

Tổ IV Khen thưởng Giáo viên chủ nhiệm
Phạm Quang Phục – Trường THCS Nhơn Tân

×