Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 14 trang )

Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục
phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới
góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó
có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động
(dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển của cơ thể
con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động
nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một
cách có khoa học để đạt mục tiêu đề ra.
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và
bảo vệ sức khỏe. Về các kĩ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát
triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời
phát triển các tố chất vận động. Ngoài ra còn góp phần giáo dục toàn diện cho
trẻ mầm non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo
dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, giáo
dục phát triển thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ mầm non.
Như chúng ta đã biết: Bậc học mầm non là “ Bậc học nền tảng trong hệ
thống giáo dục quốc dân”. Vì mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước,
là những thế hệ xây dựng tương lai cho đất nước sau này. Chính vì thế nó rất
phong phú, những gì trẻ được hình thành, được học ở mầm non chính là hành
trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ sau này.
Chúng ta đã từng nghe câu nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ,
biết học hành là ngoan”. Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở
trên cành, nếu được sự quan tâm, chăm sóc của mọi người thì búp sẽ cho chúng
ta hoa đẹp. Trẻ ở lứa tuổi này chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết học thế là ngoan và
cũng trong thời kỳ này trẻ luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi
chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể”.
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Vì vậy
việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi gia


đình mà còn là của toàn xã hội. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất,
thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe,
nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... Chính vì thế việc chăm sóc
giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc
làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất
nước. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được
chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.
GV: Phạm Thị Nhung

1


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã
hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần
chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý
nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 khóa XII về những vấn
đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ:
“ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDTC là một bộ
phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng
có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh,
cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non
yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục
đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà
không thể khắc phục được. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức

khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ
có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện, đối với bản thân tôi là một
giáo viên Mầm non đang trực tiếp chăm sóc-giáo dục dục trẻ ở độ tuổi này nên
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”.
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo
cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn
lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh ra, thậm chí
ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc- giáo
trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện
cơ thể và hình thành phát triển các kỹ năng, kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt
và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe được
tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Sức khỏe là cái vốn quý nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc
biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất
nhanh chóng, nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ bị ảnh hưởng của
những tác bên ngoài ngoài, ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ
dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển
GV: Phạm Thị Nhung

2


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


thể lực tốt nếu như người lớn chúng ta chú ý đến việc chăm sóc, giữ gìn sức
khỏe cho trẻ tốt thì trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện cả về mặt:
Đức, trí, thể, mĩ.
Giáo dục thể chất còn có mối quan hệ mật thiết tới việc giáo dục: Đức,
trí, thể, mĩ và lao động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động của trẻ
đều phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Nếu cơ thể trẻ khỏe mạnh thì sẽ
làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, yêu đời hơn. Trẻ sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát và
tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động mà không cảm thấy mệt mỏi. Giáo
dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục lao động. Thể dục giúp trẻ
có sức khỏe dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về
nhịp điệu và dịnh hướng trong không gian tốt hơn.
Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn như: Tình hình sức khỏe của trẻ còn
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ còn mắc bệnh thấp còi, trẻ suy dinh dưỡng,
béo phì...các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu
thốn. Cơ sở vật chất trường lớp chưa an toàn, chưa đảm bảo diện tích cho trẻ
học tập và vui chơi. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu và
chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm đáp
ứng nhu cầu giáo dục phát triển thể chất cho trẻ hiện nay.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trong thực tế qua nhiều năm tôi trực tiếp chăm sóc- giáo dục trẻ, hàng
ngày được tiếp xúc với trẻ, được nhìn thấy trẻ vui chơi, học tập. Tôi nhận thấy
được rằng việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một việc làm hết sức cần
thiết và đáng được quan tâm. Bởi vì khi trẻ được vận động thì trẻ sẽ rất hứng
thú và tích cực hơn, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và nhanh nhẹn hơn, có tinh thần hợp
tác cùng bạn bè để thực hiện các kỉ năng vận động một cách thành thạo. Thể lực
của trẻ ngày càng được nâng lên rõ rệt, trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều. Ngoài ra
còn kích thích trẻ tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động. Từ những lí do
trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc- giáo dục trẻ tôi đã gặp một

số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở lứa tuổi
mẫu giáo lớn và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như việc đầu tư
về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường.
Trẻ mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy trẻ ở một lứa tuổi đều có
sự thuận lợi.
GV: Phạm Thị Nhung

3


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bản thân tôi đã được tham gia các đợt làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và
hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường, cấp huyện, học hỏi được kinh nghiệm từ
các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt trong quá trình nhà trường tham gia hội thi “phát
triển sân vận động cho trẻ” cấp huyện trong năm học 2016-2017 này.
* Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất hiện nay mà bản thân tôi đang phải bân khuân là về
cơ sở vật chất trường, lớp không an toàn: phòng học xuống cấp trầm trọng
(vách tường nứt nẻ, nền nhà luôn ẩm ướt), diện tích lớp học, sân trường còn
chật hẹp không đủ diện tích cho trẻ hoạt động và vui chơi. Trang thiết bị đồ
dùng dạy học còn thiếu thốn rất nhiều: (Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp,
chưa đầy đủ, chưa phong phú...)
- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng
mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh chưa quan tâm
đến việc đưa đón trẻ đến trường và khi đến trường các cháu được học những gì?
mà chỉ thích cho trẻ viết chữ, đọc chữ như lớp 1 phổ thông.

- Lớp tôi có trẻ cá biệt, có biểu hiện bất thường nên chưa có nề nếp (Kim
Tuyền), trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia các hoạt động của lớp như
cháu (Văn Danh; Khánh Băng; Huỳnh Phấn; Kim Xuân...).
Điều đó dẫn đến thực trạng:
+ Có khoảng 50-60% Trẻ hứng thú, tập trung vào giờ học, mạnh dạn tự
tin khi tham gia hoạt động và thực hiện được các kĩ năng vận động.
+ Còn 30-40% Trẻ không tập trung chú ý vào giờ học, còn nhút nhát, thụ
động, chưa mạnh dạn, chưa tích cực, chưa thực sự hứng thú trong giờ học và
thực hiện các kĩ năng vận động chưa thành thạo.
* Về kỹ năng vận động:
+ Vận động thô: Đạt 12/22 trẻ; chưa đạt: 10/22 trẻ
+ Vận động tinh: Đạt 10/22 trẻ; chưa đạt: 12/22 trẻ
* Về sức khỏe:
+ Cân nặng: 19/22 trẻ phát triển bình thường, chiếm tỷ lệ: 86,4%
+ Chiều cao: 19/22 trẻ phát triển bình thường, chiếm tỷ lệ: 86,4%
Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một
số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Biện pháp thứ nhất: Tạo môi trường cho trẻhoạt động giáo dục thể chất:
+ Môi trường học tập và vui chơi:
Việc tạo môi trường cho trẻ học tập và vui chơi là rất cần thiết trong chương
trình đổi mới hiện nay: Nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt
thì sẽ giúp trẻ phát triển thể chất một cách hài hòa, cân đối. Trẻ sẽ tham gia tích
cực vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học
GV: Phạm Thị Nhung

4


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


tôi đã đi sâu vào tạo môi trường hoạt động cho trẻ bằng cách tạo sân chơi phát
triển vận động nhằm gây hứng thú cho trẻ mỗi khi trẻ hoạt động và vui chơi.
Để làm được điều này, bản thân tôi chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà
trường cùng với tất cả các chị em giáo viên trong trường tạo một sân chơi ở sân
trường để làm khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ. Trước tiên là tạo mặt
bằng sân chơi bằng cách đổ thêm cát sạch vào sân chơi, sau đó san lắp cho bằng
phẳng để có không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Tiếp theo là làm bổ sung
thêm những đồ dùng , đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải như: Bánh xe
máy, cây tre, cây gỗ cũ....để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Cầu
treo; thang leo; cổng chui; ván kê dốc; xà đu; cầu trượt, đường dích dắc...và sắp
xếp các đồ dùng, đồ chơi đó cho phù hợp để trẻ luyện tập và vui chơi.

Hình ảnh sân chơi phát triển vận động cho trẻ
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, để có được môi
trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động bố trí, sắp xếp các đồ dùng, đồ
chơi ngoài trời phù hợp với sân trường, tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng
phẳng, an toàn và thoáng mát để cho trẻ tập luyện và vui chơi thoải mái, đặc
biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Tùy theo vị trí mỗi loại đồ dùng, đồ chơi tôi đều
tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để trẻ khỏi bị trầy xước
khi luyện tập và vui chơi như: Bò chui qua ống dài, Bò theo đường dích dắt...và
thường xuyên kiểm tra trước khi cho trẻ luyện tập. Ngoài ra tùy theo thời tiết
trong ngày tôi có thể tổ chức cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa...
đây cũng là hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp trẻ biết yêu thiên
GV: Phạm Thị Nhung

5


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


nhiên, yêu lao động và hình thành cho trẻ thói quen, ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
+ Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập và vui chơi:
Để tạo sự hứng thú cho trẻ mỗi khi trẻ luyện tập và vui chơi, ngoài những đồ
dùng, đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủ động tự làm mới được nhiều
đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ như: Dùng cây tre chẻ mỏng ra thành từng
lát mỏng, sau đó cuộn tròn lại thành các vòng thể dục có đường kính rộng
khoảng 40cm, dùng giấy màu quấn cuộn xung quanh vòng để có màu sắc đẹp,
hấp dẫn trẻ để trẻ “ Bật liên tục vào các vòng” hoặc chơi trò chơi vận động “
Nhảy ô tiếp sức”. Dùng vải vụn để làm túi cát cho trẻ ném; dùng các bánh xe
máy cũ làm cổng chui và làm đường dích dắt cho trẻ “Bò theo đường dích dắc”
hoặc xếp các vòng dưới sân cát để trẻ “ Bật liên tục vào các”. Ngoài ra vỏ xe
máy cũ còn dùng làm nhiều được đồ chơi khác như: Gắn nối các vòng để trẻ
chơi “Ném bóng qua vòng”...Từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng này tôi
tận dụng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, vừa không phải tốn nhiều
tiền, lại vừa bảo vệ được môi trường. Qua đó chúng ta có thể giáo dục cho trẻ ý
thức bảo vệ môi trường và biết trân trọng, giữ gìn những đồ dùng, đồ chơi do
chính chúng ta tự làm ra.

GV: Phạm Thị Nhung

6


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Một số hình ảnh đồ dùng đồ chơi để trẻ luyện tập và vui chơi ngoài trời
như: Bật tách khép chân qua 7 ô; Ném bóng qua vòng; Thang leo; đường dích
dắc; cầu khỉ; cổng chui.

Các hoạt động trong trường mầm non, đặc biệt là trong hoạt động phát
triển vận động. Việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan
trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập có tính thực tế,
các bài tập khác nhau đều có những đồ dùng, dụng cụ khác nhau, giúp trẻ chơi
mà học một cách nhẹ nhàng.
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
trong trường mầm non:
Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là nội dung thiết
yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn
nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tôi cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
+ Nội dung cần bám sát với chương trình giáo dục mầm non hiện hành:
Chương trình đã xác định mục tiêu giáo dục phát triển thể chất, trong đó nhấn
mạnh tới phát triển vận động yêu cầu phù hợp với từng độ tuổi. Đối với trẻ mẫu
giáo là: “...Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư
thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo
léo của đôi tay...”
+ Phát triển hài hòa nhân cách: Do có sự thống nhất về thể chất và tinh
thần trong sự phát triển con người nên giáo dục phát triển thể chất có khả năng
GV: Phạm Thị Nhung

7


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

thực hiện những nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Việc giải quyết
các nhiệm vụ đó nằm trong quá trình giáo dục phát triển thể chất. Điều đó
không chỉ mở rộng vai trò của giáo dục phát triển thể chất như một nhân tố để

giáo dục toàn diện mà còn trực tiếp quyết định kết quả của bản thân quá trình
giáo dục phát triển thể chất.
+ Kết hợp giáo dục phát triển thể chất với thực tiễn lao động: Giáo dục
phát triển thể chất chuẩn bị cho các thành viên của xã hội thực hiện tốt các hoạt
động lao động sản xuất trong đời sống. Các bài tập đảm bảo hiệu quả tính ứng
dụng của thể dục thể thao như chú ý dạy các vận động: Đi, chạy, nhảy, leo, trèo,
mang vác, vượt chướng ngại vật... và các tố chất thể lực cần thiết.
+ Tăng dần mức độ tác động: Rèn luyện chỉ mang lại kết quả mong muốn
khi chúng ta tăng dần mức độ tác động về cường độ và thời gian. Căn cứ vào
hai định luật về cường độ kích thích để xác định mức độ ban đầu của các bài
tập, tốc độ luân chuyển lên mức độ mới và mức độ tác động tối da của mỗi bài
tập.
+ Đảm bảo tính liên tục và hệ thống:
- Các nội dung vận động có tính hệ thống: Các bài tập phải được tiến
hành rèn luyện theo một kế hoạch nhất định từ dễ đến khó, luôn có sự kế thừa
và phát triển.
- Rèn luyện liên tục: Khi tham gia rèn luyện thể chất, cần đảm bảo tính
liên tục bởi việc luyện tập ngắt quãng trong thời gian dài sẽ làm mất hiệu quả
của những lần tập trước, làm ảnh hưởng đến tinh thần rèn luyện và việc hình
thành cơ chế thích nghi của cơ thể.
+ Đảm bảo tính cá biệt: Mỗi trẻ là một đối tượng riêng biệt với những đặc
điểm về năng lực, khí chất, tình trạng sức khỏe. Do đó khi lựa chọn và thực hiện
các nội dung luyện tập cần chú ý tới đặc điểm riêng của trẻ nhằm giúp trẻ phát
huy tốt nhất các khả năng của bản thân cũng như khắc phục dần những hạn chế
để dần thích nghi với các hoạt động giáo dục và sinh hoạt.
+ Đảm bảo sự kết hợp hợp lí giữa các vận động có tính chất động và tĩnh:
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thay đổi vận động một cách hợp lí của cơ thể.
Khi lựa chọn các vận động cần có sự cân đối giữa vận động có tính chất khác
nhau. Tránh tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi hoặc cảm thấy
nhàm chán.

+ Phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương: Khi thực
hiện các hoạt động giáo dục, cần cân nhắc đến đặc điểm điều kiện của trướng,
lớp cũng như địa phương mình đang sinh sống. Trên cơ sở bám sát và thực hiện
các mục tiêu giáo dục chung cho từng độ tuổi, giáo viên có thể linh hoạt lựa

GV: Phạm Thị Nhung

8


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

chọn phương pháp, hình thức và các phương tiện giáo dục sao cho có thể tận
dụng tối đa những ưu thế, điều kiện sẵn có ở nơi công tác.
Để đạt được những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích và hình thành
những kĩ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ
chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Ở mỗi hình thức tùy theo
từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp, đồ dùng, dụng cụ
luyện tập khác nhau.
Khi tổ chức: một “tiết thể dục giờ học” tôi bám vào kế hoạch năm, trước
hết tôi xác định mục tiêu của bài dạy, sau đó mới lựa chọn nội dung phù hợp để
tiến hành tổ chức một tiết thể dục giờ học.
Giờ thể dục gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Mỗi
phần giải quyết nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập
vận động và cách thức tiến hành chúng. Tuy nhiên sự phân chia các phần có tính
tương đối, mỗi phần có tác dụng hỗ trợ và hoàn thiện cho nhau. Giữa các phần
cần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục.
Phần thứ nhất: Khởi động:
- Nhiệm vụ: Chuyển trẻ sang trạng thái sẵn sàng vận động; hình thành
thái độ tích cực, hứng thú, tập trung đối với việc thực hiện các nhiệm vụ vận

động.
- Thời gian: Thời gian khởi động tương tự như thời gian hồi tĩnh
- Nội dung: Tập hợp đội hình ( theo đội hình trẻ đã được làm quen như:
hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn...). Rèn luyện các vận động đi, chạy phù hợp
với yêu cầu của độ tuổi: Đi, chạy nhẹ nhàng; đi kết hợp chạy với các tốc độ
khác nhau, đi thường kết hợp với các kiểu đi khác (lấy đi thường làm chủ đạo,
ví dụ: đi bằng đầu ngón chân 2m, đi thường 5m, sau đó đi 2m bằng gót chân, đi
thường 5m)
- Cách tiến hành: Để trẻ tập trung, chú ý cô giáo sử dụng các phương tiện
khác nhau như: trống, xắc xô...hoặc tín hiệu âm thanh như ( âm nhạc - đó là tín
hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ). Trong một giờ học nên dùng một loại tín hiệu
thống nhất để không ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu
trên, tôi còn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh ( nghỉ, nghiêm, cả lớp chú ý: đi,
chạy, dừng lại...) một cách rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của
trẻ. Cuối phần khởi động, có thể cho trẻ nghe tín hiệu âm thanh hoặc vận động
nhẹ nhàng nư “ chuông reo ở đâu”, “ tiếng gọi của ai” có tác dụng làm trẻ phấn
khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. Kết thúc phần này, tôi
cho trẻ chuyển đội hình để tiện cho tập các bài tập phát triển chung ( hàng
ngang, vòng tròn, chữ u).
Phần thứ hai: Trọng động
GV: Phạm Thị Nhung

9


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục. Phần trọng động thực hiện mục
đích chủ yếu của giờ học, ví thế, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự phát triển cơ
thể của trẻ. Thời gian thực hiện phần trọng động thường chiếm 2/3 thời gian của

cả giờ học. Tùy theo các loại giờ học mà phần trọng động có cấu trúc gồm 2 hay
3 giai đoạn: Thực hiện bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và trò chơi vận
động ( chỉ bố trí trò chơi vận động đối với giờ học có một vận động cơ bản ở
giai đoạn 2- phần trọng động).
* Giai đoạn 1: Thực hiện bài tập phát triển chung:
- Nhiệm vụ: Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ
mình, cơ chân, đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện vận động cơ bản ở phần kế
tiếp.
- Nội dung: Bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ chính của cơ
thể theo thứ tự thực hiện: Tay-vai; bụng-lườn; chân-bật, trong đó có động tác hỗ
trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng thêm từ 1-2 lần. Nội dung ( tổng số
động tác, số động tác mới) số lần tập mỗi động tác của bài tập phát triển chung
phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản và phụ thuộc vào
từng độ tuổi của trẻ.
- Cách tiến hành: Đối với trẻ mẫu giáo lớn: cô gọi tên động tác, cô tập
mẫu rồi cho trẻ luyện tập. Nếu động tác khó, mới thì cô tập cùng với trẻ; với
động tác đơn giản hoặc quen thuộc cô có thể cho trẻ tập kết hợp với nhạc
* Giai đoạn 2: Thực hiện bài tập vận động cơ bản:
- Nhiệm vụ: Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ.
- Nội dung: Nếu có một vận động cơ bản thì có thể là vận động mới hoặc
trẻ đã quen thuộc. Nếu có hai vận động cơ bản thì hoặc có một vận đông mới,
một vận động đã và đang ở giai đoạn củng cố. Nếu có ba vận động cơ bản thì tất
cả đều ở giai đoạn củng cố. Trật tự sắp xếp các vận động cơ bản ( từ 2-3 vận
động)cần tuân thủ nguyên tắc phát triển: Vận động nào có cường độ vận động
mạnh hơn sẽ sắp xếp sau.
- Cách tiến hành: Đối với vận động mới thì cần hướng dẫn thật tỉ mĩ, tiến
hành theo các bước sau: Cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, sau đó cho cả lớp
tập. Trẻ 5-6 tuổi, cô cho trẻ tự tập dưới sự hướng dẫn của cô. Với những vận
động tr3 đã biết, cô nên tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau
đó cho cả lớp tiến hành tập.

* Giai đoạn 3: Thực hiện trò chơi vận động ( nếu có)
- Nhiệm vụ: Thay đổi trạng thái vận động, rèn luyện và củng cố những kỉ
năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước
- Cách tiến hành: Trò chơi vận động được cô giáo tiến hành với trẻ phụ
thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cô yêu cầu trẻ hoặc bản
GV: Phạm Thị Nhung

10


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

thân cô sẽ nhắc lại quy tắc của trò chơi ( có thể cô giáo cho trẻ tự phân vai
chơi), trẻ tự chơi nhưng cô vẫn là người hướng dẫn.
Phần thứ ba: Hồi tĩnh
- Nhiệm vụ: Đưa cơ thể trẻ về trạng thái bình thường sau quá trình vận
động liên tục, tạo cảm giác thoải mái, phấn khởi ở trẻ
- Nội dung: Sử dụng các biện pháp hồi sức: Có thể cho trẻ vận động nhẹ
nhàng, sau đó tiến hành trò chơi vận động tĩnh.
- Cách tiến hành: Cô có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Cho trẻ đi
vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng; cho trẻ đi tự do trên bãi tập, trong sân
trường, vừa đi vừa vươn vai hít thở những hơi dài; tiến hành trò chơi vận động
tĩnh như: Gieo hạt; bóng bay xa...
* Biện pháp thứ ba: Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông
qua các hoạt động khác:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ thông qua giờ học thể dục
mà còn được tổ chức thông qua các hoạt động khác trong ngày. Ví dụ: Khi tổ
chức các hoạt động như: Vẽ, cắt, xé dán, tập tô, làm quen chữ cái...để giảm bớt
sự căng thẳng, mệt mỏi của trẻ, tôi đã lồng ghép “phút thể dục” theo nhạc để
cho trẻ thư giãn, vận động như: “ Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay. Thể dục

thế này, là hết mệt ngay”. Tôi cho trẻ vận động theo lời bài thể dục hoặc mở
nhạc có nhịp điệu nhún, lắc lư nhẹ nhàng để trẻ thư giãn khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra tôi còn lồng ghép tổ chức các trò chơi vận động vào trong các
giờ học của trẻ: Ví dụ: Thông qua hoạt động “ Qúa trình sinh sản và phát triển
của bướm” ở phần cuối hoạt động tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước
tạo dáng” theo yêu cầu của cô để gây hứng thú cho trẻ hoặc trò chơi “ Ai nhanh
nhất” ...Với hình thức này vừa tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ sau khi
trẻ ngồi hoạt động. Thông qua đó cơ thể trẻ cũng được chuyển từ trạng thái
động sang tĩnh. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân
gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày
như: Thể dục sáng, dạo chơi, tham quan, Hoạt động ngoài trời; hoạt động
chiều... Qua đó để giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động khi tham gia
trò chơi, trẻ sẽ chủ động, mạnh dạn và tự tin hơn.
Việc giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh là một nội dung
không thể thiếu được trong việc giáo dục phát triển thể chất và hình thành nhân
cách cho trẻ. Trong cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều
loại thói quen khác nhau. Đối với trẻ mầm non chúng ta cần giáo dục một số kỹ
năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh như: Vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ
sinh ăn uống, vệ sinh môi trường. Thông qua các hoạt động trong ngày chúng ta

GV: Phạm Thị Nhung

11


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

có thề giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ có thói quen tốt và hình thành
phát triển thể chất cho trẻ một cách hoàn thiện hơn.
* Biện pháp thứ tư: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh:

Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường. Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một
biện pháp không thể thiếu. Nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố
gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách
chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Đặc biệt là trong quá
trình tổ chức các hoạt giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Nhận thức rõ được
điều này tôi đã suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình.
Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm và khi đón trả trẻ, bằng nhiều biện pháp
tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển
thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc sưu tầm, đầu tư mua sắm một số
đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất.
Và để làm được điều này, tôi đã suy nghĩ và bàn bạc với Ban giám hiệu
nhà trường là sẽ tổ chức “ Tuần lễ sức khỏe” tại trường để tất các cháu đều được
tham gia. Thông qua hoạt động này, tôi đã tuyên truyền được đến tất các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển thể chất cho trẻ.
Làm được điều này, tôi đã nhận được sự đồng tình của tất cả các bậc phụ huynh
không chỉ về tinh thần mà còn có cả về vật chất của phụ huynh tham gia đóng
góp như: Phụ huynh tự làm cho con em mình những dụng cụ thể dục như: Cờ,
nơ, hoa tay, ủng hộ cho trường ghế thể dục, ván kê dốc, thang leo, gậy, vòng thể
dục để cho trẻ luyện tậpvà vui chơi. Đặc biệt hơn là phụ huynh đã nhận thức
được ý nghĩa của việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua một số việc làm đơn
giản tại nhà, phụ huynh không làm thay trẻ mà để cho trẻ tự làm một số công
việc cụ thể như: Giúp mẹ tưới cây, nhổ cỏ trong vườn, tập gấp quần áo của trẻ,
sắp xếp những đồ dùng đồ chơi của trẻ ngăn nắp, gọn gàng... bằng những việc
làm cụ thể như thể, qua đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát
triển thể chất cho trẻ như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển thể
chất cho trẻ tại gia đình.
Có thể nói công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh là một việc
làm rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tại gia đình và
nhà trường.

4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN:
* Hiệu quả:
Sáng kiến đã được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại
trường, tại lớp mẫu giáo lớn 2- Thôn An Hòa - Trường mầm non Thành. Sau khi
áp dụng sáng kiến vào lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Tôi nhận thấy được
GV: Phạm Thị Nhung

12


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

rằng: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ học, thích được vận động, tự tin, nhanh
nhẹn, hoạt bát và có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thực hiện được các kỹ năng,
kỹ xão vận động một cách thành thạo. Thể lực của trẻ ngày càng được nâng lên
rõ rệt, trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
* Kết quả cụ thể:
Nội dung

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Trẻ mạnh dạn, hoạt bát và tích
cực hoạt động

54,5%

95,5% (Tăng 41%)


Vận động tinh

45,5%

91% (Tăng 45,5%)

Vận động thô

54,5%

95,5% (Tăng 41%)

Cân nặng bình thường

86,4%

95,5% ( Tăng 9,1%)

Chiều cao bình thường

86,4%

95,5% (Tăng 9,1%)

III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
* Kết luận:
Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một nội
dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi này quá trình
tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc giáo dục phát triển thể chất

không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách tích cực mà qua hoạt động này
trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng
hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi mà học. Trẻ được phát triển về thể chất
qua sự phát triển cử động các nhóm cơ: Hô hấp, tay-vai, lưng-bụng, chân, phát
triển các vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ góp phần giáo dục: Đức – trí - thể - mĩ
cho trẻ ngay từ bậc học mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ tại trường mầm non và rất hoan nghênh.
* Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ thì cần có sự
quan tâm hơn nữa của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương:
- Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư thêm về
cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi nhằm phục vụ cho quá
trình giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
GV: Phạm Thị Nhung

13


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Đảng và nhà nước cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với
giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước. Biên chế cho giáo viên mầm
non góp phần làm cho cuộc sống của giáo viên mầm non được đảm bảo hơn,
các cô có thời gian chuyên tâm vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng kiến
thức, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa

phương về công tác giáo dục mầm non:
+ Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về giáo dục thể chất nói riêng và của
giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
+ Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh
để trẻ được chăm sóc giáo dục trong điều kiện tốt nhất.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phát triển thể
chất cho trẻ 5-6 tuổi” mà tôi đã nghiên cứu viết và hoàn thành bài viết của mình.
Rất mong sự quan tâm, nhận xét ý kiến của các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành
cám ơn.
Nhận xét của BGH
Xuân Hải, ngày 30 tháng 04 năm 2017
Hiệu trưởng
Người viết

Phạm Thị Nhung

GV: Phạm Thị Nhung

14



×