Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Nâng cao hứng thú học môn Hóa học ở cấp THCS nhờ liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 24 trang )

Sở GD-ĐT Ninh Thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Phòng GD-ĐT Ninh Phước

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

♥ TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cao hứng thú học môn Hóa học ở cấp THCS nhờ liên hệ thực tế
♥ HỌ VÀ TÊN:

TÔN THỊ AN TỐ

♥ CHỨC VỤ:

Giáo viên

♥ DẠY MÔN:

Hóa học 9

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo ở Nghị quyết số 29/TƯ-BCHTƯ- Nghị quyết Hội nghị Trung
Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ:
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân”


Nêu về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính
là nhờ một phần công lớn công học tập của các em”.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển
như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo
dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà
còn phải giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa hoạc vào cuộc sống, vừa
mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng
hướng thiện khoa học.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn
Hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Hóa học cao, người giáo
viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm
Trang:1


các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều
hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo
niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn
đề tài: Nâng cao hứng thú học môn Hóa ở cấp THCS nhờ liên hệ thực tế, áp
dụng cho chương trình Hóa học cấp THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp học sinh tăng hứng thú học tập, yêu thích bộ môn Hóa học, tạo tiền đề tốt
cho các cấp học sau; nhằm định hướng nghề….Kích thích sự tò mò, muốn tìm
hiểu nguyên nhân các hiện tượng trong thực tế thông qua các bài học.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
III.1. ĐỐI TƯỢNG:
Quá trình dạy học môn Hóa học 9 ở trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai- An
Hải- Ninh Phước. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi

trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ
môn Hóa học.
III.2. PHẠM VI:
Các bài dạy trong chương trình Hóa học lớp 8-9
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Hóa học ở THCS là một môn học mới lạ đối với đa số học sinh. Các em
chưa quen với việc tưởng tượng ra vật chất với cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử
nhỏ bé. Ngay cả việc làm quen với sự tưởng tượng đó đã mất rất nhiều thời gian
mà bài học ở lớp thì không ngừng lại nên nhiều em bị mất căn bản dẫn đến
không hứng thú với môn học. Mục đích của môn Hóa học là giúp cho học sinh
hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về
thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành…của Hoá học. Học
Hóa để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo
nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng các phương trình phản ứng
hóa học… Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những

Trang:2


ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa
bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người.
Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng
trong chương trình Hóa THCS sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm
cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần
nâng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh.
Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học tích cực,các tài
liệu về lí luận dạy học của bộ môn Hóa ở cấp THCS.
Nghiên cứu thực trạng dạy học Hóa học ở trường THCS Nguyễn Thị Minh

Khai.
Liệt kê các hiện tượng Hóa học trong thực tiễn có thể áp dụng cho một số bài
dạy cụ thể ở chương trình Hóa 8-9

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ MỘT SỐ HÌNH THỨC ÁP DỤNG CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC
TIỄN TRONG TIẾT DẠY:
1/ ĐẶT TÌNH HUỐNG VÀO BÀI MỚI
Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào giáo viên rất
nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình
huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu,
giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy.
2/ LỒNG GHÉP TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI DẠY
Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất, sự biến đổi khí hậu...đang được
con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng
thường xuyên bắt gặp như: nước thải của một chuồng heo, từ nước thải sinh
hoạt...; khói bụi của các nhà máy xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu
hoạch,... ; rác thải sinh hoạt có nhiều nilon ...có liên quan gì đến những diễn biến
bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn Hóa có thể

Trang:3


lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một
số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của
từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.
3/ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG BÀI DẠY
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc
sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn.

Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn
được sự chú ý của học sinh.
Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn
nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn Hóa học ở THCS chưa
tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên
phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn
chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn
mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
II/ HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG
CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8
Câu 1: Khi cho đường vào nước và khuấy lên thì nước có vị ngọt mặc
dù không thấy đường đâu cả?
Giải thích: Nước và đường đều được tạo từ các phân tử; giữa các phân tử có
khoảng cách nên khi đường tan ra thì phân tử đường xen vào khoảng cách của
phân tử nước; vì vậy dù không thấy đường nhưng nước vẫn có vị ngọt.
Áp dụng: Giáo viên có thể tích hợp kiến thức nguyên tử- phân tử của kiến thức
Hóa 8 và bài “Các chất được cấu tạo như thế nào?” ở Vật lý 8 để giải thích câu
hỏi.
Câu 2: Đi đâu về đúng lúc mẹ đang nấu ăn thì ngửi thấy mùi thơm?
Giải thích: Chất thơm từ thức ăn lan tỏa vào không khí, chúng chuyển động và
lan tỏa trong không khí theo mọi phía và tác động lên khứu giác làm chúng ta
nhận ra mùi.

Trang:4


Áp dụng: Mở rộng cho bài “Sự lan tỏa của chất”, giáo viên liên hệ với bảo vệ
môi trường: ao hồ, kênh mương bị ô nhiễm do rác thải thì người dân xung quanh
đó sẽ rất khổ sở, dễ mắc bệnh về hô hấp, chất lượng cuộc sống thấp...., tích hợp
kiến thức Vật lí 8 với bài “Các nguyên tử, phân tử có chuyển động không?”

Câu 3: Bong bóng bay bán ở các khu vui chơi, công viên... thì bay được
còn bóng ở nhà em bơm bằng bơm xe đạp hoặc thổi thì chẳng bao giờ bay
được?
Giải thích: Bong bóng bán thường bơm bằng khí hidro, khí này nhẹ hơn không
khí gần 15 lần (dH2/KK=2/29) nên bay được; hơi thở (là hỗn hợp khí chứa nhiều
khí cacbonic) hoặc khí bơm từ ống bơm (thực chất là không khí) nặng hơn hoặc
bằng không khí nên không thể bay được.

Áp dụng: Liên hệ thực tế cho bài “Tỉ khối chất khí” để minh họa, ngoài ra còn
liên hệ với bài “Điều chế oxi- Phản ừng phân hủy” để giải thích cho các cách thu
khí oxi.

Trang:5


Câu 4: Ở các đìa nuôi tôm, cá luôn có hệ thống quạt nước?
Giải thích: Tôm cá hô hấp nhờ oxi trong không khí nên quạt nước hoạt động tạo
điều kiện cho không khí xen vào khoảng cách của các phân tử nước làm tăng
lượng khí cho nước giúp việc hô hấp của tôm cá thuận lợi hơn.

Áp dụng: Giáo viên áp dụng vào bài “Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng
dụng của oxi” để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò lớn của oxi trong sự sống
của sinh vật.
Câu 5: Vì sao ống khói ở các nhà máy thường xây rất cao?
Giải thích: Khói thải ở các nhà máy là hỗn hợp nhiều khí có hại, xây ống khói
cao làm các khí này khuếch tan nhanh hơn ra bầu khí quyển sẽ ít ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân tại địa phương hơn.

Trang:6



Áp dụng: Tích hợp bảo vệ môi trường với bài “Không khí- sự cháy”
Câu 6: Càng lên cao càng cảm thấy khó thở?
Giải thích: Do oxi nặng hơn không khí nên càng lên cao lượng khí oxi càng ít .
Áp dụng: Liên hệ thực tế ở bài “Điều chế oxi- Phản ừng phân hủy” và “Sự oxi
hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi” để giải thích thêm hiện tượng hay
gặp.
Câu 7: Tại sao gió to làm tắt cây nến đang cháy nhưng lại làm đám cháy
bùng lên lớn hơn?
Giải thích: Cây nến có diện tích cháy bé, gió to dễ dàng làm hạ nhiệt độ cháy
của nến và làm tắt nến. Đám cháy có diện tích cháy lớn, gió không thể làm hạ
đồng thời nhiệt độ của đám cháy, đồng thời còn mang nhiều không khí đến cung
cấp thêm cho sự cháy nên khi có gió đám cháy sẽ cháy lớn hơn.

Áp dụng: Liên hệ bài “Không khí- Sự cháy” cho học sinh hiểu rõ hơn các điều
kiện cần để dập tắt sự cháy trong thực tế.
Câu 8: Tại sao một số đồ dùng bằng kim loại để lâu ngày sẽ bị rỉ sét như
xe đạp, đinh sắt, cửa sổ...
Giải thích: Do các kim loại để lâu sẽ tác dụng với các chất trong không khí như:
oxi, hơi nước và các khí khác theo phản ứng sau” :
Trang:7


t
3Fe + 2O2 
→ Fe3O4
0

Nên để một thời gian thì kim loại sẽ bị biến đổi thành rỉ sét


Áp dụng: Liên hệ thực tế với bài “Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị
ăn mòn” để giải thích sơ bộ nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại, ngoài ra giáo
dục học sinh cách bảo vệ kim loại và đồ dùng bằng kim loại.
III/ HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG
CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
Chương I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Câu 1: Sưởi ấm trong phòng kín bằng than tổ ong hoặc phụ nữ mới sinh
được nghỉ ngơi trong phòng kín có lò than để sưởi rất dễ bị ngộ độc khí?
Giải thích: Trong điều kiện thiếu không khí, than (chủ yếu là Cacbon) cháy sẽ
theo phản ứng:

t
2C + O2 
→ 2CO
0

Mà CO là khí rất độc kết hợp chặt chẽ với hemoglobin làm cơ thể nhanh chóng
thiếu oxi, gây ngộ độc rất nhanh
Áp dụng: Liên hệ với bài “ Các oxit của Cacbon” để giải thích các hiện tượng
ngộ độc khí xảy ra rất nhiều ở nước ta vào mùa đông ở miền Bắc.

Trang:8


Câu 2: Tại sao khi đốt thì CO cháy còn CO2 thì không?
Giải thích: Vì trong CO2 thì Cacbon có hóa trị cao nhất là IV, còn trong CO thì
Cacbon chỉ có hóa trị II nên có xu hướng tăng lên đến hóa trị cao nhất. Vậy nên
CO cháy được còn CO2 không cháy.
Áp dụng: Có thể áp dụng kiến thức vào bài “Các oxit của Cacbon” để giải thích
vì sao CO2 là khí không duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 3: Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ (ô tô, xe máy) có
chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước
trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc
ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa
axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong bài
“Một số oxit quan trọng”, ý thứ 2 có thể liên hệ khi học bài “Axit cacbonic và
muối cacbonat”
Câu 4: Tại sao người ta hay dùng thuốc chứa NaHCO 3 để chữa bệnh đau dạ
dày?
Giải thích: Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường
đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001
mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn
0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày
chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng
trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Trang:9


Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit
clohiđric ở bài “Một số axit quan trọng”
Câu 5: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ
axit sunfuric đậm đặc vào nước ?

Giải thích: H2SO4 đặc hút nước mạnh ( tính háo nước), phản ứng tỏa nhiều nhiệt
Chính vì vậy khi pha loãng H2SO4 đặc với nước thì cho từ từ H2SO4 đặc vào
nước
chứ không làm ngược lại, làm ngược lại do phản ứng sốc nhiệt sẽ làm bắn axít
ra xung quanh sẽ rất có hại.

Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ
từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ
dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những
tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H 2SO4 đặc thì rất
nguy hiểm.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit
H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài “Một số axit
quan trọng”

Trang:10


Câu 6: Tại sao những người có thói quen ăn trầu thì luôn có lợi và răng chắc
khỏe?
Giải thích: Trong miếng trầu có vôi Ca(OH)2 chứa Ca2+ và OH- làm cho quá
trình tạo men răng (Ca5(PO4)3OH) xảy ra thuận lợi:
5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH
Chính lớp men này chống lại sâu răng.

Câu 7: Hang động và thạch nhũ được hình thành như thế nào ?
Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa
trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi.
Những

giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay
đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình
thù đa dạng.

Trang:11


Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể
là Phong Nha Kẽ Bàng (Quảng Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Học sinh sẽ
biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là
do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các
quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có
thể đề cập vấn đề trên ở bài “Axit cacbonic và muối cacbonat”.
Câu 8: Vì sao nước biển lại mặn?
Giải thích: Muối biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và
hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại
dương được tích tụ dần dần. Nước mưa, các dòng sông suối đã mang các loại
khoáng chất từ trên đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành một lượng lớn như
ngày nay.
Một số loại muối trong đại dương cũng có nguồn gốc từ trong đá và các trầm
tích bên dưới đáy biển. Một nguồn muối khác của đại dương là từ các loại chất
rắn và khí thoát ra khỏi vỏ Trái Đất bằng các miệng núi lửa. Núi lửa sẽ mang các
loại hợp chất bên trong lòng Trái Đất thoát ra bên ngoài và tích tụ lại trong các
đại dương….

Áp dụng: Đây là câu hỏi gây tò mò cho học sinh, giáo viên phải liên hệ kiến

thức liên môn Địa lý 7 gợi nhớ lại quá trình hình thành Trái Đất, sự hình thành
các đại dương, áp dụng cho bài “Một số muối quan trọng”.

Trang:12


Câu 9: Vì sao nước máy có mùi hắc? Không nên dùng nước máy từ vòi xả
thẳng vào bể nuôi cá?
Giải thích: Trong hệ thống nước máy, người ta dẫn vào một lượng nhỏ khí clo
vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng
với nước:

Cl2 + H2O ↔ HClO + HCl

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử
trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta
sử dụng nước ngửi được mùi hắc chính là mùi của khí clo. Khí clo sẽ gây sốc
cho cá cảnh làm cá bị ngộ độc và chết

Áp dụng: Giáo viên đặt ra tình huống thực tế thường gặp trong bài “Clo”
Trang:13


Chương II: CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Làm cách nào để quả mau chín ?
Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh
thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên
cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một
lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế

bào trái cây và làm cho quả mau chín.
Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái
cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử
dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi
cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của
tế bào trái cây. Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái
cây mao chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra
etilen làm trái cây mau chín.

Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng
biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế
trong phần ứng dụng của etilen ở bài “Êtilen”

Câu 2: Vì sao dùng cồn để sát trùng vết thương?

Trang:14


Giải thích: Cồn là dung dịch rượu etylic (C 2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao,
có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho
tế bào
chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 o
thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh
hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn
không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết
thương trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được ý cồn có khả năng sát
khuẩn thì không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh
được giáo viên
giải thích thì sẽ rất hứng thú về hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ

thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài “ Rượu
etylic”
Câu 3: Vì sao ắn sắn (củ mì) hay măng đôi khi bị độc ?
Giải thích: Trong sắn và măng có chứa nhiều xianhiđric (HCN). Xianhiđric là
chất khí có mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Trong tự nhiên thường gặp ở
một số thực vật như hạt đào, hạt mận, củ sắn, măng tươi…
Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều xianhiđric
có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để xianhiđric bay hơi. Sắn đã
phơi khô giã thành bột để làm bánh mì thì ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi
phơi khô xianhiđric đã bay hơi hết.

Trang:15


Áp dụng: Giáo viên có thể dùng hiện tượng này mở rộng về một số cây lương
thực có chứa tinh bột ở bài “Tinh bột”
Câu 4: Vì sao tinh bột là kẻ thù của người muốn giảm cân?
- Làm tăng cảm giác thèm ăn. Một trong những lý do tinh bột khiến bạn tăng
cân là vì nó làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Theo BS Taubes giải thích
trong cuốn sách “Calo tốt, calo xấu” (2007), việc ăn các thực phẩm có chứa
nhiều tinh bột làm cơ thể sản xuất ra hoocmon insulin. Hoocmon này tự
động lấy đi những chất dinh dưỡng trong máu vì đang sẵn sàng tiếp nhận
những chất dinh dưỡng khác, nên làm cho người ta cảm thấy chưa thỏa
mãn cơn đói, hoặc thậm chí là đói hơn khi mới ăn được một ít. Việc vẫn
còn cảm giác đói sau khi ăn sẽ dễ dẫn đến việc bạn phải ăn tiếp, gây nên sự
tăng cân.
- Gây nghiện:
Việc ăn tinh bột còn có thể khiến nhiều người có cảm giác nghiện do nó sản sinh
ra thủ phạm là seronin. Serotonin là hoocmon trong não giúp cải thiện tâm trạng
và đem lại cho bạn cảm giác thư giãn do làm giảm stress, sự lo lắng và cả những

cơn đau. Những người có serotonin ở mức thấp, theo phản xạ, sẽ thèm ăn tinh
bột để cảm thấy tốt hơn, nhưng chính việc này lại dẫn đến sự tăng cân.

Trang:16


- Lưu trữ chất béo : Sau khi ăn các thức ăn chứa tinh bột, các tuyến tụy sẽ phản
ứng bằng cách sản sinh ra insulin, hoocmon có nhiệm vụ điều hòa lượng đường
máu bằng cách cho phép tinh bột đã được phân hủy thành đường đi vào các tế
bào gan và cơ để dùng làm năng lượng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của TS.
Taubes,
insulin cũng có nhiệm vụ điều hòa sự lưu trữ của chất béo. Khi mức insulin
trong máu cao tăng cao do nạp nhiều tinh bột, chất béo sẽ bị lưu trữ nhiều và lâu
hơn, dẫn đến sự tăng cân.

Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung ứng dụng của
tinh bột trong bài “Tinh bột” nhằm mở rộng cho học sinh kiến thức liên môn.
Học sinh lấy làm kinh nghiệm để hạn chế béo phì.

Trang:17


Câu 5: Vì sao khi cho giấm (hoặc chanh) vào sữa bò, sữa đậu nành thì xảy ra
hiện tượng kết tủa?
Giải thích: Sữa bò, sữa đậu nành chứa nhiều protein; khi nhỏ chanh hoặc giấm
vào sẽ làm giảm độ pH của sữa và protein sẽ bị kết tủa.

Áp dụng: Giáo viên có thể liên hệ thực tế câu hỏi vào bài “Protein” để giải thích
nguyên nhân của sự đông tụ.


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
I/ Kết luận:
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ
động, tích cực, tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp
tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của
người học phải
gắn liền với giá trị thực tiễn của nội dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu
hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực,
nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là :
Khả năng liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống.
Khả năng tự học.
Khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trang:18


Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác. Áp dụng các
hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong
giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái
trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn, mặc dù trong
đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan.
1. Kết quả nghiên cứu: Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu
thích bộ môn Hóa học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất
thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện
tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt
thông qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao.
2. Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp
dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.

Ví dụ gần đây nhất qua năm học từ 2012 – 2013, 2014-2015 và 2015-2016
giảng dạy tại trường tôi đã có số liệu cụ thể sau:
*Năm học 2012- 2013:
Thống kê chất lượng đầu năm:
LỚP
9/1
9/2
9/3
9/4

Kém
16,7%
6,5%
42,0%
17,2%

Yếu
60,0%
51,6%
48,4%
37,9%

Trung bình
13,3%
19,4%
3,2%
24,1%

Khá
6,7%

16,0%
3,2%
17,3%

Giỏi
3,3%
6,5%
3,2%
3,5%

Khá
31,0%
36,7%
70,0%
65,6%

Giỏi
24,2%
26,6%
10,0%
10,3%

*Thống kê điểm trung bình môn cuối năm:
LỚP
9/1
9/2
9/3
9/4

Kém

0
0
0
0

Yếu
3,4%
0
0
3,4%

Trung bình
41,4%
36,7%
20,0%
20,7%

*Năm học 2014- 2015:
Thống kê chất lượng đầu năm:
Trang:19


LỚP
9/1
9/2
9/3
9/4

Kém
0

5,3%
2,5%
5,3%

Yếu
9,7%
21,0%
37,5%
18,4%

Trung bình
12,9%
52,7%
35,0%
63,2%

Khá
29,0%
18,4%
15,0%
13,1%

Giỏi
48,4%
2,6%
10,0%
0

Trung bình
0

50,0%
71,1%
63,1%

Khá
30,0%
41,2%
21,1%
18,4%

Giỏi
70,0%
5,9%
7,9%
2,6%

LỚP
Kém
Yếu
Trung bình
9/1
0
3,5%
6,9%
9/2
12,1%
51,5%
21,3%
9/3
5,7%

60,0%
25,7%
9/4
0
32,2%
45,2%
*Thống kê điểm trung bình môn cuối năm:

Khá
44,8%
12,1%
8,6%
22,6%

Giỏi
44,8%
3,0%
0
0

Khá
37,0%
22,7%
11,4%
36,7%

Giỏi
59,3%
3,2%
0

3,3%

*Thống kê điểm trung bình môn cuối năm:
LỚP
9/1
9/2
9/3
9/4

Kém
0
0
0
0

Yếu
0
2,9%
0
15,9%

*Năm học 2015- 2016:
Thống kê chất lượng đầu năm:

LỚP
9/1
9/2
9/3
9/4


Kém
0
3,2%
0
0

Yếu
0
32,2%
37,2%
0

Trung bình
3,7%
38,7%
51,4%
60,0%

3. Kiến nghị, đề xuất:
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang là
vấn đề bức xúc. Để dạy Hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề
nghị một số vấn đề sau:

Trang:20


-Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn
đề hóa học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút
được học sinh.
-Đối với Phòng và Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những

tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy. Bổ sung kịp thời và thường xuyên các loại hóa chất cần thiết để phục
vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn.Với những sáng kiến kinh nghiệm
hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên cùng góp ý và những sáng kiến
hay sẽ dần được nâng lên.
Với thực trạng học Hóa học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có
thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất
lượng học hóa học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh
được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của
các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
An Hải, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Người viết đề tài

Tôn Thị An Tố
Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cơ sở trường THCS
Nguyễn Thị Minh Khai
CHỦ TỊCH
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................

Trang:21


……………………………………………………….....................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Trang:22


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRÊN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo dục)

Trang:23



Trang:24



×