Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài giảng giải phẫu bệnh hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 13 trang )

1

GIẢNG VIÊN: THS BS HUỲNH NGỌC LINH. TRƯỜNG ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
ĐỐI TƯỢNG: SV KHOA Y ĐHQG - NĂM HỌC 2014.

GIẢI PHẪU BỆNH HỆ HÔ HẤP
MỤC
-

TIÊU:
Mô tả viêm mũi và viêm xoang
Mô tả viêm amygdales
Mô tả polyp thanh quản
Mô tả ung thư thanh quản
Mô tả viêm phế quản
Mô tả hen phế quản
Mô tả viêm phổi thùy
Mô tả phế quản – phế viêm
Mô tả lao phổi
Kể tên các loại bệnh bụi phổi
Mô tả carcinom tế bào gai phế quản
Mô tả ung thư di căn phổi

NHẮC LẠI GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ HÔ HẤP

1


2

Hệ thống hô hấp gồm 2 lá phổi, được nối với bên ngoài bằng một hệ thống ống, có chức năng


chính là lấy khí oxy vào và loại khí carbonic ra khỏi cơ thể.
Hoạt động hô hấp bình thường đảm bảo duy trì áp lực riêng phần của oxy trong máu PaO2 là
80-100 mmHg và của khí carbonic PaCO2 là 35-45 mmHg. Khi PaO2 giảm dưới 60 mmHg hoặc
PaCO2 lớn hơn 50mmHg, ta có tình trạng suy hô hấp (SHH). SHH có thể xảy ra do nhiều loại
bệnh lý khác nhau tại phổi và ngoài phổi; tùy theo sự xuất hiện và diễn tiến nhanh hoặc chậm,
có thể phân biệt 2 dạng SHH: SHH cấp tính và SHH mãn tính. Các biểu hiện lâm sàng chính
của SHH gồm có tình trạng khó thở, tím tái, bứt rứt, có thể dẫn đến gây trụy tim mạch, lơ mơ,
hôn mê và tử vong. Trong suy hô hấp, thường có tăng áp lực động mạch phổi, dẫn đến phì đại
thất phải và/hoặc suy tim phải, còn gọi là bệnh tâm phế mãn.
Về mặt bệnh lý, hệ thống hô hấp được chia thành 2 phần:
- Đường hô hấp trên: từ lỗ mũi đến thanh quản; thường có nhiều vi khuẩn thường trú
như Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae và
một số loại vi khuẩn kỵ khí phát triển trong xoang cạnh mũi…
- Đường hô hấp dưới: từ khí quản trở xuống, bình thường không có vi trùng. Các vi
trùng thường trú ở đường hô hấp trên không lọt xuống được là nhờ vào hoạt động
của các cơ chế bảo vệ tự nhiên ở đường hô hấp (phản xạ đóng nắp thanh môn, phản
xạ ho, hoạt động của hệ thống chất nhầy - lông chuyển và các đại thực bào...).

BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
1. VIÊM MŨI VÀ VIÊM XOANG :
Viêm mũi (rhinitis): viêm hốc mũi, thường do virus, vi khuẩn và dị ứng
nguyên (viêm mũi dị ứng), hay do vi nấm (vd: do Rhinosporidium seeberi).
Đại thể: giai đoạn cấp tính: niêm mạc mũi dày, phù nề, sung huyết, đỏ, tiết
nhầy nhiều. Giai đoạn mạn tính: hình thành polyp mũi.

2


3


Vi thể: thấm nhiều tế bào viêm hỗn hợp, nếu do dị ứng thì có nhiều bạch
cầu đa nhân ái toan. Giai đoạn mạn tính, niêm mạc mũi tăng sản quá phát,
hoặc xơ hóa…
Trường hợp nhiễm nấm Rhinosporidium seeberi sẽ thấy bào tử nấm hình
thành trong các vi hốc tròn.

Viêm xoang (sinusitis): liên quan mật thiết viêm mũi. Sự phù nề biểu mô lót
làm nghẹt lỗ xoang. Nếu có vi khuẩn, nấm (loại Aspergillus sp.) hay chất
nhầy gây ứ mủ trong xoang.
2. VIÊM AMYGDALES : thường ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Amygdales thuộc
vòng mô lympho Waldayer. Tổn thương tăng sản dạng bọc hay viêm
amygdales hốc mủ. tác nhân thường là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A
(gây thấp tim, viêm cầu thận cấp… sau đó nếu không điều trị đúng)
3. POLYP THANH QUẢN : U giả, cục tròn láng có cuống, đường kính nhỏ
hơn 1cm, có thể bị loét. Vi thể: mô đệm liên kết nhầy, phù nề, ngấm tế
bào viêm mạn tính, tăng sinh mao mạch. Polyp thường ở người lớn nói
hay hát nhiều như ca sĩ (singer nodes), hay hút thuốc lá. Polyp gây khàn
tiếng, mất giọng.

3


4

4. UNG THƯ THANH
QUẢN : thường là
carcinoma tế bào gai
ở người lớn, sau 40
tuổi. Hút thuốc lá và
yếu tố môi trường có

liên quan. Tổn
thương thường xuất
phát từ dây thanh
âm. Tổn thương sùi
loét. Vi thể: 90% là
carcinoma tế bào
gai. Điều trị: mổ cắt thanh quản và xạ trị giúp tỉ lệ sống trên 5 năm trên
50% trường hợp.

BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI
1. VIÊM PHẾ QUẢN :
Viêm phế quản cấp: do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus cúm (HxNy), vi
khuẩn (Hemophilus influenzae…)…Đại thể: niêm mạc phế quản dày đỏ, xuất
tiết chất nhầy, tơ huyết hay mủ. Vi thể: lớp niêm và dưới niêm sung huyết,
thấm nhập bạch cầu đa nhân. Điều trị nội khoa.
Viêm phế quản mạn: thường kết hợp bệnh tim sung huyết mạn ở phổi,
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang…kèm hút thuốc lá lâu
ngày. Đại thể: niêm mạc phế quản dày đỏ, phủ chất nhầy. Vi thể: thấm
nhập nhiều tế bào viêm mạn tính như lympho bào, tương bào..kèm xơ hóa,
tuyến teo nhỏ. Điều trị nội khoa, tập thở…

2. HEN PHẾ QUẢN:
Nguyên nhân: do dị ứng (thức
ăn, lông súc vật, bụi phấn, thời
tiết…). Bệnh nhân bị khó thở do
bị co thắt cơ trơn phế quản và
tăng tiết nhầy phế quản.
Đại thể: xẹp phổi do phế quản
bị nghẹt.
Vi thể: Vách phế quản có nhiều

bạch cầu ái toan, lớp cơ trơn
phì đại, màng đáy dày, tuyến
nhầy tăng tiết, chất nhầy trong
lòng tiểu phế quản đôi khi có
hình xoắn Cruschmann và tinh
thể Charcot Leyden.
Điều trị: thuốc dãn phế quản,
thuốc kháng dị ứng, kháng sinh

4


5

phòng bội nhiễm, tránh tiếp xúc kháng nguyên, tập thở…

3. VIÊM PHỔI THÙY:
Thường do phế cầu khuẩn gây ra.
Bệnh diễn tiến theo các giai đoạn: sung huyết (mô phổi phù nề, sung huyết,
vách phế nang sung huyết, lòng phế nang chứa dịch hồng…), gan hóa đỏ (mô
phổi đỏ sẫm, lòng phế nang có nhiều bạch cầu và tơ huyết) gan hóa xám (mặt
cắt phổi màu xám, màng phổi có tơ huyết dính thành ngực, lòng phế nang có
dịch đặc nhầy…)và hồi phục…

5


6

Điều trị: kháng sinh liều cao theo vi khuẩn gây bệnh, bảo đảm thông khí…

4. PHẾ QUẢN-PHẾ VIÊM: Do nhiễm vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ
cầu…), hít phải bụi, hóa chất, dịch lỏng…
Đại thể: viêm khu trú từng ổ
rải rác trong nhu mô phổi.
Vi thể: quanh các tiểu phế
quản chứa nhiều chất nhầy,
bạch cầu đa nhân và hồng cầu.
Điều trị: tương tự trong viêm
phổi.

VIÊM PHỔI KẼ CẤP TÍNH DO VIRUS:
Tác nhân: virus sởi (có thể lây nhiễm thành dịch bệnh),
CMV…
Đại thể: Tổn thương lan tỏa, phổi tăng thể tích, đỏ
(sung huyết, xuất huyết), mật độ chắc hơn bình
thường.
Vi thể: Thấm nhập tế
bào viêm đơn nhân
trong mô kẽ, lớp nội
mô mao mạch, lòng
phế nang, tiểu phế
quản, gây tắc nghẽn
hô hấp.

6


7

*** Cần điều trị hồi sức, nội khoa tích cực.


LAO PHỔI:

Nguyên nhân : do vi khuẩn
Mycobacterium tuberculosis kèm yếu tố
thuận lợi như suy dinh dưỡng, tiểu
đường, suy giảm miễn dịch, bệnh
AIDS…
Đại thể: tổn thương thường khu trú ở
đỉnh phổi hay lan tràn, tạo hạt lao, củ
kê, hóa bọc, tạo hang lao…
Vi thể: tạo nang lao có viêm hạt (đại
bào Langhans, tế bào dạng biểu mô,
viền lymphô bào - tương bào và chất
hoại tử bã đậu).
Điều trị: theo phác đồ dùng thuốc
kháng lao trong 9 tháng đến 1 năm…

5. DÃN PHẾ QUẢN (Bronchiectasis)
Là tình trạng phình giãn không hồi phục các phế quản và tiểu phế quản. Bệnh
nhân có triệu chứng ho kéo dài và khạc ra nhiều đờm mủ rất hôi (hàng trăm

7


8

ml mỗi ngày), dễ bị các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính với các loại vi khuẩn
khác nhau, kể cả loại vi khuẩn kỵ khí. Trường hợp bệnh nặng và kéo dài có thể
dẫn đến suy hô hấp.

Cơ chế bệnh sinh:
Thành phế quản bị suy yếu và phình giãn do 2 yếu tố liên quan mật thiết với
nhau:
- Sự dẫn lưu các dịch tiết phế quản ra ngoài bị cản trở: do phế quản bị tắc
nghẽn bởi dị vật, nút nhầy, các khối u; do dịch tiết phế quản quá đặc (bệnh xơ
nang tụy) hoặc do rối loạn hoạt động của các lông chuyển (hội chứng
Kartagener).
- Các nhiễm khuẩn hô hấp tái đi tái lại: do tình trạng ứ đọng dịch tiết nói trên
hoặc do bệnh nhân có cơ địa dễ bị nhiễm khuẩn (bệnh giảm gamma globulin
trong máu). Phế quản giãn ra làm mủ ứ lại càng nhiều, nhiểm khuẩn càng
nặng, thành phế quản càng yếu. Tổn thương tiếp tục tiến triển theo một vòng
lẩn quẩn.
Hình thái tổn thương:
- Đại thể: Giãn phế quản thường có ở cả hai phổi và tập trung nhiều ở thùy
dưới. Phế quản giãn có đường kính lớn gấp 5-6 lần bình thường; có hình ống,
hình thoi hoặc hình túi; trong lòng chứa đầy dịch xuất mủ và có hiện tượng xơ
hoá quanh phế quản.
- Vi thể: Thành phế quản giãn thấm nhập nhiều tế bào viêm mãn tính và được
thay bằng mô hạt viêm. Biểu mô phủ có chỗ bong tróc hoặc chuyển sản gai (từ
biểu mô hô hấp chuyển thành biểu mô lát tầng). Khi bệnh đã diễn tiến lâu
ngày, có hiện tượng hoá sợi thành phế quản và nhu mô phổi quanh phế quản.

6. BỆNH BỤI PHỔI:
Bụi phổi than: do ô nhiễm môi trường, khói xe, khói nhà máy, hầm
mỏ….Đại thể: màng phổi dày đen, mặt cắt có hạt màu đen kích thước 0.30.5 mm. Vi thể: có nhiều thực bào ăn bụi carbon…

8


9


Bụi phổi silic: gặp ở người làm hầm mỏ, lò nung gạch, gốm sứ..Bệnh nhân có
thể bị ho ra máu, đau tức ngực. Đại thể: phổi mật độ rắn, dãn phế quản Về vi
thể tìm thấy tinh thể silic bằng kính hiển vi phân cực.

Bụi phổi asbestos: asbestos có trong đất sét nung, xi măng, chất cách
nhiệt..Bệnh nhân bị khó thở, giới hạn cử động lồng ngực, phổi có ran nổ. Đại
thể: phổi nhỏ, trắng, màng phổi xơ dày. Vi thể: viêm xơ hóa nhu mô phổi, có
tinh thể asbestos trong lòng phế nang.

7. UNG THƯ PHẾ QUẢN :
7.1. Nguyên nhân: thường ở nam giới, hút thuốc lá, đa số là carcinoma tế
bào gai.

9


10

7.2. Đại thể: U màu trắng cứng, xuất phát từ phế quản và xâm nhập…
7.3. Vi thể: tế bào u hình đa diện, dị dạng, nhân tăng sắc, co tạo chất sừng
và xâm nhập nhu mô phổi, thường kèm hiện tượng viêm mạn tính.
7.4. Điều trị: phẫu thuật cắt u, xạ trị…

8. UNG THƯ DI CĂN PHỔI: thường gặp hơn ung thư phế quản, triệu
chứng tiềm ẩn, gây đau ngực, thường từ ung thư gan, vú, đường tiêu hóa,
buồng trứng,bệnh nhau nước, tuyến giáp, tinh hoàn..
X quang phổi: hình bong bóng bay…

10



11

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Tiếng Anh:
1. Robbins Basis Pathology. Kumar V., Abbas A., Jon C. Aster, 9th ed, Elsevier Saunders
Edition, 2013, Chapter 12: Lung, p. 459-515.
2. Essentials of Rubin’s Pathology. 6th ed, Lippincott William – Wilkins Edition, 2014, Chapter
12: The Respiratory System, p. 317-350.
Tiếng Việt:
3. NGUYỄN SÀO TRUNG và cs.: Bệnh phổi.
Trong: “Giải Phẫu Bệnh Học”. Chủ biên: Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 226-248.
4. TRẦN PHƯƠNG HẠNH: Từ điển giải nghĩa bệnh học, Ấn bản lần 2, Trường ĐH Y Dược
TP.HCM, 1997.
5. Bài Giảng Lý Thuyết Giải Phẫu Bệnh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - TP HCM-2013.
Chương 7: Bệnh lý Hệ Hô Hấp.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Viêm mũi cấp KHÔNG do tác nhân sau:
A/ Vi khuẩn
B/ Nấm
C/ Virus
D/ Dị ứng nguyên
E/ Giun sán
2. Viêm xoang:
A/ Thường liên quan viêm mũi
B/ Nút xoang bị tắt
C/ Có nhiều mủ trong xoang

D/ Tác nhân thường là vi khuẩn hay nấm
E/ Tất cả đúng
3. Polyp thanh quản:
A/ Là u thật
B/ Vi thể là carcinoma tuyến
C/ U ở ngoài dây thanh
D/ Do nói nhiều
E/ Điều trị bằng xạ trị
4. Ung thư thanh quản:
A/ Thường là carcinoma tế bào gai
B/ Mô u thường thoái sản
C/ Xuất nguồn từ tuyến nhầy
D/ Do tác nhân Epstein-Barr virus
E/ Thường là carcinoma tuyến

11


12

5. Viêm phổi kẽ do virus, có đặc điểm:
A/ Phổi có dạng gan hóa xám
B/ Tổn thương nhu mô phổi tập trung ở một thùy
C/ Vi thể có nhiều tế bào viêm đơn nhân trong lớp nội mô mạch máu
D/ Điều trị phẫu thuật
E/ Gây biến chứng dãn phế quản về sau
6. Viêm phế quản mạn:
A/ Thường kết hợp bệnh gan
B/ Kèm hút thuốc lá lâu ngày
C/ Tổn thương đại thể là củ kê

D/ Gây hẹp phế quản
E/ Tất cả sai
7. Hen phế quản:
A/ Do nguyên nhân dị ứng
B/ Dẫn đến lao phổi
C/ Phế quản bị dãn rộng
D/ Có tinh thể asbestos trong đàm
E/ Điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao
8. Viêm phổi thùy:
A/ Thường gặp ở trẻ em
B/ Thường do nhiễm virus ban sởi
C/ Tổn thương gồm nhiều giai đoạn
D/ Giai đoạn gan hóa xám: mặt cắt phổi sung huyết
E/ Tất cả sai
9. Phế quản – phế viêm:
A/ Thường ở người lớn tuổi
B/ Có thể do hít phải hóa chất
C/ Gây ung thư phế quản
D/ A và B
E/ Tất cả sai
10. Bệnh bụi phổi do nhiễm abestos:
A/ Do ô nhiễm môi trường, khói xe…
B/ Có nhiều đại bào ăn bụi trong mô phổi.
C/ Phổi nhỏ, trắng
D/ A và C
E/ B và C
11. Bệnh bụi phổi silic:
A/ Bệnh nhân có thể ho ra máu
B/ Liên quan nghề làm gốm sứ
C/ Vi thể: có tinh thể silic trong nhu mô phổi

D/ B và C
E/ A,B,C đúng
12. Bệnh bụi phổi than:
A/ Thường công nhân xây dựng tiếp xúc xi măng
B/ Kết hợp viêm phổi thùy
C/ Màng phổi dày đen

12


13

D/ A và B
E/ Tất cả đúng
13. Ung thư phế quản:
A/ Thường ở nữ giới
B/ Liên quan hút thuốc lá
C/ Tế bào u hình đa diện, dị dạng, tạo chất sừng
D/ B và C
E/ Tất cả sai
14. Ung thư di căn phổi :
A/ Hiếm gặp hơn ung thư phế quản
B/ Nam bị nhiều hơn nữ
C/ Không gây đau ngực
D/ A và C đúng
E/ Tất cả sai

13




×