Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ THẢO

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn Thạc sĩ, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học Thạc sĩ này. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Thao, các thầy cô trong
Khoa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn Thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cám ơn UBND tỉnh Hưng Yên, các Sở, Ban, Ngành, đơn vị
chức năng của tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ, giúp
đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Vũ Thị Thảo

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract ………………………………………………………………………………….x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm của đầu tư và dự án đầu tư nhà nước ................................ 3

2.1.2.

Nguồn vốn đầu tư ............................................................................................... 5


2.1.3.

Quản lý vốn đầu nhà nước .................................................................................. 7

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 29

2.2.1.

Một số kinh nghiệm về công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước ........................ 30

2.2.2.

Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho
quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả và cho địa phương .............................. 38

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm cơ bản tỉnh hưng yên ........................................................................ 40

3.1.1.

Địa hình, thổ nhưỡng, dân số ............................................................................ 40

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 41

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin........................................ 44

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 47
4.1.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư trong nông nghiệp ........................................... 47

4.1.1.

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn lĩnh vực nông nghiệp tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 ....................................................................... 47

4.1.2.


Thực trạng công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư tại tỉnh Hưng Yên......... 48

4.1.3.

Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước từ nguồn ngân sách nhà
nước tại tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 60

4.1.4.

Một số kết quả đạt được ................................................................................... 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn trong lĩnh vực nông nghiệp ................ 77

4.3.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .............................................. 80

4.3.1.

Cơ sở khoa học ................................................................................................. 80

4.3.2.

Định hướng công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước từ nguồn ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên............................................................... 81


4.3.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước từ
nguồn ngân sách nhà nước................................................................................ 82

4.3.8.

Định hướng, giải pháp ...................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NN

Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích và dân số tỉnh Hưng Yên

40

Bảng 3.2. Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin


42

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

43

Bảng 4.1. Tình hình quy mô vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
qua các năm

49

Bảng 4.2. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư nhà nước cho các ngành, lĩnh vực trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên

51

Bảng 4.3. Tổng hợp kế hoạch giải ngân vốn đầu tư nhà nước tại tỉnh Hưng Yên

54

Bảng 4.4. Kết quả thanh toán vốn đầu tư nhà nước tính đến 31/12/2014

55

Bảng 4.5. Tổng hợp công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình hoàn
thành giai đoạn 2011-2014

56

Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư trả lời về tính kịp thời của

công tác tạm ứng và thanh toán vốn

62

Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của đại diện doanh nghiệp trả lời về tính kịp thời của
công tác tạm ứng và thanh toán vốn

63

Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư về những khó khăn trong
công tác tạm ứng và thanh toán vốn

63

Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của đại diện doanh nghiệp về những khó khăn trong
công tác tạm ứng và thanh toán vốn

64

Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan chủ đầu tư về nguyên
nhân của việc quyết toán chậm

65

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đại diện doanh nghiệp thực hiện dự án
về nguyên nhân của việc quyết toán chậm

66

Bảng 4.12. Đánh giá thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngành


67

Bảng 4.13. Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển ngành trồng trọt

68

Bảng 4.14. Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi (2015)

69

Bảng 4.15. Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản (2015)

70

Bảng 4.16. Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn (2015)

73

Bảng 4.17. Tổng hợp kinh phí đề xuất hỗ trợ cho nông nghiệp 2016-2020

75

Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến đại diện cơ quan chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn
vị sử dụng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn

vi

79



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý vốn đầu tư nhà nước của Nhà nước .................................. 8
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập và phân bổ nguồn vốn đầu tư nhà nước theo quy định
của Nhà nước ............................................................................................... 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Chi đầu tư nhà nước qua các năm của tỉnh ................................................. 49
Biểu đồ 4.2. Tình hình phân bổ vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 - 2014 ................................................................................. 52

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Thị Thảo
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tên Luận văn: Quản lý vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là cửa ngõ phía
Đông của Hà Nội, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình
tương đối bằng phẳng, đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm
91%); tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 50%; do đó việc đầu tư phát
triển nông nghiệp nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế xã hội rất quan trọng.
Tuy vậy, công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn những hạn chế,

tình trạng thất thoát lãng phí, gây ra nợ đọng, kém hiệu quả trong đầu tư lĩnh vực nông
nghiệp từ nguồn vốn NSNN vẫn thường xuyên xảy ra. Các nguyên nhân chủ yếu làm công
tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN như: Bố trí kế hoạch vốn đầu tư phân tán, dàn trải,
tốc độ giải ngân vốn chậm, bộ máy quản lý vốn đầu tư kém hiệu quả, năng lực chưa cao
không đáp ứng được yêu cầu công việc. Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư nông
nghiệp là rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. Vậy vấn
đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sao cho hiệu
quả, góp phần khắc phục tình trạng hiện nay.
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về tình trạng quản lý vốn đầu tư
nông nghiệp trên địa bàn thông qua việc thảo luận nhóm các chuyên gia, phỏng vấn các
cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan bằng việc chọn mẫu ngẫu nhiên. Từ các số
liệu thu thập được tác giả tổng hợp bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so
sánh để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc
trong quản lý vốn đầu tư nông nghiệp trên địa bàn.
Năm 2014, số dự án được thẩm tra phê duyệt quyết toán của tỉnh là 27 dự án với
số vốn đầu tư được quyết toán là 42,47 tỷ đồng giảm 0,75 tỷ đồng so với giá trị quyết
toán mà chủ đầu tư đề nghị. Năm 2013, số dự án được thẩm tra phê duyệt quyết toán
của tỉnh là 53 dự án với số vốn đầu tư được quyết toán là 85,26 tỷ đồng giảm 1,73 tỷ
viii


đồng so với giá trị quyết toán mà chủ đầu tư đề nghị. Năm 2012, số dự án được thẩm tra
phê duyệt quyết toán của tỉnh là 47 dự án với số vốn đầu tư được quyết toán là 68,27 tỷ
đồng giảm 2,23 tỷ đồng so với giá trị quyết toán mà chủ đầu tư đề nghị. Năm 2011, số
dự án được thẩm tra phê duyệt quyết toán là 43 dự án với số vốn đầu tư được quyết toán
là 58,82 tỷ đồng giảm 2,35 tỷ đồng so với quyết toán chủ đầu tư đề nghị.
Tổng vốn huy động đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 đạt 3.012,8 tỷ đồng
(trong đó: vốn NSNN: 757,421 tỷ đồng, vốn TPCP: 1.831,96 tỷ đồng, vốn nước ngoài:
423,422 tỷ đồng). Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo hướng đa mục

tiêu, nâng cao năng lực tưới, tiêu chủ động cho các loại cây trồng; ứng phó với biến đổi
khí hậu; nạo vét, cải tạo và xây mới kênh mương nội đồng, đê sông; sản xuất giống cây
trồng vật nuôi chất lượng cao; vùng nuôi trồng thủy sản;...
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế bất cập: Công tác lập kế
hoạch vốn và phân bổ còn dàn trải, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng nợ
đọng trên địa bàn tỉnh là khá lớn (con số nợ đọng NN tính đến hết 31/12/2014 là 406,441
tỷ đồng, chiếm 40,82% tổng giá trị khối lượng thực hiện); công tác tạm ứng và thanh toán
vốn đầu tư còn chậm (với 53% ý kiến đánh giá từ phía doanh nghiệp thực hiện dự án);
Công tác quyết toán vốn đầu tư nhìn chung còn chậm (với 96,3% ý kiến từ phía chủ đầu
tư và 17,4% ý kiến từ phía doanh nghiệp cho rằng việc quyết toán chậm là do số lượng
dự án tăng; 85,2% ý kiến từ phía chủ đầu tư và 13% ý kiến từ phía doanh nghiệp cho
rằng do lượng vốn đầu tư lớn; 3,2% ý kiến của chủ đầu tư và 65,2 ý kiến của doanh
nghiệp cho rằng một số văn bản hướng dẫn không rõ ràng, ...).
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cho địa bàn, cụ thể: xây
dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư theo từng giai đoạn, Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển
giao và ứng dụng khoa học công nghệ; Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách,
tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh công tác đào tạo
nhân lực của ngành đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập
quốc tế; Huy động vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa mục
tiêu;…..
Từ khóa: vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thi Thao
Specialization: Economic Management


Code: 60 34 04 10

Faculty of Land Management - Vietnam National University of Agricuture - VNUA
Name of thesis: investment management in the agricultural sector.
Hung Yen is located in the center of the Red River Delta, the northern key
economic and economic triangle Hanoi - Hai Phong - Quang Ninh; is the gateway to the
east of Hanoi, with characteristics of a delta provinces, no hills; relatively flat terrain, 61
037 hectares of agricultural land, 55 645 hectares of trees each year (up 91%); the
percentage of workers in the agricultural sector accounted for over 50%; hence the
development of agricultural investment improving the lives of people, social and
economic stability is very important. However, the management of investment funds in
the province last time are still limited, the loss wasted, causing debts and inefficient
investment in the agricultural sector from the state budget remains frequently occur. The
main reason to do the management of investment capital from the state budget, such as
layout plan invested dispersed, scattered and slow disbursement rate, the investment
management inefficiency, energy low capacity does not meet the job requirements. In
addition, due to the characteristics of agricultural investment is huge, long-time
investment so prone to the loss of investment capital. So the question is necessary to
study and propose solutions to enhance the management of investment in the
agricultural sector from the state budget in the province of Hung Yen so effective,
contributing to overcome The current.
The author has collected the secondary data and primary management of the
status of agricultural investment in the province through the expert group discussions,
interviews with management personnel and objects involved by random sampling. From
the data collected by the authors aggregated statistical method description and
comparison statistics to analyze the situation of the results achieved and the difficulties
in the management of agricultural investment in the province .
In 2014, the project verification and approval of the provincial settlement of 27
projects with a total investment capital is 42.47 billion settlement fell 0.75 billion
compared to the value of the settlement that the investors think. In 2013, the project

verification and approval of the provincial settlement of 53 projects with a total
investment capital is 85.26 billion settlement fell 1.73 billion compared to the value of
the settlement that the investors think. In 2012, the project verification and approval of

x


the provincial settlement of 47 projects with a total investment capital is 68.27 billion
settlement fell 2.23 billion compared to the value of the settlement that the investors
think. In 2011, the project is examining the settlement is approved 43 projects with a
total capital investment was 58.82 billion settlement is reduced compared to 2.35 billion
settlement of investor proposals.
Total capital investment in the development mobilized in 2011-2015 reached
3012.8 billion (of which: state budget: 757.421 billion, which VGB: 1831.96 billion,
foreign capital: 423.422 billion). Continuing to invest in the construction of irrigation
works in a multi-target, improve irrigation, and drained for crops; coping with climate
change; dredging, renovation and new construction field canals, river dykes; seed
production of high quality livestock; aquaculture areas; ...
However, besides that still exist shortcomings limitations: Business planning and
capital allocation are widespread, the structure is irrational capital allocation resulted in
insolvency in the province is quite large (NN arrears figures to the end of 31/12/2014 is
406.441 billion, accounting for 40.82% of total volume implementation); advance
working capital and the payment was slow (with 53% feedback from project business);
Business investment capital settlement is generally slow (with 96.3% of respondents
from 17.4% to investors and comments from businesses think the settlement is delayed
due to the number of projects increased; 85 , 2% comments from investors and 13%
from business is that due to a large amount of capital investment; 3.2% the opinion of
investors and 65.2 reviews of businesses think a some guidelines are not clear, ...).
Stems from the fact that the author has given the solution for the province,
namely: planning the allocation of investment capital in phases, promote research,

transfer and application of science and technology; Continue to innovate and perfect
mechanisms and policies, create new momentum for development of agriculture and
rural development; Stepping up the training of human resources to meet the needs of the
industry development of modern agriculture and international integration; Mobilizing
capital construction investment in infrastructure systems synchronized, multi-target; ... ..
Keywords: investment, investment management, investment management in the
agricultural sector.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong các năm gần đây, tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình chuyển dịch mạnh
cơ cấu kinh tế (từ đơn vị hành chính cấp thị xã lên tỉnh trực thuộc Trung ương) theo
hướng hiện đại. Trong tiến trình phát triển, quản lý vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã
hội luôn được đặt lên hàng đầu và đi trước một bước so với các mục tiêu phát triển
khác. Có nhiều hình thức đầu tư (như BT, BOT, BTO, PPP…) bằng nhiều nguồn vốn
khác nhau (như vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn thu hút của nước ngoài,
vốn huy động trong nhân dân) (Quốc hội, 2005a). Nước ta là nước chiếm 80% là nông
nghiệp, nên việc đầu tư vào các dự án nông nghiệp là hết sức quan trọng va thiết yếu,
góp phần vào việc thúc đẩy chung sự phát triển kinh tế xã hội đất nước và nguồn vốn
đầu tư từ Ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua,
cùng với sự phát triển của đất nước, tỉnh Hưng Yên đã nhận được sự quan tâm của
Đảng, Chính phủ, các nước khác và các tổ chức quốc tế, lĩnh vực nông nghiệp được
chú trọng trong đầu tư, nhiều đề án, chương trình và dự án nông nghiệp đã phát huy
được hiệu quả, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu kinh tế xã hội
trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản
xuất. Kết quả đạt được giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản giai đoạn 2011-2015
tăng trưởng bình quân 2,2%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nông nghiệp chuyển

dịch tích cực theo hướng giảm giá trị trồng trọt, tăng giá trị chăn nuôi-thủy sản (Gía
trị sản xuất ngành trông trọt giảm từ 47,5% năm 2011 xuống còn 44,67% năm 2015;
chăn nuôi thủy sản tăng từ 50,82% năm 2011 lên 53,27% năm 2015. Tỷ lệ người
dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh nông thôn đạt 91,6% trong đó 53,2% đạt
quy chuẩn nước sạch của Bộ Y tế; tỷ lệ hộ nghèo 2,69%, đến hết năm 2015 đã có 35
xã đạt chuẩn Nông thôn mới) (UBND tỉnh Hưng Yên, 2015).
Tuy vậy, công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn
những hạn chế, tình trạng thất thoát lãng phí, gây ra nợ đọng, kém hiệu quả trong đầu
tư lĩnh vực nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN vẫn thường xuyên xảy ra. Các nguyên
nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN như: Bố trí kế hoạch
vốn đầu tư phân tán, dàn trải, tốc độ giải ngân vốn chậm, bộ máy quản lý vốn đầu tư
kém hiệu quả, năng lực chưa cao không đáp ứng được yêu cầu công việc (Sở Kế hoạch
và Đầu tư Hưng Yên, 2013). Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư nông nghiệp là
rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư (Hoàng Văn
1


Lương, 2011). Vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp tăng
cường công tác quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nguồn NSNN trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên sao cho hiệu quả, góp phần khắc phục tình trạng hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý vốn đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” để đánh giá thực trạng
quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích
tìm ra nguyên nhân, đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản lý
vốn đầu tư.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
tỉnh Hưng Yên, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nguồn vốn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến công
tác quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Về không gian: Đề tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, đề
tài chỉ tập trung vào những dự án nông nghiệp do tỉnh làm chủ đầu tư.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến thực
trạng công tác quản lý vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp từ nguồn NSNN tỉnh Hưng
Yên trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2011 – 2015), đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý vốn đầu tư từ 2016 - 2020.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư và dự án đầu tư nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư nhà nước
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và

các quy định khác của pháp luật có liên quan (Quốc hội, 2005b).
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là một bộ phận của hoạt động đầu tư, trong
đó việc bỏ vốn được xác định rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm
phục vụ cho hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm thu được lợi ích dưới nhiều
hình thức khác nhau. Đầu tư nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân được thông qua nhiều hình thức như đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng,
hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế và các công trình nông
nghiệp, nông thôn chủ yếu bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội như hệ thống: giao thông nông thôn, thông tin
liên lạc, chiếu sáng công cộng; công trình hồ đập thủy lợi; công trình Trạm y tế xã,
văn hóa giáo dục… Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật cho xã hội, góp phần làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc
dân của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
2.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư nhà nước
Đầu tư nhà nước là một bộ phận của hoạt động đầu tư cho nên nó mang đầy
đủ những đặc điểm của hoạt động đầu tư, ngoài ra đầu tư NN còn có những đặc
điểm sau:
- Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là một hoạt động bỏ vốn, do vậy quyết định
đầu tư thường trước hết là quyết định tài chính, thể hiện ở các chỉ tiêu: Tổng mức đầu tư,
nguồn vốn đầu tư, cơ cấu tài chính, khả năng hoàn vốn,... (Chính phủ, 2009b).
- Đầu tư nhà nước là hoạt động có tính chất lâu dài, kết quả của đầu tư NN là
những sản phẩm có giá trị lớn. Đây là một điểm khác biệt so với những loại hình
đầu tư khác, do đó khi xác định tổng mức đầu tư dự án phải tính đến các yếu tố thay
đổi chưa lường trước được ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án (khoản chi phí

3


dự phòng) (Chính phủ, 2009b). Cũng vì giá trị công trình rất lớn nên người sử dụng

không thể "thanh toán" toàn bộ giá trị công trình trong một lúc mà phải "thanh toán"
từng phần (từng hạng mục hay bộ phận công trình hoàn thành). Việc cấp vốn đầu tư
lĩnh vực nông nghiệp phải phù hợp với đặc điểm này. Điều đó được thể hiện qua
việc chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán từng phần cho nhà thầu trong quá trình thi
công xây lắp (Bộ Tài chính, 2011b).
- Có tính chất cố định: Dự án nông nghiệp sẽ được triển khai ở ngay nơi mà
nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến
quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy cần được
bố trí hợp lý địa điểm xây dựng bảo đảm các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải
phù hợp với kế hoạch, quy hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác
lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân
đối của vùng lãnh thổ (Quốc hội, 2003).
- Sản phẩm đầu tư nhà nước có tính độc lập, mỗi công trình có thiết kế và dự
toán riêng, tùy vào mục tiêu đầu tư, điều kiện địa hình, địa chất ... của nơi đầu tư
xây dựng công trình nên chi phí cho mỗi sản phẩm thường là không giống nhau.
Đây là một đặc điểm cần được lưu ý trong quá trình quản lý vốn đầu tư. Quản lý
vốn đầu tư xây dựng công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xác định cho
từng công trình (Chính phủ, 2009b).
- Đầu tư nhà nước thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên, thời tiết..., mặt khác đầu tư nhà nước có tính chất lâu dài nên
các yếu tố thay đổi theo thời gian như giá cả, lạm phát ... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quản lý đầu tư nhà nước. Do vậy, đầu tư nhà nước phải thực hiện đúng và tuân thủ
các bước: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán. Để các
dự án đầu tư nhà nước có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao, ở mỗi giai đoạn đều
có khâu thẩm định. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, người quyết định đầu tư tổ chức
thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư trước khi phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức
thẩm định thiết kế kỹ thuật (đối với trường hợp thiết kế hai bước) và thiết kế bản vẽ
thi công (đối với trường hợp thiết kế một bước). Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, chủ
đầu tư tổ chức quản lý khối lượng chất lượng thi công công trình, nghiệm thu khối
lượng hoàn thành và báo cáo quyết toán phải được người quyết định đầu tư tổ chức

thẩm định và phê duyệt (UBND tỉnh Hưng Yên, 2011).

4


2.1.2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết và chủ yếu được tích
lũy từ nền kinh tế, tức phần tiết kiệm sau tiêu dùng (của cá nhân và Chính phủ) từ
GDP. Nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, xét về lâu dài là nguồn đảm bảo cho sự
tăng trưởng kinh tế ổn định, là điều kiện đảm bảo tính độc lập tự chủ quốc gia. Tuy
nhiên, nguồn ngoài tích lũy nội bộ, các quốc gia có thể huy động nguồn vốn nước
ngoài cho đầu tư nhà nước (Quốc hội, 2002). Từ đó, có thể thấy nguồn vốn đầu tư
phát triển nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng bao gồm những nguồn vốn sau:
(1) Nguồn vốn trong nước gồm: Vốn ngân sách nhà nước và vốn khác.
- Vốn nhà nước bao gồm: Vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của nhà nước
(Quốc hội, 2005b).
- Vốn khác bao gồm: Vốn tư nhân, vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh,
dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
(Chính phủ, 2009a).
(2) Nguồn vốn nước ngoài: Nguồn này bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI) và
đầu tư gián tiếp (ODA) thông qua hình thức 100 % vốn nước ngoài, các hình thức
liên doanh, liên kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (Quốc hội, 2005b).
a. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư nhà nước
Vốn đầu tư nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp là toàn bộ vốn bỏ ra để chi
phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng kế hoạch sử dụng đất, công trình lĩnh vực
nông nghiệp, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi mua sắm, lắp đặt thiết
bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Như vậy, có thể hiểu vốn đầu tư
NN là nguồn tiền được huy động đầu tư cho nhà nước. Hay nói cách khác vốn đầu tư
NN là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất hoặc

phi sản xuất. Vốn đầu tư nhà nước bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt (vốn xây
lắp); chi phí mua sắm thiết bị máy móc (chi phí thiết bị); chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí quản lý dự án; chi phí khác (Chính phủ, 2009b).
b. đặc điểm vốn đầu tư nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được
mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, quy hoạch
ngành, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt
5


máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán (Hội đồng Bộ
trưởng, 1990).
Vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp từ NSNN là một loại vốn đầu tư cho các
công trình nông nghiệp như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thủy sản, hệ thống điện,.... Do đó, nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm
của vốn đầu tư nói chung. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp từ nguồn vốn NSNN còn có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm cơ bản
của vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp từ NSNN gồm:
- Vốn đầu tư nhà nước từ NSNN thường có quy mô lớn: Các chương trình, dự
án được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn và không có
khả năng thu hồi trực tiếp, có tác dụng chung cho nền kinh tế - xã hội nhưng các
thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Mặt
khác, nguồn vốn được cấp phát trực tiếp từ ngân sách không hoàn lại nên đây là
nguồn vốn rễ bị thất thoát, lãng phí. Do vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư NN phải
chặt chẽ và thiết lập các biện pháp quản lý, cấp vốn đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm
tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát, bảo đảm quá trình
đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện liên tục, đúng theo kế hoạch và tiến
độ đã được xác định (Chính phủ, 2003).
- Khả năng thu hồi vốn thấp, hoặc không thể thu hồi trực tiếp: Phần vốn chi
đầu tư NN từ NSNN phần lớn mang tính chất là phần vốn cấp phát không hoàn lại

và chủ yếu là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư những công trình này đem lại
là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng của địa phương. Song những công trình này lại không có khả năng thu hồi
vốn trực tiếp nên việc tính toán hiệu quả đầu tư các công trình này là rất phức tạp và
nhiều khi hiệu quả chỉ thể hiện rõ sau một thời gian dài đưa công trình vào khai
thác, sử dụng (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
- Là vốn có nguồn từ NSNN: Vốn đầu tư NN từ NSNN là thuộc quyền sở hữu
Nhà nước. Nhà nước là chủ thể có quyền chi phối và định đoạt nguồn vốn NSNN
dành cho đầu tư NN và là người đề ra chủ trương đầu tư, có thẩm quyền quyết định
đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán (tổng dự toán). Song quyền sử dụng vốn đầu tư
NN Nhà nước lại giao cho một tổ chức bằng việc thành lập các chủ đầu tư, các Ban
quản lý dự án. Chủ đầu tư và các Ban quản lý dự án là người được Nhà nước giao
6


trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của
pháp luật (Quốc hội, 2002).
- Các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư vao lĩnh vực nông nghiệp từ
NSNN phụ thuộc rất lớn vào quy mô và khả năng cân đối của ngân sách. Trong điều
kiện ngân sách hạn hẹp, nhu cầu đầu tư lớn thì rất dễ bị co kéo vốn đầu tư làm cho việc
bố trí vốn dàn trải, không đáp ứng được tiến độ đầu tư của dự án, dễ làm chậm tiến độ
đầu tư của công trình xây dựng.
Những đặc điểm trên đây cho thấy: Trong quản lý vốn đầu tư NN của NSNN
dễ bị thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Nếu các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án không
ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đáp
ứng yêu cầu quản lý; Nhà nước không tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bằng
những cơ chế chính sách ràng buộc trách nhiệm thì thất thoát lãng phí trong đầu tư
NN thuộc vốn NSNN là không thể tránh khỏi.
2.1.3. Quản lý vốn đầu nhà nước

2.1.3.1. Nguyên tắc quản lý vốn đầu từ nguồn ngân sách nhà nước
Việc quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN cần tuân thủ những nguyên tắc sau
đây (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011):
- Quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ NSNN phải tiết
kiệm, hiệu quả bởi nguồn lực thì hữu hạn mà nhu cầu thì vô cùng.
- Công khai minh bạch: Nguồn vốn đầu tư từ NSNN là tài sản của dân mà
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Do vậy, người dân có quyền được biết Nhà nước
đã chi tiêu thế nào để thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát. Công khai minh bạch ở
đây là công khai việc phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các dự án đầu tư; công khai
về tổng mức đầu tư, tổng dự toán được duyệt, kết quả lựa chọn nhà thầu, ... Hiện
nay nội dung này được thực hiện phổ biến thông qua công tác giám sát đầu tư của
cộng đồng (theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ Tướng
Chính phủ ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng).
- Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và chức năng sản xuất kinh
doanh, phân cấp quản lý về đầu tư xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và
chủ đầu tư. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, của
chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
- Tập trung thống nhất: Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà cần có sự

7


tập trung ưu tiên cho các công trình trọng tâm, trọng điểm. Theo nguyên tắc này,
Nhà nước cần có thứ tự ưu tiên cho các dự án. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên phụ thuộc
vào điều kiện cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
- Khác với các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác, Nhà nước chỉ quản lý
chủ trương đầu tư, quản lý quy trình đánh giá tác động môi trường, các dự án đầu tư
thuộc vốn NSNN phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng
do Nhà nước ban hành. Các thủ tục này được ban hành theo hướng tăng cường cải
cách thu tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”.

- Việc quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư luôn đi đôi với công tác kiểm tra,
giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt phải áp dụng nghiêm các
chế tài của pháp luật.
- Quy trình quản lý vốn đầu tư nhà nước của Nhà nước được thực hiện theo
sơ đồ 2.1.
Nhà nước: cấp phát vốn

Chủ đầu tư: đơn vị sở hữu vốn đầu tư
(Chủ dự án)

Đơn vị thi công: đơn vị thực hiện đầu tư (sử dụng nguồn vốn thực hiện DA đầu tư)

Đơn vị tiếp nhận, quản lý, khai thác dự án (sử dụng quản lý tài sản)
Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý vốn đầu tư nhà nước của Nhà nước
(Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên 2014)
2.1.3.2. Lập Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư
Địa phương lập kế hoạch đầu tư công trung hạn trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ được giao và các nguồn vốn mình có; không nhất thiết lập kế hoạch tất cả
các nguồn vốn.
Về các căn cứ và nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020
8


Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải theo đúng các
căn cứ và nguyên tắc quy định trong Luật Đầu tư công và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày
05 tháng 8 năm 2014, trong đó cần lưu ý:
- Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải nhằm thực hiện các mục tiêu,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; đồng thời phải phù hợp với
khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các

thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước.
- Đối với các dự án khởi công mới trong 5 năm 2016-2020, ngay từ năm 2015
và kế hoạch 5 năm 2016-2020 bộ, ngành và địa phương phải bố trí đủ vốn chuẩn bị
đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
- Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020, đối với từng
nguồn vốn, các bộ, ngành, địa phương chỉ phân bổ 85% tổng số vốn, còn lại 15% để
dự phòng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công
trung hạn trong từng năm cụ thể.
Rà soát dự kiến danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016- 2020
Để chuẩn bị danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, cần phải
tiến hành rà soát kỹ lưỡng trong cả 3 lần xây dựng dự thảo kế hoạch nêu ở Điểm 1,
Mục II dưới đây.
Rà soát danh mục dự án chuyển tiếp
Các huyện, thành phố lập danh mục các dự án đang được bố trí kế hoạch vốn
đầu tư công giai đoạn 2011-2015 theo từng nguồn vốn; chia ra nhóm các dự án:
Danh mục dự án hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, nhưng chưa bố trí
đủ vốn; Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020; Danh mục
dự án hoàn thành sau năm 2020.
Rà soát danh mục các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực, chưa được bố trí vốn, nhưng đã có trong
kế hoạch đầu tư được phê duyệt (đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm
quyền đồng ý bố trí vốn đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 trước thời điểmLuật
Đầu tư công có hiệu lực).
Đối với các dự án này, được bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020,
không phải làm các thủ tục về thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư,
quyết định đầu tư.
9


Rà soát danh mục dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020

Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật
Đầu tư công có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2015), chưa có trong kế hoạch đầu
tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (chưa được Thủ tướng Chính phủ và cấp
có thẩm quyền đồng ý bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020) và các dự án
khởi công mới: Thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và
quyết định dự án theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư công. Đồng thời, đề
nghị các bộ, ngành, địa phương:
Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch năm 2015 và trong giai đoạn 20162020 để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án mới.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, điều kiện để tổ chức lập, thẩm định gửi cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại Mục 1, Chương II của
Luật Đầu tư công. Ở địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực
Hội đồng thẩm định dự án nhóm A và chủ trì thẩm định phê duyệt chủ trương đầu
tư tất cả các chương trình, dự án nhóm B và C và thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn.
Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, tổ chức lập,
thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công theo quy định tại Mục 2, Chương II
của Luật Đầu tư công.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của địa phương được
xây dựng theo quy trình thống nhất và báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến gửi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư theo 3 lần dự thảo như sau:
Dự thảo kế hoạch
Đây là giai đoạn dự kiến sơ bộ về nhu cầu đầu tư. Trong giai đoạn này, các
bộ, ngành, địa phương triển khai các công việc sau đây:
Xác định nhu cầu và tổng số vốn đầu tư dự kiến cho 5 năm tới.
- Về tổng số vốn trung ương: Dự kiến tổng số vốn của ngân sách trung ương
cho từng bộ, ngành, từng địa phương tăng bình quân khoảng 10%/năm (bao gồm
tổng vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình mục tiêu và các nguồn vốn khác do Trung ương quản lý). Phương pháp xác
định: căn cứ kế hoạch năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó loại
trừ ra những khoản vốn tăng không thường xuyên trong năm 2015, như khoản 4.306

10


tỷ đồng từ thu sử dụng đất của Bộ Quốc phòng, các chương trình, các dự án lớn đã
hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015 như: Nhà Quốc hội, trụ sở làm việc của một
số cơ quan nhà nước,…Chương trình Biển Đông - Hải đảo và khoản hỗ trợ các dự
án cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương do dự án cấp bách có nhiều thay
đổi giữa các giai đoạn và giữa các địa phương.
Lấy kết quả rà soát kế hoạch 2015 đã loại trừ các khoản vốn nêu trên tăng
thêm 10%, được số vốn dự kiến năm 2016; lấy số vốn dự kiến 2016 tăng thêm 10%,
được số vốn dự kiến năm 2017,... Tổng cộng lại có tổng số vốn ngân sách trung
ương dự kiến sơ bộ 5 năm 2016-2020 (bằng khoảng 6,7 lần kế hoạch năm 2015 đã
loại trừ các yếu tố nêu trên) bao gồm toàn bộ nguồn vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực
và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (đối với các bộ, ngành trung ương) và tổng
số vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địa phương.
Về vốn đầu tư trong cân đối ngân sách của các địa phương (không bao gồm
tiền thu sử dụng đất): dự kiến mức vốn theo các nguyên tắc quy định trong Chỉ thị
số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: trong năm đầu thời kỳ ổn định
ngân sách nhà nước phấn đấu tăng khoảng 10% so với kế hoạch năm trước do Thủ
tướng Chính phủ giao, trong các năm sau giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương căn cứ tình hình và triển vọng phát triển kinh tế và nguồn thu
ngân sách địa phương và tỷ lệ điều tiết giai đoạn 2016-2020 xác định cụ thể mức
vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương theo hướng ưu tiên cho đầu tư phát
triển, tăng bình quân hằng năm khoảng 7-10% so với kế hoạch năm trước do Thủ
tướng Chính phủ giao.
(2) Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và số
dự kiến về tổng số vốn đầu tư nêu trên, các bộ ngành và địa phương xác định những
mục tiêu ưu tiên để đầu tư. Từ đó rà soát danh mục dự án đầu tư, bao gồm:
- Các dự án chuyển tiếp (phân rõ nhóm dự án hoàn thành trước ngày 31
tháng 12 năm 2015, nhóm dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2016-2020).

- Các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật Đầu tư
công có hiệu lực nhưng chưa được bố trí vốn, đã có trong kế hoạch đầu tư cấp có
thẩm quyền phê duyệt (đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền đồng ý
bố trí vốn đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 trước thời điểm Luật Đầu tư công
có hiệu lực), không phải thực hiện các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt chủ
trương đầu tư.
11


- Các dự án khởi công mới phải phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định
của Luật Đầu tư công.
Căn cứ kết quả rà soát, dự kiến danh mục dự án đầu tư cho 5 năm tới.
(3) Dự kiến phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020 bao gồm tổng vốn đầu tư; số vốn phân bổ theo ngành, lĩnh vực, chương
trình; danh mục và dự kiến sơ bộ mức vốn bố trí cho từng dự án cụ thể theo các nguyên
tắc, tiêu chí quy định trong Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Thông báo số 63/TB-VPCP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Văn phòng
Chính phủ (nêu tại điểm 3 và điểm 4 dưới đây) và văn bản hướng dẫn này.
Trên cơ sở đó, tổng hợp thành báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn lần
thứ nhất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư với đầy đủ các nội dung đã quy định trong Luật
Đầu tư công.
- Rà soát lần cuối về danh mục dự án, các điều kiện thủ tục đầu tư của từng
chương trình, dự án cụ thể. Riêng về các chương trình, đến giai đoạn này, đã có
quyết định phê duyệt chương trình của cấp có thẩm quyền, cho nên việc rà soát lựa
chọn danh mục các dự án thuộc chương trình phải phù hợp với mục tiêu và phạm vi
của từng chương trình.
- Dự kiến phương án phân bổ vốn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình
cho từng dự án cụ thể theo đúng tổng số vốn dự kiến kế hoạch được thông báo và
các nguyên tắc thứ tự ưu tiên bố trí vốn như đã nêu ở phần trên.
Trong việc rà soát danh mục dự án và bố trí vốn trong giai đoạn phân bổ chi

tiết cần lưu ý xử lý các dự án dở dang thuộc các chương trình không tiếp tục thực
hiện trong giai đoạn 2016-2020, như: lồng ghép vào các chương trình khác, chuyển
vào nhiệm vụ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của các bộ, ngành, vốn cân đối của
ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện dự án; hoặc áp
dụng các biện pháp điều chỉnh giảm quy mô, giãn hoãn,...; bảo đảm hiệu quả số vốn
đã đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí.
Dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020
Trên cơ sở dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 20162020 (khả năng cân đối từng nguồn vốn theo quy định tại Chỉ thị số 23/CTTTg) các bộ, ngành, địa phương dành lại dự phòng khoảng 15% kế hoạch từng
nguồn vốn theo ngành, lĩnh vực, chương trình để xử lý các vấn đề phát sinh, cấp bách
12


trong quá trình triển khai kế hoạch trung hạn; dự kiến phương án phân bổ 85% tổng
số vốn của từng nguồn vốn theo quy định sau:
(1) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ
trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án đầu tư công khởi
công mới trong giai đoạn 2016-2020 theo quy định và các dự án dự kiến khởi công
mới cho giai đoạn tiếp theo (nếu có).
(2) Bố trí vốn thực hiện dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực, vốn các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu cho từng dự án để giải phóng mặt bằng, lập
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án hoặc hạng mục của dự
án và tổ chức thi công cho các dự án theo thứ tự ưu tiên nêu tại văn bản này.
Đối với các dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020 ngoài các nguyên tắc,
tiêu chí chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu
tư theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công.
- Bảo đảm bố trí đủ vốn giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành dự án theo tiến độ
đầu tư đã được phê duyệt.
b) Dự kiến các kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế trong phương án phân
bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

c) Đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, chính sách triển khai kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016-2020.
Thứ tự ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông báo
số63/TB-VPCP ngày 16 tháng 02 năm 2015 như sau:
- Ưu tiên đầu tiên bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Các
bộ, ngành và địa phương trên cơ sở Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, lựa chọn dự án và dự kiến sơ bộ
số vốn hỗ trợ của nhà nước, cân đối trong tổng vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực,
chương trình và vốn cân đối ngân sách địa phương.
- Ưu tiên thứ hai là bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA bảo đảm cân đối
vốn đúng các dự án đã có, sẽ có trong 5 năm tới.
- Ưu tiên thứ ba là thanh toán trả nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn đã
ứng trước.

13


×