Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ CHÍ NGHIÊM

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Vũ Chí Nghiêm

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị xã Từ Sơn,
Phòng Quản lý đô thị thị xã, UBND các xã, phường trên địa bàn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Vũ Chí Nghiêm

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình và đồ thị ..................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis Abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng................................. 5

2.1.1.

Quản lý nhà nước............................................................................................. 5

2.1.2.


Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .............................................................. 8

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .............................................. 11

2.1.4.

Nguyên tắc trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng ................................. 21

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .................... 23

2.1.6.

Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................ 28

2.2.1.

Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng một số quốc gia
trên thế giới ................................................................................................... 28

iii



2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại một số địa phương
trong nước ..................................................................................................... 32

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho thị xã Từ Sơn ......................................................... 36

2.2.4.

Các nghiên cứu có liên quan .......................................................................... 38

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 39

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 51


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 51

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 52

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 53

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 53

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 54

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 55
4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã
Từ Sơn........................................................................................................... 55

4.1.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ................................................................................................. 55


4.1.2.

Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã ............ 56

4.1.3.

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ................................................................................................. 61

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn ....... 63

4.2.1.

Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch xây dựng ........................................ 63

4.2.2.

Quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng ......................................... 70

4.2.3.

Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng .................................................. 75

4.2.4.

Xử lý vi phạm trật tự xây dựng ..................................................................... 77


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn thị xã
Từ Sơn........................................................................................................... 82

4.3.1.

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý trật tự xây dựng .......... 82

4.3.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ............................................. 85

iv


4.3.3.

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý ........................................................ 90

4.3.4.

Ý thức và sự hiểu biết của chủ đầu tư............................................................. 92

4.3.5.

Thông tin tuyên truyền ................................................................................... 94

4.4.


Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ................................................................................................. 96

4.4.1.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị ........................................................... 96

4.4.2.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng ............ 100

4.4.3.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong
quản lý trật tự xây dựng ............................................................................... 101

4.4.4.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của
người dân trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng ....... 103

4.4.5.

Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng ...................................... 104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 107
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 107


5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CPXD

Cấp phép xây dựng

DT

Diện tích

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHĐT

Quy hoạch đô thị


TTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn giai đoạn
2013-2015 ................................................................................................ 42
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 ................. 45
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 theo giá
hiện hành .................................................................................................. 48
Bảng 4.1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Từ Sơn giai đoạn 2006-2020 ................ 65
Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây
dựng đối với công tác Quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thị xã
Từ Sơn ...................................................................................................... 67
Bảng 4.3. Thực trạng công bố quy hoạch và cắm mốc lộ giới ngoài thực địa ............. 69
Bảng 4.4. Tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn ........................... 71
Bảng 4.5. Đánh giá của người dân về công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ............................................................................................ 73
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã

Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 ..................................................................... 76
Bảng 4.7. Các lỗi điển hình trong vi phạm trật tự xây dựng sai phép trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ............................................................................................ 77
Bảng 4.8. Các lỗi điển hình trong vi phạm trật tự xây dựng không phép trên địa
bàn thị xã Từ Sơn ...................................................................................... 84
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ đối với hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý
TTXD ....................................................................................................... 83
Bảng 4.10. Đánh giá của chủ đầu tư về hoạt động cấp giấy phép xây dựng trên địa
bàn thị xã Từ Sơn ...................................................................................... 86
Bảng 4.11. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại các hộ điều tra ............................... 89
Bảng 4.12. Số lượng và cơ cấu cán bộ Phòng quản lý trật tự đô thị Từ Sơn tình
đến 31/12/2015.......................................................................................... 90
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về cán bộ làm công tác quản lý TTXD trên
địa bàn thị xã Từ Sơn ................................................................................ 91
Bảng 4.14. Nhận thức của người dân về các vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng ......... 93
Bảng 4.15. Các hình thức tiếp tuyên truyền về TTXD người dân tiếp nhận được ............. 95

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................... 55
Hình 4.1. Quy hoạch phân khu đô thị Thị xã Từ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 ............................................................................................ 64
Hình 4.2. Quy hoạch xây dựng khu Di tích lịch sử Đền Đô ....................................... 66
Hình 4.3. Quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 Khu đô thị mới DABACO tại Đình
Bảng, thị xã Từ Sơn .................................................................................. 66
Đồ thị 4.1. Kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Từ Sơn ....... 76
Hình 4.4. Công trình ông Nguyễn Hồng Quang – Phường Tân Hồng Xây dựng
nhà ở sai nội dung GPXD (Xây quây kín ban công, lấn chiếm khoảng

không) ....................................................................................................... 78
Hình 4.5. Vi phạm sai mẫu thiết kế theo quy định tại dãy nhà mặt phố thuộc khu
công nghiệp làng Đồng Kỵ, Phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn. ................... 78
Hình 4.6. Công trình xây dựng không có giấy phép, vượt quá số tầng, không có
bạt che chắn tại 141 đường Tân Lập phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn..... 79
Hình 4.7. Công trình xây dựng sai chỉ giới quy hoạch tại xã Hương Mạc, thị xã
Từ Sơn. ..................................................................................................... 80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Chí Nghiêm
Tên Luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa
bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng
trong thười gian tới ở địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như các sách,
báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các báo cáo,... Số liệu sơ
cấp được thu thập chủ yếu thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra với các đối tượng là
cán bộ quản lý và chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn 3 phường đại diện cho thị
xã bao gồm Đông Ngàn, Đình Bảng và Đồng Kỵ. Số liệu thu thập được được phân tổ,

và xử lý bằng phần mềm exel. Các phương pháp phân tích số liệu trong luận văn bao
gồm phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Từ Sơn là một Thị xã của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội và
là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa – giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Đây là một
đô thị phát triển mạnh về công nghiệp, do đó, quá trình xây dựng diễn ra ngày càng
mạnh mẽ cả về cơ cấu lẫn quy mô, riêng trong lĩnh vực xây dựng đã có nhiều dự án lớn
(như dự án khu nhà ở phường Tân Hồng – Đông Ngàn, dự án khu đô thị Phú Điền, dự
án khu Da Ba Cô phường Đình Bảng, khu công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ …), khu đô
thị mới (điển hình là khu đô thị mới Nam Từ Sơn – một trung tâm thương mại có tầm
cỡ lớn), hoặc các khu nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ của từng hộ gia đình…
Những năm qua, Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo các cơ quan chức
năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng nhằm nâng cao ý thức của cán
bộ làm công tác quản lý, của người dân đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm
những công trình vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu chủ đầu tư tự dỡ bỏ hoặc tổ chức
cưỡng chế phần sai phạm đối với công trình vi phạm. Qua đó việc xây dựng đã và đang

ix


tuân thủ khá nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nhằm tạo nên hình ảnh một thị xã
Từ Sơn khang trang, văn minh và hiện đại.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng ở thị xã Từ Sơn cho thấy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng luôn
có xu hướng ngày càng tăng, thể hiện qua những hoạt động xây dựng sai, trái phép,
không đảm bảo an toàn xây dựng, gây mất mĩ quan đô thị, nhiều vi phạm không được
phát hiện, xử lý kịp thời, hoặc chưa xử lý kiên quyết triệt để, quản lý nhà nước kém hiệu
lực, kém hiệu quả, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội… Chỉ tính riêng năm 2015,
Phòng quản lý đô thị thị xã Từ Sơn đã chủ trì hoặc phối hợp với UBND các xã kiểm tra
52 công trình xây dựng trên địa bàn thì có tới 30 công trình xây dựng không có giấy

phép, 8 công trình xây dựng sai nội dung giấy phép. Nổi cộm trong số các công trình
xây dựng vi phạm có thể kể đến công trình xây dựng không có giấy phép, vượt quá số
tầng, không có bạt che chắn tại 141 đường Tân Lập phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.
Hay các công trình xây dựng vi phạm sai mẫu thiết kế theo quy định tại dãy nhà mặt
phố thuộc khu công nghiệp làng Đồng Kỵ, Phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn,...
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự gia tăng nhanh chóng tốc
độ xây dựng trong công nghiệp, đô thị ở thị xã với mức sống của người dân ngày càng
cao; công tác quản lý trật tự xây dựng rất phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực; đất đai,
quy hoạch, kiến trúc; ý thức pháp luật hạn chế của một bộ phận dân cư, pháp luật chưa
hoàn chỉnh…
Để tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn, tá giả đã đề
xuất một số giải pháp như : Hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị ; Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng; Hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quản lý trật tự xây dựng; Tăng cường
công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong chấp
hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng và đẩy mạnh phối hợp trong quản
lý trật tự xây dựng.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Chi Nghiem
Thesis title: “Enhancing the state management of construction order in Tu Son
town, Bac Ninh”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Based on the assessment of the state of the state management of construction
order in Tu Son town last time propose solutions to enhance the State management on
construction in the near future about the same locally.
Materials and Methods
The secondary data were collected from available sources such as books,
newspapers, magazines, scientific works were published, reports, ... Primary data are
collected all principally through interviews with questionnaires to subjects as managers
and investors for construction in 3 wards representing towns including East Thousand,
Dinh Bang and Dong Ky. The data collected are broken, and handled by software excel.
The method of data analysis in the thesis includes description of statistical methods and
comparison method.
Main findings and conclusions
Tu Son is a town of Bac Ninh, the satellite towns of the capital, Hanoi, and is
one of the two economic centers, culture and education of Bac Ninh province. This is a
strong urban industrial development, so the process of building increasingly strong
place in terms of structure and scale, particularly in the construction sector has several
major projects (such as area projects housing Tan Hong - Dong Ngan, project Phu Dien,
project of DaBaCo Dinh Bang and industrial zones in Dong Ky village ...), new urban
areas (typically new urban area South Tu Son - a commercial center with a large
caliber), or adjacent buildings, individual housing for each household ...
These years, the People's Committee of Tu Son town has directed the authorities
to strengthen the State management designed to raise awareness of staff management,
the people at the same time take measures to strictly deal with serious violations
projects, require the investor to remove or organization enforcement violations parts for
violating work. Thereby the construction has been strictly complied with the provisions
of the law to create the image of a spacious Tu Son town, and modern civilization.

xi



In addition to these achievements, the management practices of state
construction order in Tu Son town to find abuses in the construction sector there is
always a growing trend, as shown by the work building wrong, illegal, do not ensure the
safety of construction, causing urban aesthetic, many violations are not detected, timely
treatment, or no treatment resolutely radical, poorly managed state effective, ineffective,
affecting security, social order ... Only in 2015, urban management departments Tu Son
town has chaired or coordinated with the CPCs checked 52 construction in the province
there were 30 buildings without permits, 8 construction permits wrong content.
Prominent among the buildings violations may include construction without permits,
exceeded the number of floors, no shielding at 141 baht Lap Dinh Bang Ward Street, Tu
Son town. Construction or wrong designs violations stipulated in the city blocks of
industrial parks in Dong Ky village, Dong Ky Ward, Tu Son town, ...
This situation is different for many reasons: the rapid increase in the pace of
construction in the industrial and urban centers in towns with people's living standards
higher and higher; work order management very complex construction-related fields;
land, planning and architecture; limited legal awareness on the part of citizens, the law
is incomplete ...
To enhance the State management on construction order in the province,
Colonel authors have proposed a number of measures such as: Improving urban
development planning; Promote the reform of administrative procedures in the
management of construction permits; Perfecting the system of legal documents, to
strengthen the organization in the management apparatus construction order;
Strengthening information and communication, enhance self-consciousness of the
people in the executive management of the provisions in order to build and strengthen
coordination in the management of construction order.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, quá trình đô thị hóa mạnh
mẽ, số lượng đô thị được nâng lên, quy mô mở rộng, chất lượng nâng cao. Để có
được những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về xây dựng.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, cùng với việc đầu tư các
nguồn lực cho việc phát triển các công trình xây dựng ở đô thị, đáp ứng các nhu
cầu nhà ở, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của nhân dân, Nhà nước và
xã hội ta không ngừng hoàn thiện khung thể chế về trật tự xây dựng, trong đó có
các quy định về trách nhiệm hành chính. Đồng thời, Nhà nước cũng đòi hỏi áp
dụng nghiêm túc các quy định về quản lý đối với vi phạm trong xây dựng nhằm
quản lý nhà nước có hiệu quả đối với lĩnh vực xây dựng, đồng thời bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo các yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước về xây dựng ở nước ta còn nhiều thách thức
trong quá trình phát triển đất nước. Tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, tính kết nối hạ tầng còn yếu. Vấn đề ùn tắc giao thông, môi trường ô
nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng này,
trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng
còn thiếu đồng bộ, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ. Các cơ quan còn chồng chéo về
chức năng và nhiệm vụ trong quản lý.
Thị xã Từ Sơn được thành lập theo quyết định 01/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2008, trên cơ sở tiếp quản toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của huyện Từ Sơn cũ. Thị xã là cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô
thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa –
giáo dục của tỉnh Bắc Ninh (sau thành phố Bắc Ninh). Đây là một đô thị phát
triển mạnh về công nghiệp, do đó, quá trình xây dựng diễn ra ngày càng mạnh
mẽ cả về cơ cấu lẫn quy mô, riêng trong lĩnh vực xây dựng đã có nhiều dự án lớn

(như dự án khu nhà ở phường Tân Hồng – Đông Ngàn, dự án khu đô thị Phú
Điền, dự án khu Da Ba Cô phường Đình Bảng, khu công nghiệp làng nghề Đồng

1


Kỵ …), khu đô thị mới (điển hình là khu đô thị mới Nam Từ Sơn – một trung
tâm thương mại có tầm cỡ lớn), hoặc các khu nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ của từng
hộ gia đình…Về cơ bản, việc xây dựng đã và đang tuân thủ khá nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật nhằm tạo nên hình ảnh một thị xã Từ Sơn khang
trang, văn minh và hiện đại. Coi trọng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị,
Thị ủy và Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn luôn tăng cường công tác quản lý nhà
nước về xây dựng nhằm nâng cao ý thức của cán bộ làm công tác quản lý, của
người dân đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những công trình vi phạm
nghiêm trọng, yêu cầu chủ đầu tư tự dỡ bỏ hoặc tổ chức cưỡng chế phần sai
phạm đối với công trình vi phạm.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn công tác quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng ở thị xã Từ Sơn cho thấy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực
xây dựng luôn có xu hướng ngày càng tăng, thể hiện qua những hoạt động xây
dựng sai, trái phép, không đảm bảo an toàn xây dựng, gây mất mĩ quan đô thị,
nhiều vi phạm không được phát hiện, xử lý kịp thời, hoặc chưa xử lý kiên quyết
triệt để, quản lý nhà nước kém hiệu lực, kém hiệu quả, ảnh hưởng tới an ninh,
trật tự xã hội… Chỉ tính riêng năm 2015, Phòng quản lý đô thị thị xã Từ Sơn đã
chủ trì hoặc phối hợp với UBND các xã kiểm tra 52 công trình xây dựng trên địa
bàn thì có tới 30 công trình xây dựng không có giấy phép, 8 công trình xây dựng
sai nội dung giấy phép. Nổi cộm trong số các công trình xây dựng vi phạm có thể
kể đến công trình xây dựng không có giấy phép, vượt quá số tầng, không có bạt
che chắn tại 141 đường Tân Lập phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. Hay các
công trình xây dựng vi phạm sai mẫu thiết kế theo quy định tại dãy nhà mặt phố
thuộc khu công nghiệp làng Đồng Kỵ, Phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn,...

(Phòng Quản lý đô thị thị xã Từ Sơn, 2016).
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự gia tăng nhanh chóng
tốc độ xây dựng trong công nghiệp, đô thị ở thị xã với mức sống của người dân
ngày càng cao; công tác quản lý trật tự xây dựng rất phức tạp liên quan đến nhiều
lĩnh vực; đất đai, quy hoạch, kiến trúc; ý thức pháp luật hạn chế của một bộ phận
dân cư, pháp luật chưa hoàn chỉnh…
Từ những trình bày trên đây, tác giả chọn vấn đề: “Tăng cường quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm
đề tài luận văn thạc sĩ. Đây là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn
nhằm giúp cải thiện hơn việc bảo đảm trật tự quản lý xây dựng tại địa phương

2


nơi tác giả sinh sống và công tác. Các đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác này ở thị xã Từ Sơn có thể có ý nghĩa đối với các địa phương khác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn thị xã Từ Sơn thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về xây dựng trong thười gian tới ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015.
- Đề xuất giả pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ
Sơn trong thời gian qua như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
Những giái pháp nào áp dụng để tăng cường quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong những năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
* Đối tượng khảo sát:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Các công ty, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng
trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Các đơn vị thi công công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đề tài tập trung làm rõ các nội dung trong quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng; các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý xây dựng; chủ thể
quản lý; hệ thống tổ chức quản lý, kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng ở
một số địa phương và một số quốc gia trên thế giới.
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, các yếu tổ ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường uản lý
nhà nước về xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Về không gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong 3 năm (2013 - 2015).
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập vào năm 2015.
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 5/2015-5/2016.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2020.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG
2.1.1. Quản lý nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Theo từ điển tiếng việt, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo yêu cầu nhất định (Hoàng Phê, 2003). Mỗi lĩnh vực khoa học có định
nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng
trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C.MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ
thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc
trưởng” (Nguyễn Đức Bình và cs., 2002).
Như vậy theo C.Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt
được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái
niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”. (Nguyễn
Minh Đạo, 1997). Hay “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của
những người khác” (Harol Koontz et al., 1998). “Quản lý là việc đạt tới mục
đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” (Đỗ Hoàng
Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).

5


Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất các các mặt của
đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ
nhân dân, duy trì và ổn định sự phát triển của xã hội.” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa.

Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản
lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà
nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định
của pháp luật.
2.1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nươc ta rút ra các đặc điểm của quản lý
nhà nước như sau:

6


Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người
với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được
hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý
phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng
trong xã hội.
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng

quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được
vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi
của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên,
liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định,
không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước
giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ
thống hành vi xã hội được ổn định.
Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ
chức chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể
nhân dân, các hiệp hội.v.v. So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà
nước có những điểm khác biệt như sau:
Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy
quản lý nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan tư pháp;
Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức
sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên
ngoài lãnh thổ quốc gia.
Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,
ngoại giao.

7


Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ
pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.
Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự
ổn định và phát triển của toàn xã hội (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).

2.1.1.3. Vai trò, chức năng của quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản
lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ
chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước bao
gồm 3 chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực
hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống
hành chính nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư
pháp thực hiện (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội có
quy định một số khái niệm sau:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám
sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công
trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động
khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

8



Có thể hiểu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp trong quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
công trình xây dựng.
Hay có thể hiểu quản lý nhà nước về xây dựng là quá trình quản lý của các
cơ quan bao gồm Bộ Xây dựng, UBND cấp tình và huyện về các hoạt động lập
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn
nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành,
bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công
trình trên địa bàn quản lý của UBND cấp tỉnh và huyện.
Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn.
Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai,
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương,
thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của
từng đô thị…
Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở,
tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanh
tra Bộ và các Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện để
kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên to àn quốc, dẫn đến tình trạng vi
phạm trật tự xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng
gây dư luận xă hội và tốn không ít tiền của của Nhà nước và nhân dân.
Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quy
hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xây dựng
công trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra, kiểm tra hậu cấp phép (quản lý trật
tự xây dựng).
Như vậy, quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản
lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể trong xây dựng

nói chung và trật tự xây dựng nói riêng, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc,
quy tắc và mỹ quan, môi trường.
Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi rà soát, kiểm tra những công trình
xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã

9


được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã định. Quản lý
trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép.
Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là GPXD và các tiêu
chuẩn đă được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác
cấp phép được thực thi có hiệu lực.
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến
nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên
quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý cảnh quan, kiến trúc
phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng;
giữ gìn và phát triển các khu dân cư theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo
điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của
nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng
đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
Từ những vấn đề nêu trên có thể đưa ra định nghĩa: Quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở
pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự
trong xây dựng.
2.1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước về trật tự xây dựng là
phương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hội cũng như cảnh quan, môi trường, trật tư tại các khu dân cư.

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cũng là một dạng quản lý xã hội đặc
biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của
con người trong các hoạt động xây dựng, kiến thiết nhằm thoả mãn nhu cầu hợp
pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xă hội.
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp bao gồm UBND các cấp, các cơ quan
quản lý trong ngành xây dựng như Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Phòng quản lý
đô thị, Thanh tra xây dựng,…
Đối tượng của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là các hoạt động xây
dựng của toàn thể nhân dân (dân cư) sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia.

10


Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi
tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố, tỉnh với Quy hoạch chi
tiết từng quận, huyện, và xuống các phường xã, thị trấn.
Hoạt động quản lý trật tự xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều
kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương, đặc biệt là giữa đô
thị và nông thôn.
Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy
hoạch- kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự và một số luật có liên quan khác
(Nguyễn Chí Công, 2012).
2.1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng
ít được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gấn đây nhiều vấn đề thực tiễn
liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời
hợt, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp.
Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan

tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn
minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai trò quan trọng như là một trong những
giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư nông thôn
có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông
thuận lợi. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự
xây dựng, chuyên đề này nhằm bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý xây
dựng theo quy hoạch, quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng, xử phạt vi
phạm hành chính và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng
(Nguyễn Chí Công, 2012).
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.3.1. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch
Tất cả các hành vi vi phạm quy hoạch xây dựng phải bị đình chỉ ngay và
được xử lý kịp thời theo các quy định của pháp luật. Người có thẩm quyền quản
lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết
định không kịp thời, trái thẩm quyền gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

11


Căn cứu theo Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng thì quản lý quy hoạch
xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng
- Quản lý các mốc giới ngoài thực địa
- Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công
trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân thủ theo
quy hoạch xây dựng

Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phải
tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng sau khi đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và như vậy các cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp là HĐND
và nhân dân có thể theo dõi, giám sát trách nhiệm này của các cơ quan quản lý
nhà nước, qua đó nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về quy
hoạch của tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đây là vấn đề mà thời gian vừa qua, tại
một số địa phương các cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện nghiêm túc và
đầy đủ nhiệm vụ, chức trách của mình.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch xây dựng được công
bố, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ quy
hoạch xây dựng và quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không công bố, công bố chậm, công
bố sai nội dung quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt thì tùy theo mức độ thiệt
hại, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người có trách nhiệm có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính hoặc bị buộc phải bồi
thường thiệt hại.
Tùy theo loại quy hoạch xây dựng, người có thẩm quyền công bố quy hoạch
xây dựng quyết định các hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng như sau:
- Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ
chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy
hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí;
- Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hình tại
nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân
dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;

12


×