Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÌM HIỂU QUAN hệ VIỆT NAM lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.03 KB, 21 trang )

TÌM HIỂU QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO
Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như
quan hệ hệ hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào. Trong
suốt nửa thế kỷ qua, hai nước đã luôn kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc đấu
tranh vì độc lập, tự do. Ngày nay, hai nước luôn sát cánh bên nhau vững bước
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước. Đây
thực sự là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, anh em, trước sau như một, mối quan
hệ đã trở thành biểu tượng của thời đại, là tài sản vô giá mà hai Đảng và nhân dân
hai nước Việt Nam-Lào luôn giữ gìn, bảo vệ, vun đắp và truyền tiếp cho các thế hệ
mai sau.
Trong thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt
Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em luôn sát cánh chiến đấu và dành
cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, có hiệu quả cả tinh thần và vật chất.
Vì Việt Nam, Lào sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình. Tình đoàn kết chiến đấu
và sự ủng hộ quý báu của những người đồng chí, anh em Lào thực sự là nguồn cổ
vũ mạnh mẽ cho toàn quân, toàn dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng tộc
và tái thiết đất nước.
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định sự ủng hộ và
đoàn kết với Lào là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Đó cũng là
tư tưởng hành động nhất quán của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam với sự
nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Lào anh em.
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, đầu tư, văn hóa, giáo dục,


khoa học, kỹ thuật. Sự củng cố và phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Lào là một
trong những nhân tố góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển chủ nghĩa xã hội ở hai
nước trong những năm qua. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam và quá trình cập nhật
hóa mô hình kinh tế ở Lào đã tạo tiền đề, tương tác và bổ sung lẫn nhau trên cả
bình diện lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các đại biểu bày tỏ niềm tự hào về mối quan hệ đoàn kết anh em trước sau


như một, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và
nhân dân hai nước Việt Nam-Lào. Mối quan hệ hữu nghị, anh em, đoàn kết và hợp
tác Việt Nam đã được xây dựng và thử thách trong khói lửa đấu tranh cách mạng,
là tài sản vô cùng quý báu cho nhân dân hai nước trên con đường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Về mặt địa lý Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một
dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong
lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và đặc biệt trong hơn bảy thập kỷ
qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai
nước Việt Nam – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vihẳn đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc
và là quy luật phát triển chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước
phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Nhìn lại chặng đường hào hùng lịch sử đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá
trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc.
Trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã
thành lập Liên quân Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung.
Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu


sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự
phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự
nghiệp kháng chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với
việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.
Thời kỳ sau đó, tinh thần đoàn kết Việt Nam – Lào lại càng được hun đúc và
tôi luyện hơn khi hai nước nhịp nhàng hỗ trợ nhau trên các mặt trận quân sự và đối
ngoại, làm thất bại âm mưu phá hoại và tiến hành chiến tranh do chủ nghĩa thực
dân mới gây ra. Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh
chiến đấu của quân và dân hai nước Việt – Lào ngày càng được tăng cường và dãy

Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây đã trở thành
hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”
trong những năm tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn giúp
nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2-121975 tại Lào.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và quá độ
đi lên CNXH, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến đấu chống
kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện dưới sự
lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam và Đảng NDCM Lào. Ngày 18-7-1977, hai nước
ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Hiệp ước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ
sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào trong thời kỳ mới; tạo cơ sở để hai bên tiến tới ký kết hàng loạt các
thỏa thuận hợp tác sau này giữa hai nước. Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn
nhau sau chiến tranh, Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo
đảm an ninh, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ
hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ đó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền


và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và
cùng có lợi.
Trong công cuộc đổi mới của mỗi nước ngày nay, cả hai nước Việt Nam và
Lào đều giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội,
đối ngoại. Quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước Việt – Lào cũng được đẩy mạnh
và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang phát
triển trên một nền tảng sâu rộng và ngày càng vững chắc. Đến nay, các cuộc tiếp
xúc cấp cao giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và địa phương
hai bên được tiến hành thường xuyên; Ủy ban liên Chính phủ thường niên được
duy trì và củng cố. Giao lưu giữa các tổ chức, các tầng lớp nhân dân ngày càng
nhộn nhịp, hình thức ngày càng phong phú.
Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam

– Lào trong những năm gần đây ngày càng khởi sắc, bước đầu tạo nền tảng vật
chất để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ các chính sách
ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên thương mại Việt Nam – Lào tăng trưởng
đều trong những năm gần đây. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước từ
năm 2001 đến 2005 ước đạt 687,8 triệu USD, bình quân 137,56 triệu USD/năm.
Năm 2006, tổng kim ngạch hai chiều đạt 260 triệu USD. Hai bên phấn đấu đạt kim
ngạch hai chiều một tỷ USD vào năm 2010 và hai tỷ USD vào năm 2015. Cùng với
tăng trưởng thương mại là sự tiến bộ vượt bậc của hợp tác đầu tư. Cho đến nay,
Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệu USD và
trở thành nước lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào. Các dự án đầu tư của
ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao
thông vận tải, trồng cây công nghiệp… Không chỉ giới hạn trong hợp tác kinh tế,
hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng được quan tâm thúc đẩy. Hợp tác giáo dục, đào
tạo đã và đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và được nâng lên cả về số lượng và
chất lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và


phát triển nông thôn. Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc
đẩy, với việc hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu
quốc tế và quốc gia. Hợp tác an ninh – quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ
tin cậy cao.
Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em
giữa Việt Nam và Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế
như LHQ, Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh
tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp
tác bốn nước Lào – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV). Tam giác phát triển Việt
Nam – Lào – Camp-chia; góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu
vực và trên thế giới.
Trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình
hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước, hai nước đặt ưu tiên cao nhất

cùng phấn đấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống tình đoàn kết đặc biệt và sự
hợp tác toàn diện Việt – Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và
hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền
vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để
đạt được mục tiêu này, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí quyết tâm và thỏa
thuận chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hai nước phấn đấu
phối hợp làm tốt những trọng tâm sau:
– Không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ
chính trị đặc biệt hiếm có không chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà thấm sâu xuống các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
– Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị
tốt đẹp sẵn có. Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền hai nước và hoàn thiện hơn
nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi đã dành cho nhau. Chủ động thúc đẩy hợp tác ở
cả ba cấp: Chính phủ với Chính phủ, địa phương với địa phương và doanh nghiệp


với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế.
Trong từng thời kỳ, xác định một số trọng tâm hợp tác kinh tế cụ thể, phù hợp với
khả năng, nhu cầu của mỗi nước và mang lại lợi ích cho cả hai phía; tập trung tổ
chức thực hiện triệt để, đồng thời thường xuyên theo dõi giám sát để tháo gỡ kịp
thời các vướng mắc phát sinh.
– Tiếp tục tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và cùng
phối hợp nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự
nghiệp cách mạng của mỗi nước, chia rẽ quan hệ hai nước.
– Tích cực trao đổi thông tn về tình hình quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ tại các
diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ các tổ chức mà hai bên cùng
là thành viên.
Là nước láng giềng anh em gần gũi, nhân dân Việt Nam luôn tự hào có nhân dân
Lào là người bạn thủy chung trong sáng trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng
dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất

nước ngày nay. Chúng ta vui mừng chứng kiến những đổi thay nhanh chóng đang
diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước Triệu Voi tươi đẹp và chân thành mong
muốn nhân dân các bộ tộc Lào anh em, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
NDCM Lào sẽ xây dựng thành công một nước Lào phồn vinh và vững mạnh, có
quan hệ đối ngoại rộng mở, có vai trò và vị thế không ngừng được nâng cao trên
trường quốc tế. Kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm
Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt – Lào, nhiều hoạt động phong phú và
sôi nổi đã được tổ chức trên khắp mọi miền cả hai nước. Nhân dịp này, chúng ta
cùng khẳng định quyết tâm phấn đấu kế thừa và vun đắp tình đoàn kết đặc biệt,
quan hệ hữu nghị thủy chung gắn bó và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai
Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững,
góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN ở mỗi nước,
cũng như vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH MỐI QUAN HỆ HỮU
NGHỊ VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
Lào và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã
được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì
đều tổn hại đến lợi ích của cả Lào và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai
nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,
sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân
hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận
lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.
1. Nhân tố về địa chiến lược
Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông
Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương,
2. Nhân tố về Văn hóa
Việt Nam và Lào đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

Là cái nôi của nông nghiệp lúa nước, nền kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp.
Tôn giáo: Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến các nước Đông Dương về Phật giáo và
Hinđu giáo trong đó có Việt Nam và Lào.
Người Lào và người Kinh cùng với các dân tộc khác xuất hiện trên bán đảo Đông
Dưong từ xưa đã có quan hệ khăng khít với nhau. Từ xưa các quốc gia cổ của họ
đã cùng nhau hay nói cách khác là cùng sống chung trên một vùng đất..... Từ cuối
thế kỷ XIX đến nay có số phận lịch sử gần như tương đồng qua từng thời kỳ, từ
thuộc Pháp cho tới chịu sự ảnh hưởng Trung Hoa nên rõ ràng văn hóa cũng chịu
tác động tương tự dù đậm nhạt ở mỗi nước có khác nhau.
3. Nhân tố lịch sử
Từ lâu trong lịch sử, Lào đã có mối quan hệ với Việt Nam, trong cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược. Những năm 1930 -1945, dưới sự lãnh đạo của


Đảng Cộng sản Đông Dương nhân dân hai nước đã cùng chống thực dân Pháp xâm
lược. Đến năm 1954, nhân dân hai nước lại cùng kề vai sát cánh chiến đấu chống
đế quốc Mỹ xâm lược. Thời kỳ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Lào không
ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến
thăm cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Lào của Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ
mới "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững
lâu dài".
4. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Lào và Việt Nam
4.1 Nhu cầu hợp tác của hai nước
Nhu cầu quan hệ hợp tác Lào -Việt Nam được hình thành trong lịch sử, nhất là
trong các thời kỳ cả hai dân tộc bị ngoại bang xâm lược và cai trị, nhân dân hai
nước đã chủ động liên minh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đứng trước những thuận
lợi và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác Lào - Việt Nam
càng trở nên thiết thực hơn nhằm bảo vệ và phát huy những thành quả đã đạt được.

Về phương diện kinh tế, là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có vị trí địa
lý liền kề, do đó, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đưa lại những lợi ích quan trọng.
Về phương diện an ninh - chính trị, lịch sử đã chứng minh Lào và Việt Nam có lợi
ích căn bản và sống còn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với nhau.
4.2 Chính sách đối ngoại của Lào
Đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng lâu đời của Lào, đất nước đã từng giúp đỡ
Lào thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, Nhà
nước và nhân dân Lào luôn dành cho Việt Nam một vị trí quan trọng trong chính
sách đối ngoại của mình. Phát huy tình đoàn kết cách mạng trước đây, trong giai
đoạn mới, Lào hết sức coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
(XHCN) Việt Nam, coi đó là một phần tất yếu nhằm giữ vững ổn định và phát triển
kinh tế xã hội của mỗi nước.
Mục tiêu của Lào trong chính sách đối với Việt Nam là đảm bảo quan hệ hòa bình,
ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác hữu nghị đôi bên


cùng có lợi, giữ vững an ninh quốc phòng vì lợi ích của mỗi nước và khu vực. Mặc
dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là chế độ chính trị hai bên khác nhau; ,
song vượt lên trên tất cả là chính sách nhất quán của lãnh đạo và nhân dân Lào
dành cho Việt Nam luôn tốt đẹp, thân thiện. Nhìn trên tổng thể, nền ngoại giao của
Lào trong thời kỳ mới nói chung đều nhằm vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng, ổn định đất nước. Đối với Việt Nam,
Lào luôn dành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.
4.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam
Đối với Lào, Việt Nam thực hiện xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa
hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai
nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa
bình. Trong chính sách “coi trọng các nước láng giềng” này, Lào có một vị trí rất
quan trọng. Việt Nam và Lào cùng ở khu vực Đông Nam Á - khu vực phát triển

kinh tế năng động. Ngoài sự tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán... hai
nước còn có những lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau. Đặc biệt, sự giúp đỡ
vô tư, trong sáng thân tình, đã làm cho hai nước luôn đoàn kết gắn bó với nhau từ
trước đến nay. Chính điều này là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục nương
tựa vào nhau cùng phát triển trong bối cảnh mới.
Chuyên đề 3
NHỮNG THÀNH TỰU CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM

I. Quan hệ toàn diện giữa hai nước
1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao
Từ 1993 đến nay, quan hệ Lào - Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao đạt
được nhiều thành tựu và có phần khởi sắc trên nhiếu cấp độ:


Những năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các chuyến thăm,
làm việc nhằm tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước:
Trong tình hình nền chính trị đa đảng ở Lào, Việt Nam chủ trương duy trì, củng cố
quan hệ Nhà nước, Giao lưu hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai
nước cũng có những bước phát triển như sự ra đời của Liên minh xã hội dân sự vì
an ninh con người, đoàn kết nhân dân hai nước vì sự phát triển của đất nước Lào...
Đáng chú ý là những hoạt động tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã góp
phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn
kết giữa hai dân tộc láng giềng. Các địa phương cũng đã tạo lập mối quan hệ gắn
bó, nhất là những tỉnh giáp biên giới với Lào.
2.Trên lĩnh vực an ninh
2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ
Lào và Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền, toàn tuyến biên giới có
nhiều cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo điều kiện cho việc thông
thương hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước. Do đó, vấn đề biên giới luôn

được hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện để giải quyết ổn thỏa, nhằm phát triển
kinh tế - xã hội mỗi nước và của cả khu vực. Lào và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp
định, biên bản thỏa thuận về việc phân định biên giới
Hoạch định và phân định biên giới giữa Lào và Việt Nam đã tiến một bước dài.
Trong bối cảnh hợp tác an ninh - chính trị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều
sâu, Lào và Việt Nam đang cố gắng giải quyết đầy đủ và hợp lý, công bằng và
khách quan về vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới, đặc biệt là phân
định đường biên giới trên biển, trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau,
vì hòa bình và phát triển.
2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống
Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam và Lào đã có những hợp tác chặt chẽ nhằm đối
phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng xuất hiện nổi trội với
những khái niệm an ninh toàn diện như an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an
ninh môi trường, an ninh con người, an ninh tiền tệ, an ninh thông tin... Hai nước
tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi thông tin, kinh nghiệm,


đào tạo, phối hợp bảo vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của các thế
lực thù địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm...Có thể kể
đến một số hợp tác như chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn lậu qua biên
giới, phòng chống tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lạm dụng ma tuý ...và
nhiều loại tội phạm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định an ninh chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của từng quốc gia, dân
tộc. Hai nước cũng có nhiều hoạt động hợp tác an ninh thông qua các diễn đàn khu
vực như ASEAN, ARF, GMS(hợp tác Tiểu vùng Mê Công), Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào -Lào....nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển, đặc biệt là việc
thống nhất đẩy mạnh tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu phá hoại sự nghiệp
xây dựng đất nước của mỗi bên, đập tan âm mưu “diễn biến hoà bình”,“bạo loạn
lật đổ” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Hợp tác đối phó với những
thách thức an ninh phi truyền thống giữa Lào và Việt Nam trong khoảng hai thập
niên qua kể từ khi đất nước Lào đi vào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt những

thành tựu lớn lao, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác sâu rộng
hơn nữa trong thời gian tiếp theo vì mục tiêu phát triển hòa bình của hai nước và
của cả khu vực.
3. Trên lĩnh vực kinh tế
3.1. Quan hệ thương mại
* Về tình hình xuất nhập khẩu:
Từ năm 1993 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam tăng
trưởng nhanh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân của những năm sau cao
hơn những năm trước và mang lại hiệu quả tích cực cho cả hai phía. Những nỗ lực
của Lào và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác thương
mại giữa hai nước ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao hơn.
* Về cán cân thương mại, theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam và số
liệu chính thức của Phòng Thương mại Lào (CCC) công bố. Từ năm 1993 đến năm
2010, trao đổi thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam ngày càng tăng, trong
đó Việt Nam luôn đứng ở thế xuất siêu với giá trị thặng dư thương mại ngày càng
lớn.


*Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, so với các quốc gia trong khu vực, Lào và
Việt Nam là hai nước có sức sản xuất và tiêu thụ ở mức tương đối. Tuy nhiên,
trong phạm vi có thể, Lào và Việt Nam vẫn luôn tìm mọi biện pháp đẩy mạnh quá
trình trao đổi hàng hóa giữa hai bên được thuận lợi. Hàng xuất khẩu Việt Nam
sang Lào rất đa dạng về chủng loại, đủ các loại sản phẩm như nhóm hàng lương
thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu, dược phẩm, rau hoa quả tươi, máy
móc thiết bị, sản phẩm dệt may, vật liệu dụng cụ ngành tẩy rửa, phân bón, giống
cây trồng, dụng cụ ngành giáo dục... Mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là
gỗ nguyên liệu đã chế biến, cao su, hạt nông sản như thóc gạo, mè, đậu, điều... Đặc
biệt, mặt hàng thép và sản phẩm sắt thép có kim ngạch xuất khẩu sang Lào lớn
nhất, sau đó là các mặt hàng vải sợi các loại, vật liệu xây dựng, mì ăn liền. Đây là
những mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh và Lào đang rất cần để

xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với thị hiếu và giá
cả phải chăng nên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Lào trong thời gian qua.
3.2. Hợp tác đầu tư
Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Lào và Việt Nam ngày càng có dấu hiệu khởi sắc,
đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như tăng
cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống hai nước trong thời kỳ hội nhập.
Trong những năm gần đây, Lào và Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả chiến lược
đầu tư, kể cả ngắn hạn và dài hạn của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp thuộc
nhà nước lẫn tư nhân. Trong giai đoạn 1999 - 2010, nhiều dự án đầu tư của các tập
đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân Việt Nam tại Lào tăng nhanh cả về
số lượng lẫn quy mô. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn
thành lập công ty, mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và đi sâu tìm hiểu để tiến
tới hiện thực hóa việc đầu tư tại đất nước gần 14 triệu dân này. Ngoài nguồn vốn
FDI, Việt Nam còn tăng cường hợp tác đầu tư với Lào bằng vốn viện trợ chính
thức (ODA) và vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ
Lào. Mặc dù số vốn của hai chương trình đầu tư này không lớn nhưng cũng góp
phần giúp Lào thực hiện một số dự án cơ bản, đồng thời nâng cao uy tín và hình
ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong lòng nhân dân Lào.
Về phía Lào, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về tiềm lực kinh tế, song Chính
phủ và các doanh nghiệp Lào vẫn có những nỗ lực xúc tiến đầu tư một số dự án tại


Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây số dự án và vốn đầu tư có sự gia tăng
đáng kể.
4. Trên một số lĩnh vực khác
4.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với Lào
và Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, từ rất sớm hai
nước đã có những hợp tác trên lĩnh vực đặc biệt này nhằm đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất

nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu vực cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học và công nghệ hiện nay, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Lào và Việt
Nam càng được quan tâm và đẩy mạnh nhằm đáp ứng ngày càng cao công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng như tăng cường mối quan hệ truyền thống giữa
hai dân tộc
Về phía Việt Nam:
Việt Nam đã giúp đào tạo cho Lào hàng ngàn học sinh, cán bộ bậc cao đẳng, đại
học, nghiên cứu sinh trong hầu hết các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,
y tế...
4.2. Hợp tác về du lịch
Lào và Việt Nam được biết đến là những quốc gia có nhiều di sản văn hóa và thiên
nhiên hấp dẫn, đặc biệt có nhiều di sản lớn được UNESCO công nhận. Trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, Lào và Việt Nam đều chú trọng đến hiệu quả và lợi ích mà
ngành du lịch mang lại, vì vậy hợp tác du lịch giữa hai nước cũng được đẩy mạnh
trên nhiều phương diện từ hợp tác về khai thác, quảng bá các sản phẩm du lịch đến
hợp tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đổi mới của mỗi
nước. Đặc biệt, việc quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này nhằm khai thác
triệt để lợi thế so sánh ngành, nhất là lợi thế về mặt địa lý gần kề, mở rộng giao lưu
kết nối văn hóa, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, ổn định chính
trị mỗi nước cũng được hai nước đặc biệt chú ý. Số lượng khách du lịch qua lại
giữa Lào và Việt Nam ngày càng tăng lên. Du lịch hai nước còn mở rộng hợp tác
với các nước và khu vực.


4.3. Hợp tác về y tế
Hợp tác y tế giữa Lào và Việt Nam là một trong những lĩnh vực quan trọng, được
Chính phủ và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là giai đoạn hiện nay. Đặc
biệt, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ Lào trong lĩnh vực y tế, việc tiếp
nhận thường xuyên và khám chữa bệnh cho người dân Lào tại các trung tâm y tế
tuyến huyện, tỉnh giáp biên giới và bệnh viện TW của Việt Nam là minh chứng

thiết thực cho quá trình hợp tác này. Việt Nam đã hỗ trợ giúp Lào xây dựng một số
cơ sở hạ tấng y tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khám chữa bệnh cho
nhân dân Lào nói riêng và nhân dân Lào nói chung, góp phần to lớn thúc đẩy mối
quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai quốc gia. Chính phủ Việt Nam và các cơ
quan liên quan còn tích cực giúp đỡ Lào bằng cách tổ chức các đợt khám chữa
bệnh và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở các tỉnh vùng biên giới Lào,
đặc biệt là mổ đục thủy tinh thể, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch...
5. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương
5.1. Trong tổ chức ASEAN
Về phương diện kinh tế, những hợp tác giữa Lào và Việt Nam đã tạo điều kiện cho
hợp tác kinh tế nội khối diễn ra theo hướng tích cực. Đặc biệt, với mục tiêu biến
ASEAN thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã chính thức được thành lập tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV (1992).
Về phương diện an ninh, sự thúc đẩy hợp tác giữa Lào và Việt Nam là điều kiện
quan trọng góp phần cùng các nước thành viên ASEAN tạo dựng khu vực hòa
bình, ổn định và phát triển. Trước hết là việc tham gia đầy đủ của hai nước vào kế
hoạch triển khai chiến lược xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) năm
2015.
Về phương diện văn hóa - xã hội, Lào và Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể
trong việc thúc đẩy quá trình phát triển hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - xã hội giữa
các nước thành viên ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10
(11/2004) tại Viêng Chăn, cùng với các quốc gia thành viên, Lào và Việt Nam đã
nhất trí thông qua Chương trình hành động về văn hóa - xã hội ASEAN.


5.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam
-Campuchia-Lào
Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào -Campuchia từng bước được hình thành, củng
cố và phát triển, đưa lại lợi ích to lớn cho cả ba quốc gia trong quá trình hợp tác và

hội nhập. Trong những Hội nghị này, Lào và Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết
thực nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng tổng thể chiến lược kinh tế - xã hội của
Tam giác phát triển, cùng với Lào khẳng định quyết tâm đưa mối quan hệ hợp tác
lên cao hơn dựa trên mối quan hệ truyền thống và tình hữu nghị, hợp tác toàn diện,
hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
5.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong
Lào và Việt Nam là hai nước nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, do đó lợi ích cũng
như những khó khăn, thách thức mà sông Mekong mang lại là rất lớn. Trong quá
trình hội nhập và phát triển, cả hai nước đều tích cực tham gia vào tổ chức GMS
với nhiều kỳ vọng về một chương trình hợp tác “nhiều quốc gia -một điểm đến”, vì
lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và góp phần vào hòa bình, ổn định
trong khu vực. Hợp tác Lào -Việt Nam trong GMS trước hết phải kể đến là việc
liên kết đa phương và song phương trong các dự án phát triển các hành lang kinh
tế, nhất là ba hành lang kinh tế lớn hiện nay:
Hành lang kinh tế Đông -Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc -Nam (NSEC) và
Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Ngoài ra, hai nước còn phối hợp với nhau
trong việc bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái của khu vực sông
Mekong./

Chuyên đề 4
TÌNH ĐOÀN KẾT, HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM – LÀO TRONG
SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC ĐÂY CŨNG
NHƯ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC HIỆN
NAY


Trong quá trình phát triển, nhân dân hai nước đã xây đắp nên mối quan hệ: “Láng
giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Mối
quan hệ truyền thống quý báu đó đã được lãnh đạo và nhân dân hai nước khẳng
định là tài sản chung vô giá, một nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng mỗi

nước, cần phải giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Chúng ta đều biết, vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam, Lào và Lào lần lượt bị thực
dân Pháp xâm chiếm, biến thành các xứ bảo hộ, thuộc địa của Pháp dưới cái tên
“Đông Dương thuộc Pháp”. Họa mất nước, số phận nô lệ đã sớm gắn bó nhân dân
Việt Nam và nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa
thực dân Pháp. Ngay từ những ngày dầu thực dân Pháp đặt chân lên đất nước Việt
Nam và Lào, những người yêu nước Việt Nam và Campchia đã đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau trong đấu tranh. Năm 1930, trước những đòi hỏi khách quan của lịch sử,
một tổ chức cách mạng có tên gọi là Đảng cộng sản Đông Dương đã ra đời để đảm
đương sứ mệnh lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đoàn kết
đấu tranh vì mục tiêu chung là làm cho ba nước Việt Nam, Lào và Lào hoàn toàn
độc lập.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh của nhân
dân Việt Nam và nhân dân Lào phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và ngày càng đi vào
chiều sâu; tình thần yêu nước và truyền thống đấu tranh dũng cảm của nhân dân
Việt Nam và nhân dân Lào đã được phát huy cao độ, trở thành một cao trào cách
mạng rộng lớn. Nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết của nhân dân mỗi nước với
sức mạnh đoàn kết của nhân dân hai nước, lần đầu tiên các chiến sĩ cánh mạng,
quân tình nguyện Việt Nam đã sang Lào, cùng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh
với nhân dân Lào tổ chức kháng chiến cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 là cơ sở pháp lý quốc tế cao nhất xóa bỏ ách
thống trị của thực dân Pháp; độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,
Lào và Lào được thế giới công nhận và tôn trọng. Đó là thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa
lịch sử của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân ba nước
Việt Nam – Lào – Campuchia.
Thực dân Pháp rút đi, đế quốc Mỹ nhảy vào, thi hành chính sách can thiệp vũ trang
xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc


lập tự do” (Hồ Chí Minh), nhân dân ba nước lại sát cánh bên nhau để bảo vệ nền

độc lập dân tộc. Hội nghị nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Lào, tháng 3/1965
tại Phnôm Pênh, một lần nữa khẳng định tình đoàn kết, liên minh chiến đấu chống
kẻ thù chung của nhân dân ba nước. Trong cuộc chiến đấu với đối thủ được coi là
mạnh nhất thế giới, hai nước Việt Nam – Lào đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý
báu, chí tình, chí nghĩa, lần thứ hai Việt Nam đưa quân trở lại chiến trường Lào,
phối hợp cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Lào chiến đấu chống lại những
cuộc hành quân xâm lược của quân đội Mỹ và tay sai. Đỉnh cao của tình đoàn kết
chiến đấu vĩ đại của nhân dân hai nước là sự phối hợp hành động trong cuộc tổng
tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Với thắng lợi năm 1975, lần đầu tiên trong lịch sử 100 năm, hai nước Việt Nam và
Lào mới thực sự giành được độc lập hoàn toàn. Tiếc rằng, tiếng súng chống Mỹ
vừa chấm dứt, nhân dân hai nước chưa một ngày được hưởng niềm vui thái bình
thì ngay lập tức tập đoàn phản động Pôn Pốt, núp dưới chiêu bài dân chủ, giả danh
Chủ nghĩa xã hội đã thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Lào, đồng
thời phát động cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống lại Việt Nam. Đáp lại lời
kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Lào trước nguy cơ dân
tộc bị diệt chủng, lần thứ ba các chiến sĩ quân tinh nguyện Việt Nam lại có mặt kịp
thời, cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Lào tiến hành cuộc cách mạng.
Ngày 7/1/1979, lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của Pôn Pốt, tiếp đó cùng với
Chính phủ và nhân dân Lào tiến hành công cuộc hồi sinh dân tộc, xây dựng cuộc
sống mới, tạo nên thế nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau đối phó với sự bao vây, cấm vận
và tiến công quân sự của các thế lực thù địch; phối hợp đấu tranh đi tới một giải
pháp chính trị toàn diện, công bằng cho vấn đề Lào, đảm bảo độc lập, chủ quyền
của Lào, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân Lào.
Sau Hiệp định Pari về Lào (tháng 10/1991), trước những biến động nhanh chóng
và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị
truyền thống, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước ngày càng phát triển sâu săc
với những cơ chế đặc biệt và sự hợp tác toàn diện. Hằng năm, lãnh đạo cấp cao hai
nước đều có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và thực hiện các chuyến thăm viếng lẫn
nhau dưới nhiều hình thức, đạt được nhiều thỏa thuận chiến lược, vừa định hướng

cho tổng thể quan hệ giữa hai nước, vừa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh
vực giữa hai nước. Các hình thức gặp gỡ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhất là


những kinh nghiệm về xây dựng đất nước giữa hai nước ngày càng được mở rộng,
các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các cấp, các
nghành, các địa phương, các doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ; sự phối hợp
trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quan hệ đoàn kết, hữu nghị
trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước tiếp tục được tăng
cường.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại là
lĩnh vực hợp tác truyền thống từ những năm tháng hai nước kề vai sát cánh, đồng
cam cộng khổ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiếp tục được
phát huy, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội và
phát triển của mỗi nước trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước, các vấn
đề về biên giới, kiều dân…cũng từng bước giải quyết trên tinh thần hữu nghị, phù
hợp với luật pháp của mỗi nước và thông lệ của quốc tế.

Chuyên đề 5
GIỮ GÌN, PHÁT HUY TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT
NAM

Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị
truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi. Thiên
nhiên nhân hậu đã cho dòng sông Mê Công chảy qua hai nước, tưới mát cho những
cánh đồng lúa bát ngát dọc đôi bờ, mang cá tôm nuôi dưỡng con người, làm nên
cuộc sống trù phú của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Dòng Mê Công cũng
chứng kiến mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam

– Lào ngày càng phát triển.
Và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các tuyên bố
chung Việt Nam - Lào đã ký tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của


nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực
lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước
kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng đàm phán hòa bình.
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới cần
bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác
cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai
nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và
những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội
dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức,
đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ Việt Nam - Lào, trên
tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa hai bên vào các nội dung
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Trong quan hệ hợp tác
kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa
là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam
đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam và Lào cần phải phát
huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết trở thành động lực thúc đẩy ngày
càng mạnh mẽ hợp tác toàn diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát
triển của mỗi nước, đưa hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, trong thời gian tới ngang
tầm với quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về biên
giới giữa hai nước và quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên
giới trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên
giới hòa bình, hữu nghị.

- Tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến
khích các hoạt động giao lưu giữa nhân dân, nhất là giữa các địa phương biên giới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục nhân dân hai nước hiểu biết về
truyền thống đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc.
- Hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và đối xử bình đẳng với kiều dân
của nhau như đối với ngoại kiều khác trên lãnh thổ nước mình.


- Hai bên cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau trên
các diễn đàn đa phương mà hai bên là thành viên; tích cực tham gia xây dựng
thành công Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 và xây dựng định hướng lớn
cho giai đoạn phát triển tiếp theo; nỗ lực củng cố và phát huy sự đoàn kết và vai trò
trung tâm của ASEAN, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của
khu vực; ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp
với luật pháp quốc tế và các cam kết của khu vực. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác
chặt chẽ với nhau và với các nước thành viên khác của Ủy hội Mê Công quốc tế
nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công./

KẾT LUẬN

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào đang đứng trước những thuận lợi lớn. Đó là:
- Hai nước vốn có truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vô
tư, trong sáng; trong quá trình thăng trầm của lịch sử hai nước đã kề vai sát cánh
bên nhau trên tinh thần tin cậy.
- Nền văn hóa đặc sắc của hai nước là động lực mạnh mẽ cho các hoạt động giao
lưu nhân dân hai nước thời gian qua cũng như trong thời gian tới.
- Lãnh đạo hai nước luôn khẳng định quyết tâm tiếp tục cùng nhau vun đắp mối
quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước phát triển. Sự trao đổi thường xuyên các
chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề và xác định đường lối
đứng đắn cho mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, các địa phương hai nước.

- Các cơ chế hợp tác đa dạng góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển tích cực,
hiệu quả phù hợp với lợi ích của hai nước.
- Hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước đang phát triển
thuận lợi. Các chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư, các dự án cơ sở hạ tầng,
kết nối giao thông, hệ thống chợ biên giới….đang được triển khai là nền tảng quan
trọng cho việc phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác giữa hai nước.


Trên cơ sở những thuận lợi đó và với quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, sự
nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng rằng
mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền
vững, lâu dài giữa Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại
những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn
định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới./



×