Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghề may ở xã vân từ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.13 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HUẾ

NGHỀ MAY Ở XÃ VÂN TỪ, HUYỆN PHÚ
XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình đ-ợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã
hội
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

Phản biện 1:
........................................:.........................................................
.................................................................................................
Phản biện 2:
.................................................................................................
.................................................................................................

Luận vn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận vn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã
hội................giờ..............ngày..............tháng .............


năm..............

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Th- viện Học viện Khoa học xã
hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Xuyên là một vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề”
của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội. Trong những năm
gần đây, việc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống là một
trong những chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của huyện.
Ngoài những làng nghề truyền thống nổi tiếng có lịch sử lâu
đời như khảm trai (Chuyên Mỹ), đan cỏ tế (Phú Túc), nặn tò he
(Phượng Dực)… trên địa bàn huyện còn phát triển một số nghề mới
mang lại thu nhập cao cho người dân đó là nghề may com lê (Vân
Từ), nghề giày da (Phú Yên). Trong đó nghề may com lê ở Vân Từ
đã và đang góp phần tích cực làm nên bức tranh tươi sáng văn hóa
các làng nghề ở Phú Xuyên.
Nghiên cứu về nghề may ở Vân Từ chúng ta không chỉ thấy
được diễn trình của nghề may từ xưa đến nay mà còn thấy được vai
trò, vị trí và những tác động của nó đến đời sống kinh tế - văn hóa
của người dân Vân Từ nói riêng và người Phú Xuyên nói chung. Việc
phát triển thành công nghề trong đó có nghề may là một hướng đi
đúng trong chủ trương ly nông bất ly hương ở Vân Từ hiện nay. Đây
là một “bài toán khó” mà nhiều địa phương khác chưa có hướng giải
quyết. Chính vì thế, đối với chúng tôi nghề may ở Vân Từ có một sức
hấp dẫn riêng và cần phải được nghiên cứu cụ thể góp phần nhận
diện bức tranh văn hóa làng nghề ở Vân Từ nói riêng và ở huyện Phú
Xuyên nói chung một cách đầy đủ hơn. Chính điều này đã thôi thúc

tác giả chọn đề tài “Nghề may ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở phần này chúng tôi nêu một vài công trình tiêu biểu trong
nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống. Hầu hết các công
1


trình này đều đề cập đến những nghề thủ công truyền thống ở nước ta
mà nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ với một số nghề lâu đời như
nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề mộc, nghề thêu, nghề đan lát…Từ
những nhận xét, kết luận của các tác giả đã cho chúng tôi cơ sở lý
luận về nghề và làng nghề truyền thống, để từ đó triển khai và thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Trong phạm vi hẹp, viết về nghề may và nghề may ở Vân Từ
có một số công trình và bài viết trên báo chí. Nhìn chung những tài
liệu viết về nghề may xã Vân Từ còn khá ít ỏi và mới chỉ mang tính
chất giới thiệu về nghề may. Chính vì vậy, trên cơ sở những tài liệu
đã đọc, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn về
nghề may ở Vân Từ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu một địa phương thành
công trong hướng ly nông bất ly hương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan xã Vân Từ;
trình bày diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ; trình bày những
biến đổi trong nghề may xã Vân Từ hiện nay; suy nghĩ về những vấn
đề đang đặt ra như nghệ nhân làng nghề, xây dựng thương hiệu, phát
triển làng nghề kết hợp với du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghề may ở xã Vân Từ từ sau khi

đất nước thống nhất đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghề may diễn ra ở Vân Từ từ sau
khi đất nước thống nhất đến nay. Ngoài ra luận văn cũng tìm hiểu
những người thợ Vân Từ đã làm nghề may ở Hà Nội trước 1975.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Chúng tôi quan niệm nghề may Vân Từ gắn
với bối cảnh tức là gắn với làng nghề Vân Từ nói riêng, đặt nghề và
2


làng nghề trong bối cảnh nghề và làng nghề huyện Phú Xuyên nói
chung.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này chúng tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp phân tích,
tổng hợp các nguồn tư liệu thành văn đã viết về làng nghề để có cơ sở
hiểu biết trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp điền dã dân tộc học với nhiều thao tác như:
Quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Phác thảo diện mạo nghề may Vân Từ trong bối cảnh nghề
và làng nghề ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Nhận diện một địa phương thành công trong mô hình ly
nông bất ly hương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về xã
Vân Từ, chương 2: Diễn trình nghề may com lê ở xã Vân Từ, chương
3: Những biến đổi trong nghề may Vân Từ và một số vấn đề đặt ra.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ TỔNG QUAN

VỀ XÃ VÂN TỪ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nghề
Theo Từ điển tiếng Việt: “ Nghề là công việc làm theo sự
phân công lao động của xã hội hay nghề khái niệm chỉ hoạt động sản
xuất kinh doanh” .
1.1.2. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống

3


Có nhiều tác giả đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về làng nghề và
làng nghề truyền thống. Ở phần này chúng tôi điểm qua một số khái
niệm của các nhà nghiên cứu đi trước để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Về khái niệm làng nghề: Trong cuốn Tổng tập nghề và làng
nghề truyền thống Việt Nam, làng nghề được định nghĩa như sau:
“Làng nghề là những làng trước đây sống dựa vào nông nghiệp do
điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị
trường tiêu thụ trên bình diện vùng, miền…) nên đã chuyển sang sản
xuất hàng thủ công mang tính chuyên biệt những vẫn không tách
khỏi nông nghiệp, có quy trình, bí quyết làm nghề nhất định. Những
mặt hàng do thợ thủ công sản xuất có tính thẩm mỹ và có thị trường
tiêu thụ rộng lớn.
Về khái niệm làng nghề truyền thống: Tác giả Dương Bá Phượng cho
rằng, làng nghề là một thiết chế gồm hai bộ phận cấu thành là “làng”
và “nghề”….Là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ
công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập.
Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại
hàng trăm năm, hàng nghìn năm.

1.2. Tổng quan về xã Vân Từ
1.2.1. Vị trí địa lý, dân cƣ và lịch sử hình thành xã Vân Từ
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vân Từ nằm bên tả ngạn sông Nhuệ, phía Tây Nam huyện
Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 40 km. Phía Bắc giáp
thị trấn Phú Xuyên, xã Sơn Hà, xã Tân Dân; phía Đông giáp xã Phúc
Tiến; phía Nam giáp xã Phú Yên; phía Tây giáp xã Chuyên Mỹ và xã
Minh Đức (huyện Ứng Hòa). Xã được chia làm 10 thôn gồm: Chản,
làng Chính, làng Chung, làng Cựu, làng Thượng, làng Trãi, làng Từ
Thuận và Dịch Vụ.
4


1.2.1.2. Dân cƣ
Theo một số nguồn tư liệu và lời kể của người dân địa phương
thì các làng ở Vân Từ có lịch sử lâu đời. Hiện nay tổng dân số toàn
xã là 5.790 người với 1.706 hộ, trong đó đều là người kinh. Trong xã
có nhiều dòng họ cùng sinh sống như dòng họ Trần (chủ yếu ở thôn
Cựu), dòng họ Nguyễn (chủ yếu ở thôn Từ Thuận), dòng họ Phạm,
Kiều….
1.2.1.3. Lịch sử hình thành xã Vân Từ
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Vân Từ vốn từ hai xã
Từ Thuận và Vân Hoàng thuộc tổng Thường Xuyên. Cách mạng
tháng tám năm 1945 thành công là mốc lịch sử trọng đại khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tất cả các mặt của xã hội đều có
sự chuyển biến lớn, trong đó hệ thống hành chính cũng thay đổi so
với trước đó. Xã Từ Thuận được đổi thành xã Từ Điều. Đến tháng 1
năm 1946 hai xã Vân Hoàng và Từ Điều hợp nhất lấy tên là xã Vân
Từ. Năm 1950 xã Vân Từ sáp nhập với xã Phú Yên thành xã Trần
Phú. Năm 1957 lại tách xã Trần Phú làm 2 xã như cũ là Phú Yên và

Vân Từ như ngày nay.
1.2.2. Nghề nghiệp
Vốn là xã thuộc đồng bằng chiêm trũng, nên việc sản xuất
nông nghiệp của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Vân Từ nằm
ngay cạnh Sông Nhuệ, đó là khúc sông hình chữ S, hai bờ sông
không có đê, lòng sông nông, mùa mưa nước từ đầu nguồn đổ về ở
đây trở thành túi nước của huyện Phú Xuyên. Hiện nay hệ thống
kênh mương đã được cải tiến, đưa nước, thoát nước vào đồng ruộng
theo ý muốn của người nông dân nên việc sản xuất nông nghiệp cũng
thuận lợi hơn, năng suất lúa đạt 233kg/ sào/vụ, một năm làm hai vụ.
Chính vì việc sản xuất nông nghiệp rất vất vả nên người Vân
Từ đã làm thêm nhiều nghề thủ công khác nhau để kiếm sống, trong
5


đó có nghề may com lê, nghề đóng giày, khâu giày, nghề khảm
trai…Trong đó nghề may hiện nay được xem là một nghề cính của
người Vân Từ.
1.2.3. Tín ngƣỡng, phong tục tập quán
Về tín ngưỡng – tôn giáo, ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt thì ở đây còn có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Đối
với những hộ làm nghề may còn có thêm tín ngưỡng thờ tổ nghề
may. Ở Vân Từ người hầu hết đại đa số người dân đều tin theo đạo
phật. Họ thường đi lễ chùa vào ngày rằm và mùng một, hoặc gia đình
có việc gì trọng đại đều lên chùa thắp hương và hỏi ý kiến của sư
thầy.
Ngày nay ở Vân Từ vẫn còn giữ được những phong tục tốt
đẹp như cưới hỏi, mừng thọ, tang ma… Tuy nhiên để phù hợp với
nếp sống mới, mỗi phong tục cũng có sự biến dổi nhất định, nhất là
trong “việc cưới, việc tang và lễ hội”. Chẳng hạn như thực hiện việc

tang văn minh tiết kiệm, người Vân Từ rất hưởng ứng việc khuyến
khích hỏa táng theo chủ trương của thành phố Hà Nội.
1.2.4. Đình, chùa và nhà cổ
* Đình làng
Cũng như những vùng quê khác, đối với người Vân Từ đình
làng là nơi gần gũi, quen thuộc. Đây không chỉ là nơi diễn ra các
công việc hội hè, đình đám của làng mà còn là nơi mà trong tâm của
mỗi người dân xa quê nhớ về. Hiện nay ở Vân Từ còn giữ lại được
một số ngôi đình như: đình làng Từ Thuận, đình làng Chản, Chính,
Chung, Cựu, Thượng, Vực. Trong đó đình làng Từ Thuận là một
ngôi đình tiêu biểu.
* Chùa làng Ứng Cử
Chùa làng Ứng Cử có tên tự là Viên Quang tự, thuộc thôn Ứng
Cử, xã Vân Hoàng, tổng Thường Xuyên, huyện Phú Xuyên nay là
6


chùa thôn Ứng Cử, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng trên 3.000 m2, được xây dựng từ
năm 1624. Chùa khởi công xây dựng khi chưa có dòng sông

Nhuệ, chùa được xây hướng về phía Tây Nam, đây là thế đất tam
thai ngũ nhạc.
Hiện nay chùa Viên Quang còn lưu giữ được nhiều bia, một
quả chuông đúc năm 1877 và 2 tấm hoành phi Tuệ nhất tâm, 13 pho
tượng cổ, 1 ngôi tháp thờ nhà sư tổ Thích Thông Viên. Chùa Viên
Quang là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa của
vùng đất Thăng Long xưa. Năm 2013 chùa đã được công nhận là di
tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
* Chùa làng Cựu

Chùa Dồi còn có tên gọi là Phúc Nhuệ tự thuộc thôn Cựu xã Vân
Từ. Người dân nơi đây cho rằng chùa này rất linh ứng và cái tên “Phúc
Nhuệ” ý nói Phật luôn ban phước lành cho dân như nước dòng Nhuệ
Giang.
Tổng thể kiến trúc của chùa gồm có: Tam quan, tiền đường,
thượng điện, nhà mẫu, nhà vong, nhà tổ đường, phía sau là nhà tổ ni
và một dãy nhà khác. Năm 2004 chùa xây thêm nhà vong là nơi gửi
vong của những người không nơi nương tựa, những người bị chịu
những oan ức. Bên trong có các bệ cao đặt bia tên của những người
đã khuất. Hàng ngày cứ 12 giờ, sư thầy lại mang cơm lên và đánh
chuông nhỏ và gọi tên người đã khuất để họ được về ăn cơm cửa
phật.
Chùa Dồi không những có nét kiến trúc cổ kính mà còn là nơi
thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng người dân làng Cựu nói chung và
Vân Từ nói riêng.
* Kiến trúc nhà cổ làng Cựu

7


Làng Cựu ở Vân Từ được mệnh danh là “làng biệt thự cổ”. Nơi
đây còn lưu giữ được lối kiến trúc Việt cổ và lối kiến trúc mang đậm
phong cách phương Tây. Thời Pháp thuộc, người thợ làng Cựu nổi
tiếng với nghề may âu phục ở khắp Bắc Kỳ, nhiều người giàu lên
nhanh chóng. Khi về làng, họ xây nhà theo lối kiến trúc Pháp đang
thịnh hành thời đó ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Trong tổng thể của ngôi làng hai lối kiến trúc này không làm mất đi
vẻ hài hòa mà càng làm đẹp hơn, độc đáo hơn kiến trúc của làng.
Những ngôi nhà cổ kính của làng Cựu giờ đây đang đứng trước
bài toán về mối quan hệ giữa việc giữ gìn di sản kiến trúc với việc

đổi mới không gian sống. Nhiều gia đình không có đủ kinh tế để
phục dựng những tư gia bề thế như xưa trong khi các công trình đã
bắt đầu xuống cấp. Thiết nghĩ cần phải có sự vào cuộc của các cấp
lãnh đạo để bảo tồn nét văn háo độc đáo này.
Tiểu kết chƣơng 1
Nằm trong cái nôi của vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, Vân
Từ là một trong những xã có bề dày lịch sử và văn hóa. Con người
Vân Từ vốn cần cù, chịu khó và tài hoa. Với địa hình là một trong
những vùng trũng nhất của huyện Phú Xuyên, việc sản xuất nông
nghiệp của xã lại khó khăn gấp bội. Chính sự khắc nghiệt của điều
kiện tự nhiên mà con người Vân Từ sớm tìm cho mình những nghề
phụ để tăng thêm thu nhập, trong đó có nghề may com lê truyền
thống. Chính nghề may đã giúp đời sống của người dân Vân Từ có sự
trù phú hơn các làng quê khác trên địa bàn huyện. Người Vân Từ
hiện nay luôn có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghề may truyền thống
của làng, sự phát triển của nghề là sự nỗ lực cố gắng của từng thành
viên trong cộng đồng làng. Hiện nay xã Vân Từ đã trở thành một xã
đạt chuẩn nông thôn mới tiêu biểu của huyện Phú Xuyên.

8


Chƣơng 2
DIỄN TRÌNH NGHỀ MAY COM LÊ Ở XÃ VÂN TỪ
2.1. Nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú Xuyên
2.1.1. Những làng nghề chính ở Phú Xuyên
Huyện Phú Xuyên từ lâu được biết đến là mảnh đất “đất trăm
nghề”, hầu hết làng nào cũng có nghề và có 40 làng được thành phố
Hà Nội công nhận là làng nghề. Mỗi sản phẩm truyền thống đều in
đậm dấu ấn bàn tay tài hoa của những nghệ nhân đầy tâm huyết.

Không chỉ mang lại đời sống ấm no, nghề truyền thống còn trở thành
biểu tượng, tạo nên nét văn hóa riêng tiêu biểu cho mỗi vùng quê Phú
Xuyên và điều đó đã đi vào tục ngữ, ca dao. Hiện nay trên địa bàn
huyện còn bảo tồn và phát triển một số nghề thủ công tiêu biểu như:
Nghề khảm trai (Chuyên Mỹ), nghề đan cỏ tết (Phú Túc), nghề nặn tò
he (Phượng Dực), nghề giày da (Phú Yên).
2.1.2. Vị trí của nghề may Vân Từ trong bức tranh làng nghề Phú
Xuyên
Chục năm trở lại đây nhờ sự phát triển của nền kinh tế mà nghề
may ở ngay tại Vân Từ đã có những bước phát triển mới, giờ đây khi
nhắc đến làng nghề may Com lê người ta đều biết đến bàn tay tài hoa
của người Vân Từ. Có thể nói nghề may đã và đang góp phần không
nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Vân Từ nói
riêng và huyện Phú Xuyên nói chung. Hiện nay kinh tế làng nghề
phát triển, tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề
ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Không chỉ thế nghề may ở Vân Từ còn là một nghề chủ lực
trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết
định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghề may com lê không chỉ góp phần vào việc giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn mà còn làm cho bức tranh văn hóa
9


các làng nghề ở huyện Phú Xuyên thêm phần đa dạng. Trong thời
gian tới Vân Từ sẽ là một trong những điểm để đầu tư phát triển du
lịch bên cạnh những làng nghề khác như: Nghề mộc (Tân dân) - nghề
khảm trai, sơn mài (Chuyên Mỹ) - nghề đan cỏ tế (Phú Túc) - nghề
nặn tò he (Phượng Dực) - giày da (Phú Yên).
2.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề may com lê Vân Từ

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hòa: Khoảng thế kỷ XX
nhiều thanh niên trong làng đã tìm lên Hà Nội học nghề may com lê
và làm thuê cho các ông chủ lớn. Một số thợ giỏi có vốn liếng đã mở
những hiệu may lớn có uy tín như: Toàn Thuận Anh, Toàn Thuận Em
(ở phố Hàng Gai), Thuận Thịnh ở phố Hàng Hòm. Việc may mặc bấy
giờ chỉ là phục vụ cho quan chức người Pháp và bộ phận công chức,
trí thức người Việt. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân Pháp
rút khỏi Hà Nội không lâu thì đến cuối năm 1946 chúng lại trở lại Hà
Nội. Trong 9 năm kháng chiến, Hà Nội bị tạm chiếm và nghề may
com lê vẫn được duy trì. Từ sau năm 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975,
nghề may com lê ở Hà Nội có phần lắng xuống.
Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), một số thợ may tâm
huyết với nghề lại lặn lội lên Hà Nội tìm các mối làm ăn, nhận hàng
về gia công. Từ đó nghề may ở Vân Từ dần khởi sắc. Nhất là từ
những năm 1990 khi điện lưới về với làng quê Vân Từ thì nghề may
càng phát triển. Năm 1992 một số thợ lành nghề như ông Nguyễn
Văn Lai, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Đào Văn Dự đã kết hợp với
UBND xã Vân Từ tổ chức mở 2 lớp dạy nghề may với số lượng 70
học viên. Từ 2 lớp học ấy mà sau này đã có nhiều thợ giỏi, trở thành
những ông chủ lớn. Ban đầu những người thợ nhận hàng về may gia
công cho chủ xưởng như ông Lai, ông Hòa nhưng vốn có sự khéo
léo, cùng với đó là sự nhạy bén, nhanh nhẹn nắm được thị trường, họ
đã tạo được chỗ đứng mới cho mình: Tự mở hiệu may, không làm gia
10


công nữa. Năm 2002 hai thôn Từ Thuận và thôn Chung được UBND
tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề truyền thống.
Cho đến nay nghề may com lê đã phát triển mạnh mẽ trên
phạm vi toàn xã, hầu hết cả 10 thôn đều có người làm nghề may.

Không những thế nghề may còn lan rộng tới một số xã lân cận như
Phúc Tiến, Đại Xuyên… Điều này đã khẳng định rằng dù trải qua rất
nhiều thăng trầm của lịch sử, có lúc người Vân Từ đã phải bỏ nghề vì
hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên bằng tình yêu nghề và với tâm huyết
không để nghề may thất truyền, những người thợ Vân Từ đã tìm cho
mình một hướng đi đúng đắn, giúp cho nghề may phát triển nhanh
chóng và tạo được uy tín với khách hàng. Hiện nay khi nhắc đến
nghề may com lê là mọi người đều biết đến Vân Từ.
2.3. Nghệ nhân nghề may
Ở Vân Từ mặc dù chưa có nghệ nhân được phong tặng nghệ
nhân làng nghề, nhưng đối với mỗi người dân Vân Từ họ vẫn ghi nhớ
công ơn của các bậc lão thành đã mang nghề may đến với họ. Những
lớp thợ đầu tiên của làng hiện nay đã mất, người Vân Từ không còn
nhớ tên tuổi, nhưng vẫn còn những lớp thợ vàng đã giữ nghề và
truyền nghề như ông Nguyễn Văn Lai, ông Nguyễn Văn Hòa, ông
Đào Văn Dự…
Giờ đây nghề may trong xã đã phát triển mạnh mẽ, nhưng
người Vân Từ không quên công lao của những lớp thợ vàng có công
phát triển nghề may. Tiếp lửa truyền thống hiện nay ở Vân Từ có
nhiều thợ trẻ tuổi nhưng có tay nghề cao, hầu hết họ đều là con cháu
của những thợ may giỏi trước đây chẳng hạn như anh Nguyễn Hùng
Vương, anh Nguyễn Văn Vương, anh Phạm Hồng Đăng, ông Đào
Ngọc Hùng, anh Dương Văn Thắng, anh Dương Văn Vịnh…. Họ đều
là những doanh nghiệp trẻ, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động nông thôn. Hiện nay, ở Vân Từ đã thành lập Hội làng
11


nghề may Vân Từ với 70 hội viên, họ đều là các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong xã.

2.4. Tổ chức hoạt động sản xuất
2.4.1. Tổ chức sản xuất theo hình thức công ty TNHH, HTX may
Để bắt kịp với kinh tế thị trường các ông chủ lớn ở Vân Từ đã
mạnh dạn mở rộng hình thức kinh doanh đó là thành lập những công
ty TNHH hoặc mô hình HTX may. Hiện nay ở Vân Từ có hơn 10
công ty TNHH chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc, chủ yếu
là com lê, 2 HTX may đó là HTX may cao cấp Thuận Thành và Hợp
tác xã may Hùng Vương. Những công ty này đều là những công ty
gia đình, họ mở rộng hình thức kinh doanh và thuê nhân công để làm
hàng. Chưa kể dọc theo đường vào Vân Từ là vô số các nhà may lớn,
tuy chưa thành lập các công ty riêng nhưng vẫn có rất nhiều đơn hàng
lớn từ mọi miền cả nước.
Việc tổ chức sản xuất ở các công ty có sự chuyên môn hóa cao.
2.4.2. Sản xuất gia công tại nhà
Mô hình sản xuất kiểu may gia công tại các hộ gia đình ở Vân
Từ chiếm số đông trong làng. Hầu hết họ đều may công đoạn chẳng
hạn như thợ chuyên may thân áo, thợ chuyên tra tay, chuyên làm
cổ… những người thợ giỏi có tay nghề cao có thể may hoàn chỉnh
một chiếc áo thì công cao hơn nhiều.
Số lượng các hộ nhận hàng may gia công cho các ông chủ lớn
không chỉ có ở Vân Từ mà còn ở một số xã lân cận như Phúc Tiến,
Minh Đức (huyện Ứng Hòa). Đây cũng là một trong những yếu tố
khiến cho nghề may phát triển mạnh mẽ ở làng quê Vân Từ trong
mấy năm gần đây.
2.5. Kỹ thuật nghề may
2.5. 1. Cách chọn vải và kiểu dáng

12



Cách chọn vải may cũng là một kỹ năng quan trọng, những
người thợ may sẽ phải tư vấn cho khách hàng của mình chọn loại vải
nào phù hợp với túi tiền hoặc theo mùa hay những người béo hay gầy
thì nên mặc vải gì… Vải để may com lê thường sử dụng vải cotton,
vải lanh, len hoặc là polyeste.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng người thợ Vân
Từ đã thiết kế ra nhiều kiểu dáng áo khác nhau để phù hợp với độ
tuổi, nghề nghiệp của từng đối tượng khách hàng.
2.5. 2. Công cụ làm nghề
Đối với những người làm nghề thì công cụ là thứ không thể
thiếu đối với họ, với nghề may com lê ở Vân Từ cũng vậy. Hiện nay
người thợ Vân Từ đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại vào sản xuất
nhằm tăng thêm năng suất và đa dạng các mẫu mã sản phẩm. Các
công cụ gồm có: Thước, bút, phấn may, kéo, máy cắt vải, bàn là, máy
may, máy vắt sổ, máy thùa khuyết, máy đính cúc, máy ép mùng, máy
đính cúc, máy đột.
2.5 3. Các nguyên vật liệu
- Lớp vải chính (vải mặt ngoài): Vải chính thường được sử
dụng là vải cotton, vải len, lanh …
- Lớp mùng: Là lớp vải mềm mại bên trên có những hạt nhựa
có lớp keo dính, được cho vào máy để ép cùng lớp vải chính ở thân
trước của áo. Tùy vào màu sắc của lớp vải mặt ngoài mà người thợ
lựa chọn màu sắc của mùng phù hợp.
- Lớp lót: Trước đây người ta thường dùng vải sa tanh, hiện
nay lớp lót đều được làm bằng lụa Thái Tuấn, màu sắc của lớp lót
cũng rất đa dạng, tùy theo lớp vải mặt ngoài có màu như thế nào mà
chọn lớp lót sao cho phù hợp, đẹp mắt.
- Dựng canh tóc (chủi dựng):

13



- Lớp bông: Dùng để chần ở phía trước ngực, được may cùng
lớp dựng.
- Ken: Là một lớp đệm ở vai, có tác dụng làm cho vai áo cứng
cáp hơn.
- Nỉ cổ: Được làm bằng vải dạ để giúp cho cổ áo cứng hơn.
- Mếch: Là lớp vải màu trắng cứng được ép cùng với lớp dạ nỉ
cổ giúp định hình cổ áo, túi áo, cạp quần….
2.5.4. Quy trình kỹ thuật may
* Quy trình kỹ thuật may áo vét
Để may được một chiếc áo vét người thợ may phải trải qua
nhiều công đoạn khác nhau như cắt vải mặt ngoài, cắt vải lót (pha
lót), pha dựng, ép mùng, ép mếch; sau đó là đến công đoạn làm thân
(vỡ thân), làm cổ, tra tay; Công đoạn hoàn thiện sản phẩm: thùa
khuyết, đính cúc, đính đột, cắt chỉ thừa, là hơi.
Hiện nay kỹ thuật may áo vét có sự thay đổi nhiều so với trước
đây. Đặc biệt là công đoạn may chủi dựng là công đoạn có sự biến
đổi nhiều nhất.
* Quy trình kỹ thuật may áo gi lê
Áo gi lê là một phần của bộ com lê, áo vừa mang tính thời
trang, vừa có tác dụng giữ ấm cơ thể khi mặc vào mùa đông. Tuy
nhiên số lượng khách đặt may áo gi lê ít, cũng có một số khách hàng
trẻ tuổi đặt may nhưng đa phần là những khách trung tuổi. Chính vì,
hàng áo gi lê ít khi phải thuê thợ gia công theo thời vụ. Cũng như cắt
áo vét để cắt được áo gi lê cũng phải dựa vào số đo của khách hàng.
Mỗi áo gi lê gồm có 2 thân trước và hai thân sau, lớp lót cũng được
cắt tương tự như lớp vải chính. Kiểu áo gilê thông dụng có thể được
đính 3 cúc hoặc 5 cúc và hai túi viền hông. Quy trình may cũng gần
giống với may phần thân của áo vét, tuy nhiên không có phần chủi

dựng, vạt bên sườn và phần nẹp ne.
14


* Quy trình kỹ thuật may quần âu
Thông thường thì một bộ com lê gồm có 1 áo vét, 1 áo gi lê, 2
quần âu và còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Cũng như
công đoạn cắt áo việc cắt quần cũng có hai cách đó nếu là hàng đại
trà theo size thì có những mẫu cắt sẵn, còn hàng đặt của khách thì thợ
sẽ trực tiếp đo và cắt theo thông số của khách hàng. Quần âu được cắt
gồm có 4 mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Những phụ kiện
đi kèm như túi, khóa, cúc, mếch (ép cạp quần). Quy trình may quần
cũng được may cẩn thận, cầu kỳ không kém gì việc may áo vét, bởi
thế các sản phẩm luôn được đánh giá cao.
2.6. Sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ
Hiện nay mặt hàng may mặc ở Vân Từ đa dạng hơn trước
nhiều như áo đờ - mi, măng tô, sơ mi. Tuy nhiên, sản phẩm chính của
làng nghề đó chính là com lê dành cho nam giới, một số cơ sở cũng
sản xuất áo vét nữ nhưng số lượng ít. Các cơ sở sản xuất, các công ty
đều tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hầu hết đều là khách quen làm ăn
từ lâu hoặc do một số cửa hàng ở các vùng miền nghe tiếng nghề
may Vân Từ nên đến tận nơi để đặt mối quan hệ làm ăn. Ngoài ra,
một số gia đình có điều kiện kinh tế thì mở rộng việc làm ăn bằng
cách mở những đại lý hoặc các của hàng tại các thành phố lớn. Nhìn
chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm của nghề Vân Từ rộng khắp trên
các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là nội thành Hà Nội.
2.7. Phƣơng thức truyền nghề
Trước đây việc truyền nghề ở Vân Từ cũng chỉ truyền cho con
cái trong nhà, nếu như có truyền cho người ngoài cũng chỉ anh, em,
họ hàng gần gũi mà thôi. Hiện nay tư duy của người thợ Vân Từ đã

đổi mới họ truyền nghề cho tất cả những ai muốn theo học. Đối với
những chủ may việc nhân rộng mô hình dạy nghề chính là hình thức
để nghề may càng nhiều người biết đến, cũng là cách tăng thêm
15


nguồn thợ lành nghề đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của thị
trường tiêu thụ hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Nghề may ở Vân Từ tuy không có lịch sử lâu đời như các làng
nghề khác ở Phú Xuyên. Nhờ sự tâm huyết và nổ lực của các thế hệ
gạo cội trong nghề đã truyền dạy để nghề may ngày càng phát triển.
Hiện nay quy mô sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng,
quy trình sản xuất cũng có sự thay đổi nhờ áp dụng máy móc hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường.
Việc truyền dạy nghề không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi
trong xã mà còn lan tỏa sang các vùng lân cận. Hiện nay nghề may
com lê ở Vân Từ là một trong những nghề được dạy đại trà theo đề
án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Phú Xuyên.
Điều đó góp phần không nhỏ vào việc khẳng định giá trị của nghề
may đối với đời sống kinh tế của người dân.
Chƣơng 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI
VÂN TỪ

KHI NGHỀ MAY PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Những biến đổi trong đời sống của ngƣời Vân Từ khi nghề
may phát triển

3.1.1. Biến đổi trong đời sống kinh tế
Cấu kinh tế hiện nay ở Vân Từ đó là tiểu thủ công nghiệp –
nông nghiệp – dịch vụ. Từ việc chỉ là nghề phụ thì hiện nay nghề
may đã trở thành nghề chính của người dân Vân Từ. Cũng nhờ có
nghề may mà đời sống của người dân ngày càng cao.
Hoạt động chủ yếu của nghề may Vân Từ đó là may gia công
tại nhà, mỗi một hộ có ít nhất một người, nhiều thì hai ba người trong
nhà đều làm nghề. Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 1,9 %
16


là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong huyện Phú
Xuyên, năm 2015 xã Vân Từ vinh dự được công nhận là xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Một điều đặc biệt là tuy kinh tế khá giả nhưng thanh niên trong
xã Vân Từ luôn được đánh giá là “ngoan hiền” so với các địa phương
khác trong huyện Phú Xuyên, số lượng thanh niên sa vào con đường
tệ nạn xã hội rất thấp. Hầu hết thế hệ trẻ đều có tâm lý hướng nghề
với mong muốn nghề may của quê hương ngày càng phát triển và
tăng thêm nguồn lực kinh tế của gia đình.
3.1.2. Biến đổi trong thực hành văn hóa của ngƣời dân
Trong mục này tác giả luận văn trình bày một số mặt biến đổi
trong đời sống văn hóa của người Vân Từ như khi kinh tế khá giả họ
có điều kiện hơn để quan tâm hơn đến các công việc đóng góp vào
các công việc chung của làng như trùng tu các di tích đình, chùa….
Bên cạnh đó từ khi nghề may phát triển trong đời sống tín
ngưỡng của người Vân Từ còn xuất hiện thêm tín ngưỡng thờ tổ nghề
may và tín ngưỡng thờ Thần tài – ông Địa.
3.1.3. Biến đổi trong các mối quan hệ xã hội
* Biến đổi trong quan hệ gia đình

Cũng giống như bao làng quê khác, trước kia ở Vân từ người
đàn ông chính là người gánh vác việc kinh tế trong gia đình, đồng
thời cũng là chủ gia đình. Tuy nhiên, khi nghề may phát triển gánh
nặng về kinh tế được san sẽ cho cả và chồng. Một điều rất đặc biệt đó
là nam giới Vân Từ rất khéo tay và may rất giỏi, hầu hết các thợ giỏi
và lành nghề đều là nam giới. Hầu hết ở các gia đình có vợ và chồng
cùng làm nghề thì họ có sự đồng cảm, và có sự bàn bạc, san sẽ gắng
nặng cho nhau. Người đàn ông không còn là người quyết định tất cả
mọi việc nữa mà bắt đầu đã có sự bàn bạc giữa các thành viên trong

17


gia đình như việc dựng vợ gã chồng cho con cái, việc tham dự vào
các hoạt động xã hội, các khoản chi tiêu trong gia đình…
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng sự thay đổi rõ rệt
đó là việc cha mẹ ngày càng ít tính áp đặt đối với con cái. Chẳng hạn
như trong việc cưới xin, học tập, làm kinh tế …
* Biến đổi trong quan hệ họ hàng, làng xóm
Trong đời sống hằng ngày, ngoài mối quan hệ trong gia đình
như vợ chồng, con cái, bố mẹ, ông bà thì mối quan hệ họ hàng, làng
xóm là một trong những mối quan hệ xã hội mang tính truyền thống
của người Việt.
Trong quan hệ với hàng xóm láng giềng ở Vân Từ mà nhất là
những hộ làm nghề dường như có sự không chặt chẽ như trước đây.
Hầu hết thời gian các hộ đều tập chung để sản xuất hàng mà ít có thời
gian ngồi chè nước với nhau như trước đây. Họ gặp nhau được lâu
nhất là những dịp lễ tết hoặc cưới hỏi, tang ma. Ở một số ngõ xóm thì
duy trì được việc họp xóm, liên hoan vào dịp tất niên.
Mặt khác hiện nay do đặc thù của việc sản xuất kinh doanh

mà ở Vân Từ mối quan hệ làng xóm đã dần chuyển sang mối quan hệ
giữa chủ và thợ, mối quan hệ giữa các bạn hàng với nhau. Ngoài
quan hệ hàng xóm láng giềng họ còn có quan hệ về mặt lợi ích kinh
tế của cả hai bên, do đó họ vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc kinh
doanh nhất định. Hiện nay ở Vân Từ các tổ chức chính trị xã hội như
hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội người cao tuổi… đóng vai trò rất
lớn trong việc gắn kết các thành viên trong hội thông qua những buổi
sinh hoạt hay giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn.
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nghề may hiện nay
3.2.1. Làng nghề và vấn đề ly nông bất ly hƣơng
Việt Nam đang phấn đấu để trong một thời gian ngắn trở thành
một nước công nghiệp. Theo đó, cơ cấu nền kinh tế từ lớn đến nhỏ sẽ
18


là: công nghiệp, thương mại – dịch vụ và nông nghiệp. Hiện nay
nông nghiệp vẫn chiếm 20 % tổng giá trị thu nhập của cả nước,
khoảng 70 % dân số vẫn sống ở nông thôn. ở nhiều làng quê hiện nay
người dân đã phải rời làng quê để đến các thành phố lớn kiếm sống.
Tuy nhiên ở Vân Từ người dân không phải đi đâu xa cả mà họ đã tạo
được công ăn việc làm trên chính quê hương của mình. Người Vân
Từ hiện nay không còn phải “một nắng hai sương” với đồng ruộng
như xưa, cuộc sống của họ dần trở nên khá giả. Đây chính là một
thành công lớn của xã Vân Từ khi bảo tồn và phát triển nghề may của
ông cha để lại. Đồng thời là một xã thành công với mô hình ly nông
bất ly hương hiện nay.
3.2.2. Vấn đề nghệ nhân làng nghề
Ở Vân Từ có nhiều lớp thợ gạo cội đã công hiến công sức
trong việc khôi phục và phát triển nghề may như ông Nguyễn Văn
Hòa, ông Đào Văn Dự…nhưng hiện nay nghề may Vân Từ vẫn chưa

có ai được phong tặng là nghệ nhân làng nghề.
Năm 2015 UBND xã Vân Từ đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công
nhân nghệ nhân làng nghề Hà Nội cho 3 ông: ông Dương Văn Thắng
giám đốc công ty may Anh Thắng – Atmen, ông Phạm Hồng Đăng
giám đốc công ty TNHH Vest Sao Việt, ông Nguyễn Văn Hùng chủ
doanh nghiệp may Hùng Hòa. Cho đến nay vẫn chưa có nghệ nhân
nào được công nhận. Thiết nghĩ muốn bảo tồn và phát triển làng nghề
thì chúng ta không thể không quan tâm đến các nghệ nhân. Chính vì
vậy nếu như những nghệ nhân này nếu chưa đáp ứng được những
điều kiện để phong tặng danh hiệu nghệ nhân thì cũng phải có sự
vinh danh như thế nào đó cho thật xứng đáng với công lao mà họ đã
đóng góp.
3.2.3. Xây dựng thƣơng hiệu làng nghề

19


Cũng giống như các làng nghề khác ở Việt Nam, nghề may ở
Vân Từ cũng đang gặp những khó khăn trong việc xây dựng thương
hiệu. Hiện nay trên địa bàn xã xuất hiện nhiều doanh nghiệp, công
ty… chuyên về may mặc nhưng nhìn chung vẫn là lối sản xuất nhỏ
lẻ, mạnh ai nấy làm, chưa có mối liên kết chặt chẽ trong kinh doanh
và tìm đầu ra cho sản phẩm nên chưa xây dựng được thị trường tiêu
thụ bền vững cho nghề may com lê..
Muốn làm được như vậy, cần chú trọng hơn nữa tới công tác
đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tạo dựng uy tín, tích cực tham
gia các triển lãm, hội trợ để quảng bá hình ảnh của nghề may com lê
Vân Từ trên thương trường. Bên cạnh đó là sự thay đổi tư duy của
người dân chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây

dựng chiến lược, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Xây dựng thương hiệu
đã khó, phát triển thương hiệu còn khó hơn, là một chiến lược lâu dài
trong sự phát triển của nghề may Vân Từ.
3.2.4. Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch làng nghề
Xã Vân Từ có tiềm năng du lịch rất lớn, trên địa bàn xã có 3
làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống, trong đó có 2 làng
nghề may com lê và 1 làng khảm trai. Cảnh quan của làng mang đậm
nét của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ có đình, chùa, cây đa, giếng
nước… Đặc biệt có 2 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận là di
tích lịch sử cấp thành phố là chùa Dồi và chùa làng Ứng Cử. Không
những thế làng Cựu xã Vân Từ còn được mệnh danh là “làng biệt thự
cổ”, được nhiều báo, đài về quay phim, lấy tư liệu… Tiềm năng du
lịch lớn là thế nhưng cho đến nay vẫn chưa được khai thác, chưa phát
huy hết thế mạnh của làng nghề. Chính việc chưa được quy hoạch cụ
thể để xứng đáng với tiềm năng không chỉ bỏ phí nguồn lực phát
triển mà còn bỏ phí di tích. Đặc biệt những ngôi nhà cổ của làng Cựu
20


nếu không có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo tồn sẽ dẫn đến việc
xuống cấp và mất dần di tích.
Tiểu kết chƣơng 3
Ở chương này tác giả luận văn đi vào việc tìm hiểu những tác
động của nghề may đến hoạt động kinh tế - văn hóa của người Vân
Từ. Nhờ sự đổi mới trong hình thức sản xuất kinh doanh và áp dụng
máy móc hiện đại vào sản xuất. Hiện nay nghề may từ việc chỉ là
nghề phụ thì hiện nay đã trở thành nghề chính ở Vân Từ, đời sống
của người dân càng ngày được nâng cao. Có thể nói Vân Từ là một
xã thành công trong mô hình ly nông bất ly hương hiện nay. Vân Từ
là xã đạt chuẩn nông thôn mới mà các xã khác trên địa bàn huyện

Phú Xuyên phải học hỏi kinh nghiệm, nhất là vấn đề tạo việc làm cho
lao động nông thôn.
KẾT LUẬN
1. Vân Từ là một xã có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời,
con người nơi đây luôn cần cù chịu khó, luôn vươn lên trong cuộc
sống. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, việc sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn nên người Vân Từ đã phải làm nhiều nghề để
mưu sinh. Trong đó, nghề may com lê đến với người Vân Từ như
một cái duyên, bởi lẽ đã có nhiều người ở nhiều nơi làm thuê cho các
chủ may thời Pháp thuộc nhưng chỉ có những người dân Vân Từ mới
mang nghề này về làng và phát triển như ngày hôm nay.
2. Trải qua thời gian, từng thế hệ nghệ nhân làng nghề mang
hết tâm huyết của mình để lưu giữ và tiếp lửa đam mê cho các thế hệ
con cháu. Với sự nhạy bén nắm bắt nhu cầu của thị trường, những
người thợ Vân Từ luôn đổi mới mình, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật
may mặc, đầu tư những trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Từ những
nguyên liệu khác nhau, đôi bàn tay tài hoa của người thợ đã tạo thành
21


những bộ trang phục mang tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, những bộ
com lê ở đây luôn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng từ những
người trẻ tuổi đến những quý ông khó tính. Hiện nay việc sản xuất ở
Vân Từ không chỉ còn là sản xuất gia công nhỏ lẻ mà đó là sự mở
rộng hình thức sản xuất kinh doanh, việc xuất hiện của những doanh
nghiệp, công ty tư nhân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề
may Vân Từ.
3. Có thể nói chính nghề may đã đem lại cuộc sống khá giả cho
người dân Vân Từ. Không giống như những làng quê khác, mặc dù là
có điều kiện kinh tế nhưng những thanh niên Vân Từ rất tu chí làm

ăn. Hầu hết cả nam và nữ đều làm nghề may. Với những người tay
nghề cao, có năng khiếu kinh doanh thì họ làm giàu rất nhanh chóng.
Họ luôn có ý thức giữ gìn và phát huy nghề may truyền thống của
quê hương.
Cùng với sự tác động của kinh tế thị trường và để đáp ứng nhu
cầu may mặc ngày càng cao, nghề may ở Vân Từ cũng có những biến
đổi nhất định. Đó là sự biến đổi về công cụ làm nghề, quy trình, kỹ
thuật may. Tuy nhiên dù có máy móc hiện đại như thế nào đi chăng
nữa cũng không thể thay thế được đôi bàn tay tài hoa của người thợ.
Sự biến đổi ở đây là một quy luật tất yếu, chính sự biến đổi này mà
nghề may ở Vân Từ được nhiều người biết tới và phát triển rộng rãi
không chỉ là bó hẹp trên phạm vi xã mà còn ở một số xã lân cận.
Không chỉ tác động đến đời sống kinh tế mà việc nghề may phát triển
còn dẫn tới sự xuất hiện của những thực hành văn hóa mới đó là tín
ngưỡng thờ tổ nghề và tín ngưỡng thờ thần tài và những thực hành
văn hóa liên quan đến tín ngưỡng đó.
Hiện nay nghề may được đánh giá là đang trong giai đoạn phát
triển. Tuy nhiên để làng nghề phát triển một cách bền vững và phát
huy được thế mạnh của mình thì vẫn đang còn nhiều vấn đề đặt ra
22


như: Sự quan tâm đến các thế hệ nghệ nhân của nghề, vấn đề xây
dựng thương hiệu nghề may và việc phát triển làng nghề gắn với du
lịch làng nghề. Chỉ khi nào những vấn đề trên được quan tâm, giải
quyết đúng mức thì nghề may Vân Từ mới thực sự phát triển một
cách bền vững và giữ được bền danh hiệu là địa phương thành công
trong mô hình ly nông bất ly hương.

23



×