g
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
--------------------------------
Nguyễn Anh Tuấn
QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CHO NHÓM DI DÂN
NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG ĐỒNG VÀNG,
XÃ HOÀNG LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
--------------------------------
LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Anh Tuấn
Trần Thị Thúy Vân
QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CHO NHÓM DI DÂN
NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG ĐỒNG VÀNG,
THƢƠNG
HIỆU HUYỆN
CỦA DOANH
XÃ HOÀNG
LONG,
PHÚNGHIỆP
XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 42
Mã số: 62.31.06.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Bùi Văn Tiến
Hà Nội - 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Công trình nghiên cứu này là của tác giả luận án, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của các nhà khoa học.
Các kết quả và số liệu về vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực.
Tư liệu trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Anh Tuấn
2
MỤC LỤC
Lời cam đoan
1
Mục lục
2
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
3
Mở đầu
4
Chƣơng 1: Tổng quan về lý luận và tình hình nghiên cứu
12
1.1. Di dân và quản lý di dân
12
1.2. Đời sống văn hóa và quản lý đời sống văn hóa
28
1.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
34
Tiểu kết
41
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý đời sống văn hoá nhóm di dân nông
thôn – đô thị
43
2.1. Tổng quan về nhóm di dân người làng Đồng Vàng
43
2.2. Thực trạng đời sống văn hóa nhóm di dân nông thôn – đô thị
60
2.3. Thực trạng quản lý đời sống văn hóa nhóm di dân nông thôn – đô thị
81
Tiểu kết
95
Chƣơng 3: Hoàn thiện định hƣớng quản lý đời sống văn hoá nhóm di
dân nông thôn – đô thị.
97
3.1. Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện quản lý đời sống văn hóa
97
3.2. Hoàn thiện định hướng quản lý đời sống văn hóa
103
3.3. Hoàn thiện mô hình quản lý đời sống văn hóa
113
Tiểu kết
125
Kết luận
126
Tài liệu tham khảo
130
Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án
150
Phụ lục
151
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CLTTKT
Chất lượng tăng trưởng kinh tế
ĐHQG
Đại học Quốc gia
ĐHSP
Đại học Sư phạm
HTX
Hợp tác xã
KH-KT
Khoa học kỹ thuật
KHXH
Khoa học Xã hội
KHXH&NV
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nxb
Nhà xuất bản
THPT
Trung học phổ thông
TP. Hà Nội
Thành phố Hà Nội
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy ban nhân dân
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến ăn, mặc,
ở, đi lại… của con người. Hiện nay, cùng với sự gia tăng về nhu cầu xã hội, người
dân ngày một quan tâm hơn về chất lượng cuộc sống thì vấn đề về đời sống văn hóa
và quản lý đời sống văn hóa ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý nhằm phát triển đời sống văn hóa xã hội theo xu hướng
hiện đại, bên cạnh việc cần gìn giữ, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp. Tại Việt Nam, vấn đề này càng quan trọng hơn khi đặt trong bối cảnh
đẩy mạnh quá trình di dân nông thôn - đô thị hiện nay.
Thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn
20 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, các trung tâm kinh tế, đô thị được đầu tư
phát triển, mở rộng, trở thành “đầu tàu” thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của vùng.
Những thế mạnh, nguồn lực của mỗi vùng, mỗi tỉnh được đầu tư khai thác. Những
động lực đó đã tạo ra sức hút đối với các luồng di dân nội địa của Việt Nam. Hiện
nay, Việt Nam tồn tại 4 mô hình di dân: từ nông thôn đến nông thôn; từ nông thôn
đến đô thị; từ đô thị về nông thôn và từ đô thị đến đô thị. Trong số này, mô hình di
dân nông thôn – đô thị là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số những người
thực hiện di cư.
Thủ đô Hà Nội đã và đang là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội bậc nhất của cả nước. Điều này tạo lực hút cho các luồng di dân đến Hà Nội,
đặc biệt là di dân tự do theo hướng nông thôn – đô thị diễn ra mạnh mẽ. Hiện tượng
này đang ảnh hưởng ngày một sâu sắc đến sự vận động, phát triển của thủ đô cũng
như những địa phương có người di cư. Tìm hiểu về luồng di dân tự do nông thôn –
đô thị tại Hà Nội sẽ cho ta một cái nhìn cụ thể hơn về sự tác động qua lại giữa khu
vực nông thôn với thành thị thông qua bộ phận di dân, cũng như những biến đổi về
đời sống văn hóa ở cả hai khu vực.
5
Di dân là hiện tượng vận động khách quan của xã hội loài người. Toàn cầu
hóa sâu rộng, kinh tế càng phát triển, đô thị hóa càng đẩy mạnh, sự chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, về mức sống, chính sách an sinh xã
hội… của từng vùng trong một tỉnh, giữa các tỉnh trong cả nước càng được thể hiện
rõ rệt. Điều này càng đẩy mạnh hơn quá trình di dân nội địa của Việt Nam, từ
những vùng kém phát triển đến những vùng có điều kiện tốt hơn, hoặc người dân
nông thôn ngày một di cư nhiều hơn đến các đô thị, đặc biệt là các đô thị phát triển
của cả nước.
Từ sau năm 1986, với những cải cách về chính sách của nhà nước trong việc
di chuyển, làm kinh tế của người dân, luồng di dân theo mô hình nông thôn – đô thị
ngày càng gia tăng. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của
Tổng cục Thống kê, di cư giữa các tỉnh năm 1989 là 1.349.291 người, đến năm
1999 tăng lên 2.001.408 người và đạt 3.397.904 người trong năm 2009. Tỷ lệ gia
tăng dân số di cư giữa các tỉnh hàng năm từ 1989 – 1999 là 4%; từ 1999 – 2009 là
5,4%. Trong đó, di cư nông thôn – thành thị năm 1999 là 855.943 người chiếm
7,2% trong tổng cấu trúc dân số và dân số di cư thành thị; năm 2009 là 2.062.171
người chiếm 8,9%,; trung bình hàng năm, từ 1999 – 2009, chiếm 9,2% trong tổng
cấu trúc dân số và dân số di cư thành thị [173, tr.21 – 22].
Trong suốt quá trình lịch sử đến nay, Hà Nội luôn tồn tại một tỷ lệ lớn người
dân nhập cư, đa số trong đó là di dân tự do nông thôn – đô thị. Bộ phận dân nhập cư
này đã tác động sâu sắc đến lịch sử hình thành, vận động, phát triển của thủ đô.
Hiện nay, dân nhập cư là một trong những động lực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa
của Hà Nội cũng như khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý,
nhà nghiên cứu chưa đánh giá đúng vai trò của bộ phận dân di cư nói chung, di cư
tự do nông thôn – đô thị nói riêng và thường nhìn nhận bộ phận này dưới những tác
động tiêu cực về áp lực việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự… đối với thủ
đô.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ… đã
thực hiện những dự án dài hơi nghiên cứu về bộ phận dân di cư tự do nông thôn –
6
đô thị nói chung, tại Hà Nội nói riêng, nhằm có cái nhìn rõ hơn về đóng góp của bộ
phận này với sự phát triển chung của cả nước và thành phố Hà Nội. Các nghiên cứu
đều chỉ ra bên cạnh những mặt tiêu cực không thể tránh khỏi, di dân tự do nông
thôn – đô thị đang có những đóng góp to lớn cả về mặt kinh tế, việc làm, nhân khẩu
đối với cả nơi nhập cư và nơi xuất cư. Thực tiễn đó cũng dẫn đến những biến đổi về
văn hóa của các cộng đồng có người xuất cư, nhập cư. Điều này đang đặt ra những
vấn đề về đời sống văn hóa và quản lý nhằm đảm bảo đời sống văn hóa cho nhóm
di dân ở cả nơi xuất cư (nông thôn) và nhập cư (đô thị); Quá trình hòa nhập cuộc
sống, hòa nhập văn hóa của nhóm di cư với chính quyền, người dân sở tại, từ thực
tiễn quản lý cho đến các văn bản pháp lý đã cho thấy, các chính sách của nhà nước
chưa thể hiện được sự quản lý về mặt văn hóa đối với nhóm di dân trong quá trình
gia tăng dòng di cư nông thôn - đô thị.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là Quản lý
đời sống văn hóa cho nhóm di dân nông thôn – đô thị (Nghiên cứu trường hợp
làng Đồng Vàng, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Đề tài
sẽ cung cấp một góc nhìn khác, trong tính tác động qua lại của văn hóa nông thôn –
đô thị trên cơ sở bộ phận di dân tự do của một làng quê ngoại thành Hà Nội và thực
trạng đời sống văn hóa của nhóm di dân nông thôn – đô thị; đề tài phân tích và định
hướng cho quá trình quản lý đời sống văn hóa cho nhóm di dân trong bối cảnh hiện
nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý đời sống
văn hóa cho nhóm di dân nông thôn – đô thị, góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý
đời sống văn hoá nói chung, quản lý đời sống văn hóa tại các khu vực nông thôn và
đô thị nói riêng dưới tác động của quá trình gia tăng chuyển cư nông thôn - đô thị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận về quản lý di dân nói chung, quản lý đời sống văn hóa
của nhóm di dân nông thôn – đô thị nói riêng.
7
Nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa nhóm di dân nông thôn – đô thị, trên
cơ sở chuyển cư, chuyển nghề của họ, từ đó phân tích thực trạng quản lý đời sống
văn hóa của nhóm di dân nông thôn – đô thị.
Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm quản lý tốt hơn đời sống văn
hóa cho nhóm di dân nông thôn – đô thị trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về quản lý đời sống văn hóa
của nhóm di dân nông thôn – đô thị thông qua trường hợp nghiên cứu tại làng Đồng
Vàng, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên và phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: gồm 2 không gian nghiên cứu chính là làng Đồng
Vàng, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, và phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội, đơn vị hành chính chiếm phần lớn số lượng các hộ gia đình
người làng Đồng Vàng khi di cư ra Hà Nội sinh sống. Nghiên cứu sẽ chỉ ra mối liên
kết giữa các thành viên người làng Đồng Vàng khi di chuyển ra Hà Nội kiếm sống
cũng như liên hệ giữa họ với quê gốc.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình di cư của người làng Đồng
Vàng từ năm 1990 đến nay. Đây là thời điểm đánh dấu sự mở rộng của luồng di cư
nông thôn – đô thị trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có thành phố Hà Nội. Từ sau
năm 1990, số lượng các thành viên người làng Đồng Vàng di cư ra các đô thị, đặc
biệt là Hà Nội, kiếm việc làm mưu sinh ngày một gia tăng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hướng tiếp cận liên ngành, trong đó khoa học quản lý và
văn hóa học sẽ là cốt lõi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp cụ thể
sau:
- Phương pháp điền dã dân tộc học: tác giả sử dụng phương pháp điền dã dân
tộc học tìm hiểu về làng Đồng Vàng cũng như đặc điểm, cách thức thực hành các
8
nhóm di cư có công việc mưu sinh khác nhau của bộ phận người làng Đồng Vàng
tại khu vực nội thành Hà Nội. Phương pháp này được tiến hành trong nhiều năm,
suốt thời gian làm luận án, giúp cho tác giả có một cái nhìn chung, toàn diện về đặc
điểm làng Đồng Vàng, đời sống, công việc các hộ gia đình người Đồng Vàng tại
quê gốc cũng như tại khu vực di cư tới tại nội thành Hà Nội.
Trong quá trình điền dã, để có được những các kỹ thuật nghiên cứu như
phỏng vấn sâu thông qua một số cá thể và hộ gia đình người Đồng Vàng dựa trên
đặc điểm 3 loại hình nhóm công việc: xe ôm, bán hàng rong và hàng xáo (bán gạo).
Phỏng vấn sâu giúp cho chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về nhu cầu, cảm nhận, đời
sống tâm lý của người được hỏi về công việc, mối liên hệ về các thành viên cùng
họ, cùng làng tại khu vực nội thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, chỉ ra được những đặc
điểm đời sống văn hóa (gồm đặc điểm về giá trị văn hóa truyền thống và tiếp nhận
những văn hóa đô thị) của người Đồng Vàng khi thực hiện di cư. Kỹ thuật thống kê
cũng được áp dụng khi phân khúc các nội dung nghiên cứu theo thời gian, cho
chúng ta một cái nhìn toàn diện về tiến trình di cư của người làng Đồng Vàng, từ
đó, làm nổi bật lên vai trò của mạng lưới xã hội người làng Đồng Vàng cũng như
những biến đổi giá trị văn hóa truyền thống của từng thế hệ người Đồng Vàng khi đi
ra đô thị mưu sinh, cung cấp những thông tin tin cậy về đặc điểm di cư của người
làng Đồng Vàng. Phương pháp thống kê phần nào làm sáng tỏ được mối liên hệ của
những ngươi di cư làng Đồng Vàng với quê gốc thông qua tần suất trở về quê của
họ (tùy vào từng mục đích khác nhau).
- Ngoài ra, tác giả còn kết hợp sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh và phương pháp dự báo nhằm có hướng tiếp cận tổng thể, sâu
rộng về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong
quá trình tổng luận các vấn đề nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý đời sống
văn hóa cũng như trong việc đề xuất các định hướng quản lý trong thời gian tới.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc nghiên cứu đời sống văn hóa và quản
lý đời sống văn hóa tại hai điểm xuất cư (làng Đồng Vàng) và nhập cư (phường Cầu
Dền), cho thấy những biến đổi văn hóa của nhóm di cư và việc cần phải có những
9
mô hình quản lý thích hợp. Phương pháp dự báo được áp dụng để phân tích các vấn
đề về quản lý, trong đó dự báo các xu hướng trong di cư, trong việc thay đổi các
thực hành văn hóa, các khuôn mẫu và giá trị mà nhóm di dân sẽ thay đổi, các xu
hướng quản lý dựa vào nhu cầu thực tiễn của từng khu vực địa lý có những đặc
điểm kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau.
5. Đóng góp của Luận án
Với câu hỏi nghiên cứu được xác định là làm thế nào để có thể quản lý đời
sống văn hóa của nhóm di dân nông thôn – đô thị trong quá trình chuyển cư, chuyển
nghề phù hợp với điều kiện phát triển của đô thị, cũng như phát huy được những lợi
thế, hạn chế những tác động không mong muốn, tạo nên những mô hình quản lý
phù hợp trong quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hà Nội,
luận án có những đóng góp cụ thể sau:
Về hướng tiếp cận: Quản lý văn hóa nhóm di dân nông thôn – đô thị dựa vào
nghiên cứu quá trình di dân là một đề tài mới mẻ trong nghiên cứu về quản lý văn
hóa hiện nay. Trên nền tảng của sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình di dân là
một trong những yếu tố làm thay đổi các tiếp cận về quản lý, trong đó có quản lý
văn hóa. Nghiên cứu quản lý văn hóa từ tiếp cận di dân nông thôn – đô thị qua
nghiên cứu một nhóm di dân tại thành phố Hà Nội là một hướng tiếp cận mới, góc
nhìn này sẽ giúp chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc hơn về biến đổi về đời sống văn
hóa của nhóm di dân nông thôn – đô thị nói chung, cũng như tại Hà Nội nói riêng,
dựa trên đó, các vấn đề về quản lý đời sống văn hóa nông thôn và đô thị được gợi
mở. Trên thực tế, các nhà khoa học thường nhấn mạnh vai trò, tác động của di dân
trên góc độ kinh tế (tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, kiều hối…), xã
hội (thay đổi cấu trúc dân số, giới, an ninh trật tự, sức khỏe sinh sản…) hay chính
trị (chính sách quản lý di dân). Từ góc độ văn hóa, những nghiên cứu về quản lý
văn hóa dựa trên nền tảng di dân chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng
mức. Cách tiếp cận từ quản lý đời sống văn hóa nông thôn và đời sống văn hóa đô
thị thông qua một bộ phận dân nhập cư vào Hà Nội là một hướng tiếp cận khác, làm
phong phú hơn những góc nhìn khi nghiên cứu về quản lý đời sống văn hóa.
10
Về lý thuyết nghiên cứu: Lý thuyết mạng lưới xã hội áp dụng trong nghiên
cứu về nhóm di dân người làng Đồng Vàng sẽ chỉ ra được vai trò cũng như tác động
của các mối quan hệ đa chiều: họ hàng, làng xóm, bạn bè, đồng hương… đối với
quyết định di chuyển, lựa chọn việc làm, tâm lý xã hội, hòa nhập đời sống văn hóa
đô thị… của nhóm đối tượng nghiên cứu. Mạng lưới xã hội có thể là một kênh
thuận lợi thúc đẩy quá trình di cư của người làng Đồng Vàng ra khu vực trung tâm
Hà Nội, tuy nhiên, sự cố kết cộng đồng làng Đồng Vàng trên một/vài khu vực nhất
định liền kề nhau có thể tạo ra những rào cản cho họ hòa nhập vời đời sống văn hóa
đô thị.
Các nhà nghiên cứu trước đây thường chỉ ra quá trình chuyển cư gắn liền với
một cộng đồng di cư nhất định. Với trường hợp nghiên cứu nhóm di dân làng Đồng
Vàng, tác giả sẽ chỉ ra cộng đồng này đã trải qua từng bước các mô hình di dân: từ
di dân con lắc, mùa vụ, tạm thời đến lâu dài và có xu hướng định cư tại khu vực
trung tâm Hà Nội. Tuy vậy, họ vẫn giữ mối quan hệ mật thiết với quê gốc. Từ
nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa tại đô thị của nhóm di dân nông thôn – đô
thị; phân tích những vấn đề quản lý đời sống văn hóa, từ đó đề xuất những kiến
nghị, giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn cho đời sống văn hóa của nhóm di dân
này nói riêng, cho các nhóm cư dân đô thị và nông thôn có người xuất cư và nhập
cư nói chung.
Về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây về di dân thường lựa chọn
địa bàn nghiên cứu với quy mô lớn: một tỉnh, thành phố, khu vực hay toàn Việt
Nam. Luận án lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại một làng quê ngoại thành Hà Nội
(làng Đồng Vàng) và điểm nhập cư là khu vực nội thành thành phố Hà Nội (phường
Cầu Dền) để phân tích sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu trong các đặc điểm về
đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần và các mối quan hệ xã hội của họ.
6. Bố cục nội dung của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu (32 trang)
11
Chương 2: Thực trạng quản lý đời sống văn hóa nhóm di dân nông thôn – đô
thị (57 trang)
Chương 3: Định hướng quản lý đời sống văn hóa nhóm di dân nông thôn –
đô thị (23 trang)
12
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quản lý đời sống văn hóa của nhóm di dân nông thôn – đô thị được đặt trên
hai nền tảng lý luận cơ bản: đó là lý luận về di dân, quản lý di dân và lý luận về đời
sống văn hóa và quản lý đời sống văn hóa. Các quan điểm lý luận này hiện đang là
các nền tảng cho các nghiên cứu về quản lý đời sống văn hóa của các nhóm di dân
nông thôn – đô thị cũng như trong thực tiễn quản lý.
1.1. Di dân và quản lý di dân
1.1.1. Lý luận về di dân
1.1.1.1.Khái niệm di dân
Di dân là sự vận động khách quan trong lịch sử hình thành và phát triển của
xã hội loài người, diễn ra trên mọi vùng lãnh thổ. Di dân làm thay đổi bức tranh
phân bố dân cư trên trái đất, nó dẫn tới sự phân bố lại lao động trên lãnh thổ và làm
ảnh hưởng hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội, cũng như môi trường của các vùng
[19]. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm di dân. Theo E.F. Baranov và
B.D.Breev: “di dân hiểu theo nghĩa rộng là bất kì sự di chuyển nào của con người
giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động lao động và
ngành có sử dụng lao động”. Khái niệm trên còn coi trọng sự chuyển dịch trong
không gian mà chưa chú ý đúng mức đến sự thay đổi nơi cư trú, cũng như mục đích
và thời gian di chuyển không được đề cập đến [163].
Nhiều tác giả đã có sự thống nhất khái niệm di dân theo nghĩa hẹp, như
V.I.Perevedensev (1966) coi di dân là “tổng hợp sự di chuyển của con người gắn
liền với sự thay đổi chỗ ở”. V.N.Ônhikienkô và V.A.Popovkin (1973): “di dân được
hiểu là sự thay đổi nơi thường trú của con người với tổng hợp các nhân tố và
nguyên nhân chính”. Theo V.I.Xtaroverov (1975): “Di dân là sự thay đổi vị trí của
con người về mặt địa lí, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ
một cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay
đổi vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung”…
13
Tại Việt Nam, các nhà khoa học với các chuyên ngành khác nhau cũng đưa
ra những định nghĩa về vấn đề này: “Di dân được xác định là sự di chuyển của con
người từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác kèm theo sự thay đổi nơi cư trú (nơi ở
thường xuyên) theo những chuẩn mực thời gian và không gian nhất định” [64, tr.3];
Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội
loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều
về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Di dân làm thay đổi
bức tranh phân bố dân cư trên trái đất, nó ảnh hưởng tới sự phân bố loại lao động
theo lãnh thổ và ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội, cũng như môi
trường [34, tr.8].
Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 06/2003/PLUBTVQH11, ngày 09/01/2003 ghi rõ, di cư là “sự di chuyển dân số từ quốc gia này
sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác” [73].
Tóm lại, di dân có các đặc điểm sau: thứ nhất, con người di chuyển khỏi nơi
cư trú thường xuyên đến một nơi nào đó với một khoảng cách nhất định, nơi đến
phải xác định. Khoảng cách giữa hai đơn vị hành chính gọi là độ dài di chuyển. Thứ
hai, người di chuyển có mục đích, họ rời nơi ở cũ đến nơi ở mới, thực hiện mục
đích của mình. Thứ ba, thời gian ở lại nơi mới phải kéo dài trong khoảng thời gian
xác định tối thiểu phải từ 6 tháng trở lên mới xác định sự di chuyển đó là di dân.
Ngoài ra có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó là sự di chuyển nơi ở và
thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp và các hoạt động sinh sống hàng ngày. “Di dân”
có thể hiểu đồng nghĩa với “di cư”, “chuyển cư” đều là những thuật ngữ chỉ sự di
chuyển nơi cư trú thường xuyên của con người. Nhưng di dân không phải hoàn toàn
đồng nghĩa với thuật ngữ di chuyển, không phải sự di chuyển nào cũng kèm theo sự
thay đổi chỗ ở của con người [163].
1.1.1.2.Các loại hình di dân
Theo dòng di cư giữa nông thôn và thành thị, chúng ta có thể xác định được
bốn dòng di cư là:
14
+ Di dân nông thôn - nông thôn: Những người dân chuyển địa điểm sống
nhưng vẫn ở trong vùng nông thôn. Hình thức này diễn ra chủ yếu ở xu hướng
những năm 50, 60 của thế kỷ trước và xu hướng những người dân các tỉnh phía Bắc
vào Tây Nguyên làm ăn sinh sống.
+ Di dân nông thôn - đô thị: Đây là hình thức di dân chủ yếu diễn ra hiện
nay. Những người dân từ nông thôn chuyển lên các thành phố lớn, các trung tâm để
tìm kiếm việc làm, gây dựng cuộc sống.
+ Di dân đô thị - đô thị: Hình thức này không diễn ra phổ biến lắm, thường
thấy ở những người có xu hướng chuyển chỗ ở, việc làm hoặc học tập tại các thành
phố.
+ Di dân đô thị - nông thôn: Hình thức di dân ít gặp nhất trong thời bình, với
những lao động đến tuổi nghỉ hưu về quê an dưỡng, những ông chủ giàu có mua
nhà mua đất ở thôn quê nhằm lấy chỗ nghỉ ngơi; hay việc các học sinh sinh viên sau
khi học tại các trường đại học, cao đẳng ở các thành phố, thị xã về quê khi chưa có
việc làm.
Xét theo tiêu chí tổ chức, di dân có hai bộ phận:
+ Di dân có tổ chức: là hình thái dịch chuyển dân cư theo sự quản lý điều
chỉnh, tổ chức, thay đổi cấu trúc dân số, nhằm phục vụ những mục tiêu chính trị,
kinh tế, văn hóa của Nhà nước.
+ Di dân tự do: là sự di chuyển một cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người
do con người tự quyết định hành vi đi hay ở lại mà không bị sự tác động nào từ phía
nhà nước hoặc bên ngoài [101, tr.17].
Xét theo tiêu chí thời gian, di dân có thể được phân chia thành các bộ phận
sau:
+ Di dân “con lắc”: là hình thái di cư luân chuyển giữa nông thôn và đô thị
khá ổn định về không gian và thời gian. Đây là loại hình di dân có thời hạn liên
quan đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người lao động phải ngủ qua đêm ở đô
thị, được lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi ở chính thức [3].
15
+ Di dân tạm thời: là hình thái di chuyển chỗ ở, làm việc trong thời gian
ngắn, sau đó chuyển tiếp đến chỗ ở khác hoặc quay lại chỗ ở ban đầu. Người di dân
không/chưa xác định gắn bó lâu dài (công việc, định cư) tại nơi chuyển đến. Thời
gian xác định cho loại hình di cư này là từ 6 – 12 tháng.
+ Di dân theo mùa vụ: người dân, chủ yếu tại khu vực nông thôn, tranh thủ
thời gian nông nhàn đến các khu công nghiệp, đô thị kiếm việc làm thêm và trở về
khi mùa màng tới. Bên cạnh đó, loại hình di dân này còn gặp trong các khu vực, địa
phương có các điểm du lịch nổi tiếng, hay lễ hội lớn.
+ Di dân lâu dài: là dòng di chuyển của dân cư từ địa phương này đến sống
hẳn ở địa phương khác. Sự thay đổi nơi cư trú này mang tính chất ổn định, lâu dài.
Họ chỉ trở về nơi xuất cư để thăm viếng, không quay trở lại quê gốc sống nữa [95,
tr.26].
Trong các hình thái di dân trên thì di dân từ nông thôn ra đô thị hiện đang
phổ biến nhất, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong quá trình phát triển. Cho đến
nay, người ta chưa tìm ra được một biện pháp nào để hạn chế luồng di dân này.
Chẳng hạn như chính quyền thành phố Hà Nội một thời đã thực hiện chính sách chỉ
cho những người dân có hộ khẩu tại Hà Nội mới được sinh sống và làm ăn tại Hà
Nội. Nhưng trong thời kỳ đổi mới, chính sách đó bị dỡ bỏ và thay bằng việc cho
phép người dân từ khắp nơi đến làm ăn sinh sống tại Hà Nội, nhưng được quản lý
thông qua hình thức tạm trú tạm vắng.
1.1.1.3. Lý thuyết về di dân
Đã có nhiều lý thuyết được các nhà nghiên cứu sử dụng nhằm lý giải về hiện
tượng di dân đã và đang diễn ra trong các xã hội. Có thể coi Ravenstein (1889) là
người đầu tiên xây dựng nền móng lý thuyết đẩy – hút để giải thích hiện tượng di
dân trong xã hội. Theo lý thuyết này, một số người di cư vì họ bị xô đẩy ra khỏi nơi
cư trú ban đầu, số khác di cư là do sức hút và sự cám dỗ của nơi ở mới, như: yếu tố
kinh tế, tốc độ phát triển, thương mại... Đối với di cư, sức hút thường mạnh hơn sức
đẩy (ngược lại với tị nạn – sức đẩy mạnh hơn sức hút). Con người thường bị ước
muốn sống tốt đẹp hơn thôi thúc di cư hơn là trốn chạy khỏi tình thế không thỏa
16
mãn hiện thời [69, tr.30]. Trên cơ sở lý thuyết lực hút – lực đẩy, Everettts Lee đã
chỉ ra bên cạnh yếu tố kinh tế, di dân nông thôn – đô thị còn chịu sự tác động của
các yếu tố văn hóa, xã hội nhưng ở những mức độ khác nhau [74]. Lý thuyết này
cũng được Harris-Todaro (1970) lựa chọn để phân tích, lý giải đối với hiện tượng di
dân từ nông thôn ra đô thị: “Di dân trong quá trình phát triển kinh tế là hiện tượng
tất yếu. Nó gắn với tình trạng chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã hội giữa khu
vực nông thôn và khu vực đô thị” [74].
Tại Việt Nam, lý thuyết về “lực hút – đẩy” được áp dụng phổ biến trong các
nghiên cứu nhằm lý giải cho các nguyên nhân dẫn đến các luồng di cư đang diễn ra.
Thực tế cho thấy rằng, con người di chuyển do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Người di dân không chỉ di chuyển vì nguyên nhân kinh tế mà còn do các nguyên
nhân khác như nguyên nhân chính trị, tôn giáo, tâm lý, tình cảm, quốc phòng, hoặc
do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hoặc bị thiên tai: động đất, núi lửa, sạt lở đất, hạn
hán kéo dài… Tuy vậy, khi phân tích những nguyên nhân của sự di dân, người ta
cho thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là nguyên nhân kinh tế. Kết luận này
đã được nhiều nhà nghiên cứu di dân trên thế giới và Việt Nam thừa nhận, trong đó
đặc biệt rõ rệt đối với luồng di dân nông thôn – đô thị [163].
Bên cạnh đó, ta có thể kể đến lý thuyết về mạng lưới xã hội trong việc giải
thích các nguồn lực xã hội nói chung và động lực dẫn tới các cuộc di cư nói riêng.
John A, Barnes (khoa Nhân học xã hội, Đại học Manchester) được coi là người đề
ra khái niệm “mạng lưới xã hội” trong các ngành khoa học xã hội. Tuy nhiên, quá
trình hình thành “phân tích mạng lưới” chịu ảnh hưởng của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Đó là xã hội học và triết học của Georg Simmel, tâm lý học xã hội của
Jacob L. Moreno, nhân học cấu trúc của Claude Lévi Strauss, ngôn ngữ học của
Jackobson… Theo Simmel, ý tưởng sâu xa của phân tích mạng lưới là thấy được
“không phải các cá nhân và những đặc trưng của họ mà chính những tương tác và
mối quan hệ giữa các cá nhân mới là những yếu tố hình thành nên đối tượng nghiên
cứu cơ bản của xã hội học” [65, tr.100].
17
Ở Việt Nam, mạng lưới xã hội cũng được nghiên cứu gắn với vốn xã hội.
Theo Hoàng Bá Thịnh thì mạng lưới bao gồm tập hợp các đối tượng và một lược đồ
hoặc sự miêu tả của mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Mạng lưới có thể được chia
theo các cấp độ khác nhau (vi mô, trung gian và vĩ mô) và mạng lưới xã hội của các
cá nhân cũng có thể khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vốn xã hội và vốn con
người của cá nhân như thế nào [168, tr.45].
Các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu mặt nhu cầu, động cơ, tình cảm của
mạng lưới xã hội. Các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu hình thù, khuôn mẫu,
kiểu, loại, quy mô, đặc điểm và tính chất của sự hình thành, vận động và biến đổi
mạng lưới xã hội. Mark Grannovetter, với “hiệu ứng mạnh của các mối liên hệ yếu
ớt”, cho biết mật độ và cường độ của các mối liên hệ xã hội có tác dụng khác nhau
đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Trái với quan niệm thông thường, ông cho
rằng những người có mạng lưới xã hội dày đặc khép kín trong đó mọi người đều
quen biết và thân thiết nhau có thể sẽ tạo ra sự hạn chế trong việc trao đổi thông tin
và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngược lại, một mạng lưới xã hội gồm
các mối liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thưa thớt, luôn luôn mở lại tỏ ra có lợi cho sự trao
đổi thông tin và tạo ra sự hội nhập với xã hội cũng như tạo cơ hội cho cá nhân theo
đuổi mục đích của họ [94, tr.69].
Nhà xã hội học Christiphe Gironde đã chỉ ra tầm quan trọng của các mạng
lưới xã hội ở Việt Nam. Ông chỉ ra rằng sự bất bình đẳng xã hội trước hết chính là
sự bất bình đẳng trong các quan hệ. Các mối quan hệ được xây dựng trong suốt cả
cuộc đời con người thậm chí được hình thành từ các thế hệ trước và được đời sau kế
thừa. Ông cũng chỉ ra rằng những thành công về kinh tế của một hộ gia đình và các
chiến lược được sử dụng để đạt được thành công đó phụ thuộc phần lớn vào các
mạng lưới xã hội mà các hộ gia đình tham gia, và qua đó họ có được những nguồn
lực vật chất và phi vật chất cho phép họ hòa nhập một cách nhanh chóng vào một xã
hội mới và thu được các nguồn lợi về mặt xã hội, chính trị, kinh tế [65, tr.112].
Tác giả Lê Ngọc Hùng đã vận dụng lý thuyết phương pháp tiếp cận mạng
lưới xã hội nhằm tìm hiểu thành phần, kiểu dạng các quan hệ xã hội mà các cá nhân
18
có thể sử dụng để tìm kiếm việc làm. Những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất tạo nên
mạng lưới xã hội ở đây là các thành viên gia đình bao gồm bố mẹ, anh em bà con
ruột thịt; những người quen thân của gia đình, các bạn bè của cá nhân và những
người khác, những nhóm, tổ chức xã hội mà họ có những mối liên hệ nhất định
trong quá trình sống, sinh hoạt, học tập và tham gia vào thị trường lao động xã hội.
Mạng lưới xã hội có vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Tác
giả nêu ra khái quát 3 kiểu mạng lưới xã hội: kiểu truyền thống (các cá nhân chủ
yếu dựa vào các quan hệ gia đình tìm kiếm việc làm); kiểu hiện đại (cá nhân chủ
yếu dựa vào các mối quan hệ chức năng với cơ quan, tổ chức và các thiết chế thị
trường lao động); kiểu hỗn hợp (kết hợp kiểu 1 và 2). Trong đó, kiểu hỗn hợp được
sử dụng phổ biến hiện nay [94, tr.69].
Lý thuyết về mạng lưới xã hội cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để
giải thích về động lực, hướng di chuyển của các nhóm di cư (Đặng Nguyên Anh
(1998, 2012); Sền Thị Hiền (2013); Đinh Quang Hà (2014)…). Có nhiều định nghĩa
khác nhau về khái niệm mạng lưới xã hội, ta có thể hiểu khái quát “mạng lưới xã
hội là phức hợp quan hệ xã hội của con người trong xã hội, đa dạng, nhiều tầng, đan
cài vào nhau từ quan hệ trong gia đình, nhóm xã hội đến các tổ chức và đoàn thể xã
hội” [73]. Mạng lưới xã hội giữ vai trò quan trọng đối với mỗi con người, với xã
hội. Với cá nhân, mạng lưới xã hội tạo môi trường để mỗi người học hỏi xã hội, qua
đó hoàn thiện con người xã hội; thông qua mạng lưới xã hội các cá nhân khẳng định
cái “tôi xã hội”, tạo ra ảnh hưởng và xác lập quyền lực trong nhóm xã hội, cộng
đồng xã hội. Một số nhà xã hội học cho rằng, mạng lưới xã hội gắn liền với “vốn xã
hội”, vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội, mạng lưới xã hội là thành tố của vốn xã
hội. Do đó, vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể
sử dụng vốn xã hội là mạng lưới xã hội để tạo dựng sự thăng tiến xã hội, tìm kiếm
lợi ích, đảm bảo cuộc sống cho mình, gia đình, và nhóm xã hội [73].
Thuyết mạng lưới xã hội chỉ ra tầm quan trọng của quan hệ xã hội, nhất là
trong cộng đồng di cư, giữa nơi đi và nơi đến. Quan hệ với người quen ở nơi đến sẽ
làm tăng khả năng kiếm được việc làm, trong khi quan hệ thân thích giúp cho người
19
di cư an tâm trong quá trình di chuyển, bảo đảm tính hiệu quả và giảm bớt rủi ro
trong quá trình di cư. Một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội sẽ ngày càng phát
triển, và quá trình di cư được duy trì mà không cần đến sự can thiệp của các yếu tố
cấu trúc bên ngoài [211]
Mỗi trường phái lý thuyết đều có điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Tùy vào
từng góc nhìn, tình hình thực tiễn mà ta có thể áp dụng lý thuyết nào phù hợp nhất
với vấn đề đặt ra. Qua hệ thống khái quát một số lý thuyết nêu trên, chúng tôi quyết
định lựa chọn “mạng lưới xã hội” làm khung lý thuyết áp dụng vào nghiên cứu của
mình.
Mạng lưới xã hội hình thành từ quá trình di cư cũng như phục vụ cho mục
đích di cư được gọi là mạng lưới di cư. Mạng lưới này có ý nghĩa quan trọng trong
việc giải thích các loại hình di chuyển, quá trình định cư và thích ứng cũng như ý
định chuyển cư trong tương lai. Bởi di cư vốn là quá trình mang nhiều bất trắc, một
mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin.
Các liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư sẽ góp phần giảm thấp cái giá
(kinh tế và tâm lý) phải trả cho quá trình di cư, đồng thời làm tăng cơ hội thành
công của đối tượng di chuyển tại nơi đến [4]. Thực tế cũng chỉ ra vai trò của mạng
lưới xã hội trong việc đưa ra quyết định di chuyển và lựa chọn nơi chuyển đến của
người di cư. Dựa trên các kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các quyết định di
chuyển đều do bản thân người di cư hoặc vợ (chồng), bố mẹ, người thân quyết định.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về di dân và quản lý di dân
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây, vấn đề di dân đang trở thành một
đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trên
nhiều góc độ, sử dụng các phương pháp và áp dụng những lý thuyết nghiên cứu
khác nhau, các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự phong phú, phức tạp của vấn đề di
dân cũng như sự tác động của hiện tượng này đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước. Trên cơ sở đó, yêu cầu được đặt ra với các nhà quản lý là đánh giá
đúng tình hình thực tế, khai thác tốt những mặt tích cực của hiện tượng di dân cũng
20
như hạn chế những khó khăn của hiện tượng này với sự nghiệp phát triển chung của
đất nước.
1.1.2.1. Những vấn đề chung về di dân
Ở Việt Nam, nếu trước thời kỳ Đổi mới, quá trình di cư thường gắn với các
chính sách phân bố dân cư, phát triển vùng kinh tế theo kế hoạch của nhà nước, thì
từ sau năm 1986, các luồng di dân nghiêng phần lớn về hướng di dân nông thôn –
đô thị và mang nặng yếu tố tự phát (di dân tự do) (Đặng Nguyên Anh, Tống Văn
Chung, Tống Văn Đường, Lê Bạch Dương…). Để lý giải cho điều này, các tác giả
cho rằng do sự chênh lệch về mức thu nhập giữa lao động ở khu vực nông thôn và
thành thị nên di dân nông thôn – đô thị là không thể tránh khỏi (Đặng Nguyên Anh).
Di dân không chỉ tác động đến bản thân người thực hiện di dân mà còn là một bộ
phận trong sự vận động quy luật của đất nước. “Đối với từng người, từng gia đình,
tham gia vào cuộc di dân chỉ là sự chuyển đổi địa điểm mưu sinh, còn đối với quốc
gia và dân tộc thì đó chính là thực hiện quy luật của sự tồn tại và phát triển, quy luật
của kinh tế, quy luật của xã hội, quy luật của văn hóa” [101, tr.3]. Di dân nông thôn
– đô thị không những giải được bài toán khó khăn về kinh tế với những cá nhân, hộ
gia đình thực hiện quá trình di chuyển: Các kết quả nghiên cứu về di dân đều cho
thấy tỷ lệ lao động di cư tham gia hoạt động kinh tế cao hơn dân sở tại, tỷ lệ thất
nghiệp thấp hơn, và thu nhập cao hơn nơi xuất cư và người di cư nhìn chung hài
lòng với quyết định di chuyển. Hầu hết lao động di cư có thu nhập tích lũy, góp
phần phát triển cuộc sống gia đình (Đặng Nguyên Anh); mà còn đóng góp một vai
trò lớn đối với tiến trình phát triển của đô thị.
Di cư nông thôn - đô thị là một nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển nông thôn:
“nó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ sự bế tắc của thực trạng
nông thôn đất chật người đông, dư thừa lao động…” và bên cạnh những ảnh hưởng
tiêu cực, “di cư, trên thực tế, đã thúc đẩy quá trình hội nhập nông thôn đô thị, góp
phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội…
[101, tr.16].
Từ góc độ dân số, giới, kế hoạch hóa gia đình và vấn đề hội nhập của người
di cư trong cuộc sống mới… các tác giả tập trung phân tích vai trò, vị thế cũng như
21
những khó khăn mà người di cư gặp phải trong quá trình tìm kiếm cơ hội thay đổi
cuộc sống của họ.
Đánh giá khả năng hội nhập của người di cư vào đời sống đô thị (quan sát từ
TP. HCM), trên cơ sở phân tích các động lực và rào cản, hiện trạng và triển vọng
mà cơ cấu xã hội đô thị có thể hấp thụ được nhóm xã hội này, nhất là đối với tiểu
nhóm di dân nghèo, tác giả Nguyễn Quang Vinh kết luận: 1, Tính chọn lọc của di
dân đã đem đến cho họ một tiềm năng hội nhập không nhỏ; 2, Cuộc ra đi của họ
được cân nhắc kỹ càng. Các mạng lưới thân tộc và hôn nhân đã củng cố sức mạnh
và độ bền cho cuộc di chuyển có tính quyết định đó; 3, Thị trường lao động đô thị
tiếp họ rất nhanh, nhưng hấp thụ họ khá chậm; 4, Họ sớm có được tiền lương hấp
dẫn hơn nhiều so với nơi xuất cư, nhưng mức sống của họ chưa có gì gọi là được
hoàn thiện; 5, Con đường gây dựng cho mình một lối sống đô thị đang đòi hỏi
người di dân một nghị lực rất lớn để vượt qua mâu thuẫn và nghịch lý, trước mắt là
không bị biến thành nhóm bên lề, còn về lâu dài trở thành một nhóm cư dân đô thị
đích thực. Trong cuộc đấu tranh này, người dân nghèo đang cần được nâng đỡ nhiều
[211, tr.88].
Trên góc độ dân số, tác giả Hoàng Thị Thêu đã tìm hiểu thực trạng dân nhập
cư vào TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số thành phố, từ đó làm
cơ sở khoa học để đề ra các chính sách thích hợp nhằm đạt tới quy mô dân số và
phân bố dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa TP. HCM, đồng
thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân TP. HCM, giảm áp lực dân số
lên cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và môi trường đô thị [150].
Các tác giả Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng (2008) đề cập đến vấn đề di
dân và bảo trợ xã hội, đặc biệt từ sau khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng ở
Việt Nam. Di dân với số lượng lớn đã trở thành một thách thức trọng tâm cho các
nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa duy trì
ổn định xã hội. Nhóm tác giả cũng phân tích: do quan điểm còn khá phổ biến về tác
động tiêu cực của di dân đối với quá trình phát triển, sự thiếu vắng của các chính
sách và chương trình toàn diện về bảo trợ xã hội cho các nhóm bị thiệt thòi cũng
22
như những yếu kém về tổ chức đã hạn chế đáng kể năng lực của Nhà nước trong
việc đối phó với thách thức đó [50].
Trong báo cáo “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe”
(2012), Nguyễn Đình Cử và cộng sự đã phân tích mối liên hệ giữa tình trạng di cư
và sức khoẻ. Đối với người di cư, những so sánh được thực hiện dựa trên loại hình
di cư, hiện trạng đăng ký hộ khẩu và độ dài thời gian đến nơi ở hiện tại. Việc so
sánh cũng được thực hiện giữa nhóm di cư và không di cư. Theo đó, di cư có ảnh
hưởng tích cực trong việc nâng cao tỷ lệ người lao động được cấp bảo hiểm y tế.
Hiện nay, tỷ lệ người di cư được bảo hiểm y tế lớn hơn người không di cư. Bên
cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng không sử dụng
dịch vụ y tế trong lần đau ốm của người di cư gồm: vùng cư trú, giới tính, tình trạng
hôn nhân, tình trạng sở hữu thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng đăng ký hộ khẩu và điều
kiện sống [40, tr.9 – 14].
Di dân trong vấn đề giới và sức khỏe sinh sản là một trong những nội dung
thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu và các tổ chức bảo trợ xã hội.
Trong một nghiên cứu về “Khả năng chấp nhận sử dụng bao cao su nữ trong nữ lao
động di cư tại các khu công nghiệp của Việt Nam”, (2012), tổ chức UNFPA đưa ra
“do thiếu thông tin và sản phẩm bao cao su nữ chưa sẵn có và chưa được phân phối
rộng rãi ở thị trường Việt Nam, nên hầu hết những người tham gia nghiên cứu và
chồng của họ chưa từng nghe nói về hoặc nhìn thấy bao cao su nữ cho đến khi họ
tham gia nghiên cứu này” [205]. Cùng với quá trình di cư, vai trò và vị thế của
người phụ nữ trong gia đình đã có sự thay đổi. Thông qua những đóng góp về mặt
tài chính từ quá trình di cư, người phụ nữ hiện nay đã có nhiều hơn tiếng nói trong
việc quyết định di cư cũng như lựa chọn nơi đến. Vai trò của người phụ nữ (bộ phận
di cư lao động) trong gia đình đã được nâng lên thông qua nguồn thu nhập gửi về
gia đình. Điều này cũng trực tiếp tác động đến những quyết định về di cư hay định
cư tại nơi làm việc [180]. Tuy nhiên, hiện thực cũng cho thấy, khi người phụ nữ
chấp nhận “bươn chải” bên ngoài xã hội thường chịu nhiều khó khăn hơn nam giới:
23
tiền lương ít hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tiếp cận dịch vụ xã hội khó khăn, tệ
nạn xã hội… [180]; [205]
1.1.2.2. Quản lý di dân
Di dân, đặc biệt di dânnông thôn – đô thị là một hiện tượng phổ biến của xã
hội Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến nay. Trên nhiều góc độ
khác nhau, các nhà nghiên cứu về cơ bản đều phân tích và chỉ ra những yếu tố tích
cực và hạn chế của hiện tượng này đối với xã hội đô thị cũng như xã hội nông thôn
nơi các cộng đồng di cư ra đi, từ đó, đề ra các chính sách, khuyến nghị với mong
muốn quản lý, khai thác tốt hơn nguồn lực từ nhóm dân cư này và hạn chế các mặt
tiêu cực.
Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi ngày
28/11/2013) đã quy định mọi công dân, bao gồm cả người nhập cư, đều có quyền
bình đẳng, gồm quyền được làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe, tự do đi lại và
sinh sống. “Người dân có quyền tự do đi lại và sinh sống trong nước, đi ra nước
ngoài và quay trở về”. Việc thực hiện các quyền này phù hợp với các quy định của
luật pháp” (Điều 23) [228].
Luật Cư trú (sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định mọi công dân đều có
quyền lựa chọn nơi sinh sống mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều kiện việc
làm nào cả.
Về Quyền của công dân về nơi cư trú: “Lựa chọn, quyết định nơi thường trú,
tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật liên quan; được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan
đến cư trú…” (Điều 9)
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: “có chỗ ở
hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực
thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên,
trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trung ương thì phải có
thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên…”. (Điều 20) [227]