Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.99 MB, 84 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới :
Quý thầy cô khoa Văn hóa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đối với anh Nguyễn Văn Huy- trưởng thôn Cựu
cùng toàn thể bà con dân làng đã nhiệt tình cung cấp thông tin đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện bài khóa luận này. Và tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành
và sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hà đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài
khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp thầy, cô cũng như các bạn để học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ
hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 20 tháng05 năm 2014
Tác giả

Bùi Thị Trang


2

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, trước phát triển mạnh mẽ của quá trình khu vực hóa, toàn cầu
hóa. Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mỗi


nước chính là sức mạnh văn hóa. Chính vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng
rẽ mà đã mang tính toàn cầu và khu vực.
Làng Cựu là một làng cổ của huyện Phú Xuyên có nền văn hóa lâu đời.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử dân làng vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy những
tinh hoa trong vốn văn hóa truyền thống của làng mình. Tuy nhiên, dưới tác
động của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự giao lưu văn hóa phần nào
đã làm mai một dần văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, xu hướng mở
cửa đã thúc đẩy nền kinh tế, xã hội mở rộng phát triển và tăng trưởng nhanh.
Trong một chừng mực nhất định, những tác động không thuận lợi của cơ chế thị
trường nếu chúng ta không có những định hướng, giải pháp kịp thời thì hậu quả
thật khó lường, bởi tác động đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian lịch sử,
văn hóa, cảnh quan truyền thống của các di tích lịch sử - văn hóa, không chỉ
riêng ở Phú Xuyên, mà còn có thể xảy ra ở nhiều địa phương khác. Làng Cựu
cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong tinh thần hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa làng xã - nơi nuôi
dưỡng văn hóa dân tộc - việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi
làng Cựu để từng bước bảo tồn và tiến hành phục dựng các giá trị văn hóa là
một việc làm vô cùng cấp thiết.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng
Cựu hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều kiện kinh tế, xã hội và sự nhận thức
của con người còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và


3
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở làng hiện nay cần được nghiên cứu
cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
Đề tài “ Văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội” với mong muốn thu thập, tìm hiểu và giới thiệu về các giá trị văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể của làng trước hết là đến nhân dân của làng, những

người yêu ngôi làng cổ. Ngoài ra cũng hi vọng đề tài sẽ góp phần như một tiếng
nói giúp ngôi làng được nhiều người biết tới động thời cũng đề xuất những giải
pháp tới các cơ quan ban ngành đoàn thể giúp cho một ngôi làng đang “dần bị
lãng quên” được phát triển hơn.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tình hình nghiên cứu chung về văn hóa Làng.
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở
bình diện cả nước. Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác
nhau về văn hóa làng .
Có thể kể đến như Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính [11], Cơ sở
văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng [12], Việt Nam văn hóa sử cương của
Đào Duy Anh[3], Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử của Phan
Đại Doãn [13]. Đây được xem là những công trình tiêu biểu, có đóng góp to
lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa làng của người Việt. Đồng thời,
đây cũng là những công trình đóng vai trò gợi mở, định hướng cho người
nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận.
Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn
hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong
tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian... Một số chuyên
luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế xã hội, văn hóa mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của


4
làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Tình hình nghiên cứu về làng Cựu
Làng Cựu là một ngôi làng cổ tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách khoa học, tỉ mỉ. Các bài viết chủ yếu là các bài báo và một số
video của kênh truyền hình về chủ đề kiến trúc làng.
Đề tài “Văn hóa làng Cựu, xã Vâ Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà

Nội” tiếp thu, học hỏi các đề tài trước và thu thập các tài liệu, tìm hiểu rõ các giá
trị văn hóa của làng nhằm làm rõ những nét văn hóa truyền thống để chỉ ra thực
trạng cũng như phương hướng để giữ gìn những giá trị của một ngôi làng cổ.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu các thành tố cấu thành văn hóa làng Cựu và thực trạng bảo tồn
những giá trị văn hóa của làng Cựu, xã Vân từ, huyện Phú xuyên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị văn hóa ttruyền thống của làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Nghiên cứu làng Cựu trong tổng thể xã Vân Từ, huyện
Phú Xuyên trong thời gian hiện nay.
-Về Thời gian: Nghiên cứu những giá trị văn hóa còn lưu giữ được tới
hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu khác nhau trong
từng giai đoạn:


5
- Nhóm phương pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp điền dã dân tộc học
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Kế thừa tài liệu thứ cấp (Bảo tàng, sách, báo, luận văn, tài liệu tham
khảo, tạp chí...)
- Nhóm phương pháp phân tích sử lý thông tin:

+ Hệ thống - phân tích - so sánh - tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu liên - đa ngành.
- Phương pháp nghiên cứu Văn hóa học
6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận có nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Diện mạo văn hóa truyền thống Làng Cựu, xã Vân Từ,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống làng
Cựu trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CỰU
1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN


6
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Quan niệm về văn hóa được E.B. Tylor đề cập trong công trình "Văn hóa
nguyên thủy" (1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên cứu
của văn hóa. Theo ông: "văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về tộc người
học, nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với
tư cách là một thành viên của xã hội" [4]
Trong bản tuyên bố chung tại Hội nghị quốc tế ở Mêhicô do UNESCO
chủ trì họp từ 26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan niệm về
văn hóa như sau: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét

riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" .[14, tr.80]
Ở Việt Nam, từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa: "Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa" [5] đến nội hàm khái niệm văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế - xã hội" [6]
là sự phát triển các quan niệm về văn hóa của Đảng ta nhằm xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa
thực sự trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trong


7
thời đại ngày nay.
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem lao
động sáng tạo là cội nguồn của văn hóa. Chính văn hóa đã đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt mang tính nhân bản sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân
một cách có lý trí và tình cảm trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ và
cũng chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện được phẩm chất, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình.
1.1.2. Khái niệm về làng

Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, "làng xã có vị trí hết sức đặc
biệt: Làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là
tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là "liên làng", "siêu làng". Làng
có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ
vai trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc "còn làng
thì còn nước".
“Làng-từ Nôm,là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh
nhất của người nông dân Việt” [1, tr.18-19].
Một số nghiên cứu khác cũng có chỉ ra:
“Làng là một thực thể phức hợp nhiều chức năng, một đối tượng đa dạng
xét theo sự hình thành và phát triển của lịch sử, một cơ cấu phức tạp trong một
hệ thống quản lý thống nhất có sự phân chia ranh giới đất đai tương đối rõ
ràng”[2 tr.30]
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn:


8
"Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông
nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt
khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu
nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững
của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa
vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt;
mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất biến. Sự biến
đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối
liên hệ làng và siêu làng" [8, tr.130]
Làng Việt - một thực thể xã hội - dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp
với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời
nay đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Lũy tre, cây đa, giếng
nước, sân đình... là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người

Việt Nam.
Như vậy, làng là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân
Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai,
địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần. Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân.
Làng có giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hóa - tín ngưỡng xác định.
1.1.3. Khái niệm về văn hóa làng
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau để nói về về văn hóa làng, nó là đề tài
luôn thu hút được các buổi tham luận.
Năm 1996 Sở VHTT thành phố Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học “
Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa Hà Nội”. Trong hội thảo, Nguyên cục
trưởng Cục Văn hóa thông tin cơ sở (Bộ VHTT) Hà Văn Tăng cho rằng : “ Văn
hóa làng biểu hiện và trường tồn qua những giá trị vật thể và phi vật thể như


9
đình làng, cổng làng, giếng làng, hội làng, hương ước, phong tục tập quán tốt
đẹp…đang được bảo tồn ở các gia đình, các dòng họ, các làng quê”.[7] Tác giả
cũng khẳng định mặc dù Hà Nội là thành phố và là thủ đô của cả nước nhưng sự
hiện diện và ảnh hưởng của văn hóa làng rất sâu đậm.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CỰU

1.2.1. Vị trí địa lý
Làng Cựu là một vùng đất phía nam Thăng Long, dưới thời vua Lê Thánh
Tông thuộc Phủ Thường Tín, Xứ Sơn Nam [5, tr.1-2]
Trước cách mạng tháng Tám thì thuộc xã Vân Hoàng, huyện Phú Xuyên,
tỉnh Hà Tây. Hiện nay thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
Giao thông làng Cựu rất thuận lợi và phát triển gồm cả đường bộ, đường thủy,
đường sắt.
Đường Bộ: Từ Hà Nội xuôi xuống Nam khoảng 40 cây số là tới một ngôi

làng cổ kính có cái tên khá lạ làng Cựu, nay thuộc xã Vân Từ, huyện Phú
Xuyên. Làng Cựu thuộc trục đường có tuyến đường Pháp Vân- Cầu Giẽ và địa
đầu của tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đường Thủy : Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông
Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. tuyến đường
thủy sông Hồng dài 17km thuận lợi cho đi lại bằng đường thủy.
Đường Sắt: Làng Cựu cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến
đường sắt Bắc-Nam dài gần 12km chạy qua.
Về vị trí làng Cựu tiếp giáp với các làng khác trong xã Vân Từ thì:
Phía đông : Làng Chản – làm nghề lao động phổ thông, cây lúa.
Phía Tây : Làng Từ Thuận – hiện nay làm nghề may nổi tiếng nhất xã vân
Từ hiện nay.
Phía Nam: Khu dịch vụ mới của xã.


10
Phía Bắc : Sông Nhuệ và xã Phú Yên.
1.2.2. Lịch sử lập làng
Làng được thành lập từ lâu, người thành lập làng là Trần Ninh Thuận.
Theo gia phả họ trần kể lại: Đầu thế kỉ 13, trước kia làng là khu vực vùng chiêm
trũng, hoang vu chỉ có toàn cây cỏ. Cụ tổ của làng là Trần Ninh Thuận làm nghề
chài lưới kiếm cá xuôi theo dòng sông Nhuệ xuống tới vùng này thấy có vài đồi
gò hiện lên trên vùng đất trũng nên đã quyết định ở lại sinh sống, theo thời gian
các ngư dân làm nghề chài lưới đi qua thấy vùng này có người ở nên cũng quyết
đinh ở lại lập làng. Đặt tên làng là Cựu.
Ngoài cái tên Cựu thì làng còn có tên Vân Hoàng Cựu vì ngày đó làng
thuộc xã Vân Hoàng, Phú Xuyên, Hà Tây nay thuộc xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà
Nội. Cái tên xã Vân Từ là sự ghép nối giữa xã Vân Hoàng và Từ Điều.
Vào năm 1921 không may làng bị cháy nên nhiều gia đình phải bỏ làng đi
làm ăn xa. Với quyết tâm vượt khó làm giàu, dân làng Cựu đã tìm cho mình

được nghề may và may rất giỏi. Những người thợ may chuyên may quần áo
phục vụ cho người Pháp và giới thượng lưu ở Hà Nội. Cũng nhờ nghề này mà
rất nhiều người dân làng Cựu giàu lên nhanh chóng, trở thành những nhà tư sản
thành đạt với những cửa hàng ở Hà Nội và cả Sài Gòn.
Khi về làng, họ xây những biệt thự nguy nga, tráng lệ. Thời đó, kiến trúc
Pháp đang thịnh hành ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... dân làng
Cựu xây nhà mình theo lối kiến trúc ấy, vì thế nhiều tòa nhà ở làng Cựu mang
dáng dấp của những ngôi biệt thự kiểu Pháp. Quá trình xây dựng này diễn ra
trong những năm 1920-1945.
Từ năm 1945, nhiều biến cố lịch sử xảy ra dồn dập khiến chủ nhân của
nhiều dinh thự bỏ làng ra đi mà không hẹn ngày về. Làng Cựu càng ngày càng
trống trải và cái tên nức tiếng một thời của làng gần như bị rơi vào lãng quên.


11
Hiện nay, dân làng Cựu là những người thuần nông vì vậy kiến trúc làng
không có gì thay đổi. Đến làng Cựu ta vẫn thấy sự êm đềm của những lũy tre
bao bọc làng, của không gian yên tĩnh không bị tác động bởi những xô bồ và
cuộc sống hối hả bên ngoài. Trong làng Cựu ít khi thấy những tiếng xe máy hay
máy móc, người làng Cựu vẫn đi lại trong làng bằng xe đạp vì vậy không khí rất
trong xanh. Đến làng khách tham quan chỉ còn thấy vang bóng một thời vàng
son của một thời kỳ thịnh vượng với những kiến trúc độc đáo. Hiện nay thanh
niên đi làm ăn xa, những người còn lại thì hầu như tất cả đều làm nông nghiệp.
Chỉ có vài chị em phụ nữ là nhận hàng đóng giầy ở làng Giẽ làm thêm. Cuộc
sống mưu sinh rất khó khăn, chật vật.
Kinh tế làng Cựu thay đổi từ khi làm nông kinh tế làng bó hẹp, nhà tranh
vách đất tới khi nghề buồn của làng phát triển,làng trở nên giàu có với những
ngôi nhà biệt thự mang dáng dấp kiểu pháp rồi qua hàng trăm năm lại quay về
với nông nghiệp.
1.2.3. Điều kiện kinh tế

Nông nghiệp
Đời sống kinh tế của người dân địa phương nơi đây chủ yếu dựa vào
canh tác nông nghiệp trồng lúa nước vì làng Cựu thuộc khu vực trũng nên quanh
năm chỉ cấy được một vụ. Làng gồm có 4 cánh đồng chính trải dài, rộng bao
quanh địa phận làng và giáp ranh với cánh đồng của các làng xung quanh bằng
các con đường liên làng, liên thôn. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được thiết kế dọc theo các cánh đồng để đảm
bảo lượng nước phục vụ cho sản xuất. Nước được cung cấp từ các trạm bơm
chính của làng và lấy từ nguồn nước sông, đầm dự trữ.
Hệ thống mương máng, tưới tiêu của dân làng Cựu đã được phát triển
hơn: Trước đây, hệ thống mương ít, nhỏ, được người dân trong vùng đào dùng


12
để dẫn nước. Hiện nay, mạng lưới mang máng, tưới tiêu được bố trí đảm bảo
phục vụ nước theo đúng mùa vụ. Hệ thống mương máng được bê tông hóa, xây
dựng kiên cố đảm bảo không bị tắc do rác thải… và được khơi thông rộng, sâu
để dẫn nước được đến với mọi địa hình ruộng canh tác.
Lúa được cấy là các loại như: khang dân, Q5, tẻ thơm, gạo tám thơm, nếp
nhung, nếp mùa… được trồng ở các loại đất khác nhau.
Chăn nuôi: trước đây nuôi nhiều gà, vịt, bò, lợn. Hiện nay, số hộ gia đình
nuôi bò giảm đi đáng kể, nuôi gà theo mô hình số lượng ít chỉ để phục vụ nhu
cầu tại gia chứ không phục vụ buôn bán.
Thật kỳ lạ làng Cựu một thời nổi tiếng về sự giàu có thì cho đến hiện nay
khi kinh tế phát triển làng lại trở về thuần nông, đời sống người dân khó khăn
chỉ trông chờ vào cây lúa. Theo nghiên cứu của tác giả thì làng có 198 hộ và tất
cả các hộ đều vẫn làm nghề nông cũng như sử dụng các đồ nông nghiệp vào sinh
hoạt ví dụ như đun bếp rơm, nấu cơm bằng vỏ đổ, sử dụng trấu để nấu cám lợn,
cám thì cho lợn cho bò ăn.
Thủ công nghiệp

Năm 1921, hỏa hoạn xảy ra thiêu trụi nửa làng. Không cam chịu ngồi
không bó gối, những người nông dân khăn gói tỏa đi tứ xứ tìm kế sinh nhai,
mưu sinh kiếm sống. Dân làng Cựu phất lên từ nghề may. Người làng Cựu thời
đó may rất giỏi, cả làng ai cũng cố nâng cao tay nghề coi đó như nguồn kiếm
sống cho gia đình đồng thời giúp thoát khỏi nghèo đói.
Ngày đó nhắc tới thương hiệu may làng Cựu đó là một thương hiệu nổi
tiếng và chất lượng.
Cùng những sự đổi thay về kinh tế - xã hội của đất nước, làng Cựu ngày
nay gần như không giữ được nghề truyền thống từ thời cha ông để lại nhưng nó


13
không được phát triển như trước kia. Ngoài ra thì dân làng còn làm thêm nghề
đóng giầy học từ làng Giẽ trong huyện.
Nghề buôn
Trước kia vào khoảng thế kỉ 19, người làng Cựu xưa nổi tiếng từ thời
Pháp thuộc với nghề may. Họ chuyên may com lê cùng các bộ đầm tân thời
phục vụ cho người Pháp cũng như giới thượng lưu ở Hà thành và cả Sài Gòn.
Ban đầu họ đi lên từ 'cái mặc' để khắc phục 'cái ăn', dần dần trở thành những
thương hiệu 'đệ nhất Hà thành' như: Phúc Hưng, Phúc Mỹ, Ðức Lợi.... Ngoài ra
còn có các ông chủ nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác như ông Chu Văn Luận
sản xuất vôi, ngói… cửa tiệm nổi tiếng khắp cả vùng hay như ông Xã Vinh buôn
gỗ lạt sầm uất và một số ông chủ nổi tiếng khác. Người làng Cựu không chỉ
buôn bán ở thành phố lớn mà còn buôn bán trong làng điển hình là biệt thự “
Hào hoa phong nhã” với 2 cửa vào nhà. Cửa phía bắc để ăn chơi còn cửa phía
đông để làm ăn lấy tên cửa tiệm là Phúc Hải. Nhưng hiện nay, các ông chủ đều ở
các thành phố lớn hoặc sinh sống tại nước ngoài nên các cửa tiệm đều khóa cửa
không ai ở và những cửa hàng trước kia kinh doanh trong làng giờ không có ai
kinh doanh ngành nghề may nữa. Chỉ có duy nhất một tiệm mới mở là cửa tiệm
may của chị Thanh. Nghề may làng Cựu hiện nay không còn phát triển như xưa

nữ
Chợ làng
Trước kia chợ làng chưa được mở, chiến tranh nên mua bán cũng khó
khăn, người dân phải đi ra chợ huyện.
Hiện nay: do kinh tế phát triển, đất nước hội nhập; hoạt động sản xuất,
nghề nghiệp… diễn ra với tốc độ nhanh nên nhu cầu mua bán gần, tại chỗ ngày
càng tăng. Người dân bận làm các công việc nông nghiệp, nghề thủ công nên họ
không có thời gian đi chợ xa. Đáp ứng nhu cầu đó nên tại chính các làng hình


14
thành nên các chợ cóc để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong làng. Họ
không còn buôn bán, đi lại giữa các làng, xã như trước đây nữa mà bán ngay gần
nhà để thuận tiện cho việc mua bán.
Tuy nhiên chợ làng Cựu nhỏ họp ngay ở giếng làng thuộc xóm chợ chủ
yếu người dân buôn bán các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống như rau, thịt, cá
… trong làng rất ít có cửa hàng tạp hóa.
1.2.4. Điều kiện xã hội
*Bộ máy quản lý
Trước kia: Hội đồng kỳ mục là một tổ chức đặc trưng của cơ cấu làng
Việt trong thời kỳ phong kiến trước cách mạng Tháng Tám. Giống như bao làng
quê khác thì làng Cựu có một hội đồng kỳ mục với nhiều đặc quyền.[6, tr14-15]
Đứng đầu là Tiên chỉ sau đó là Thứ chỉ. Đây là hệ thống “quan lại” địa
phương có tiếng nói cao nhất trong mọi hoạt động của làng, đặc biệt là lập phấp.
Hôi đồng Kỳ mục chi phối hầu hết mọi hoạt động của bộ máy chức dịch làng xã.
Ngày nay, bộ máy quản lý làng Cựu gồm có:
Chi bộ Đảng của thôn: Có trách nhiệm tuyên truyền các chính sách của
Đảng và Nhà nước tới các đảng viên nhằm tuyên truyền cho bà con hiểu đường
lối của Đảng, của Nhà nước.
Ban quản lý làng Cựu: gồm một trưởng thôn là anh Nguyễn Văn Huy, và bí

thư thôn là bà Nguyễn Thị Hằng. Ban quản lý làng cứ 2 năm bầu lại một khóa.
Hội Phụ nữ: Là nơi gặp gỡ, giao lưu của chị em phụ nữ. Hội pụ nữ chịu
trách nhiệm tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cũng như các chính sách của nhà
nước hỗ trợ nhân dân như vay làm ăn…
Hội Cựu chiến binh là những người trước kia đi chiến tranh về lập thành
một hội để ôn lại truyền thống yêu nước, giáo dục nhân dân trong vùng. Ngoài


15
ra còn là điểm đến để sẻ chia tâm sự cũng như kinh nghiệm làm ăn của các bác
cựu chiến binh.
Hội người cao tuổi : Hội do những người cao tuổi trong làng họp bàn về
những chuyện của làng như xây dựng
*Tổ chức xóm
Trước cách mạng tháng Tám và trong thời kỳ chiến tranh ranh giới và địa
phận của làng thu hẹp, chỉ có vài xóm trong làng. Xóm là địa điểm tụ cư của
nhiều nhà dọc theo một trục đường nhỏ từ đường chính đi trở vào trong.
Trước kia, một xóm chỉ có vài hộ gia đình, có xóm thì có nhà hai bên
nhưng cũng có xóm một bên là nhà, một bên là đồng ruộng hoặc ao… hầu hết
các xóm đều có một hoặc hai lũy tre ở đầu, hoặc một góc nhỏ trong xóm. Xóm
giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của làng, là nơi tập
trung người dân, nơi giảng dạy, nghỉ ngơi…
Ngày nay làng Cựu chia làm 4 xóm : Xóm Cầu, xóm đình, xóm chợ , xóm
đội 6 chia theo những nơi có công trình của dân làng.
*Tổ chức dòng họ
Họ Trần là dòng họ sáng lập ra làng. Sau đó đến họ Nguyễn. Sau dần thì
các dòng họ khác đến ở càng ngày càng đông.
Hiện nay làng có 10 dòng họ và được phân thành nhiều chi khác nhau: họ
Phan, Nguyễn, Phạm, Bùi, Lê, Đỗ…Trong đó họ Trần từ xưa tới nay vẫn là
dòng họ phát triển mạnh nhất cả về kinh tế lẫn học hành. Trong dòng họ xưa đã

có những người làm quan cao như: Thượng Thư Binh Bộ Thị Lang,Thượng Thư
Bộ Lại(?). Hiện nay thì con em dòng họ đều đỗ đạt cao có rát nhiều giáo viên,
bác sĩ, nhân viên hành chính…Có gia đình có tới 11 người gồm cả dâu, dể làm


16
chức vụ trong nhà nước. Điển hình người thành đạt hiện nay như giám đốc sở
điện lực Hà Nội: Trần Đức Hùng.
Hiện nay các dòng họ trong làng sống hòa thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau
thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Con em trong các dòng
họ rất thành đạt và đều hướng về ngôi làng của mình – nơi chôn rau cắt rốn.
Các phường hội
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của người làng Cựu ngoài tổ chức
ngõ xóm còn có tổ chưc phường hội. Hội được lập trên cơ sở tự nguyện, phổ
biến là những “hội tư cấp” hay còn gọi là họ. Hội ra đời trong phạm vi từng
nhóm người tự nguyện bằng cách chung nhau một “bát họ”. Một làng có thể có
nhiều hội hay họ khác nhau. Những người cùng hội chung nhau tiền, gạo để
giúp đỡ nhau lúc khó khăn và mỗi người trong hội sẽ được lấy lần lượt
Ngoài ra các hội còn được lập trên cơ sở của những người cùng chung
ngành nghề, chung sơ thích. Theo tương truyền tại làng Cựu trước năm 1945 cả
làng có hội mua bán, hội các ông chủ may. Hội này hoạt động trên cơ sở chung
nghề nghiệp .
Bên cạnh các hội làng Cựu xưa còn có các phường và phe. Làng có phe
“tư văn”gồm những người có học vị. học thức đảm nhiệm việc tế lễ tại văn từ,
hoặc tế lễ tại các nhà giàu có nếu nhà họ tổ chức lễ lớn vào các dịp tang ma.
Giờ đây khi nền kinh tế thị trường mở cửa, nhiều ngành nghề hoạt động
đã kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong các tổ chức tự nguyện của làng. Tuy
nhiên các phường hội, vẫn còn được duy trì. Có hội đồng ngũ tức những người
cùng trang lứa, cùng đi lính với nhau, hội đồng niên mà trước kia được tổ chức
thành các giáp. Tuy nhiên ngày nay hôi này thường cả nữ giới. Hội nông dân tập

thể chuyên để bàn bạc, xử lý các việc của tập thể nông dân trong làng. Hội cờ
tướng ở làng Cựu cũng khá phát triển. Hội này tập hợp những người yêu, ham


17
mê môn cờ tướng. Hầu hết là các cụ ông trong làng tham gia vào hội. Ngoài ra
làng cựu còn rất nhiều các phường hội khác với các trang lứa khác nhau tạo nên
một tập thể phát triển, một làng văn hóa nổi tiếng.
Ngày nay tuy không còn các xóm, các giáp và hội đồng kỳ mục, làng Cựu
được đặt dưới sự lãnh đạo dân chủ của bộ máy hành chính địa phương và tập
hợp dân làng theo các đội sản xuất( hay còn gọi là tổ đội).


18

Chương 2
DIỆN MẠO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰU
2.1. VĂN HÓA VẬT THỂ

2.1.1. Cổng làng
Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt. Cổng làng phân chia
phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác (đất trồng lúa,
trồng khoai, hoa màu). Người sống thì sống sau cái cổng làng, người chết thì
chôn bên ngoài cổng làng. Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực
và đời sống tâm linh của con người.
Làng Cựu tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre.
Làng có một lối vào chính, gọi là cổng trước hay cổng tiền; và một lối nhỏ hơn
gọi là cổng sau. Việc xuất nhập bị hạn chế qua hai lối này. Lối đi từ cổng trước
đến cổng sau là con đường chính trong làng.
Trước kia làng Cựu có 2 cổng. Cổng chính nằm ngay sau đình như chào

đón những người con đi xa về hay những du khách tới thăm làng. Thời chiến
tranh để phục vụ cách mạng vận chuyển lương thực, thực phẩm đã phá đi cổng
trước. Hiện nay chỉ còn cổng sau của làng như một chứng nhân lịch sử về sự bề
thế của ngôi làng.
Cổng sau nằm ở cuối làng làm ranh giới chia cắt giữa thôn Cựu và thôn
Chung. Cổng làng có Cựu mang dạng cổng tam quan hay còn gọi là tam môn,
tức ba lối đi: một lối chính và hai lối ngách. Lối ngách dùng hàng ngày; chỉ khi
có nghi lễ mới mở lối giữa. Cổng làng được xây theo lối “quyển thư” nhìn từ xa
nó như một cuốn sách khổng lồ đầy tri thức. Cổng trước xây to lớn hơn, trên
trán cửa thì ghi tên làng, còn 2 bên ngách thì có viết hai bức hoành phi.Từ ngay
cổng làng, đôi câu đối thể hiện sự cởi mở, phóng đạt trong khí khái của người
làng Cựu:


19
“Kỳ ngoại bất bế thanh bình y tạc thử giang sơn.
Nhật hậu hữu hưng cao đại tối nghi dung mã cái”
(tạm dịch: Bên ngoài không đóng nước non vẫn thanh bình như xưa. Ngày
sau hưng vượng vẫn vừa cho ngựa xe lui tới).
Bước qua cổng làng, phía trong lại là đôi câu đối:
“Tả hữu du nghi vân trình đản đản.
Bắc Nam cộng hợp đại đạo bình bình”
(tạm dịch: Phải trái sửa sang như đường mây rộng mở.
Bắc Nam hợp với đạo lớn thẳng bằng).
Chỉ cần nhìn vào các vế đối trên cổng làng đã hiểu được người làng Cựu
rất trọng chữ nghĩa và có lối sống khoáng đạt.
Cũng như những công trình xây cất truyền thống khác, phép chọn phương
hướng để xây cổng làng bị chi phối bởi học thuật phong thủy. Cổng trước làng
quay là hướng nam cổng sau quay ra hướng bắc.
Được xây dựng khá cầu kỳ xây gác giống vọng lâu với mái cong. Kiến

trúc cổng làng khá độc đáo, nó được kết hợp giữa kiến trúc Tây với kiến trúc Á Đông và cả kiến trúc phật giáo. Cổng làng Cựu bề thế, có tầng, có mái, có cả lối
lên xuống , vọng các của cổng làng với mái cong, bờ đao cong vút. Nóc mái đắp
nổi những con nghê, con phượng, nậm rượu, các trang trí hoa văn, họa tiết hoa
lá đậm chất dân gian.
Nguyên liệu chính để xây cổng là vôi vữa trộn với mật ăn, dù đã trải qua
mấy thập kỷ nắng mưa nhưng cổng làng Cựu vẫn bề thế, rắn chắc. Cổng làng đã
được xây dựng từ rất lâu, hiện nay người trong làng không ai nhớ được năm xây
dựng nữa.


20
Như vậy, cho tới thời điểm này thì làng Cựu vẫn còn giữ được cổng sau
của làng. Cổng Làng Cựu vẫn đứng sừng sững mặc cho phôi pha của thời gian
năm tháng vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính và rêu phong trầm mặc như ẩn
chứa trong đó cả một câu chuyện về thời kỳ thịnh suy của ngôi làng cổ này.
Cổng làng vẫn luôn là niềm tự hào của người dân làng Cựu, của những người
con đi xa luôn hướng về.

2.1.2. Đình Làng
Đình là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng ra đời Lê Sơ, đánh dấu một
bước phát triển của cơ cấu làng cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính
cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng.
Đình làng là nơi "linh thiêng" nhất đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng
người ở làng. Hướng đình, vị trí, qui mô to nhỏ, kiểu cách kiến trúc của nó được
xác định và xây dựng trên cơ sở của điều kiện phong thổ, điều kiện vật chất do
các thành viên trong làng đóng góp và tài năng vận động, quyên góp tổ chức của
lão ông, lão bà, của những nhóm, những cá nhân có điều kiện. Đình tồn tại với
cội rễ vững chắc:
"Qua đình ngả nón trông đình.
Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu"

hay "Trúc xinh, trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh".
Đình làng Cựu được xây dựng ngay sau cổng làng, đã trải qua bao trầm
của lịch sử đã có lúc do chính sách nhà nước đình bị phá đi rồi chuyển đổi sang
làm nhà sản xuất khi hết thời bao cấp đình lại được trả lại cho dân làng Cựu.


21
Đình làng Cựu thờ thành hoàng làng là: Lục vị tôn ông đó là những người có
công với đất nước đã đánh thắng giặc và đã được phong thần.
Đình làng Cựu nhỏ, nằm ngay cạnh cổng làng, trước mặt là đầm sen. Hai
cây đa già lặng lẽ thả lá xuống mặt sân đình. Bên tay trái của đình là cây bồ đề
hàng trăm năm tuổi. Trước kia vào trước những năm 1954, Trước đình còn có 2
cây gạo cổ thụ rất to 2 người ôm không hết. Hai cây gạo được ví như bồ thóc
gạo của cả làng. Nhưng năm 1954 người dân đã chặt đi để lấy đường đi cho xe
chở thóc vào làng.
Hướng đình về phía bắc nhìn thẳng ra hồ nước mênh mông và cánh đồng
lúa phía xa. Đình có ao nhỏ ở bên trái, trong ao có gò mâm xôi hiện nay người
làng không ai nhớ được những truyền thuyết về gò mà chỉ nghĩ cái tên đó bắt
nguồn từ hình dạng của nó. Sân đình làng Cựu rộng được lát gạch bát tràng.
Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên được tạc hình con nghê. Có cổng sắt được
trang trí hoa văn và tường nhỏ bao quanh. Đình có 2 cổng đi vào đó là hướng
cổng chính và cổng ngách nhỏ nằm sắt cạnh đường làng.
Kiến trúc đình đơn giản với mái ngói cong, những điêu khắc chạm chổ
không quá cầu kỳ phức tạp. Mái đình lợp ngói vảy rồng, hai đầu hồi xây bít đốc.
Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều
nguyệt" hay "lưỡng long tranh chầu".
Đình được xây theo hình chữ nhị, có 2 gian thờ , trước kia chỉ thờ lục vị
thành hoàng sau đó khoảng 20 năm trở lại đây có thờ cả chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồ thờ trong đình khá đơn giản do chiến tranh, do các chính sách văn hóa trước

đây, do làng bị cháy nên dường như không còn lại những đồ thờ cổ. Đình Cựu
chỉ còn lại chiếc trống cái để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân
làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.


22
Đình Cựu là nơi hội họp bàn việc làng và là nơi sinh hoạt văn hóa của
người làng. Đình là ngôi nhà chung của cư dân làng. Mỗi khi có việc cần họp
bàn thì người dân lại họp tại đình. Ngoài ra vào các ngày rằm hay mồng một
người dân làng lại mang đồ đến lễ, dâng hương hoa nên thành hoàng làng cầu
xin cho người làng may mắn, thành đạt.
Theo các cụ trong làng kể lại trước kia đình và miếu bà là 2 di tích khác
nhau nhưng do chiến tranh ngày ấy làm sân kho nên hợp tác xã đã nối lại làm
một vì vậy mới có hình chữ nhị chứ trước kia đình hình chữ nhất. Ở phía ngoài
thờ vị thần tên gọi là thần bà hiện nay không ai trong làng rõ gốc tích còn phía
trong thì thờ lục vị thành hoàng - những người có công với đất nước. Trong thần
tích của các ngài có ghi:
“ 1. Uy thần hiển ứng, hộ quốc tản trị cảm hóa bảo quốc công đoan túc
rực bảo trung hưng tôn thần đại vương vị tiền.
2. Phả hóa minh thông quảng tế đông hải hung lược uy phấn đức phù
quán thế cương nghị anh mẫm đặc đạt hùng vĩ quảng nhuận trác vĩ rực bảo trung
hưng tôn thầnđại vương vị tiền.
3. Trần quốc hựu dân phù vận bảo linh công đoan túc rực bảo trung hưng
tôn thần đại vương vị tiền.
4. Thiên quang thắng đức hoằng nghị tăng phúc tiến lộc tràng thọ uy linh
hiển hựu tích phúc duyên, hy công chính, thuần chính linh thùy thượng đẳng hạ
thần đại vương vị tiền.
5. Quảng đức hậu nhân tư phù dân an quốc trị tàn trị thạch linh công đoạn
túc rực bảo trung hưng tôn thần đại vương vị tiền.
6. Hộ quốc đô hộ trợ thuận thành hoàng lý thiên công đôn ngưng rực bảo

trung hưng tôn thần đại vương vị tiền.


23
Viết vị hữu thu tế chính tế tất cáo lễ giá cung duy lục vị đại vương hách
dich linh thanh duệ thông thành chất tướng đế duy dân chí thần rượu vật tiết
thích thu thiên nhật đinh thập nhị bạc lễ cung trần phỉ nghi cẩn thuật phục vọng
dám lâm ngưỡng can âm chất đồng ấp thọ khang tứ dân phú thực…thực lại lục
vị đại vương phù chì chi chư huệ giá. Cẩn cáo cung thỉnh lưỡng ban bộ hạ tả
hữu phủ tá quan liêu đồng lai triệu hưởng lễ tất” [10 tr.1]
Qua những quan sát và nghiên cứu cho thấy Đình làng Cựu thờ 6 vị thành
hoàng làng – họ là những người có công với đất nước và rất linh thiêng. Các
thần là những nhân thần và được cúng lễ hàng năm.
2.1.3. Chùa làng
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Đất vua,chùa làng”
Chùa bao giờ cũng là nơi linh thiêng đối với người Việt Nam. Làng Cựu
có 2 chùa gồm chùa Cả và chùa Phúc Duệ.
Chùa Cả là chùa chung của 4 thôn: thôn Chung, Chính, Chảy, Cựu. Người
dân 4 thôn có thể đến lễ phật cũng như tâm tình. Chùa Cả được xây trên dải đất
cao, rộng, quay mặt về hướng tây.
Chùa Dồi còn có tên gọi là Phúc Nhuệ Tự là chùa riêng của làng Cựu. Theo
nhân dân địa phương, các lương dân nơi đây có điều gì khó khăn đến chùa cầu
thường rất linh ứng, do đó chùa mới có tên là “Phúc Nhuệ” ý nói Phật luôn ban
phước lành cho dân như nước dòng Nhuệ Giang…
Chùa Dồi tọa lạc trên gò đất cao quanh năm rợp bóng cây, mặt tiền có dòng
sông Nhuệ chảy qua, hai bên tả, hữu và phía sau là các hồ sen vào hạ như đang
ôm ấp dâng kính lên đức Phật từ bi hỷ xả. Xa xa là những xóm của thôn Cựu Một quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhà ở, nhà thờ họ, đường thôn
lát gạch chỉ cổ có giá trị hàng trăm năm, bao quanh, đông đúc, trù phú và rải rác
có nhiều gò đống đất nổi lô nhô như đàn cá chép lượn lờ vây quanh. Đây chính là



24
mảnh đất màu mỡ mà trời đã ban cho làng Cựu, theo thuật phong thủy, người ta
gọi là thế đất “Quần ngư vọng nguyệt” - Đúng là một nơi linh địa, trên bến dưới
thuyền, “cây đa, giếng nước, mái đình” từng đi vào thi ca sâu lắng của nhà thơ,
nhà văn Phượng Vũ sinh thành ở đây (ông nguyên là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở
Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây). Làng Cựu, Vân Từ từng được ngành Văn hóa
Thủ đô đưa vào danh mục cần phải bảo vệ “Làng Biệt thự cổ”, có thể sánh với
các “Làng cổ Đường Lâm”, “Làng Cự Đà Thanh Oai”, “Làng Đông Ngạc Từ
Liêm” của Hà Nội, vv…
Tương truyền, xưa có 5 vị thần giúp vua Hùng Vương đi đánh giặc trở về,
khi bay qua cánh đồng thôn Cựu, các ngài thấy thế đất cùng cảnh trí ở đây đẹp
quá, liền dừng lại và hạ xuống, các ngài hóa tại đây. Còn một sự tích được nhân
dân truyền tụng “Khi dân Đường Xuyên xây dựng chùa Cả, các thôn trang ấp
quanh vùng phải góp công sức và kinh phí để xây dựng chùa, khi tổ chức quyên
góp, đại diện các làng được cử đến để có ý kiến thì đã thấy mọc lên một ngôi
chùa khá khang trang rồi…” và vì thế người làng Cựu gọi là chùa đã “Rồi” hoặc
là “Chùa Dồi”.
Ngược dòng lịch sử, ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn (?), đệ nhị Tiên
Dung Châu xuất hiện ra đó là tiên giáng trần, nàng lớn lên sắc đẹp tuyệt trần
không sao tả xiết. Trong một cuộc nhà du ở Phong Châu, vui duyên tốt lành,
nàng lọt vào mắt vua Hùng Vương thứ 8 là Hùng Huy Vương và được ưng ý
triệu về cung và được phong làm cung phi chính thất. Sau khi được tấn phong
Hoàng hậu Tiên Dung Châu có dịp lưu dấu ở chùa Phúc Nhuệ Tự để xin đức
Phật ban phước lành cho mình và cho muôn dân. Rồi một thời gian Bà về ở Ba
Sa (Đền Ba Sa, Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội) sinh ra 5 người con trai. Khi
trưởng thành 5 anh en trai lớn lên đều tuấn tú, tinh thông văn võ và lần lượt lập
được nhiều công trạng, dẹp giặc xâm lăng, đem lại bình yên cho đất nước; công
tích các ngài được tuyên dương nổi tiếng trong thiên hạ. Vua Hùng Huy Vương



25
mừng rỡ ban thưởng, phong sắc quan chức thật hiền vinh. Sau này khi hóa lại
được ban cho sắc chỉ phong là hàng Thượng đẳng phúc thần, được ban thưởng
sắc phong là thủy thần và có 72 nơi thờ phụng - 5 lạc tướng đó là: Thượng đẳng
Tối linh từ Quảng Xung Linh Tế Đại Vương; Quảng Bác Uyên Dung Đại
Vương; Quang Xuyên Linh Quang Đại Vương; Quảng Tề Linh Ứng Đại Vương
và Quảng Hóa Cư Sỹ Đại Vương.
Trong đó Quảng Bác Uyên Dung Đại Vương được thờ ở đền Ba Sa thuộc
tổng Thịnh Đức (Ứng Hòa) nay còn giữ được 11 đạo sắc, có đạo lớn nhất vào
triều Lê niên hiệu Hoằng Định thứ 10 (1620). Thần Quảng Bác Đại Vương được
5 làng Giẽ Thượng, Giẽ Hạ (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên); Thần, Bùng và
Cầu (xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) đều thờ. Thần được mệnh danh là Thủy
thần ngã ba Ba Sa. Xưa khi vua Lê Thần Tông đi đánh giặc, sai quan cầu đảo,
thần hiển linh giúp sức, khi dẹp tan giặc kéo quân về bèn dựng đến thờ và qua
các triều đại đều được sắc phong tặng. Khi sống võ công của thần hiển hách, âm
phù cho việc nước, che chở cho dân, thần xứng đáng được tôn thờ và vinh danh
rộng rãi công đức. Trong tâm thức dân gian của người Việt, thần là biểu tượng
anh hùng văn hóa, giỏi đánh giặc, tài trị thủy, là công thần bảo vệ giữ nước Văn
Lang ở vùng phí nam của người Lạc Việt. Người đời sau thường ca tụng ở phía
bắc vùng núi Tản Ba Vì có Tản Viên Sơn Thánh thì đồng trũng huyện Phú
Xuyên - Ứng Hòa có Quảng Bác Uyên Dung Đại Vương.
Chùa “Dồi” thờ Phật theo phái Đại thừa, với giáo lý từ bi hỷ xả, người đời
hành thiện để thoát khỏi vòng luân hồi mà tới cõi niết bàn bất tử. Với ý nghĩa
đó, mọi người dân nơi đây đều gửi niềm tin tưởng, ước vọng đến đức Phật Tổ
Thích Ca Mâu Ni và dựng địa điểm hội tụ chùa “Rồi” để sinh hoạt văn hóa cộng
đồng làng xã. Theo lời Sư cụ Thích Đàm Quyến hơn 90 tuổi trụ trì chùa Dồi
truyền kể lại : Chùa được xây dựng khoảng trên 500 năm nay, chùa xưa nay rất



×