Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN - Phuong phap day tac pham ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.84 KB, 19 trang )

Mục lục
A- Phần mở đầu:
I- Lý do chọn đề tài.
II-Mục đich, nhiệm vụ nghiên cứu
B- Nội dung :
I - Đặc trng của ca dao
II - Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS
III- Phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản ca dao.
IV- Vận phơng pháp hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao cụ
thể .
V- Kết quả nghiên cứu.
C- Kết luận

1
A- Phần mở đầu
I - Lý do chọn đề tài
Ca dao dân ca là một thể loại trữ tình của Văn học dân gian , là bộ phận
chủ yếu quan trọng nhất của loại trữ tình dân gian . Những tác phẩm trong thể
loại này dù nói lên mối quan hệ giã con ngời trong lao động , trong sinh hoạt gia
đình , xã hội ; hay nói lên kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là
bộc lộ chủ quan của con ngời đối với những hiện tợng khách quan chứ không
phải là miêu tả một cáh khách quan những hiện tợng , những vấn đề . Cho nên ở
ca dao cái tôi trữ tình đợc nổi lên rõ nét .
Ca dao diễn tả đời sống tình cảm của ngời dân lao động xa kia , phản ánh
tâm t , tình cảm thế giới tâm hồn con ngời . Đời sống tình cảm ấy đợc diễn tả
qua một số kiểu nhân vật trữ tình : Ngời mẹ, ngời vợ , ngời chồng , ngời con.
những chàng trai , cô gái trong quan hệ bạn bè , tình yêu , ngời dân thờng .. Ca
dao là ngời bạn thân thuộc của mỗi ngời , với mọi ngời dân thờng suốt cả cuộc
đời : Chào đời thì nghe hát ru, lúc bé thì nghe chuyện cổ tích , hát những bài
đồng dao, lớn lên thì sử dụng những bài hát , câu hò , kể vè , kể chuyện trong
các hoạt động lao động , sinh hoạt , giao duyên , hội hè , giải trí của ngời lớn .


Khi từ giã cõi đời thì nghe những bài tang lễ .
Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống , bền vững . Bên cạnh
những đặc điểm giống thơ trữ tình ca dao có những đặc điểm riêng về hình thức
thơ , kết cấu hình ảnh ngôn ngữ . Ca dao là mẫu mực về tính chân thực hồn
nhiên , cô đúc , về sức gợi cảm và khả năng lu truyền . Điều đó thể hiện ở cả
cảm xúc , ở cả nghệ thuật diễn tả . Ngôn ngữ ca dao giàu sắc địa phơng . Ngôn
ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhng rất gần với lối nói hàng ngày của nhân dân .
Chính vì vậy đợc nhân dân yêu chuộng và đợc các nhà thơ xua nay đánh giá cao.
Không những thế ca dao còn có một sức truyền cảm rất mạnh và sống mãi trong
lòng nhân dân bởi tác giả dân gian đã đi sát với thực tế sản xuất lao động và
2
chiến đấu dựng nên những hình tợng có sức truyền cảm mạnh mẽ về lao động và
dùng những hình ảnh trong công việc lao động làm ăn để xây dựng nên những
hình tợng thơ mang những nội dung xã hội trữ tình khác nhau.
Với những đặc điểm trên của ca dao, ta thấy ca dao nói chung dễ hiểu ,nh-
ng chính vì dễ hiểu nên khó dạy . Nhiều bài ca dao đọc lên là có thể hiểu ngay .
Học sinh không biết phải học cái gì , và giáo viên cũng không biết phải giảng cái
gì . Xu hớng chung hiện nay của giáo viên khi giảng dạy ca dao là diễn thành
văn xuôi bài ca dao . Và nh vậy thì nội dung , t tởng tình cảm của tác phẩm cũng
không thể nào đọng lại sâu sắc trong tâm hồn thế hệ trẻ.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy ca dao của giáo viên trong nhà trờng THCS ,
tôi nhận thấy rằng giảng dạy ca dao rất khó , là một vấn đề còn nhiều vớng mắc .
Đặc biệt trong chơng trình thay sách giáo khoa mới hiện nay, để giúp học sinh
Đọc - hiểu văn bản ca dao theo quan điểm dạy học theo hớng tích hợp , tích cực
lại càng khó hơn . Nhiều giáo viên lên lớp chỉ diễn xuôi bài ca dao nên giờ học
khô khan , rời rạc và không gợi đợc sự rung cảm đối với học sinh . Điều này
khiến tôi trăn trở , làm thế nào để giúp học sinh Đọc - Hiểu văn bản ca dao có
hiệu quả cao ? Sau thời gian suy nghĩ , tìm tòi và qua quá trình giảng dạy đúc
rút kinh nghiệm tôi mạnh dạn đa vấn đề này để anh chị em đồng nghiệp tham
khảo và góp ý .

II- Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu:

1, Mục đích
Hớng dẫn học sinh Đọc -hiểu văn bản ca dao ở THCS đang còn nhiều v-
ớng mắc . Giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc giúp học sinh thực hiện các
hoạt động học theo quan điểm tích cực , tích hợp điều này dẫn đến học sinh ít
hứng thú học hơn so với văn bản khác . Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục
đích tháo gỡ những vớng mắc của giáo viên khi hớng dẫn học sinh Đọc - hiểu
các văn bản ca dao ở THCS .
3

2, Nhiệm vụ
: Đề tài có những nhiệm vụ sau đây
Nhiệm vụ 1: Đặc trng của ca dao
Nhiệm vụ 2: Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS
Nhiệm vụ 3: Một số phơng pháp hớng dẫn học sinh Đọc -
hiểu các văn bản ca dao.
Nhiệm vụ 4: Hớng dẫn HS Đọc - hiểu một văn bản ca dao
cụ thể .
B- Nội dung :
I- Đặc trng của ca dao: Ca dao có những đặc trng sau đây
4
1. Hệ đề tài: Ca dao có hai đề tài lớn đó là hệ đề tài than thân và hệ đề
tài tình yêu ( tình yêu gia đình , thiên nhiên, đất nớc, tình yêu đôi lứa). Ca dao x-
a chủ yếu là tiếng hát than thân , phản kháng và là tiếng hát yêu thơng tình nghĩa
của ngời dân làm ruộng , làm thợ , làm con, làm dâu, của tất cả những con ngời
lao động và bị áp bức trong xã hội cũ . Toàn bộ ca dao cổ truyền hiện có , dẫu là
một kho đồ sộ , căn bản chỉ là 2 tiếng hát đó và những biến tấu muộn dạng ,
muôn hình , muôn vẻ của hai tiếng hát đó.
2. Chức năng của ca dao :

Chức năng thẩm mĩ độc đáo của ca dao là diễn tả đời sống tâm hồn của
nhân dân . Nói đến thơ trữ tình là nói đến cái tôi nhng ở ca dao không có cái tôi
cá nhân mà ở ca dao chủ thể trữ tình ( tức là tác giả ) luôn đồng nhất với nhân
vật trữ tình ( nhân vật xng tôi , mà cảm nghĩ của nó đợc biểu hiện trong câu ca
) và đó tuy là một cá thể nhng không phải là một cá nhân riêng rẽ nào ; cá thể
này cất lên lời ca diễn tả những cảm nghĩ của một quần thể.Vì vậy, chúng ta chỉ
thấy ở ca dao một số nhân vật trữ tình nhất định : đó là những cô gái và những
chàng trai trong quan hệ tình duyên ; là những ngời phụ nữ
(ngời con gái, ngời con dâu, ngời vợ, ngời mẹ) trong cảnh ngộ éo le về hôn nhân
và gia đình ; là những ngời lao động trong công việc làm ruộng trên đồng
ruộng , trên sông nớc hay trong những cảnh ngộ khó khăn Với dân tộc nào
cũng vậy, thơ ca trữ tình dân gian đợc coi là tấm gơng của dân tộc , của tâm
hồn dân chúng . Đó là giá trị đặc sắc của ca dao , bắt nguồn từ chức năng trữ
tình của nó .
Trong sinh hoạt nhân dân , những câu hát dân gian đợc hát lên không chỉ
nhằm mục đích trữ tình mà còn nhằm mục đích ích dụng thiết thực nào đó .
Trên thực tế chức năng sinh hoạt đợc coi là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt
các thể loại ca dao : nhóm thể loịa gắn liền với nghi lễ ; mỗi nhóm lại phân ra
các thể loại căn cứ vào chỗ câu hát đợc sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động lao
5
động, hoạt động sinh hoạt , hay cuộc trò chuyện kết bạn , giao duyên giữa trai
gái .
3. Thi pháp :
3.1. Về thể thơ :
Thể thơ trong ca dao là những thể thơ thuần tuý dân tộc . Các thể thơ
dân tộc gốc đều từ ca dao mà ra . Ngoài lục bát , song thất lục bát và các kiến
thức của hai thể này , trong ca dao còn có thể khác nh văn ba ( câu thơ ba tiếng) ,
văn bốn , văn năm (4, 5 tiếng) ..
Với những thể thơ và những biến thức của những thể thơ đó ca dao có đủ
khả năng diễn tả mọi nội dung cảm nghĩ , mọi sắc thái tình cảm Chính cách sử

dụng phù hợp đã giúp khai thác tiềm năng biểu đạt của mỗi thể thơ .
3.2. Lối trữ tình - trò chuyện và các cấu tứ gắn liền với nó .
Chủ thể trữ tình trong ca dao luôn tự đặt mình vào vị thế của một ngời
đang trò chuyện trực tiếp với một đối tợng cụ thể , đang giãi bày cảm nghĩ , tâm
tình của mình với ngời nào đó . Ví dụ : những bài hát ru tuy phần lớn có nội
dung kể chuyện bâng quơ hoặc có nội dung tự tình nhng ta đọc nh thấy hiện
lên trớc mắt hình ảnh ngời mẹ , ngời chị đang kể lể , trò chuyện tâm tình với
những đứa trẻ đang nghe hát.
Hầu hết những cấu tứ trong ca dao đều mang đặc điểm trữ tình - trò
chuyện . Những kiểu cấu tứ này đã trở thành một dấu hiệu phong cách chung
của ca dao . Những kiểu cấu tứ đợc coi là mang dấu ấn của hát đối - đáp nam nữ
cũng đều bắt nguồn từ lối trữ tình - trò chuyện , vì hát đối - đáp , xét đến cùng ,
gốc cũng ở chất trữ tình - trò chuyện , vốn phản ánh mối quan hệ có thể đợc so
sánh với quan hệ giữa bào thai với lòng mẹ.
3.3. Những cách phô diễn ý tình
Nói bằng cách so sánh ví von là một đặc điểm nổi bật của lối nói năng của
quần chúng nhân dân nhiều dân tộc . Chất liệu so sánh chẳng lấy đâu xa , mà
6
chủ yếu là cảnh vật thiên nhiên làng quê và những vật quen thuộc , gần gũi trong
lao động sinh hoạt . Do đợc diễn đạt bằng so sánh , ý tình trở nên bóng bảy , ý
nhị , lại do dùng những chất liệu ấy , hình ảnh so sánh thờng giản dị mà vẫn giàu
sức gợi cảm , vì nó tạo đợc âm vang trong lòng ngời , đợc ngời ta góp phần
đẩy sức gợi của nó đi xa hơn , sâu hơn vào miền ký ức của họ . Đây chính là
cách phô diễn ý tình cổ điển của ca dao , nóp góp phần tạo nên tính hàm súc tự
nhiên rất khó bắt chớc của dòng thơ trữ tình dân gian này.
3.4. Cách sử dụng ngôn ngữ trong ca dao.
Ca dao cũng nh vè , tục ngữ , câu đố là những thể loại kết tinh lời ăn
tiếng nói và lối nói năng của quần chúng nhân dân . Đặc điểm của lời ăn tiếng
nói và lối nói năng ấy là giản dị , tự nhiên , sinh động . Tuy nhiên nói nh vậy
không phải trong ca dao không có những lụa là , những kiểu cách, những cái

đẹp chải chuốt bởi ca dao có quan hệ tự nhiên và mang tính qui luật với văn
chơng bác học . Cho nên ca dao tthờng chân chất , hồn nhiên , tơi tắn.
3.5. Phơng thức diễn xớng
Bên cạnh những đặc điểm trên về thi pháp ca dao còn có một đặc điểm
quan trọng nữa đó là hình thức diễn xớng . Dù coi ca dao là thơ tất nhiên, ta
không nên quên rằng nó tồn taị trong sinh hoạt nhân dân nh là những câu hát , là
những câu hát , ca dao , tuy vậy không bao giờ đợc cất lên đơn thuần do nhu cầu
thẩm mĩ , nhu cầu biểu hiện cảm nghĩ . Những câu hát ấy luôn luôn đợc sử dụng
nhằm phục vụ cho một hoạt động nào đó trong sinh hoạt nhân dân . ở một mức
độ nào đó thì hình thức diễn xớng cũng có ảnh hởng đối với nội dung và hình
thức nghệ thuật thơ ca của ca dao.
II- Vị trí của ca dao trong chơng trình THCS
Số tuần Chủ đề Số câu Số bài Giáo dục Tích hợp
học đợc học đọc thêm tình cảm thẩm mĩ
7

×