Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học đinh tiên hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.71 KB, 27 trang )

Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRƠNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
DẠY KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HỒNG
Thuộc bộ mơn hoặc lĩnh vực: Quản lý

Họ và tên tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh
Chức danh: Hiệu trưởng
Trình độ chun mơn cao nhất: Đại học
Chun ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học

Krông Ana, tháng 3 năm 2017

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

1


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Đọc thành tiếng là một kỹ năng thiết yếu trong phân môn tập đọc. Đối với
các trường chỉ dạy hồn tồn học sinh người Kinh thì kỹ năng này hầu như


không cần phải chú ý nhiều bởi đây là một kỹ năng hoàn toàn tự nhiên. Học sinh
học phân môn Tập đọc ở trường tiểu học khi bắt đầu bước vào lớp Một trong khi
các em đã có một số vốn từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và khả năng đọc thành
tiếng tương đối tốt. Vì thế việc dạy cho các em đọc thành tiếng vô cùng đơn
giản.
Nhưng đối với các em học sinh người dân tộc Êđê thì kỹ năng đọc thành
tiếng là một kỹ năng quan trọng mà các cô phải là người vất vả rèn giũa từ lớp
Một đến hết bậc Tiểu học.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hồng hiện tại có 59,6% học sinh dân tộc
thiểu số. Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số ở đây là người dân tộc Êđê. Người
Êđê ở buôn ÊCăm là dân gốc sống ở cao Nguyên từ lâu đời. Thế hệ ông bà các
em nhiều người không biết tiếng Kinh, thế hệ bố mẹ các em biết nói tiếng Kinh
nhưng một số không biết đọc, không biết viết. Vì thế, vốn tiếng Việt của các em
khi vào lớp Một rất hạn chế.
Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh
chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục.
Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học,
chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về
phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn
mực trong mục tiêu giáo dục của bậc học Tiểu học.
Thực tế nhiều năm làm công tác quản lý ở trường tôi đã rất trăn trở về kỹ
năng đọc của học sinh mình. Tất cả các em học sinh người Êđê từ khối lớp Một
đến khối lớp Năm đều có kỹ năng đọc hạn chế. Bên cạnh đó, do địi hỏi của xu
hướng, của u cầu đa dạng về môn học và các hoạt động trong nhà trường, nên
môn Tiếng Việt mặc dù đã được ưu tiên nhưng vẫn khơng đáp ứng được u cầu
thích đáng về thời gian để giáo viên dạy và để các em được học.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được xác định là môn công cụ. Các em
phải học được mơn Tiếng Việt thì mới học được các mơn học khác. Trong mơn
Tiếng Việt thì có rất nhiều phân môn các em cần học, cần được trang bị nhưng
trong đó, tơi quan tâm trước hết là phân mơn Tập đọc. Môn Tập đọc Nhằm trang

bị và phát triển cho các em các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt. Trên cơ
sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bước giúp học sinh làm chủ được
ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn,
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

2


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của
lứa tuổi các em. Tập đọc góp phần cùng các mơn học khác rèn luyện các thao tác
tư duy cơ bản cho học sinh tiểu học, cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội,
tự nhiên, con người... Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái
đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ phải và sự công bằng. Có ý thức nói đúng, đọc đúng,
nghe đúng tiếng Việt. “Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học.
Đọc là kĩ năng sẽ giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Chúng
giúp học sinh phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng.
Trong kỹ năng đọc thì có đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm,..
nhưng với học sinh trường mình, điều tơi cần nhất đó là kỹ năng đọc thành tiếng.
Bởi lẽ, trong các kỹ năng trên thì kỹ năng đọc thành tiếng là kỹ năng cơ bản nhất
đối với các em.
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng đối với một số trường tất nhiên sẽ là không
quan trọng bỡi lẽ đa số học sinh đã đọc tốt, có cần chăng thì chỉ quan tâm cho
việc rèn học sinh cách cảm thụ văn bản, cách đọc sao cho hay, diễn cảm các văn
bản đó nhưng đối với thực tế học sinh trường mình cơng tác, đây là một vấn đề
to lớn mà bản thân tôi thấy cần phải giải quyết, cần có kế hoạch và phương pháp
đồng bộ để giúp giáo viên giải quyết bài tốn khó, giải quyết một thực tế là học
sinh đứng lên đọc bài mà cô và bạn không nghe, không hiểu được văn bản.

Với học sinh mình, mơn Tiếng Việt là mơn phải ưu tiên, phân môn tập
đọc là phân môn phải ưu tiên, kỹ năng đọc là kỹ năng phải ưu tiên nhưng bản
thân tôi chọn một kỹ năng mà tôi thấy quan trọng nhất, cần thiết nhất cho các em
đó là kỹ năng Đọc thành tiếng.
Quan nhiều năm chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, tôi đã rút ra
nhiều kinh nghiệm để bổ sung, hồn thiện dần trong cơng tác quản lý hoạt động
dạy học của mình đặc biệt là hoạt động dạy các kỹ năng đọc thành tiếng cho học
sinh. Vì thế, lần này tơi chọn nội dung đọc thành tiếng cho học sinh để làm bài
viết trao đổi kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp với đề tài Kinh nghiệm
chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số
trường TH Đinh Tiên Hoàng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu:
Đọc thành tiếng là một kỹ năng cần thiết, kỹ năng công cụ để các em học môn
Tiếng Việt. Các biện pháp, giải pháp sau đây nhằm giúp người dạy giải quyết
được những khó khăn trong hoạt động dạy đọc cho các em nhất là hoạt động đọc
thành tiếng. Đó là giải quyết khó khăn trong việc dành thời gian cho hoạt động
đọc trong quỹ thời gian hạn hẹp của 40 phút/ 1 tiết với quá nhiều yêu cầu cần
phải đạt được đối với học sinh dân tộc.
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

3


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Nhiệm vụ: Nêu được cách thức để người dạy thực hiện nhằm tháo gỡ được
những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong hoạt động dạy học, cho việc
tăng thời lượng dạy học và các biện pháp đồng bộ khác khuyến khích học sinh

thực hiện tốt kỹ năng đọc của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy Tiếng Việt, kỹ năng dạy đọc và kỹ năng dạy đọc thành
tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số.
4. Giới hạn của đề tài
Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 2014-2015, 20152016 và 2016-2017
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”
(Lênin). Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện giao
tiếp đặc trưng của lồi người. Khơng có ngơn ngữ, xã hội khơng thể tồn tại.
Mục đích dạy tập đọc cho học sinh nói chung và dạy kỹ năng đọc thành
tiếng nói riêng trong nhà trường là để cho HS có thể sử dụng ngôn ngữ làm
phương tiện sắc bén để giao tiếp, vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng
nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy tiếng Việt, cả
dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từ ngữ... phải đi theo khuynh hướng này.
HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các phương tiện, kết
cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. HS cần hiểu rõ người ta
nói và viết khơng phải chỉ để cho mình mà cho người khác cho nên ngơn ngữ cần
chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, vì ngơn ngữ là phương tiện
giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng
Việt.

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ luôn ln gắn bó chặt chẽ với tư duy, “Ngơn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (C. Mác). Ngôn ngữ là phương tiện của
nhận thức lơgíc, lí tính. Chính trong các đơn vị và dạng thức ngơn ngữ có sự khái
quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

4


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

ngơn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngơn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư
duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có tính chất phương pháp: kiến thức,
kĩ xảo ngơn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của phát triển tư duy,
các hệ thống dạy học tiếng Việt cần bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy.
Phải thường xuyên luyện tập cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng
những hình thức ngơn ngữ khác nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư
duy.
Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS.
Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học tiếng Việt.
HS sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống của nó, thơng qua việc phân
tích tổng hợp đến những khái qt hóa, những định nghĩa lí thuyết, những quy
tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và
dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những mẫu lời nói và quy tắc ngơn
ngữ một cách có ý thức.
Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các ngun tắc cơ bản
của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyên tắc
vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn liền lí thuyết
với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa

trong dạy học... Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc
này theo đặc trưng riêng của mình. Ví dụ ngun tắc gắn liền lí thuyết và thực
hành trong phương pháp dạy học Tiếng Việt địi hỏi một hoạt động lời nói
thường xun, biểu hiện ý nghĩ bằng lời nói, viết, cùng với việc thường xuyên
vận dụng những hiểu biết lí thuyết trong bài tập. Nhiệm vụ phát triển lời nói đã
quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân mơn đều có
mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Tiếng Việt là ngơn ngữ quốc gia và là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà
trường nên phải xác lập việc dạy tiếng Việt có "quán triệt đặc điểm dân tộc" Việc
tính đến đặc điểm dân tộc đòi hỏi coi trọng biện pháp quy nạp, biện pháp trực
quan, biện pháp giao tiếp, đặc biệt là biện pháp được nâng lên như một phương
pháp "biện pháp đối chiếu” (PGS.Trương Dĩnh). Có thể đối chiếu trên tất cả cấp
độ ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,... theo hướng đối chiếu
tương đồng để việc dạy học có hiệu quả.
Các căn cứ để thực hiện là Cơng văn 896/BGDĐT-GDTH ngày 13-2-2006
về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công văn số
9832/ BGDĐT-GDTH ngày 1-9-2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các
môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5; Công văn số 1015/SGDĐT-GDTH “Hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông cấp tiểu học”

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

5


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg củaThủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh

tiểu học vùng dân tộc thiểu số”. ngày 17/8/2016.
Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Dạy học tiếng Việt, trong đó có hoạt động rèn cho học sinh kỹ năng đọc
là hoạt động thường xuyên, liên tục trong từng tiết học và được dạy từ lớp Một
đến lớp Năm của bậc học tiểu học. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới các kỹ năng dạy học đã được tập huấn và triển khai trong nhiều năm nay
thì chất lượng học mơn Tiếng Việt nói chung và chất lượng đọc thành tiếng của
học sinh nói riêng cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Nhiều năm nay, học sinh dân tộc thiểu số trong trường khơng cịn hiện
tượng lên lớp năm rồi mà cịn đánh vần, đọc khơng ra văn bản nhưng thực tế thì
chất lượng đọc ở nhiều em chưa đáp ứng được Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt.
Đa số các em đọc còn sai dấu câu( Đây là lỗi phổ biến nhất). Phát âm sai
phần vần, đọc sai chữ, ngắt nghỉ không đúng chỗ, đúng nhịp. Các em cịn đọc rất
chậm và rất nhỏ, đọc khơng đúng tốc độ, ngắt ngứ dẫn đến việc không diễn đạt
được trọn vẹn câu, người nghe khó hiểu. Đọc quá nhỏ cả lớp và cơ khơng nghe
được.
Việc học trong đó đa phần là sinh dân tộc thiêu số đọc thành tiếng chưa
đảm bảo yêu cầu là do nhiều nguyên nhân:
- Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Học tiếng Việt đối với các em
sẽ gặp khó khăn gấp đơi so với học sinh người Kinh. Các em lớp Một đến trường
với vốn từ vựng tiếng Việt vô cùng hạn hẹp, kiến thức ngữ pháp và kỹ năng giao
tiếp tiếng Việt ít ỏi.
- Mặc dù cả trường đã tổ chức dạy học 9 buổi/ tuần, mỗi tuần các em có 32
tiết thực học ở lớp nhưng vì địi hỏi của mơi trường, địi hỏi của xã hội phát triển
nên số lượng các mơn học cũng nhiều hơn trước đây. Vì thế thời lượng dành cho
mơn Tiếng Việt khơng nhiều.
- Vì không đánh giá đúng yêu cầu và tầm quan trọng của việc đọc thành
tiếng trong môn Tiếng Việt nên giáo viên chưa ưu tiên dành nhiều thời gian để tổ

chức cho hoạt động này vì thế hiệu quả khơng cao.
- Phương pháp và hình thức tổ chức đọc khơng đa dạng vì thế các em dễ
nhàm chán, khơng tập trung và không chú ý đọc.
- Chưa làm tốt công tác phối hợp với gia đình nên khơng tận dụng được thời
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

6


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

gian ở nhà để các em luyện đọc. Cùng với thực tế thời gian đọc ở lớp là q ít
nên các em khơng được rèn đọc nhiều vì thế ảnh hưởng đến chất lượng đọc.
Cuối năm học 2014-2015: Chất lượng đọc của học sinh như sau:
Khối lớp

Tổng
số học
sinh

HS đọc
diễn cảm
tốt

HS đọc
to,
rõ,
trơi chảy


HS đọc
đạt u
cầu( Đạt
Chuẩn
KT-KN)

HS đọc
cịn
chậm,
nhỏ, sai
nhiều

HS chưa
đọc được

Khối 1

66

3

26

26

8

3

4,5%


39,4%

39,4%

12,1%

4,5%

4

28

39

5

2

5,1%

35,9%

50%

6,4%

2,5%

5


14

37

6

1

7,9%

22,2%

58,7%

9,5%

1,6%

7

25

30

4

10,6%

37,9%


45,5%

6,0%

9

20

34

3

13,6%

30,3%

51,5%

4,5%

Khối 2

Khối 3

Khối 4

Khối 5

78


63

66

66

Cuối năm học 2015-2016: Chất lượng đọc của học sinh như sau:
Khối lớp

Tổng
số học
sinh

HS đọc
diễn cảm
tốt

HS đọc
to,
rõ,
trơi chảy

HS đọc
đạt u
cầu( Đạt
Chuẩn
KT-KN)

HS đọc

cịn
chậm,
nhỏ, sai
nhiều

HS chưa
đọc được

Khối 1

50

1

22

19

6

2

2,0%

44,0%

38,0%

12,0%


4,0%

6

15

41

4

1

8,9%

22,4%

61,2%

5,9%

1,5%

Khối 2

67

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

7



Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Khối 3

Khối 4

Khối 5

78

59

65

7

27

40

4

8,9%

34,6%

51,3%


5,1%

8

27

21

3

13,5%

45,8%

35,6%

5,1%

11

29

23

2

16,9%

44,6%


35,4%

3,1%

3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa ra các biện
pháp ưu tiên trong việc dạy hoạt động đọc thành tiếng cho học sinh. Các giải
pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đọc.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
1. Tăng thời lượng cho môn Tiếng Việt
Xác định môn Tiếng Việt là môn học công cụ, tôi đã giao quyền chủ
động cho giáo viên và các tổ khối trưởng tự lên thời khóa biểu, lựa chọn môn
học và nội dung giáo dục ưu tiên trong các tiết tăng thêm. Trong đó lưu ý ưu tiên
thời lượng cho môn Tiếng Việt.
Trong 3 năm học này, ở học kỳ I khối Một và Hai luôn dành thời lượng
tăng thêm cho môn Tiếng Việt 6-8 tiết/tuần. Sang học kỳ II, tùy lớp, tùy thực tế
học sinh có thể giảm bớt 2-3 tiết Tiếng Việt để tăng cho mơn Tốn.
Ở khối lớp Một và Hai, vì mơn học theo quy định ít hơn các lớp trên nên
thời lượng để tăng cường cho môn Tiếng Việt nhiều, thuận lợi cho giáo viên và
học sinh.
Việc tăng thời lượng cho môn Tiếng Việt trong năm học 2016-2017 này
không áp dụng được cho khối lớp 4 và 5 vì tổng tiết học của các mơn theo quy
định đã là 32 tiết.
Vì thế, với khối lớp 4 và 5, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải
chú ý ưu tiên cho hoạt động đọc cho học sinh trong tất cả các môn học, trong
mọi hoạt động. Chủ động tăng thời lượng cho hoạt động đọc trong tiết Tập đọc
cũng như trong tất cả các môn học khác.
* Số tiết được dạy trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 như sau:
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng


8


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

Khối

1

Khối

2

Khối

Mơn học
Tốn
Tiếng Việt
Âm Nhạc
Mĩ Thuật
Đạo đức
Thủ cơng
TNXH
Thể Dục
SHTT
Tiếng Anh
Thư viện
Tổng


Mơn học
Tiếng Việt
Tốn
Mĩ Thuật
Đạo đức
Thủ cơng
Thể Dục
SHTT
Tiếng Anh
Thư viện
TNXH
Tổng
Mơn học
Tiếng Việt
Tốn
TNXH

Tổng số tiết Số tiết theo
thực dạy
quy định Số tiết tăng thêm
6
4
2
16
10
6
1
1
1

1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
1
1
32

Tiết
14
7
1
1
1
2
2
1
1
1
32
Tiết

9
6
2

Số tiết theo
quy định Số tiết tăng thêm
8
6
5
2
1
1
1
2
2
1
1
1
Số tiết theo
quy định Số tiết tăng thêm
8
1
5
1
2

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

9



Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

3

Khối

4

Khối

Âm Nhạc
Mĩ Thuật
Đạo đức
Thủ cơng
Thể Dục
SHTT
Tiếng Anh
Thư viện
Tin học
Tổng

Mơn học
Tiếng Việt
Tốn
Khoa học
Âm Nhạc
Mĩ Thuật
Đạo đức

Kĩ Thuật
Thể Dục
SHTT
Tiếng Anh
Lịch sử
Địa lý
Thư viện
Tin học
Tổng

Mơn học
Tiếng Việt
Tốn
Khoa học
Âm Nhạc

1
1
1
1
2
2
4
1
2
32

1
1
1

1
2
2
4
1
2

Tiết
8
5
2
1
1
1
1
2
2
4
1
1
1
2
32

Số tiết theo
quy định Số tiết tăng thêm
8
5
2
1

1
1
1
2
2
4
1
1
1
2
32

Tiết
8
5
2
1

Số tiết theo
quy định Số tiết tăng thêm
8
5
2
1

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

10



Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

5

Mĩ Thuật
Đạo đức
Kĩ Thuật
Thể Dục
SHTT
Tiếng Anh
Lịch sử
Địa lý
Thư viện
Tin học
Tổng

1
1
1
2
2
4
1
1
1
2
32

1

1
1
2
2
4
1
1
1
2
32

Việc ưu tiên dành nhiều thời gian cho môn Tiếng Việt đã giải quyết được
nhiều vấn đề trong đó quan trọng nhất là cơ trị đã có khoảng thời gian thích
đáng cho việc rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng.
Với học sinh dân tộc thiểu số, một tiết học vần ít ỏi khơng thể nào giáo
viên hồn thành mục tiêu bài học. Vì thế, tiết tăng thêm chính là giải pháp, tiết
học này cơ trị khơng phải bó buộc về thời gian. Giáo viên có thể tổ chức dạy
phân hóa đối tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh năng khiếu, học sinh người
Kinh, học sinh đã đọc tốt, học sinh đã đạt chuẩn làm các loại bài tập khác hoặc
luyện đọc các nội dung mới. Với học sinh chưa đọc tốt, giáo viên dành thời gian
đến tận nơi hướng dẫn đọc. Các em cần được rèn phát âm chuẩn, cần được
hướng dẫn cách đọc cho to, rõ ràng, cách đọc đúng.
Việc tăng thời lượng dạy cho môn Tiếng Việt không chỉ là tăng thêm số tiết
để dạy mà còn tăng thời gian trong các tiết dạy. Vận dụng công văn số
5842/BGD-ĐT, Công văn 896/BGD-ĐT và các hướng dẫn khác. Căn cứ tình
hình thực tế của học sinh, giáo viên có thể giảm thời lượng cho các tiết học khác
để tăng thời lượng cho mơn tiếng Việt. Ví dụ: Ở tiết Thủ công, khi dạy bài xé
dán ngôi nhà, nếu đa số học sinh đã thao tác tốt hoạt động xé dán, giáo viên có
thể kết thúc tiết học sớm hơn 40 phút. Sau đó, ở tiết Tập đọc, giáo viên chủ động
tăng thời lượng lên phù hợp. Để thực hiện được điều này, việc bố trí giáo viên

dạy thay và giáo viên chủ nhiệm phải hợp lý, giáo viên cũng cần có sự trao đổi,
gắn kết và cộng đồng trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng học sinh.
Trong mọi môn học, tiết học, giáo viên cần chú ý tăng hoạt động đọc
thành tiếng cho học sinh. Học sinh cần nhiều thời gian để luyện kỹ năng đọc, do
đó, tơi chỉ đạo tồn trường, bất kể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy thay hay
giáo viên dạy môn chuyên đều phải chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Việc dành cho học sinh cơ hội đọc là điều khơng khó đối với giáo viên trong một
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

11


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

tiết dạy nếu giáo viên chú ý. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to thành tiếng trong
hoạt động kiểm tra bài cũ, trong hoạt động đọc để khai thác chiếm lĩnh tri thức
mới, đọc trong phần yêu cầu luyện tập, đọc trong các nội dung trò chơi, các nội
dung củng cố,... Từ đó, các em được đọc to thành tiếng nhiều thay vì đọc thầm các
yêu cầu và các nội dung. Đây cũng là một hoạt động góp phần to lớn trong việc
rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh.

2. Tổ chức các chuyên đề nâng cao kỹ năng dạy tập đọc cho học sinh.
Muốn tiết học và các hoạt động dạy học đạt hiệu quả thì người dạy phải
có các kỹ năng dạy học nhất định. Đây là một yếu tố quan trọng. Ngoài đòi hỏi
giáo viên phải tận tâm, thương yêu học sinh và có thinh thần trách nhiệm thì
người giáo viên cần có một phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Điều này quyết định chất lượng dạy học.
Với học sinh bình thường và nhận thức của học sinh ttrong lớp tương đối
đồng đều thì việc tổ chức dạy học sẽ dễ dàng hơn, ít mất thời gian hơn. Nhưng

với lớp có nhiều đối tượng học sinh và lớp có nhiều học sinh dân tộc thiểu số
khơng đáp ứng được yêu cầu về đọc thì mỗi người giáo viên cần phải có một số
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

12


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

yêu cầu nhất định để đáp ứng u cầu dạy học.
Vì thế, tơi đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn và các khối trưởng lên kế
hoạch chuyên đề, tập huấn về dạy học Tiếng Việt và quan trọng là dạy Tập đọc
cho học sinh. Tùy từng khối lớp mà tổ chức các chuyên đề phù hợp.
Khối lớp Một của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng trong hai năm học
2015-2016 và 2016-2017 đang học chương trình Tiếng Việt Cơng Nghệ. Chương
trình này có nhiều ưu điểm nhưng cũng khơng ít khó khăn đối với học sinh dân
tộc thiểu số. Với học sinh có trình độ tiếp thu khá, cách học này dễ kích thích tư
duy logich, các em nắm bắt nhanh và đọc, viết khá hoàn chỉnh tiếng Việt sau khi
hoàn thành lớp Một. Với học sinh dân tộc thiểu số và các em tiếp thu chậm, các
em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng, tư duy để đọc lên một tiếng.
Vì thế khối lớp Một sẽ tổ chức những chuyên đề thiết thực về cách thức để
hướng dẫn học sinh đọc. Các tiết chuyên đề cũng phải sáng tạo và phù hợp nội
dung cần giải quyết. Một tiết dạy chuyên đề không nhất nhất phải dạy hết cả tiết,
góp ý hết cả tiết mà sẽ bốc tách từng hoạt động, từng nội dung cần giải quyết.
Ví dụ, ở học kỳ II khối lớp Một tổ chức chuyên đề: “Nâng cao kỹ năng
đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một”. Nhà trường sẽ định hướng cho giáo viên
và khối trưởng khối Một những nội dung cần chuẩn bị. Tất nhiên nội dung này
chính là những yêu cầu cần thiết của giáo viên dạy khối Một. Nội dung chuyên
đề phải có hai phần. Phần lý thuyết phải nêu được thực trạng và những nội dung

cần đạt tới. Phần thực hành giáo viên dạy minh họa bằng một số hoạt động.
Không nhất thiết phải dạy hết cả một tiết, một bài mà chỉ cần chọn lựa những nội
dung cho thấy việc “ Nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng” cho học sinh. Đây là
hoạt động cốt lõi mà giáo viên thực hiện chuyên đề cần chuyển tải. Giáo viên cần
thể hiện được nội dung phải làm gì, đã làm gì để rèn, để nâng cao kỹ năng đọc
thành tiếng cho các em. Sau đó, tồn trường sẽ góp ý, rút ra những kinh nghiệm
cần thiết trong dạy học.
Các tiết chuyên đề này rất thiết thực. Đây là một trong những hình thức
nâng cao năng lực chun mơn cho giáo viên đồng thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
hiện tại để mỗi giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, nâng cao kỹ năng đọc
thành tiếng cho học sinh.
Với khối lớp Bốn và Năm, cũng nội dung chuyên đề “ Nâng cao kỹ năng
đọc thành tiếng cho học sinh”. Hình thức và nội dung giải quyết sẽ khác. Nghĩa
là chuyên đề phải giải quyết được vấn đề: Làm sao nâng cao kỹ năng đọc cho
học sinh trong điều kiện thời gian hết sức hạn hẹp. Khơng có tiết Tiếng Việt tăng
thêm, thời gian để các em học các môn khác là quá nhiều. Tiết Tập đọc được tổ
chức trong 40 phút đòi hỏi các em phải giải quyết nhiều vấn đề hơn là chỉ đọc
thành tiếng. Dĩ nhiên, khối lớp Bốn và Năm khơng phải tìm giải pháp để học
sinh đánh vần được nhưng phải giải quyết vấn đề còn nhiều em đọc quá yếu, đọc
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

13


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

quá chậm, đọc quá nhỏ, đọc sai từ, ngắt nghỉ sai nhịp, sai dấu câu,...Đọc chưa đạt
yêu cầu của Chuẩn kiến thức- kỹ năng về tộc độ và các yêu cầu khác.
Như vậy, trước những yêu cầu thiết thực trên, khối lớp Bốn và Năm sẽ tổ

chức chuyên đề thiên về lý thuyết, tất nhiên cũng phải có thực hành minh họa.
Giáo viên sẽ đưa ra các cách thức giải quyết các vấn đề trên, sau đó thảo luận để
thống nhất và thực hiện. Trong quá trình áp dụng thực hiện còn phải điều chỉnh
bổ sung để tìm ra cách thức hay nhất.
Ví dụ, ở khối lớp Năm hiện nay cịn có nhiều em đọc chưa đạt chuẩn, giáo
viên chủ nhiệm không thể chỉ dành thời gian cho em luyện mỗi việc đọc thành
tiếng bởi cịn có rất nhiều nội dung cần giải quyết trong tiết học, cịn rất nhiều
học sinh khác cần được giúp đỡ. Vì vậy, chuyên đề đưa ra các giải pháp yêu cầu
sự vào cuộc của mọi giáo viên. Bất cứ giáo viên nào dạy vào lớp đó cũng phải
chú ý các em, cũng phải ưu tiên dành cho các em thời gian được đọc. Phải chú ý
rèn cho các em kỹ năng phát âm đúng, đọc to, đọc rõ, đọc đúng tộc độ,... Các
giải pháp trên được thảo luận, thống nhất trong chuyên đề và đã thực hiện hiệu
quả.
3. Đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học
Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học.
Giáo viên khơng có phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ khơng đạt u cầu như
mong muốn. Vì thế, giáo viên luôn phải đổi mới và lựa chọn phương pháp dạy
học pù hợp.
Đối với từng khối lớp thì hoạt động đọc thành tiếng có đặt trưng riêng.
Với học sinh lớp Một, hoạt động đọc là hoạt động chủ đạo, đa số thời gian trên
lớp được dành cho các em học để nhận dạng chữ, tiếng, từ, để các em tập đọc.
Đến lớp Hai, Ba, các em phải tự đọc nhiều hơn vì thời gian cịn cần nhiều cho
các hoạt động khác. Lên đến lớp Bốn, Năm, hoạt động rèn kỹ năng đọc chỉ cịn
gói gọn trong thời gian ngắn ở phân mơn Tập đọc, ngồi hoạt động đọc, các em
cịn phải tìm hiểu văn bản và các nội dung khác cần giải quyết. Vì thế, người
giáo viên cần phải linh động, phải tùy thực tế và tùy vào học sinh để dành thời
gian tổ chức hoạt động này phù hợp. Khơng nhất thiết vì một em đọc chưa đạt
u cầu mà bắt cả lớp phải rèn đọc đi đọc lại một văn bản mà phải dạy theo đối
tượng học sinh để đạt kết quả cao nhất.
Việc dạy phân hóa đối tượng học sinh là rất quan trọng. Đối với các em học

sinh có khả năng tiếp thu chậm hơn bạn, giáo viên cần quan tâm đúng khả năng
để các em được học vừa sức và hiệu quả.
Ví dụ, thay vì bắt một em học sinh lớp Hai ( em này có khả năng tiếp thu
chậm, đọc chưa tốt) phải làm hết một bài tốn giải, có trình bày lời giải, phép
tính, đáp số hồn chỉnh như các bạn thì cơ có thể thay u cầu khác. Vì ai đã trải
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

14


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

qua giảng dạy cũng biết điều này, với một học sinh lớp Hai mà tiếp thu chậm,
đọc chưa tốt thì u cầu này là khơng khả thi. Vì vậy, giáo viên có thể thay u
cầu cho em đó là phải tập đọc và cố hiểu đề. Giáo viên dành cho em thời gian tự
đọc đề bài toán, sau đó giáo viên đến bên nghe em đọc, phải kiên nhẫn nghe em
đọc xong đề. Giáo viên chỉ cần hỏi một vài câu theo yêu cầu ví dụ như: Bài tốn
u cầu tìm gì em? Thế em đã đọc đề rồi, đã biết Tổng số cây ăn trái là bao nhiêu
khơng?,...Có thể u cầu với em chỉ dừng lại ở đó. Trong tiết học này, dù mục
tiêu chính là học Toán nhưng giáo viên cũng đã quan tâm dành cho học sinh thời
gian đọc, đã cho học sinh cơ hội được rèn cái mình cần. Và các yêu cầu sẽ dần
dần được bổ sung để học sinh thấy việc học khơng nặng nề, khơng áp lực. Từ đó
các em đến trường thường xuyên hơn. Chất lượng học tập ngày càng cải thiện
hơn.
Giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy
học. Linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức cho từng hoạt động cụ thể. Quan
trọng là giáo viên phải phân hóa được đối tượng học sinh để có phương pháp dạy
phù hợp và hiệu quả.
Ở đây đang nói đến việc đổi mới phù hợp hướng giải quyết cho học sinh được

tiếp cận nhiều với văn bản, cho học sinh được rèn đọc thành tiếng nhiều và là tiết
dạy chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ đọc.
Và việc đổi mới đó địi hỏi với tất cả giáo viên dạy ở tất cả các môn chứ
không riêng môn Tiếng Việt.

4. Lồng ghép dạy kỹ năng đọc trong tất cả các môn học và hoạt động giáo
dục
Đây là giải pháp đồng bộ trong trường. Đứng trước thực tế khả năng đọc
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

15


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

thành tiếng của học sinh dân tộc và một số ít học sinh người Kinh trong trường,
tơi mạnh dạn chỉ đạo tất cả giáo viên tiểu học và các giáo viên bộ môn thực hiện
tăng cường dạy đọc cho học sinh.
Trong tất cả các môn học, hoạt động đọc thành tiếng cho học sinh phải là
hoạt động ưu tiên. Giáo viên cần coi trọng việc cho học sinh đọc tốt nội dung
trước khi khai thác tìm hiểu bài. Các em sẽ được đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc
đồng thanh,... các kênh chữ, các đoạn văn bản chứa nội dung cần khai thác trước.
Ví dụ: Với giáo viên dạy Âm nhạc, khi dạy bài hát Bàn tay mẹ (lớp Hai),
giáo viên sẽ ưu tiên hoạt động đọc lời bài hát nhiều hơn bình thường. Thay vì
chỉ đọc 2 lần lời bài hát , cô sẽ cho học sinh dân tộc đọc 4-5 lần. Thay vì mỗi
lượt là một em đọc bài hát, giáo viên cho học sinh dân tộc thiểu số đọc 1 hoặc 2
câu nối tiếp. Như vậy, sẽ nhiều em được đọc. Các em được đọc thành tiếng nhiều
lần, cô phải chú ý theo dõi sửa sai cụ thể nhờ thế kỹ năng đọc được nâng cao
hơn, các hoạt động khác có thể ít thời gian hơn.

Với giáo viên dạy các môn Tin học, Thể dục hay Mỹ thuật, Thủ công
cũng tương tự. Tùy vào thực tế bài dạy mà sử dụng thời gian để ưu tiên cho học
sinh được đọc cá nhân nhiều hơn. Ví dụ đọc kênh chữ trong phần hướng dẫn
thực hành trước khi thực hành trên máy ở môn Tin học, đọc phần giới thiệu,
nhận xét ở môn Mỹ thuật hay thậm chí có thể đưa một văn bản ngắn như một
hiệu lệnh, một trò chơi để học sinh đọc trước khi thực hiện trong môn Thể dục.
Trong các hoạt động giáo dục khác, giáo viên cũng càn chú ý kỹ năng
đọcthành tiếng cho học sinh. Phần thiết kế chương trình bao giờ cũng lưu ý có
nội dung cho học sinh đọc. Tạo điều kiện cho các em được giao lưu để phát triển
các kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động đọc.
Năm học 2016-2017, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là một trong bảy
trường tiểu học của huyện Krông Ana được tổ chức Room to Read chọn tổ chức
thư viện thân thiện. Thư viện thân thiện được thiết lập và đưa vào hoạt động. Rất
nhiều điều thú vị và bổ ích cho học sinh khi tổ chức hoạt động này. Học sinh
được đọc nhiều sách, truyện hay, nội dung phong phú trong khơng gian đẹp.
Việc này góp phần kích thích các em muốn đến thư viện. Ngoài ra, mỗi tuần các
em sẽ có 01 tiết đọc thư viện. Tiết đọc thư viện có nhiều hình thức đọc đa dạng,
từ đó các em cũng được rèn nhiều kỹ năng đọc.
Ngoài các tiết đọc thư viện trong chương trình, nhà trường ln có nhiều hình
thức khuyến khích các em đọc. Học sinh cịn được mượn truyện về lớp đọc, về
nhà đọc.

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

16


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng


5. Tổ chức thi đọc thành tiếng
Đây là hoạt động xuyên suốt trong nhiều năm. Hoạt động này nhằm
khuyến khích các em đọc. Vào các tiết sinh hoạt tập thể, tôi chỉ đạo giáo viên
chủ nhiệm lồng ghép vào nội dung thi đọc. Vào tiết Chào cờ đầu tháng, chương
trình dành khoảng 15 phút để thi đọc cho từng khối. Từ tháng 10, sẽ tổ chức cho
các em học sinh khối Năm. Các em được lựa chọn là học sinh đã được lựa chọn
ở các lớp trong các lần sinh hoạt tuần. Rồi lần lượt đến các khối lớp khác.
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

17


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

u cầu địi hỏi ở đây khơng cao. Nội dung đọc diễn cảm khơng địi hỏi
nhiều. Mà yêu cầu chính là đọc to, rõ cho cả trường cùng nghe. Yêu cầu này giúp
các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể. Sau mỗi buổi, các em sẽ có những
phần q nhỏ để khuyến khích. Như vậy không chỉ những em đọc hay, đọc diễn
cảm tốt mới đọc mà rất nhiều em được đọc trước tập thể.
Đây là kinh nghiệm tôi học hỏi được khi là giáo viên dạy ở trường Tiểu học
Trần Phú. Ở đây, hoạt động thi đua đọc được diễn ra hàng tuần trong tiết chào cớ
đầu tuần. Hoạt động này rất hay và đã phát hiện, bồi dưỡng được rất nhiều học
sinh đọc diễn cảm.
Đối với trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, nội dung và thang điểm chấm
khác, khơng địi hỏi nhiều ở yêu cầu đọc diễn cảm. Bởi mục đích ở đây khơng
chỉ để phát hiện học sinh đọc tốt mà cịn là một phong trào thi đua nhẹ nhàng
thiết thực để nhiều em được đọc, nhiều em được thể hiện trước đám đông nhằm
rèn kỹ năng đọc cho các em và quàn trọng là để các em thấy hoạt động đọc
thành tiếng là một việc quan trọng. Từ đó, các em có ý thức tự đọc, tự rèn kỹ

năng đọc và bồi dưỡng cho các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt
động.
6. Phối hợp với gia đình và khuyến khích học sinh đọc mọi lúc, mọi
nơi.
Một yếu tố không thể tách rời trong việc giáo dục và rèn luyện học sinh
đó là gia đình. Thời gian các em ở nhà khơng ít. Việc đọc thành tiếng ở nhà phải
là một hoạt động thường xuyên. Các em ngân nga câu, chữ ở nhà khi nấu cơm,
quét nhà giúp mẹ, khi trơng em,...cũng là niềm vui cho gia đình và góp một phần
to lớn trong việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc.
Vì thế, trong những lần họp cha mẹ học sinh, nhất là lần họp đầu năm, tôi
yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa vào nội dung nhắc nhở cha mẹ các em.
Giáo viên chủ nhiệm trao đổi riêng với cha mẹ các em có kỹ năng đọc còn hạn
chế để hướng dẫn cách giúp đỡ, chỉ bảo các em đọc.
Với một số cha mẹ không biết tiếng Việt, việc nhắc nhở con em đọc cũng
dễ dàng, cha mẹ chỉ cần nhắc thường xuyên và lắng nghe các em đọc, cho các
em biết rõ rằng, việc không biết đọc tiếng Việt như mẹ( cha) là vô cùng bất tiện.
Và với các con, các con cần luyện đọc nhiều, chăm chỉ đọc để ngày càng đọc
đúng, đọc hay.
Việc phối hợp với gia đình trên thực tế đã có những kết quả nhất định.
Cha mẹ quan tâm hơn đến việc học của con. Học sinh lấy việc đọc bài văn, bài
thơ cho cha mẹ nghe làm niềm vui nên các em có nhiều hứng thú hơn trong việc
luyện đọc.
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

18


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng


Ở nhà, các em có thói quen đọc nên cũng quan tâm đến việc người khác đọc.
Anh chị lớp trên cũng có thói quen chú ý, rèn đọc và sửa sai cho các em lớp
dưới. Việc này được cha mẹ học sinh hoan nghênh. Tạo được dư luận tốt, đồng
tình trong phụ huynh.

c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Tất cả các biện pháp trên có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong đó việc chỉ
đạo đồng bộ tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh đã giải quyết được rất
nhiều khó khăn cho giáo viên và tạo được nhiều thuận lợi cho học sinh trong học
tập mơn Tiếng Việt nói chung và thời gian rèn kỹ năng đọc nói riêng.
Phương pháp dạy học cũng là yêu cầu quan trọng để đạt hiệu quả cao trong
tiết dạy. Học sinh được tổ chức học tập một cách hiệu quả, thiết thực. Được có
điều kiện rèn luyện nhiều, được tất cả các giáo viên không chỉ là cô thầy chủ
nhiệm quan tâm giúp đỡ, động viên và khuyến khích đọc trong mọi điều kiện.
Nhà trường có các phong trào thi đua đọc, khuyến khích đọc, có sự phối hợp với
gái đình và liên hệ kiểm tra nhắc nhỡ thường xuyên.
Tất cả những điều đó đã tạo nên một thói quen tốt cho học sinh trường Tiểu
học Đinh Tiên Hồng đó là thói quen Đọc thành tiếng mọi nơi, mọi lúc. Thói
quen đọc đúng, đọc hay, đọc đảm bảo tốc độ và yêu cầu.
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

19


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

Vì thế các biện pháp trên cần được quan tâm và triển khai đồng bộ để kết quả
đạt được cao nhất.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm

vi và hiệu quả ứng dụng.
Qua thời gian chỉ đạo thực hiện, kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh trong
toàn trường nâng lên rõ rệt.
100% học sinh lớp Năm khi hoàn thành chương trình Tiểu học đã đọc đạt
Chuẩn kiến thức- Kỹ năng về yêu cầu đọc. Học sinh lớp Một khi hồn thành
chương trình lớp Một đã nhận diện được chữ và đã đọc được theo yêu cầu. Các
khối lớp 2,3 và 4 cũng được kiểm tra đọc thành tiếng khi bàn giao chất lượng và
đã đạt yêu cầu. Trường hợp học sinh đọc quá nhỏ như trước đây đã được hạn chế
đáng kể, các em mạnh dạn hơn trong việc đọc thành tiếng. Chăm đọc hơn trong
các hoạt động đọc từ đó, góp phần nâng cao chất lượng các mơn học khác.
Cuối học kỳ I, năm học 2016-2017, kết quả đọc của học sinh toàn trường
qua khảo sát như sau:
Khối lớp

Tổng
số học
sinh

HS
diễn
tốt

Khối 1

57

Khối 2

Khối 3
Khối 4

Khối 5

46

67

78

59

đọc
cảm

HS đọc
to,
rõ,
trôi chảy

HS đọc
đạt yêu
cầu( Đạt
Chuẩn
KT-KN)

HS đọc
còn
chậm,
nhỏ, sai
nhiều


HS
chưa
đọc
được

5

22

21

8

1

8,7%

25,7%

36,8%

14,0%

1,7%

6

15

18


7

13,1%

32,6%

39,1%

15,2%

10

25

26

6

14,9%

37,3%

38,8%

8,9%

16

27


31

4

20,5%

34,6%

39,7%

5,1%

11

20

25

3

18,6%

33,9%

42,4%

5,0%

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng


20


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Việc đúc kết kinh nghiệm và chỉ đạo toàn trường thực hiện đổi mới và
quan tâm đúng mức công việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh đã đem lại hiệu quả
thiết thực. Cho thấy đây là một việc làm đúng, có trọng tâm, sát hợp với đối
tượng học sinh trường mình.
Trong năm học này và những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ phát huy,
sẽ quan tâm đúng mức việc dạy Tiếng Việt, việc dạy Tập đọc và chú trọng nội
dung đọc thành tiếng cho học sinh toàn trường đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu
số.
Trong thực tế thực hiện, giáo viên sẽ điều chỉnh, bổ sung những phương pháp,
hình thức hay, phù hợp. Nhà trường sẽ đổi mới các hình thức có tính thi đua,
khen thưởng để khuyến khích các em phát huy khả năng đọc của mình.
2. Kiến nghị
2.1. Với giáo viên

Giáo viên phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng. Tránh
chủ quan như trước đây để cịn những hiện tượng khơng đọc được khi lên các
lớp 3,4 và 5. Thời gian dành cho các em thực hành kỹ năng đọc phải được ưu
tiên đúng mức. Phải chú ý nhiều đến học sinh đọc chưa đạt yêu cầu. Tuyệt đối
tránh tình trạng đến cuối năm vẫn còn học sinh chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về
đọc.
Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với tất cả giáo viên dạy lớp mình và yêu

cầu cùng quan tâm đến việc đọc cho học sinh, tạo cơ hội cho các em được đọc
mọi lúc mọi nơi.
2.2. Đối với cha mẹ học sinh
Cần quan tâm nhắc nhở con em đọc, khuyến khích các em đọc thành tiếng
to, rõ khi học bài để các em vừa rèn kỹ năng đọc thành tiếng vừa dễ thuộc bài.
2.3. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo
Duy trì phong trào thi đua đọc diễn cảm trong học sinh.
Quan tâm hơn nữa đến những trường có đơng học sinh dân tộc thiểu số. Tạo
điều kiện và có chế dộ ưu tiên cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số đang
chịu nhiều thiệt thịi và khó khăn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã chỉ đạo thực hiện tại
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Chắc chắn các biện pháp, giải pháp trên chưa
phải là tối ưu. Mong được mọi sự góp ý, tư vấn từ đồng nghiệp và các cấp lãnh
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

21


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hồng

đạo để tơi có thêm kinh nghiệm cho bản thân nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc
chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn.
Buôn Trấp, ngày 12 tháng 1 năm 2017
Người viết

Hồ Thị Mỹ Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

22


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

23


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

24


Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng


25


×