Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 130 trang )

HỌCVIỆNNÔNGNGHIỆPVIỆTNAM

DƯƠNG ĐỨC NGHIÊM

HUYĐỘNGCÁCNGUỒNLỰCXÃHỘI
TRONGXÂYDỰNGCƠSỞHẠTẦNGNÔNGTHÔNMỚI
ỞHUYỆNTIÊNDU,TỈNHBẮCNINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Dương Đức Nghiêm

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Quyền Đình Hà, người thầy
tâm huyết đã tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Phát triển nông thôn,
Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Tiên Du, UBND các xã Tân Chi, Hoàn Sơn, Đại
Đồng cùng toàn thể các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin
cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Dương Đức Nghiêm

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................... xiv
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới .................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................ 4


2.1.2.

Đặc điểm và yêu cầu của huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới. .......................................................................... 7

2.1.3.

Sự cần thiết phải huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới .................................................................................. 11

2.1.4.

Nội dung huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới............................................................................................... 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới ......................................................................... 14

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới. ................................................................................. 17

2.2.1.


Kinh nghiệm ngoài nước về huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. ............................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm trong nước về huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ................................................................ 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 30

3.1.3.

Đặc điểm vùng nghiên cứu ........................................................................... 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 39

3.2.1.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................. 39

3.2.2.

Phương pháp điều tra thu thập thông tin ........................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 43
4.1.

Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh bắc ninh ............................................. 43

4.1.1.

Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Du .................................... 43

4.1.2.


Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. ........................................... 51

4.1.3.

Đánh giá về công tác huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng NTM ở Tiên Du ................................................................................ 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh bắc ninh ............... 81

4.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................. 81

4.2.2.

Nhận thức và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể.................. 83

4.2.3.

Trình độ và nhận thức của người dân ............................................................ 84

4.2.4.

Công tác tuyên truyền, vận động ................................................................... 86


4.2.5.

Sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và khả năng kinh tế của hộ .............. 87

iv


4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh bắc ninh trong thời
gian tới. ......................................................................................................... 88

4.3.1.

Định hướng mục tiêu .................................................................................... 88

4.3.2.

Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong thời gian tới. ..................... 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 99
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 99

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 100


5.2.1.

Kiến nghị với Trung ương........................................................................... 100

5.2.2.

Kiến nghị đối với tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 100

5.2.3.

Kiến nghị đối với huyện Tiên Du ................................................................ 101

5.2.4.

Kiến nghị đối với các xã trong huyện và cộng đồng dân cư ......................... 102

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ


Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lý

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSXH

Chính sách xã hội

DV

Dịch vụ

GTSX

Giá trị sản xuất


HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thể thao

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du qua 3 năm (2012 - 2014) .......... 31

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du qua 3 năm
(2012 - 2014) ................................................................................... 33


Bảng 3.3.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tiên Du qua 3 năm
(2012 - 2014).......................................................................................... 37

Bảng 3.4.

Tình hình kinh tế - xã hội của ba xã trong vùng nghiên cứu năm 2015 .......... 38

Bảng 4.1.

Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính
sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ............................................ 44

Bảng 4.2.

Người dân đóng góp trí tuệ vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ
tầng tại địa phương ................................................................................. 53

Bảng 4.3.

Kết quả huy động đóng góp tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015 ..................... 54

Bảng 4.4.

Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM trong toàn
huyện Tiên Du năm 2012 – 2015 ............................................................ 57


Bảng 4.5.

Kết quả huy động đóng góp về tài chính trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới ở 3 xã điều tra năm 2012 - 2015 .............................. 58

Bảng 4.6.

Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM tại 3 xã điều
tra ở huyện Tiên Du năm 2012 – 2015 .................................................... 60

Bảng 4.7.

Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân huyện Tiên
Du trong xây dựng CSHT NTM trong 4 năm 2012 – 2015...................... 61

Bảng 4.8.

Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân ở 3 xã điều tra
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới 2012 - 2015 ....................... 62

Bảng 4.9.

Kết quả huy động đóng góp ngày công lao động của người dân và các
đoàn thể huyện Tiên Du trong xây dựng CSHT NTM 2012 – 2015 .............. 64

Bảng 4.10. Giá trị bằng tiền từ việc đóng góp ngày công để xây dựng CSHT NTM
của nhân dân và các tổ chức đoàn thể trong huyện từ 2012 – 2015. .............. 65
Bảng 4.11. Kết quả huy động đóng góp ngày công lao động của người dân và các
đoàn thể ở 3 xã điều tra trong xây dựng CSHT NTM 2012 - 2015 ................ 66
Bảng 4.12. Giá trị bằng tiền từ việc đóng góp ngày công để xây dựng CSHT NTM

của nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại 3 xã điều tra từ 2012 – 2015. ......... 67
Bảng 4.13. Các tổ chức đoàn thể và nhân dân tham gia lập kế hoạch ........................ 69
vii


Bảng 4.14. Các đoàn viên, hội viên và người dân tham gia tập huấn, ứng dụng
kỹ thuật trong sản xuất ........................................................................... 77
Bảng 4.15. Đánh giá về nhận thức của cán bộ và người dân về việc triển khai
xây dựng NTM tại địa phương ................................................................ 83
Bảng 4.16. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ ....................... 85
Bảng 4.17. Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM ................... 86

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Huy động đóng góp tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
mới ở huyện Tiên Du trong 4 năm 2012 – 2015 ....................................... 55
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM trong toàn
huyện Tiên Du năm 2012 – 2015............................................................. 58
Biểu đồ 4.3. Kết quả huy động đóng góp về tài chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở 3 xã điều tra năm 2012 – 2015 ...................................... 59
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu vốn huy động đóng góp xây dựng CSHT NTM ở 3 xã điều tra
tại huyện Tiên Du năm 2012 – 2015. ....................................................... 60

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tâm sự của cán bộ Hội phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận động người

dân tham gia xây dựng nông thôn mới.......................................................... 46
Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về việc huy động đóng góp tài chính trong xây
dựng CSHT NTM. ....................................................................................... 56
Hộp 4.3. Tâm sự của hộ dân về việc tự nguyện hiến đất............................................... 63
Hộp 4.4. Ý kiến của người dân về đóng góp ngày công lao động trong xây dựng
CSHT NTM. ................................................................................................ 67

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Đức Nghiêm
Tên Luận văn: Huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Hiện nay, việc xây dựng NTM đã và đang được triển khai rộng khắp ở tất cả các
tỉnh thành của nước ta. Chương trình đã tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiêp,
nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân. Cùng với đó, huyện Tiên Du đã tiến hành
xây dựng NTM theo chủ chương của Đảng và nhà nước với mục tiêu xây dựng làng, xã
có cuộc sống ấm no, văn minh, môi trường trong sạch. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu
trên thì huyện cần huy động nguồn lực rất lớn trong đó có vốn, công lao động và đất đai....
Hiện nay, nhu cầu về nguồn lực cho xây dựng NTM của huyện là rất lớn, trong khi đó
nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ lại hạn chế, nguồn vốn huy động từ cộng đồng cũng
khiêm tốn. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu đề ra thì huyện cần tìm ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng CSHT NTM.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Nghiên
cứu thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
mới, đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng
nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực xã hội
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực xã hội
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các vấn đề lý
luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
xi


Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng
cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về xây dựng nông
thôn mới như sau:
- Huy động nguồn lực
- Nguồn lực xã hội
- Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng nông thôn
- Nông thôn mới
Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu
thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau:

- Kinh nghiệm ngoài nước về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới.
- Kinh nghiệm trong nước về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới.
Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp phân tích số liệu
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng tình hình huy động các nguồn lực xã hội
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi
ghi nhận được một số kết quả sau:
- Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ
cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.
- Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh
hoạt được bảo đảm hơn.
- Về văn hoá – xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục
phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.
- Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng.

xii


Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đã
thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là:
Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận

thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực
của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; Sự chuyển dịch cơ cấu còn thấp…
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp:
- Đổi mới cơ chế chính sách về huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức,
đoàn thể
- Tăng cường huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước
- Tăng cường huy động nguồn lực từ nhân dân
- Giải pháp về huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp
- Giải pháp huy động các nguồn lực khác
- Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực huy động
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tham gia quản lý của người dân
Xây dựng NTM nói chung và xây dựng, phát triển CSHT NTM nói riêng là
nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân sống ở các vùng nông thôn.

xiii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong Duc Nghiem
Thesis title: Mobilization of social resources for constructing new rural
infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh province.
Major: Master of Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
Recently, new rural program has implemented widely in all provinces in Vietnam.
This program made a tremendous move in order to develop agriculture, rural, improve
living standard for rural households. Along with that, Tien Du district has conducted
new rural development following guidance of Social Party and government aiming to
improve living standard, environment of communal households. However, to implement
above targets, requirement enormous resources includes capital, labor, land…At
present, necessity of Tien Du district for new rural development resources is
tremendous, meanwhile subsidies from National capital and social capital are still
limited. Therefore, Tien Du district needs to find out measures to promote social
resources mobilization for achieving specific targets in new rural development.
General objective of thesis: Study on situation of social resources for constructing
new rural infrastructures mobilization, propose orientations and measures to promote
resources mobilization off new rural development in Tien Du district, Bac ninh
province.
To achieve established target, there are some specific objectives:
- Systemize theoretical and practical rationale about mobilization of social
resources for constructing new rural infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh
province;
- Evaluate mobilization situation of resources for constructing new rural
infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh province;
- Analyze factors influencing mobilization of resources for constructing new rural
infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh province;
- Propose measures to promote mobilization of resources for constructing new
rural infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh province in coming years.
Regarding to clarify above objectives, subjects of study in this these are
theoretical and practical issues mobilization of resources for constructing new rural

xiv



infrastructures in Tien Du district, Bac Ninh province, therein, some fundamental
definitions of new rural development are:
- Resource Mobilization
- Social resource
- Infrastructure
- Rural Infrastructure
- New Rural
As we know, theory and reality are always together, from theory, we figure
clearly, deeply practical basis. There are following practical basis:
- Experiences of mobilization of resources for constructing new rural
infrastructures from countries over the world.
- Experiences of mobilization of resources for constructing new rural
infrastructures from other provinces in Vietnam.
Materials and Methods:
Some methods are applied during research time such as:
- Sample selection method
- Data collection method
- Data processing method
- Data analysis method
- Research indicator system
Main findings and conclusions:
According to research time of mobilization situation of resources for constructing
new rural infrastructures in Tien Du district, Bac ninh province, we conclude some
following results:
- In economic term: Total value of industries tends to grow significantly. Structure
of district economic gradually transfers to commercial production, proportion of
agricultural sector falls but nonagricultural sector tends to grow steadily.
- In infrastructure term: Tremendously upgraded, create good conditions to ensure
production and daily life.

- In socio-cultural term: Traditional customs of districts remains and develop.
Spiritual life of district people improve day by day.
- In social and political organizations term: promote leadership role of
organizations to populace.

xv


Although process of new rural development in Tien Du district, Bac ninh province
recieved important achievements, results are still not enough to complete new rural
development target; there are some limitations: Activities of new rural development
were not intensely attracted district people, they could not realize their role in
controlling their society by their own, ability of district people, social organizations
were limited; structure transformation were still low…
To handle above limitations, we provide measures such as:
- Reform policies mechanism of mobilization of resources for new rural
development
- Improve activities of propagation, mobilization and combination of organizations
- Improve mobilization of National budget resource
- Improve mobilization of District human resource
- Measure to mobilization of enterprise’s resource
- Measure to strengthen ability of managers to utilize all resources
- Improve activities of inspection, supervision and management participation of
District people
Developing new rural in general and constructing new rural infrastructure in
particular are important missions in order to build facilities to make a contribution to
industrialization, modernization of rural agriculture, improve both physical and spiritual
lives of rural people.

xvi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sau gần 30 năm thực hiện đường
lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước
ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu,
có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông
thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,
văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2006).
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa
X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn
diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới, đó là: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” (Ban chấp hành
TW,2008). Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây
dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu
hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá
trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và
phát triển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,
dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây

dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người
dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở
được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của

1


giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần
thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân (Ban chấp hành TW, 2008).
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc
bộ, hiện nay đang tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Nhiều địa phương trong đó có huyện Tiên Du, dựa theo Bộ tiêu chí về nông thôn
mới, đã lựa chọn những xã thực hiện thí điểm cho địa phương mình và bước đầu
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Tiên Du vẫn còn bộc lộ một số
khó khăn, tồn tại nhất là về công tác quy hoạch xây dựng và huy động các nguồn
lực xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng NTM.
Làm thế nào để đưa phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành một
phong trào rộng lớn, phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể, mỗi cộng
đồng dân cư và của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy tối đa nội lực và
nguồn lực từ bên ngoài đã, đang là câu hỏi được đặt ra cho cán bộ và nhân dân
huyện Tiên Du.
Xuất phát từ thực tiễn trên nên tôi đã chọn đề tài: “Huy động các nguồn
lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới, đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh huy

động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực xã
hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực xã hội trong
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

2


- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực xã hội
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động các
nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu sự tham gia của các bên liên quan đến huy động các nguồn lực
xã hội như các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và người dân
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn thuộc phạm vi huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
b. Phạm vi về không gian: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
c. Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 5
năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Các giải pháp đề ra có giá trị từ năm 2016

đến năm 2020.
Số liệu thu thập: Từ kết quả điều tra thực trạng nông thôn tỉnh Bắc Ninh
theo Bộ tiêu chí NTM và số liệu công bố giai đoạn 2011 – 2015.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm
a. Huy động nguồn lực
Thuật ngữ‚“huy động nguồn lực“ được sử dụng để mô tả tiến trình thu hút
và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan
nhà nước, các quỹ nhân đạo, hoặc nguồn ngân sách nhà nước (Dẫn theo Nguyễn
Hùng Minh, 2014).
Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc
một nguồn lực cần thiết khác. Để xây dựng nông thôn mới trước hết phụ thuộc
vào nguồn lực huy động được. Các nguồn lực được xem xét theo số lượng và
chất lượng theo chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn lực
này cần phải có sự kết hợp một cách hài hòa, hợp lý. Tỷ lệ tham gia của mỗi yếu
tố nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa
phương. Điều đó có nghĩa tùy thuộc vào tỉnh, huyện, địa phương để có quyết
định về số lượng và chất lượng của mỗi yếu tố nguồn lực được huy động. Nguồn
vốn sử dụng để xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng do đó vấn đề
huy động nguồn vốn phải đặt lên hàng đầu, cần có kế hoạch huy động từ nhà
nước, doanh nghiệp và địa phương một cách hợp lý. Vốn là nguồn lực có hạn
do đó mỗi địa phương cần có những phương án để sử dụng một cách hiệu quả.
Để có được điều này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cũng như trình độ quản lý
ở các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó yếu tố

tuyên truyền để người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới chính là phục vụ lợi
ích cho chính bản thân họ sẽ giúp người dân quan tâm đến chương trình lấy
được sự đồng thuận, tín nhiệm của dân. Đồng thời phải củng cố, nâng cấp và
xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, nhằm nhanh chóng phát
huy có hiệu quả trong quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực (Dẫn theo
Nguyễn Hùng Minh, 2014).
b. Nguồn lực xã hội
Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu

4


của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận
khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông
tin”. Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả
năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử
dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực
(Dẫn theo Tạ Thị Thúy, 2013).
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
- Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực): bao gồm các nguồn lực tự
nhiên, lao động, đất đai, tài nguyên, vật tư, tài chính, khoa học công nghệ, nhân
văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác.
Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định
trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực): bao gồm khoa học, kỹ
thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và
kinh doanh… từ nước ngoài.
Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng
đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể (Dẫn theo

Tạ Thị Thúy, 2013).
Phân theo hình thức biểu hiện, nguồn lực gồm có:
- Nguồn lực con người (lao động, trí tuệ…)
- Nguồn lực tài chính
- Nguồn lực tự nhiên (đất đai, rừng…)
- Nguồn lực vật chất (vật tư, máy móc, phương tiện…)
Phân theo nguồn gốc hình thành, nguồn lực gồm:
- Nguồn lực nhà nước
- Nguồn lực doanh nghiệp
- Nguồn lực của các tổ chức xã hội
- Nguồn lực của tư nhân (cá nhân)
Nguồn lực xã hội là các nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, tư
nhân… đó là các thành phần trong xã hội.
Huy động các nguồn lực xã hội: Là huy động các loại nguồn lực của các

5


thành phần trong xã hội, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… cùng tham
gia đóng góp nguồn lực cho một mục đích nhất định, đem lại lợi ích cho xã hội.
Huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng nông thôn mới gồm:
- Trí tuệ: Để bàn bạc xây dựng phương án, quy hoạch, dự án…
- Đất đai: Làm đường giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa…
- Tiền: Để cùng nguồn lực nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
sản xuất
- Công lao động: Để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án phát
triển kinh tế
- Vật tư, thiết bị: Máy móc, xe cộ, các phượng tiện để thi công công trình;
cát, sỏi, gạch, xi măng, gổ… để xây dựng; các trang thiết bị: Ti vi, điện, đài, bàn
ghế… để trang bị cho trường học, nhà văn hóa, bệnh xá… (Dẫn theo Phạm Thị

Thanh Thảo, 2013).
- Nguồn lực khác:
c. Cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nông thôn
Thuật ngữ CSHT được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác
nhau như: giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật
được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho các
hoạt động diễn ra trong đó (Phạm Thị Thanh Thảo, 2013).
Như vậy, “CSHT là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những
yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống, CSHT
bao gồm cung cấp nước, tưới tiêu và phòng chống bào lụt, cung cấp năng lượng,
giao thông, thông tin liên lạc… Kinh tế - xã hội nông thôn không thể phát triển
nếu các yếu tố CSHT không được đáp ứng” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Cơ sở hạ tầng bao gồm một tổng thể các công trình mang tính hệ thống,
đồng bộ, phục vụ lâu dài, có tính thẩm mỹ, tính tiên phong định hướng, vốn đầu
tư lớn. Do đóNhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, xây dựng chính sách giá cả và luật lệ
trong quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng rất lớn và thường bao gồm bốn nguồn chính: Ngân sách Nhà nước; viện trợ
hoặc vốn vay nước ngoài; vốn doanh nghiệp Nhà nước; vốn đầu tư tư nhân. Ðối

6


với các địa phương, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn có thể huy động từ sự đóng
góp tài chính và sức lao động của dân (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
CSHT nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ
thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các
hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển
kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung của cơ sở

hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc trình độ phát triển của nó
có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng như giữa các địa
phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, cơ sở hạ tầng nông
thôn còn bao gồm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lý và làm
sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp vụ
khuyến nông (Phạm Văn Hùng, 2013).
d. Nông thôn mới
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình
được xác định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” (Thủ tướng chính phủ, 2010).
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế hạ tầng
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của huy động các nguồn lực xã hội trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
a. Đặc điểm cơ sở hạ tầng nông thôn:
- Tính hệ thống: Kết cấu hạ tầng của một quốc gia, một vùng hay một
địa phương là một hệ thống cấu trúc phức tạp bao trùm và có phạm vi ảnh

7



hưởng mức độ cao thấp khác nhau đến mọi hoạt động KT- XH trên địa bàn.
Nhưng đều liên quan gắn bó với nhau, sự trục trặc ở khâu này sẽ liên quan,
ảnh hưởng đến khâu khác. Do đó, việc quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng
phải kết hợp, phối hợp các loại hạ tầng trong một hệ thống đồng bộ để giảm
chi phí và tăng hiệu quả sử dụng của các công trình hạ tầng, là đòn bẩy tác
động vào mọi lĩnh vực của đời sống dân cư trên địa bàn, tạo sự thay đổi cảnh
quan của khu vực (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Tính kiến trúc: Các bộ phận cấu thành hệ thống cơ sở hạ tầng có cấu trúc
phù hợp với những tỉ lệ cân đối, kết hợp với nhau thành một tổng thể hài hòa,
đồng bộ. Sự khập khiễng trong kết cấu hạ tầng có thể làm cho hệ thống công
trình mất tác dụng, không phát huy được hiệu quả, thậm chí làm tê liệt cả hệ
thống hay từng phân hệ của cấu trúc (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Tính tiên phong định hướng: Tính tiên phong của hệ thống cơ sở hạ tầng
thể hiện ở chỗ luôn đi trước, mở đường cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát
triển. Chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng đúng là chiến lược ưu tiên công trình
hạ tầng “trọng điểm”, có tính "đột phá". Sự phát triển về cơ sở hạ tầng về quy
mô, chất lượng, trình độ kỹ thuật là những tín hiệu cho thấy định hướng phát
triển kinh tế- xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội của vùng, của đất nước (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Tính tương hỗ: Các bộ phận trong cơ sở hạ tầng nông thôn có tác động
qua lại với nhau. Sự phát triển của bộ phận này có thể tạo thuận lợi cho bộ phận
kia và ngược lại. Việc xây dựng một con đường giao thông thì không những phục
vụ trực tiếp cho hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hoá… của vùng đó được thuận
tiện mà còn góp phần giảm được chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm,
nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh; tuy nhiên, trong một số trường hợp khi
xây dựng công trình làm thiệt hại cho đối tượng này nhưng lại làm lợi cho đối
tượng khác (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Tính công cộng: Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng tạo
ra những sản phẩm hàng hoá công cộng như: Đường giao thông, cầu cống, mạng
lưới điện, cung cấp nước… điều đó được thể hiện cả trong xây dựng và trong sử

dụng. Bởi vậy, hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn không thể chỉ
xét đến lợi ích của doanh nghiệp đầu tư mà còn phải xét đến ý nghĩa phúc lợi của
nó đối với toàn xã hội (Phạm Văn Hùng, 2013).

8


×