Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HÒA

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hòa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến các thầy, cô giáo và cán bộ Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt, tôi muốn
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn, người đã luôn
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn; nhờ
có sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản cả về lý luận và thực tiễn
của các thầy, cô giáo, tôi mới có thể hoàn thành luận văn này; Xin trân trọng cảm ơn
Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo và cán bộ, công chức Chi cục thuế
huyện Lạng Giang, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
thu thập dữ liệu, viết luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để nghiên cứu, hoàn thiện luận văn bằng tất cả
sự nhiệt tình và năng lực của mình; tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô, các đồng nghiệp và các bạn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hòa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và đồ thị .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ix
Thesis Abstract .................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chống thất thu thuế ........................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5


2.1.1.

Lý luận chung về thất thu thuế ............................................................................. 5

2.1.2.

Nội dung và các giải pháp chống thất thu thuế .................................................... 9

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế .................................................. 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về chống thất thu thuế ở một số địa phương ............................. 17

2.2.1.

Bài học kinh nghiệm từ Cục Thuế TP Đà Nẵng................................................. 17

2.2.2.

Quản lý, chống thất thu thuế trong kinh doanh vận tải tại Chi cục Thuế
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................ 18

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế huyện Lạng Giang .............................. 19

2.3.


Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................ 20

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 25

3.1.1.

Vị trí địa lý ......................................................................................................... 25

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ..................................................................... 26

3.1.3.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................................... 28

3.1.4.

Thực trạng sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
huyện Lạng Giang .............................................................................................. 28

3.1.5.


Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Lạng Giang.................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ......................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ......................................................... 42

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 44
4.1.

Thực trạng chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang ........................ 44

4.1.1.

Tình hình quản lý thuế ....................................................................................... 44

4.1.2.

Các giải pháp chống thất thu thuế của Chi cục Thuế huyện Lạng Giang

trong thời gian qua ............................................................................................. 57

4.1.3.

Thực trạng thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang thời gian qua ............. 65

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế trên địa bàn
huyện Lạng Giang .............................................................................................. 73

4.2.1.

Nguyên nhân từ người nộp thuế ......................................................................... 73

4.2.2.

Nguyên nhân từ cơ quan thuế............................................................................. 75

4.2.3.

Nguyên nhân từ các chính sách thuế ............................................................. 79

4.3.

Giải pháp tăng cường công tác chống thất thu thuế trên địa bàn huyện
Lạng Giang ......................................................................................................... 80

4.3.1.


Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế ........................................... 80

4.3.2.

Tăng cường quản lý hóa đơn thuế ...................................................................... 82

4.3.3.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý .......................................... 83

4.3.4.

Tăng cường xử lý vi phạm và cưỡng chế nợ thuế .............................................. 86

4.3.5.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực
chuyên môn tư cách đạo đức, tác phong và lề lối làm việc đối với cán bộ,
công chức thuế.................................................................................................... 88

iv


4.3.6.

Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành với
công tác chống thất thu thuế ............................................................................... 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 83
5.1.


Kết luận .............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 92

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................... 92

5.2.2.

Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương ........................................................... 93

5.2.3.

Đối với cơ quan thuế các cấp ............................................................................. 93

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DN


Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MST

Mã số thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn
2013-2015 ....................................................................................................27

Bảng 3.2.

Số lượng các tổ chức, cá nhân người nộp thuế trên địa bàn quản lý
giai đoạn 2013 – 2015 ..................................................................................29

Bảng 3.3.

Cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức Chi cục thuế huyện Lạng Giang ..........35

Bảng 3.4.

Cơ cấu doanh nghiệp thực hiện điều tra, khảo sát .......................................41

Bảng 3.5.

Cơ cấu hộ kinh doanh cá thể thực hiện điều tra, khảo sát ............................41

Bảng 4.1.

Thống kê tình hình cấp mã số thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang
giai đoạn 2013 - 2015 ..................................................................................45

Bảng 4.2.


Tình hình đăng ký, nộp tờ khai thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang ..............48

Bảng 4.3.

Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn
2013-2015 ....................................................................................................51

Bảng 4.4.

Kết quả thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trên địa bàn
huyện Lạng Giang 2013-2015 .....................................................................52

Bảng 4.5.

Kết quả miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Lạng
Giang giai đoạn 2013 - 2015 ........................................................................54

Bảng 4.6.

Tổng hợp tình hình nợ đọng và kết quả đôn đốc thu nợ thuế giai đoạn
2013 - 2015 ..................................................................................................56

Bảng 4.7.

Kết quả hoạt động tuyên truyền cho người nộp thuế năm giai đoạn
2013 - 2015 ..................................................................................................59

Bảng 4.8.

Các kênh tiếp nhận thông tin, nội dung thông tin tuyên truyền của

người nộp thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang ...........................................60

Bảng 4.9.

Thống kê số hộ kinh doanh làm đơn xin nghỉ “giả” bị Chi cục thuế trả
đơn sau khi kiểm tra trong ba năm 2013, 2014, 2015 ..................................66

Bảng 4.10. Nhận thức của người nộp thuế về chính sách pháp luật thuế và thất
thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang ......................................................74
Bảng 4.11. Nhận xét của người nộp thuế về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo
đức cán bộ, công chức Chi cục thuế huyện Lạng Giang..............................76
Bảng 4.12. Ý kiến của người nộp thuế về công tác kiểm tra thuế ..................................78

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Bản đồ 3.1. Vị trí địa lý huyện Lạng Giang ...................................................................25
Sơ đồ 3.2.

Tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Lạng Giang ......................................32

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức Chi cục thuế huyện Lạng
Giang Năm 2015 ..........................................................................................36

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: NGUYỄN VĂN HÒA
Tên luận văn: “Giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống
thuế khoá nào; nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của
doanh nghiệp (hay lợi ích cá nhân), hai lợi ích này thường mâu thuẫn với nhau. Nhà nước
luôn muốn tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong muốn nộp thuế
càng ít càng tốt. Vì vậy, việc chống thất thu thuế đang là vấn đề được các cấp chính quyền
và ngành thuế đặc biệt quan tâm. Ở nước ta việc thất thu thuế diễn ra một cách phổ biến ở
tất cả các loại thuế. Mặc dù ngành thuế rất nỗ lực, đưa ra nhiều biện pháp quản lý, nhưng
các biện pháp chống thất thu thuế chưa đạt kết quả như mong muốn.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá thực trạng thất thu thuế và công tác chống thất
chống thất thu thuế thời gian qua, đề xuất một số “Giải pháp chống thất thu thuế trên
địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
+ Thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu các văn bản pháp luật về thuế; các báo
cáo phản ánh số liệu về tình hình thất thu thuế và kết quả chống thất thu thuế của cơ
quan thuế trong những năm qua
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin từ
người nộp thuế và phỏng vấn sâu một số cán bộ thuế.
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Dùng phương pháp phương pháp
thống kê mô tả, phân tổ tài liệu và phương pháp so sánh số liệu
- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: nghiên cứu đánh giá mức độ thất thu của một

số sắc thuế chủ yếu.
3. Kết quả chính và kết luận
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thất thu và chống chống thất thu thuế trên địa
bàn: tình trạng người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế còn xảy ra nhiều, đặc biệt ở khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh với các hình thức như: xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế
vẫn kinh doanh; ghi tăng chi phí, ghi giảm doanh thu làm giảm số thuế thu nhập doanh

ix


nghiệp phải nộp; mua hóa đơn khống đầu vào để được khấu trừ thuế GTGT; bán hàng
không viết hóa đơn; cơ quan thuế chưa quản lý hết các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh trên địa bàn, cũng như các cá nhân làm ăn tự do không đăng ký kê khai thuế thu
nhập cá nhân hoặc kê khai thuế không đúng với thực tế sản xuất kinh doanh…
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế trên địa bàn
+ Nguyên nhân từ người nộp thuế: do ý thức chấp hành pháp luật của người nộp
thuế chưa cao, vì lợi nhuận nên họ luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thuế, phải nộp thuế
càng ít càng tốt
+ Nguyên nhân từ cơ quan thuế: Trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ
cán bộ thuế ở địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý và chống thất
thu thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối
hợp với các ngành chức năng chưa tích cực và hiệu quả.
+ Nguyên nhân từ chính sách thuế: Chính sách pháp luật thuế không ổn định,
thường xuyên có sự thay đổi nên gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và tổ chức
thực hiện.
Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang” chúng tôi đã đề xuất 6 nhóm giải pháp để tăng cường chống thất
thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang, đó là: (1) Tăng cường, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cho người nộp thuế; (2) Tăng cường công tác
quản lý hóa đơn thuế; (3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý; (4) Tăng

cường xử lý vi phạm và cưỡng chế nợ thuế; (5) Tăng cường công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, nâng cao năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức, tác phong và lề lối làm việc
đối với cán bộ, công chức thuế; (6) Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và sự phối
hợp của các cơ quan, ban, ngành ở địa phương với công tác chống thất thu thuế.
Chống thất thu thuế không thể giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định
nào, mà cần phải xác định đó là việc làm thường xuyên và quyết liệt, không chỉ của cơ
quan thuế mà cần phải có sự vào cuộc phối hợp của cấp ủy chính quyền các cấp và của
các cơ quan, ban, ngành trong toàn huyện để giảm thiểu tối đa thất thu thuế, tăng thu
cho ngân sách địa phương.

x


THESIS ABSTRACT
Writer’s name: NGUYEN VAN HOA
Thesis name: “The solution for preventing tax losses in Lang Giang district,
Bac Giang province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Name of Training Unit: Vietnam National University of Agriculture
1. Purpose of the study
Tax loss is a real inherent objective phenomenon of any tax system; it reflects
the two sides of one problem: the interests of the State and the interests of the business
(or personal interests), the two interests often conflict with each other. The State wants
to increase tax revenues, while the taxpayer wishes to pay tax amount as little as
possible. Therefore, preventing tax losses is a special interested problem by the levels of
government and tax section. In our country, the tax losses occur commonly in all taxes.
Although the tax section has many efforts, makes many management measures, but

measures for preventing tax losses have not yet achieved the results as desired.
Study objectives: assessing the real situation of tax losses and the work of
preventing tax losses over time, suggesting some "solutions for preventing tax losses in
Lang Giang district, Bac Giang province".
2. Study methods
- Method of collecting data and information
+ Collect secondary data: the study of tax legislation documents; reports
reflecting on data on the situation of tax losses and results of preventing tax losses of the
tax agency in recent years.
+ Collect primary data: Make the survey to collect information from the
taxpayer, and interviews some tax officials.
- Method of processing and analyzing information: Using the method of
description statistics, classifying documents and method of comparing data
- System of study criteria: studying, assessing the losses of some of the major
taxes.
3. Main results and conclusions
- Study, evaluate the real situation of tax losses and prevent tax losses in the
area: the state of taxpayers’ tax evasion or tax fraud still happens a lot, especially in the
sector of non-state economy with forms such as: register to stop business but the in fact,
the business still operates; record increased costs, reduced revenue to reduce the

xi


corporate income tax payable; false input invoices purchased to be deducted VAT; Sales
without writing the invoice; the tax agencies have not managed all organizations,
individuals in business in the area, as well as individuals with freedom works don’t
make registration and declaration of personal income tax or incorrect tax declarations
with actual production business ...
- Factors affecting on preventing tax losses in the area

+ Cause from taxpayers: consciousness on obeying the laws of the taxpayer is not
high, because the profit they evade their tax obligations, tax must be paid as little as possible
+ Causes from the tax agencies: Qualifications and competence of tax staff in
local area do not meet the requirements in managing and preventing tax losses; the
inspection, tax checking is not paid adequate attention; coordination with relevant
agencies is not actively and effectively.
+ Cause from tax policy: Tax legislation policy is unstable, changes frequently
so it is difficult in the study and implementation.
By studying the topic of "The solution for preventing tax losses in Lang Giang
district, Bac Giang province", we have proposed 6 solution groups to strengthen for
preventing tax losses in Lang Giang district, namely: (1) Enhance, strengthen the
propaganda on legislation education about tax to taxpayers; (2) Strengthen the
management on the tax invoices; (3) Strengthen the inspection, testing, management;
(4) Strengthen the handling violations and enforcement of tax debts; (5) Strengthen the
political ideological education, professional capacity, ethics, behavior and working style
of tax officials; (6) Promote the role of committees, administration and coordination of
agencies and departments in localities with the work of preventing tax losses.
Preventing tax losses can not be solved within a certain time period, we should
identify that this is the jobs frequently and aggressively, not only by the tax agencies but
also by coordination of committee governments at all levels and by agencies and
departments in the district to minimize tax losses, increase the revenues for local budgets.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước; đồng thời cũng là
công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế. Do vậy, hiệu quả trong công tác quản

lý thu thuế có vai trò to lớn, quyết định đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước như: chi tiêu công, đảm bảo an ninh, quốc phòng, đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và tăng phúc lợi cho người
dân... Cùng với quan điểm phát triển nền kinh tế theo “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích và tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế, góp phần xây
dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà các tổ chức,
cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh đã không tự nguyện đăng ký, kê khai, nộp
đúng và đủ số thuế phải nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và các luật thuế,
dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước.
Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ
thống thuế khoá nào; nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước
và lợi ích của doanh nghiệp (hay lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì hai lợi ích này
thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ
thuế, trong khi đó doanh nghiệp luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp càng
nhiều càng tốt. Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp, tùy
theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, song có thể khái quát thành hai
dạng đó là: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. Trong đó, thất thu thực tế, có
nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do
nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập trung vào ngân sách đúng quy
định. Còn thất thu tiềm năng, bao hàm cả trường hợp “lách thuế” có nguyên nhân
từ kẽ hở của luật pháp hoặc năng lực và trách nhiệm quản lý.
Việc chống thất thu thuế đang là vấn đề được các cấp chính quyền và
ngành thuế đặc biệt quan tâm. Ở nước ta việc thất thu thuế diễn ra một cách phổ
biến ở tất cả các loại thuế. Mặc dù ngành thuế rất nỗ lực, đưa ra nhiều biện pháp
quản lý, nhưng các biện pháp chống thất thu thuế xem ra chưa hữu hiệu, dường
như nhà nước mới tận thu được với các đơn vị và cá nhân gương mẫu trong nghĩa
vụ thuế, còn những người cố tình trốn thuế thì chưa kiểm ta và quản lý được chặt
1



chẽ. Thất thu thuế không những gây tổn hại cho lợi ích của đất nước mà còn tạo
ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tạo
thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Do vậy mà việc
chống thất thu thuế ngày càng trở nên cấp thiết đối với ngành thuế nói chung và
đối với huyện Lạng Giang nói riêng.
Lạng Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Giang; sản
xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ các nguồn thu ngân sách hạn hẹp, số thu ngân sách
hàng năm trên địa bàn rất nhỏ so với nhu cầu chi tiêu của địa phương. Để phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, hàng năm Chi cục Thuế
huyện Lạng Giang đã chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu vượt qua khó khăn, triển khai
đồng bộ, có hiệu quả nhiều biện pháp quản lý thu, ổn định cho ngân sách. Chi
cục đã triển khai kịp thời các Luật thuế, các chính sách thuế của Nhà nước, tích
cực tìm mọi biện pháp khai thác nguồn thu, nhằm tăng thu ngân sách cho địa
phương. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau mà tình trạng thất thu thuế vẫn diễn
ra ngày càng phổ biến và dưới nhiều hình thức. Vì vậy, cần có những giải pháp
hữu hiệu để khắc phục tình trạng thất thu thuế. Xuất phát từ thực tiễn những vấn
đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp chống thất thu
thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thất thu thuế và các giải pháp chống thất
thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang thời gian qua, đề xuất giải pháp tăng
cường chống thất thu thuế trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới, tạo sự bình
đẳng giữa các đối tượng nộp thuế và làm tăng thu ngân sách cho địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác chống thất
thu thuế;
- Đánh giá thực trạng thất thu thuế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai

đoạn 2013 - 2015;
- Đề xuất giải pháp tăng cường chống thất thu thuế trên địa bàn huyện
Lạng Giang đến năm 2020.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến việc chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang:
1. Tình hình quản lý và kết quả thu thuế thời gian qua trên địa bàn huyện
Lạng Giang như thế nào?
2. Thực trạng thất thu thuế và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế trên địa
bàn huyện Lạng Giang thời gian qua? Hiệu quả ra sao?
3. Các giải pháp chống thất thu thuế đang áp dụng trên địa bàn huyện
Lạng Giang thời gian qua như thế nào? Hiệu lực ra sao?
4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang thời
gian qua như thế nào? Bài học rút ra từ công tác thanh tra, kiểm tra thuế là gì?
5. Cần đề xuất những giải pháp gì để tăng cường chống thất thu thuế trên
địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian tới.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang;
Đối tượng khảo sát là cơ quan thuế và cán bộ thuế của Chi cục thuế huyện
Lạng Giang, các tổ chức và cá nhân người nộp thuế trên địa bàn huyện Lạng
Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế thời
gian qua ở huyện Lạng Giang; các văn bản chính sách liên quan đến công tác

quản lý thuế và chống thất thu thuế.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong phân tích, nghiên
cứu được thu thập trong giai đoạn 2013-2015.
Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2015.
- Giải pháp đề xuất đến năm 2020.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016.
3


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chống
thất thu thuế. Nội dung nghiên cứu bao gồm 06 nhóm giải pháp gồm: đẩy mạnh
tuyên truyền chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế, tăng cường quản lý
hóa đơn thuế, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế nợ thuế,
giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế.
- Đã tổng hợp các thông tin sơ cấp và thứ cấp về tình thực hiện các giải
pháp chống thất thu thuế và các kết quả thực hiện chống thất thu thuế trên địa
bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các giải
pháp chống thất thu thuế và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp
chống thất thu thuế trên địa bàn huyện Lạng Giang, tinh Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Lý luận chung về thất thu thuế
2.1.1.1. Khái niệm thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, phản ánh bản chất
của chế độ xã hội. Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ đó đến nay thuế đã trải
qua quá trình tồn tại và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta cũng đưa ra không
ít các khái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài
người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình
thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại, và phát triển, nhà nước có
nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực
chính trị, nhà nước thu một phần của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó.
Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế; việc đóng góp thuế
cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân.
Mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Luật
quản lý thuế và những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu
không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự
của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải,
từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp
nhân nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ
máy nhà nước và các nhu cầu chung của xã hội; các khoản động viên qua thuế
được thể chế hoá bằng pháp luật.
Tóm lại, có thể hiểu thuế theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa
rộng, thuế có thể được hiểu là nguồn lực chuyển giao từ khu vực tư sang khu vực
công; Nghĩa hẹp, thuế là một khoản thu bắt buộc bằng tiền của Chính phủ, không
có sự hoàn trả thông qua hàng hóa, dịch vụ công cộng và được thực thi bằng
pháp luật. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng
trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được
trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế (Vũ Duy Hào và Nguyễn
Thị Bất, 2002).

5


2.1.1.2. Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính chất bắt
buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản
của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù
trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế
của thuế là những quan hệ tiền tệ, được hình thành một cách khách quan và có
một ý nghĩa xã hội đặc biệt; việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà
nước; Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức Thuế là một phương
thức phân phối của Nhà nước, theo đó một bộ phận thu nhập của người nộp thuế
được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những
quyền lợi nào khác cho người nộp thuế.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuế được
xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho
nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình; Thuế là biện pháp chủ
yếu của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước
tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của người nộp thuế. Các yếu tố như đối
tượng nộp thuế, thuế suất... được quy định trước và mang tính ổn định trong một
thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
Thứ ba, thuế không mang tính hoàn trả đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Thuế không phải là khoản phải trả phí khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được
một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì ai, khi đủ điều kiện
đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã
nhận được lợi ích công nào hay chưa? Điều này cho cho thấy sự khác biệt của
thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi
đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí

và lệ phí (Vũ Duy Hào và Nguyễn Thị Bất, 2002).
2.1.1.3. Khái niệm về thất thu thuế và chống thất thu thuế
* Khái niệm thất thu thuế
Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các
tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở
vật chất nhất định so với khả năng của họ phải nộp vào ngân sách nhà nước
6


(NSNN) theo quy định. song vì những lý do khác nhau, có thể xuất phát từ phía
nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào
NSNN (Lê Văn Ái, 2000).
* Khái niệm chống thất thu thuế
Chống thất thu thuế là cơ quan thuế dùng những biện pháp nào đó có thể
huy động, hoàn lại các khoản thuế đã bị thất thu hoặc có khả năng bị thất thu vào
ngân sách nhà nước theo đúng pháp luật (Lê Văn Ái, 2000).
2.1.1.4. Các hình thức và các dạng thất thu thuế
* Các hình thức thất thu thuế
- Thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm năng.
+ Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào ngân sách
nhà nước đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó, có thể từ các
chính sách chưa phù hợp của nhà nước, hay ý thức chấp hành pháp luật thuế của các
tổ chức và cá nhân nười nộp thuế nên khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.
+ Thất thu thuế tiềm năng: Bao hàm cả trường hợp “lách thuế” có nguyên
nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế có
nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu
được, vì chưa có quy định của luật pháp.
* Các dạng thất thu thuế
Thất thu thuế là những biểu hiện bên ngoài theo những tiêu thức nhất
định. Do vậy có thể khái quát các dạng thất thu thuế cơ bản như sau:

Thất thu thuế do không quản lý hết các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh:
Tình trạng này xảy ra do ý thức chấp hành pháp luật thuế không tốt của
người nộp thuế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh doanh, hoặc
có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kê khai với cơ quan thuế nhưng vẫn
tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cũng có thể do các cơ sở này xin tạm
nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoặc đối với các cá nhân kinh doanh theo hình thức buôn chuyến, không có địa
điểm hay cửa hàng kinh doanh cố định, chủ yếu thực hiện kinh doanh như hình
thức môi giới để thu lợi bằng hình thức hưởng chênh lệch giá hoặc hưởng hoa
hồng... nên cơ quan thuế không kiểm soát và quản lý được.
7


Thất thu thuế do người nộp thuế cố tình kê khai không đúng số thuế phải
nộp để trốn thuế:
Theo Luật quản lý thuế, người nộp thuế thực hiện tự tính, tự khai, tự
nộp thuế và tự chịu trách nhiệm theo quy định của các luật thuế. Tuy nhiên,
trên thực tế nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp thuế
theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách cố tình
khai sai thuế xuất hoặc khai tăng chi phí, giảm doanh thu, hình thức này chủ
yếu là gian lện về thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp, thậm chí một số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lập 02 hệ thống sổ sách kế toán thực tế để
đối phó với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác khi bị kiểm tra hoặc
khi tham gia dự thâu, vay vốn ngân hàng...., cụ thể: Báo cáo quyết toán gửi
cho cơ quan thuế thì họ tìm mọi cách ghi tăng chi phí, giảm doanh thu, thậm
trí là khai lỗ; nhưng khi gửi hồ sơ tham gia đấu thầu thực hiện một dự án nào
đó thì họ lại khai vống lên để thể hiện doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính
và có khả năng thực hiện tốt dự án...
Trốn thuế thông qua buôn lậu:

Nhất là buôn bán qua biên giới không những không giảm mà có chiều
hướng ngày càng gia tăng, với nhiều hình thức tinh vi và phức tạp hơn trước.
Thất thu từ hoạt động xây dựng cơ bản trong dân cư, vận tải tư nhân,
buôn chuyến, cho thuê nhà nghỉ:
Nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả.
Vì vậy, nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này thường núp
bóng dưới các doanh nghiệp, không đăng ký, không kê khai, nộp thuế nhằm trốn,
tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Thất thu do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như số
lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
Vì số lượng các cá nhân hành nghề tự do còn lớn, chưa có biện pháp quản
lý hiệu quả thu nhập của họ. Hiện nay thu nhập của người lao động ở nước ta có
nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lương. Nhưng
nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà các cơ
quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thì chưa có
biện pháp quản lý hiệu quả.

8


Thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí:
Do chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả như: Phí khai thác tài nguyên
môi trường; lệ phí công chứng, chứng thực; nhiều địa phương thực hiện việc
công chứng, chứng thực nhưng không viết viên lai thu phí, lệ phí (Chi cục thuế
huyện Lạng Giang, 2015a).
2.1.2. Nội dung nghiên cứu giải pháp chống thất thu thuế
- Chống thất thu thuế phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích của nhà
nước và lợi ích của người nộp thuế; chống thất thu thuế không những chống ở
lĩnh vực nào thất thu, hay đối tượng nào bị thất thu thì mới đưa ra giải pháp, mà
phải triển khai một cách đồng bộ các giải pháp; phải xác định là việc làm thường

xuyên, lâu dài và quyết liệt. Chống thất thu thuế thực hiện đúng, đầy đủ các quy
định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, văn bản dưới luật, các quy trình nghiệp
vụ quản lý thuế, đảm bảo khách quan, bình đẳng, kỷ cương trong thực hiện pháp
luật thuế.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và nâng cao vai
trò, trách nhiệm quản lý, giám sát của ngành thuế, các cơ quan chức năng đối với
công tác thuế; ngành thuế phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương
trong huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng chương trình hành
động thực hiện tốt nhiệm vụ thu và chống thất thu ngân sách trên địa bàn.
- Quản lý tất cả các đối tượng có phát sinh doanh thu và thuế; quản lý chặt
chẽ doanh thu, chi phí liên quan tính thuế, áp dụng đúng thuế suất, mức thuế phù
hợp với thực tế sản xuất kinh doanh đúng quy định; công khai mức thuế, đảm
bảo minh bạch, công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
- Tăng cường quản lý thuế nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm chính sách
pháp luật thuế, khai man, khai không đúng thuế phát sinh, nợ đọng tiền thuế, lợi
dụng chính sách thuế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế và các tiêu cực khác làm
thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến kỷ cương pháp luật về thuế.
- Nâng cao ý thức tính tuân thủ pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân;
đồng thời bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm, đảm bảo công bằng giữa người nộp thuế
trong việc thực hiện chính sách thuế; thực hiện tốt cải cách hành chính và công
tác quản lý thuế, công khai minh bạch về thuế, tạo môi trường lành mạnh, thông
thoáng khuyến khích người nộp thuế phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, lưu thông hàng hóa dịch vụ, trên cơ sở đó sẽ nuôi dưỡng nguồn thu, tăng
thu cho ngân sách.
9


- Nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác
quản lý và kiểm tra thuế, hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế. Tăng cường
giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách thuế theo quy định của pháp

luật. Thường xuyên đấu tranh chống tiêu cực, nhũng nhiễu, gây khó khăn,
phiền hà cho người nộp thuế; triển khai thực hiện tốt đề án cải cách thủ tục
hành chính thuế, giảm thiểu thời gian và chi phí của người nộp thuế làm việc
với cơ quan thuế, nâng cao kỷ cương kỷ luật, chất lượng hiệu quả quản lý thuế
của cơ quan thuế.
- Thực hiện các biện pháp mạnh nhằm đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản
nợ thuế vào ngân sách nhà nước; tập trung vào các đơn vị nợ đọng lớn, nợ dây
dưa kéo dài; tổ chức phối hợp thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định; kiên
quyết xử lý đối với các trường hợp chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế; lập hồ sơ
chuyển cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về chính sách
pháp luật thuế theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, nhà nước cần phải có nhiều biện pháp cụ thể, rõ ràng hơn để làm
cho cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật, đưa ra những chính sách pháp luật,
luật thuế phù hợp mà không có khe hở cho người nộp thuế lách. Vừa làm cho
người nộp thuế thấy thoải mái khi thực hiện nghĩa thuế, vừa thuận lợi cho việc
quản lý của cơ quan thuế. Một nền kinh tế phát triển thì việc chống thất thu thuế
cần phải làm được điều đó vì chỉ có như vậy thì nền kinh tế mới có thể ổn định
và phát triển bền vững được.
Để công tác chống thất thu thuế đạt hiệu quả, làm tăng thu cho ngân sách
nhà nước, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cần quan tâm chỉ đạo các cơ
quan, ban, ngành tích cực phối hợp với cơ quan thuế triển khai thực hiện đồng bộ
các giải pháp và đặc biệt, cần quan tâm thực hiện tốt 6 nhóm giải pháp cơ bản, cụ
thể là:
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cho người
nộp thuế:
- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền hướng dẫn chính sách thuế mới và đối
thoại với người nộp thuế;
- Công khai niêm yết các thủ tục hành chính về thuế tại trụ sở Chi cục thuế
và các đội thuế;


10


- Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán; quản lý chặt
chẽ hoá đơn chứng từ để hạch toán đúng kết quả sản xuất kinh doanh và xác định
đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt
chính sách pháp luật thuế. Đồng thời, công khai nhưng tổ chức, cá nhân người
nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế.
- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế.
* Tăng cường công tác quản lý hóa đơn thuế để chống gian lận thông qua
việc sử dụng hóa đơn thuế không đúng quy định:
- Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần bổ sung quy định bổ sung yêu cầu
người nộp thuế khi nộp hồ sơ khai thuế phải nộp bảng kê hóa đơn của hàng hóa,
dịch vụ mua vào và hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp
- Xây dựng phần mềm ứng dụng tin học kết nối thông tin giữa báo cáo sử
dụng hóa đơn và bảng kê hàng hóa bán ra, để thực hiện đối chiếu được số lượng
hóa đơn sử dụng trong kỳ với lượng hóa đơn kê tại bảng kê hàng hóa bán ra của
doanh nghiệp.
- Kịp thời thông báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an những DN, hộ
kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh, còn nợ đọng tiền thuế lớn, đem theo hóa đơn,
có biểu hiện mua bán hóa đơn để xử lý theo quy định của pháp luật.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan
thuế và tại trụ sở người nộp thuế:
- Quản lý, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
thuộc địa bàn quản lý;
- Nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra cho cán bộ thuế;
- Thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế trước khi kiểm tra thuế;
- Xây dựng chương trình tin học hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế
* Tăng cường xử lý vi phạm và cưỡng chế nợ thuế:

- Thực hiện cơ chế thu nợ, cưỡng chế thuế phù hợp với thực tế hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng đối tượng;
- Thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt, kiên quyết thực hiện các hình thức
xử phạt và cưỡng chế nếu các phương án mềm mỏng không làm thay đổi hành vi
của đối tượng;

11


- Triển khai các biện pháp nghiệp vụ về thu nợ và cưỡng chế thuế; xây
dựng hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế;
- Phân loại được các trường hợp nợ theo mức độ rủi ro, giá trị của khoản
nợ và mức độ tuân thủ của người nộp thuế trong quá khứ;
- Thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những tổ
chức, cá nhân người nộp thuế còn nợ đọng tiền thuế kéo dài mà không có cam
kết hoặc không thực hiện theo cam kết nộp tiền thuế còn nợ vào NSNN.
* Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực
chuyên môn, tư cách đạo đức, tác phong và lề lối làm việc đối với cán bộ, công
chức thuế:
- Rà soát sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ; đặc biệt là những cán bộ trực
tiếp làm việc trong các bộ phận chức năng quản lý thuế;
- Thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; ý
thức pháp luật, trách nhiệm công vụ; đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử,
phong cách phục vụ cho công chức thuế;
- Tiêu chuẩn hóa công việc của cán bộ theo từng vị trí công tác; xây dựng
bảng tiêu chuẩn đạo đức công vụ;
- Thực hiện nghiêm quy chế điều động, luân phiên, luân chuyển cán bộ,
định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
* Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của các cơ
quan, ban, ngành ở địa phương với công tác quản lý thuế:

- Cơ quan thuế phải làm tốt công tác tham mưu với HĐND và UBND các
cấp để chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật thuế;
- Kiện toàn và phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn thuế huyện, hội đồng
tư vấn thuế xã trong việc tham gia tư vấn cho cơ quan thuế;
- Các cơ quan, ban, ngành chức năng tích cực phối hợp cung cấp thông tin
về người nộp thuế cho cơ quan thuế và công tác chống thất thu thuế (Chi cục
thuế huyện Lạng Giang, 2015 a).

12


×