Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HOA

¬

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ CỪ,
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Kim Lý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim Lý đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện Phù Cừ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
1.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4

1.4.1. Phạm vi về nội dung........................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi về không gian ....................................................................................... 4
1.4.3. Phạm vi về thời gian .......................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................... 10
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề .................................................. 11
2.1.4. Các yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề .............................................. 12
2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 15

2.2.1. Những chủ trương, chính sách của Việt Nam về đào tạo nghề cho LĐNT ........ 15
2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số quốc gia trên

thế giới và khu vực........................................................................................... 17
2.2.3. Tình hình đào tạo nghề ở Việt Nam.................................................................. 21
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên .................................................................. 27

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội................................................................. 31
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 36
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................................... 37
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 38
3.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .............................................................. 39

Phần 4. kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 40
4.1.


Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện .................. 40

4.1.1. Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện ............................................................................................................... 40
4.1.2. Tình hình phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện ........................ 40
4.1.3. Kết quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện trong thời gian qua .............. 45
4.2.

Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên thời gian qua...................................................................... 52

4.2.1. Đánh giá của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về chất lượng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn .................................................................................... 52
4.2.2. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của người
học nghề .......................................................................................................... 56
4.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn........................................................................................... 65
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề .......................................... 66

4.3.1. Các chính sách đào tạo nghề ............................................................................ 68
4.3.2. Học viên học nghề ........................................................................................... 69
4.3.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề ..................................................... 70
4.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ......................................................................... 72
4.3.5. Chương trình, giáo trình dạy nghề .................................................................... 74
4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Phù Cừ .................................................................................. 74


iv


4.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo và công tác tổ chức đào tạo nghề ........ 75
4.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề ................................... 77
4.4.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề............... 78
4.4.4. Đánh giá chất lượng đầu vào học viên để có phương án đào tạo ....................... 79
4.4.5. Điều chỉnh, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo nghề ............................... 79
4.4.6. Tăng cường tính liên kết giữa người lao động học nghề, trung tâm dạy
nghề và doanh nghiệp....................................................................................... 80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 82
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 82

5.2.1. Với Nhà nước .................................................................................................. 82
5.2.2. Với chính quyền địa phương huyện Phù Cừ ..................................................... 83
5.2.3. Với cơ sở đào tạo nghề ..................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 84
Phụ lục 3 ..................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt



Cao đẳng

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CHLB

Cộng hòa Liên bang

CHQS

Chỉ huy quân sự

DN

Doanh nghiệp

ĐH


Đại học

ĐTN

Đào tạo nghề

GDTX

Giao dục thường xuyên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN - CCN

Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐ-TB&XH

Lao độn-Thương binh&xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TTDN

Trung tâm dạy nghề

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Phù Cừ trong 3 năm

(2013 – 2015) ............................................................................................ 30
Bảng 3.2.

Tình hình phát triền kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ 3 năm qua (2013-2015) ..... 32

Bảng 3.3. Tình hình hộ, nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm (2013-2015) ....... 34
Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Cừ ........................... 41
Bảng 4.2. Số lượng và các nghề đào tạo của một số cơ sở đào tạo nghề trên địa
bàn huyện Phù Cừ (tháng 12/2015) ........................................................... 42
Bảng 4.3. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Phù Cừ
trong giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................... 43
Bảng 4.4. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Phù Cừ .................. 45
Bảng 4.5. Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng
Yên (2013- 2015) ...................................................................................... 48
Bảng 4.6. Kết quả lao động nông thôn được đào tạo theo các ngành nghề huyện
Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (2013- 2015) ........................................................ 50
Bảng 4.7. Kết quả trình độ xếp loại lao động sau khóa học từ năm 2013-2015........... 51
Bảng 4.8. Tình hình việc làm của người lao động sau đào tạo qua 3 năm................... 52
Bảng 4.9. Kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề về công tác
đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phù Cừ (năm 2015) ................................ 53
Bảng 4.10. Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kĩ năng của người học nghề ............. 55
Bảng 4.11. Mức độ liên kết các trường nghề với doanh nghiệp.................................... 56
Bảng 4.12. Đánh giá của người lao động trên địa bàn huyện Phù Cừ về chương
trình, giáo trình học tập ............................................................................. 57
Bảng 4.13. Đánh giá của người học nghề về đội ngũ giáo viên dạy nghề ..................... 58
Bảng 4.14. Đánh giá của người lao động về tác dụng tham gia đào tạo nghề ............... 58
Bảng 4.15. Bảng cơ cầu ngành nghề của mẫu điều tra ................................................. 59
Bảng 4.16. Tình hình việc làm của người lao động sau đào tạo.................................... 60
Bảng 4.17. Thống kê thời gian tìm được việc làm của lao động ................................... 62
Bảng 4.18. Tình hình thu nhập của người lao động đã đào tạo theo ngành nghề .......... 63

Bảng 4.19. Trình độ xếp loại của lao động sau đào tạo ................................................ 64
Bảng 4.20. Thu nhập của lao động qua học nghề theo trình độ xếp loại ....................... 64
vii


Bảng 4.21. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động qua đào tạo..................... 65
Bảng 4.22. Kết quả đánh giá thái độ tại nơi làm việc ................................................... 66
Bảng 4.23. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ở huyện Phù Cừ qua các năm ..... 69
Bảng 4.24. Đội ngũ giáo viên dạy nghề huyện Phù Cừ năm 2015 .............................. 70
Bảng 4.25. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm GDTX huyện Phù Cừ năm 2015 ...... 73
Bảng 4.26. Phân tích SWOT ........................................................................................ 75
Bảng 4.27. Quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp ......................... 81

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Tên luận văn: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông ở Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra trực tiếp 120 lao
động trong 3 xã được chọn.
+ Số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng các phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, chuyên gia chuyên khảo.
Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau:
Trong ba năm 2013-2015, số lao động của huyện được đào tạo nghề và chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện đạt bình quân 7.515 người/năm, tỷ lệ
lao động qua đào tạo bình quân hằng năm tăng 16,6%. Số lao động được đào tạo chủ
yếu ở các ngành công nghiệp 91,5%. Số lao động có việc làm ổn định chiếm 70,2% số
lao động được đào tạo, số còn lại trong tình trạng không có việc làm hoặc rất khó tìm
được việc do không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Các loại hình và ngành nghề đào tạo trên địa bàn huyện còn thiếu chưa đáp ứng
được nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của quá trình phát triển. Đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề cũng đang thiếu và yếu, tình hình cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề thời gian qua tuy được đầu tư nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của người lao động của huyện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
+ Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và chính quyền địa phương.
+ Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

ix


+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề.
+ Chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo nghề.
+ Chất lượng đầu vào của học viên.
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
- Hoàn thiện hệ thống chính sách và công tác tổ chức đào tạo.
- Phat triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề.

- Đánh giá chất lượng đầu vào của học viên để có phương án đào tạo.
- Điều chỉnh, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo nghề.
- Tăng cường tính liên kết giữa người lao động học nghề, trung tâm dạy nghề và
doanh nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Hoa
Thesis title: “Improving the quality of vocational training for rural labors
inPhu Cu District, Hung Yen Province”.
Major:Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
On the basis of assessing the situation of vocational training and analyzing the
factors affecting the quality of vocational training for rural labors in Phu Cu district,
Hung Yen province, this study is to propose solutions to improve the quality of
vocational training for rural labors of the province.
Research method
+ Sampling technique, a non-probability convenience sample was chosen for the
survey of this research based on a direct questionnaire survey of 120 labors in three
chosen communes of the district.
+ The collected data was analyzed based on the basic descriptive statistics
techniques,comparison method and experts’ opinions.

Main findings and conclusions
During three years from 2013 to 2015, the number of district laborswho
completed their vocational training or the program of scientific and technical transfer in
the district reached an average of 7,515 people per year. The average proportion of
trained labors increased by 16,6% yearly . Number of trained labors is mainly in the
industrywhich accounts for 91.5%. Number of workers who have stable jobs accounted
for 70.2% of the total trained labors, and the rest (29.8%) do not have job or feel
difficult to find job because they do not meet the job requirements.
The district still lacks training types and training fields, which have not met the
needs of trainees as well as the needs of the development process in the district.
Teachers and management staff of training institutions are also weak and inadequate.

xi


Training facilities, equipment for vocational traininghave been invested but they have
not yet met the vocational training needs of the labors in the district.
Factors affecting the quality of vocational training for rural labors in the district
+ The supporting policies for vocational training of the State and local government.
+ The capabilities of teachers, management staff of vocational training institutions.
+ Facilities, training equipment.
+ Training program, documents for vocational training.
+ The quality of student input (capabilities of students when they starts the courses).
Solutions to improve the quality of vocational training for rural labors in the district
-Improving the system of policies and vocational training.
- Improving capabilities of vocational training teachers and management staff.
-Investment in facilities andtraining equipment of vocational training
institutions.
- Evaluating the quality of student input in order to organize the suitable
training plan.

- Adjusting and innovating training program as well as training materials.
- Strengthening the link between trainees, vocational training institutions and
enterprises.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ðào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LÐNT) là sự nghiệp của
Đảng, nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất
lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; được
xem là chìa khóa thành công cho nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia. Sự
nghiệp CNH, HÐH đất nước, mục tiêu xây dựng nông thôn mới..., chỉ có thể
thành công khi lực lượng LÐNT vững tâm với nghề nghiệp, với nguồn thu nhập
đủ để bảo đảm cuộc sống.
Ðề án Ðào tạo nghề cho LÐNT đến năm 2020 của Chính phủ đã thực hiện
được gần năm năm, với mục tiêu bình quân mỗi năm đào tạo hơn một triệu
LÐNT. Ðối tượng của đề án là LÐNT trong độ tuổi lao động, hộ nghèo, người
dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác... Ðây là giải pháp có tầm phổ quát
rộng, dài hơi, nếu thực hiện thành công sẽ giải quyết cơ bản nhiều vấn đề nổi
cộm trong phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các địa phương, nhất là ở những
tỉnh nghèo, thuần nông, đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện đề án, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã chủ động phối
hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương kịp thời ban hành hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, làm cơ
sở để các địa phương triển khai thực hiện. Đến nay, nhận thức trong bộ phận lớn
cán bộ, đảng viên và người dân về dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn đã có
sự chuyển biến tích cực. Sau ba năm đầu thực hiện các điều kiện tiền đề để thực
hiện Đề án, từ năm 2013-2014, việc thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn

đã đi vào nền nếp, ổn định từ công tác chỉ đạo điều hành đến kết quả, hiệu quả
thực hiện Đề án. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án được quan tâm, chỉ
đạo thực hiện ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương…
Sau 5 năm thực hiện giai đoạn (2010-2014), bằng sự cố gắng, quan tâm,
chỉ đạo của các Bộ, ngành, địa phương, công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn đã đạt được hiệu quả cao. Cả nước đã có gần 3,2 triệu lao động nông thôn
được học nghề, đạt 70,8% mục tiêu Đề án (trong 5 năm dạy nghề cho 4,5 triệu
người); đặt hàng dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp cho 10.534 người thuộc
diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác
1


có khó khăn về kinh tế, đạt 2,1% kế hoạch của 11 năm. Số lao động nông thôn
được hỗ trợ học nghề đạt 90,4% kế hoạch cả giai đoạn 2010-2014 và bằng 3,31%
kế hoạch của 11 năm thực hiện Đề án. Trong số hơn 1,9 triệu lao động nông thôn
được hỗ trợ học nghề xong, có hơn 1,5 triệu người có việc làm sau học nghề, đạt
78,7%, cao hơn 8,7% so với mục tiêu tối thiểu của Đề án là 70% số lao động
nông thôn có việc làm sau học nghề… (Nguyên Khôi, 2015). Tuy nhiên, vẫn còn
rất nhiều hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động này. Trên
thực tế, hầu hết các trung tâm dạy nghề cấp huyện trong cả nước đều thiếu và yếu
cả về đội ngũ giáo viên lẫn trang thiết bị đào tạo. Công tác điều tra, khảo sát nhu
cầu của người học chưa sát và chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa
phương. Tình trạng người học không muốn học và học xong không có việc làm
vẫn khá phổ biến, tạo hiệu ứng tiêu cực trong đời sống xã hội. Một số nghề phi
nông nghiệp vẫn đào tạo theo hình thức, người lao động sau đào tạo khó có việc
làm do yếu về tay nghề và thiếu về kinh nghiệm. Để giải quyết những tồn tại, yếu
kém này đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ.
Phù Cừ là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên; diện tích tự nhiên
9385,73 ha, dân số khoảng 80.000 người. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13
xã và 1 thị trấn (Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ, 2015). Đến nay, việc phát triển

các ngành nghề truyền thống, dệt may đã thúc đẩy tình hình kinh tế-xã hội huyện
Phù Cừ dần dần di vào ổn định và có chiều hướng tăng trưởng tốt. Tuy nhiên
nông nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của huyện,
thu hút nhiều lực lượng lao động nông thôn. Với tình hình đó, khi khoa học công
nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì thực trạng trên lại chính
là khó khăn lớn của huyện. Vấn đề cơ cấu lại lực lượng lao động nông thôn cũng
gặp nhiều khó khăn do số lao động này chưa ñược ñào tạo nghề khi tham gia vào
lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã ñược đào tạo nghề thì trình độ nghề
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng của sản xuất, xã hội.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện
đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tổ
chức thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề của Trung ương,
của tỉnh cho lao động nông thôn. Đến nay, công tác đào tạo nghề ở huyện Phù
Cừ đã đạt được những kết quả nhất định kể cả về quy mô và chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những bất cập và hạn chế đó
2


là: huyện mới có Trung tâm GDTX có chức năng dạy nghề, đội ngũ giáo viên
còn thiếu, cơ sở vật chất còn hạn chế, chỉ đào tạo được một số ngành nghề chủ
yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng các ngành nghể phục vụ nhu cầu đào
tạo của lao động; chưa tạo ra sức hút lớn cho người lao động; tỷ lệ lao động qua
đào tạo thấp so với yêu cầu của huyện; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao.
Để công tác đào tạo nghề của tỉnh ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu
của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần được các cấp, các ngành và toàn
xã hội quan tâm, đầu tư, triển khai thực hiện trong những giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên của địa phương, tôi đã chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên” làm nội dung luận văn nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nghề cho lao động nông ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên thời gian
qua đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiến về chất lượng
đào tạo nghề đối với lao động nông thôn;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phù Cừ thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Phù Cừ đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đối tượng điều tra là học viên đã tham gia học nghề; các cơ sở dạy nghề trên
địa bàn huyện; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động đã được đào tạo
nghề huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

3


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
- Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các loại
hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các cơ sở dạy nghề của
huyện Phù Cừ.

- Phân tích chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phù Cừ đến năm 2020.
1.4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong 3 năm (2013 - 2015).
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về lao động nông thôn
a. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức dự trữ,
những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con
người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội” (Bộ Lao động-TB&XH, 1999).
Còn theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì: “Lực lượng lao động là
một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và
những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”.
“Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia sản
xuất nông nghiệp, bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người

trên độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động có thể tham gia hoạt động trong nông
nghiệp” (Hội khoa học kinh tế nông lâm nghiệp, 1995).
b. Khái niệm về lao động nông thôn
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ
thống kinh tế nông thôn.
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân
sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở nông
thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong
độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi
lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn
thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất (Chính phủ, 2012).
2.1.1.2. Khái niệm nghề
Khái niệm nghề theo quan điểm ở mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất
định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo
đề tài nghiên cứu khoa học KX07 – 14 thì:
5


Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạt
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động có
thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của con người để từ đó tìm được phương tiện sống.
Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật.
Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là hoạt động cần thiết
cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở trình
độ nào đó.
Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn
chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân
loại. Bởi vậy, nghề được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu trên nhiều

khía cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra xong chưa được thống
nhất, chẳng hạn có định nghĩa nêu: “Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà
trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để
làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu
cầu của xã hội “ (Trịnh Văn Liêm, 2005).
2.1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm
hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để
hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành
nghề một cách có năng xuất và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay
đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
* Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến
thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời gian
nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm
hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới.

6


Trong Luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 có định nghĩa: “Dạy nghề
là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau
khi hoàn thành khóa học”.
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất
định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ

năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong
tương lai (Trịnh Văn Liêm, 2005).
Như vậy, nội dung của đào tạo nghề bao gồm: trang bị các kiến thức lý
thuyết cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành,
tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm
giúp họ có thể làm một nghề nhất định.
* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết hợp từ những khái niệm đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đưa ra khái
niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau: “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực
nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành
công nghề đã được đào tạo”.
2.1.1.4. Chất lượng đào tạo nghề
a. Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người
sản xuất coi chất lượng là điều họ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do
khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với
chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con
người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng
và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.
Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến
mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù

7


sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo

DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau:“Chất lượng là khả năng của tập hợp
các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và các bên có liên quan".
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) …làm cho sự vật (sự việc) này phân
biệt với sự vật (sự việc) khác”.
“Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng
được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm” (Nguyễn
Thị Tính, 2012).
Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX50-109: “Chất lượng là tiềm năng của một
sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng”.
Trên đây là các khái niệm chung về chất lượng mà khi xét cho từng đối
tượng cụ thể thì cần xét tới cả những điều kiện lịch sử cụ thể của đối tượng đó.
b. Khái niệm về chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng là vấn
đề cơ bản và là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các cấp quản lý giáo dục đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo trực tiếp. Có nhiều cách hiểu khác nhau về
chất lượng đào tạo nghề với những khía cạnh khác nhau.
Quan điểm nguồn lực ở phương Tây cho rằng chất lượng đào tạo nghề
phụ thuộc đầu vào của hệ thống đào tạo. Khi có các yếu tố đầu vào có chất lượng
như: giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh giỏi …
thì chất lượng đào tạo nghề được nâng cao. Cũng có quan điểm cho rằng chất
lượng đào tạo nghề được đánh giá bằng sản phẩm của quá trình đào tạo (đầu ra),
tức là bằng mức độ hoàn thành của học viên tốt nghiệp.
Từ điển giáo dục học (2001) đưa ra khái niệm: “Chất lượng đào tạo nghề
là kết quả của quá trình ĐTN được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị
nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp
tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”.
Chất lượng đào tạo nghề đối với mỗi con người nói chung là: Có sức
khỏe tốt, năng lực hoạt động hiệu quả và biết quan hệ ứng xử xã hội đúng đắn
(Mạc Văn Trang, 2004).


8


Xuất phát từ những khái niệm chung về chất lượng và các quan niệm về
chất lượng đào tạo nghề nêu trên, có thể hiểu chất lượng đào tạo nghề với những
điểm cơ bản như sau: “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của
tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành
trong môi trường nhất định”.
2.1.1.5. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Đánh giá chất lượng đào tạo nghề là đánh giá các hoạt động dạy - học và
các sản phẩm đầu ra trên cơ sở xem xét chi tiết cấu trúc chương trình giảng dạy,
hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đánh giá chất lượng được sử dụng để xác
định liệu nhà trường hay chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn
chung hay không. Đánh giá sẽ tập trung vào câu hỏi “Kết quả các hoạt động như
thế nào”. Hoạt động đánh giá đơn thuần thường không bao gồm mục đích cải
thiện chất lượng vốn được coi rất cần thiết trong bối cảnh phát triển các hoạt
động bảo đảm chất lượng hiện nay.. Trong đào tạo, người ta thường dùng một bộ
thước đo gồm các chỉ tiêu và các chỉ số tương ứng với các lĩnh vực trong quá
trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trường.
Bộ thước đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện đảm bảo
chất lượng, có thể đánh giá đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một trường.
Các chỉ số đó có thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo được bằng điểm
số. Cũng có thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng nhận xét chủ quan
của người đánh giá.
Việc đánh giá đo lường chất lượng bên trong được tiến hành bởi các cán
bộ giảng dạy, học sinh, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo
của trường mình. Ngoài ra, đánh giá chất lượng cũng có thể được tiến hành từ
bên ngoài do cơ quan quản lý và cộng đồng đào tạo thực hiện với các mục đích

khác nhau (khen chê, xếp hạng, kiểm định, công nhận…).
Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của
việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định
mục đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó, mới xác định được việc sử dụng
phương pháp cũng như công cụ đo lường tương ứng.
Căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và
phẩm chất của người tốt nghiệp (sản phẩm đào tạo) là để nhận định, phán đoán

9


và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo. Trong
đào tạo có 6 loại đánh giá:
1. Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội
2. Đánh giá chương trình, nội dung đào tạo
3. Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo
4. Đánh giá quá trình đào tạo
5. Đánh giá tuyển dụng
6. Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo
Nguồn: Ngô Phúc Bảo (2015)
2.1.2. Vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng có tầm quan trọng góp phần
quyết định chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp đổi mới và hội nhập của
đất nước.
Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có nêu vai trò của dạy
nghề được thể hiện ở những mặt sau:
Một là, dạy nghề góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực về kiến thức và kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao
động trong nước, khu vực và trên thế giới.
Hai là, dạy nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước.
Ba là, dạy nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và
phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho người lao động
là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm còn gặp nhiều
khó khăn, đa số lực lượng lao động hiện nay có kiến thức và chuyên môn thấp,
khó có thể tìm kiếm được việc làm. Để tháo gỡ vấn đề này, phát triển công tác
ĐTN sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhằm đào tạo đội ngũ lao động giúp họ có thể
tham gia thị trường lao động. Đối với bộ phận LĐNT, thông qua các lớp ĐTN sẽ
có thể bằng những nghề mình học mà tạo lập nghề nghiệp ngay trên quê hương
mình. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết lao động dư thừa tại chỗ mà còn là điều
kiện để phát triển ngành nghề mới ở nông thôn.
10


Bốn là, dạy nghề đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài việc nâng cao
chất lượng tay nghề, chuyên môn cho người lao động, ĐTN còn góp phần nâng
cao ý thức, tăng tính tổ chức kỷ luật. Đây là một điều kiện thuận lợi cho bộ phận
nhân lực đã qua đào tạo khi ra nước ngoài lao động. Vì vậy, phát triển dạy nghề
gắn với nhu cầu thị trường lao động, hòa nhập thị trường lao động quốc tế là góp
phần quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa kinh tế nước nhà lên một tầm cao mới.
Năm là, dạy nghề góp phần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghề
nghiệp, lao động và việc làm cho một bộ phận lớn thanh niên và xã hội. Khi thực
hiện tốt xã hội hóa ĐTN sẽ tạo ra một phong trào ĐTN sâu rộng, lôi kéo toàn bộ
xã hội vào quá trình học tập, nâng cao trình độ, đào tạo gắn với việc làm, từ đó
thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghề nghiệp, lao động và việc làm cho một
bộ phận lớn thanh niên và xã hội.
Sáu là, ĐTN cho lực lượng LĐNT còn góp phần vào việc đảm bảo an sinh

xã hội. Trình độ dân trí thấp, cùng với việc sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
sẽ dẫn đến một bộ phận LĐNT dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội : ma túy, cờ bạc,
rượu chè... ảnh hưởng đến xã hội nói chung và gia đình, bản thân họ nói riêng. Vì
vậy, nếu LĐNT được qua ĐTN một cách bài bản và khoa học sẽ giúp họ nâng
cao tầm nhận thức của mình và mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm việc làm mới nhằm
nâng cao thu nhập, từ đó giúp cho đời sống kinh tế của họ được ổn định và phát
triển hơn.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề
2.1.3.1. Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
a. Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo
nghề là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc khai thác nguồn
tài chính đầu tư cho đào tạo nghề, khuyến khích và thúc đẩy phát triển công tác
đào tạo nghề.
Thông qua các văn bản về chủ trương chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của chính phủ cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ các
ngành chuyên môn như ngành Nông nghiệp và PTNT, ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội, địa phương sẽ xây dựng và quán triệt sâu rộng tới các cấp ban
ngành và phổ biến rộng rãi tới toàn thể nông dân.
11


b. Tình hình phát triển của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện
- Hệ thống, quy mô các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phù Cừ.
- Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
c. Kết quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện trong thời gian qua
Kết quả công tác ĐTN cho LĐNT là kết quả của công tác đào tạo nghề do
các cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện, thể hiện sự tham gia, phối hợp của các
cấp các ngành trong công tác đào tạo nghề cho nông dân ở địa phương nhằm tăng
số lượng lao động được đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế của địa phương, tạo

thêm việc làm cho lao động nông thôn.
2.1.3.2. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Cơ sở đào tạo sau quá trình đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề được
cơ sở đào tạo nghề đánh giá qua các điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình để
xếp loại trình độ đào tạo của người lao động và thông qua đánh giá kĩ năng
chuyên môn, kĩ năng thực hành của lao động.
- Đơn vị sử dụng lao động đánh giá qua quá trình làm việc thực tế của
người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động, mức độ đáp ứng yêu cầu công
việc của lao động qua đào tạo và thái độ tại nơi làm việc.
- Người học đánh giá chất lượng đào tạo qua khả năng truyền tải kiến thức
của người dạy, khả năng giảng giải tốt giúp người học tiếp thu nhiều kiến thức
hơn và nhớ lâu hơn, nội dung giảng dạy cần phù hợp, đáp ứng đủ những yêu cầu
của ngành nghề mà người học cần khi làm việc đúng chuyên ngành đó sau này;
việc đào tạo có hiệu quả khi người học ra trường có thể làm tốt công việc bằng
những kiến thức được đào tạo.
2.1.4. Các yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể phân các yếu
tố chủ yếu thành các nhóm để xem xét như sau:
2.1.4.1. Các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
Đào tạo nghề có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy
muốn đào tạo nghề phát triển thì Nhà nước phải có các chính sách đầu tư; đồng
thời phải ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận
lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển.
12


×