Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện thanh trì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo TS. Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Đội Thanh tra xây
dựng huyện Thanh Trì cùng Văn phòng UBND huyện Thanh Trì, UBND cùng cán bộ
thanh tra xây dựng và các hộ dân các xã Tân Triều, Tam Hiệp, Duyên Hà, các doanh
nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Phương

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..............................................................4

2.1.2.

Vai trò của hoạt động thanh tra xây dựng .........................................................5

2.1.3.

Đặc điểm của hoạt động thanh tra xây dựng .....................................................6


2.1.4.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra xây dựng ........................................................6

2.1.5.

Nội dung và kết quả hoạt động thanh tra xây dựng .........................................10

2.1.6.

Quy trình và hình thức hoạt động thanh tra xây dựng .....................................12

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra xây dựng ...................15

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................20

2.2.1.

Kinh nghiệm trên thế giới ..............................................................................20

2.2.2.

Kinh nghiệm ở Việt Nam ..............................................................................22

2.2.3


Bài học kinh nghiệm ......................................................................................34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................35

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................35

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................44

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận.....................................................................................44

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................44


3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................44

3.2.4.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................45

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................46

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................48
4.1.

Thực trạng và kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì.......................................................................................................48

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức, chức năng của Đội thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì .......48

4.1.2.

Tình hình và kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về quy hoạch, kiến trúc ..................................................................................51

4.1.3.


Tình hình và kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
hoạt động đầu tư xây dựng .............................................................................53

4.1.4.

Tình hình và kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
phát triển đô thị..............................................................................................55

4.1.5.

Tình hình và kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
quản lý, sử dụng, kinh doanh các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng.......56

4.1.6.

Tình hình và kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng .....................59

4.1.7.

Kết quả thanh tra xây dựng một số công trình vi phạm trên địa bàn huyện
Thanh Trì.......................................................................................................60

4.2.

Kết quả hoạt động thanh tra xây dựng tại các xã nghiên cứu ..........................62

4.2.1.

Thông tin điều tra mẫu ...................................................................................62


4.2.2.

Thực trạng và kết quả hoạt động thanh tra xây dựng tại các xã điều tra ..........67

4.2.3.

Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn
huyện Thanh Trì ............................................................................................76

4.3.

Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra
xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì ..........................................................78

iv


4.3.1.

Tổ chức bộ máy thanh tra xây dựng ...............................................................80

4.3.2.

Khoa học công nghệ trong xây dựng ..............................................................80

4.3.3.

Hệ thống pháp luật về lĩnh vực thanh tra xây dựng.........................................81


4.3.4.

Chất lượng nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp ..........................................83

4.3.5.

Cơ chế phối kết hợp với các cơ quan chức năng khác.....................................84

4.3.6.

Yếu tố xã hội và các yếu tố khác ....................................................................85

4.4.

Định hướng và giải pháp ................................................................................87

4.4.1.

Định hướng....................................................................................................87

4.4.2.

Giải pháp .......................................................................................................88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................94
5.1.

Kết luận .........................................................................................................94

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................98
Phụ lục .................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTCP

Công ty cổ phần

CT

Chỉ thị

DA

Dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NN

Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

QPPL


Quy phạm pháp luật

RAT

Rau an toàn



Triệu đồng

TKKTTC

Thiết kế kỹ thuật thi công

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTLP

Thất thoát lãng phí

TTXD

Thanh tra xây dựng


UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

VLXD

Vật liệu xây dựng

VPPL

Vi phạm pháp luật

VPHC

Vi phạm hành chính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả thanh tra xây dựng thành phố San Francisco 3 năm 2012-2014 ..........21

Bảng 2.2.


Kết quả công tác thanh tra xây dựng giai đoạn 2011-2015........................22

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu văn hóa-xã hội lao động huyện Thanh Trì........................37

Bảng 3.2.

Tổng dân số và lực lượng lao động huyện Thanh Trì giai đoạn 3
năm 2012-2014 .......................................................................................38

Bảng 3.3.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành ......................................................40

Bảng 3.4

Đối tượng và mẫu điều tra .......................................................................45

Bảng 4.1.

Công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì 3 năm
2013 – 2015 ............................................................................................53

Bảng 4.2.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thanh Trì 3
năm 2013 – 2015 .....................................................................................54

Bảng 4.3.


Kết quả giải phóng mặt bằng hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn
huyện Thanh Trì 3 năm 2013 – 2015 .......................................................55

Bảng 4.4.

Kết quả xử lý vi phạm về phát triển đô thị trên địa bàn huyện Thanh trì............56

Bảng 4.5.

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì 3 năm 2013 – 2015..................................................................58

Bảng 4.6.

Kết quả xử lý vi phạm sử dụng, kinh doanh các công trình vật liệu
xây dựng trên địa bàn huyện Thanh trì 3 năm 2013 – 2015 ......................59

Bảng 4.7.

Kết quả thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham nhũng trên
địa bàn huyện Thanh Trì 3 năm 2013 – 2015 ...........................................60

Bảng 4.8.

Thông tin chung về các hộ điều tra ..........................................................63

Bảng 4.9.

Tình hình vi phạm trật tự xây dựng của các hộ điều tra ............................64


Bảng 4.10. Tình hình nhân sự các doanh nghiệp điều tra ...........................................65
Bảng 4.11. Tài sản và nguồn vốn các doanh nghiệp điều tra ......................................66
Bảng 4.12. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp điều tra ............67
Bảng 4.13. Kết quả xử lý vi phạm sử dụng, kinh doanh các công trình xây dựng
trên địa bàn xã Tân Triều 3 năm 2013 – 2015 ..........................................70
Bảng 4.14. Kết quả xử lý vi phạm sử dụng, kinh doanh các công trình xây dựng
trên địa bàn xã Tam Hiệp 3 năm 2013 – 2015 ..........................................73
Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm về phát triển đô thị trên địa bàn xã Duyên Hà .......74

vii


Bảng 4.16. Kết quả xử lý vi phạm sử dụng, kinh doanh các công trình xây dựng
trên địa bàn xã Duyên Hà 3 năm 2013 – 2015..........................................75
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến
nâng cao kết quả hoạt động TTXD trên địa bàn huyện Thanh Trì ............78
Bảng 4.18. Tình hình nhân lực thanh tra xây dựng tại các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Thanh Trì ......................................................................................83

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức Đội TTXD huyện Thanh Trì ............................................48

Sơ đồ 4.2.


Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp điều tra ...............................................65

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Phương
Tên luận văn: Nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động
thanh tra xây dựng trên địa bàn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Đề tài đã sử dụng các cách tiếp cận như tiếp cận hệ thống, tiếp cận
định tính kết hợp định lượng.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá
thực trạng kết quả hoạt động TTXD trên địa bàn huyện Thanh Trì và tại 3 xã của huyện
bao gồm Tân Triều, Tam Hiệp Duyên Hà.
- Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin và số liệu chung về đề tài được thu thập từ
các thông tin đã được công bố như niên giám thống kê, Luật, Nghị định, báo cáo,... Các
thông tin về thực trạng kết quả thanh tra xây dựng được điều tra thu thập trực tiếp tại các

điểm nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phầm mềm Excel. Những
số liệu thu thập từ phỏng vấn qua chọn lọc được nhập vào bảng tính Excel để tính các
giá trị như: Giá trị trung bình; Giá trị tổng số; …
- Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê
mô tả, so sánh, chuyên gia chuyên khảo.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, thực trạng hoạt
động TTXD, kết quả hoạt động TTXD.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận và thanh tra, hoạt
động thanh tra xây dựng, đưa ra quan điểm đầy đủ về hoạt động thanh tra xây dựng, chỉ rõ

x


vai trò, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, quy trình hoạt động thanh tra xây dựng.
Luận văn đã xác định rõ nội dung các hoạt động thanh tra xây dưng, chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra xây dựng.
Áp dụng các nội dung hoạt động thanh tra xây dựng căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành xây dựng ngày 29/3/2013, luận văn
đã giải quyết được các vấn đề có liên quan đến nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây
dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Nêu bật được tình hình hoạt động
thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì và tại các xã nghiên cứu.
Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh
Trì. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực đạo đức nghề nghiệp, bộ máy thanh tra xây dựng,
hệ thống chính sách pháp luật là những yếu tố tác động mạnh nhất đến nâng cao kết quả
hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì. Từ đó luận văn đã chỉ ra những
tồn tại hạn chế và nguyên nhân những tồn tại hạn chế đó trong hoạt động thanh tra xây
dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra định hướng và hệ thống các giải pháp

nhằm nâng cao kết quả hoạt động Thanh Tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì trong
thời gian tới.

xi


THESIS ABSTACT
Summary
- Master candidate: Nguyen Hoang Phuong
- Thesis title: “Inproving the results of construction inspection activities in
Thanh tri district Ha Noi city”.
- Major: Master of economic management.

Code: 60.34.04.10

- Educational organization: Viet Nam National University Of Agriculture.
Research objectives
Based on the results to assess the status of inspection activities build Thanh Tri
district, Hanoi; propose solutions to improve the results of construction inspection
activities in the province to build in the near future.
Materials and Methods
- Approach: The study has used approaches such as systems approach,
qualitative approach combining quantitative.
- Research selection method:
According to the research scope of subjects and topics focused research,
assessing the situation Inspecter of construction results of operations in the districts of
Thanh Tri and in three communes including Tan Trieu, Ha Duyen, Tam Hiep.
- Method of information collection: The information and data on the subject are
generally obtained from the information that has been published as statistical yearbooks,
laws, decrees, reports, ... The information on reality construction inspection results be

investigated directly collected at the study sites.
- The method of data processing: The data is processed using Excel software.
The data collected from selected interviews are entered into Excel spreadsheets to
calculate values such as average value; The total value; ...
- The method of data analysis: Topic use of analytical methods such as
descriptive statistics, comparison, expert monograph.
- Indicator System Research: Reflecting the level of socio-economic
development, the actual situation Inspecter of construction operations, results of
operations Inspecter of construction.
Main findings and conclusions
Thesis has codified, clarified and developed the theoretical issues and

xii


inspection, construction inspection activities, giving full view of construction inspection
activities, specifying the role and characteristics points, principles of operation, process
building inspection activities.
Thesis has defined the content of construction inspection activities, pointing out
factors affecting the results of operations building inspector.
Apply the contents construction inspection activities based on Decree No.
26/2013/ND-CP of the Government on the organization and operation of construction
inspection date 03/29/2013, essays were resolved issues related to performance
enhancing building inspection Thanh Tri district of Hanoi. Highlighting the situation
construction inspection activities in the district and in the communes of Thanh Tri
research.
Thesis was to assess the status of inspection activities build Thanh Tri district. In
particular, the quality of the human resources professional ethics, building inspection
apparatus, system policies and legislation are the most powerful factors to improve the
results of inspection activities in the district building Thanh Tri. From this thesis points

out the limited existence and the cause of the limitations that exist in the construction
inspection activities Thanh Tri district.
Stemming from research results gave dissertations and system-oriented solutions
to improve operating results Ombudsman build Thanh Tri district in the near future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề, động lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành xây dựng đã có những đóng góp
đáng kể và rất đáng tự hào trong việc tháo gỡ vướng mắc, từng bước đưa nền kinh
tế ra khỏi khó khăn. Năm 2013, Giá trị sản xuất ngành xây dựng có mức tăng
trưởng cao, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng gần 6% GDP…Tham
gia đóng góp các chương trình vào tái cơ cấu nền kinh tế như tái cơ cấu đầu tư
công, tham gia vào 3 đột phá của nền kinh tế như đột phá về cơ sở hạ tầng.
Trong những năm gần đây, thanh tra xây dựng đã hoạt động rất tích cực,
khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong quản lý nhà nước ngành xây dựng
và cũng đã đạt được một số thành tích nhất định. Công tác quy hoạch và quản lý
quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng thi công công trình chưa
thực hiện đúng các quy định của pháp luật đã khiến cho công tác thanh tra xây
dựng gặp không ít những khó khăn. Cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được
thì tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều,
phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân
sách nhà nước; nhiều vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây
thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước đã bị phát hiện, xử lý
nghiêm theo pháp luật. Tình hình này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
có nguyên nhân do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém

trong quản lý kinh tế, sự bất cập, thiếu đồng bộ của hệ thống các quy định pháp
luật về quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư xây dựng, vai trò của cơ
quan chủ quản trong việc tuân thủ pháp luật, năng lực quản lý yếu kém và việc
chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm và một phần trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác thanh tra xây dựng.
Thanh tra xây dựng vẫn còn một số vấn đề cần phải hoàn thiện hơn trong
công tác tổ chức và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: tổ chức hoạt động
trong điều kiện lực lượng còn ít; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ
làm công tác thanh tra chưa đồng đều... mặt khác do có nhiều những thay đổi về
chính sách trong quản lý nhà nước về xây dựng với nhiệm vụ nhiều hơn, yêu cầu

1


cao hơn... do đó cần thiết phải có các giải pháp để ngày càng nâng cao kết quả
hoạt động thanh tra xây dựng, đáp ứng tình hình mới hiện nay.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành trung tâm phía Nam Hà Nội, có tốc
độ đô thị hóa nhanh, đang trong quá trình phát triển, vốn đầu tư cho xây dựng
toàn huyện hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Kết quả hoạt động thanh tra xây
dựng tại huyện Thanh Trì những năm qua bên cạnh những thành tích nhất định,
vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định về việc chấp hành chính sách pháp luật xây
dựng, quá trình lập thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, chất lượng thi
công công trình,… Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao kết quả
hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên
địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; phân tích các nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây

dựng trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
thanh tra xây dựng;
- Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động thanh tra xây dựng và phân tích các
nguyên nhân đến thực trạng đó trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả
hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận, thực trạng và giải pháp nhằm
nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây dựng. Đề tài tập trung, đi sâu vào
nghiên cứu kết quả thanh tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì.

2


- Đối tượng điều tra nghiên cứu là các hoạt động thanh tra xây dựng cả
nước, huyện Thanh Trì.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu hiệu lực các hoạt động thanh tra xây dựng trên thế giới, Việt
Nam, huyện Thanh Trì và nghiên cứu chọn mẫu tại ba xã Tam Hiệp, Tân Triều,
Duyên Hà của huyện Thanh Trì.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Đánh giá thực trạng: Từ 2011 – 2015.

- Định hướng và giải pháp đề xuất cho những năm tới.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động thanh tra xây dựng là gì?
- Thực trạng kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thanh tra xây dựng
trên địa bàn huyện Thanh Trì?
- Để nâng cao kết quả hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội cần có những định hướng giải pháp gì?

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Xây dựng
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xây dựng là một quy trình thiết
kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng tạo cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh phù hợp chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
* Thanh tra xây dựng
Thanh tra xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên
trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất
định: “là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra” trên cơ sở thẩm quyền
(quyền hạn và nghĩa vụ) được giao, nhằm đạt được mục đích nhất định.

Thanh tra, theo Đại từ điển tiếng Việt là điều tra, xem xét để làm rõ sự
việc. Thanh tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra. Người làm
nhiệm vụ thanh tra phải điều tra, xem xét để làm rõ vụ việc.
Theo Từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, 1992), “Thanh tra là
kiểm soát xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Theo
nghĩa này, Thanh tra bao hàm cả nghĩa kiểm soát: xem xét và phát hiện ngăn
chặn những gì trái với quy định. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản
lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quan lý
nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hoạt động thanh tra thường
được tiến hành bởi các cơ quan chuyên trách (điều này khác với kiểm tra do cơ
quan tự tiến hành trong nội bộ). Cơ quan thanh tra tiến hành xem xét, đánh giá sự
việc một cách khách quan, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ, kế hoạch của nhà nước, tổ chức và cá nhân.

4


Thanh tra là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước của cơ
quan quản lý nhà nước, mục đích của thanh tra là nhằm phục vụ cho quản lý nhà
nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Chủ thể của thanh tra
là các cơ quan quản lý nhà nước, các cuộc thanh tra được tiến hành thông qua
Đoàn thanh tra và Thanh tra viên. Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thể
được tiến hành theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ của
các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Về mặt tổ chức, các cơ quan thanh tra của nước ta hiện nay nằm trong cơ
cấu của cơ quan hành pháp, là bộ phận không thể thiếu của bộ máy các cơ quan
quản lý nhà nước. Như vậy, thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực
hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ quan
nhà nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện
nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nhà nước chống
tham nhũng, lãng phí; đồng thời đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sính thái. Nhà nước ta đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn tổ chức thực hiện thanh tra xây dựng.
2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh tra xây dựng
Hoạt động TTXD (thanh tra xây dựng) góp phần đảm bảo thi hành nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật và các chính sách của nhà nước trong hoạt động
xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở, công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô
thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, góp
phần xây dựng trật tự, kỷ cương, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động TTXD góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật của nhân
dân, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động TTXD. Góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
Sự phát triển của các hoạt động xây dựng nhằm mục tiêu ổn định nhà ở và
đời sống của nhân dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế xã
hội đất nước.

5


Góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả đầu tư xây dựng, giàm thất thoát
lãng phí, đầu tư dàn trải kéo dài, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng có
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động thanh tra xây dựng
Là một loại hoạt động thanh tra có tính chuyên ngành, hoạt động thanh tra
xây dựng có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động thanh tra xây dựng được tiến hành trong phạm vi quản lý nhà
nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây
dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị

theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn với hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước và phục vụ cho quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng;
- Hoạt động thanh tra xây dựng do các cơ quan thanh tra chuyên ngành
xây dựng tiến hành, thực hiện quyền lực nhà nước trong các hoạt động thanh tra.
- Đối tượng của thanh tra xây dựng là các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm
quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
2.1.4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra xây dựng
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành
động xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra nhà nước. Theo quy định trong Luật Thanh tra năm 2004 thì “hoạt
động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra”. Qua tổng kết công tác
thanh tra cho thấy, về cơ bản nguyên tắc này là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu
hoạt động của các cơ quan nhà nước thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế công tác
thanh tra cũng cho thấy vẫn còn tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động
của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Để khắc phục tình trạng này, giúp
các cơ quan thanh tra hoạt động theo đúng phạm vi được pháp luật quy định, bảo
đảm cho công tác thanh tra góp phần thiết thực hơn nữa trong việc hoàn thiện cơ
chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
6


tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã bổ sung thêm
nguyên tắc hoạt động thanh tra “không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung,
thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra”.
* Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra (Quốc hội, 2010):
Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa - một nguyên tắc cơ bản

của quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc
tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu căn bản dưới đây:
- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực
hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra.
- Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật
vào hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ
quan thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức,
cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo
pháp luật.
Những đòi hỏi nêu trên có nội dung rất rộng, theo đó, từ chương trình, kế
hoạch hoạt động của các tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cử
Đoàn Thanh tra, Thanh tra viên...đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý,
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ triệt để
các quy định của pháp luật hiện hành.
* Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời
trong hoạt động thanh tra (Quốc hội 2010):
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thích
hợp, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện. Mỗi
kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng
bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc,
xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm và yêu cầu các đối
tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó. Vì vậy, tính
chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Bản thân
nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra đã tạo ra cơ sở quan
trọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác. Điều này có nghĩa là hoạt động
thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được

7



quy định trong pháp luật; việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền
và nghĩa vụ pháp lý khác hoàn toàn phải phù hợp với quy định của pháp luật về
hoạt động thanh tra.
Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi công việc
tiến hành trong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà
nước. Mọi quyết định, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải
xuất phát từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn
chủ quan, hời hợt hay mang tính áp đặt. Muốn khách quan trong hoạt động thanh
tra, cán bộ thanh tra phải có trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu
chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập, khách quan trong suy nghĩ và hành
động của mình.
Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đã
trở thành một nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Các quy định pháp luật về cơ
cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra đều thể hiện rõ nét
những nội dung của nguyên tắc công khai, dân chủ. Nguyên tắc công khai, dân
chủ đòi hỏi:
- Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một
cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;
- Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng
nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động thanh tra, đảm bảo phát huy mạnh mẽ
tính dân chủ của hoạt động này;
- Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra
được thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết.
Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt
động của thanh tra. Yêu cầu này nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử
lý kịp thời những việc làm vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, tập thể và các cá nhân trong xã hội. Nguyên tắc kịp thời trong
hoạt động thanh tra đòi hỏi:

- Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chức thanh tra có thẩm quyền
phải nhanh chóng tiến hành hoạt động thanh tra theo đúng quy định của pháp luật;
- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đều phải thực
hiện trong thời hạn được pháp luật quy định.

8


* Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở
hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
(Quốc hội, 2010):
Theo nguyên tắc này: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên
cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra
quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng
tránh hiện tượng có thể xảy ra là 1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh
tra đến 1cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng 1 nội dung. Trong
quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần
thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời
gian, thời hiệu thanh tra.
Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế
và kỷ luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý hành chính
nhà nước. Pháp luật trao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc
biệt để tiến hành hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu
trên. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra, trong đó có việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt này, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản trở
đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối
tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra mới thực sự là công cụ để củng cố và tăng
cường pháp chế và kỷ luật nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra

có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng
một bộ phận cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện nhưng hành vi
tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc
biệt là của các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc tuân theo pháp luật làm cơ sở đảm
bảo thực hiện. Luật Thanh tra đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong
quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, trong đó có những hành vi bị
cấm nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường
của đối tượng thanh tra. Khoản 1, Điều 13 Luật Thanh tra cấm “lợi dụng chức
vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó
khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra”.

9


2.1.5. Nội dung và kết quả hoạt động thanh tra xây dựng
Thanh tra hành chính, cơ quan thanh tra xây dựng được tiến hành thanh tra
đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
được giao; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo các quy định của
Luật khiếu nại, Luật tố cáo (Quốc hội 2010).
Thanh tra chuyên ngành xây dựng, cơ quan thanh tra xây dựng có thẩm
quyền tiến hành thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động xây dựng. Căn cứ Nghị định số
26/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành xây
dựng, ngày 29/3/2013. Nội dung và kết quả hoạt động TTXD bao gồm các nội
dung: Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc;
Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng;
Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị; Thanh tra
việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng

kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông
thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị;
các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Xây dựng; Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển,
quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong
phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thanh tra việc thực hiện
các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất
vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của
pháp luật; Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền; Thanh tra việc thực
hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của ngành Xây dựng (Chính phủ, 2013).
Theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động thanh tra ngành xây dựng, ngày 29/3/2013, đề tài tập trung nghiên cứu các
nội dung và hoạt động thanh tra xây dựng sau:
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:
- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây
dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây

10


dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây
dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới
quốc tế;
- Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch
xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực
địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực
hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo

thẩm quyền;
- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây
dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô
thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ
hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư
xây dựng:
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, k thiết
kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;
- Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công
trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt
động xây dựng tại Việt Nam;
- Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và
quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;
- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật
xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
- Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo
hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị,
bao gồm:
- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
- Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;

11


×