Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo tại huyện sơn dương,tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

HỌCVIỆNNÔNGNGHIỆPVIỆTNAM




NGUYỄN VĂN TÙNG






ĐÁNHGIÁCỦAHỘNÔNGDÂNVỀTHỰCHIỆN
HỖTRỢNÔNGNGHIỆPTRONGCHÍNHSÁCH
GIẢMNGHÈOTẠIHUYỆNSƠNDƯƠNG,
TỈNHTUYÊNQUANG





Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS Đỗ Kim Chung






NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi
luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tùng

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc giảng viên GS.TS.Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn kinh tế nông nghiệp & chính sách, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên UBND huyện Sơn
Dương và toàn thể các cán bộ làm việc tại UBND xã Lương Thiện và thị trấn Sơn
Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tùng

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục bảng ....................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ...................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... ix
Thesis Abstract ......................................................................................................... xii
Phần 1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách giảm nghèo. ............................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm và bản chất về đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo. .................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của hộ nông dân trong đánh giá thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo. ........................................................................ 7

2.1.3.

Đặc điểm của hộ nông dân trong đánh giá thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo ......................................................................... 7


2.1.4.

Nội dung nghiên cứu đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách giảm nghèo. ............................................................ 8

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo. .................................................................................................. 9

iv


2.2.

Cơ sở thực tiễn về tình hình hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm
nghèo của hộ nông dân.................................................................................10

2.2.1.

Thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo của hộ nông
dân trên thế giới ...........................................................................................10

2.2.2.

Thực trạng đánh giá thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm
nghèo của hộ nông dân ở Việt Nam..............................................................16

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm từ những nguyên cứu có liên quan...............................20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................22

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................22

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................38

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ...................................................................................38

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................38

3.2.3.


Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................39

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................40

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu......................................................................40

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...............................................................22
4.1.

Thực trạng đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo. .......................................................................42

4.1.1.

Khái quát chung về chính sách, thực hiện chính sách PTNN và chính
sách giảm nghèo tại huyện. ..........................................................................42

4.1.2.

Đối tượng thụ hưởng thực tế về việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo .................................................................................46


4.1.3.

Đánh giá của người dân về thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong
giảm nghèo ..................................................................................................49

4.1.4.

Tác động của hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo đối với
hộ nông dân được tiếp cận............................................................................64

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo. .................................................................................................68

4.2.1.

Dân tộc, thói quen và lối sống. .....................................................................69

v


4.2.2.

Trình độ học vấn ..........................................................................................71

4.2.3.

Sự tham gia của người dân ...........................................................................72


4.2.4.

Năng lực cán bộ địa phương.........................................................................72

4.3.

Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo. ................................................................................76

4.3.1.

Bình xét hộ nghèo và cận nghèo ...................................................................76

4.3.2.

Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong giảm nghèo ...............................76

4.3.3.

Đối với người dân ........................................................................................76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................79
5.1.

Kết luận .......................................................................................................79

5.2.

Kiến nghị .....................................................................................................80


Tài liệu tham khảo .....................................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................85

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Chương trình

Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển

135

sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo

133
WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

EU


Cộng đồng chung châu Âu

FAO

Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc

QH

Quốc hội

CP

Chính phủ



Nghị định



Quyết định

TTg

Thủ tướng

TTLT

Thông tư liên tịch


BKHCN

Bộ khoa học công nghệ

BTC

Bộ tài chính

BNN&PTNN

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTS

Bộ thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ương

HĐND

Hội đồng nhân dân

QL


Quốc lộ



Lao động

NK

Nhân khẩu

HTX

Hợp tác xã

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai và cơ cấu sử dụng đất huyện Sơn Dương .......................26

Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Dương ................................28
Cơ cấu các ngành kinh tế và tổng giá trị sản xuất huyện Sơn Dương .........31

Bảng 3.4.


Kết quả sản xuất Công nghiệp - Thương mại - dịch vụ của huyện .............31

Bảng 3.5.

Kết quả sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp của huyện .............................32

Bảng 3.6
Bảng 3.7.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Bảng 4.21.

Bảng 4.22.
Bảng 4.23.
Bảng 4.24.
Bảng 4.25.

Kết quả sản xuất chăn nuôi của huyện.......................................................33
Bảng chọn điểm và mẫu điều tra tại huyên Sơn Dương .............................40
Đánh giá của hộ về cách thức bình xét hộ nghèo theo loại hộ.....................47
Đánh giá của hộ về cách thức bình xét hộ nghèo theo xã ...........................48
Đánh giá của hộ về bình xét đối tượng thụ hưởng .....................................48
Đánh giá của hộ về huy động nguồn lực thực thi chính sách .....................50
Đánh giá của hộ về cách thức phổ biến tuyên truyền chính sách................51
Đánh giá của hộ về phổ biến tuyên truyền chính sách theo xã ...................53
Đánh giá sự phù hợp trong cách thức tiếp nhận chính sách của hộ ............53
Đánh giá của hộ về phân công phối hợp thực hiện chính sách ...................54
Đánh giá của hộ về hỗ trợ thực tế nhận được.............................................55
Hỗ trợ thực tế nhận được tại xã Lương Thiện ............................................58
Đánh giá của hộ về mức độ phù hợp của hỗ trợ .........................................58
Một số hỗ trợ thực tế của hộ .....................................................................61
Đánh giá của hộ về giám sát, đánh giá thực hiện chính sách ......................62
Ý kiến của hộ về điều chỉnh chính sách.....................................................63
Đánh giá của hộ về tổng kết chính sách.....................................................64
Mức thay đổi kinh tế phân theo loại hộ .....................................................65
Sự thay đổi kinh tế của hộ xét trên cấp xã .................................................66
Đánh giá của hộ nghèo về nguyên nhân nghèo. .........................................67
Đánh giá của hộ về lý do thoát nghèo........................................................68
Tỷ lệ dân tộc thiểu số của chủ hộ ..............................................................69
Yếu tố dân tộc ảnh hưởng đến kinh tế của hộ ............................................70
Trình độ học vấn của hộ ...........................................................................72
Mức tham gia đóng góp của người dân .....................................................73

Mức tham gia đóng góp theo loại hộ tại xã Lương Thiện ..........................73
Sự tham gia của hộ nghèo và cận nghèo tại xã Lương Thiện .....................74

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Quy trình bình xét hộ nghèo ............................................................. 43
Sơ đồ 3.2. Trình tự lập, phê duyệt hỗ trợ ........................................................... 44
Sơ đồ 3.3. Trình tự cấp vốn ............................................................................... 45

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: NGUYỄN VĂN TÙNG
Tên Luận văn: “Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đề tài luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về
đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách nghèo. Phân tích đánh giá
của hộ nông dân về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách nghèo tại huyện Sơn Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách nghèo cho
hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận văn đề cập đến các vấn đề sau:

Đối tượng thụ hưởng thực tế về việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm
nghèo; Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong giảm nghèo;
Tác động của hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo đối với hộ nông dân.
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng : phương pháp tiếp cận hệ thống
và tiếp cận phân cấp được sử dụng trong quá trình thu thập số liệu. Quá trình phân tích
số liệu sử dụng các phương pháp như: tiếp cận phân cấp, thống kê miêu tả, thống kê so
sánh và chuyên gia chuyên khảo.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nguyên cứu cho thấy, việc bình xét hộ nghèo được triển khai khá tốt tại
địa phương. Tuy nhiên vẫn cần thay đổi để không bỏ xót đối tượng thụ hưởng.
Thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo được triển khai tại
địa phương cho thấy những điều bất cập, thiếu sót của chính những cán bộ triển khai
chính sách và những khó khăn từ người dân làm cho hiệu quả của việc triển khai chính
sách không được như mong đợi.
Về huy động nguồn lực thực thi chính sách tại địa phương tỏ ra yếu kém khi
công tác tuyên truyền huy động nguồn lực từ người dân không được chú trọng. Đây có
thể coi là sự thiếu năng lực của cán bộ chuyên trách, nhầm lẫn trong việc huy động
nguồn lực thực thi chính sách.

x


Đối với công tác tuyên truyền chính sách của địa phương chưa mang lại hiệu quả.
Người dân thu nhận thông tin chính sách không đầy đủ, chính xác do cán bộ địa phương
không chú trọng. Điều này làm giảm tính hiệu quả trong quá trình triển khai chính sách tại
địa phương cho người dân.
Trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp tại địa phương cho
thấy tỷ lệ hộ nhận được cách hỗ trợ còn chưa cao, còn nhiều thiếu sót về chất lượng
chuyên môn. Các hộ nhận được hỗ trợ chưa cảm thấy hài lòng và phù hợp do hỗ trợ
còn thấp, thiếu tính kịp thời…

Đặc biệt các vấn đề về giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, điều chỉnh
và tổng kết chính sách lộ rõ sự thiếu sót trong quá trình triển khai tại địa phương.
Người dân không được tham gia, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của triển
khai chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chính sách giảm nghèo tại địa phương.
Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo đối với hộ nông dân được tiếp cận trên phương diện kinh tế là chưa lớn.
Điều đó là hợp lý với việc triển khai chính sách còn yếu tại địa phương.
Qua tìm hiểu thì các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ
trợ nông nghiệp trong giảm nghèo : Dân tộc, thói quen và lối sống; trình độ học vấn; sự
tham gia của người dân; năng lực cán bộ địa phương.
Việc triển khai hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo tại địa phương
chưa mang lại hiệu quả là do nguyên nhân chủ yếu sau: Trình độ người dân còn thấp,
người dân chưa quan tâm đến chính sách được triển khai tại địa phương, việc tuyên
truyền phổ biến thông tin về chính sách tại địa phương còn chưa tốt, năng lực cán bộ
địa phương còn yếu dẫn đến các sai sót trong quá trình triển khai; vị trí và vai trò của
người dân chưa được nhìn nhận trong các khâu triển khai chính sách tại địa phương.
Trên cơ sở các phân tích, đánh giá, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao pháp tăng cường thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo của hộ
nông dân tại huyện Sơn Dương. Các giải pháp tập trung vào các nhóm như: Thay đổi
cách thức bình xét hộ nghèo; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, linh hoạt để thông tin
chính sách đến với người dân. Thay đổi việc triển khai hỗ trợ nông nghiệp trong chính
sách giảm nghèo tại địa phương, trong đó chú trọng đến vai trò, vị trí của người dân;
nâng cao năng lực của cán bộ triển khai chính sách, thay đổi tuy duy thực hiện chính
sách của cán bộ; Nâng cao trình độ của người dân, từ bước thay đổi tư duy của người
dân về chính sách của như việc triển khai chính sách tại địa phương.

xi


THESIS ABSTRACT


Name of author: NGUYỄN VĂN TÙNG
Thesis title: “Farmers’ assessment of the implementation of agricultural
supports in poverty reduction policy in Son Duong district, Tuyen Quang province”
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective of the study
The general objective of the research is to review theoretical and empirical
literature on assessing the implementation of agricultural supports in poverty
reduction policy; to analyze farmers’ assessment of the implementation of
agricultural supports in poverty reduction policy and its affecting factors in Son
Duong district; thereby proposing several solutions for enhancing the
implementation of agricultural supports in poverty reduction policy for
agricultural households at the study site in the future.
Methodology
This thesis focuses on the following issues: the actual beneficiaries of the
agricultural support in the poverty reduction policy; farmers’ assessment of the
implementation of agricultural supports in poverty reduction policy; and the impacts of
those supports on agricultural households.
The data collection research methodologies employed are systematic approach,
expert consultation, and decentralized approach. In addition, the main data analysis
methods used in the study include descriptive statistics and comparative statistical
analysis.
Main findings and conclusions
The research results reveal that the practice of identifying poor households was
implemented fairly well in the district. However, some changes still need to be done in
order to identify correctly all the beneficiaries.

The limitations of the local policy implementers and the difficulties faced by
farmers all contributed to the fact that the efficiency of the policy implementation was
below expectations.
Moreover, the resource mobilization for local policy implementation seemed to
be under-performance when not much attention was paid for the propaganda for
mobilizing resources from households. That could be due to the incapacity of the local

xii


specialized staff that might make some mistakes in mobilizing resources for
implementing the policy.
The policy propaganda implemented in the district was not effective. The
information that farmers received was not adequate and correct because local staff did
not pay attention to this aspect. That further reduced the efficiency of implementing
agricultural support policy for households.
The percentage of households that received supports was not high, and there were
still many limitations in terms of specialization quality. Furthermore, the households that
received supports were also not satisfied with the supports and believed that the supports
were not suitable because they were in fact not adequate and were often delivered late, etc.
Noticeably, the monitoring and evaluation of the policy implementation,
adjustment and summarization applied during the implementation process had some clear
limitations. Farmers were not allowed to participate in the monitoring and evaluation
process of the policy implementation, which then greatly affected the implementation
efficiency of the agricultural support policy and the poverty reduction policy.
The research also shows that the economic impacts of agricultural supports in the
poverty reduction policy on local farmers were insignificant. It is reasonable while taking
into account the poor policy implementation in the district.
In addition, the research results suggest that the main factors that affect the
implementation of agricultural support policy in poverty reduction include ethnicity, habits,

life styles; education level; farmers’ participation; and capabilities of the local staff.
The fundamental reasons for the low efficiency of the implementation of
agricultural support in poverty reduction policy include: (i) Farmers had low education
level, and they did not pay much attention to the policy; (ii) The policy propaganda was
not implemented well; (iii) Low capacities of local staff, which lead to a number of
mistakes while implementing the policy; (iv) Farmers’ role and position were not taken
into account during various policy implementation phases.
Based on the above analysis and assessment, there are several solutions for
enhancing the implementation of agricultural supports in household poverty reduction
policy in Son Duong district, which focus on various aspects as follows: Making
adjustment in the identification of poor households; Improving policy propaganda practice
so that all farmers have access to information about policy; Making changes in
implementing agricultural supports in poverty reduction policy in the district, in which pay
attention to farmers’ role and position; Improving capacities of local staff, and changing
their mindset in implementing the policy; Improving farmers’ education level, and
gradually making mindset change for farmers about policy and policy implementation.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nằm trong những nước nghèo nhất
thế giới với 70,4% dân số sống ở nông thôn và 70% (Tổng cục thông kê, 2014)
lao động làm trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp. Vì vậy, trong quá trình
phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phát triển nông nghiệp,
nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Những năm gần đây, nông nghiệp
ngày càng được coi trong và có vai trò to lớn trong việc phát kinh tế và ổn định
xã hội. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, bên cạnh các chủ
trương, chính sách xã hội phù hợp, còn cần những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình

công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn như tài chính, kỹ thuật - công nghệ và
không thể thiếu yếu tố hộ gia đình, đây là yếu tố trọng tâm, là nguồn lực quan
trọng nhất, nó quyết định tới sự thành công của cả quá trình phát triển. Yếu tố hộ
gia đình được nhắc đến ở đấy chính là hộ nông dân – thành phần chủ yếu và quan
trọng nhất trong khu vực nông nghiệp nông thôn.
Hộ nông dân được xác định và trở thành đơn vị kinh tế sản xuất kinh
doanh tự chủ và đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực trong sản xuất
kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, hộ
nông dân đã nhận thức và phát huy vai trò của mình trong sản xuất nông
nghiệp. Chính hộ nông dân là những người đã giúp cho Việt Nam vượt qua
khủng hoảng, và góp phần quan trọng trong việc thu ngoại tệ bằng chính
những sản phẩm của mình.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn
và nông dân, Đảng ta đã ban hành nhiều chính sách cũng như các chương trình
mục tiêu quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực nông
thôn, kém phát triển như chương trình 133, 135, chương trình 62 huyện nghèo…
Kết quả bước đầu đã có những thành công cụ thể đời sống và thu nhập người dân
được cải thiện, nâng cao. Nhưng vẫn còn chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn con
cao so với chuẩn nghèo mới, những hộ thoát nghèo có xu hướng nghèo trở lại.

1


Thực tế cho thấy, dù là lực lượng lao động chính trong sản xuất nông
nghiệp, đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, nhiều
cách thức và giải pháp đã được đưa ra nhằm thúc đẩy, tăng cường khả năng tiếp
cận chính sách cho hộ nông dân giảm nghèo. Song hộ nông dân còn đang gặp
nhiều khó khăn, thách thức trong tiếp cận hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách

giảm nghèo từ chính phủ. Nhiều cách thức và giải pháp đã được đưa ra nhằm
thúc đẩy, tăng cường khả năng tiếp cận chính sách cho hộ nông dân giảm nghèo.
Sơn Dương là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, trong những
năm qua cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, đời sống kinh tế xã
hội của nhân dân trong huyện cũng có nhiều thay đổi. Vốn là một huyện miền
núi, đất đai rộng lớn chủ yếu là đất đồi núi, trình độ sản xuất thấp, việc phát triển
kinh tế hộ nồng dân còn gặp nhiều khó khăn, việc khai thác và sử dụng các
nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân,
giảm nghèo được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các ngành và các nhà
khoa học quan tâm bằng các chính sách cũng như các chương trình hỗ trợ sản
xuất giảm nghèo đã được triển khai trên địa bàn huyện. Nhưng khả năng tiếp cận
của hộ nông dân với các chính sách, chương trình giảm nghèo còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế khiến cho hiệu quả của chính sách cũng như các chương trình của
chính phủ mang lại chưa cao.Từ những thực tế trên, thêm vào đó chưa có nghiên
cứu nào về sự tiếp cận của hộ nông dân đến hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo, nên em lựa chọn đề tài:
“Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá của hộ nông dân và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới việc thực thi hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách nghèo trên địa
bàn huyện, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường thực hiện
hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo của hộ nông dân tại huyện
Sơn Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá việc thực hiện hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo.

2



- Phân tích đánh giá của hộ nông dân về thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo tại
huyện Sơn Dương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện các hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo cho hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính
sách giảm nghèo tại huyện Sơn Dương.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo tại huyện Sơn Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian : số liệu dự kiến sẽ thu thập trong khoảng thời gian từ
tháng 15/10/2012- 18/11/2015
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Sơn Dương trong đó tập trung
vào hộ nông dân.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tiếp cận hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo của hộ nông dân tại huyện Sơn Dương.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỀ THỰC
HIỆN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
2.1.1. Khái niệm và bản chất về đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ
trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo

2.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hộ nông dân
Về hộ nông dân, tác giả FrankEllis (1993) định nghĩa "Hộ nông dân là các
hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của
mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong
hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". Một
số nhà khoa học cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và coi "hộ
nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". Luận
điểm này đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước
trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Sau đó, quan điểm này được bổ sung và
nhấn mạnh thêm "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản". Chính vì vậy, cải cách
kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị
sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo Lê
Đình Thắng (2002) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh
tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ
nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm
cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà
khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho
rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và
thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn
lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp thành vốn

4



chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung,
mọi người đều được hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dựa trên ý kiến
chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế
độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế
lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì
các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với
các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và
theo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng: Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn,
lao động và có nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông
nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ
khác nhau.
2.1.1.2. Khái niệm đánh giá, đánh giá của hộ nông dân
a, Khái niệm đánh giá
Thuật ngữ đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường
được qua các kỳ kiểm tra trong quá trình và kết thúc bằng các đối chiếu, so sánh
với những tiêu chuẩn được xác định rõ rằng trước đó trong các mục tiêu. Trên thế
giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm đánh giá, tuy nhiên về cơ
bản đánh giá vẫn được hiểu theo các nghĩa sau:
- Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết
quả công việc giúp quá trình lập kết hoạch, quyết định và hành động có kết quả.
- Đánh giá là quá trình qua đó ta quy cho đối tượng, sự việc một giá trị nào đó.
- Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về:
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát
triển…, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với
mực tiêu hay chuẩn mực đã được xác lập.


5


b, Khái niệm đánh giá của hộ nông dân
Đánh giá của hộ nông dân là những nhận định tổng hợp của hộ nông dân
về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra trong quá trình và kết thúc
bằng các đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn được xác định rõ rằng trước đó
trong các mục tiêu.
2.1.1.3. Khái niệm và bản chất thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo
a, Khái niệm hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo
Trước khi đưa ra khái niệm về hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm
nghèo, ta cần thống nhất cách hiểu về chính sách nói chung. Có nhiều khái niệm
khác nhau về chính sách , tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này thì chính
sách dùng để chỉ ý định của chính quyền các cấp. Phần lớn các nhà khoa học đều
cho rằng chính sách nên hiểu theo các nghĩa sau:
- Chính sách bao gồm những dự định lập kế hoạch, hưỡng dẫn, tác động,
tài trợ hoặc thông qua các dự án, chương trình, hoặc những hoạt động đang được
thực hiện của chính phủ. Hay hiểu một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn thì chính
sách là những quyết định, quy định của nhà nước (tức từ các cấp chính quyền
trung ương đến cấp địa phương) được cụ thể hóa thành các chương trình, dự án
cùng các nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm
tác động vào đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đối tượng mà nhà
nước mong muốn.
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của
một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục
tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, một số quan điểm khác cho rằng: Chính sách công là một
kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết

định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề
ra. Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành, có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân.
Xuất phát từ cách tiếp cận trên, hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm
nghèo là những quyết định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình,
dự án cùng với nguồn lực, vật lực… hiện nhằm hỗ trợ vào lĩnh vực nông nghiệp

6


cho các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích
cuối cùng là giảm nghèo.
b, Khái niệm thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo
Thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo là thực hiện
quyết định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với
nguồn lực, vật lực… hiện nhằm hỗ trợ vào lĩnh vực nông nghiệp cho các đối
tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo sản xuất nông nghiệp với mục đích cuối
cùng là giảm nghèo.
2.1.2. Vai trò của hộ nông dân trong đánh giá thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo
Trong sản xuất phát triển kinh tế, hộ nông dân tạo ra động lực kinh tế thức
đẩy sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp quốc khẳng định, hộ nông dân đóng vai trò trọng tâm trong nỗ lực giải quyết
đói nghèo và suy dinh dưỡng toàn cầu.
Trong việc đánh giá thực hiện chính sách nói chung và đánh giá thực hiện
hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo nói riêng, hộ nông dân đóng vai
trò chủ thể cung cấp các thông tin cần thiết, hữu ích cho cơ quan nhà nước, các
nhà nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách của chính phủ, giúp cho việc
thực hiện chính sách, lập chính sách cũng như hưỡng dẫn thực hiện chính sách

cải thiện mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.1.3. Đặc điểm của hộ nông dân trong đánh giá thực hiện hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách giảm nghèo
Trong kinh tế hộ nông dân, hộ nông dân là đơn vi kinh tế tự chủ đang tiến
dần đến sản xuất hàng hóa có khả năng điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Còn
trong đánh giá thực hiện chính sách nói chung, đánh giá thực hiện hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách giảm nghèo nói riêng thì cơ bản hộ nông dân có những
đặc điểm cơ bản sau :
- Hộ nông dân trong đánh giá thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo nhìn nhận trên góc độ chủ quan là người thụ hưởng chính sách, đánh
giá việc thực hiện chính sách dựa trên tác động, lợi ích bản thân nhận được từ
chính sách.

7


- Những đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo được nhìn nhận một cách trực tiếp, cụ thể mức thụ hưởng
cao hay thấp có được từ chính sách được thực hiện.
- Hộ nông dân cũng đánh giá việc thực hiện chính sách thông qua việc nhìn
nhận quá trình tiếp nhận lợi ích từ chính sách đơn giản hay phức tạp, phân tán
hay tập chung.
- Sự công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng luôn là vấn đề hộ nông dân
chú ý tới.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu đánh giá của hộ nông dân về thực hiện hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo
2.1.4.1. Đối tượng thụ hưởng thực tế về việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo
Mỗi chính sách được chính phủ ban hành và thực hiện đều phục vụ một số
mục tiêu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách này phần lớn

đều có đối tượng thụ hưởng rõ ràng. Việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng
giúp cho việc thực hiện cũng như mục tiêu của chính sách dễ dàng hơn. Việc xác
định đối tượng thụ hưởng chính sách cũng góp phần quan trọng trong quá trình
đánh giá việc thực hiện chính sách có mang lại hiệu quả như mong đợi hay hay.
Chính vì vậy, trong đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách
giảm nghèo cần xác định rõ đối tượng thụ hưởng thực tế từ chính sách để đối
chiếu với đối tượng thụ hưởng chính sách để so sánh giữa việc ban hành và thực
hiện thực tế có khách quan hay mắc những sai lầm khuyết điểm ở đâu.
2.1.4.2. Đánh giá của Hộ nông dân về thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất
trong giảm nghèo
Để một chính sách được thực thi hiệu quả, người dân ủng hộ, đặc biệt đó
là hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo thì cần đánh giá mức độ phù
hợp, hài lòng của người dân về chính sách một cách toàn diện. Hỗ trợ nông
nghiệp trong chính sách giảm nghèo phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả đối
với hộ nông dân cần chú ý đến tất cả các khâu trong qua trình triển khai chính
sách triển khai chính sách. Từ khâu tuyên truyền chính sách tới người dân, để
người dân nắm rõ được chính sách, lấy đó làm căn cứ, là chỗ dựa để hộ nông dân
từ đó mới có cách đánh giá so sánh giữa thực tế và ban hành. Đồng thời, nghiên

8


cứu các khâu như : huy động nguồn lực cho chính sách ; phân công phối hợp
thực hiện chính sách; kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và tổng kết chính sách để có
cách nhìn rõ ràng nhất quá trình triển khai chính sách tại địa phương. Nghiên cứu
sẽ tập chung xem xét tình hình chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo
của hộ nông dân được thụ hưởng và hộ nông dân không được thụ hưởng để có
cái nhìn tổng quát việc thực hiện chính sách cũng như đánh giá của hộ nông dân
về việc thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo. Dưới góc độ
là người hưởng lợi trực tiếp của hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo,

hộ nông dân sẽ đánh giá một cách khách quan hiệu quả của việc thực hiện chính
sách. Nhờ đó, giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện, việc triển khai thực
hiện ngày càng hiệu quả hơn.
2.1.4.3. Tác động của hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo đối với
hộ nông dân
Dưới góc độ là người hưởng lợi trực tiếp của hỗ trợ nông nghiệp trong
chính sách giảm nghèo, hộ nông dân sẽ đánh giá một cách khách quan tác động
của chính sách hỗ trợ nông nghiệp lên hộ của mình. Ở phần này, chúng ta chỉ
xem xét tác động của chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong lĩnh vực mức thay đổi
kinh tế của hộ nông dân khi chưa tiếp nhận được chính sách và thay đổi kinh tế
của hộ nông dân khi tiếp nhận được chính sách qua đánh giá của hộ nông dân.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính
sách giảm nghèo
Ở phần này, nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu
đến thực hiện hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo. Các yếu tố được
xết đến ở đây là:
- Dân tộc, thói quen và lối sống.
- Trình độ học vấn
- Sự tham gia của người dân
- Năng lực cán bộ địa phương
Việc tìm hiểu các yếu tố trên sẽ giúp cho chính phủ hiểu được các yếu tố
bên ngoài cũng như bên trong hộ nông dân ảnh hưởng tới viêc thực hiện hỗ trợ
nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo. Từ đó có những thay đổi hợp lý trong
quá trình triển khai chính sách, làm tăng tính hiệu quả của hỗ trợ nông nghiệp
trong chính sách giảm nghèo.

9


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP

TRONG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.2.1. Thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách giảm nghèo của hộ
nông dân trên thế giới
2.2.1.1. Chính sách nông nghiệp và chương trình ở Nigeria
a) Các chính sách và các chương trình nông nghiệp trong thời kỳ thuộc địa
Tiềm năng của nông nghiệp đối với thúc đẩy phát triển kinh tế của Nigeria
đã được công nhận bởi các chính sách được đưa ra để khuyến khích tăng trưởng
sản lượng và xuất khẩu mang lại những hiệu quả cao. Chính sách chú trọng đến
khai thác tài nguyên rừng và xuất khẩu nông nghiệp như ca cao, cà phê, cao su,
lạc, dầu cọ…
Những chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu của họ là: chính sách
lâm nghiệp, Chính sách Nông nghiệp, chính sách Marketing của dầu, Hạt dầu và
bông, chính sách lâm nghiệp cho khu vực phía Tây, Chính sách Tài nguyên và
Chính sách Nông nghiệp phía Tây Nigeria. Các chính sách tập chung vào các vấn
đề rừng, ít chú trọng đến sản lượng lương thực và động vật. Hầu hết các chính
sách đã được thực hiện không thích hợp với nội dung và mục tiêu cụ thể của các
chương trình, dự án cụ thể, chiến lược được đề ra trước đó của chinh sách.
b) Các chính sách và các chương trình nông nghiệp trong thời kỳ sau
thuộc địa
- Từ độc lập đến 15 tháng 1 năm 1966
Các chính sách mới đã được xây dựng trong thời kỳ sau độc lập để hiện
thực hóa sự tăng trưởng công bằng hơn trong nông nghiệp. Các chính sách
chuyển sang việc theo đuổi sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Điều này dẫn
đến việc phân chia khu vực nông nghiệp: khu vực Tây trồng ca cao, khu vực
phía bắc trồng lạc và khu vực Đông trồng cọ lấy dầu. Đây là chiến lược tốt
nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế. Trong chính sách này, người ta hy vọng
hàng nhập khẩu sẽ được thay thế bởi hàng sản xuất trong nước, đặc biệt là các
mặt hàng tiêu dùng.
- Thời kỳ quân sự (15/1 /1966 – 29/5/ 1999)
Các chính sách nông nghiệp được ban hành trong khoảng thời gian này là

chính sách nông nghiệp cho Nigeria năm 1988, chính sách kiểm soát nhập khẩu

10


trong nông nghiệp năm 1990. Một số chương trình, dự án được tiến hành trong
giai đoạn này bao gồm:
+ Chương trình sản xuất quốc gia tăng tốc sản xuất thực phẩm: mang
về một gia tăng đáng kể trong việc sản xuất ngô, sắn, gạo và lúa mì ở các bang
miền bắc thông qua sản xuất vừa đủ sống trong một khoảng thời gian ngắn.
+ Các dự án phát triển nông nghiệp: mang lại giải pháp phát triển sản
xuất nông nghiệp nhằm duy trì nguồn cung cấp lương thực trong nước, thông qua
hỗ trợ của quỹ ngân hàng thế giới về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ đầu
vào kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nông thôn cho nông dân.
+ Chương trình chăn nuôi quốc gia: nhằm tăng sản lượng lương thực
trong cả nước thông qua việc người dân tham gia tích cực vào chương trình từ đó
người dân có khả năng tự nuôi sống bản thân.
+ Nghị định phát triển lưu vực sông: nhằm cung cấp nước sinh hoạt và
thủy lợi cho người dân đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế dựa thủy sản với
thủy điện. Sau đó đẩy mạnh sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
+ Cách mạng Xanh: nhằm tăng sản lượng lương thực đảm bảo an ninh
lương thực, đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi và thủy sản để đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Đồng thời mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu ngoại
tệ của quốc gia thông qua sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn: Chương trình được thiết kế để cải thiện chất
lượng cuộc sống và mức sống của người dân nông thôn thông qua việc sử dụng
nhiều tài nguyên ở các khu vực nông thôn có sự tham gia của người dân.
+ Chương trình cuộc sống tốt hơn với phụ nữ nông thôn: nhằm khuyến
khích và thúc đẩy phụ nữ nông thôn trong việc cait thiện mức sống của mình.
+ Phát triển đất nông nghiệp: nhằm hỗ trợ cho chiến lược phát triển đất

đai, hỗ trợ việc sử dụng đất nông thôn và an ninh lương thực. Đồng thời thúc đẩy
cơ hội tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn.
+ Chương trình hỗ trợ gia đình: nhấn mạnh vào các lĩnh vực như y tế,
giáo dục, phụ nữ trong phát triển, nông nghiệp, phúc lợi trẻ em và phát triển
thanh niên, khuyết tật, nghèo túng, tạo thu nhập cũng như tạo điều kiện cho việc
cung cấp nơi trú ẩn cho những thiệt thòi hơn trong xã hội từ trên đi chương trình
nhà ở của Chính phủ.

11


+ Dự án Phát triển thủy lợi quốc gia: mục tiêu chính là tăng thu nhập
bền vững cho người dân thông qua việc mở rộng các hoạt động nông nghiệp và
phi nông nghiệp có giá trị gia tăng đầu ra.
Từ năm 1999 Nigeria đã bắt tay vào một chương trình cải cách kinh tế đầy
tham vọng là mang lại kết quả ấn tượng. Các chương trình của chính phủ trong
thời kỳ có liên quan đến nông nghiệp nhấn mạnh xóa đói giảm nghèo. Chúng bao
gồm: (1) Chiến lược Phát triển Nâng cao năng lực kinh tế quốc gia; (2)
Chương trình quốc gia đặc biệt về an ninh lương thực. (3) Chương trình mở rộng
cây lấy củ.
c) Những thiếu sót được xác định
Qua quá trình tìm hiểu về chính sách nông nghiệp và chương trình của
Nigenia, ta có thể thấy được những thiếu sót Nigenia gặp phải trong quá trình triển
khai các chính sách nông nghiệp và chương trình. Đó là những thiếu sót sau:
- Không có sự tương tác giữa các bên liên quan tham gia.
- Chính sách nông nghiệp yếu kém: Chính sách nông nghiệp không chỉ cụ
thể, riêng biệt mà còn có mối quan hệ với các ngành liên quan.
- Xung đột vai trò giữa các chương trình và dự án khác nhau.
- Sự không thống nhất, không tương thích của các chính sách, chương trình
với các chính sách quốc gia và chương trình khu vực.

- Nhấn mạnh chủ yếu vào sản xuất thực phẩm và động vật: Tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp cần đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác nhau như sản xuất
và dịch vụ. Dựa hoàn toàn vào sản lượng nông nghiệp như hầu hết các chính sách
và các chương trình nông nghiệp nhấn mạnh phương tiện phải chịu các cư dân
của các quốc gia để kinh niên nghèo, ra bên lề và trì trệ.
- Sự chậm chễ, tham ô, biển thủ và thiếu vốn để theo đuổi chính sách,
chương trình cụ thể .
- Thiếu kỹ thuật dịch vụ tư vấn, mở rộng phổ biến đổi mới trong nông
nghiêp.
- Thiếu giám sát và đánh giá các chương trình / dự án không đầy đủ: tầm
quan trọng của giám sát và đánh giá đã không chú trọng trong Nigeria.

12


×