HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn được tập hợp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh chưa từng
được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Minh Hiền
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập
thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám
ơn tới thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế; các thầy cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Ban Đào tạo Sau đại học; Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Qua đây tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tới lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Giới thiệu
việc làm tỉnh Bắc Ninh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố Bắc Ninh đã tạo điều kiện, cung
cấp tài liệu nghiên cứu,… để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Minh Hiền
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị ......................................................................................................... vii
Trích yêu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .....................................................................4
2.1.
Cơ sở lý luận ...................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của thất nghiệp ......................................................4
2.1.2. Những vấn đề cơ bản của chính sách BHTN ..................................................12
2.1.3. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHTN ...............................17
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách BHTN .....................23
2.2.
Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................25
2.2.1. Kinh nghiệm về thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp ................................25
2.2.2. Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách BHTN ở Việt Nam .............................33
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách BHTN ........................43
Phần 3.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................45
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...................................................................45
Điều kiện tự nhiên .........................................................................................45
Điều kiện kinh tế - Xã hội. .............................................................................46
Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm địa bàn nghiên cứu đến kết quả thu
bảo hiểm xã hội. ............................................................................................49
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................51
Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................51
Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ...........................................52
iii
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................55
4.1.
Khái quát kết quả thực thi chính sách bhtn ở thành phố bắc ninh....................55
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.2.
Khái quát công tác triển khai thực thi chính sách BHTN ................................55
Kết quả thu BHTN ở thành phố Bắc Ninh ......................................................56
Kết quả chi BHTN ở thành phố Bắc Ninh ......................................................63
Đánh giá tình hình thực thi chính sách bhtn ở thành phố bắc ninh ..................65
4.2.1.
4.2.2.
Đánh giá công tác ban hành văn bản ..............................................................65
Đánh giá công tác tuyên truyền ......................................................................67
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.
4.2.6.
Đánh giá công tác thu bảo hiểm .....................................................................73
Đánh giá công tác chi bảo hiểm .....................................................................78
Đánh giá công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề ........................85
Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát..............................................................88
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4.
4.4.5.
4.4.6.
Các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................94
Nội dung chính sách ......................................................................................94
Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách ................................................................95
Quy mô doanh nghiệp ....................................................................................97
Nhận thức của doanh nghiệp, người lao động.................................................98
Định hướng và giải pháp ................................................................................99
Hoàn thiện tổ chức thực hiện chi BHTN ...................................................... 100
Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng BHTN .................................................. 101
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện BHTN ............................ 103
Nâng cao trình độ và kỹ năng đối với cán bộ BHXH .................................... 104
Tăng cường công tác tuyên truyền ............................................................... 105
Một số vấn đề khác ...................................................................................... 105
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 107
5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 107
5.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 109
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 111
Phụ lục .................................................................................................................... 114
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CN- TTCN
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNFDI
Doanh nghiệp vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp
DN
Doanh nghiệp
EU
Liên minh Châu Âu
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
LĐTBXH
Lao động - Thương binh và Xã hội
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
TM- DV
Thương mại – dịch vụ
TCTN
Trợ cấp thất nghiệp
TTGTVL
Trung tâm Giới thiệu việc làm
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh quy định về BHTN của 1 số nước và Việt Nam ...........................27
Bảng 3.1. Tình hình đất đai thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2014 ....................47
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của thành phố Bắc Ninh ..............................48
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội thành phố Bắc Ninh năm 2015 ...................49
Số lượng doanh nghiệp, người lao động, cán bộ được điều tra ...................52
Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động .......59
Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động ....................61
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Tình hình thu BHTN tại thành phố Bắc Ninh.............................................63
Kết quả tình hình thực hiện BHTN tại thành phố Bắc Ninh .......................64
Một số văn bản thực thi chính sách ............................................................65
Ý kiến đánh giá về nội dung các văn bản BHTN .......................................66
Bảng tổng hợp hoạt động tuyên truyền phổ chính sách luật về BHTN của
thành phố Bắc Ninh ...................................................................................68
Bảng 4.8. Nhận thức của NLĐ về BHTN trên địa bàn TP Bắc Ninh ..........................71
Bảng 4.9. Hiểu biết của NLĐ về mức hưởng và thời gian hưởng BHTN ...................72
Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về công tác thu BHTN tại TP Bắc Ninh ...........................77
Bảng 4.11. Tình hình chi trả TCTN cho NLĐ .............................................................78
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá về công tác chi BHTN tại TP Bắc Ninh ............................80
Bảng 4.13. Kết quả tư vấn GTVL và hỗ trợ học nghề ..................................................86
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề .........87
Bảng 4.15. Công tác thanh tra, kiểm tra của BQL các KCN ........................................89
Bảng 4.16. Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình đóng BHXH tại các DNnăm 2014 ....91
Bảng 4.17. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ BH ở TP Bắc Ninh ........................96
Bảng 4.18. Thống kê về quy mô doanh nghiệp của thành phố Bắc Ninh năm 2014 ......98
vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Ý kiến đánh giá của cơ quan chức năng về nội dung thông tin tuyên
truyền BHTN ..........................................................................................69
Đồ thị 4.2. Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách BHTN ........................70
Đồ thị 4.3. Mức độ hiểu biết của người lao động về BHTN.......................................70
Đồ thị 4.4. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHTN .................................................75
vii
TRÍCH YÊU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Minh Hiền
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 40 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới
phải đương đầu. Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của tất cả các quốc
gia trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định
kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước. Vì vậy, chính phủ các nước thường xuyên có
các đối sách để giải quyết hai vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện của mình trong từng
giai đoạn. Thất nghiệp không phải là căn bệnh, nhưng nó là triệu chứng của một hoặc
một vài căn bệnh của nền kinh tế, có thể ví như một cơn sốt của con người bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân khác nhau. Do thất nghiệp xảy ra đối với từng người nên có ảnh
hưởng rất lớn đến chính bản thân và gia đình họ. Mặt khác thất nghiệp của số lớn các cá
nhân cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.
Bắc Ninh là một thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho
giao thương kinh tế, trên bàn thành phố hiện có 02 khu công nghiệp, 05 cụm công
nghiệp tập trung tạo việc làm cho hơn 39.000 lao động điều này cho thấy thành
phố có nguồn lực lao động dồi dào nên việc chú trọng tới các chính sách an sinh xã hội
luôn được quan tâm. Chính sách về bảo hiểm xã hội là một chính sách mới có lợi cho người
lao động khi họ mất việc làm. Do đó tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài " Đánh giá tình
hình thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh". Với mục
tiêu chung của là đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm
thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã chọn điều tra 40 doanh nghiệp, 12 cán bộ thực thi
chính sách và 80 người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, thu
thập thông tin từ trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Bắc Ninh, BHXH thành phố,
các phòng ban liên quan, tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra và từ sách báo, tạp chí, mạng
internet,...
viii
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả cho thấy: Nội dung của chính sách BHTN ngày càng được hoàn thiện để
đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn mặc dù vậy vẫn còn những bất cập nhất định do chưa
thể khắc phục được những kẽ hở của chính sách dẫn tới việc NLĐ lợi dụng kẽ hở để
trục lợi quỹ bảo hiểm thất nghiệp gây thất thoát quỹ BHTN, qua điều tra cho thấy mặc
dù đa số DN, cán bộ chính sách và NLĐ đánh giá là văn bản đã bản hành kịp thời nhưng
có tới 87,5% DN, 66,67% cán bộ chính sách và 93,75% NLĐ, đánh giá là văn bản ban
hành vẫn còn chưa thực sự hợp lý với yêu cầu thực tế. Về công tác tuyên truyền chính
sách BHTN của thành phố có nhiều tích cực, thành phố và các đơn vị có liên quan đã
tiến hành nhiều buổi tuyên truyền về chính sách BHTN cho NLĐ và DN để họ nắm
được nội dung của chính sách BHTN. Mặc dù vậy, qua điều tra cho thấycó tới 22%
NLĐ không có hiểu biết về BHTN, còn lại 78% người lao động có hiểu biết BHTN
nhưng sự hiểu biết còn sơ sài chưa thực sự đầy đủ; doanh nghiệp có tới 39% chưa hiểu
hoặc chưa thực sự quan tâm tới chính sách BHTN, việc này dẫn tới việc chính sách
BHTN sẽ không được thực hiện một cách sâu rộng và đảm bảo được hết quyền lợi của
NLĐ. Công tác thu, chi BHTN còn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả do vẫn
còn tình trạng DN chưa đóng đầy đủ BHTN cho NLĐ, chưa tạo điều kiện cho NLĐ khi
họ bị mất việc làm dẫn tới tình trạng NLĐ bị mất việc nhưng không được hưởng TCTN
điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi của chính sách BHTN. Về đội ngũ cán bộ
thực thi chính sách hiện nay còn yếu và thiếu kinh nghiệm hiện có 37 cán bộ chính sách
có kinh nghiệp dưới 5 năm chiếm 86,05% và 6 cán bộ chính sách có kinh nghiệp trên 5
năm chiếm 13,95% nguyên nhân là do chính sách BHTN chính thức có hiệu lực từ năm
2009, được thực hiện từ năm 2010 và nội dung của chính sách luôn luôn có sự thay đổi
sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nên việc cán bộ chính sách có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn sẽ giúp cho việc thực thi chính sách BHTN thực sự có hiệu quả. Quy mô của
đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ý thức tự
giác của họ trong việc nộp, đóng BHTN cho NLĐ còn chưa cao có 52,22% doanh
nghiệp nhỏ và 31, 18 % doanh nghiệp vừa tham gia đóng BHTN cho NLĐ. Đồng thời
do suy giảm kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, thu nhập và thực
hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ. Nhận thức của doanh nghiệp và NLĐ có ý
nghĩa rất lớn vì chỉ khi họ nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHTN
thì chính sách BHTN mới thực sự đi vào đời sống của NLĐ và phát huy hiệu quả thực
sự của chính sách an sinh xã hội mới mà nhà nước ban hành.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách BHTN trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh bao gồm: (1) Nội dung chính sách; (2) Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách; (3)
Quy mô của doanh nghiệp; (4) Nhận thức của doanh nghiệp, người lao động.
ix
Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị UBND thành phố Bắc Ninh cần có những hành
động, giải pháp thiết thực tăng cường sự tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao
động nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHTN trên địa bàn thành
phố như:
- Tăng cường tuyên truyền BHTN đến các doanh nghiệp (NSDLĐ) và người lao động
bằng nhiều hình thức, đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, cần đưa ra các biện pháp
tuyên truyền mang tính chủ động cho người tham gia BHTN.
- Rà soát, bổ sung, thay đổi các qui định về BHTN cho phù hợp với tình
hình thực tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của
cơ quan bảo hiểm và của doanh nghiệp;
- Có lộ trình cụ thể, có chế tài xử lý phù hợp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hành vi lạm dụng chính sách BHTN để trục lợi.
- Các chế tài xử phạt cần đủ sức răn đe đối với các bên liên quan có sai phạm
trong thực hiện bảo hiểm xã hội, những doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng và trốn tránh
trách nhiệm bảo hiểm xã hội; nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Nâng dần mức xử phạt khi vi phạm, công khai danh tính các đơn vị nợ đọng, trốn
đóng BHTN thậm chí khởi kiện các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHTN kéo dài.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan: trong việc thực
hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao
động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trước hết là Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh…
x
THESIS ABSTRACT
Student: Tran Minh Hien
Thesis title: “Evaluating the unemployment insurance implementation in Bac
Ninh city”.
Major: Economic Management
Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Unemployment is a social and economic phenomenon that most countries in
the world are facing. Unemployment and inflation are the two biggest challenges of all
countries in the market economy, and have a huge influence on the development and
stability of every country in term of politics and economics. Therefore, governments
throughout the world have implemented responsive policies to improve the two issues.
Unemployment is not a disease but a negative symptom of economy, which can be
compared to a fever created from different causes. Unemployment has not only
dramatically affected people and their families but also societies all over the world.
Bac Ninh is a city situated in Bac Ninh province that is a favorable geographical
position for trading, where there are 02 industrial zones and 05 industrial clusters
creating jobs for 39,000 workers. The city has abundant labor resource, thus the local
government has always considered social welfare policy to be the priority. The local
authority has adopted an unemployment insurance scheme to protect workers laid off
during the period of adjustment. This thesis will introduce: “Evaluating the
unemployment insurance implementation in Bac Ninh city.” The main objectives are to
evaluate the implementation of unemployment insurance in Bac Ninh city and propose
measures to improve the unemployment insurance policy in Bac Ninh city in the future.
Methodology
To complete this project, we surveyed 40 companies, 12 insurance officers and 80
employees working in Bac Ninh city. We collected information from the job center and
insurance office of Bac Ninh city, and from other relevant departments. We aggregated
data from surveys, books, magazines and Internet.
Main findings and conclusions
The results showed that: The content of unemployment insurance policy has been
improved step by step to meet the requirements of practice. However, there are still
certain shortcomings which cannot be overcome because of policy limitation, which led
to the fact that workers make use of weaknesses of unemployment insurance policies to
xi
get illegal payment resulting in the losses of insurance fund. The survey showed that
although the majority of enterprises, officers and employees informed that documents
related to unemployment insurance policy issued timely, 87.5 percent of enterprises,
66.67 percent of officers and 93.75 percent of workers evaluated that the documents are
still not suitable for actual requirements. The government’s propaganda about
unemployment insurance policy has been well implemented in order to make sure
employees have good knowledge on the policy. Nevertheless, workers without
awareness of unemployment insurance accounted for 22 percent of respondent. The rest
of the respondent (78 percent) inadequately understood the policy. In terms of
enterprises, 39 percent of respondent do not understand or do not really care about the
unemployment insurance policy, which led to the unemployment insurance policy will
not be implemented widely and fully guarantee the rights of workers. Unemployment
insurance revenue and expenditure have not been implemented effectively in the firms
since they have not paid a full unemployment insurance for workers. There have been
52.22 percent of small-sized firms and 31.18 percent of medium-sized ones paying
unemployment insurance for their workers. The reason is that the size of the majority of
businesses in the city are small and medium, their apperception for unemployment
insurance has not been good. At the same time, the economic downturn and difficulties of
production and trading activities have a massive impact on the implementation of the
policy on income and social welfare for employees. Therefore, a large number of workers
laid off did not get subsidy for unemployment resulted in inefficiency of unemployment
insurance. Furthermore, staffs did not have much experience (less than 5 year experience)
on implementing the policy, accounted for 86.05 percent of the staffs. The reason is that
the unemployment insurance has just been officially adopted since 2010.
Factors affecting implementation of unemployment insurance in Bac Ninh city
are: (1) The policy content; (2) Officers; (3) The size of firms; (4) Awareness of firms
and workers.
Therefore, people committee of Bac Ninh city should take some practical
measures to achieve the unemployment insurance goal such as:
- Strengthen communication unemployment insurance to businesses (The
employers) and employees in various forms, diversified propaganda measures, measures
should provide proactive communication for unemployment insurance;
- To review, supplement and change the rules on unemployment insurance to suit
the actual situation;
- Strengthen the inspection and examination of the implementation of the
unemployment insurance and the insurance agency business;
xii
- There is a specific agenda, with appropriate sanctions in order to promptly
detect, prevent and strictly handle violations, abuse of unemployment insurance policy
in order to profit.
- The sanctions need to be strong enough deterrent for stakeholders who made
mistakes in the implementation of social insurance, overdue debts and evade
responsibility for social insurance; to protect the legal rights and legitimate participation
of workers unemployment insurance.
- Gradually raising the level of sanction for violations and public reporting firms
that outstanding debt, unemployment insurance contribution evasion lawsuit, arrears
extended unemployment insurance.
- Enhance coordination among relevant agencies: in the implementation of the
unemployment insurance policy to create more favorable conditions for employees
participating and benefiting from the unemployment insurance policy, firstly the
Department of labor - Invalids and social Affairs, the provincial social Insurance, the
provincial labor federation.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên
thế giới phải đương đầu. Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất
mà tất cả các quốc gia phải đối mặt trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của từng
nước. Vì vậy, Chính phủ các nước thường đưa ra các đối sách để giải quyết
hai vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện của mình trong từng giai đoạn. Thất
nghiệp không phải là căn bệnh, nhưng nó là triệu chứng của một hoặc một vài
căn bệnh của nền kinh tế, có thể ví như một cơn sốt của con người bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguyễn Nam Phương, Ngô Quỳnh An2008). Do thất nghiệp xảy ra đối với từng người nên có ảnh hưởng rất lớn đến
chính bản thân và gia đình họ. Mặt khác thất nghiệp của số lớn các cá nhân
cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.
Đối với cá nhân người lao động (NLĐ), thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu
nhập chủ yếu hoặc duy nhất của người lao động (nhất là ở các nước thị trường
phát triển, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ), đồng thời cắt đứt
phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này
vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi phí thường ngày,
như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học cho con cái,... Do thất nghiệp mà có
khi bỗng chốc có người trở thành vô gia cư (vì bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê).
Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế, thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt
tinh thần và sức khỏe cho người lao động. Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết
thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ
nạn xã hội, tội phạm,...
Đối với quốc gia, thất nghiệp là sự dư thừa nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, bãi công, biểu tình
chống chính phủ, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị,…
Vì vậy, việc bảo hiểm thất nghiệp ra đời là một trong những chính sách an
sinh xã hội, thực hiện chức năng hỗ trợ phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc
làm giúp họ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống của mình.
BHTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống NLĐ cũng như là đối
1
với mỗi nền kinh tế của mỗi đất nước. BHTN có ảnh hưởng một cách sâu sắc
trực tiếp tới cuộc sống của mỗi NLĐ nên chỉ khi thực hiện tốt các chính sách về
BHTN mới có thể mang lại những đóng góp thiết thực đối với NLĐ và nền kinh
tế của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động đã đạt được những kết quả nhất định song, vẫn
còn nhiều hạn chế như: các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp còn rườm rà, khó
khăn trong việc xác định đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; các văn
bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về
tiến độ triển khai… gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc thực thi chính sách
BHTN (Báo cáo TT GTVL, năm 2014).
Thành phố Bắc Ninh có dân số trên 170 nghìn người; với vị trí thuận lợi
là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có
tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
truyền thống văn hoá lâu đời. Trên địa bàn Thành phố hiện có 02 khu công
nghiệp, 05 cụm công nghiệp tập trung được lấp đầy gần 80% diện tích, với
hơn 400 doanh nghiệp công nghiệp; trong đó, có 10 doanh nghiệp nhà nước,
59 DNFDI, 350 doanh nghiệp ngoài nhà nước,… tạo việc làm cho hơn 39.000
lao động (UBND Thành phố Bắc Ninh, 2014). Vì vậy, vấn đề tạo việc làm,
tăng thu nhập, giảm nghèo, ổn định dân cư và quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực
tại địa bàn sẽ góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Việc đẩy mạnh công tác thực thi chính
sách bảo hiểm thất nghiệp của thành phố cần được chú trọng hơn nữa để có
thể thực hiện tốt những mục tiêu về an sinh xã hội của thành phố. Cũng như
các tỉnh thành trong cả nước thì từ khi BHTN có hiệu lực và đi vào đời sống
của người lao động đã mang lại những lợi ích đáng kể cho người lao động.
Song trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập, người lao động chưa
nắm được quyền lợi, nghĩa vụ của mình, cơ quan quản lý còn lúng túng bị
động trong việc thực hiện chính sách. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu, đánh
giá tình hình thực thi chính sách BHTN là thực sự cần thiết. Chính vì vậy đề
tài " Đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh" được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải
quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách
BHTN ở thành phố Bắc Ninh nói riêng và của nước ta nói chung.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách bảo hiểm
thất nghiệp.
- Đánh giá tình hình thực thi chính sách BHTN trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách BHTN
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thực thi chính sách
bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thực thi chính sách bảo hiểm
thất nghiệp trong các doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phản ánh tình hình thực thi chính sách bảo hiểm thất
nghiệp và các giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường công tác thực thi chính
sách bảo hiểm thất nghiệp.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong thành phố
Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến 2014. Đề tài được
thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của thất nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
“Thất nghiệp” không phải là một khái niệm mới mẻ và thực tế không chỉ
tồn tại trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện nền
kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, thất nghiệp đã trở thành một sản phẩm
tất yếu, không thể tránh khỏi của sự phát triển công nghiệp. Đây là một vấn đề
kinh tế xã hội gay gắt, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và là một yếu
tố kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Lao động được hình thành và phát triển cùng với xã hội loài người. Lao
động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người đồng
thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi công dân. Như vậy, mỗi người chúng ta
muốn sống, tồn tại thì đều phải lao động hay nói cách khác là phải có việc làm
(Nguyễn Văn Định, 2008). Tuy nhiên, ở mọi xã hội, không phải lúc nào nhu cầu
làm việc của các cá nhân đều được đáp ứng được đầy đủ. Trong xã hội luôn có
một bộ phận người không có việc làm, bị mất việc làm, thiếu việc làm. Tuy
nhiên, tất cả những người đó có được coi là thất nghiệp hay không?
Có nhiều quan niệm về thất nghiệp: Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc
nhưng không thể tìm được việc làm với mức lương phổ biến trong thị trường lao
động. Còn người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động
nhưng không có việc làm, không làm kể cả một giờ trong tuần lễ điều tra, đang đi
tìm việc làm, có điều kiện là họ làm ngay (Công ước số 168 năm 1988 của ILO).
Tại hội nghị Quốc tế về thống kê lao động lần thứ 13 tại Genevơ năm
1982 về Thống kê dân số hoạt động kinh tế, việc làm, thất nghiệp vừa thiếu việc
làm đã thống nhất đưa ra khái niệm về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp bao
gồm toàn bộ số người ở độ tuổi quy định trong thời gian điều tra có khả năng làm
việc, không có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm”.
Một số nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã đưa ra những khái niệm về
thất nghiệp như: “Thất nghiệp là hiện tượng mà người có sức lao động, có nghề,
4
muốn đi làm việc, không có việc làm và đã đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền”
(Phạm Đức Chính, 2005).
“Thất nghiệp là tình trạng trong đó người có sức lao động trong độ tuổi
lao động không có việc làm và đang cần tìm một việc làm có trả công” (Phạm
Đức Chính - 2005).
Cũng theo ILO đã đưa ra khái niệm về “người thất nghiệp” và khái niệm này
đã được đón nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế. “Người thất nghiệp bao gồm toàn
bộ số người ở độ tuổi làm việc theo quy định trong thời gian điều tra, có khả năng
làm việc, nhưng không có việc làm và vẫn đang đi tìm kiếm việc làm” (ILO, 1955).
Người không có việc làm là người hoàn toàn không làm công việc gì để
hưởng lương, tiền công hay lợi nhuận vì nhiều lý do khác nhau như không tìm
được việc làm, không muốn làm việc, không có nhu cầu làm việc mặc dù trong
độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
Người lao động có việc làm là người trong độ tuổi lao động, đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức
chuẩn quy định cho người lao động có việc làm trong tuần lễ điều tra. Tùy theo
tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng nhóm ngành nghề, Nhà nước quy
định mức thời gian làm việc chuẩn để được coi là có việc làm.
Người lao động thiếu việc làm là người trong khoảng thời gian điều tra, có
thời gian làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu
cầu làm việc thêm. Mức thời gian chuẩn tùy thuộc vào ngành nghề và tính chất
công việc do Nhà nước quy định cụ thể cho từng thời kỳ. Hiện tượng thất nghiệp
tạm thời thường xảy ra đối với lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp,
ngư nghiệp (Bộ LĐTBXH – 2008).
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi có một số người trong lực lượng lao
động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức tiền lương tối thiểu.
Người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, đến
55 tuổi đối với nữ, làm việc theo hợp đồng lao động, có nhu cầu làm việc, vì
những lý do khác nhau không có việc làm và đang đi tìm việc làm trong tuần lễ
điều tra (Bộ LĐTBXH – 2008).
Theo định nghĩa này, ở Việt Nam người được coi là thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động đang làm việc bị mất việc vì các lý do sau: Doanh
nghiệp phá sản; doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất hoặc áp dụng công nghệ mới;
5
doanh nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật; người lao động bị chấm dứt
hợp đồng lao động trước thời hạn, bị sa thải, hợp đồng lao động hết thời hạn mà
doanh nghiệp thôi không tiếp tục ký hợp đồng.
- Người lao động mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt
nghiệp hoặc thôi học nhưng chưa tìm được việc làm.
- Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hết nghĩa vụ quân sự, người lao
động đi xuất khẩu lao động về nước chưa có việc làm.
- Những đối tượng sau thời gian quản giáo hoặc chữa trị bệnh đang có nhu
cầu về việc làm.
- Những người nghỉ việc tạm thời, không có thu nhập do thời vụ sản xuất.
Những người không bị coi là người thất nghiệp bao gồm:
- Những người có việc làm nhưng hiện tại không làm việc vì một lý do
nào đó như nghỉ phép, nghỉ ốm, tai nạn...
- Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang
đi học hoặc đang thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, làm nội trợ hoặc
không có nhu cầu về việc làm (Bộ LĐTBXH – 2008).
Như vậy, không phải tất cả những người không có việc làm đều là người
thất nghiệp. Chỉ những người không có việc làm, trong độ tuổi lao động, có nhu
cầu tìm việc làm, mới được coi là người thất nghiệp. Người thất nghiệp được quy
định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam bao gồm cả những người lao động đã
từng đi làm và cả những người chưa từng đi làm, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện
không có việc làm.
Người lao động thiếu việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động (năm
2002) không được coi là người thất nghiệp.
Luật BHXH năm 2006 của Việt Nam cũng quy định người thất nghiệp là:
"Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Khái niệm
“người thất nghiệp” đã được luật hóa và trở thành thuật ngữ pháp lý theo đó,
người thất nghiệp được định nghĩa là: “Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp
mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp dồng làm việc nhưng
chưa tìm được việc làm” (Điều 3- Luật BHXH năm 2006).
Đối tượng của BHTN chỉ bao gồm những người thất nghiệp, đã từng làm
việc có hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc (theo Bộ luật Lao động) và những
người thất nghiệp được quy định trong Luật BHXH.
6
Như vậy, người thất nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật BHXH là công
dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các
hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến
36 tháng, làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động
trở lên, có đóng BHTN theo quy định và vì các lý do khác nhau mà bị mất việc
làm, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng vẫn có nhu cầu làm
việc và chưa tìm được việc làm.
2.1.1.2. Phân loại thất nghiệp
Có nhiều tiêu chí để phân loại thất nghiệp.
a. Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có các loại thất nghiệp sau
-Thất nghiệp do bỏ việc, là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do
khác nhau như: tiền công thấp, công việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa,...
Thất nghiệp do mất việc, là người lao động không có việc làm do chủ sử
dụng lao động cho thôi việc vì một lý do nào đó.
-Thất nghiệp do mới vào thị trường lao động, họ là những người lần đầu
tiên tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích
cực tìm kiếm việc làm.
-Thất nghiệp do quay lại, họ là những người lao động đã rời khỏi thị
trường lao động, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
(Nguyễn Văn Ngọc, 2013).
b. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp dưới đây
-Thất nghiệp dai dẳng: Là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được
trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người tạm
thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế
mà lực lượng lao động và các công việc tìm người luôn thay đổi.
-Thất nghiệp do cơ cấu. Là thất nghiệp do không có sự đồng bộ giữa tay
nghề, trình độ được đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi.
-Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu
giảm, kéo theo cầu lao động giảm.
-Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường. Xảy ra khi tiền công bị ấn định
cao hơn mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động
yếu thế trên thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép
của công đoàn, nghiệp đoàn.
7
-Thất nghiệp do công nghệ. Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con người, chỉ cần một số ít
người vận hành, một bộ phận người lao động trong các dây chuyền sản xuất bị
dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ.
-Thất nghiệp chu kỳ. Xuất hiện do kinh tế phát triển mang tính chu kỳ.
Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia
tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật
(Nguyễn Văn Ngọc – 2013).
c. Phân loại thất nghiệp theo quan điểm hiện đại.
-Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp do không chấp nhận mức lương,
điều kiện làm việc,… hiện hành của thị trường nên không đi làm, mặc dù họ vẫn
có nhu cầu làm việc.
Thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp do không tìm được việc làm,
mặc dù có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc với mức lương hiện hành của
thị trường lao động.
-Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động ở
trong trạng thái cân bằng. Ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái
toàn dụng lao động (Đặng Anh Duệ, 2008).
Ngoài ra, còn có các loại thất nghiệp khác như thất nghiệp tạm thời, thất
nghiệp do thời vụ, thất nghiệp bán phần, thất nghiệp toàn phần,...
2.1.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp
* Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng mang tính chu kỳ. Tính chất
này ảnh hưởng tới việc làm phát sinh tình trạng thất nghiệp bởi sự mở rộng hay thu
hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm cung, cầu trên thị trường lao động thay
đổi. Nếu các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh thì cầu
lao động tăng, các doanh nghiệp thu hút thêm lao động. Khi các doanh nghiệp bước
vào giai đoạn làm ăn kém hiệu quả, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cầu
lao động giảm xuống, theo đó xuất hiện tình trạng một số lao động bị dư thừa.
Cung,cầu trên thị trường lao động thay đổi không có sự phù hợp giữa cung và cầu
lao động, làm phát sinh hiện tượng thất nghiệp (Nguyễn Thị Hải Đường, 2008).
* Sự gia tăng dân số
Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn.
Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn
8
lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh
thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Nguyên nhân này thường xuất hiện
phổ biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ
gia tăng dân số cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây
ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác
(Đặng Anh Duệ, 2008).
* Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề
Ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế.
Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn có
hiệu quả hoặc cần phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xuất hiện
ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động. Nhưng lại có những
ngành nghề phải thu hẹp sản xuất, phải sa thải người lao động và một bộ phận
người lao động bị thất nghiệp. Trong trường hợp này, người lao động bị thất
nghiệp muốn tham gia vào thị trường lao động trong những ngành nghề mới đòi
hỏi họ phải được đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu
của công việc mới. Trong thời gian đó, họ trở thành những người thất nghiệp do
cơ cấu (Nguyễn Thị Hải Đường, 2008).
* Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng không ngừng phát triển phục vụ
cho đời sống con người. Những mặt trái của tiến bộ này có ảnh hưởng không nhỏ
tới việc gia tăng tình trạng thất nghiệp. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là tự động hóa quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày càng phổ
biến, điều này là hiển nhiên. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận được ưu tiên hàng đầu. Do đó, các chủ doanh nghiệp, các
nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ,
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Tuy nhiên, quá trình này làm cho số công nhân bị thay thế bởi máy móc
ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng đáng kể vào đội quân thất nghiệp.
* Do các yếu tố ngoài thị trường
Sự thay đổi thể chế chính trị hay việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của các
nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính phủ cũng có thể làm cho nhu cầu sử
dụng lao động có sự thay đổi, theo đó, làm cho tình trạng thất nghiệp thay đổi. Việc
quy định mức tiền lương tối thiểu của nhà nước hoặc yêu cầu tăng lương của công
9
đoàn, nghiệp đoàn cao hơn mức tiền lương cân bằng hiện hành của thị trường, dẫn
đến làm gia tăng thất nghiệp không tự nguyện (Nguyễn Thị Hải Đường, 2008).
* Nguyên nhân từ người lao động
Chính bản thân người lao động cũng tác động không nhỏ tới tình trạng
thất nghiệp của mình. Ví dụ, do người lao động không ưa thích công việc đang
làm, hay địa điểm làm việc, không bằng lòng với vị trí đang đảm đương hay mức
lương hiện có nên họ đi tìm công việc mới đáp ứng yêu cầu đó.
* Một số nguyên nhân khác
Một loạt các nguyên nhân khác có thể dẫn đến người lao động bị thất
nghiệp như người lao động có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao động
kém. Những người lao động trẻ tuổi tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong đời
không thể kiểm ngay được việc làm hoặc người lao động lớn tuổi sau một thời
gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng (như phụ nữ
sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng không kém quan
trọng đó là người lao động không còn đủ sức khỏe để đảm đương công việc đang
làm phải tìm kiếm công việc phù hợp hơn.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất nghiệp
trong điều kiện kinh tế thị trường. Nguyên nhân của thất nghiệp rất đa dạng,
phong phú và khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Việc nghiên cứu nguyên nhân và ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế xã hội là
rất cần thiết để hoạch định cũng như tổ chức triển khai chính sách nhằm giảm
thiểu thất nghiệp.
2.1.1.4. Ảnh hưởng của thất nghiệp
Thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người lao động
và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị,
xã hội của mỗi quốc gia (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
ngày 18/4/2013).
* Đối với bản thân người lao động và gia đình họ: thất nghiệp có thể
gây ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng
nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu và đương nhiên khi thất nghiệp
kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng. Thất nghiệp gắn liền với sự mất
mát thu nhập và sẽ dẫn tới bi kịch. Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình
10
trạng dưới mức sống tiêu chuẩn chung của xã hội, sau đó nếu không có sự trợ
giúp nào khác thì phải đi vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nợ nần
chồng chất. Sự tác động vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất
nghiệp của bản thân họ nhận được cũng như thu nhập của các thành viên khác
trong gia đình còn việc làm.
Thậm chí hậu quả của nạn thất nghiệp còn không tự động xóa bỏ rào cản
với những người có việc làm trở lại, hòa nhập với đời sống xã hội chung. Điều
này diễn ra đối với người lao động, đặc biệt là đối với người sau khi thất nghiệp,
phải xác lập mối quan hệ lao động mới, thường đi liền với điều kiện làm việc là
điều kiện về tài chính kém hơn việc làm trước đó. Nạn thất nghiệp cũng không
chỉ là hậu quả về tài chính mà còn là hậu quả về khả năng nghề nghiệp. Khi thất
nghiệp kéo dài, hậu quả là họ mất đi khả năng nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Điều đó sẽ đe dọa không chỉ về phía họ, họ sẵng sàng bị thất nghiệp mà còn ngăn
cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề khác.
* Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội,
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm
phát triển. Vì khi đó một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên sức sản
xuất trong nước, thu nhập quốc dân thấp hơn so với khi mọi người đều có việc
làm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp còn có quan hệ tác động qua
lại chặt chẽ với nhau, đôi khi tạo thành vòng luẩn quẩn không thoát ra được. Bên
cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất ổn. Đến lượt nó làm cho nền kinh
tế bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng phục hồi chậm
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 18/4/2013).
* Đối với chính trị, xã hội: Khi bị thất nghiệp người lao động luôn ở trong
tình trạng hoang mang, lo lắng và thất vọng. Đặc biệt, nếu người lao động là trụ
cột nuôi sống cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng lên người lao động.
Từng cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào của xã hội, như vậy
thất nghiệp tác động đến cá nhân người lao động có nghĩa là đã tác động đến toàn
xã hội. Bởi vì, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội, đẩy
người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, vi phạm pháp luật, hủy hoại đạo
đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy,..
11