Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VĂN MẠNH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Tô Dũng Tiến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc
nhất tới thầy GS.TS. Tô Dũng Tiến, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các hộ dân ở 3 làng nghề truyền thống
(làng Minh Châu - xã Thiệu Châu, làng Hồng Đô - xã Thiệu Đô, làng Trà Đông - xã
Thiệu Trung), cán bộ 3 xã và một số cán bộ huyện Thiệu Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Mạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống ...........................4

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................4

2.1.2.

Phân loại làng nghề truyền thống .....................................................................7

2.1.3.

Tiêu chí xác định làng nghề truyền thống .........................................................7

2.1.4.

Đặc điểm của các làng nghề truyền thống ........................................................8

2.1.5.

Vai trò của làng nghề truyền thống ..................................................................9


2.1.6.

Nội dung của phát triển bền vững làng nghề truyền thống ..............................13

2.1.7.

Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống..............13

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................19

2.2.1.

Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước ..........................19

2.2.2.

Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống tại Việt Nam ......................21

2.3.

Các công trình nghiên cứu liên quan ..............................................................24

2.4.

Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn...........................24

iii



Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Thiệu Hóa ..............................................................26

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3433

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận................................................................................. 3433

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................... 3534

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 3534


3.2.4.

Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................... 3635

3.2.5.

Phương pháp phân tích .............................................................................. 3736

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 3837

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................ 4039
4.1.

Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống ....................................... 4039

4.1.1.

Khái quát lịch sử phát triển làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa ........ 4039

4.1.2.

Tình hình sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống...................... 4241

4.1.3.

Tác động xã hội của sự phát triển làng nghề truyền thống .......................... 5554

4.1.4.


Tác động về môi trường của sự phát triển làng nghề truyền thống .............. 5756

4.2.

Những khó khăn về phát triển làng nghề truyền thống ở Thiệu Hóa ........... 5958

4.2.1.

Những khó khăn, hạn chế .......................................................................... 5958

4.2.2.

Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế .......................................................... 6160

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống ............ 6261

4.3.1.

Các yếu tố đầu vào..................................................................................... 6261

4.3.2.

Tổ chức sản xuất kinh doanh...................................................................... 6665

4.3.3.

Cơ chế, chính sách ..................................................................................... 6665


4.3.4.

Kết cấu hạ tầng .......................................................................................... 6766

4.3.5.

Yếu tố đầu ra ............................................................................................. 7069

4.4.

Định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa ..... 7170

4.4.1.

Định hướng chung ..................................................................................... 7170

4.4.2.

Định hướng cụ thể ..................................................................................... 7271

4.5.

Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa .... 7372

iv


4.5.1.


Phát triển thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm............................... 7372

4.5.2.

Đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................. 7473

4.5.3.

Xây dựng thương hiệu ............................................................................... 7574

4.5.4.

Rà soát và thực hiện tốt quy hoạch ............................................................. 7776

4.5.5.

Hỗ trợ vốn ................................................................................................. 7877

4.5.6.

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch....................................... 7877

4.5.7.

Bảo vệ môi trường ..................................................................................... 7978

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 8180
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 8180


5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 8281

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 8382
Phụ lục .................................................................................................................. 8685

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BQDT

Bình quân diện tích

CC

Cơ cấu

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

KT - XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LNTT

Làng nghề truyền thống

NTM

Nông thôn mới

SL

Sản lượng


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015...........28
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015 .. 3130
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành sản xuất chính huyện Thiệu
Hóa, giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................... 3231
Bảng 4.1. Tỷ lệ hộ tham gia làm nghề của 3 làng nghề truyền thống huyện Thiệu
Hóa, giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................... 4241
Bảng 4.2. Thông tin về các hộ điều tra ở 3 làng nghề truyền thống huyện Thiệu
Hóa năm 2015 ....................................................................................... 4342
Bảng 4.3. Kinh nghiệm tham gia làm nghề của các chủ hộ điều tra trong 3 làng
nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa, năm 2015 ..................................... 4443
Bảng 4.4. Chi phí bình quân 1 hộ làm nghề bánh đa/ngày, điều tra năm 2015........ 4544
Bảng 4.5. Lợi nhuận bình quân của hộ làm bánh/ngày, điều tra năm 2015 ............. 4645
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của ươm cơ giới so với ươm tơ thủ công........ 4645
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dệt vải bằng máy so với dệt vải bằng
khung cửi của 1 lao động/ngày .............................................................. 4746
Bảng 4.8. Thu nhập bình quân của hộ làm nghề đúc đồng/tháng, năm 2015 .......... 4847
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ điều
tra/năm trong các làng nghề truyền thống .............................................. 4948

Bảng 4.10. Sản lượng sản phẩm của làng nghề truyền thống Minh Châu, giai đoạn
2013 - 2015 ........................................................................................... 5251
Bảng 4.11. Sản lượng sản phẩm của làng nghề truyền thống Hồng Đô, giai đoạn
2013 - 2015 ........................................................................................... 5251
Bảng 4.12. Sản lượng sản phẩm của làng nghề truyền thống Trà Đông, giai đoạn
2013 - 2015 ........................................................................................... 5453
Bảng 4.13. Giá trị sản xuất của 3 làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa, giai
đoạn 2013 - 2015................................................................................... 5453
Bảng 4.14. Lao động tham gia làm nghề của 3 làng nghề truyền thống huyện
Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015.......................................................... 5554
Bảng 4.15. Thu nhập bình quân của lao động điều tra/tháng tham gia làm nghề
các làng nghề truyền thống năm 2015 .................................................... 5655
vii


Bảng 4.16. Tỷ lệ hộ nghèo 3 làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa, giai đoạn
2013 - 2015 ........................................................................................... 5655
Bảng 4.17. Nguyên liệu chính cho sản xuất sản phẩm của các nghề......................... 6261
Bảng 4.18. Tình hình huy động vốn bình quân của 1 hộ điều tra.............................. 6463
Bảng 4.19. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra năm 2015 ....................... 6564
Bảng 4.20. Đất đai bình quân của một hộ điều tra trong làng nghề truyền thống ở
huyện Thiệu Hóa ................................................................................... 6968

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới .................................7
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ tơ và nhiễu ở Hồng Đô .............................................. 5352


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên Luận văn: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
Tên tác giả: Lê Văn Mạnh
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tô Dũng Tiến
Huyện Thiệu Hóa có 3 LNTT được công nhận theo các tiêu chí quy định của
Nhà nước. Tuy nhiên, các LNTT đã có sự phát triển nhưng chưa có định hướng lâu dài,
ổn định và đã làm ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì vậy, để các LNTT tiếp tục phát
huy các giá trị kinh tế, văn hoá, nâng cao chất lượng lao động, môi trường được đảm
bảo và đặc biệt là tính bền vững trong quá trình phát triển chính là một trong những yêu
cầu cấp bách đặt ra. Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát
triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm phân
tích rõ thực trạng và tìm hướng phát triển cho các LNTT tại Thiệu Hóa nói riêng và tỉnh
Thanh Hóa nói chung.
Mục tiêu chung là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các LNTT
ở Thiệu Hóa theo hướng bền vững, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển
bền vững các LNTT ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Trong đó, các mục tiêu cụ
thể là: Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các LNTT
ở Việt Nam; đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững LNTT ở Thiệu Hóa; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy LNTT phát
triển bền vững ở Thiệu Hóa.
Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận (Tiếp cận
theo loại hình sản xuất, tiếp cận lịch sử, tiếp cận hệ thống, tiếp cận định tính kết hợp

với định lượng, tiếp cận xã hội học, tiếp cận tâm lý học, phỏng vấn sâu); Chọn điểm
nghiên cứu; Phương pháp thu thập thông tin (Tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp);
Phương pháp xử lý thông tin; Phương pháp phân tích (Thống kê mô tả và thống kê so
sánh); Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển LNTT,
nhóm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ và cơ sở sản xuất
nghề trong các LNTT, nhóm hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
hộ và cơ sở sản xuất, nhóm chỉ tiêu phản ánh về tác động xã hội, nhóm hệ thống chỉ tiêu
về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống người lao động và cộng
đồng dân cư).

x


Tính đến hết năm 2015, số hộ tham gia làm nghề của 3 LNTT ở huyện Thiệu Hóa
luôn duy trì ở mức ổn định. Bên cạnh giải quyết việc làm, thu hút lao động, tăng thu nhập
cho hộ tham gia làm nghề, phát triển LNTT huyện Thiệu Hóa còn gián tiếp tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế khác phát triển như xây dựng, kinh doanh dịch vụ, buôn bán,… từ đó
tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển làng nghề đã thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, góp
phần vào quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện.
Bên cạnh mặt tích cực thì hoạt động sản xuất tại làng nghề còn một số tồn tại cần
khắc phục như: Việc phát triển làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền
vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến và áp dụng
công nghệ còn khó khăn. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của làng nghề còn gặp khó
khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ hạn chế, phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu. Mẫu mã sản phẩm
còn đơn giản, chưa thỏa mãn được thị hiếu ngày càng cao của khách hàng hiện nay. Mặt
khác đó do thiếu thông tin và kinh nghiệm trong phát triển thị trường nên thị trường tiêu
thụ cho sản phẩm của các nghề và làng nghề này còn nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong
địa bàn tỉnh, chỉ một số ít vươn ra được các tỉnh lân cận nhưng khả năng cạnh tranh với

các sản phẩm cùng loại khác ở ngoài tỉnh còn hạn chế. Việc phát triển các làng nghề đã
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và làm ô nhiễm môi trường nông
thôn. Môi trường làng nghề bị ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường chung của cộng đồng, từ đó
ít nhiều sẽ làm hạn chế xu hướng phát triển của LNTT.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững làng nghề truyển thống tại huyện
Thiệu Hóa bao gồm cá yếu tố đầu vào như vốn dùng cho sản xuất, chất lượng và tay
nghề cho người lao động, công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn
nguyên liệu đầu vào. Các yếu tố đầu ra như giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết cấu
hạ tầng, tổ chức sản xất kinh doanh của các làng nghề truyền thống và Cơ chế chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống.
Để phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thiệu Hóa
trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như phát triển thị trường và
nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, tổ chức
quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ vốn cho các làng nghề truyền thống, phát
triển LNTT gắn với du lịch.

xi


THESIS ABSTRACT
Thesis Name: Sustainable development of traditional craft villages in Thieu
Hoa district, province Thanh Hoa.
Author: Le Van Manh
Specialization: Agricultural Economics
Code: 60 62 01 15
Instructors: Mr. To Dung Tien
In Vietnam, the traditional village contributed a significant role in the historical
development of the country, especially the contribution to economic development,
creating jobs, increasing incomes for workers during Famer. However, the traditional
villages are now faced with many difficult issues, such as organization and management

capabilities, market knowledge, infrastructure and technology. Besides, the product
quality is not guaranteed, product designs fail to attract consumers have reduced
competition in the market, especially in international markets. Pressures on the
environment in the traditional villages, namely that the pollution of the water
environment and atmosphere did affect the lives of people directly employed in
particular and the people living in the area the village in general. Therefore, sustainable
development and traditional craft villages need to be focused, attention and research.
Thieu Hoa district, close to the central plains of Thanh Hoa city 20 km to the
southwest. Thieu Hoa district in the history of almost all the traditional crafts. However,
due to geographical conditions, topography, material conditions, the land should be
handicrafts and village have different growth, developing skilled, skilled extinct. Up to
now, the district only only 3 villages are still active and has been the People's
Committee of Thanh Hoa province has recognized Decision traditional villages under
the criteria set by the Ministry of Agriculture rural Development and production
villages including pancake Minh Chau, villages reeling, weaving and noise Hong
Chengdu East Tea bronze casting village.
By 2015, the number of households participating in the occupation of the
three traditional villages in Thieu Hoa district has been maintained at a stable level.
Besides creating jobs, attracting labor, increase the income of participating
households profession, develop traditional craft villages Thieu Hoa district also
indirectly facilitate the development of other economic sectors such as construction,
business services, trade, ... thereby creating more jobs and income for workers.
Development of craft villages has prompted restructuring process plants, animals,
xii


the economic structure in the district, contributing to the development and economic
restructuring of the whole district.
Besides the positive side, manufacturing activity in the village, there are some
problems to be overcome, such as: The development of craft villages also spontaneous

and fragmented, unsustainable, production scale may be small, mainly household should
invest, improve and apply technology difficult. Raw materials for manufacture of the
village was troubled by material resources in place to meet limited extent, depend on
resources from elsewhere, no wholesale market to supply raw materials. Product
designs are simple, yet satisfying the tastes of customers increasing current. On the
other hand that a lack of information and experience in the development of the market,
consumer market for products of this craft and small villages, mainly limited to the
province, only a small number are reaching out neighboring provinces but competitive
with other similar products outside the province is limited. The development of the
village has a negative impact on the environment, public health and environmental
pollution in rural areas. Environment polluted villages affecting the general
environment of the community, from which more or less will limit the development
trend of the traditional villages.
Factors affecting sustainable development in traditional villages in Thieu Hoa
district includes fish such as capital inputs for production, quality and workmanship for
employees, production technology, market sale of products and raw material sources.
The output elements such as pricing, product consumer market. Infrastructure, reestablish the business organization of the traditional village and Mechanisms and
policies of the Party and State to develop traditional craft villages.
For sustainable development of traditional craft villages Thieu Hoa district in the
future should focus on a number of specific measures such as market development and
improve product quality, manpower training, construction brand for traditional villages,
organized planning associated with environmental protection, financial aid for the
traditional villages, develop traditional craft villages with tourism.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở nước ta các Làng nghề truyền thống (LNTT) đóng góp một vai trò quan
trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, đặc biệt là sự đóng góp cho phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong lúc nông
nhàn. Tuy nhiên, các LNTT lại đang phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn, đó
là khả năng tổ chức quản lý, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật
công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo, mẫu mã sản phẩm
chưa thu hút được người tiêu dùng đã làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường,
nhất là thị trường quốc tế. Sản xuất còn mang nặng tính thủ công, quy trình kỹ
thuật công nghệ chưa được áp dụng nhiều đã tạo ra một sức ép đối với môi
trường trong các LNTT, mà cụ thể là sự ô nhiễm về môi trường nước và môi
trường không khí đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người trực tiếp làm nghề
nói riêng và người dân sống trong khu vực làng nghề nói chung. Do đó, sự phát
triển bền vững LNTT cần được chú trọng, quan tâm và nghiên cứu.
Thiệu Hóa (Thanh Hóa) là huyện đồng bằng nằm cách trung tâm thành
phố Thanh Hóa 20 km về phía Tây Nam. Tuy là địa phương không có nhiều
LNTT so với nhiều huyện khác trong tỉnh Thanh Hóa, song nơi đây lại có một
số LNTT có chiều dài lịch sử lâu đời. Các LNTT đã đóng một vai trò rất lớn
trong việc nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương. Tuy
nhiên, vấn đề phát triển các LNTT ở Thiệu Hóa vẫn còn những hạn chế cần
được quan tâm nghiên cứu.
Năm 2014, huyện Thiệu Hóa có 3 LNTT được công nhận theo các tiêu chí
quy định của nhà nước, điều đó cho thấy sự phát triển tương đối ổn định của các
LNTT trong thời gian qua. Tuy các LNTT đã có sự phát triển nhưng chưa có
định hướng lâu dài, ổn định và đã làm ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì vậy,
để các LNTT tiếp tục phát huy các giá trị kinh tế, văn hoá, nâng cao chất lượng
lao động, môi trường được đảm bảo và đặc biệt là tính bền vững trong quá trình
phát triển chính là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra. Xuất phát từ các vấn
đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững làng nghề truyền
thống ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm phân tích rõ thực trạng và
tìm hướng phát triển cho các LNTT tại huyện Thiệu Hóa nói riêng và tỉnh Thanh

Hóa nói chung.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các LNTT ở huyện
Thiệu Hóa theo hướng bền vững, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát
triển bền vững các LNTT ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững
các LNTT ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững LNTT ở huyện Thiệu Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy LNTT phát triển bền
vững ở huyện Thiệu Hóa.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sự phát triển bền vững của các LNTT dựa trên những cơ sở
lý luận và thực tiễn nào?
- Thực trạng về sự phát triển bền vững của các LNTT ở huyện Thiệu Hóa
trong thời gian qua như thế nào và những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến thực trạng đó?
- Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy các LNTT ở huyện Thiệu Hóa
phát triển theo hướng bền vững?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát
triển bền vững LNTT. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất
tham gia vào các hoạt động sản xuất của LNTT, các cá nhân tham gia quản lý
liên quan đến LNTT.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu lý luận về sự phát triển của các LNTT; thực
trạng phát triển của các LNTT ở huyện Thiệu Hóa; nhận định và đánh giá những
tồn tại, hạn chế trong sự phát triển của các LNTT ở huyện Thiệu Hóa; các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển bền vững LNTT; giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền
vững các LNTT.

2


- Về Không gian: Đề tài nghiên cứu các LNTT ở huyện Thiệu Hóa, trong
đó tập trung vào 3 LNTT là: làng Minh Châu (xã Thiệu Châu), làng Hồng Đô (xã
Thiệu Đô), làng Trà Đông (xã Thiệu Trung).
- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu có liên quan từ năm 2012 - 2014 để
làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá, phân tích so sánh; thông tin sơ cấp thu thập từ
các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất ở các LNTT trong năm 2015; định hướng và
giải pháp đề xuất cho đến năm 2020.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Nghề truyền thống
Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của
một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có
sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyền
thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống

(Nguyễn Thị Phương Châm, 2009).
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN&PTNT ngày 18/12/2006 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình
thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu
truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền” (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
2.1.1.2. Làng nghề
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp,
bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,
thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại
sản phẩm khác nhau” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
Thực tế cho thấy làng nghề là một tập hợp từ thể hiện một không gian vùng
quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh sống.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi nông nghiệp.
Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phong
phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nông thôn có những nghề phi nông
nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông.
2.1.1.3. Làng nghề truyền thống
Khái niệm LNTT được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền
thống và làng nghề nêu trên. Theo đó “LNTT là làng nghề có nghề truyền thống
được hình thành từ lâu đời” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
4


Có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâu đời trong
lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội
tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên
làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức

tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Như vậy, LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian
vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các
LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ
chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực
hiện bằng phương pháp truyền nghề.
2.1.1.4. Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới
sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là
quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2009).
2.1.1.5. Phát triển bền vững
Ngày nay nói đến phát triển chúng ta thường đề cập tới phát triển bền
vững. Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Tại hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà
Nam Phi) năm 2002 các nhà khoa học đã thống nhất xác định: “Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế
ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”.
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định
nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới (WCED World commission on the Environment and Development) về Môi trường & Phát
triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện

5



tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương
lai”(Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường, 2006).
Định nghĩa của FAO - 1989 về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững
là việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi
công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến độ thoả mãn một
cách liên tục những nhu cầu của con người, của thế hệ hôm nay và mai sau”. Sự
phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất
nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi trường, là kỹ
thuật thích hợp, kinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận (Giáo trình Kinh tế
tài nguyên môi trường, 2006).
Khái niệm của Herman Daly, 1973 (World Bank): Một thế giới bền vững
là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ
nhưỡng, sinh vật...nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng
không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch,
khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi
trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá
chúng (Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường, 2006).
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kếp hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường”(Nguyễn Thị Phương Loan, 2008).
Từ khái niệm phát triển bền vững của Uỷ ban Thế giới (WCED - World
commission on the Environment and Development) về Môi trường và Phát triển
đưa ra năm 1987, trên quan điểm tiếp cận một cách có hệ thống, các chuyên gia
của ngân hàng thế giới 1993 đã đưa ra mô hình phát triển bền vững trên cơ sở
dựa trên 3 vấn đề chính về kinh tế, xã hội và môi trường. Nội dung về phát triển
bền vững được xây dựng chi tiết ở sơ đồ 2.1.
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, tổng hợp
những quan điểm khác nhau đó có thể hiểu rằng “Phát triển bền vững là sự phát

triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa ba mặt của sự phát triển là kinh
tế, xã hội và môi trường nhằm thõa mãn nhu cầu xã hội hiện tại nhưng không tổn
hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.

6


KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả
* Ổn định
KT - XH
- Công bằng giữa các thế hệ,
trợ giúp việc làm
- Mục tiêu trợ giúp việc làm

KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hoá tác động của MT

PTBV

MÔI TRƯỜNG
* Đa dạng sinh học và
thích nghi
* Bảo tồn tài nguyên thiên
XH – MT
hiên
- Công bằng giữa các thế hệ
* Ngăn chặn ô nhiễm

- Sự tham gia của quần chúng

XÃ HỘI
* Giảm đóí nghèo
* Xây dựng thể chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc

Sơ đồ 2.1. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Nguồn: Ngân hàng thế giới (1993)

2.1.2. Phân loại làng nghề truyền thống
Để phân loại LNTT cần thiết phải hội tụ đủ các yếu tố (Đặng Kim Chi và
cộng sự, 2012), cụ thể:
- Đã hình thành và tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề;
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề;
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định;
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất;
- Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo;
- Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng.
2.1.3. Tiêu chí xác định làng nghề truyền thống
LNTT được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy định. Theo đó, Tiêu chí xác định nghề truyền
thống và làng nghề được quy định như sau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2006):
- Tiêu chí xác định nghề truyền thống: Nghề đã xuất hiện tại địa phương
từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản
7



phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều
nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Tiêu chí xác định làng nghề: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn
tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (1); Hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận(2); Chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (3).
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1) và (2) của tiêu chí công nhận
làng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo
quy định thì cũng được công nhận là LNTT.
2.1.4. Đặc điểm của các làng nghề truyền thống
2.1.4.1. Về sản phẩm
Sản phẩm của các LNTT rất đa dạng và phong phú do cần phải đáp ứng các
nhu cầu của đời sống kinh tế, văn hóa của người lao động. Nó bao gồm rất nhiều
chủng loại và không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn cả trong xuất
khẩu. Hầu như các sản phẩm của LNTT được sản xuất thủ công do từng cá nhân
làm ra, không được sản xuất hàng loạt, mẫu mã sản phẩm phụ thuộc và trình độ, kỹ
thuật tay nghề của người lao động. Do vậy, các sản phẩm của LNTT thường có một
sắc thái và sự hấp dẫn riêng, giá thành cao, mẫu mã ít phong phú và chậm được đổi
mới. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong cạnh tranh và mở
rộng thị trường (Đặng Kim Chi và cs., 2012).
2.1.4.2. Điều kiện sản xuất gắn với sản xuất nông nghiệp và hộ gia đình
Trước đây, hàng loạt các LNTT ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự
cung tự cấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Không những
vậy, các LNTT còn dựa vào nông nghiệp để phát triển. Nông nghiệp là nguồn
cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Trong các LNTT, lao động chủ yếu là những người nông dân, địa
điểm sản xuất kinh doanh của LNTT là tại hộ gia đình. Họ tự quản lý, phân công
lao động, thời gian cho phù hợp với sản xuất nông nghiệp những lúc mùa vụ và
với nghề thủ công những lúc nông nhàn (Đặng Kim Chi và cs., 2012).

2.1.4.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Trong lịch sử phát triển các LNTT thì hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh phổ biển nhất là hình thức hộ gia đình. Ngày nay, do quá trình phát triển của
KT - XH, bên cạnh hình thức sản xuất là hộ gia đình còn tồn tại và phát triển thêm
8


các hình thức khác, như: Tổ sản xuất, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, Công ty
trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần (Đặng Kim Chi và cs., 2012).
2.1.4.4. Công nghệ sản xuất sản phẩm
Công cụ sản xuất, phương pháp, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử
để lại và do chính người lao động trong làng tạo ra là nét đặc trưng trong các
LNTT, trong đó khả năng sản xuất thủ công bằng đôi bàn tay của người thợ được
tích luỹ qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Đặc điểm kỹ
thuật này quyết định đến chất lượng sản phẩm, ít có các loại máy móc có thể thay
thế được khả năng sản xuất bằng đôi bàn tay của người thợ thủ công. Chính vì
vậy, các nghề truyền thống thường có tính đơn chiếc, phụ thuộc chủ quan người
sản xuất. Nhược điểm kỹ thuật của LNTT là không được ghi chép mà truyền
miệng trong gia đình, dòng họ, nên qua thời gian nhiều LNTT có nhiều bí quyết
đã bị thất truyền (Đặng Kim Chi và cs., 2012).
2.1.5. Vai trò của làng nghề truyền thống
2.1.5.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH, HĐH
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần
tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ
sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu
nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn
không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công
nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển. Xét trên góc độ phân
công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp.

Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác
dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Mặt khác, kết quả sản
xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông
nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng
lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông
nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị
trường trong nước và thế giới (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở
rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất
nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một
sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ
9


nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại
thu nhập cao cho người lao động. Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản
xuất, thu hút nhiều lao động (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
2.1.5.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa
phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Hơn nữa,
sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều
hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều
lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ
tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông
nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm
của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng
khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển
KT - XH ở vùng đó. Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền

thống có ý nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD
mỗi năm. Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là
nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng
triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Như vậy, vai trò của làng
nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người
lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở nơi có
làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần
nông (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
2.1.5.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân tự do
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không
đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do
thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui
mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và
các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy
động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do
đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở
10


của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao
động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi
lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp
việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề (Sở
Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân
tự do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác
động của qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa
lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi

có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét trên bình diện chung
của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu
vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm
tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông
thôn. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT - XH, gây áp
lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong
vấn đề quản lí đô thị. Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực
nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm
“Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế
dòng di dân tự do ra đô thị (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
2.1.5.4. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng
của công nghiệp hóa nông thôn. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc
đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất,
góp phần phát triển KT - XH khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển làng nghề là
một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa (Sở Khoa
học và Công nghệ Quảng Ngãi, 2011).
Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các nghề
thủ công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra
hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng thời
cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử
dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật
liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của
11


×