Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN KIM ANH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

60 34 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Kim Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà
trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, cùng với sự nỗ lực
cố gắng của bản thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám đốc, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
- Các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn, cùng các thầy, cô trong khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thu thập số liêụ để thực hiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến quý
báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Kim Anh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ hỗ trợ người lộp thuế .......4
2.1.


Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ................................4

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................4

2.1.2.

Vai trò và mục tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ............................5

2.1.3.

Các hình thức phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ....................................8

2.1.4.

Nội dung đánh giá các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.....................................10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ........15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ...........................25

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên thế giới ................25


2.2.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ở việt nam ..................31

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................33
3.1.

Đặc điểm thành phố hà nội ............................................................................33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................33

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................33

3.1.3.

Các thông tin chung về Cục Thuế TP. Hà Nội: ...............................................34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................40

3.2.1.


Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................40

3.2.2.

Phương pháp phân tích ..................................................................................42

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................45
4.1.

Thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................45

4.1.1.

Khái quát về các loại hình dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ...............................45

4.1.2.

Dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT .................................................................47

4.1.3.

Hỗ trợ kê khai và kế toán thuế .......................................................................59

4.1.4.


Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin .............................................................65

4.1.5.

Hỗ trợ quản lý hoạt động hành nghề của đại lý thuế .......................................76

4.1.6.

Đánh giá chung về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ..........................................81

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ...............84

4.2.1.

Chính sách .....................................................................................................84

4.2.2.

Tổ chức bộ máy ............................................................................................87

4.2.3.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ..................................................89

4.2.4.

Nhận thức của NNT .......................................................................................92


4.2.5.

Sự quan tâm của xã hội ..................................................................................93

4.3.

Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ NNT...........................95

4.3.1.

Định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ NNT.....................................................95

4.3.2.

Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.........................................97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 102
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 103

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106
Phụ lục .................................................................................................................... 108

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

CQT

Cơ quan thuê

DN ĐTNN

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DN

Doanh nghiệp


ĐLT

Đại lý thuế

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Thực trạng tăng trưởng một số chỉ tiêu chủ yếu .......................................34


Bảng 3.2.

Tình hình nhân sự Cục Thuế Hà Nội năm 2013-2015 ..............................39

Bảng 3.3.

Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước Cục thuế Hà Nội giai đoạn
2013-2015 ...............................................................................................40

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................41

Bảng 3.5.

Phân bổ mẫu điều tra thực tế ...................................................................42

Bảng 4.1.

Hỗ trợ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ..................54

Bảng 4.2.

Số lượt tư vấn thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội .................................55

Bảng 4.3.

Kết quả tư vấn tại Cục Thuế TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2015.................56

Bảng 4.4.


Tình hình nộp hồ sơ khai thuế qua mạng giai đoạn 2013-2015 ................62

Bảng 4.5.

Báo cáo kết quả triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử toàn ngành qua
TVAN năm 2015.....................................................................................70

Bảng 4.6.

Tình hình đăng ký và nộp thuế điện tử năm 2015 ....................................71

Bảng 4.7.

Số Doanh nghiệp nộp thuế điện tử tháng 12/2015 ....................................72

Bảng 4.8.

Số tiền nộp bằng phương thức điện tử tháng 12/2015 ..............................74

Bảng 4.9.

Số lượng đại lý thuế giai đoạn 2010-2015 ...............................................80

Bảng 4.10. Số lượng văn bản chính sách thuế giai đoạn 2009-2015 ...........................85
Bảng 4.11. Nhân sự Cục Thuế Hà Nội phân theo chức năng 2010-2015 ....................87
Bảng 4.12. Tình hình cơ sở vật chất Cục Thuế TP.Hà Nội.........................................90

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1.

Mức độ hài lòng với việc giải đáp vướng mắc của cơ quan thuế ...........57

Biểu đồ 4.2.

Số lượng doanh nghiệp địa bàn Hà Nội đăng ký nộp thuế điện tử
với các ngân hàng.................................................................................69

Biểu đồ 4.3.

Đánh giá sự chuyển biến của chính sách thuế .......................................86

Biểu đồ 4.4.

Đánh giá của cán bộ thuế về vướng mắc chính sách thuế của NNT .......86

Biểu đồ 4.5.

Mức độ hài lòng của người nộp thuế.....................................................89

Biểu đồ 4.6.

Đánh giá của cán bộ thuế về hình thức hỗ trợ NNT qua phương
thức điện tử ..........................................................................................91

Biểu đồ 4.7.


Nhu cầu đối thoại với cơ quan thuế ......................................................95

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng tại Cục Thuế Hà Nội ...................38
Sơ đồ 4.1. Mô hình chức năng nhiệm vụ của bộ phận hỗ trợ người nộp thuế ...............48
Sơ đồ 4.2. Quy trình tuyên truyền hỗ trợ .....................................................................50
Sơ đồ 4.3. Quy trình quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai,tự nộp thuế.......60

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Kim Anh
Tên luận văn: “Phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại Cục thuế thành
phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện tập trung quản lý thuế theo 4 chức năng
chính: Tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế; Quản lý kê khai và kế toán
thuế; Quản lý nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Cùng với quá trình cải cách và hiện đại
hoá hệ thống thuế, thời gian vừa qua ngành thuế đã có bước đột phá trong phát triển
dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, góp phần tích cực thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh
nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà

nước. Đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người nộp thuế thực hiện
kê khai, nộp thuế (kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử…) giúp giảm
thiểu chi phí, thời gian tuân thủ pháp luật thuế cho người nộp thuế.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, với số doanh nghiệp nhiều đứng thứ hai trên cả
nước, số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng phát sinh liên tục, trong khi lực lượng
cán bộ thuế có hạn thì việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ về
thuế của cơ quan thuế để tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
tại Cục thuế thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết.
Mục tiêu của đề tài nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế làm cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ
hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015. Căn cứ vào
kết quả đánh giá đó, thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đển hoạt động của dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế của Cục Thuế thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp phát
triển dịch vụ này của Cục Thuế thành phố Hà Nội với mong muốn phát triển dịch vụ
này ngày một tốt hơn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như thống kê
mô tả, so sánh, điều tra để thập thông tin, số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp
phân tích, chọn mẫu với 120 doanh nghiệp và 50 cán bộ được chọn gửi phiếu điều tra
lấy dữ liệu. Về cơ sở lý luận và kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá cho thấy hoạt động

ix


dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: cơ chế chính sách pháp luật
thuế, tổ chức bộ máy, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhận thức
của người nộp thuế, sự quan tâm của xã hội.
* Kết quả chính và kết luận:
Từ thực trạng đó, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường, nâng cao

hiệu quả của hoạt động dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của Cục Thuế Hà Nội đó là:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế gồm
có: Sửa đổi quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT cho phù hợp với thực tế, quy chế quản
lý rủi ro trong quản lý thuế để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan thuế, công
chức thuế trong quá trình thực thi công vụ; Phát triển mạnh các hình thức cung cấp dịch
vụ thuế điện tử kết hợp với hoàn thiện các hình thức hỗ trợ truyền thống; Tận dụng tối
đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ kê khai và kế toán thuế, tiếp tục rà soát thủ
tục và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai giúp tiết kiệm thời gian, chi
phí tuân thủ cho người nộp thuế, giảm chi phí, khối lượng công việc giám sát tuân thủ
của cơ quan thuế.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ ứng dụng CNTT: hiện đại hóa hệ thống
thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế; Xây dựng hệ thống công nghệ
thông tin tích hợp, hiện đại, đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao cho hệ thống thông tin
toàn ngành thuế, ứng dụng tin học hầu hết các chức năng quản lý của cơ quan thuế; Cần
hoàn thiện các phần mềm hiện có và phát triển thêm các phần mềm mới phục vụ cho
công tác hỗ trợ người nộp thuế...
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế: Tiếp tục nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung để đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp luật thuế, hướng tới giảm thiểu số
lượng văn bản pháp luật về thuế, các nội dung quy định đơn giản, dễ hiểu và hạn chế
thay đổi, giúp cho NNT có thể nắm bắt kịp thời và và dễ dàng thực hiện.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy: Củng cố, phát triển, mở rộng đội
ngũ làm công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế. Tuyển dụng những
người vừa có trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, vừa có khả năng giao tiếp, nhạy
bén trong xử lý tình huống.
Như vậy, với tính cấp thiết của đề tài “Phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp
thuế tại Cục thuế thành phố Hà Nội” trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả đã
sử dụng các phương pháp khoa học để đánh giá về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của
Cục Thuế Hà Nội và nghiên cứu các nhân tố tác động tới dịch vụ. Từ đó đưa ra các
giải pháp, khuyến nghị đối với công tác này với hy vọng góp phần phát triển dịch vụ

hỗ trợ người nộp thuế của ngành thuế nói chung và dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
của Cục Thuế Hà Nội nói riêng.

x


THESIS ABSTRACT
Thesis title: Tran Kim Anh
Master candidate: "Development of support services at taxpayers Hanoi Tax
Department".
Major: Economic management
Code: 60 34 01 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
* Research Objectives:
Implementation mechanism of self-declaration, self-payment, giving autonomy,
self-responsibility to taxpayers, tax authorities performed tax administration focusing 4
main functions: Propaganda and taxpayer service; Management tax accounting and tax
declarations; Tax debt management; Tax Inspection and checking. Along with the
reform and modernization of the tax system, the tax service recently had a breakthrough
in the development of support services taxpayers, contributing actively promote the
growth of the business, creating facilitate enterprises in the implementation of their
obligations to the state budget. Have deployed multiple applications of information
technology to support the taxpayer shall declare and pay tax (electronic tax declaration,
electronic tax payment, electronic billing, ...) help reduce costs, time compliance tax
legislation to taxpayers.
In the Hanoi city, with the number of businesses ranked second in the country,
also the number of newly established enterprises also arise continually, while tax
officials forces are limited, the research and propose measures to strengthen tax support
of the tax authorities to increase voluntary compliance of taxpayers is essential. Stems
from the fact that, the research project "Development of taxpayers services at Hanoi Tax

Department" is very necessary.
The objective of the research in order to systematize the theoretical issues and
practical development taxpayer service as a basis assess the status of operation of
taxpayer service in the Ha Noi city period 2013 - 2015. Based on the results of that
evaluation, implementation analysis of the factors affecting the operation taxpayer
service at Hanoi Tax Department and propose solutions to develop this service at Hanoi
Tax Department with the desire to develop this service better and better.
* Materials and Methods:
In the subject, the author has used scientific research methods such as
descriptive statistics, comparisons, surveys to gather information, secondary data,
primary data, analysis methods, sampling 120 businesses and staff selected 50

xi


questionnaires sent to retrieve data. On the theoretical basis and the results aggregated
feedback indicates taxpayer service affected by the following factors: policy,
mechanism of tax law, organizational apparatus, systems and technical infrastructure,
information technology, awareness of the taxpayers, the interest of society.
Main findings and conclusions:
From this reality, the topic has proposed measures to strengthen and improve the
efficiency of taxpayer service at Hanoi Tax Department are:
- Group complete solution propaganda ang taxpayers service include: Modify
processes propaganda and taxpayers service, risk management rules in the tax
administration to create a legal basis for the operation of tax offices and tax officers
during duty performance; Thrive forms provide electronic tax services combined with
complete support of traditional forms; Effectively take advantage of the mass media.
- Group complete solution supports tax declaration and accounting, continue to
review procedures and application of information technology in tax declaration saves
time, reduce costs of compliance for taxpayers, also reduce costs , monitoring

compliance by tax department.
- Group complete solution supporting IT applications: modernizing the
information system database of organization and individual taxpayers; Develop
information technology systems integration, modernization, readiness and ensure high
safety for the whole system of tax service information, IT applications most of the
management functions of the tax agency; Should improve the existing software and
developing additional new software serving for taxpayers service...
- Group complete solutions tax policies: continue to study amendments and
supplements to synchronize the system of tax laws, aims to reduce the amount of tax
laws, the contents regulation simple, easy to understand and limit changes to make sure
that taxpayers can make timely grasp and easy implementation.
- Group solution to improve organizational apparatus: To consolidate, develop
and expand the work team dissemination tax policies. Recruiting qualified people who
have professional knowledge, had the ability to communicate, sensitivity in handling the
situation.
In conclusion to the urgency of the project "Development of taxpayer service at
Hanoi Tax Department", on the basis of the study rationale, the author has used the
scientific method to assess taxpayer service at Hanoi Tax Department and the study of
factors affecting the service. Since then offering solutions, recommendations for this
work with the hope of contributing develope taxpayer service in general and taxpayer
service particular at Hanoi Tax Department.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tiến trình cải cách thuế, ngành thuế Việt Nam đã tiến hành cải cách một
cách toàn diện hệ thống thuế. Cùng với việc áp dụng mô hình tổ chức bộ máy quản lý
thuế theo chức năng là việc chuyển đổi một cách mạnh mẽ và toàn diện cơ chế quản

lý thuế, từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế.
Theo cơ chế quản lý thuế mới này, người nộp thuế phải là người chủ động trong kê
khai, tính thuế và nộp thuế; cơ quan thuế chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ người nộp thuế,
chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế khi cần thiết (Bộ Tài chính, 2011).
Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định 732/QĐ-TTg ngày
17/5/2011, tập trung vào các mục tiêu tổng quát bao gồm: Xây dựng hệ thống chính
sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc
đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có
hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế
minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông
lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao. Nhất là từ khi có Nghị quyết
19/NQ-CP các năm 2014, 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì nhiệm vụ hỗ trợ doanh
nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và
cạnh tranh ngày càng gay gắt càng là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Vì thế, trong thời gian qua, ngành Thuế đã có nhiều nỗ lực thực hiện chiến
lược này. Đặc biệt từ năm 2014, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã phối hợp với
các đơn vị liên quan rà soát các quy định pháp luật, quy trình thực hiện thủ tục
hành chính thuế, điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật và cắt giảm nhiều thủ tục
hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục cho người nộp thuế, nhằm thực hiện
mục tiêu rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp thuế cho doanh nghiệp ngang
bằng các nước ASEAN-6.

1



Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của người
nộp thuế ngày càng đa dạng, phức tạp và trong điều kiện hệ thống pháp luật thuế ở
nước ta chưa được hoàn thiện, chưa ổn định thì hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ
người nộp thuế phải ngày càng được hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu
về khoa học kỹ thuật, đặc biệt các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được
tốt hơn nhu cầu của người nộp thuế và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thuế
(Gangad Prasad Shukla et al., 2011). Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế
của một bộ phận người nộp thuế còn bất cập, một phần là chưa thực sự tự nguyện
thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, phần khác là có ý thức tuân thủ
nhưng do chưa am hiểu chính sách, chế độ về thuế dẫn đến thực hiện chưa đúng nghĩa
vụ thuế. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng
đến cả các đối tác của doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế thời gian
tới với mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, để giúp người nộp
thuế thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình, hoạt động cung ứng dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế rất cần được quan tâm, đầu tư và phát triển.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển
dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội” để làm luận
văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện
công tác phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ hỗ trợ
người nộp thuế.
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp
thuế ở thành phố Hà Nội.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp
thuế ở thành phố Hà Nội.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại Hà Nội giai đoạn
2013 – 2015 như thế nào? Có những thuận lợi, bất cập gì?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới người nộp thuế trên địa bàn Cục Thuế Hà Nội?
- Định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ NNT tại địa bàn Cục Thuế Hà Nội
như thế nào?
- Đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ở Hà
Nội giai đoạn 2015-2020 là gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự
hình thành và phát triển của dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bao gồm: dịch vụ
công hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế ở Hà Nội (Cục Thuế TP Hà Nội).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, NNT ở đây chỉ giới hạn là doanh nghiệp).
- Đối tượng khảo sát: Tập trung vào các bên có liên quan đó là bộ phận hỗ
trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội; Người nộp thuế (doanh nghiệp).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Công tác phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế tại địa
bàn thành phố Hà Nội.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Công tác phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thành phố

Hà Nội.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Các thông tin thứ cấp thực hiện đề tài được thu thập trong giai đoạn 20132015 được lấy từ các số liệu đã công bố: Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ;
Chiến lược cải cách hệ thống ngành thuế giai đoạn từ năm 2011 – 2020; Số liệu tổng
hợp báo cáo từ các địa phương của Tổng cục Thuế; Số liệu báo cáo của Cục Thuế
thành phố Hà Nội từ 2013 – 2015...
- Các số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2015.
- Thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài: từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 3
năm 2016;

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI LỘP THUẾ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP
THUẾ
2.1.1. Khái niệm
- Khái niệm Phát triển: Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định
hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn (Phạm Công Nhất, 2013).
- Khái niệm người nộp thuế: Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản
lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá
nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế (Quốc hội, 2006).
- Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế: Để tìm hiểu khái niệm dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế, trước hết cần làm rõ khái niệm dịch vụ. Theo từ điển
Tiếng Việt, năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ “Dịch vụ là công việc
phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được

trả công”. Trên thực tế, công tác hỗ trợ người nộp thuế ở nước ta hiện nay chủ
yếu là dịch vụ công do cơ quan thuế cung ứng miễn phí hỗ trợ cho người nộp
thuế như tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về
chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, hỗ trợ cài đặt phần mềm kê khai, nộp
thuế... cho người nộp thuế hoặc được cung ứng bởi khu vực tư nhân, thường là
các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói chung,
hay thuế, kế toán, kiểm toán nói riêng. Với phạm vi chủ thể cung ứng rộng lớn
như vậy, khi cung ứng dịch vụ thuế, chủ thể nhận dịch vụ hỗ trợ có thể phải trả
phí hoặc không phải trả phí. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của
đề tài là dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế các cấp cung ứng cho người nộp thuế,
hay nói cách khác dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp này là dịch vụ công. Do đó,
khái niệm về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế có thể hiểu: Dịch vụ hỗ trợ người
nộp thuế là loại dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp cho người nộp thuế để
họ có thể hiểu về chính sách, pháp luật, thủ tục thuế và tự nguyện tuân thủ thực
hiện nghĩa vụ thuế của mình.

4


- Khái niệm phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế: Hiện nay nền
kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường, hàng năm nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập, mức thu nhập của nhiều người được nâng cao;
Theo đó, đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế, làm thủ tục về thuế tăng
cao; Cùng với đó, hàng loạt chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp, cơ chế quản lý thuế cũng dần thay đổi trên nguyên tắc: Người nộp thuế
tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật (Chính phủ, 2003).
Cơ quan thuế không phải tính thuế, thu thuế như trước đây mà chỉ thực hiện
công tác kiểm tra, thanh tra người nộp thuế theo chế độ quy định và hỗ trợ
người nộp thuế theo chức năng nhiệm vụ được giao. Vì vậy, nhu cầu được hỗ
trợ dịch vụ về thuế từ cơ quan thuế là rất lớn, đòi hỏi phải tập trung phát triển

kể cả về quy mô lẫn hình thức. Do đó, khái niệm về phát triển dịch vụ hỗ trợ
người nộp thuế có thể hiểu: Phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế là hoàn
thiện, nâng cao về số lượng và chất lượng dịch vụ công do cơ quan thuế cung
cấp để hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
2.1.2. Vai trò và mục tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
2.1.2.1. Vai trò phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
Để đáp ứng ngày càng tăng nhanh nhu cầu dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
ở nước ta hiện nay; Đặc biệt kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi
nhanh sang nền kinh tế thị trường, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế
giới đòi hỏi công tác phát triển đội ngũ làm công tác dịch vụ hỗ trợ về thuế là
cực kỳ quan trọng. Đặt lên vai những người có trách nhiệm ở cơ quan thuế
trong công tác tổ chức, phát triển bộ máy tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở
Cục Thuế, Chi cục Thuế trên phạm vi cả nước. Việc phát triển đồng bộ, kịp thời
về nhân lực, vật lực để cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế trong bối cảnh
kinh phí khoán chi cho ngành thuế còn hạn hẹp, chính sách tinh giảm biên chế
của Nhà nước; cơ chế chính sách pháp luật còn chưa đồng bộ, nhiều bất cập…
Những yếu tố trên gây ảnh hưởng không nhỏ, cản trở cho sự phát triển của dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế. Mặt khác, do cơ chế quản lý thuế hiện nay Nhà nước
giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp
thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của mình trước pháp luật. Số
lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng tăng cao; đặc biệt số người thuộc
đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân hàng năm cũng tăng đáng kể. Vì vậy, nhu
cầu thụ hưởng dịch vụ công của người nộp thuế ngày càng nhiều. Chính vì vậy,

5


dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp cho công tác
quản lý thuế ngày càng tốt hơn, người nộp thuế nắm bắt kịp thời những thay đổi
về chính sách thuế của Nhà nước để tính đúng, tính đủ và thực hiện nghĩa vụ

thuế của mình với ngân sách Nhà nước. Mục tiêu chính của các cơ quan quản lý
thuế là thu thuế và các khoản phải thu khác phù hợp với luật pháp và thực hiện
mục tiêu này theo cách đảm bảo cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho người
nộp thuế có thể thực hiện được tốt nhất nghĩa vụ của mình. Điều đó được thể
hiện tại Điều 6 Luật Quản lý thuế quy định về quyền của người nộp thuế: “Được
hướng dân thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện
nghĩa vụ, quyền lợi về thuế”. Tại Điều 8 “Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế:
“Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật thuế; công khai các thủ tục về
thuế. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế
cho NNT” (Tổng cục Thuế, 2010).
Cơ quan quản lý thuế có vai trò trung tâm trong việc đảm bảo người nộp
thuế và các bên liên quan khác hiểu được nghĩa vụ của họ theo quy định của luật
thuế. Về phía người nộp thuế thì họ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ người
nộp thuế giúp nâng cao nhận thức pháp luật thuế của người nộp thuế giúp họ
nâng cao nhận thức hiểu biết về chính sách thuế. Từ đó góp phần nâng cao hiệu
lực quản lý của cơ quan thuế. Giảm thiểu được thời gian và chi phí giải quyết khi
có vướng mắc (tranh chấp) giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.
Với cơ quan thuế - cơ quan trực tiếp thu tiền thuế từ người nộp thuế thì
việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế có vai trò quan trọng đối với nhiệm
vụ chính trị được giao. Không chỉ tác động đến việc tổ chức quản lý nội bộ của
cơ quan thuế hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế còn tác động đến
cả lợi ích của người nộp thuế và cộng đồng. Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế cung
cấp thông tin pháp luật thuế cho NNT, góp phần giáo dục cộng đồng có trách
nhiệm với đồng tiền thuế. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế còn tạo điều
kiện cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đơn giản và thuận lợi. Đồng thời
nâng cao nhận thức và ý thức chấp hànhpháp luật thuế của cộng đồng dân cư.
Nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, là điều kiện tiền đề để thực
hiện tốt công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp. Cân bằng giữa chức
năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế: Thể hiện quyền

và nghĩa vụ của người nộp thuế (Tổng cục Thuế, 2010).

6


Theo Tổng cục Thuế làm tốt công tác hỗ trợ NNT có ý nghĩa quan trọng
đối với cả NNT, cơ quan thuế và xã hội. Cụ thể:
- Làm cho toàn dân nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc nộp thuế, hiểu
được bản chất của việc nộp thuế để xây dựng đất nước, để phục vụ lợi ích chung
của quốc gia, của cộng đồng trong đó có quyền được thụ hưởng của mỗi tổ chức,
mỗi cá nhân. Từ đó, mọi người tự giác tìm hiểu pháp luật thuế và tuân thủ nghĩa
vụ nộp thuế.
- Tạo ý thức cho người dân trong việc giải thích và vận động các thành
viên trong gia đình và những người xung quanh mình cùng tự giác chấp hành
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Tạo điều kiện để NNT được cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin, hiểu
biết về nội dung các chính sách thuế, các quy trình nghiệp vụ, thủ tục kê khai,
tính thuế và nộp thuế; nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế và tự giác chấp hành
đầy đủ các qui định của luật thuế.
- Mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước. Một trong những tiêu thức để
đánh giá một hệ thống thuế tốt là tính hiệu quả của hệ thống đó mà thể hiện rõ
nét là tính tự giác tuân thủ tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối
với Nhà nước của người nộp thuế. Chính nhờ sự tự giác tìm hiểu và tự giác thi
hành nghĩa vụ thuế sẽ làm giảm chi phí phát sinh trong khi chấp hành luật thuế
của NNT và chi phí quản lý của cơ quan thuế. Trên cơ sở các thông tin và dịch
vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, NNT tiết kiệm được chi phí, thời gian, công
sức dành cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành pháp luật thuế, từ đó giảm
dần những sai phạm không cố ý trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà
nước. Khi NNT thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, cơ quan thuế cũng giảm bớt
được chi phí quản lý như chi phí thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy thu, cưỡng

chế, đồng thời chống thất thu ngân sách....
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tập trung vào nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tạo lập mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và
NNT theo hướng NNT là người được phục vụ, là khách hàng của cơ quan thuế và
cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của NNT. Cơ quan thuế và
người nộp thuế là người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với Nhà nước.

7


2.1.2.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
Với bản chất là một dịch vụ công, do đó dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của
cơ quan thuế phải nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Đó là hoạt động
tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung,
đáp ứng đúng nhu cầu theo từng nhóm người nộp thuế và phù hợp với chuẩn mực
quốc tế. Các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế chủ yếu bằng
hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất; tự động hoá trong việc cung
cấp thông tin tra cứu hỗ trợ NNT. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức
kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (Bộ Tài chính, 2011). Cụ thể là:
Thứ nhất, cung cấp truyền bá thông tin về chính sách thuế, pháp luật thuế
của Nhà nước đến với người nộp thuế để nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ
pháp luật về thuế của người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế
thực hiện nghĩa vụ thuế; đồng thời, góp phần giảm gánh nặng cho người nộp thuế
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, cơ quan thuế giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của
người nộp thuế, giúp phần ngăn ngừa rủi ro cho người nộp thuế. Giúp người nộp
thuế đơn giản hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhờ việc triển
khai ứng dụng các thành quả phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của

cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể thực hiện các hoạt động đăng ký, kê khai,
nộp thuế mà không cần trực tiếp đến cơ quan thuế. Việc cung cấp các dịch vụ
tiện ích như dịch vụ thuế điện tử, kê khai qua mạng, cung ứng phần mềm hỗ trợ
kê khai... sẽ giúp người nộp thuế tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền của,
tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ được đơn giản và thuận tiện.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế, nâng
cao vai trò, vị thế và cải thiện hình ảnh của cơ quan thuế (Tổng cục Thuế, 2010).
2.1.3. Các hình thức phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa 11 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2007 (Quốc hội, 2006). Trong đó đã quy định những nội dung liên quan đến
trách nhiệm của cơ quan thuế. Cụ thể như sau:
“ Về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế.
1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.

8


2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ
tục về thuế.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế
cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân
kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn…”.
Trong thực tế, có nhiều hình thức hỗ trợ NNT. Các hình thức này đan xen lẫn
nhau nhằm mục tiêu tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ trực tiếp cho
NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình (Bộ Tài chính, 2011).
Theo Tổng cục Thuế (2010) có hai hình thức hỗ trợ chủ yếu là:
Hỗ trợ gián tiếp:
- Cung cấp thông tin qua hệ thống thông tin đại chúng, các hoạt động
tuyên truyền.

- Phát hành rộng rãi các văn bản pháp qui, các văn bản hướng dẫn của các
cơ quan liên quan đến thuế, các loại tờ rơi, tờ bướm...hướng dẫn các thủ tục đăng
ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế...
- Cán bộ thuế trực tiếp trả lời qua điện thoại.
- Cung cấp thông tin về thuế qua mạng Internet.
- Tổ chức toạ đàm, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông ở
địa phương theo từng chuyên đề mang tính chuyên sâu về từng nội dung trong
từng sắc thuế; từng nội dung trong lĩnh vực quản lý thuế.
- Hỗ trợ trong lĩnh vực kê khai, nộp thuế
Hỗ trợ trực tiếp:
- Tổ chức tiếp và trả lời các câu hỏi của NNT tại trụ sở cơ quan thuế
- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm cho doanh nghiệp theo từng nhóm đối
tượng theo ngành nghề kinh doanh; quy mô doanh nghiệp.
- Tổ chức tập huấn về thuế, về các vấn đề liên quan đến thuế cho NNT, nhất
là đối với các vấn đề mới tại cơ quan thuế.
- Tổ chức tập huấn, hỗ trợ tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn,
các Tổng công ty, Tập đoàn.

9


2.1.4. Nội dung đánh giá các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
2.1.4.1. Về công tác tuyên truyền hỗ trợ
Cùng với sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý thuế theo quy định
của Luật Quản lý thuế, các hình thức dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế cũng trở nên
đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm
người nộp thuế và phù hợp với chuẩn mực quốc tế (Bộ Tài chính, 2011). Để dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế có hiệu quả giúp cho người nộp thuế hiểu đúng chính
sách thuế trong việc khai thuế, tính thuế nộp đủ thuế vào Ngân sách Nhà nước thì
cơ quan thuế phải có những hình thức hình thức hỗ trợ khác nhau. Theo giáo

trình bồi dưỡng kiến thức tuyên truyền hỗ trợ cho cán bộ ngành thuế (2010) có
các hình thức như:
- Hỗ trợ NNT bằng văn bản: Khi NNT có vướng mắc về chính sách thuế,
gửi văn bản đến cơ quan thuế thì cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản theo đúng
quy định về thủ tục hành chính. Khi có các vướng mắc về chính sách, pháp luật
thuế, người nộp thuế thường liên hệ trực tiếp với bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ ở
Cục Thuế/Chi cục Thuế để được giải đáp. Nếu những vướng mắc phát sinh chưa
được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật về thuế hoặc quy định chưa rõ thì
người nộp thuế thường chọn hình thức gửi văn bản để cơ quan thuế trả lời, giải đáp
để làm căn cứ thực hiện.
- Hỗ trợ NNT qua điện thoại: Cơ quan thuế bố trí một số máy điện thoại và
cán bộ thường trực để trả lời những vướng mắc của NNT qua điện thoại.
- Hỗ trợ trực tiếp cho NNT tại văn phòng cơ quan thuế: Cơ quan thuế tổ
chức nơi đón tiếp, bố trí cán bộ thường trực tại cơ quan thuế để giải đáp những
vướng mắc của NNT. NNT có vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách
thuế đến cơ quan thuế gặp trực tiếp cán bộ thuế để được tư vấn, giúp đỡ.
- Hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế qua tổ chức Hội nghị tập
huấn tập trung: Hình thức này được sử dụng khi cần phổ biến các chính sách thuế
mới, quy định mới về thủ tục hành chính thuế đến người nộp thuế và thường áp
dụng với đối tượng là doanh nghiệp hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp, các
ban ngành, đoàn thể có nhu cầu tìm hiểu.
- Hỗ trợ NNT tại cơ sở kinh doanh của NNT: Hình thức này được thực
hiện khi có những VB mới ban hành mà doanh nghiệp có yêu cầu gửi đến cơ
quan thuế cần phải phổ biến cho nhiều người của doanh nghiệp đó, đặc biệt là

10


những DN lớn hoặc tổ chức hỗ trợ tại doanh nghiệp về chính sách chế độ, cơ chế
đặc thù của doanh nghiệp ví dụ như doanh nghiệp khai thác dầu khí, doanh

nghiệp kinh doanh điện, viễn thông…..
- Hỗ trợ bằng hình thức đăng thông tin trên trang tin điện tử ngành thuế.
- Các hình thức hỗ trợ khác: Ngoài các hình thức tư vấn hỗ trợ trên còn có
các hình thức hỗ trợ gián tiếp khác như tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh,
truyền hình; phát hành rộng rãi các văn bản, các ấn phẩm về thuế; sử dụng hệ
thống trả lời điện thoại tự động; cung cấp thông tin về thuế qua mạng Internet...
- Hỗ trợ người nộp thuế về cung cấp các phần mềm kê khai qua mạng, nộp
thuế điện tử…
- Xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục
hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử.
- Số lượng: ngày càng tăng về số lượng dịch vụ, nếu như trước kia chỉ có
một số hình thức như tờ rơi, panô, áp phích thì hiện nay đã có số lượng nhiều hơn
như tuyên truyền hỗ trợ qua các báo, phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng
internet,…
- Chất lượng: từ hỗ trợ thủ công dần chuyển sang tin học hoá, hiện đại hoá
các dịch vụ. Đảm bảo chất lượng tốt hơn như hỗ trợ kê khai qua mạng, nộp thuế
điện tử đảm bảo chính xác, kịp thời, tốn kém ít thời gian và chi phí về thủ tục
hành chính cho người nộp thuế.
Công tác hỗ trợ NNT là công tác hướng dẫn cụ thể các Luật Thuế, cung
cấp và giải đáp vướng mắc về thủ tục và nội dung các sắc thuế,... do đó, công tác
hỗ trợ NNT chính là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức (NNT)
trong nước và ngoài nước xử sự đúng pháp luật thuế cả về trình tự, thủ tục lẫn
nội dung các sắc thuế; cung cấp, giúp đỡ NNT thực hiện các luật thuế và hướng
dẫn NNT bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đối với công tác hỗ trợ NNT
được phân cấp để giải đáp, trả lời các vướng mắc khi có nhu cầu (theo địa bàn
hành chính, theo nội dung các sắc thuế, theo nội dung vướng mắc cần giải đáp,
...). Chất lượng trong các câu trả lời, giải đáp vướng mắc thông qua phương tiện
chuyển tải các nội dung này (website của Bộ Tài chính, ngành Thuế, các Cục
Thuế địa phương, tỉnh, thành phố; báo đài TW và địa phương; Tạp chí Thuế,
Kế toán, Tài chính; vô tuyến truyền hình; sách hướng dẫn,...) hoặc văn bản trả

lời (của Chi cục Thuế, Cục Thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) thì các nội

11


dung trả lời, giải đáp phải là nhất quán, đúng pháp luật; thể hiện tính thống
nhất của pháp luật thuế, trong đó CQT là cơ quan hành thu, thực hiện theo
đúng quy định mà các Luật thuế đã ban hành (Tổng cục Thuế, 2010).
Mọi NNT đều được hỗ trợ, giải đáp một cách khách quan, công tâm,
công bằng. Xét ở khía cạnh kinh tế, nguyên tắc này liên quan đến vấn đề bản
chất của thuế, với ý nghĩa mọi công dân đều bình đẳng như nhau trước quy
định của pháp luật thuế. Luật pháp phải được áp dụng như nhau đối với tất cả
NNT ở trong những hoàn cảnh giống nhau. Khác với các loại tư vấn thuế của
các tổ chức khác, công tác hỗ trợ NNT là nghĩa vụ của CQT các cấp. Người
thực hiện là công chức thuế, hưởng lương NSNN. Hỗ trợ thuế được xem là
dịch vụ hành chính công, xuất phát từ yêu cầu quản lý của Nhà nước. Nhà
nước sống bằng tiền thuế của người dân đóng, có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu
hỗ trợ thuế và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, giàu hay nghèo cũng được phục
vụ bình đẳng. Bình đẳng ở đây còn có nghĩa không phân biệt NNT là thành
phần kinh tế khác nhau (nhà nước, tư nhân hay đầu tư nước ngoài,...), là NNT
nộp thuế nhiều hay ít, là người Việt Nam hay nước ngoài phát sinh nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước Việt Nam,... đều được hỗ trợ, giải đáp vướng mắc về
thuế (Tổng cục Thuế, 2010).
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ NNT cần đảm bảo tính công khai, minh
bạch, kịp thời. Đây cũng chính là yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà
nước trên một loạt các lĩnh vực, trong đó ngành thuế là ngành luôn được ưu
tiên hàng đầu. Việc ra đời các cơ chế: một cửa, một cửa liên thông, ... phối
hợp với các Bộ (Sở, ban, ngành...) cũng nhằm giảm tải cho NNT thủ tục về
hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất để NNT hiểu biết, nắm rõ pháp
luật thuế. Việc CQT triển khai áp dụng công nghệ thông tin, KHKT vào hoạt

động quản lý cũng nhằm mục đích nâng cao tiện ích cho NNT, đồng thời nâng
cao hiệu quả trong quản lý thuế ở toàn bộ các khâu của quá trình quản lý thuế:
kê khai, nộp thuế, miễn, giảm, hoàn thuế... (Tổng cục Thuế, 2010).
2.1.4.2. Về công tác hỗ trợ kê khai thuế
Việc trợ giúp kê khai và tính thuế thông qua hỗ trợ cơ sở vật chất là việc
cơ quan thuế cung cấp miễn phí một số thiết bị giúp người nộp thuế có thể dễ
dàng, thuận tiện hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tiêu biểu cho hình
thức này là việc cơ quan thuế hỗ trợ các phần mềm hỗ trợ kê khai miễn phí cho
người nộp thuế.

12


×