Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM NGỌC TÙNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỖ MỸ NGHỆ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ý kiến
đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Tài Nguyên và
Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của GS.TS Nguyễn Văn Song là người
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, UBND
huyện Đông Anh, UBND xã Liên Hà, Vân Hà, Thụy Lâm. Ngoài ra, tôi cũng được sự
động viên và giúp đỡ từ gia đình và người thân trong quá trình học tập.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Phạm Ngọc Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ................................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận..................................................................................................... 4


2.1.1.

Các khái niệm ................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ ............................................ 7

2.1.3.

Nội dung phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ ...................................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 16

2.2.1.

Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ......................... 16

2.2.2.

Phát triển làng nghề TTCN ở Việt Nam .......................................................... 19

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 23


3.1.1.

Vị trí địa lý ..................................................................................................... 23

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng ...................................................................................... 23

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 25

3.1.4.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 33

3.2.2.

Nguồn số liệu.................................................................................................. 33

iii



3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 34

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 37
4.1.

Khái quát tình hình làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh. ....... 37

4.1.1.

Tình hình làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh ...................... 37

4.1.2.

Vấn đề chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề
gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh.......................................................................... 39

4.2.

Thực trạng phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh ......... 41

4.2.1.

Thực trạng phát triển về quy mô, số lượng ...................................................... 41


4.2.2.

Thực trạng phát triển về chất lượng ................................................................. 54

4.2.3.

Phát triển về cơ cấu ......................................................................................... 58

4.2.4.

Thực trạng phát triển về thị trường tiêu thụ ...................................................... 61

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên
địa bàn huyện Đông Anh ................................................................................ 65

4.3.1.

Yếu tố lao động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ .................... 65

4.3.2.

Yếu tố vốn ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ ........................... 66

4.3.3.

Hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, công nghệ ........................................................... 68


4.3.4.

Thực trạng nguồn nguyên liệu......................................................................... 69

4.3.5.

Yếu tố thị trường ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ .................. 70

4.3.6.

Môi trường ở làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ ........................................... 71

4.4.

Giải pháp phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh .......................... 73

4.4.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ ........................ 73

4.4.2.

Các giải pháp phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ ............................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 86
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 86

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 88

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 90

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

BNN

Bộ Nông nghiệp

CN

Công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CP


Chính phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐH

Đại học

HTQT

Hợp tác quốc tế

HTX

Hợp tác xã



Nghị định

NQ

Nghị quyết

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.

Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.

Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2015 ................ 25
Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn 2013 – 2015 ............. 27
Kết quả phát triển kinh tế của huyện Đông Anh giai đoạn 2013-2015 ...... 29
Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh trong giai đoạn 2013 – 2015 ................... 31
Các đơn vị điều tra................................................................................... 34
Số lượng và cơ cấu làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh năm
2013-2015 ............................................................................................... 42
Số hộ lao động ở các làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh (2013-2015).....43
Giá trị sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại 3 làng nghề huyện Đông Anh
(2013 - 2015) ........................................................................................... 46
Giá trị sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện Đông Anh
(2013 – 2015) .......................................................................................... 48
Sản lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề huyện Đông Anh

(2013 - 2015) ........................................................................................... 49
Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu gỗ chính tại các hộ điều tra năm 2015..... 50
Giá thành các loại gỗ chính dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ
2013 - 2015 ............................................................................................. 50
Bình quân diện tích sử dụng đất đai của 1 hộ trong làng nghề trong
3 năm (2013-2015) .................................................................................. 54
Cơ sở vật chất của các hộ điều tra sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ năm 2015............. 52
Lao động tại các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh năm
2013 - 2015 ............................................................................................. 53
Giá trị sản xuất bình quân của 1 hộ điều tra năm 2015 ............................. 55
Thu nhập bình quân của lao động/tháng từ năm 2013-2015...................... 56
Chi phí và năng xuất của hoạt động sản xuất mộc mỹ nghệ năm 2015 ............ 57
Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ sản xuất ở làng nghề huyện
Đông Anh qua 3 năm (2013 - 2015) ......................................................... 58
Cơ cấu lao động tại các cơ sở điều tra năm 2015 ...................................... 60
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện
Đông Anh năm 2015 ............................................................................. 62
Giá của một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề huyện
Đông Anh năm 2015................................................................................ 65
Tình hình huy động vốn bình quân 1 hộ của các cơ sở điều tra năm 2015......67
Mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ ...................... 70
Vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề ........................................................ 72

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1.

Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Đông Anh năm 2015 .................................26


Biểu 4.1.

Các hình thức tổ chức SXKD ở làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện
Đông Anh trong giai đoạn (2013 – 2015) ................................................44

Biểu 4.2.

Cơ cấu các loại sản phẩm làng nghề gỗ mỹ nghệ năm 2015 ......................59

Biểu 4.3.

Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện
Đông Anh năm 2015.................................................................................61

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại huyện Đông Anh ...................63

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và đánh giá đúng thực trạng
phát triển làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề đồ
gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh trong những năm gần đây. Từ đó đề ra
phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ
trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chọn
điểm, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp quan sát thực địa, phương
pháp thống kế kinh tế, phương pháp phân tích so sánh để phân tích và đánh giá đúng
thực trạng phát triển làng nghề, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển làng nghề

gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Nghề
gỗ mỹ nghệ trên địa bàn Huyện phân bố rộng, tập trung ở 3 xã Vân Hà, Liên Hà, Thụy
Lâm, với khoảng 5.000 hộ sản xuất, hơn 10.000 lao động, hàng năm đạt giá trị sản xuất
gần 1.500 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân 500 – 600 triệu đồng/hộ/năm, thu nhập
bình quân người lao động đạt 6,7 triệu/1 người/năm. Các hộ sản xuất phần lớn hoạt
động dưới hình thức sản xuất hộ gia đình cung ứng sản phẩm ra thị trường. Trong
những năm qua nhìn chung các hộ sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đã cung cấp ra thị
trường nhiều loại sản phẩm như tượng, tranh gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất văn phòng, gia
đình, bàn ghế, sập, giường, tủ thờ,... với các loại gỗ khác nhau như hương, gụ, mít,...
chất lượng ổn định, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.
Hiện nay trong thời kỳ CNH, HĐH, các làng nghề đã áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật công nghệ vào sản xuất làm cho tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ mỹ nghệ ngày
càng được mở rộng ở các tỉnh 3 miền Bắc, Trung, Nam như Hà Nội, Hà Nam, Thái
Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,... thị trường các
nước quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia Trung Đông,...
Phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: 100% các hộ đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh, vốn vay còn
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn do đa phần là vốn vay tư nhân, thời gian vay ngắn,
việc tiếp cận vay vốn ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn; lao động có trình độ cao, được
đào tạo còn thấp tập trung chủ yếu ở các làng nghề làm tượng mỹ nghệ, đa phần là các
lao động thủ công, tự tích lũy kinh nghiệm; nhu cầu thị trường thay đổi dẫn đến việc
thay đổi cơ cấu sản phẩm, lao động.

viii


Dựa trên cơ sở kết quả cụ thể của quá trình phân tích, điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, chính sách về phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ, luận văn đã đưa ra 8 giải pháp
hữu hiệu về vốn, thị trường, chính sách, nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa phát

triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Mở rộng
và phát triển thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng nhất nhằm phát triển nghề gỗ
mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới. Các giải pháp về mặt bằng,
vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực cho sản xuất sẽ góp phần tăng quy mô và
chất lượng của các hộ sản xuất.

ix


THESIS ABSTRACT
Thesis has codified theoretical basis and practical and assess the true state of
development of villages, analysis of factors affecting the development of fine art wood
village in the district of Dong Anh recent years. From there, set targets and basic
solutions to promote the development of fine art wood village in Dong Anh district in
the near future.
Thesis using methods of research: research methods chosen points, expert
methods, monographs, field observation method, method economic statistics,
comparative analysis methods to analyze and evaluate the true state of price
development of villages, as the basis for developing solutions wooden handicraft
villages in the district of Dong Anh. Key findings and conclusions: wooden handicraft
profession in the districts widely distributed, concentrated in three communes of Van
Ha, Ha Union, Switzerland Forest, with approximately 5,000 households, more than
10,000 employees, annual production value of nearly 1,500 billion, the average
production value 500-600 million / household / year, per capita income reached 6.7
million workers / 1 person / year. Producers operating largely in the form of household
production supply of products to market. In recent years producers generally fine art
wood products supplied to the market a variety of products such as statues, paintings
and fine art wood, office furniture, household, furniture, collapsed, bed, altar,... with
different types of wood such as sandalwood, mahogany, jackfruit,... stable quality,
reasonable price to meet consumer demand of consumers. Currently in the period of

industrialization and modernization, the village has applied the scientific and technical
methods in production technology makes labor productivity growth, lower product costs
and improve competitiveness. The consumer market fine art wood products are
increasingly expanding in three provinces north, central, south of Hanoi, Ha Nam, Thai
Nguyen, Nghe An, Thanh Hoa, Ho Chi Minh City, Dong Nai,... international markets
such as China, Japan, Korea, Middle East countries... developing wooden handicraft
villages in the district of Dong Anh, Hanoi dependent many factors: 100% of
households lack of production and business capital, loans still account for a small
proportion of the total investment was mostly private loans, short loan period, access to
bank loans also met difficulties; highly qualified labor, low training focused mainly on
the arts villages, most of which were manual workers, self-accumulation of experience;
changing market demand led to the change of product mix, labor.

x


Based on the specific results of the analysis, natural conditions, social and
economic policies on developing wood handicraft villages, gave 8 essays effective
solutions for capital markets, policies to promote human resources development more
wooden handicraft villages in the district of Dong Anh, Hanoi. Expansion and
development of consumer markets is the most important solutions to develop artistic
wood craft in Dong Anh district in the near future. Premises solutions, capital, science
and technology, personnel training for manufacturing will contribute to increase the
scale and quality of the producers.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các
làng nghề. Đây là một trong những nét đặc trưng cơ bản về truyền thống kinh tế,
văn hoá, xã hội của nông thôn Việt Nam. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã lam
lũ, không ngừng sáng tạo trong suốt hàng nghìn năm để hình thành một hệ thống
làng nghề phong phú mà kết tinh trong nó là những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc.
Trong quá trình mở cửa hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta luôn xác định việc mở rộng và phát
triển các làng nghề là một trong những nội dung quan trọng của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đây không chỉ là vấn đề có ý
nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn.
Đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đất chật, người đông và nhiều làng xã
phổ biến là kinh tế thuần nông, thì phát triển làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông
nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo cho kinh tế nông
thôn phát triển (Văn kiện đại hội đảng khóa VIII, 1996).
Huyện Đông Anh là một trong những huyện có làng nghề đồ gỗ truyền
thống nổi tiếng của thành phố Hà Nội, ra đời từ thế kỷ 17 sản phẩm tượng của
làng nghề đã nổi tiếng khắp gần xa. Vài năm trở lại đây, thực tế nhu cầu sử
dụng đồ gỗ mỹ nghệ của người tiêu dùng tăng cao, người dân làng nghề đã
nhanh chóng nắm bắt mở rộng sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Việc áp dụng
những kỹ thuật tạc tượng truyền thống vào sản xuất gỗ mỹ nghệ đã mang đến
cho sản phẩm của làng nghề nét mềm mại, thanh mảnh, bố cục hài hòa và có
tính thẩm mỹ cao từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng (Hội
nghị phát triển ngành nghề nông thôn ở các tỉnh phía Bắc, Hà Nội 8/2000).
Việc phát triển làng nghề đồ gỗ truyền thống là mũi nhọn để phát triển
kinh tế khu vực nông thôn. Phát triển làng nghề đồ gỗ truyền thống tạo ra sự
ổn định đời sống từ đó là tiền đề để tập trung cho phát triển kinh tế, xã hội
vùng. Cái được lớn nhất ở đây là phát triển ngành nghề truyền thống để thu
hút toàn bộ lao động nông nhàn của khu vực đồng thời thu hút lao động bên


1


ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện an sinh xã
hội, trật tự an toàn xã hội.
Trong thời buổi kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, vấn đề đặt ra là:
Các cấp chính quyền địa phương đã có chủ trương, chính sách gì để tạo điều
kiện, khuyến khích phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ? Các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất cần có biện pháp gì để thu hút vốn đầu tư? Nâng cao trình độ lao động,
kỹ thuật, chất lượng sản phẩm? Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường
sản phẩm làng nghề? Để trả lời những câu hỏi trên, học viên quyết định lựa chọn
đề tài “Phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề, đề xuất phương
hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề, phát triển làng
nghề gỗ mỹ nghệ.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ trên địa
bàn huyện Đông Anh trong những năm gần đây; chỉ ra những kết quả đạt được,
những hạn chế, yếu kém cùng nguyên nhân của nó.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề gỗ mỹ
nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển
làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ở các
làng nghề trong phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

2


- Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
trong phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.3.1.2. Đối tượng điều tra
- Các hộ, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Cán bộ quản lý các cấp tham gia quản lý và phát triển làng nghề gỗ mỹ
nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ và những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các làng nghề trong
thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong thời gian tới.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thu thập số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2015.
- Số liệu về tình hình phát triển làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ được
thu thập trong thời điểm nghiên cứu (2013-2015).
- Đưa ra các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ trên
địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2020.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
- Làng nghề
Làng nghề được cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm
về làng nghề cũng được hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề”.
Làng – theo Từ điển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất
định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp
dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất
định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.
Hiện nay, do tác động của quá trình đô thị hóa, khái niệm làng có thể được
hiểu một cách tương đối. Có một số cách gọi khác với làng đó là phố, khối phố,
tổ dân phố,.... Tuy là cách gọi có thể khác đi nhưng về bản chất của cộng đồng
dân cư đó nếu gắn với nông thôn thì vẫn được xem như là làng.
Còn “nghề” có thể được hiểu là công việc mà người dân làm để kiếm sống
hàng ngày. Các nghề trong hoạt động của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ
công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân
làm ra nó.
Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
sản phẩm làm ra của họ ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình còn dùng
để trao đổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa.
Các nghề thủ công ở làng quê ban đầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề
phụ, chủ yếu được bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau này,
do sự phân công lao động mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản xuất
nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp. Và lúc đó,
những người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp

nhưng họ vẫn gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển
mạnh, những người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh
chóng. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn
cho đến ngày nay (Hoàng Kim Giao, 1996).

4


Thông qua những lí luận đó mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau về làng nghề như:
“Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm
một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ đó có thể sinh sống bằng nghề đó, thu
nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá trị sản
lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương”.
“Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động nghề cho
nghề đó và lấy đó làm nguồn sống chủ yếu”. Với quan niệm như thế thì hiện nay
ở Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng,…).
“Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ
trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội”. Quan niệm này chưa phản
ánh được đầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện được sự
khác biệt giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất thủ công
nghiệp ở thành thị, thị trấn.
“Làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn
nông thôn. Trong làng đó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống
bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong đó có ít nhất
một loại hàng hóa, dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình
trong làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ trọng lớn so với
thu nhập dân cư tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó” (Nguyễn
Văn Hiến, 2012).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra khái niệm làng nghề như
sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau”. Như vậy, ta có thể hiểu làng nghề thông qua khái niệm này.
- Làng nghề gỗ mỹ nghệ
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ là những làng nghề có phần lớn các hộ gia đình
đều tập trung vào sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Làng tập trung sản xuất với quy mô
lớn chủ yếu bằng những phương pháp thủ công, tinh xảo.
Thủ công mỹ nghệ: Là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ nghệ,
hoặc các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống như sản

5


phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ, chức năng văn hoá, thẩm mỹ trở nên quan
trọng hơn chức năng sử dụng thông thường. Thủ công mỹ nghệ là nghề chuyên
làm các đồ trang sức, trang trí bằng tay với dụng cụ thô sơ, nhưng kỹ thuật tinh
xảo, đường nét sắc xảo,… Lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ phải có
trình độ chuyên môn cao. Ngày nay, khi trình độ kinh tế, xã hội phát triển ngày
càng cao thì đi theo đó nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi của con người ngày càng cao
hơn nhằm thỏa mãn thỏa dụng của bản thân. Vì vậy, đòi hỏi các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ phải tinh tế và chất lượng cao hơn.
- Phát triển và phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ
Phát triển là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về mặt số lượng và chất
lượng của một vấn đề hiện tượng nào đó. Phát triển bao hàm ý nghĩ rộng hơn
tăng trưởng. Bên cạnh tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, phát triển còn bao
gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng cường cộng thêm các thay đổi cơ bản trong
cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo
ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi

nói trên là những nội dung của sự phát triển (Mai Thế Hởn, 1999).
Phát triển làng nghề là sự tăng lên về quy mô làng nghề được hiểu là sự
mở rộng về sản xuất của từng làng nghề và số lượng làng nghề được tăng lên
theo thời gian và không gian (làng nghề mới), trong đó làng nghề cũ được củng
cố, làng nghề mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của làng nghề không
ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của làng nghề. Sự phát triển
làng nghề truyền thống phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (Bùi
Ngọc Quyết, 2000).
Từ khái niệm chung về phát triển, chúng ta có thể hiểu phát triển ngành
nghề đồ gỗ mỹ nghệ chính là sự tăng lên về quy mô của ngành nghề sản xuất, sự
tăng số lượng của các cơ sở sản xuất, số hộ tham gia cùng với nó, đồng thời là sự
tăng về giá trị sản lượng từng loại sản phẩm được sản xuất ra, thu nhập của người
lao động trong sản xuất ngành nghề tăng lên. Chính vì vậy, phát triển ngành nghề
gỗ mỹ nghệ yêu cầu cần sự tăng trưởng ngành nghề này phải đảm bảo hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường.
Phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ còn yêu cầu sự phát triển phải có kế
hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động,
vốn, nguyên liệu cho sản xuất đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống

6


cho người lao động, không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn thuần phong mỹ tục
và bản sắc văn hóa dân tộc,.... Mỗi ngành sản xuất đều có đặc điểm riêng, các đặc
điểm đó ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất cũng như việc xác định kết
quả và hiệu quả của ngành đó. Ngành nghề gỗ mỹ nghệ trong nông thôn mang lại
lợi ích kinh tế cho người dân nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Để
đánh giá trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố sản xuất của các cơ sở cũng như
các hộ làm nghề chúng ta sử dụng thước đo hiệu quả kinh tế. Đó chính là hiệu
quả sản xuất của các cơ sở và của các hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ được phản ánh

bằng tỷ lệ so sánh giữa chi phí bỏ ra để đầu tư cho sản xuất và thu nhập do bán
sản phẩm mang lại. Hiệu quả ấy được phản ánh qua các chỉ tiêu: Thu nhập của
một công lao động làm nghề, thu nhập từ một đồng chi phí bỏ ra hay thu nhập
được từ một đồng tài sản cố định được đầu tư vào sản xuất ngành nghề.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ chính
là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được thông qua quá trình sản
xuất, đồng thời cũng là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được về mặt
xã hội thông qua phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ (như giải quyết vấn đề thất
nghiệp trong nông thôn, góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương, giải quyết
đầu ra cho ngành trồng trọt và khai thác nguyên liệu, giảm sự chênh lệch giàu
nghèo,...).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ
2.1.2.1. Đặc điểm
Gỗ mỹ nghệ là một nghề thủ công truyền thống mang tính chất nghệ thuật
trang trí tạo hình truyền thống của nước ta, xuất hiện từ lâu đời. Nghề gỗ mỹ
nghệ phát triển thành làng nghề vào thế kỷ thứ 7. Thời gian đầu sản phẩm gỗ mỹ
nghệ chỉ phục vụ cho cung đình và làm đồ thờ cúng, đình chùa miếu mạo.
Trải qua bao thăng trầm, nghề gỗ mỹ nghệ đã phát triển rộng khắp tới mọi
miền đất nước, trở thành một nghề thu hút được đông đảo lao động, nhất là lao
động vùng nông thôn. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cha ông truyền
lại, người thợ gỗ mỹ nghệ đã vận dụng kỹ thuật mộc và điêu khắc một cách hiệu
quả vào việc tạo nên những sản phẩm gỗ mỹ nghệ đạt trình độ nghệ thuật cao,
cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập
trong từng hộ gia đình, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, đời sống và trong
nền kinh tế quốc dân.

7


Nghề mộc mỹ nghệ không quá phức tạp, đòi hỏi lớn nhất với những người

làm nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể. Công cụ dùng trong
nghề gỗ mỹ nghệ khá đơn giản. Các thợ mộc mỹ nghệ chỉ sử dụng một số thứ vật
dụng như các loại đục, cưa, bào để tạo hình và tạo dáng các sản phẩm gỗ mỹ
nghệ. Chính vì thế, nghề gỗ mỹ nghệ rất phù hợp với khả năng nguồn lao động
của nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ trước hết là
những vật phẩm có giá trị nghệ thuật cao, không bao giờ lỗi mốt, chúng rất gần
gũi với cuộc sống con người và là vật dụng hữu ích cho cuộc sống của con người
hàng ngày như: Bàn, ghế, tủ gường và các vật dụng đồ gỗ mỹ nghệ khác (Trần
Thu Hằng, 2012).
Quy trình sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ bao gồm những công đoạn cơ
bản: Pha cắt gỗ, đẽo, đục, chạm, khảm,.. làm nhẵn, đánh bóng, đóng gói. Pha cắt
gỗ: Đây có thể được coi là khâu khởi đầu để tạo nên hình dáng của sản phẩm gỗ
mỹ nghệ. Trên cơ sở mẫu đã được thiết kế, đội ngũ nghệ nhân, thợ, cán bộ kỹ
thuật của cơ sở sản xuất tiến hành tính toán định mức gỗ cần sử dụng để có thể
làm nên sản phẩm theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu. Đục, khắc,
chạm: Sau khi có phôi gỗ từ khâu pha cắt, những người thợ làng nghề tiến hành
đục, khắc, chạm. Đây là khâu đòi hỏi độ chính xác rất cao. Khảm: Bán thành
phẩm gỗ mỹ nghệ sau khi đục, khắc của cơ sở sản xuất làng nghề được các nghệ
nhân, thợ khảm trai hoặc ốc thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo khảm những
hình thù, hoa văn theo thiết kế lên gỗ. Đánh bóng: Các bán thành phẩm gỗ mỹ
nghệ sau khi đục, chạm hoặc khảm sẽ chuyển đến khâu đánh nhẵn bằng giấy
nhám theo kích cỡ hạt từ to đến bé. Khâu đánh bóng rất quan trọng đây là khâu
làm cho sản phẩm có độ nét và tinh xảo (giá trị gia tăng của sản phẩm được quyết
định ở khâu này). Phun PU hoặc đánh vecni: Công đoạn sản xuất cuối cùng là
làm bóng bề mặt của sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Tùy theo yêu cầu của khách hàng
các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có thể làm bóng bề mặt của sản phẩm bằng
cách phun PU hặc đánh vecni; nếu phun PU thì các sản phẩm được đưa vào
phòng phun PU để phun đảm bảo độ đồng đều về màu sắc và độ bóng của sản
phẩm, cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, vì ở phòng phun PU có các thiết
bị thu hồi PU dư trong không khí; nếu đánh veni thì có thể đặt sản phẩm ở nơi

khô ráo để đánh vécni. Kiểm hoá: Để có thể có được một sản phẩm gỗ mỹ nghệ
hoàn hảo cả về kỹ thuật và hình thức, các cơ sở làng nghề rất coi trọng khâu
kiểm hoá. Với kinh nghiệm và tay nghề của mình, những thợ gỗ mỹ nghệ,

8


những kỹ thuật viên luôn cố gắng tìm ra và chỉnh sửa lại từ những sai sót nhỏ
nhất của sản phẩm gỗ mỹ nghệ như lỗi trong quá trình phun PU hay đánh vecni
(Lê Thị Thành, 2012).
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ không chỉ dừng lại ở một số mặt hàng đơn giản như
những năm trước đây. Ngày nay nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã đạt tới trình độ
khá cao đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật điêu luyện. Có thể nói đó là nghệ
thuật đục, chạn, khảm đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, sáng tạo, tính thẩm mỹ cao
như nghệ thuật điêu khắc và các kỹ thuật hội họa. Từng đường đục, nét khảm
khéo léo hài hoà kết hợp với nền gỗ và sự đan, quyện vào nhau tạo thành những
sản phẩm rất đẹp và có giá trị cao. Máy móc dù có tinh xảo đến đâu cũng không
thể thay thế đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện của con người. Hiện nay trên thế giới
người ta đã chế tạo được máy đục công nghiệp hiện đại điều khiển bằng máy vi
tính, năng suất gấp 10 lần đục thủ công. Tuy nhiên, dàn máy đục hoặc máy cắt
chỉ có thể sản xuất ra được một loại sản phẩm nhất định, tuy năng suất lớn, giá
thành hạ nhưng tính nghệ thuật không cao, không thể so sánh với đục, chạm,
khảm đồ gỗ mỹ nghệ thủ công. Công nghệ chế biến gỗ ngày nay đã đạt trình độ
rất cao nhờ sử dụng các thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, năng suất cao. Tuy
nhiên đồ gỗ mỹ nghệ là sản phẩm đặc trưng được làm từ thủ công với bàn tay
người thợ, người ta có thể sáng tạo ra các sản phẩm không giới hạn về mẫu mã,
kiểu dáng và có giá trị nghệ thuật rất cao, rất tinh xảo phục vụ cho thị hiếu người
tiêu dùng, mà máy móc không thể làm được. Nhìn vào sản phẩm gỗ mỹ nghệ
người ta thấy nét tài hoa và thể hiện nét văn hoá của dân tộc kết tinh trong đó.
Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng gỗ mỹ nghệ còn có

giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo. Trước đây hàng gỗ
mỹ nghệ chỉ phục vụ trong các cung đình và vua chúa, quan lại mới đủ điều kiện
sử dụng. Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người nâng cao,
người ta thích dùng hàng thủ công sản xuất bằng tay, có giá trị văn hoá. Vì vậy
họ tìm đến những nước mà ở đó công nghiệp chưa phát triển, hàng hoá chủ yếu
làm thủ công để mua sắm hàng.
2.1.2.2. Vai trò
- Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa
phương: Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ
cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. Mỗi một sản phẩm là
một tác phẩm nghệ thuật, nó là một sản phẩm chứa đựng những nét văn hóa.

9


Những sản phẩm từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay của người thợ đã được gửi
gắm tâm hồn, tinh thần lao động của người nghệ nhân. Làng nghề thực sự là một
địa chỉ văn hóa dân gian, phản ánh nét văn hóa độc đáo của địa phương, của từng
vùng. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo
nên những nét riêng độc đáo, đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn
hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hoá xã hội.
Làng nghề là nơi không có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn nẩy nở.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông
thôn: Phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng cao
đời sống cho cư dân nông thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Là một
nước sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tập trung ở vùng nông thôn chiếm tỷ
lệ cao, lao động chỉ tập trung vào tháng mùa vụ, còn lúc nông nhàn thì không có
việc làm.... Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên
hết sức cần thiết, và khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các
ngành nghề và các lĩnh vực (Trần Minh Yến, 2003).

Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động thu hút lao
động dư thừa cũng như lao động nông nhàn ở nông thôn. Việt Nam là một quốc
gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 80% dân số nông thôn, tốc độ tăng
dân số hàng năm khá cao 1,2%, tốc độ đô thị hoá cao làm cho đất đai sản xuất
nông nghiệp bình quân giảm. Nguyên nhân này làm cho thu nhập từ nông nghiệp
thấp, lực lượng lao động nhàn rỗi tăng nhanh. Chính những ngành nghề phi nông
nghiệp này đã thu hút nguồn lao động nhàn rỗi, làm giảm tình trạng không có
việc làm lúc nông nhàn và lực lượng lao động ít ruộng trong thời vụ nông nghiệp.
Chúng ta không thể coi một số ngành nghề là phụ nữa mà hãy coi chúng như
nghề thực thụ bởi nhiều nơi, nhiều ngành nghề đã mang lại cho người lao động
thu nhập cao hơn nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá – hiện đại hóa:
Mục tiêu cơ bản của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ
cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận động và
phát triển của nền kinh tế làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng
tỷ trọng của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hẹp tỷ trọng của nông
nghiệp. Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản

10


xuất, thu hút nhiều lao động, đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc
thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự túc, tự cấp
sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp nhận công nghệ mới của làng thuần nông.
Các làng nghề hoạt động sẽ thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, quan
trọng hơn là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Từng gia đình, từng hộ
đơn lẻ thì thì số vốn tự có là không lớn nhưng với ưu thế số đông thì nguồn vốn
được sử dụng là rất lớn. Nguồn vốn tự có trong dân đó không chỉ là vốn bằng
tiền, mà đó còn là vốn cố định trong xây dựng cơ bản. Hầu hết các ngành nghề

sản xuất đều tiết kiệm sử dụng diện tích nhà ở (như nghề mộc, nghề làm bún, nghề
dệt,...) tiết kiệm được lượng vốn rất lớn cho xây dựng nhà xưởng.
Một vấn đề quan trọng của phát triển làng nghề là góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ suất trọng của
ngành nông nghiệp trong thu nhập của vùng Nông thôn, tạo điều kiện rút ngắn
khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị.
- Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội: Hoạt động của
các làng nghề đã tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá đa dạng và phong phú, phục
vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân
nói chung và địa phương nói riêng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế nông thôn.
- Đa dạng hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Đa dạng hóa nông
thôn và xây dựng nông thôn mới luôn là một biện pháp thúc đẩy nền kinh tế hàng
hóa nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến về chất góp phần phát triển
kinh tế xã hội nông thôn. Việc phát triển các làng nghề đã tạo tăng thu nhập cho
người dân, điều đó cũng giúp ngân sách địa phương luôn có nguồn thu ổn định
cũng như các khoản phúc lợi cho các gia đình. Nguồn vốn được huy động từ người
dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho chính lợi ích của dân nông
thôn, và một phần được trích từ quỹ của địa phương, đã được chú ý phát triển đặc
biệt ở các làng nghề. Hệ thống điện, đường, trường, trạm các dịch vụ y tế, giáo
dục được thúc đẩy và phát triển. Phát triển các làng nghề luôn được chú ý phát
triển là nhân tố kích thích sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao dân trí
nông thôn, thúc đẩy xã hội nông thôn tiến lên, văn minh hiện đại, thu hẹp dần
khoảng cách thành thị và nông thôn (Trần Thu Hằng, 2012).

11


2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ
2.1.3.1. Phát triển về quy mô làng nghề qua các năm

Phát triển quy mô làng nghề là sự gia tăng về số lượng các hộ làm nghề,
số lao động làm nghề, diện tích làm nghề qua các năm. Số lượng các hộ kinh
doanh lớn và số hộ kinh doanh nhỏ. Giá trị sản xuất tại các làng nghề là sự gia
tăng về số lượng sản phẩm, thể hiện ở quy mô sản xuất, năng suất lao động tạo ra
giá trị sản xuất ngày càng tăng. Đây là tiêu chí biển hiện về mặt số lượng của
tăng trưởng. Vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất nào,
đối với sự phát triển của làng nghề. Vốn đối với sản xuất tại các làng nghề
thường là vốn tự có của các gia đình hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ, nên vấn đề vốn
đối với phát triển làng nghề càng quan trọng hơn trong quá trình mở rộng quy mô
sản xuất và chất lượng sản phẩm. Lực lượng lao động có tay nghề ổn định là một
yếu tố trong quá trình sản xuất, lực lượng lao động tại các làng nghề tác động rất
nhiều đến chất lượng sản phẩm. Làng nghề chủ yếu là lao động thủ công nên
trình độ tay nghề của lao động càng đóng vai trò quan trọng hơn. Vì vậy cần đảm
bảo ổn định lực lượng lao động làng nghề cả về số lượng và chất lượng để góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.3.2. Phát triển về cơ cấu làng nghề
Cơ cấu hay chỉ tiêu kết cấu là chỉ tiêu biểu hiện tỷ trọng từng mức độ khối
lượng tuyệt đối của từng đơn vị, từng bộ phận trong mức độ khối lượng tuyệt đối
của tổng thể hiện tượng nghiên cứu (Nguyễn Thị Kim Thúy, 2012).
Cơ cấu thực tế các hộ làm nghề là số lượng, tỷ lệ các hộ làm nghề trên địa
bàn huyện, xã tại một thời điểm nhất định nào đó. Cơ cấu tổ chức làng nghề là tỷ lệ
hợp lý các hộ làm nghề. Xây dựng cơ cấu các loại sản phẩm gỗ mỹ nghệ hợp lý.
Phát triển cơ cấu sản phẩm làng nghề là sự gia tăng về số lượng, tỷ lệ các
loại sản phẩm ở các làng nghề qua các năm. Việc gia tăng về số lượng, tỷ lệ các
loại sản phẩm ở các làng nghề qua các năm cần phải dựa trên cơ sở: Nhu cầu của
thị trường về sản phẩm, giá thành nguyên vật liệu làm sản phẩm, nhân công lành
nghề, giá cả các sản phẩm theo từng năm.
Phát triển cơ cấu các hộ làm nghề qua các năm là sự phát triển về số
lượng, tỷ lệ các hộ làm nghề trên địa bàn qua các năm.


12


2.1.3.3. Phát triển làng nghề về chất lượng
- Phát triển về năng suất làm nghề gỗ mỹ nghệ
Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả
đầu ra (số lượng, giá trị tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên
liệu,...). Tăng năng suất lao động nhằm giảm chi phí, hạ giá giá thành, nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.
Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất
nhưng vẫn đảm bảo sự tinh xảo, độc đáo của nghề truyền thống; gia tăng hàm lượng
chất xám trong sản phẩm; tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt mức độ nặng
nhọc cho người lao động; nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất; giảm bớt sự
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp
đáng kể cho kinh tế địa phương.
- Phát triển về hiệu quả kinh tế trong làng nghề gỗ mỹ nghệ qua các năm
Hiệu quả kinh tế có thể tính bằng hiệu quả tương đối hoặc hiệu quả tuyệt
đối. Trong đó hiệu quả tương đối là tỷ số tính theo phần trăm giữa kết quả sản
xuất mà xã hội nhận được với toàn bộ lao động mà xã hội đã bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản
xuất (Nguyễn Văn Hảo, 2006). Phát triển về hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh các sản phẩm gỗ mỹ nghệ qua các năm có thể được hiểu là sự gia tăng về
hiệu quả tuyệt đối hoặc hiệu quả tương đối từ sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ
thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, phương pháp sản xuất, sử dụng
đồng vốn,… để tạo ra nhiều kết quả trong kinh doanh và giảm chi phí sản xuất.
2.1.3.4. Phát triển làng nghề về thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề gỗ
mỹ nghệ qua các năm
Thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả,
giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định (Nguyễn

Văn Hảo, 2006). Phát triển thị trường là việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
gỗ mỹ nghệ qua các năm. Việc mở rộng ở đây cần quan tâm tới 02 yếu tố: Yếu tố
chiều sâu và yếu tố chiều rộng. Yếu tố chiều rộng: Được hiểu là tăng thêm số
lượng khách hàng và nơi bán hàng hóa; yếu tố chiều sâu được hiểu là tăng khối
lượng hàng hóa bán ra của sản phẩm trên mỗi một khách hàng, đơn hàng.

13


×