Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NINH QUANG HƯNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Ninh Quang Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc Thầy giáo, PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND tỉnh Vĩnh
Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước; cán bộ nhân viên các
Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên, Tam Đảo, Liễn Sơn; hộ nông dân các xã Phúc
Yên, Tam Đảo, Lập Thạch đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ninh Quang Hưng

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình và biểu đồ ............................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ..................................................................................................................x
Thesis abstract ........................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5
2.1.
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 5
2.1.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy
lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ............................................................ 18
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ..................... 26
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 29
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực
thủy lợi ở một số nước trong khu vực............................................................. 29
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực
thủy lợi ở các địa phương trong nước ............................................................. 30
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình
nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 40
3.1.3. Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi ............................................................... 45

iii


3.2.
3.2.1.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 47

3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
Phần 4.

Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu ......................................................... 47
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu .......................................... 49
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 50
Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 52

4.1.

Quá trình phát triển thủy lợi tỉnh vĩnh phúc và bộ máy quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông

4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.3.

4.3.1.
4.3.2.

4.4.

4.4.2.
4.5.

4.5.1.

nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................... 52
Quá trình phát triển thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 52
Thực trạng bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh
vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ....................... 57
Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy
lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 60
Thực trạng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 60
Thực trạng lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ................ 61
Thực trạng tổ chức thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh
vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 66
Thực trạng thanh kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ................. 85
Thành công và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh
Phúc .............................................................................................................. 90
Những thành công của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................... 90
Những hạn chế của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh
vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................... 93
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh

Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 98
Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 99
Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 101
Quan điểm và định hướng ............................................................................ 101

iv


4.5.2.

Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc .... 104

Phần 5.
5.1.
5.2.
Phụ lục

Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 111
Kết luận ....................................................................................................... 111
Kiến nghị ..................................................................................................... 113
.................................................................................................................... 118

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................122

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt



Quyết định

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

HĐND

Hội đồng nhân dân

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

NN

Nông nghiệp

BQ

Bình quân




Lao động

HTX

Hợp tác xã

TT

Thị trấn

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

QLĐT

Quản lý đầu tư

SL

Số lượng

ĐVT

Đơn vị tính

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc phân theo huyện, thị............................. 39
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 40
Bảng 3.3. Số đơn vị hành chính, dân số tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 41
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu ........................................... 49
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất phân theo các hệ thống thủy lợi .................................... 55
Bảng 4.2. Sự tham gia của cán bộ các đơn vị trong công tác lập kế hoạch vốn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc ......... 63
Bảng 4.3. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong chương trình kiên cố hóa kênh mương
và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai đoạn 2012 – 2015 của tỉnh Vĩnh
Phúc .......................................................................................................... 65
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh về chương trình
kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai
đoạn 2012 – 2015 ...................................................................................... 68
Bảng 4.5. Thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh giai
đoạn 2012 – 2015 ...................................................................................... 69
Bảng 4.6. So sánh kế hoạch phân bổ và thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị
quyết số 29 của HĐND tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 ................................... 70
Bảng 4.7. Thực tế cấp phát vốn đầu tư ở các Công ty thủy lợi theo Nghị quyết số
29 của HĐND tỉnh .................................................................................... 72
Bảng 4.8. Đánh giá tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu cho các công trình kiên cố
hóa kênh mương thuộc Nghị quyết số 29 của HĐND Tỉnh trong nội
dung chương trình kiên cố hóa kênh mương .............................................. 74
Bảng 4.9. Đánh giá công tác thanh quyết toán vốn các công trình trong chương
trình kiên cố hóa kênh mương thuộc Nghị quyết số 29 của HĐND
Tỉnh .......................................................................................................... 75
Bảng 4.10. Diện tích, kinh phí cấp bù thủy lợi phí của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2010 đến 2014........................................................................................... 77

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện đầu tư các công trình thuộc Nghị quyết số
33/2010/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................... 79

vii


Bảng 4.12. Kết quả thực hiện cấp phát vốn đầu tư công trình theo Nghị quyết
33/2010/NQ-HĐND về thủy lợi phí .......................................................... 80
Bảng 4.13. Đánh giá tiến độ giải ngân vốn cho các công trình thuộc Nghị quyết số
33/2010/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................... 84
Bảng 4.14. Đánh giá công tác thanh quyết toán vốn các công trình thuộc Nghị
quyết số 33/2010/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 84
Bảng 4.15. Đánh giá công tác thanh kiểm tra giám sát các công trình thuộc
chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết số 29 của
HĐND Tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................. 87
Bảng 4.16. Đánh giá công tác thanh kiểm tra các công trình thuộc Nghị quyết số
33/2010/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................... 88
Bảng 4.17. Diện tích phục vụ tưới cây vụ đông 2014 ở các Công ty TNHH MTV
thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................. 88
Bảng 4.18. Đánh giá của hộ nông dân về tình hình cung cấp nước đầy đủ và kịp
thời của hệ thống thủy lợi trên địa bàn ....................................................... 89
Bảng 4.19. Tác động của hệ thống thủy lợi đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
của hộ điều tra ........................................................................................... 89
Bảng 4.20. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................... 102
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc ........... 104
Bảng 4.22. Ý kiến về việc tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi ............................................ 105
Bảng 4.23. Trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý các đơn vị ................. 106

Bảng 4.24. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của cán bộ quản lý các đơn vị .................................................................. 101

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................... 35

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (phân theo ngành kinh tế)............. 43
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (phân theo thành phần kinh tế) .........44
Hình 4.1.

Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh
vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................. 59

Biểu đồ 4.1. So sánh kế hoạch và thực tế phân bổ vốn đầu tư theo Nghị định số 29
giai đoạn 2012 – 2015 ........................................................................... 71
Biểu đồ 4.2. So sánh kế hoạch và thực tế phân bổ vốn đầu tư theo Nghị định số 29
giai đoạn 2012 – 2015 theo từng chương trình ....................................... 71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ninh Quang Hưng
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc”.

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình, dự
án đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, sử dụng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực
thủy lợi thời gian qua của tỉnh đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém cần có những giải
pháp để tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi
tại tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tăng
cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trên cơ sở đó
đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh
Phúc thời gian tới.
Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: khái niệm quản lý vốn đầu tư, phân tích đặc điểm,
vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách
Nhà nước; từ kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực
thủy lợi ở các nước trong khu vực và các tỉnh thành trong nước, nghiên cứu rút ra một
số bài học kinh nghiệm vận dụng vào nghiên cứu quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách
Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra được những
thành công trong công tác quản lý vốn đầu tư: vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi tại
tỉnh Vĩnh Phúc đã đáp ứng được nhu cầu phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp của tỉnh; việc xây dựng kế hoạch vốn và thực hiện giải ngân vốn, cũng

như công tác thanh kiểm tra giám sát giải ngân, quyết toán vốn được thực hiện đúng
theo quy định về đầu tư và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, mang lại hiệu
quả trong đầu tư.

x


Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác
quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc:
bất cập trong phân cấp quản lý vốn; chất lượng công tác lập kế hoạch vốn chưa cao; vẫn
còn những sai phạm gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước; việc kiểm tra
giám sát của các cơ quan Nhà nước chưa sâu, diện kiểm tra còn hẹp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: các yếu tố khách quan như hệ thống
văn bản pháp luật, cơ chế phân cấp quản lý; các yếu tố chủ quan như mô hình tổ chức
bộ máy quản lý và trình độ năng lực của cán bộ quản lý.
Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước trong lĩnh vực thủy lợi, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, bao gồm: hoàn thiện phân cấp quản lý vốn; hoàn thiện
quy trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện giải ngân vốn; tăng cường công tác kiểm tra
giám sát; hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn. Việc áp
dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp sẽ mang lại tác động tích cực trong quản lý vốn đầu tư
từ NSNN.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ninh Quang Hung
Thesis title: "Enhancing management of investment capital from the State

budget in the field of irrigation for agricultural production in Vinh Phuc province".
Major: Economic Management

Code: : 60340401

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, Vinh Phuc Province has implemented many programs and
projects in the field of water resources in service agricultural production in the province,
using State budget funds of the provincial level. However, the management invested in
the irrigation areas of the province recent years have revealed a number of shortcomings
and weaknesses need to have solutions to enhance the management of investment
capital from the State budget in irrigation area in Vinh Phuc Province.Coming from this
reality, the author choose to study the topic "Enhancing management of investment
capital from the State budget in the field of irrigation for agricultural production in Vinh
Phuc province".
The objective of the study is to understand the situationmanagement of
investment capital from the State budget in the field of irrigation in the last time of Vinh
Phuc province, based on which proposed the orientation and a number of solutions to
enhance the management of investment capital from the State budget in the field of
irrigation for agricultural production in Vinh Phuc Province near future.
Research has analyzed and clarify some theoretical issues and practical
management of investment capital from the State budget: the concept of investment
management, analyze the characteristics, roles, content, factors affecting the
management of investment capital from the State budget; Experience investment capital
management from the State budget in the irrigation sector of the region and the
provinces in the country. Research draws some experience lessons to apply the
management of investment capital from the State budget in the field of irrigation for
agricultural production in Vinh Phuc province. The planning and implementation of
capital disbursement, as well as monitoring of disbursement and settlement of funds is
carried out in accordance with the regulations on investment and which use of

investment capital from the State budget,and bring investment efficiency.
Besides, research has shown the limitations to be overcome in the management
of investment capital from the State budget in the the irrigation sector in the Vinh Phuc
Province: The shortcomings in the decentralization of management of capital;Quality of

xii


capital planning is not high; there are still irregularities causing loss,waste of state
budget;the control and supervision of the State authorities are not deep, narrow test area.
Factors affect the management of investment capital from the State budget in the
field of the irrigation in Vinh Phuc province, including: The objective factors such as
the system of legal documents, mechanism of decentralization; The subjective factors
such as the organizational model management apparatus and the qualifications of the
management staff.
To overcome the limitations in the management of investment capital from the
State budget in the field of the irrigation, researchers have proposed a number of
measures to enhance the management of investment capital from the State budget,
including: Completing the decentralization of capital; Improving the process of
planning and organizing the implementation of the disbursement; To enhance the
inspection and supervision; Completing the organizational structure and staff working
the capital management.The adoption of a comprehensive system of solutions will bring
positive effects in the management of investment capital from the State budget.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những thập kỷ qua đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước được sự

quan tâm của Đảng và Chính phủ đã đầu tư xây dựng được hệ thống công trình
thuỷ lợi đồ sộ: 1.967 hồ chứa, 10.000 trạm bơm, 8.000 km đê sông đê biển phục
vụ phát triển các ngành kinh tế, phát triển nông nghiệp, phòng tránh giảm nhẹ
thiên tai, đào tạo gần trăm nghìn cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung ương đến
địa phương ... do vậy góp phần quan trọng đưa Việt nam từ chỗ thiếu lương thực
trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bộ mặt nông thôn mới
không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an toàn trước thiên tai, ổn định xã hội,
sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện.
Kết quả đầu tư xây dựng thuỷ lợi đã xây dựng được 75 hệ thống thủy lợi
lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên
10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8x106m3/h, hàng vạn
công trình thủy lợi vừa và nhỏ; đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển,
23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa
lớn tham gia chống lũ cho hạ du, các hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có
khả năng cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm
xuất hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45
triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và
cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m3/năm cho sinh
hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ...; Cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 70-75%
tổng số dân (Phạm Thị Khanh 2003).
Hiệu quả đầu tư phát triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện quan trọng cho phát
triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa đảm bảo an
ninh lương thực và xuất khẩu; phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo
vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh; hàng năm các công
trình thuỷ lợi bảo đảm cấp 5 – 6 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp dịch vụ
và các ngành kinh tế khác; góp phần phát triển nguồn điện và cải tạo môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), tổng
vốn đầu tư cho thuỷ lợi trong giai đoạn năm 2011 – 2014 là hơn 28.800 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng hơn 79% đầu tư toàn ngành. Số vốn này được phân bổ đầu tư cho


1


thuỷ lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt,
chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp. Trong đó, nuôi
trồng thủy sản được ưu tiên đầu tư phát triển bên cạnh việc xây dựng các dự án
công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống đê điều và an toàn hồ chứa. Cùng với đó,
Bộ cũng ưu tiên vốn nhiều hơn cho nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình; phát
triển thủy lợi nhỏ kết hợp với thủy điện ở khu vực miền núi; hỗ trợ áp dụng các
phương pháp tưới tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các
công trình thủy lợi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2014, cả
nước đã xây dựng được 110 hệ thống thủy lợi vừa và lớn (diện tích tưới trên
2.000 ha); trên 6.500 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 560 hồ chứa lớn (dung tích trữ
lớn hơn 3 triệu m3 nước); 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới, tiêu lớn để
phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về cấp thoát nước phục vụ công nghiệp và dân sinh. Tổng năng lực tưới hệ thống
thủy lợi đến năm 2013 đạt 3,52 triệu ha đất canh tác, đảm bảo tưới cho 7,26 triệu
ha lúa (tăng 360.000 ha so với năm 2010). Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi
còn phục vụ tưới cho khoảng 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày,
tiêu thoát nước cho hơn 1,75 triệu ha đất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011 2014, nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn ở miền Trung, Tây Nguyên, Trung du
miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long đã được
đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả như hồ Rào Đá (Quảng Bình) phục vụ tưới
5.900 ha; hệ thống tưới Phan Rí - Phan Thiết (Bình Thuận) tưới 13.000 ha; hệ
thống thủy lợi Đá Hàn (Hà Tĩnh) tưới 2.700 ha.
Ngày 4/7/2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 1717/QĐ-CT
về Phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030. Dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Phúc làm
chủ đầu tư và trường Đại học Thuỷ lợi là đơn vị tư vấn. Mục tiêu của dự án nhằm
phát triển bền vững, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, đáp

ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng
đến 2030. Phương án quy hoạch bao gồm các giải pháp công trình và phi công
trình nhằm giải quyết các vấn đề về cấp thoát nước phục vụ nông nghiệp, thuỷ
sản, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ,
bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả
nguồn đất và nước. Với nhiệm vụ là đảm bảo cung cấp đủ nước cho 90.000 ha
2


lúa và hoa màu (với mặt bằng canh tác khoảng 41.000 ha, năm 2015); Trong đó:
lúa 60 ngàn ha; Ngô 15 - 17 ngàn ha; Rau, hoa 5 ngàn ha; Cây ăn quả vùng đồi
10.000 ha...
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 13.428 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011
– 2015 sử dụng hết 5.801 tỷ đồng, gồm đầu tư cho xây dựng công trình tưới (xây
dựng mới và nâng cấp) là 1.248 tỷ đồng, đầu tư cho công trình tiêu là 1.167 tỷ
đồng, đầu tư cho công trình phòng chống lũ là 3.386 tỷ đồng.
Thực tế công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực
thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã bộc lộ
một số bất cập, yếu kém trong công tác quản lý như công tác bố trí và giải ngân vốn
đầu tư cho các công trình còn chậm so với kế hoạch phân bổ vốn dẫn đến tiến độ và
chất lượng các công trình thủy lợi chưa đảm bảo, chưa phát huy được hết hiệu quả
của các công trình… và cần những giải pháp nào để tăng cường quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề tài “Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả
lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm giải đáp các câu hỏi nêu trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian

qua, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuy lợi phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vốn
đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp;
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục
vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua;

3


- Đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tượng điều tra khảo sát là cán bộ quản lý các cấp (chủ đầu tư), các
nhà thầu xây dựng, người dân được hưởng lợi từ các công trình trong lĩnh vực
thủy lợi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc tập
trung vào các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi về thời gian: Các thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp trong
khoảng thời gian 3 năm từ năm 2013 - 2015. Các số liệu điều tra khảo sát được
thực hiện trong năm 2015 đến hết tháng 3 năm 2016.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước
a. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một hoạt động trong nền kinh tế. Đó là việc bỏ ra một lượng
nguồn lực xác định (tiền, của cải vật chất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
và nhân lực...) tiến hành một hay nhiều hoạt động nhằm thu về kết quả lớn hơn
lượng nguồn lực đã bỏ ra ban đầu. Hoạt động đầu tư có thể là đầu tư của cả nền
kinh tế, đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, đầu tư của
các hộ gia đình, các cá nhân (Phô Thi San Sa May, 2014).
Có nhiều loại đầu tư khác nhau. Nếu căn cứ vào phương thức đầu tư, có 3
loại đầu tư là đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Nếu căn
cứ vào tính chất đầu tư, có hai loại đầu tư là đầu tư phát triển, đầu tư chuyển
dịch. Căn cứ vào thời gian đầu tư, có đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn,...
Đầu tư tài chính là loại đầu tư, trong đó, người đầu tư bỏ tiền cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất. Chẳng hạn, gửi tiết kiệm,
mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là những
dạng đầu tư tài chính. Đánh bạc, đánh đề...cũng là một hình thức đầu tư tài
chính nhưng không được pháp luật cho phép. Tiền và các giấy tờ có giá này
gọi là tài sản tài chính. Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho

nền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này)
mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.
Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏ tiền ra để
mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh
lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới
cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài
chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở
5


hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách
hàng của họ.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏ tiền mua máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng, thuê lao động,... để tiến hành
các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm
lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Đầu tư sản xuất là điều
kiện chủ yếu để tạo ra việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong
xã hội. Đầu tư sản xuất còn bao gồm hoạt động, trong đó nhà đầu tư bỏ tiền ra
xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, bồi dưỡng đào tạo nguồn
nhân lực, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ, thực hiện duy tu
bảo dưỡng các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang
tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội.
Đầu tư dài hạn là đầu tư diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lên,
thường có quy mô lớn. Đầu tư dài hạn thường là hoạt động đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất lâu dài cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Đầu tư ngắn hạn là đầu tư trong khoảng dưới 10 năm. Đầu tư ngắn hạn
có tác dụng tạo lực đẩy cho sự phát triển của công ty trong từng thời kỳ ngắn.
Đây là cách mà nhà đầu tư (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước) có thể bổ trợ,
củng cố kế hoạch dài hạn. Thông qua đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể thích
ứng nhanh hơn, có đối sách tốt hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn với sự biến

động của thị trường, của nền kinh tế.
Đầu tư chuyển dịch là loại đầu tư làm cho tài sản được dịch chuyển từ
người này sang người khác trong nền kinh tế, nhưng không làm tăng tài sản hay
tiềm lực sản xuất cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch làm cho tài sản của
nhà đầu tư tăng lên nhưng làm giảm tài sản của người khác trong nền kinh tế
và không làm cho nền kinh tế giàu lên nhờ tăng tài sản hoặc tăng thêm tiềm
lực sản xuất. Xét về bản chất, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại được coi
là đầu tư chuyển dịch (Phô Thi San Sa May, 2014).
Vốn đầu tư là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm
tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư,

6


nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu cống, đường xá…); tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật).
Vốn đầu tư có thể do cá nhâ, doanh nghiệp hoặc Nhà nước đầu tư. Vốn
đầu tư của Nhà nước bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng
đầu tư của Nhà nước.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước,
được bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính
(tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng
hóa, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hóa,
trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nền kinh tế.
Phạm trù vốn rất rộng, có nhiều quan niệm khác nhau, vốn là tiền, tài sản
(Viện Kinh tế, 2009); vốn là tài sản có mục đích vào sản xuất kinh doanh để tạo
ra hàng hóa, sản phẩm cho xã hội, là toàn bộ của cải vật chất, có tác giả lại cho
rằng vốn là nguồn lực kinh tế khi đã đưa vào chu chuyển (Brandley R.Schiller,
2002); vốn là những chi tiêu (Tổng cục Thống kê, 2011); vốn là hàng hóa (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2002); vốn là toàn bộ nguồn lực đưa vào chu chuyển (Trần

Xuân Kiên, 2010)... nhiều nhà nghiên cứu muốn làm rõ về khái niệm của vốn
một số tác giả lại đi sâu hơn một loại vốn nào đó, nghiên cứu về vốn một cách
định tính, một số tác giả lại định lượng nó.
Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển theo nghĩa hẹp nhất là tiền vốn,
theo nghĩa rộng, bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài
nguyên. Là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền
kinh tế xã hội, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả
của nền kinh tế.
Vốn đầu tư tài chính và vốn đầu tư thương mại là các loại vốn đầu tư chỉ trực
tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp làm tăng tài sản của
nền kinh tế, tích lũy cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn đầu tư cho phát triển và thúc
đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm (Trần Viết Nguyên, 2015).
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu
tư, là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một
thời kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương
trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản
lưu động (Trần Viết Nguyên, 2015).

7


Trong nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp được hiểu là
những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định (nhà, xưởng...), hàng tồn
kho, tài sản vô hình được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vốn đầu tư phát triển là vốn đầu tư loại trừ vốn đầu tư tài chính (vốn đầu
tư cho các hoạt động tài chính như ngân hàng, thị trường vốn...) và vốn đầu tư
thương mại (vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ, du lịch...).
Do nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất (khác với lĩnh vực dịch vụ bao gồm
cả tiền vốn bỏ ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để
nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất

định. Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, vốn đầu tư làm tăng
tài sản lưu động, vốn chi mua các tài sản quý hiếm..., và vốn đầu tư phát triển
khác nhằm nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường
sinh thái, hỗ trợ dân sinh... (Trần Viết Nguyên, 2015).
Theo đó, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo quan niệm ở Việt
Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thống kê, ngành nông nghiệp bao gồm
vốn đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư thiết bị trong nông nghiệp, vốn đầu tư
của các dự án xây dựng đê, kè, sông biển, hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương,
giao thông nội đồng, xây dựng các trạm bơm, các dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng, đầu tư hạ tầng nuôi, trồng thủy sản, cảng cá, bến neo đậu, tránh trú tàu
thuyền, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trong nông
nghiệp, nhập, lai tạo và sản xuất nông nghiệp, thú y, khuyến nông, đào tạo, tập
huấn nguồn nhân lực trong nông nghiệp (Trần Viết Nguyên, 2015).
Tuy nhiên, các công trình đê, kè, hồ chứa là các công trình phục vụ chủ
yếu dân sinh, hạ tầng kỹ thuật cho xã hội, bảo vệ gìn giữ môi trường, do vậy, khi
tính toán các tiêu chí hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh
tế không đưa vào khoản mục vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp (Trần Viết
Nguyên, 2015).
b. Khái niệm quản lý vốn đầu tư
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là hoạt động tác động của chủ
thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng
vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục
tiêu nhất định.

8


2.1.1.2. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
a. Vai trò của vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (Phô Thi San Sa May, 2014)
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập

cho người lao động địa phương;
- Có vai trò làm tăng tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế địa
phương và kinh tế quốc gia trong ngắn hạn;
- Có tác động thu hút vốn đầu tư từ địa phương khác và từ nước ngoài;
- Có tác động làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương và
góp phần tăng năng lực sản xuất của cả nền kinh tế, tăng tổng cung của nền kinh
tế trong dài hạn;
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có tác dụng cải cách cơ cấu ngành.
b. Đặc điểm của vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (Phô Thi San Sa May, 2014)
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với quyền lực của ngân
sách Nhà nước;
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước liên quan chặt chẽ với mức đóng thuế
của dân địa phương và đầu tư của hộ gia đình, doanh nghiệp;
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thường được sử dụng vì lợi ích cả
cộng đồng, lợi ích của địa phương, lợi ích quốc gia;
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được sử dụng vào chương trình, dự
án có quy mô lớn và quan trọng của địa phương, của quốc gia.
c. Các loại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (Phô Thi San Sa May, 2014)
- Căn cứ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là thuế, phí;
+ Vốn từ ngân sách Nhà nước từ nguồn vốn viện trợ;
+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là nguồn vốn ODA.
- Căn cứ vào chủ thể quản lý, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có các
loại sau:
+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trung ương;
+Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước địa phương ;
+ Nguồn vốn phát triển của chính phủ.

9



Đây là vốn phát triển do chính phủ hỗ trợ cân đối cho địa phương. Chính
phủ hỗ trợ vốn cho những địa phương có nguồn vốn thu ngân sách thấp, ngân
sách địa phương không thể tự cân đối để thực hiện được các mục tiêu phát triển
trên địa bàn. Do vậy, ngân sách Chính phủ cấp hỗ trợ vốn đầu tư phát triển để
thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương.
Vốn đầu tư do chính phủ cấp hỗ trợ đầu tư có mục tiêu là vốn thực hiện
các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ có phạm vi theo vùng, theo ngành hoặc
toàn quốc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của chính sách đầu tư công
trong từng thời kỳ.
2.1.1.3. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp là việc chính quyền sử dụng tổng thể các biện pháp,
công cụ tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước
cho đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ nhất định (Phô Thi San Sa May, 2014).
Khi xem xét khái niệm trên cần lưu ý một số điểm:
Một là, chủ thể quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Ví dụ như vốn
đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thì chính quyền cấp tỉnh là chủ thể quản
lý. Ở mỗi quốc gia, chủ thể quản lý được tổ chức theo mô hình riêng và có chức
năng cụ thể do pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, nếu chính quyền cấp tỉnh là chủ thể quản lý thì có Hội đồng
nhân dân tỉnh, UBND tỉnh là cơ quan có chức năng chủ thể quản lý vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.
Hai là, đối tượng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là ngân sách
Nhà nước được sử dụng đầu tư và cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia vào quá
trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng đầu tư, trong trường hợp là vốn
ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, bao gồm từ việc thu thuế và phí ở mỗi địa phương

(mỗi tỉnh) được để lại theo quy định của Luật ngân sách, ngân sách Nhà nước
Trung ương điều chuyển cho tỉnh, viện trợ nước ngoài cho tỉnh. Khoản vốn viện
trợ có thể do nước ngoài (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ...) viện trợ cho

10


chính phủ và chính phủ phân bổ cho tỉnh hoặc do các tổ chức nước ngoài thông
qua chính phủ, viện trợ trực tiếp cho các địa phương.
Ba là, mục tiêu quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước góp phần đảm
bảo hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng, lãnh thổ, góp phần đảm bảo an ninh
quốc phòng. Trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực
thủy lợi đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, phương thức và công cụ quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước bao gồm việc phân cấp quản lý, lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tổ chức thực hiện vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước, tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước; kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Năm là, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được thực hiện trong
một số lĩnh vực quan trọng. Các lĩnh vực đó bao gồm những lĩnh vực mà các
thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Đầu
tư trong lĩnh vực thủy lợi để phục vụ phát triển nông nghiệp là một trong những
lĩnh vực như vậy.
Sáu là, cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là hệ
thống các biện pháp, công cụ, cách thức chính quyền sử dụng để quản lý vốn từ
ngân sách Nhà nước cho đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Cơ chế
đó bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước, trung
ương về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; các chính sách và các quy
định của chính quyền địa phương ban hành và áp dụng riêng cho quản lý vốn đầu

tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn mình.
Bảy là, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở mỗi địa phương phải phù
hợp và thống nhất với quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp trung ương.
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở cấp địa phương được thực
hiện trên địa bàn mỗi tỉnh. Do đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh
được sử dụng ở phạm vi và quy mô tỉnh. Theo đó, việc quản lý vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiện ở phạm vi hẹp hơn và không phức
tạp như quản lý vốn đầu tư ở cấp trung ương. Mặt khác, quản lý vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước cấp trung ương do chính quyền trung ương thực hiện, đồng
thời được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Trong khi

11


×