Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cột xơnur trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc cơtu ở tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.42 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------*----------

Lê Anh Tuấn

CỘT XƠNUR TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA - TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC CƠTU
Ở TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Chí Bền

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Quang Hoan
Học viện Khoa học xã hội
Phản biện 2: PGS.TS Đinh Hồng Hải
Trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn


Phản biện 3: TS Bùi Thiên Thai
Viện Văn học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt nam
32 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
Vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bức tranh vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, dân tộc Cơtu có
vai trò nổi bật về lịch sử, ngôn ngữ cũng như hoạt động giao thương,
phong tục lễ hội và nghệ thuật tạo hình. Trong đó, Xơnur là tác phẩm
điêu khắc đặc sắc trên góc độ mỹ thuật, gắn với đời sống văn hóa và
tín ngưỡng, phản ánh những giá trị văn hoá tộc người, trở thành một
biểu tượng của người Cơtu.
Trong không gian cấu trúc làng, Xơnur luôn giữ chức năng trung

tâm nghi lễ hiến sinh, một tín ngưỡng quan trọng nhất của người
Cơtu trước đây cũng như hiện nay. Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của
Xơnur gắn với nghi lễ đâm trâu, nhằm phản ánh những khía cạnh nổi
bật của đời sống tín ngưỡng và xã hội, đã góp phần hình thành nên
những giá trị văn hóa đặc trưng Cơtu.
Trong rất ít những nghiên cứu về cột Xơnur chủ yếu là ghi chép,
khảo tả mang tính khái quát, hoặc thiên về giá trị tạo hình, chưa xem
là một đối tượng nghiên cứu độc lập. Điều này đặt ra sự cần thiết
nghiên cứu Xơnur một cách hệ thống và chuyên sâu hơn, bằng những
phương pháp liên ngành.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ hiện nay đã tác động đến sự
biến đổi Xơnur trên khía cạnh tạo hình lẫn tính thiêng. Sự biến đổi
của Xơnur về hình thức và ý nghĩa dẫn đến đánh mất giá trị nhân
sinh, gây nên những nhận thức sai lệch về nghi lễ hiến sinh trâu. Do
đó, cần thiết nghiên cứu, đưa ra nhận định về biến đổi và nhận thức
về bảo tồn các giá trị Xơnur cũng như lễ hội đâm trâu trong bối cảnh
hiện nay.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa và vai trò biểu tượng của cột Xơnur
trong nghi lễ hiến sinh đối với đời sống văn hóa và tín ngưỡng, nhằm
phản ánh những giá trị đặc trưng dân tộc Cơtu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xem xét quy trình chế tác, ghi chép các motif hoa văn, tìm hiểu
giá trị tạo hình và ý nghĩa biểu tượng của cột Xơnur;
- Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò cột Xơnur đối với đời sống xã hội và
tín ngưỡng Cơtu qua các nghi lễ hiến sinh cụ thể.

- Xem xét sự biến đổi cột Xơnur trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cột Xơnur trong nghi lễ hiến sinh
trâu của dân tộc Cơtu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam, là vùng cư trú chính và lâu đời; chọn điểm nghiên cứu: nhóm ở
vùng thấp/cao, thuần Cơtu/xen cư, thị tứ/vùng ven.
- Phạm vi thời gian: Dựa trên nguồn tư liệu, phạm vi thời gian
được xác định từ những năm 1930 của thế kỷ XX đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào lý thuyết nghiên cứu về ý nghĩa biểu tượng nói
chung và cột hiến tế nói riêng, bằng phương pháp liên ngành, thông
qua tìm hiểu ở một tộc người vùng núi Trung Bộ.


3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đóng góp luận cứ khẳng định ý nghĩa biểu tượng của Xơnur đối
với đời sống tâm linh và xã hội; Những nhận định về biến đổi và sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị Xơnur trong bối cảnh hiện nay, gắn
với định hướng duy trì lễ hội đâm trâu hợp lý, đáp ứng nhu cầu tinh
thần và tín ngưỡng của đồng bào Cơtu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp điền dã
Dân tộc học (quan sát, ghi chép tổng quan; phỏng vấn hồi cố; vẽ,
chụp ảnh), Phương pháp quan sát tham dự Nhân học (tham dự lễ đâm
trâu, tạo tác Xơnur; quan sát, chụp ảnh, ghi chép các hoạt động lễ tế),
Phương pháp phỏng vấn Xã hội học (câu hỏi mở/định tính), Phương

pháp phân tích cấu trúc (nghiên cứu Xơnur trong cấu trúc nghi lễ và
cấu trúc xã hội Cơtu),…
6. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài Mở đầu (8 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham
khảo (13 trang), có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết vận
dụng và khái quát về dân tộc Cơtu (32 trang);
Chương 2: Cột Xơnur và nghệ thuật tạo hình của người Cơtu (37
trang);
Chương 3: Cột Xơnur và đời sống tín ngưỡng của người Cơtu (37
trang);
Chương 4: Một số biến đổi của cột Xơnur trong đời sống Văn hóa Tín ngưỡng của người Cơtu hiện nay (33 trang).


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VẬN DỤNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC CƠTU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu biểu tượng và cột hiến sinh
Nghiên cứu của học giả nước ngoài phản ánh qua một số khuynh
hướng nổi bật: nghiên cứu biểu tượng trên khía cạnh tâm linh và xã
hội (E.Durkhem, C.Geertz); văn hóa là tổng thể hệ thống ngôn ngữ
ký hiệu (L.Strauss, IU.Lotman); đề cao bối cảnh xã hội trong giải mã
ý nghĩa biểu tượng (L.White, E.Turner); đề cao bối cảnh và lý giải
của cộng đồng khi tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng tôn giáo (C.Geertz,
V.Turner),…
Đối với nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam, có các tác giả tiêu
biểu: Nguyễn Từ Chi, Đoàn Văn Chúc, Chu Quang Trứ, Trần Lâm
Biền, Trịnh Bá Đĩnh, Tạ Đức, Nguyễn Văn Hậu, Trần Ngọc Thêm,

Đinh Hồng Hải,… Xu hướng nổi bật là tiếp cận liên ngành giải mã ý
nghĩa các biểu tượng cụ thể, của chuyên ngành Văn hóa dân gian,
Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Mỹ thuật, Nhân học biểu tượng,…
Tình hình nghiên cứu về cột tế trâu khá ít và thiếu chuyên sâu.
Đối với học giả nước ngoài, có tác giả Condominas với công trình
Chúng tôi ăn rừng Đá-Thần Gôo, Guilleminet về Lễ đâm trâu của
người Bana ở tỉnh Kontum-Cuộc lễ, Dam Bo về Miền đất huyền
ảo,… Học giả trong nước có các công trình: Các hình thức thờ
phụng bộ lạc (Ngọc Anh), Những phong tục lạ ở Đông Nam Á (Ngô
Văn Doanh) về cột tế và nghi lễ các tộc người ở Châu Á. Ở Việt
Nam, đáng chú ý có các công trình: Quanh chuyện cảnh quan và bộ
mặt tộc người (Nguyễn Từ Chi), Lễ hội bỏ mả các dân tộc Bắc Tây


5
Nguyên (Ngô Văn Doanh), Cột ăn trâu (Nguyễn Duy Thiệu), Văn
hóa cổ truyền Tây Nguyên (Lưu Hùng),…
Như vậy, biểu tượng được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc
độ, khuynh hướng khác nhau, trong đó các chuyên ngành Ký hiệu
học, Cấu trúc luận, Nhân học biểu tượng,… nổi bật với xu hướng đề
cao bối cảnh xã hội của sự ra đời và tồn tại trong đánh giá vai trò, giá
trị, ý nghĩa của biểu tượng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn hóa Cơtu và cột Xơnur
Tình hình nghiên cứu Cơtu trước 1975 chủ yếu là học giả nước
ngoài. Công trình sớm nhất là “Những kẻ săn máu” của Le Pichon
(BAVH, 1938). Những năm tiếp theo, người Cơtu được ghi chép bởi
các học giả L.Bezacier, G.Hickey, R.Mole, D.Thomas,… Trong đó,
tiểu biểu nhất là Costello Nancy với nhiều công trình về người Cơtu
ở Việt Nam và Lào. Gần đây có một số chuyên luận của các nhà
nhân học Thủy Điển.

Nghiên cứu của học giả trong nước trước 1975 khá ít. Sau 1975,
bắt đầu xuất hiện bài viết về dân tộc Cơtu của các nhà Dân tộc học.
Năm 1984 đánh dấu ra đời công trình Các dân tộc ít người ở Bình
Trị Thiên. Những năm cuối XX và đầu XXI được đánh giá là giai
đoạn phát triển nghiên cứu về người Cơtu cả về số lượng lẫn nội
dung, với nhiều công trình, bài viết trên mọi các lĩnh vực, của các tác
giả tiêu biểu: Trần Ánh, Nguyễn Hữu Thông, Tạ Đức, Lưu Hùng,
Nguyễn Xuân Hồng, Đinh Hồng Hải, Trần Đức Sáng,...
Tình hình nghiên cứu Xơnur phản ánh xu hướng tiếp cận khái
quát gắn với lễ đâm trâu, công trình tiểu biểu: Những kẻ săn máu
(L.Pichon), Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên (Nguyễn Quốc
Lộc), Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ Tu (Lưu Hùng), Tìm hiểu văn


6
hóa Katu (Tạ Đức), Katu Kẻ sống đầu ngọn nước (Nguyễn Hữu
Thông), Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của người
Cơtu (Đinh Hồng Hải),… Như vậy, luận án là công trình đầu tiên
nghiên cứu Xơnur trong nghi lễ hiến sinh một cách chuyên sâu, có hệ
thống với tư cách là một đối tượng độc lập, tiếp cận bằng phương
pháp liên ngành, xem xét trên vai trò tâm linh và vai trò xã hội.
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận ý nghĩa
biểu tượng của cột lễ hiến sinh
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án đã xem xét một số khái
niệm: biểu tượng, cột, biểu tượng cột, cột tế, nghi lễ hiến sinh/hiến
tế, đời sống tín ngưỡng. Trong đó, làm rõ khái niệm “Xơnur” là cột
tế trâu của người Cơtu: cột gỗ hình trụ, được trang trí chạm khắc,
dựng giữa sân làng, dùng để buộc trâu tế thần trong các nghi lễ hiến
sinh quy mô và quan trọng, nhằm đạt mục đích cầu no đủ, khỏe

mạnh, yên ổn.
1.2.2. Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận liên
ngành trong nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng của cột tế Xơnur
Luận án sử dụng lý thuyết nghiên cứu của chuyên ngành gần là
Ký hiệu học, Cấu trúc luận và Nhân học biểu tượng, là cơ sở định
hướng cho việc tiếp cận và giải mã ý nghĩa biểu tượng của Xơnur
trên khía cạnh tâm linh và xã hội, đề cao bối cảnh xã hội Cơtu, kết
hợp những kiến giải của chủ thể với diễn giải của nhà nghiên cứu.
1.2.3. Một số khuynh hướng nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng của
cột tế Xơnur gắn với tín ngưỡng và mỹ thuật
Khuynh hướng nghiên cứu Xơnur gắn với nghi lễ hiến sinh: đi
sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa cột tế và nghi lễ hiến sinh về quan


7
niệm và thực hành. Bởi Xơnur có nguyên nhân ra đời và không gian
tồn tại gắn với mục đích của nghi lễ hiến tế.
Khuynh hướng nghiên cứu Xơnur gắn với mối liên hệ biểu tượng
hóa giữa Xơnur với hình tượng điệu múa thiêng Padil dơ dá. Xét về
tạo hình cũng như mối tương quan về nguồn gốc hình thành, cho
rằng Xơnur là sự thể hiện hình tượng người phụ nữ Cơtu trong điệu
Padil dơ dá.
1.3. Khái quát về dân tộc Cơtu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm cư trú và dân cư
Địa bàn cư trú chính là ba huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam:
huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, và huyện Nam Đông
(Thừa Thiên Huế). Người Cơtu cư trú dọc triền dốc, thung lũng các
sông Giằng, sông Cái, sông Bung, sông Thu Bồn và các phụ lưu.
Hiện nay, xu hướng cư trú tập trung theo đường giao thông để đi lại
và giao thương thuận lợi.

Dân số Cơtu hiện có 61.588 người (31.038 nam, 30.550 nữ), phân
bố tập trung ở tỉnh Quảng Nam là 45.715 người (22.972 nam, 22.743
nữ); Thừa Thiên Huế là 14.629 người (7.438 nam, 7.193 nữ); Đà
Nẵng là 950 người (478 nam, 472 nữ). Trong đó, huyện Tây Giang
có 15.803 người (91%); Đông Giang có 18.904 người (77%).
1.3.2. Tộc danh, nguồn gốc tộc người, đặc trưng ngôn ngữ
Người Cơtu có nhiều tên gọi khác nhau: Cao, Hạ, Phương, Ca
Tang, Ca tu, Cơ tu, A taouat, Thap, Phuang,... Hiện nay, tên gọi
chính thức là “Cơtu” và các tên gọi khác là Ca tu, Cao, Phương, Hạ,
Ca Tang,… theo danh mục công bố của nhà nước.
Về nguồn gốc, chưa thể xác định chính xác thời điểm có mặt
của tộc người Môn - Khmer nói chung và nhóm Katuic nói riêng ở


8
Trung Bộ, nhưng họ đã sinh tụ trên một địa bàn rộng lớn, kéo dài
từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và lan xuống tận
biển từ rất sớm.
Ngôn ngữ Cơtu thuộc phân nhánh ngôn ngữ Katuic, của ngôn ngữ
Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ở Đông Nam Á, Katuic có ba phân
nhánh chính gồm 18 nhóm tộc người, trong đó có người Katu/Cơtu,
cư trú ở Việt Nam, Lào.
1.3.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Kinh tế Cơtu truyền thống là canh tác nương rẫy với kỹ thuật giản
đơn, công cụ thô sơ, nên sản lượng thấp và bấp bênh, phụ thuộc lớn
vào thiên nhiên và thần linh. Các hoạt động săn bắn, khái thác, chăn
nuôi giữ vai trò phụ cung cấp nguồn thực phẩm. Canh tác lúa nước
du nhập muộn nhưng ngày càng có vai trò. Kinh tế Cơtu hiện nay
phản ánh một cơ cấu đa ngành nghề.
Tổ chức làng Cơtu truyền thống gọi là Vel, một đơn vị cư trú

phản ánh tính cộng đồng rõ nét, là đơn vị xã hội độc lập, tự cung tự
cấp và không chịu sự quản lý của một tổ chức nào cao hơn; mọi việc
điều hành đều xoay quanh một nhóm các già làng, đứng đầu là
“Takoh Bhươl” (chủ làng).
Dòng họ Cơtu truyền thống gọi là Tô, gồm những người chung
dòng máu phụ hệ và có quan hệ vật tổ. Đứng đàu là chủ họ được đề
cao về uy tín và trách nhiệm. Hiện nay, bên cạnh họ Cơtu, họ sử
dụng thêm các tên họ Kinh như: Lê (A Lăng, Jơ râm), Nguyễn (A
Ting), Trần (A Râl),…
Gia đình Cơtu truyền thống là phụ quyền, người đàn ông quản
lý và quyết định những công việc quan trọng, ngoại giao và “tiếp
xúc” với Yang. Người phụ nữ không tham gia vào các hoạt động


9
xã hội, mà là lao động gia đình, bảo tồn nòi giống, duy trì sinh
hoạt thường nhật.
Đời sống tín ngưỡng Cơtu phản ánh sự phụ thuộc mạnh vào
thần linh, thể hiện qua hệ thống lễ nghỉ phủ kín và trãi dài chu kỳ
canh tác và vòng đời. Trong đó, quy mô và quan trọng nhất là
nghi lễ đâm trâu.
Tiểu kết
Tình hình nghiên cứu cho thấy, cột Xơnur chưa được tiến hành
nghiên cứu như một đối tượng độc lập. Các lý thuyết nghiên cứu ý
nghĩa biểu tượng góp phần định hướng tiếp cận của đề tài dựa trên các
chuyên ngành gần là Ký hiệu học, Cấu trúc luận và Nhân học biểu
tượng,… với sự đề cao bối cảnh xã hội và sự diễn giải của cộng đồng.
Cơtu là một dân tộc quan trọng của vùng Trường Sơn, thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn - Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, cư trú chính ở miền núi
Quảng Nam. Đặc trưng văn hóa – xã hội nổi bật thể hiện trên các khía

cạnh đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tổ chức xã hội.
Chương 2
CỘT XƠNUR VÀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
CỦA NGƯỜI CƠTU
2.1. Tên gọi, chức năng và cấu trúc cột Xơnur
Tên gọi “Xơnur” được người Cơtu dùng để chỉ “cột tế” trong nghi
lễ hiến sinh trâu cho thần linh, hay cách gọi phổ biến hơn là “cột tế
trâu” hay “cột đâm trâu”.
Chức năng Xơnur được phản ánh qua vị trí và vai trò trong nghi
lễ hiến tế: là trung tâm của nghi lễ; là điều kiện để được tế trâu; nơi
buộc trâu tế; ban thờ dâng cúng lễ vật; nơi thần linh trú ngụ khi về dự
lễ. Đảm nhận hiến tế con vật quý nhất, Xơnur gắn với chức năng


10
thiêng của “cột thông linh” kết nối giữa đất với trời, là “công cụ giao
tiếp đặc biệt” của con người với thần linh.
Xơnur là cột gỗ hình trụ, có điêu khắc trang trí, có cấu tạo gồm
các bộ phận: cột trụ, hai cánh Gương, bốn thanh Kéng coong, bốn
dải Zơnơ và Chơro aruếch trên ngọn. Cột trụ được chia làm ba phần
dựa: phần gốc (buộc trâu), thân (trang trí) và ngọn (ban thờ). Ngoài
ra, gắn với Xơnur còn có bộ phận Đhơ đoong là hai cây tre đối xứng
trên cao.
2.2. Quá trình chế tác, điêu khắc cột Xơnur
2.2.1. Nguyên liệu chế tác cột Xơnur
Tìm kiếm nguyên liệu và khai thác là công đoạn đầu tiên của quá
trình chế tác. Xơnur được lựa chọn và khai thác tuân theo quy định
luật tục, gắn với nhiều kiêng cữ. Công đoạn lựa chọn mở đầu cho
quá trình “thiêng hóa”, đảm bảo để Xơnur từ cây cột vật chất thành
cột thiêng.

2.2.2. Điêu khắc, tạo hình cột Xơnur
Trong điêu khắc Xơnur, phần gốc để nguyên, phần trang trí chính
được tập trung vào giữa thân và trên ngọn. Phần thân được tạo hình
theo bố cục “tròn-vuông-tròn”: ở bố cục “tròn” là các motif “cối-nồi
đất-cối”; ở bố cục “vuông” là motif h’rơ bạc; ở bố cục “tròn” là cái
cối. Ở “nồi đất” gắn hai cánh Gương đối xứng, tạo hình đa dạng.
Phần ngọn Xơnur gắn Chơro aruếch có dạng hình nơm đặt ngửa, là
ban thờ đặt lễ vật tế Yang. Phần ngọn cũng là nơi gắn bốn thanh
Kéng coong, quay bốn hướng, treo bốn dải Zơnơ làm tua tre nối dài
xuống chân cột. Trên các bộ phận điêu khắc đó, nghệ nhân Cơtu
trang trí, kẻ vẽ các hoa văn hình học, hoa văn thực vật, động vật, sự


11
vật và đồ vật cách điệu,…theo những trật tự nhất định của bố cục và
màu sắc.
2.3. Giá trị mỹ thuật và ý nghĩa biểu tượng của Xơnur
2.3.1. Giá trị mỹ thuật của cột Xơnur
Giá trị mỹ thuật của Xơnur phản ánh qua ngôn ngữ tạo hình và
thủ pháp nghệ thuật trong thể hiện các chủ đề hoa văn trang trí, motif
cách điệu, mang những ý nghĩa biểu tượng, phản ánh đời sống nhân
sinh và thế giới quan của người Cơtu.
Giá trị mỹ thuật được phản ánh qua những hoa văn, hình tượng
vừa tả thực vừa cách điệu, chuyển tải những thông điệp, những ước
mơ rất cụ thể, thiết thực về cuộc sống, qua hình ảnh “cây lúa trĩu hạt”
(bông lúa, giỏ cá, cái cối, chày giã gạo, con cá, con chim, con sóc,
sừng trâu, cào cỏ, cây báo mùa,...).
Giá trị mỹ thuật được phản ánh qua nghệ thuật sử dụng và phối
màu trên Xơnur, dù chỉ ba màu cơ bản nhưng đã thể hiện một cách
sinh động các ý tưởng, thủ pháp nghệ thuật, thể hiện sắc độ đối lập

tạo sự nổi bật cho các motif, hoa văn trang trí, hình tượng điêu khắc.
2.3.2. Ý nghĩa biểu tượng của cột Xơnur
Ý nghĩa biểu tượng của Xơnur gắn với “biểu tượng cây”, phản
ánh qua nguồn gốc vật chất (cây gỗ), cấu trúc (gốc, thân và ngọn,
cành) và đặc điểm tạo hình điêu khắc với motif trang trí về thực vật
chiếm tỉ lệ lớn, trong đó liên quan nhiều về cây lương thực và hoạt
động trồng trọt.
Ý nghĩa biểu tượng của Xơnur được phản ánh qua mối quan hệ
giữa vòng tròn và tâm điểm: vòng tròn gắn với sự không phân chia,
còn tâm điểm gắn với sự hội tụ.


12
Thứ nhất, biểu hiện qua mối quan hệ giữa Xơnur với cây Đhơ
đoong, giữa tâm điểm với không gian “thiêng” bao quanh, tách khỏi
không gian tục, được hình thành bởi vòng cung trên cao, nơi đón tiếp
các vị thần linh, tổ tiên về dự lễ và vòng tròn trên mặt đất nơi diễn ra
các hoạt động nghi lễ.
Thứ hai, biểu hiện qua mối quan hệ giữa Xơnur và cấu trúc nghi
lễ: Xơnur giữ vai trò là trung tâm của không gian tâm linh bao
quanh, tạo nên bởi sự chuyển động của trâu tế, sự di chuyển của vị
chủ tế với cây lao trong tay, và bởi điệu múa thiêng.
Thứ ba, biểu hiện qua mối quan hệ giữa Xơnur và cấu trúc làng.
Làng Cơtu truyền thống có dạng oval, ở vị trí chính giữa là nơi dựng
cột Xơnur. Trong bố cục đó, Xơnur là tâm điểm của các vòng tròn
đồng tâm, được tạo bởi ranh giới làng và bởi cộng đồng, chính là
không gian xã hội.
BỐI CẢNH XÃ HỘI

CẤU TRÚC

LÀNG

XƠNU
R

CẤU TRÚC
LÀNG

KHÔNG GIAN
NGHI LỄ HIẾN TẾ

KHÔNG GIAN
NGHI LỄ HIẾN TẾ

BỐI CẢNH XÃ HỘI

Tiếp cận ý nghĩa biểu tượng của Xơnur từ góc độ này, gợi mở
hướng xem xét trong hai bối cảnh quan trọng: Nghi lễ hiến tế
trâu/không gian thiêng; Đời sống làng bản/không gian xã hội. Trong


13
không gian quanh Xơnur, thực tại xã hội Cơtu được bày ra khéo léo
trong những lớp áo tâm linh, sau những nghi thức tế lễ. Chính vì vậy,
ý nghĩa ẩn trong Xơnur phản ánh mục đích tạo nên một xã hội ổn
định, hài hòa các mối quan hệ.
2.4. Cột Xơnur phản ánh đặc điểm nghệ thuật tạo hình dân
gian Cơtu
Nghệ thuật trang trí và bố cục Xơnur phản ánh tính đăng đối, một
hình thức tư duy tạo hình thời kỳ sơ khai, qua những mô típ chạm

khắc nằm đối xứng qua Xơnur theo không gian (trái-phải, trên-dưới),
giới tính (đực-cái, chày-cối), âm dương (rắn-chim, vuông-tròn),…
Nghệ thuật tạo hình Xơnur phản ánh tính bản năng trong quá trình
tạo tác. Những motif hay chủ đề trang trí chạm khắc được hoàn thiện
dần theo cảm quan và dự tính, mà không dựa theo phác thảo có sẵn.
Nghệ thuật tạo hình Xơnur phản ánh những cảm nhận của người
Cơtu về thế giới xung quanh, hình thành nên cảm quan về cái đẹp
gửi vào trong mỗi sản phẩm Xơnur, tạo nên các giá trị.
Tiểu kết
Giá trị mỹ thuật của Xơnur được phản ánh qua thủ pháp chạm
khắc, phối màu và hệ motif trang trí đa dạng về nội dung và bố cục.
Cột Xơnur phản ánh đặc điểm nghệ thuật tạo hình dân gian Cơtu qua
tính đăng đối trong bố cục và tính bản năng trong quá trình tạo tác,
phản ánh những cảm nhận của người Cơtu về thế giới xung quanh. Ý
nghĩa biểu tượng của Xơnur được phản ánh qua mối quan hệ giữa
Xơnur với không gian bao quanh, thực tại xã hội Cơtu được bày ra
khéo léo trong những nghi thức tế lễ. Trong chức năng trung tâm,
Xơnur mang ý nghĩa giữ sự ổn định xã hội, hài hòa các mối quan hệ.


14
Chương 3
CỘT XƠNUR VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG
CỦA NGƯỜI CƠTU
3.1. Đời sống tín ngưỡng của người Cơtu
Quan niệm về thế giới và thần linh được người Cơtu phân thành
ba tầng: Tầng trời là thế giới của Yang tối cao, cai quản vạn vật;
Tầng đất là thế giới con người và Yang gắn với đời sống; Tầng dưới
đất là thế giới của ma quỷ, thần ác. Từ đó, người Cơtu đã hình thành
nên những cách ứng xử để duy trì mối quan hệ và sự cân bằng trong

cuộc sống. Trong đời sống tín ngưỡng Cơtu, dù diễn ra hình thức nào
thì trung tâm cũng là lễ hiến tế, và hiến tế con trâu là hành vi cúng tế
cao nhất; máu trâu trong lễ hiến sinh là thứ làm vui lòng thần linh.
Trong đó, cột Xơnur giúp tăng khả năng “kết nối” giữa con người
với Yang.
3.2. Cột Xơnur và vai trò nghi lễ hiến sinh trong đời sống tín
ngưỡng
3.2.1. Vai trò của Xơnur trong nghi lễ tế trâu đối với đời sống
tinh thần, tín ngưỡng
Vai trò của Xơnur trong nghi lễ hiến sinh gắn với sự đề cao trâu
tế, được người Cơtu xem như “người bạn tốt”, là “đứa con của dân
làng” thay mặt cộng đồng làm vật tế cho thần linh. Lễ hiến tế trâu là
“lễ kết giao bằng máu” giữa họ và thần linh, gắn liền với sự hưng
vong của cộng đồng. Vì vậy, Xơnur không dành cho những nghi lễ
hiến tế những con vật khác, là “công cụ” dâng cúng đặc biệt nhằm
“đổi lấy” những ước vọng tâm linh, giá trị tinh thần to lớn.


15
3.2.2. Vai trò của Xơnur trong nghi lễ tế trâu đối với đời sống vật
chất, xã hội
Trước hết, nó được phản ánh qua mục đích cụ thể, hướng đến các
giá trị vật chất hay quan hệ xã hội trong từng nghi lễ hiến sinh cầu
được mùa, cầu đoàn kết, cầu sức khỏe, cầu an lành,… Vai trò của
Xơnur trong nghi lễ tế trâu đối với đời sống vật chất, xã hội cũng
được phản ánh qua hệ thống chủ đề trang trí. Đặc biệt là sự xuất hiện
các motif liên quan đến cây lúa, cái ăn, nông cụ canh tác,… là những
ước vọng về sự ấm no, đủ đầy, và cúng chính là gốc rễ của sự ổn
định trong xã hội.
Trong vai trò trung tâm của nghi lễ, Xơnur tạo ra một không gian

xung quanh đề cao tính cộng đồng trong thực hành cầu cúng, diễn
xướng, ẩm thực, như là một điều kiện kết nối các mối quan hệ xã hội,
đầy lùi mọi tư tưởng cá nhân, mọi bất hoà, xung đột. Trong không
gian lễ tế, vai trò của Xơnur trở nên rõ ràng hơn về giá trị tâm linh và
vật chất qua trâu tế, qua giá trị cụ thể của lương thực và thực phẩm
dành cho cộng đồng. Ở người Cơtu, sau lễ tế, chia thịt trở thành một
tập tục quan trọng, củng cố tinh thần cộng đồng trách nhiệm và chia
sẻ quyền lợi.
3.2.3. Vai trò của Xơnur phản ánh qua lễ “Bhuôi hớt” và máu
vật tế trong nghi lễ hiến sinh
Trong đời sống tín ngưỡng của người Cơtu, có hai điều đáng chú
ý: các lễ nghi cúng tế luôn tuân thủ quy trình “cúng sống” (Bhuôi
hớt) và “cúng chín” (Bhuôi chin); khi cúng tế trâu mới làm Xơnur.
“Cúng sống” chính là cách thức “hiến sinh”, một nghi thức tồn tại
gắn với thời kỳ nguyên thủy, hiện còn rất ít cộng đồng duy trì. Từ
góc độ phổ quát, “cúng sống” hay “hiến sinh” liên quan đến máu của
vật tế. “Cúng sống” là sự đề cao máu vật tế liên quan đến nhận thức


16
và thực hành nghi lễ của người Cơtu, gắn với sự phân biệt rạch ròi
giữa máu tốt/sống và máu xấu/chết. Đối với người Cơtu, trâu là vật
tế quý nhất, do đó, khi “cúng sống” phải có cột tế Xơnur. Điều đặc
biệt này dành cho trâu tế khi “cúng sống” cho thấy vai trò quan trọng
của Xơnur trong nghi lễ hiến sinh.
3.3. Xơnur trong một số nghi lễ quan trọng tổ chức hiến sinh
trâu
3.3.1. Xơnur trong nghi lễ cúng mừng lúa mới
Lễ cúng lúa mới được tổ chức và chuẩn bị chu đáo, dành cho cây
lương thực quan trọng bậc nhất. Trong thời gian chuẩn bị, già làng

ưu tiên công việc trang trí Xơnur, vì nó sẽ là “linh hồn của lễ hội”.
Người Cơtu quan niệm, hình ảnh cột Xơnur đẹp ở giữa làng có ý
nghĩa tạo dựng niềm tin về năm mới no ấm. Chính vì vậy, tạo hình
Xơnur là hình tượng cây lúa nặng trĩu hạt, gắn với ước vọng về vụ
mùa bội thu.
3.3.2. Xơnur trong nghi lễ cúng “săn máu” thành công
Người Cơtu cho rằng, họ chỉ tiến hành “săn máu” khi mọi con vật
hiến tế không làm nguôi cơn giận dữ của thần linh, khi mà tai họa
liên tiếp ập xuống. Vì vậy, khi kết thúc cuộc “săn máu” thành công,
một lễ hội mừng chiến thắng sẽ được tiến hành ở trung tâm làng nơi
dựng Xơnur. Mở đầu cho nghi lễ hiến tế quanh Xơnur, bên cạnh trâu
tế có thêm ngọn giáo “săn máu” để dâng cúng Yang. Xơnur lúc này
chính là biểu tượng cho sức mạnh, sự đoàn kết, niềm hãnh diện của
người Cơtu.
3.3.3. Xơnur trong nghi lễ hòa giải, kết nghĩa
Lễ kết nghĩa được tổ chức khi giữa hai làng trải qua xung đột, hay
khi thấy cần duy trì sự đoàn kết lâu dài. Bởi tính chất quan trọng của
lễ hội và sự đề cao danh dự của làng mình, Xơnur được chú trọng tạo


17
hình trang trí đặc sắc. Như một sự tôn trọng đối với khách mời,
Xơnur lúc này chính là biểu tượng của sự đoàn kết.
3.3.4. Xơnur trong nghi lễ cúng nhà mồ mới
Sau một thời gian nhất định khi người thân qua đời, người Cơtu
sẽ tổ chức lễ bỏ mả và làm nhà mồ mới (Têng Ping). Lễ được tổ chức
dành cho những người “chết tốt”, để linh hồn siêu thoát trở thành
“hồn ma tốt”. Khác với một số nghi lễ, cột Xơnur được trang trí đẹp
nhất có thể, thì trong lễ bỏ mả chỉ tạo hình và trang trí đơn giản, mà
người Cơtu gọi là “cột buồn”, cũng được sử dụng trong đám ma. Sự

phân biệt “cột vui” và “cột buồn” phản ánh vai trò và những tính chất
khác nhau của Xơnur trong các nghi lễ tín ngưỡng của người Cơtu.
3.3.5. Xơnur trong nghi lễ khánh thành Gươl mới
Trong xã hội Cơtu truyền thống, Gươl giữ nhiều chức năng và vai
trò quan trọng, do đó lễ khánh thành Gươl là sự kiện lớn của cộng
đồng. Trong công đoạn chuẩn bị, chạm khắc và trang trí Xơnur luôn
thu hút sự đóng góp của những tay thợ tài ba. Xơnur sau khi hoàn
thành sẽ được chủ làng làm lễ cúng và dựng lên. Cột Xơnur dựng
trước Gươl trở thành một hình ảnh đặc trưng của ngôi làng Cơtu điển
hình. Sự hiện diện của Gươl với hình dáng bề thế, cùng với Xơnur là
biểu tượng cho sự ổn định và hùng mạnh của cộng đồng.
3.3.6. Xơnur trong nghi lễ đám cưới
Trong lễ cưới ở những gia đình giàu có, luôn tổ chức đâm trâu tế
thần để cầu mong những điều tốt đẹp và hạnh phúc, cũng như thể
hiện tiềm lực. Do vậy, ngoài chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho lễ
cưới, công việc tìm kiếm và điêu khắc trang trí Xơnur, chọn trâu tế
cũng được chú trọng không kém. Lễ cưới có tế trâu luôn được đề cao
vì tính chất quan trọng về tín ngưỡng lẫn vật chất, là niềm mong ước


18
của nhiều chàng trai Cơtu. Xơnur lúc này chính là biểu tượng sự giàu
có, hạnh phúc.
3.4. Một số trình diễn xung quanh cột Xơnur
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở các nghi lễ hiến tế: Xơnur luôn
đóng vai trò trung tâm, xung quanh diễn ra hoạt động “cúng trâu”,
“khóc trâu”, “đâm trâu”, “ăn trâu” và diễn xướng. Trong không gian
quanh Xơnur, mọi khoảng cách dường như bị xóa nhòa, mọi tâm
trạng kể cả hiềm khích thường ngày cũng biến mất, nhường chỗ cho
niềm vui.

Các trình diễn dân ca dân vũ quanh Xơnur là “ngôn ngữ” để con
người “giao tiếp” với thần linh. Đối với người Cơtu, “điệu múa
thiêng” Padil dơ dá, ngoài những giá trị về tinh thần và nghệ thuật,
chúng còn mang đến những ý nghĩa tín ngưỡng. Bởi chỉ được trình
diễn khi cúng tế trâu, “Padil dơ dá” là vũ điệu mang đậm dấu ấn
phong tục và nghi tiết thiêng liêng có nguồn gốc gắn với tục hiến
sinh cúng nữ thần lúa.
Trong những hoạt động xoay quanh Xơnur, ngoài điệu vũ lời ca
tiếng trống chiêng, còn sự góp mặt của các bộ trang phục, lễ phục
Cơtu tạo nên những gam màu sống động cho phần hội. Khác với
thường ngày, vào dịp lễ hội người Cơtu mặc lễ phục và trang sức như
một niềm hãnh diện và tôn trọng Yang.
Tiểu kết
Cột Xơnur có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tín
ngưỡng của người Cơtu. Đời sống tín ngưỡng Cơtu biểu hiện qua hệ
thống thần linh với quyền năng chi phối, hình thành nên phương thức
ứng xử của con người. Cột Xơnur có vai trò quan trọng gắn với các
nghi lễ hiến sinh trâu, là vật hiến tế bậc nhất trong những lễ hội quan


19
trọng và quy mô, gắn liền với sự hưng vong của cộng đồng Cơtu. Cột
Xơnur là trung tâm của các nghi lễ hiến, xung quanh diễn ra nhiều
hoạt động cúng tế, diễn xướng, lễ phục truyền thống, ẩm thực mang
đậm bản sắc Cơtu.
Chương 4
MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA CỘT XƠNUR
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - TÍN NGƯỠNG HIỆN NAY
4.1. Sự biến đổi trong đời sống xã hội Cơtu
4.1.1. Thực trạng biến đổi đời sống vật chất và tinh thần ở các

làng Cơtu
Trước bối cảnh phát triển, diện mạo làng Cơtu đã có sự vận động
và biến đổi cả về mọi mặt: Thành phần và sự phân bố dân cư; sự
chuyển biến cơ cấu ngành nghề sản xuất; sự thay đổi làng bản về cấu
trúc và không gian; sự thay đổi trong quan niệm và thực hành tín
ngưỡng,… Những sự thay đổi này đã tác động trực tiếp và gián tiếp
đến môi trường tồn tại của nghi lễ tín ngưỡng nói chung và cột
Xơnur nói riêng.
4.1.2. Các xu hướng biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội Cơtu
Xu hướng biến đổi ở các làng Cơtu hiện nay diễn ra bởi những
tác động từ bên ngoài qua các chủ trương, chính sách của nhà nước.
Bên cạnh đó, có xu hướng biến đổi tự thân từ quá trình giao lưu văn
hoá, cư trú xen cư. Những xu hướng này diễn ra chậm và không
đồng đều giữa các làng, các thế hệ người Cơtu, phản ánh tính
chuyển tiếp và chưa ổn định. Các xu hướng đó dẫn đến đặc điểm xã
hội Cơtu hiện nay là tình trạng “lưỡng văn hóa”: bên cạnh những
giá trị mang tính quốc gia cho sự hội nhập vẫn tồn tại các giá trị
thuộc về văn hóa tộc người.


20
4.1.3. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống
xã hội Cơtu
Sự biến đổi đời sống văn hóa – xã hội Cơtu chịu sự tác động của
nhân tố khách quan bên ngoài, từ hệ thống chính sách, dự án phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… và nhân tố chủ quan nội tại, từ chính
người dân với mong muốn thay đổi cuộc sống. Trong đó, sự tác động
tư bên ngoài chiếm ưu thế, mang đến những thay đổi lớn về cơ sở hạ
tầng, điều kiện kinh tế vật chất, đời sống tinh thần,… của chính sách
Định canh định cư, Xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng Nông

thôn mới,…
4.2. Sự biến đổi của cột Xơnur trong đời sống văn hóa - tín
ngưỡng
4.2.1. Những biến đổi trong nhận thức và quan niệm
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ, giao lưu thuận lợi, quan hệ xã
hội mở rộng, đã tác động đến nhận thức của người dân. Về nghi lễ
đâm trâu, những phản ánh từ bên ngoài cũng đã tác động đến nhận
thức một bộ phận người Cơtu và bản thân họ cũng đã tự nhận ra.
Minh chứng cho sự chuyển đổi này là một số địa phương đã vận
động dòng họ, gia đình từ bỏ đâm trâu. Cùng với đó, những thay đổi
trong quan niệm về vai trò cúng tế, giá trị tâm linh, dẫn đến xem nhẹ
“tính thiêng”, dễ dàng bỏ qua nghi lễ, dễ dàng chọn thời gian tổ
chức, trâu tế, và ít chú trọng đầu tư thời gian, công sức lựa chọn, chế
tác Xơnur.
4.2.2. Những biến đổi trong đời sống tạo hình và tín ngưỡng
Đời sống nghệ thuật tạo hình Cơtu vốn thiên về giá trị tâm linh
hơn là thẩm mỹ, thì nay đã xuất hiện nhiều tác phẩm được tạo ra đơn
thuần vì nhu cầu trang trí. Nhiều chủ đề điêu khắc, motif hoa văn


21
được tự do thể hiện mà không bị ràng buộc bởi tính thiêng hay cấm
kỵ. Xơnur không còn là “vật thiêng” độc quyền của nghi lễ hiến sinh,
mà còn được tạo ra trong hội thi điêu khắc, sản phẩm lưu niệm,…
Trong thực hành tín ngưỡng, cùng với quá trình “giải thiêng”, nghi lễ
cúng tế không còn là nhu cầu bức thiết, không còn “hở đâu cúng đó”;
sự giản lược về quy trình, lễ vật; mục đích, lý do tổ chức mới, sự
hiện diện của Xơnur sẽ mang ý nghĩa mới.
4.2.3. Sự biến đổi Xơnur trong quy trình tạo tác, bảo quản
Quá trình tạo tác Xơnur ghi nhận nhiều sự biến đổi. Về nguyên

liệu, việc chọn cây gỗ không được tuân thủ theo luật tục tuyệt đối mà
theo hướng thuận tiện cho khai thác, vận chuyển. Công cụ mới được
sử dụng với sự tiện lợi và năng suất, mang đến sự thay đổi kỹ thuật
và thời gian tạo tác Xơnur. Đội ngũ nghệ nhân chế tác ngày càng ít,
nên có hiện tượng “cậy nhờ” người làng khác làm giúp Xơnur. Hoa
văn trang trí cũng được thể hiện tự do, đưa vào chủ đề trang trí nhiều
hoa văn mới và gam màu mới. Sau lễ tế, hình thức bảo quản Xơnur
cũng khác nhau: hoặc để nguyên, hoặc đào lên đem đi cất giữ; một
số gia đình lại vứt bỏ bởi quan niệm “cột đòi trâu” nếu giữ lại.
4.2.4. Sự biến đổi Xơnur trong thực hành nghi lễ hiện nay
Sự thay đổi trong thực hành nghi lễ tác động đến hình thức và
nội dung của Xơnur. Đó là những thay đổi của lịch lễ hội vốn gắn
với chu kỳ canh tác mới, thời gian tổ chức còn phụ thuộc vào mục
đích, lý do và cấp độ, không gian và vị trí dựng cột khá tự do.
Trong tổ chức, ngoài một số lễ hội được duy trì đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng hay sinh hoạt cộng đồng (khánh thành Gươl, bỏ mả), một
số đã tự biến mất (lễ cúng “săn máu”), hoặc đang từ bỏ dần (lễ kết
nghĩa, chữa bệnh); một số lễ hội không nặng về tín ngưỡng, nghi


22
thức đâm trâu đã được cắt bỏ. Điều này đã ảnh hưởng tới cơ hội
hiện diện của Xơnur.
4.3. Nhận định về sự biến đổi và nhận thức về vấn đề bảo tồn
các giá trị của Xơnur trong bối cảnh hiện nay
4.3.1. Một vài nhận định về sự biến đổi của Xơnur
Trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay, Xơnur tất yếu
đã có những biến đổi cùng với sự thay đổi của môi trường tồn tại là
nghi lễ đâm trâu. Sự biến đổi Xơnur và môi trường tồn tại của nó
phản ánh nhiều hơn một sự biến đổi thông thường của các vật thể

hay sản phẩm văn hóa, tín ngưỡng. Những biến đổi Xơnur về mặt
tạo hình và ý nghĩa phản ánh thay đổi về quan niệm, nhận thức của
người Cơtu đối với vai trò của cột lễ. Hơn thế, nó kéo theo sự mai
một hệ quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan, phản ánh bản
sắc văn hóa tộc người.
4.3.2. Những giá trị mỹ thuật và tín ngưỡng của Xơnur được
lưu giữ
Bên cạnh sự biến đổi, ta vẫn nhận thấy nhiều yếu tố Xơnur được
duy trì, nhiều giá trị được bảo lưu. Xơnur là một loại hình điêu khắc
có cấu trúc và bố cục trang trí ít thay đổi, vai trò và giá trị Xơnur
được duy trì như một đặc điểm nhận diện làng Cơtu; là “linh hồn”
của mọi lễ hội; là biểu tượng văn hóa Cơtu. Hơn thế, ý nghĩa biểu
tượng của Xơnur vẫn được chuyển tải và nhận biết qua các nghi lễ
hiến sinh gắn với mục đích cụ thể của lễ lúa mới, lễ bỏ mả, lễ khánh
thành Gươl, lễ cưới,…
4.3.3. Những sức sống mới của Xơnur
Những sức sống mới của Xơnur được biểu hiện qua các hình thức
trong đời sống như: mẫu vật trang trí, đồ lưu niệm, sản phẩm hội thi,


23
hình tượng cách điệu, áp pích tuyên truyền,… Đặc biệt, gần đây
Xơnur được sử dụng làm biểu tượng trang trí phản ánh và nhận diện
dân tộc mình, càng chứng minh rằng ý nghĩa biểu tượng của Xơnur
vẫn còn. Sức sống của Xơnur được tiếp sức, trao truyền qua những
hoạt động cộng đồng, những cuộc thi sáng tác nhằm tìm kiếm những
tác phẩm điêu khắc đẹp, những nhà điêu khắc giỏi, tâm huyết.
4.3.4. Bảo tồn và phát huy các giá trị tạo hình và ý nghĩa biểu
tượng của Xơnur trong bối cảnh hiện nay
Vấn đề bảo tồn Xơnur phụ thuộc lớn vào môi trường tồn tại của

nó là lễ hội đâm trâu, mà hiện nay có hai luồng ý kiến trái ngược
nhau là nên duy trì hay cấm bỏ. Việc bảo tồn Xơnur phải gắn với lễ
hội đâm trâu, dù dưới hình thức cấp độ nào thì vẫn là môi trường tốt
nhất. Mặt khác, cần có giải pháp bảo tồn Xơnur trong những môi
trường khác. Đó là môi trường nghệ thuật, cuộc thi điêu khắc, triển
lãm tạo hình,… vừa tạo cơ hội cho các nghệ nhân Cơtu thể hiện tay
nghề, vừa nâng cao ý thức lưu giữ truyền thống. Đồng thời, tiến hành
nghiên cứu chuyên sâu tạo hệ thống dữ liệu về Xơnur; truyền dạy,
quảng bá nghệ thuật tạo hình Cơtu; Phát động phong trào “mỗi làng
một Xơnur” tạo môi trường bảo tồn trong đời sống cộng đồng.
Tiểu kết
Sự biến đổi của Xơnur phản ánh xu hướng tất yếu trong bối
cảnh chuyển biến xã hội dưới tác động của các chính sách lớn nhà
nước và bản thân người dân hiện nay. Những biến đổi trong đời
sống nghệ thuật tạo hình và tín ngưỡng cũng đã tác động đến sự
Xơnur về hình thức, kỹ thuật tạo tác và ý nghĩa, phản ánh những
chuyển biến đổi trong nhận thức, quan niệm của người Cơtu. Trên
cơ sở đánh giá tính chất và mức độ biến đổi, cũng như nhìn nhận


×